Mật tông - Kệ Tán Thán Thuyết Duyên Khởi.

 

.

 


Kệ Tán Thán Thuyết Duyên Khởi
của Tổ Tông Cáp Ba[1]

Tsongkhapa's Praise on Dependent Origination

(Tendrel Todpa Zhug So)

 Bản dịch Anh ngữ  Geshe Thupten Jinpa
Bản dịch Việt ngữ Diệu Hạnh Giao Trinh và Chân Giác Sonam Nyima

 

1

Ngài là đấng đã thuyết, Trên căn bản tri kiến

Điều đó đưa ngài thành, Bậc trí tuệ Tôn Sư,

Bậc biện tài vô song, Con xin đảnh lễ ngài, Bậc Chiến Thắng, Ngài đã,

Tri kiến thuyết duyên khởi, Và đã giảng dạy thuyết này.

 

2

Bất cứ những suy đồi, Có ở trong thế gian,

Gốc rễ của tất cả, Đều đến từ vô minh,

Ngài đã giảng dậy rằng, Đó là thuyết duyên khởi,

Khi chứng ngộ thuyết này, Là tiêu trừ vô minh.

 

3

Làm sao mà nguời trí,

Lại có thể chẳng hiểu,

Con đường đạo duyên khởi,

Chính là điểm tinh tuý, Giáo lý ngài giảng dạy  ?

 

4

Và vì là như thế, Ôi, thưa Đức Độ Sinh,

Ai người có thể tìm, Câu tán thán diệu kỳ

Hơn là [tán thán  Ngài], Đã dậy rằng sinh khởi

Vốn tùy thuộc nhân duyên.

 

5

“Chúng nhân duyên sinh pháp,

Ngã thuyết tức thị không.”

Còn có giáo lý nào, Vô song và kỳ diệu

Hơn được cả hai câu, Đã tuyên thuyết ở trên ?

 

6

Kẻ vô minh chấp đó,

Kết sử thêm biên kiến,

Nhưng kẻ trí thấy ngay, Đây chính là cửa ngõ,

Thoát khỏi lưới biến kế.

 

7

Bởi vì giáo pháp này, Chẳng thể thấy nơi khác

Ngài, duy nhất, xứng đáng, Gọi là vị Tôn Sư;

Như chồn mà gọi là, Sư tử, với Ngoại đạo

Thì đó là nịnh hót.

 

8

Bậc tôn sư kỳ diệu ! Nơi quy y kỳ diệu !

Bậc biện tài kỳ diệu ! Bậc độ sinh kỳ diệu !

Con đảnh lễ tôn sư, Ngài đã khéo tuyên thuyết

Lý duyên khởi nhiệm mầu.

 

9

Để cứu lành chúng sinh

Ân Sư, ngài đã dạy

Những lý luận vô song

Để xác quyết Tánh Không, Là yếu chỉ Thánh Pháp

 

10

Những người nào nhận thấy

Con đường duyên khởi này

Là nghịch lý, hư vọng

Thì làm sao hiểu được, Hệ giáo lý của ngài ?

 

11

Ngài đã khai thị rằng, Ai chứng được tánh Không

Theo nghĩa lý duyên khởi, Thì sẽ thấy rõ ràng :

Điều không có tự tánh, Và tính cách năng tác ,

Cả hai không mâu thuẫn.

 

12

Nếu ai thấy ngược lại

Chẳng thể có năng tác, ở bên trong Tánh Không,

Năng tác cũng không mang, bản chất của Tánh Không,

Ngài dạy rằng người ấy, Rơi xuống vực hiểm sâu.

 

13

Nên trong giáo pháp ngài

Người chứng lý duyên khởi, Được ca ngợi tán thán

Nhưng ngay cả lý này, Cũng chẳng phải nói là, Tất cả không hiện hũu

Mà cũng chẳng phải là, Tất cả có tự tánh.

 

14

Cái chẳng do duyên sinh, Như hoa đốm hư không

Nên chẳng có cái gì, Mà không do duyên khởi

Nếu vật gì hiện hữu, Do chính tự tánh mình, Lại cần nhờ nhân duyên

Để có thể hiện hữu, Thì điều này nghịch lý.

 

15

Vì không có pháp nào, Lại có thể hiện hữu

Ngoại trừ khởi tùy duyên

Nên không có pháp nào, Hiện hữu khác ra ngoài

Bản thể vô tự tánh, Đó là điều ngài dạy.

 

16

Vì tự tánh cố định, Nên không thể hủy diệt

Nếu pháp có tự tánh, Chẳng thể đạt Niết Bàn

Các phiền não biến kế, Chẳng thể nào diệt được

Đó là điều ngài dạy.

 

17

Vì thế ai có thể, Tranh biện nổi với Ngài

Khi Ngài thuyết nhiều lần, Bằng tiếng sư tử hống

Trong pháp hội hữu học:

Rằng tất cả các pháp, Đều không có tự tánh ?

 

18

Không hề có tự tánh, Và nhất thiết chư pháp,

Năng tác theo nguyên lý: "Cái này khởi thành có, Vì duyên theo cái kia"

Cần gì phải nói thêm, Hai giáo lý nói trên

Đồng quy về một nghĩa, Và không có mâu thuẫn.

 

19

“Nhờ hiểu rõ duyên khởi,

Nên không kẹt biên kiến;”

Ngài tuyên thuyết như thế, Thật ưu việt tối thắng

Đấng Độ Sinh, Ngài là, Bậc biện tài vô song.

 

20

“Chư pháp vô tự tánh”

“Nhân này duyên quả kia”

Hai khẳng định như trên, Bổ túc lẫn cho nhau

Mà không hề mâu thuẫn.

 

21

Còn gì kỳ diệu hơn ?

Còn gì thù thắng hơn ?

Tán thán Ngài như thế

Mới đúng nghĩa tán thán, Ngoài ra không đúng cách.

 

22

Những người bị nô lệ, Vì vô minh ràng buộc

Mãnh liệt chống đối Ngài

Có gì đáng ngạc nhiên

Khi họ không nghe nổi, Diệu âm "vô tự tánh".

 

23

Nhưng khi đã nhận hiểu, Lý duyên khởi vô thượng

Từ kim khẩu của ngài

Mà vẫn không chịu nổi, Âm thanh sư tử hống

Của nguyên lý Tánh Không - Thì quả là quái dị!

 

24

Cửa vào vô tự tánh,

[Cửa] duyên khởi vô song,

Nếu chỉ qua danh tự, Mà chấp trong tự tánh,

Thì chính người đó đã

 

25

Làm mất cánh cửa vào, Đạo tối thượng thù thắng,

Mà Chư Tôn khéo dùng.

Biết lấy phương tiện nào, Để dẫn dắt kẻ ấy

Đi vào tối thượng đạo, Để làm vui lòng Ngài ?

 

26

Một bên là tự tánh, Tự sinh, phi duyên khởi

Còn bên này duyên khởi, Giả hợp và duyên sanh –

Hai bên chẳng thể nào, Hội tụ trên căn bản

Mà không có mâu thuẫn ?

 

27

Những gì do duyên khởi,

Dù bổn vô tự tánh,

Mà dường như là có, [Tự tánh của chính nó];

Do đó Ngài đã giảng, Nhất thiết pháp như huyễn.

 

28

Do chính sự kiện ấy, Hiểu rõ lời tuyên sau:

Qua giáo lý Ngài dậy

Kẻ vấn nạn, thách thức

Chẳng thể nào tìm ra, Sai lầm nào hợp lý.

 

29

 

Tại sao lại như thế ? Vì khi tuyên bố vậy

Cơ hội tô đẹp hơn, Hay là bôi xấu đi

Đối với các sự vật, Thấy, hay không thấy được

Đều xa lìa tâm thức.

 

30

Bằng chính đạo duyên khởi,

Lời lý luận của ngài, Thật biện tài vô ngại,

Đệ tử khởi tín tâm

[Cũng] tin những điều khác, Ngài dậy đều hữu lý.

 

31

Ngài thuyết pháp thù thắng, Nhờ tri kiến sự vật,

Y như vậy chẳng khác, Chư vị theo chân Ngài,

Xa lìa mọi thoái hoá;

Vì sẽ nhổ hết cả, Mọi gốc rễ sai lầm.

 

32

Còn những kẻ bội nghịch, Giáo pháp Ngài giảng dậy,

Cho dù cố hành trì, Khổ hạnh qua ngày tháng,

Sai lầm càng tăng trưởng, Như được  triệu thỉnh thêm;

Bởi vì họ kiên cố, Trong tà kiến chấp ngã.

 

33

Chính thế! Khi người trí, Thấu triệt sự khác biệt

Giữa hai điều nói trên, Làm sao họ lại chẳng

Ngay đó đối với Ngài, Tỏ hết lòng tôn kính

Sâu thẳm từ thân tâm ?

 

34

Chưa kể còn bao nhiêu, Giáo pháp đến từ Ngài,

Dẫu chỉ một phần nhỏ,

Người nhanh chóng tin hiểu,

Cũng sẽ đạt từ đó, Tâm hỷ lạc tối thượng.

 

35

Than ôi ! Tâm thức này, Thua bại trước vô minh;

Dù đã tìm quy y, Qua một thời gian dài,

Vào một đấng tối thượng,

Mà vẫn chưa có được. Một phần đức hạnh Ngài.

 

36

Dù sao, trước khi dứt

Dòng đời đang trôi dạt, Dần dần đến cái chết

Đệ tử đã phát khởi, Chút tín tâm nơi Ngài -

Dẫu chút ít đó thôi, Cũng đã là phúc đức.

 

37

Sư của các đạo sư, Là bậc sư duyên khởi

Trí của các trí tuệ, Là trí tuệ duyên khởi -

Ngài, chẳng phải ai khác, Là đấng tối thượng nhất,

Như các vua thế gian, Biết chắc rõ như thế.

 

38

Những điều Ngài đã dậy

Đi theo đường duyên khởi;

Cũng để đạt Niết Bàn;

Ngài chẳng làm hạnh nào, Không mang lại tịch tĩnh.

 

39

Ôi ! Giáo pháp của Ngài,

Bất cứ ai nghe được

Đều đạt đến tịch tĩnh; Bởi thế chẳng ai lại

Không được tôn kính khi, Bảo trì giáo pháp Ngài ?

 

40

Giáo pháp đã chiến thắng, Mọi thách thức đối nghịch;

Thoát lìa mọi phi lý, Từ đầu đến sau cùng;

Ban cho các chúng sinh, Thành tựu hai mục đích –

Với hệ giáo lý này, Đệ tử thêm hoan hỷ.

 

41

Vì lợi ích chúng sinh, Ngài đã từng ban phát

Nhiều lần trong quá khứ, Qua vô lượng đại kiếp,

Khi thì cho thân Ngài, Khi thì cho mạng sống,

Và cho cả người thân, Cùng tài sản của cải.

 

42

Thấy giá trị giáo pháp

Khởi [mạnh] từ tim Ngài,

Như lưỡi câu mồi cá;

Thật đáng buồn nếu như, Không được nghe Ngài dậy.

 

43

Lực của nỗi buồn ấy

Khôn nguôi nơi tâm này,

Giống như tâm người mẹ

[Luôn] nghĩ đến con yêu.

 

44-45

Suy tư về lời Ngài, Đệ tử cũng khởi nghĩ,

"Tướng quý ngời chiếu sáng, Trong muôn ánh hào quang

Tôn sư như linh thánh, Đã thuyết bằng âm điệu

Du dương và thuần khiết"

Ngay khi nghĩ như thế, Về thân đấng Hìền Trí

Thì tâm của đệ tử, Được xoa dịu như là

Ánh trăng mát chữa lành, Khổ đau của bệnh sốt.

 

46

Hệ giáo pháp vô song, Đệ nhất thù thắng pháp

Những người chưa có trí,

Lúng túng và hỗn loạn

Như vướng trong cỏ rối.[2]

 

47

Thấy tình thế như vậy,

Đệ tử đã tinh tấn

Với muôn vàn cố gắng, Đi theo bậc hữu học

Để tìm hiểu ý Ngài, Nhiều lần thêm hơn nữa.

 

48

Lúc đó, đệ tử học, Qua nhiều các trước tác

Của cả hai trường phái, Đạo Phật và Ngoại đạo,

Tâm trí chỉ càng thêm, Liên tục thống khổ trong

Mạng lưới của nghi ngờ.

 

49

Luận của Tổ Long Thọ[3],

Như rừng huệ trong đêm -

Ngài thọ ký Long Thọ, Làm rạng tối thượng thừa

Lià xa hai biên kiến, Chấp thường và chấp đoạn -

 

 

50

Tràng hoa ánh bạch quang, Toả rạng sự chứng ngộ

Toàn vẹn Tổ Nguyệt Xứng[4], Với trí tuệ vô nhiễm

Đã viên mãn tròn đầy,

Và tự tại bay lượn, Trong bầu trời kinh điển.

 

51

Xua tan ánh đêm đen, Của các tâm biên kiến

Và sáng chói hơn các, Tinh tú luận sư giả –

Khi thấy được điều đó, Nhờ tôn sư từ bi,

Cuối cùng, tâm đệ tử, Đã tìm thấy an hoà.

 

52

Trong tất cả công hạnh, Giáo pháp [lời giảng] Ngài ,

Là điều tối thượng nhất;

Cũng vậy, trong giáo pháp, Duyên khởi là đệ nhất;

Người trí phải thường hằng, Tưởng niệm đến Đức Phật

[Qua giáo lý Duyên khởi].

 

53

Theo chân bậc Tôn Sư, Con xả ly thế gian

Học kỹ theo giáo pháp, Lời dạy đấng Chiến Thắng,

Tỳ kheo hành du già, Tinh tiến để bày tỏ

Lòng tôn kính [sâu xa], Với bậc Đại Chánh Tri !

 

54

Nhờ Tôn Sư từ bi

Đệ tử duyên học pháp, Với Tôn Sư vô tỷ,

Xin hồi hướng công đức, Tạo nhân cho chúng sinh

Được trợ duyên bởi các, Đấng Đạo Sư tối thượng.

 

55

Đến tận cùng thế giới, Nguyện xin cho giáo pháp    

Đấng Lợi Lạc Chúng Sinh, Kiên cố, không lay chuyển

Bởi các gió ác kiến. Và nguyện cho mãi mãi, Đầy người khởi tín tâm, Hiểu chân thể giáo pháp, Từ nơi Đấng Tôn Sư.

 

56                                                                      

Nguyện sinh sinh thế thế, Dẫu phải xả thân mạng

Cũng nguyện không sờn lòng, Dù trong một khoảnh khắc               

Bảo tồn tối thượng đạo, Rạng ngời lý duyên khởi

Của chư tổ thánh hiền.

 

57

Xin nguyện cho đệ tử, Suốt cả ngày lẫn đêm

Nghĩ suy kỹ như sau, “Bằng cách nào tuyên dương

Giáo pháp thành tựu bởi, Đấng cứu độ vô thượng

Đã tinh tấn hành trì, Qua vô lượng đại kiếp ?“

 

58

Do đệ tử cố gắng, Trì nguyện thanh tịnh này

Xin chư vị Phạm Thiên, Đế Thích và hộ thần

Của cõi thế gian này, Và chư hộ pháp như

Đại Hắc luôn hộ trì, Vĩnh viễn không thay đổi.

 

 

Dịch từ văn bản Anh ngữ của Geshe Thupten Jinpa. Bản dịch này đã được hoàn thành để sửa soạn cho pháp hội thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong tháng 04, 2007. Pháp hội này được tổ chức bởi Trung Tâm Kim Cang Thừa Guyto (Gyuto Vajrayana Center), tại San Jose, California, USA.

© Geshe Thupten Jinpa (bản anh ngữ)

© Giao Trinh Diệu Hạnh & Chân Giác Sonam Nyima (bản việt ngữ)

 

 



[1] Tổ Tông Cáp Ba, Tạng ngữ: Tsongkhapa (1357-1419)

[2] (cỏ rối: gốc Phạn ngữ là balbaza, )

[3] Nāgārjuna (Tạng ngữ là klu sgrub, 150-250AD)

[4] Tổ Nguyệt Xứng, Phạn ngữ Candrakirti, Tạng ngữ Dawa Drakpa (600-650).

 

 

 

---o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Cập nhật: 01-03-2007

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

рикна An cu 栃木県寺院数 Ngừng thở khi ngủ ảnh hưởng xấu 五痛五燒意思 Ba tôi và thiền khán thoại đầu Trung 佛教与佛教中国化 giû ղ お寺との付き合い 檀家 藏红色 giao 履职总结 ä½ æ å 罪 Phật giáo truyê n 心灵法门 å æžœå žå¾ PhÃƒÆ 关于文化的名人名言 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 Dà 錫杖 Thêm chuyện å ä œå åˆ 禅の旋 把弯路走直的人是聪明的作文 今辛一发心已后须学学业处之因相 描写家乡的桥的句子 đức phật và sự đóng góp của ngài cho Mật tông أبا درج 村上市お墓 姤卦 cầu trời có được gì đâu 创意作文续写嫦娥奔月 xa thầy æ 土å Người làm ngành nghề nào có khả thanh chua thanh ha 七佛灭罪真言全文念诵 åœ å æ³ 萬分感謝師父 阿彌陀佛 ngoi chua quan trong bac nhat thai lan Ä á æµæŸçåŒçŽ