Mật tông - Phật Giáo Mật Tông Thế Giới

 

.

 

PHẬT GIÁO MẬT TÔNG THẾ GIỚI

ĐÀN PHÁP TÔNG TÂM MẬT ĐÀ LA NI

 

 

NGHI THỨC BÍ YẾU HÀNH TRÌ MẬT PHÁP

DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG PHẬT

 Phật lịch 2546

 

 

 

PHẬT GIÁO MẬT TÔNG THẾ GIỚI

ĐÀN PHÁP TÔNG TÂMMẬT ĐÀ-LA-NI

 

PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ MẬT PHÁP

ĐỨC DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG PHẬT 

TỔNG LƯỢC

1.     PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP YẾU LƯỢC ĐÀN TRÀNG THEO TAM CẤP

2.     PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP CÁC NGHI LỄ CHO MẬT GIẢ

3.     PHƯƠNG PHÁP TỊNH HOÁ VÀ HÀNH TRÌ

***

A. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP YẾU LƯỢC ĐÀN TRÀNG THEO TAM CẤP CỦA ĐÀN PHÁP:

          * Thiết lập một MANDALA của PHẬT DƯỢC SƯ và an lập ngay giữa Đàn hoặc sau một tượng PHẬT DƯỢC SƯ và MANDALA được nâng cao lên khỏi đầu tượng.

            * Thiết lập bảy tượng Như Lai theo danh hiệu, hoặc bảy tượng PHẬT DƯỢC SƯ, và có thể ngoài việc thiết lập một tượng PHẬT DƯỢC SƯ làm Bổn Tôn thì chúng ta an lập thêm các vị PHẬT và chư Bồ Tát như: THÍCH CA MÂU NI PHẬT, VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT, KIM CANG THỦ, QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT, DI LẶC BỒ TÁT, CHUẨN ĐỀ PHẬT MẪU và thêm mười hai Đại Tướng Dược Xoa, nếu không có tượng thì có thể dùng hình hoặc chữ, Tứ Hộ Pháp Thiên Vương.

 

HÌNH ĐÀN TRÀNG (MANDALA)

DƯỢC SƯ PHẬT

 

DƯỢC SƯ PHẬT                                           PHẬT THÍCH CA

******* (7 đèn cầy màu xanh)             *******(7đèn cầy màu xanh)

                                                                        MANDALA DƯỢC SƯ PHẬT

 

VĂN THÙ SƯ LỢI                                         KIM CANG THỦ

******* (7 đèn cầy màu xanh)             *******(7đèn cầy màu xanh)

 

ĐỨC DI LẶC              CHUẨN ĐỀ PHẬT MẪU                   QUAN ÂM

*******                                  *******                                  *******

(7đèn cầy xanh)            (7 đèn cầy xanh)                                   (7 đèn cầy xanh)

 

12 đại tướng Dược xoa                         * Vật thực tinh khiết và thuốc

 

  • Bông màu xanh
  • Hộ Pháp Đông trì quốc             * Hộ pháp Nam Tăng Trưởng Đại Thiên
  • Đại thiên vương màu trắng (cầm tỳ bà)

Vương màu xanh (cầm kiếm)

* Hộ pháp Tây Quảng Mục                 

                                                                        * Hộ pháp Bắc Đa Văn Đại Thiên Vương

Đại Thiên Vương màu hồng (cầm dây quyến sách) màu xanh (cầm giáo)

* TỨ HỘ PHÁP ĐỀU QUAY MẶT VÀO TRONG ĐỂ HẦU ĐÀN

********(8 ly nước hay nước hoa hồng)

***(lư cắm hoa)

* PHƯỚNG: 7 phướng cúng dường treo chung quanh đàn tràng.

* VẬT THỰC: các đồ ăn tinh khiết, các loại thuốc dược thảo như: QUẾ TÂM, SANH ĐỊA HAY THỤC ĐỊA, HUỲNH TINH, THIÊN MÔN, LONG NHÃN, TÁO, CÂU KỶ, CAM THẢO… Các loại thuốc TÂY mà người đang dùng để chữa bệnh đều được để lên bàn thờ để xin gia trì.

*ĐỒ HƯƠNG: TRẦM HƯƠNG, BẠCH ĐÀN HƯƠNG, UẤT KIM HƯƠNG, SẠ HƯƠNG, LONG NẢO HƯƠNG.

 

B. CÁC TỐI YẾU CHO MẬT GIẢ TU TẬP

* DÂY: Dây màu xanh, dùng để thắt 49 gút. Dây ngủ sắc, dùng để thắt 12 gút (12 Đại tướng Dược Xoa hộ trì người tu mật pháp của DƯỢC SƯ). Trong thời gian hành trì Mật Giả đọc một câu chú và thắt một gút.

* Y PHỤC: Vàng lam và tuỳ theo hoàn cảnh, nhưng phải quấn khăn choàng cổ hay KATA màu xanh để thích hợp với màu ngọc biết của Ngài DƯỢC SƯ PHẬT.

* Tắm rữa, và y phục sạch sẽ, trong tâm không còn nghỉ đến tất cả chuyện vật dục của thế gian, giữ tâm thanh tịnh.

* Người cư sĩ giữ được 8 giới thì tốt. (Không giữ giới được thì phải tuyệt đối ăn chay)

* Thiết lập Đàn tràng vào ngày mùng 8 âm lịch để hành trì là tốt nhất.

* Thuộc và nhớ các ấn, chú căn bản trước để hành trì dễ dàng.

(Nếu hoàn cảnh và khả năng, phương tiện không cho phép Mật Giả thiết lập được Đàn Tràng thì Mật Giả chỉ cần một tượng DƯỢC SƯ, HÌNH hay MỘT MANDALA là đủ và MẬT GIẢ cũng có thể dùng TÂM để quán tưởng thành lập Đàn Tràng, tất cả đều có thể thành tựu như nhau.)

 

C. PHƯƠNG PHÁP TỊNH HOÁ VÀ HÀNH TRÌ MẬT PHÁP DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG PHẬT:

 

* PHÁP LỄ ĐIỀU THÂN:  Hít thở vô, ra 21 lần (Mật Giả ngồi tại chỗ đưa cằm sát ngực hít vô bằng mũi từ từ và đầu nghiên ra phía sau cổ cho đến khi không được nữa thì thở ra bằng miệng từ từ và trở về lúc ban đầu).

            1/ PHÁP LỄ TẨY TỊNH: Dùng trầm bột, các loại hương, dầu thơm nhẹ xoa vào tay hay đốt lên xông vào 2 tay. (Gõ chuông 3 lần để nhập đàn). Mật Giả dùng 1 ly nước lọc, 1 nhánh bông và tâm đặt vào ly nước trì 21 câu chú: (Người trợ đàn gõ chuông tingsha nhiều lần trong thời gian này theo câu thần chú)

 

OM RAM

            Dùng nhánh bông rẫy nước 8 phương trên, sau đó rẫy 8 phương dưới. (Trong thời gian tẩy tịnh này trong tâm hoặc khẩu luôn quán tưởng Ngài VĂN THÙ SƯ LỢI và trì câu thần chú trên).

 

            2/ PHÁP LỄ TỊNH TAM NGHIỆP: (Gõ chuông một lần)

Mật Giả hai tay chấp lại, mắt nhìn lên chuông tượng, thành tâm trì chơn ngôn:

 

OM SOABAVA SUTĐA SAVA ĐAMA SOABAVA SUTĐÔ HAM

(Lạy 3 lần, gõ chuông tingsha 1 lần mỗi lần lạy)

 

            3/ PHÁP LỄ TÁN HƯƠNG: (Gõ chuông 1 lần)

Mật Hành giả 2 tay cầm hương quỳ trước đàn tràng tâm đọc bài tán hương:

 

HƯƠNG TÂM XÔNG NGÁT KHẮP MƯỜI PHƯƠNG

ĐỆ TỬ CHÚNG CON QUÁN PHÁP VÔ THƯỜNG.

QUÁN TÂM VÔ NGÃ NƯƠNG VỀ PHẬT XỨ,

DIỆU THAY DƯỢC SƯ PHẬT NHŨ LÒNG THƯƠNG

LÒNG TRẦN CHÚNG CON QUYẾT CHẲNG VẤN VƯƠNG,

CÚNG DƯỜNG TÂM, XIN CHƯ PHẬT RÕ TƯỜNG.

QUAY VỀ CHÁNH ĐẠO, ĐƯỜNG GIẢI THOÁT,

LƯU LY QUANG PHẬT, CHÚNG CON XIN ĐƯỢC CHỨNG HƯƠNG

NAM MÔ HƯƠNG VÂN CÁI BỒ-TÁT-MA-HA-TÁT

(niệm 2 lần, lạy 3 lạy và gõ 3 lần chuông tingsha)

 

            4/ PHÁP LỄ TRIỆU THỈNH THẤT PHẬT DANH HIỆU:

(mỗi danh hiệu PHẬT lạy 1 lạy và gõ chuông một lần chuông tingsha).

* Kết Ấn Căn Bản: hai bàn tay lật ngữa ra 8 ngón kết lại xõ tréo vào nhau và khép tay lại, để hở ở 2 cổ tay ra khoảng mười phân, 2 ngón cái dựng đứng đưa qua lại và để trước ngực. Khi bắt đầu lạy đưa tay lên trán, đưa xuống yết hầu và nơi giữa ngực rồi lạy xuống.

 

1-     NAM MÔ VÔ THẮNG TỊNH ĐỘ THIỆN DANH XƯNG CÁT-TƯỜNG VƯƠNG NHƯ-LAI

2-     NAM MÔ DIỆU BỬU NGUYỆT TRÍ NGHIÊM QUANG ÂM TỰ TẠI VƯƠNG NHƯ-LAI

3-     NAM MÔ VIÊN MÃN HƯƠNG TÍCH TỊNH ĐỘ KIM SẮC BỬU QUANG DIỆU HẠNH THÀNH TỰU NHƯ-LAI

4-     NAM MÔ VÔ ƯU TỐI THẮNG CÁT TƯỜNG NHƯ-LAI

5-     NAM MÔ PHÁP TRÀNG TỊNH ĐỘ PHÁP HẢI LÔI ÂM NHƯ-LAI

6-     NAM MÔ THIÊN TRỤ PHÁP HẢI THẮNG HUỆ DU HÝ THẦN THÔNG NHƯ-LAI

7-     NAM MÔ TỊNH LƯU LY TỊNH ĐỘ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ-LAI.

 

 

            * TRIỆU THỈNH 12 ĐẠI TƯỚNG DƯỢC XOA: (Gõ 1 lần chuông, kết ấn căn bản như trên, trì chơn ngôn và chư danh hiệu 1 lần sau đó gõ chuông tingsha).

 

            OM CU-VAI-RA SOA-HA.

            OM KUM-BI-RA. VA-CHA-RA. MÊ-HI-RA. AN-ĐI-RA

            MA-CHI-RA. SAN-ĐI-RA. IN-DRA. PA-CHA-RA

            MA-KU-RA. SIN-ĐU-RA. CA-TU-RA. VI-KA-RA-LA

 

            5/ CÚNG DƯỜNG MANDALA:

(kết ấn cúng dường, lật giữa 2 bàn tay ra, xỏ tréo ngón út tay mặt vào trong kẻ của ngón áp út và út của tay trái và các ngón còn lại cũng xỏ xen kẻ như vậy, khi 2 ngón tay trỏ chạm đầu nhau thì dùng 2 ngón trỏ này đè 2 đầu của 2 ngón giữa xuống, kế dựng 2 ngón đeo nhẫn đâu lưng vào nhau đứng thẳng lên và sau cùng dùng 2 ngón cái đè 2 đầu ngón út xuống, sau khi kết xong đưa ấn này lên giữa tâm đọc bài cúng dường sau đó đưa lên trước trán rồi tán ấn 2 tay buông ra trên đầu). (gõ một lần chuông).

            HOA, HƯƠNG RẢI TỊNH THỔ, NÚI TU-DI Ở GIỮA, BỐN CHÂU BAO BÊN NGOÀI, CÓ NHẬT NGUYỆT SÁNG SOI, LÀ CÕI PHẬT THANH TỊNH, CON NAY XIN CÚNG DÂNG, CẦU MỌI BẰNG HỮU TÌNH CHÚNG, VUI HƯỞNG CHỐN LẠC BANG. NỘI-NGOẠI MẬT CÚNG DƯỜNG, CHƯ LA-MA TAM THÂN, CHÍ THÀNH CON KÍNH LỄ, CẦU CHÁNH GIÁC ĐẮC THÀNH, ĐƯỢC BAO NHIÊU CÔNG ĐỨC, DO LỂ BÁI CÚNG DƯỜNG, SÁM HỐI VÀ HOAN HỶ, CUNG THỈNH VÀ NGUYỆN HƯƠNG, CON THÀNH TÂM HỒI HƯỚNG VÀ KÍNH DÂNG ĐÀN TRÀNG LÊN ĐẠO SƯ TÔN QUÍ, CẦU MỌI LOÀI GIÁC NGỘ.

            I ĐAM GU-RU RÁT-NA MAN-ĐÀ-LA KEM NI-RY-A TA-YA-MI.

 

 

            6/ QUI Y, SÁM HỐI VÀ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM: (gõ 1 lần chuông, 2 tay chắp lại)

  • NA-MO  GU-RU-BÊ  NA-MO  GU-RU  BE-KAN-DE  NA-MO  DAT-MA-YA NA-MO  SAN-GA-YA
  • OM  NA-MO  BA-GA-VA-TE  BE-KAN-DE  GU-RU  VAI-TU-RY-A  PRA-BA RA-YA-CHA  TA-THA-GA-TA-YA  A-HA-TE  SAM-YAT-SAM  BU-DA-DA TA-YA-THA:  OM  BE-KAN-DE  BE-KAN-DE  MA-HA  BE-KAN-DE  RA-CHA SA-MU  GAT-TE  SOA HA
  • CHÚNG CON (CON) TÊN LÀ……….THÀNH TÂM HƯỚNG VỀ ĐỨC DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG PHẬT, MƯỜI PHƯƠNG ĐẠO SƯ, và CỘNG ĐỒNG THÁNH CHÚNG CỦA NGÀI HỘ TRÌ CHO CHÚNG CON (CON) ĐƯỢC TIÊU TRỪ CÁC NGHIỆP CHƯỚNG XẤU ÁC ĐÃ GÂY RA TỪ BAO ĐỜI KIẾP XƯA. NAY CHÚNG CON (CON) XIN ĐƯỢC QUI Y VÀ PHÁT LÒNG BỔ ĐỀ XIN ĐƯỢC TU THEO HẠNH CHƠN NGÔN CỦA NGÀI VÀ ĐƯỢC HIỆN THỜI NHIỀU PHƯỚC BÁU HẦU CHIA SẼ CHO CÁC GIỚI, SAU NÀY KHI THÁC QUYẾT ĐƯỢC SANH VỀ THẾ GIỚI TỊNH THỔ LƯU LY CỦA NGÀI. NAY CHÚNG CON (CON) XIN ĐƯỢC QUI MẠNG VÀ ĐẢNH LỄ TAM BẢO.

(Đọc 3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy và gõ 1 lần chuông)

 

            7/ TRÌ TÂM CHÚ CỦA DƯỢC SƯ: (Gõ một lần chuông)

            * Tẩy chuỗi: Kết ấn kiết tường (lấy ngón cái tay phải bấm lên ngón nút còn 3 ngón còn lại để thẳng ra chỉ vào chuỗi đưa ấn qua lại, đặt tâm vào các hạt châu được biến hoá thành các hạt châu lưu ly quí báu)

 

            OM RAM, OM BE-KAN-DE  BE-KAN-DE  MA-HA  BE-KAN-DE  RAJA  SA-MU  GAT-TE  SOA-HA (niệm thần chú trên 7 lần).

 

            * KẾT ẤN và TRÌ TÂM CHÚ: KẾT KIM CANG QUYỀN ẤN (tay trái ngón cái bấm vào gốc của ngón đeo nhẫn và khép tay lại thành quyền). Tay phải lần tràng hạt 108 lần và mỗi lần niệm một câu chú:

 

            OM BE-KA-DE  BE-KAN-DE  MA-HA  BE-KAN-DE  RA-JA  SA-MU  GA-TE  SOA HA

 

            8/ QUÁN TƯỞNG: (SAU KHI QUÁN TƯỞNG XONG, MẬT HÀNH GIẢ CỐ GẮNG NHẬP ĐỊNH ĐỂ HOÀ TAN VÀO CỘNG ĐỒNG CỦA DƯỢC SƯ PHẬT ÍT NHẤT ½ GIỜ) (gõ 1 lần chuông)

            * KẾT PHÁP GIỚI ĐỊNH ẤN: (tay trái đặt ở dưới, tay phải ở trên, 2 đầu ngón tay cái chạm vào nhau và 1 bình bát ở trong lòng bàn tay phải).

            *QUÁN TƯỞNG: (gõ chuông tingsha)

Mật hành giả, đầu tiên quán tất cả đều trống không (khoảng 3’gõ chuông tingsha), mật hành giả quán từ các nơi các pháp giới biến hiện ra một đức PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG PHẬT, thân ngài màu lam, đầy đủ 32 tướng tốt, hai tay ngài đang kết pháp GIỚI ĐỊNH ẤN, đang giữ bình bát, trong bát đó chứa đầy chất cam lộ và chuyển thời mạt pháp thành thời tượng pháp và dùng để trị bá bệnh. (Khoảng 3’ gõ chuông tingsha). Quán ngài đang ngồi trên bát diệp liên hoa đài và phía dước có các toà sư tử, quán nơi vùng tâm của ĐỨC DƯỢC SƯ phóng ra ánh sáng rộng lớn màu lam, từ nguồn ánh sáng này, từ nguồn ánh sáng quang minh chiếu vào huyệt bách hội (trung tâm đỉnh đầu) hoà nhập vào thân-tâm mật hành giả và biến thành màu sắc lưu ly đẹp khôn tả. (khoảng 3’ gõ chuông tingsha). Từ trong nguồn ánh sáng quang minh vi diệu Mật hành giả quán    tưởng từ vùng tâm của mình có một ánh quang minh màu lam chiếu ra và hoà tan vào nguồn ánh sáng lưu ly của PHẬT DƯỢC SƯ, hai nguồn sáng quyện vào nhau và Mật hành giả quán thấy thân và tâm của mình trở thành một hoá thân của BỔN TÔN không thể phân biệt. Mật hành giả quán thấy tất cả các nghiệp chướng sâu dày, cùng nhiều bệnh tật không thể chữa đều được tiêu trừ. (khoảng 3’ gõ chuông tingsha). Trong lúc này tâm thường niệm Tâm Chú của Bổn Tôn và quán tưởng từ trong thân tâm của mình và của Bổn Tôn quang chiếu các tia hào quang ngũ sắc đại quang minh bao trùm tất cả các pháp giới để tịnh độ các chúng sinh đang bị các ác chướng, bệnh tật các thứ không có thuốc chữa đều được tiêu trừ và chuyển thành thân-tâm được an lạc, từ đây nếu có bị hoạnh tử (chết bất ngờ) hoặc sau này thác tất tốc sẽ được sanh về quốc độ TỊNH THỔ LƯU LY QUANG DƯỢC SƯ PHẬT. (Công phu một mình thì chỉ quán tưởng không cần gõ chuông tingsha).

 

            9/ PHÁP LỆ TÁN THÁN CÔNG ĐỨC: (chắp hai tay lạy, gõ một lần chuông, đọc bài tán thán một lần và lạy 1 lạy).

            ĐẤNG PHÁP VƯƠNG TỰ TÁNH VIÊN MINH, TỰ TÁNH QUANG MINH NHƯ ÁNH NGUYỆT LUÂN. BIẾN CHIẾU THẬP PHƯƠNG, CẢM THỌ PHÁP LẠC. Y VƯƠNG HOÁ ĐỘ, TUỲ PHƯƠNG ỨNG BIẾN, LIỆU BỆNH QUẦN SANH THÂN TÂM AN ỔN. THỂ TƯỚNG PHÁP THÂN THANH TỊNH VÔ CẤU.

            CHO NÊN HỒNG DANH NGÀI LÀ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT. TÂM ĐẠI BI LẬP NHIỀU PHƯƠNG TIỆN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, HẠNH NGUYỆN RỘNG LỚN NHƯ VỊ Y VƯƠNG, TRỊ LIỆU VÔ LƯỢNG BỆNH. NGÀI ĐƯỢC TÔN XƯNG LÀ DƯỢC SƯ NHƯ LAI, NGÀI TỰ CHỨNG TAM THÂN NGŨ TRÍ. PHÁT XUẤT CÔNG ĐỨC TỪ CHỮ “A”

            BẢN THỂ BẤT SANH, VÔ THUỶ VÔ CHUNG. THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN, TỪ TÂM NGUYỆN ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ XUẤT HIỆN, CÓ HAI VỊ ĐẠI BỒ TÁT NHẬT, NGUYỆT QUANG BIẾN CHIẾU, LÀM TẢ, PHÙ HỮU BẬC. BẢO DƯỠNG HỮU TÌNH, PHI TÌNH, TỒN TẠI VĨNH VIỄN. HAI ĐẤT ĐỊNH, HUỆ. TRONG TÂM NỘI CHỨNG, NGOẠI HIỆN THẬP NHỊ THẦN VƯƠNG. HỘ VỆ, TRẤN THỦ TỨ CHÚNG ĐẠO TRÀNG. LẠI THÊM TÁM VẠN DƯỢC XOA TUỲ PHƯƠNG TRẤN NHẬP KHẮP THIÊN GIỚI. CHÚNG SANH TUY RẤT CÁCH XA CHƯ PHẬT, NHƯNG BIẾT TU HẠNH CHƠN NGÔN MỞ BỪNG PHẬT NHÃN, CŨNG NHƯ CHƯ PHẬT THẤY RÕ BA ĐỜI CÁC LUÂN HỒI TƯỜNG TẬN. NGƯỜI TU TAM MẬT TƯƠNG ỨNG TAM NGHIỆP, CHUYỂN VẬN LỤC PHÀM THÀNH TỨ THÁNH CŨNG CHẲNG KHÓ.

            CHÚNG SANH NHIỀU VỌNG TƯỞNG VÔ MINH, NÊN NHIỀU HOẠN NẠN. CHƯ PHẬT BỒ-TÁT LẬP ĐẠO TRÀNG MẠN-TRÀ-LA, DẠY CHO THÍCH TỬ TU HỌC HẦU NHẬN ĐƯỢC RÕ, THẾ NÀO LÀ PHI MINH ĐỂ TRÌ MINH, DÙNG CHƠN NGÔN TU HỌC ĐẠT TAM MẬT. HÀNH ĐỆ TỬ PHẬT NGÀY NAY CẢM ỨNG ĐƯỢC CHÂN LÝ PHẬT ĐÀ LÀ NHƯ VÔ THƯỢNG Y VƯƠNG LẬP NHIỀU PHƯƠNG TIỆN, CHUYỂN HOÁ NGHIỆP CHƯỚNG CỦA CHÚNG SANH, ĐƯA RA KHỎI LỤC ĐẠO. ĐỨC TỲ-THỦ KIẾT-MA KHOẮC HOẠ TÔN DUNG ĐỨC THÍCH-CA LINH THOẠI HIỆN TƯỢNG ỨNG HIỆN NƠI CUNG TRỜI ĐAO LỢI.

            NAY NIỆM HỒNG ÂN ĐẠI DƯỢC VƯƠNG VÔ THƯỢNG SƯ CÔNG ĐỨC NGÀI CŨNG NHƯ ĐỨC DI-ĐA TỊNH ĐỘ. MƯỜI PHƯƠNG CỔ KIM BAO LA VÔ HẠN NHƯNG TÂM TÁNH CHƯ PHẬT VỚI CHÚNG SANH CHẲNG HỀ NGĂN CÁCH.

            CHÚNG CON XIN ĐƯỢC TÁN THÁN CÔNG ĐỨC TỪ BI CỦA NGÀI VÀ XIN MANG LẠI CHO HẬU HỌC VỮNG TIN MÌNH CÓ PHẬT TÁNH NHƯ CHƯ PHẬT, CÙNG NHAU LÀM LỢI ÍCH CHO CHÚNG SANH, HẦU CÚNG DƯỜNG BÁO ÂN CHƯ PHẬT.

           

            10/ PHỤNG TỐNG: Gõ một lần chuông (kết ấn căn bản, trì 3 lần, sau mỗi lần trì tâm chú, lạy một lần và gõ chuông tingsha).

 

            OM  NAMO   BA-GA-VA-TE  BE-KAN-DE  GU-RUVAI-TU-RY-A  PRA-BA  RA  CHA-YA  TATHAGATAYA  A-HA-TE  SAM-YAK-SAMBU-DA-YA

 

            TAD-YA-THA:  OM  BE-KAN-DE  BE-KAN-DE  MA-HA  BE-KAN-DE  RA-JA  SA-MU-GAT-TE  SOA-HA.

           

            NA-MO  RAT-NA-TRA-YA-YA:  NA-MO  KUM-BI-RA  VA-CHARA  ME-HI-RA  AN-DI-RA  MA-CHIRA  SAN-DI-RA  IN-DRA  PA-CHA-RAMA-KU-RA  SIN-DU-RA  CA-TU-RA  VI-KA-RA-LA.

 

            11/ PHÁP TRÌ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH: (gõ 1 chuông, chắp 2 tay lại để nơi ngực, gõ tingsha nhiều lần trong thời gian trì kinh, trì kinh một lần và mỗi lần lạy 1 lạy).

 

            QUÁN-TỰ-TẠI-BỒ TÁT, HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA THỜI CHIẾU KIẾN NGŨ-UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH.

            XÁ-LỢI-TỬ! SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, DIỆC PHỤC NHƯ THỊ.

            XÁ-LỢI-TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH, BẤT DIỆT, BẤT CẤU, BẤT TỊNH, BẤT TĂNG, BẤT GIẢM. THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC, THINH, HƯƠNG VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI, NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI, VÔ VÔ MINH, DIỆC VÔ VÔ MINH TẬN, NÃI CHÍ VÔ LÃO TỬ, DIỆC VÔ LÃO TỬ TẬN, VÔ KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC.

            DĨ VÔ SỠ ĐẮC CỐ, BỒ-ĐỀ TÁT-ĐỎA Y BÁT NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, VÔ QUÁI NGẠI CỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ, VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO.

            MỘNG TƯỞNG, CỨU CÁNH NIẾT BÀN. TAM THẾ CHƯ PHẬT, Y BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA CỐ, ĐẮC A-NẬU-ĐA-LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ.

            CỐ TRI BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT-ĐA, THỊ ĐẠI THẦN CHÚ, THỊ ĐẠI MINH CHÚ, THỊ VÔ THƯỢNG CHÚ, THỊ VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỔ, CHƠN THIỆT BẤT HƯ.

            CỐ THUYẾT BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT-ĐA CHÚ, TỨC THUYẾT CHÚ VIẾT:

            “GÁT-TÊ GÁT-TÊ PA-RA GAT-TÊ PA-RA-SĂN  GAT-TE  BỒ-ĐI SOA-HA

            12/ BÁCH TỰ CHÚ: (Gõ một lần chuông, 2 tay kết ấn kim cang quyền, hai ngón cái bấm vào góc của ngón áp út và cung tay lại để trước ngực, trì 3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy và gõ 1 lần chuông tingsha).

 

            OM  VA-CHA-RA  SÁT-TOA  SA-MA-YA, MA-NU-PA-LAY-YA,  VA-CHA-RA  SÁT-TOA  TUÊ-NÔ  PA-TÍCH-TA  ĐRI-ĐÔ  MÊ-BÀ-VA,  SU-TÔ-KA-YÔ  MÊ-BÀ-VA, SU-PÔ-KA-YÔ  MÊ-BÀ-VA, A-NU-RẮT-TÔ  MÊ-BÀ-VA, SẠC-VA  SÍT-DẦM  MÊ-RA-YA-CHA,  SẠC-VA  KÁT-MA  SU-CHA-MÊ, CHÍT-TAM  SH-RI-YAM  KU-RU HÙNG HA-HA-HA-HA-HÔ  BA-GA-VAN, SẠC-VA TA-THA-GA-TA,  VA-CHA-RA  MA-MÊ  MUN-CHA, VA-CHI-BÀ-VA  MA-HA  SA-MA-YA, SÁT-TOA  A

 

            13/ PHÁP LỄ HỒI HƯỚNG: (gõ 1 lần chuông, trì 3 lần lạy 3 lạy).

            Chúng con xin nguyện hồi hướng tất cả công đức này cho toàn thể pháp giới và chúng sanh. Cầu cho tất cả đều đạt được giác ngộ. Từ biển khổ sanh, lão, bệnh, tử của cõi ta bà, cầu cho chúng con có thể cứu thoát tất cả chúng sanh.

            Nam mô công đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

            14/ PHÁP LỄ XẢ: (chắp hai tay lại để trước ngực, trì 1 lần, lạy 3 lạy, gõ 3 lần chuông, thực hành pháp xoa bóp toàn diện cơ thể).

 

            NAM-MÔ GU-RU-BÊ  NAM-MÔ BÊ-KAN-DE  NAM-MÔ  ĐẠT-MA-YA  NAM-MÔ  SAN-GA-YA

 

*GIẢI THÍCH:

-THẬP NHỊ ĐẠI TƯỚNG DƯỢC XOA:

            # 1- CHỦNG TỮ:        GI- TƯỚNG DANH: KUM-BI-RA (kim-tỳ-la-giả)- THUỘC HỢI THẦN. Là đại tướng ở phương đông-bắc với thân hình màu vàng, cưỡi trên lưng CỌP, cầm kiếm chiến trà (can-đa), tay phải nắm quyền đặt ở eo trái. Trực thuộc Bổn Tôn DI-LẶC BỒ TÁT.

            #2-CHỦNG TỮ:          SA-TƯỚNG DANH: VA-CHA-RA (hoà-kỳ-la-giả tức Hà-Khôi) - THUỘC TUẤT THẦN. Là KIM CƯƠNG Đại TƯỚNG ở phương đông với thân hình màu xanh, mắt đỏ, cỡi trên lưng THỎ, tay phải cầm Tam cỗ Bạt chiết ra, tay trái co ngón trõ giữa về phía trái. Trực thuộc Bổn Tôn Đại THẾ CHÍ-BỒ-TÁT.

            #3- CHỦNG TỮ:         HRÌNH-TƯỚNG DANH: MÊ-HI-RA (Di khư la giả tức trùng Mỵ) THUỘC DẬU THẦN là Hộ pháp Đại Tướng ở phương đông nam với hình dạng màu khói xanh và hiện đứng trên lữa, cỡi trên lưng RỒNG, tay cầm Xà-mâu có lữa cháy toã quanh 2 bàn tay. Trực thuộc Bổn Tôn A-DI-ĐÀ-PHẬT.

            #4- CHỦNG TỮ:         VA-TƯỚNG DANH: AN-ĐI-RA (An-đà-giả tức Truyền Tống) - THUỘC THÂN THẦN. Là Hộ Tỷ Đại Tướng ở phương nam với hình dạng màu khói vàng trên ngọn lữa, cỡi trên lưng một con RẮN, tay phải cầm một cay búa chiến trà, tay trái nắm quyền duỗi ngó trõ nâng viên ngọc lửa. Trực thuộc Bổn Tôn QUAN THẾ ÂM BỒ-TÁT.

            #5- CHỦNG TỮ:         MA-TƯỚNG DANH: MA-CHI-RA (Malila giả tức Tiểu Cát) - THUỘC MÙI THẦN. Là Chính pháp Đại Tướng ở phương tây nam với thân hình màu đỏ, mắt phóng ra ánh điện lửa, tóc như lửa, cỡi trên lưng con NGỰA LƯỠNG KỲ, tay trái cầm phạt nguyệt lô, tay phải cầm cái gương trên có ánh lửa. Trực thuộc Bổn Tôn MA-RI-CHI-THIÊN.

            #6- CHỦNG TỮ:         TRAM-TƯỚNG DANH: SAN-ĐI-RA (Tố lam-giả tức thắng Quang) - THUỘC NGỌ THẦN. Là LA-SÁT Đại Tướng ở phương tây với thân hình LA-SÁT màu vàng đỏ, cỡi DÊ, tay trái cầm gương, tay phải cầm cây kiếm chiến trà hoặc cầm phạt chỉ lị. Trực thuộc Bổn Tôn HƯ KHÔNG TẠNG BỒ-TÁT.

            #7- CHỦNG TỮ:         HA-TƯỚNG DANH: INDRA (Nhân trì la giả tức Đại Nhất) - THUỘC TỴ THẦN. Là ĐẾ SỨ Đại Tướng ở phương Tây bắc với thân hình màu vàng, cỡi trên lưng con GẤU, tay trái cầm cây phất trần trắng, tay phải cầm gương soi. Trực thuộc Bổn Tôn ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT.

            #8- CHỦNG TỮ:         YA-TƯỚNG DANH: PA-CHA-RA (Ba-đa-la giả tức Thiên Cương) - THUỘC THÌN THẦN là LANG LONG Đại Tướng ở phương bắc với thân hình màu trắng, cỡi trên lưng chim SUÝ-ĐIỂU, tay trái cầm trái châu như ý, tay phải cầm KIM CƯƠNG Đạc. Trực thuộc Bổn Tôn VĂN-THÙ BỒ-TÁT.

            #9- CHỦNG TỮ:         RA-TƯỚNG DANH: MA-KU-RA (Ma-hưu-la giả tức Đại Hoành) – THUỘC MÃO THẦN là CHIẾT PHONG Đại tướng ở phương trên trời với thân hình màu gió đen, cỡi trên lưng một con THIÊN CẨU dữ tợn, quyền tay trái duỗi ngón trỏ, tay phải co ngón trỏ. Trực thuộc Bổn Tôn DƯỢC SƯ NHƯ-LAI.

            #10- CHỦNG TỮ:       A-TƯỚNG DANH: SIN-ĐU-RA (Chân Đà-la giả tức CÔNG TAO) – THUỘC DẦN THẦN là CHIẾT THUỶ Đại Tướng ở phương dưới với thân hình màu như nước đen, cỡi trên lưng một con HEO, tay phải cầm móc câu, tay trái co ngón út và ngón đeo nhẫn. Trực thuộc Bổn Tôn PHỔ QUANG BỒ-TÁT.

            #11-CHỦNG TỮ:        HUM-TƯỚNG DANH: CA-TU-LA (Chiếu Hiểu ra giả tức Thái Cát) - THUỘC SỬU THẦN là Hộ Thế Đại Tướng hoặc MA-NI Đại Tướng ở phương tây, với thân hình màu mây đen mùa hạ, cỡi trên lưng một con CHUỘC tay phải câm NHƯ Ý BẢO CHÂU, tay trái cầm sợi dây. Trực thuộc Bổn Tôn KIM CANG THỦ BỒ-TÁT.

            #12-CHỦNG TỮ:        TÀ-TƯỚNG DANH: VI-KA-RA-LA (Vây Khư La giả) - THUỘC THẦN HẬU TÝ là CẦN NHẨN Đại Tướng ở phương giữa với thân hình màu xanh đen, cỡi trên lưng con bò hoặc Trâu, tay cầm cung báu. Trực thuộc Bổn Tôn Đức PHẬT THÍCH CA MÂU NI.

 

* BÁT NHÃ TÂM KINH DIỄN NGHĨA:

            Khi Ngài QUÁN TỰ Tại Bồ Tát, hành pháp BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT-ĐA cực thâm. Ngài soi thấy năm uẩn đều không, nên độ qua được hết thảy khổ ách. Ngài bảo ông XÁ-LỢI-TỬ rằng: “Này ông XÁ-LỢI-TỬ!” Sắc uẩn chẳng khác gì Chân không. Chân không chẳng khác gì sắc uẩn. Sắc uẩn tức là Chân không. Chân không tức là sắc uẩn, còn bốn uẩn: chịu nhận, nghỉ tưởng, hành động, phân biệt, cũng như thế cả.

            Này ông XÁ-LỢI-TỬ! Cái tướng chân không của mọi sự, mọi vật đó, không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt. Vì thế nên, trong chỗ chân không đó:

            -Không có năm uẩn: Hình sắc, chịu nhận, nghỉ tưởng, hành động và phân biệt.

            -Không có sáu căn: tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

            -Không có sáu trần: Sắc, thinh, hương, vị, cảm xúc mọi sự, mọi vật.

            -Không có mười tám cõi: Từ cõi mắt….Đến cõi ý thức.

            -Không có cả mười hai nhân duyên.

            -Không có vô minh và cũng không có hết vô minh.

            -Cho đến không có già chết, cũng không có cái hết già chết.

            -Không có tứ đế là: Quả khổ, nhân khổ, tịch diệt và tu đạo.

            -Không có trí tuệ phải tu. Cũng không có quả phải chứng.

Vì thế không thể lấy được một cái gì là chắc có cả.

            -Các vị BỒ-TÁT y theo pháp BÁT NHÃ BA-LA-MẬT ấy, nên tâm không vướng mắc gì.

            -Vì không vướng mắc gì, nên không sợ hãi, xa hẳn sự mơ tưởng, ngửa nghiêng mà tới cõi Niết-Bàn rốt rão.

            BA-LA-MẬT-ĐA-CHÚ, Tức thuyết chú viết:

            GÁT-TÊ GÁT-TÊ PA-RA GÁT-TÊ PA-RA-SAN GÁT-TÊ BỒ-ĐI SOA HA.

            (Trên đây là thần chú tối thắng của NGÀI QUÁN TỰ TẠI, nên vì bảo hộ sự nhiệm mầu và là tối mật ngữ nên không thể dùng phàm ý mà phiên dịch ra được, một lòng chí thành trì xuyên suốt trong tâm thần chú này thì một ngày kia tự nhiên sự giác ngộ viên mãn sẽ đến với chúng ta không thể bàn tới được).

*************

*GHI CHÚ:

            -Mật giả trì tâm chú từ một triệu lần trở lên để có khả năng thành tựu các sở cầu của mình.

            -Mỗi ngày trì các pháp lễ theo tứ thời rất tốt, hoặc ít nhất được một lần trong ngày lúc nào cũng được. Khi lập đàn tràng để tu trì thì chọn ngày mùng 8 mỗi tháng âm lịch và tuỳ theo hạnh nguyện, hoàn cảnh của mình mà hành trì.

            -Nếu vì hoàn cảnh khó khăn không thể hành trì được thì có thể quay mặt về phương đông, chắp tay vái nguyện Đức DƯỢC SƯ như sau: NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG PHẬT 3 lần và xin ngài chứng minh, hộ trì cho con được trọn đường giác ngộ, sau này khi thác sẽ được sanh vào cõi TỊNH THỔ LƯU LY QUANG của ngài, hành giả đi, đứng, nằm, ngồi trì tâm chú của ngài ra miệng hoặc trong tâm, sẽ đều được chứng quả theo công phu của mình.

 

 

 

PHẬT GIÁO MẬT TÔNG THẾ GIỚI

ĐÀN PHÁP TÔNG TÂM MẬT ĐÀ LA NI

 

KINH ĐỨC DƯỢC SƯ LƯU LY

QUANG NHƯ LAI

 

 

            Ta nghe như vầy: Một thuở nọ, đức phật đi châu du để phổ độ chúng sanh nơi các nước, khi ngài đến thành Quảng Nghiêm, lúc đó ngài nghỉ ngơi dưới Nhạc-Âm, cùng với tám ngàn đại Tỳ Kheo, ba vạn sáu ngàn vị đại Bồ Tát, các hàng quốc vương, đại thần, bà la môn, các hàng cư sĩ, thiên long bát bộ, nhơn, phi nhơn, các đại chúng nhiều không thể kể, tất cả đồng vây quanh Phật cung kính thỉnh Phật thuyết pháp.

            Ngay lúc đó ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lơi pháp vương tử nương nhờ oai thần của Phật, từ chổ ngồi liền đứng dậy, vén y đề bày vai bên hữu và đầu gối bên mặt quỳ sát đất, cung kính chắp tay hướng về phía Phật và bạch với ngài rắng: “Bạch Đức Thế Tôn xin cúi mong ngài nói rõ những danh hiệu, những bản nguyện rộng lớn cùng những công đức thù thắng của chư Phật, để cho những người đang nghe pháp, nghiệp chướng được tiêu trừ và để cho chúng hữu tình ở đời tượng pháp được nhiều lợi lạc về sau”.

            Đức Thế Tôn khen ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Hay thay! Hay thay Văn Thù Sư Lợi! Người lấy lòng đại bi yêu cầu ta nói những danh hiệu và bản nguyện công đức của chư Phật là vì muốn cho chúng hữu tình khỏi bị nghiệp chướng ràng buộc, lợi ích an vui trong đời tượng pháp về sau. Nay ngươi lắng nghe và suy nghĩ thật kỹ, ta sẽ vì ông mà nói”.

            Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi bạch rằng: “Dạ, mong Thế Tôn nói, chúng con xin nghe”.

            Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lơi: “-Phương Đông, cách đây hơn mười hằng hà sa cõi Phật có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Đức giáo chủ cõi ấy hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh hạnh Viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Bạt Già Phạm.

            Này Văn Thù Sư Lợi, Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, khi còn tu hạnh đạo Bồ Tát đã có phát mười hai nguyện lớn, khiến cho chúng hữu tình cầu chi được nấy.

            1/ Nguyện thứ nhứt: Ta nguyện đời sau, khi chứng đặng đạo chánh đẳng chánh giác, thân ta có hào quang sáng suốt, rực rỡ chiếu khắp vô lượng, vô số, vô biên thế giới, khiến cho tất cả chúng hữu tình đều có đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, cùng tám mươi món tuỳ hình trang nghiêm như thân của ta vậy.

            2/ Nguyện thứ hai: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ Đề thân ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi, công đức cao vời vợi và an trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng tỏ hơn vừng nhật nguyệt. Chúng sanh trong cõi u minh đều nhờ ánh sáng ấy mà tâm trí được mở mang và tuỳ ý muốn đi đến chổ nào để làm các sự nghiệp gì cũng đều được cả.

            3/ Nguyện thứ ba: Ta nguyện đời sau khi đặng đạo Bồ Đề, dùng trí huệ phương tiện vô lượng, vô biên độ chúng hữu tình, khiến ai nấy đều có đủ các vật dụng, chứ không cho ai phải chịu sự thiếu thốn.

            4/ Nguyện thứ tư: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình tu theo tà đạo, thì ta khiến họ quay về an trụ trong đạo Bồ Đề, hoặc có những người tu hành theo hạnh Thinh Văn, Độc Giác thì ta cũng lấy pháp đại thừa mà dạy bảo cho họ.

            5/ Nguyện thứ năm: Ta nguyện đời sau khi đặng đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nhiều vô lượng vô biên ở trong giáo pháp của ta mà tu hành theo hạnh thanh tịnh thì ta khiến cho tất cả đều giữ được giới pháp hoàn toàn đầy đủ cả tam tụ tinh giới. Giả sử có người bị tội huỷ phạm giới pháp mà khi đã nghe được danh hiệu ta thì trở lại được thanh tịnh, khỏi sa vào đường ác.

            6/ Nguyện thứ sáu: Ta nguyện đời sau khi chứng được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào thân hình hèn hạ, các căn không đủ, xấu xa, khờ khạc, tai điếc, mắt đuôi, nói năng bị ngọng, tay chân tật nguyện, lát, cùi, điên cuồng, chịu tất cả những bệnh khổ ấy mà khi đã nghe danh hiệu ta thì liền đựơc thân hình đoan chánh tâm tánh khôn ngoan, các căn đầy đủ, không còn những bệnh khổ ấy nữa.

            7/ Nguyện thứ bảy: Ta nguyện đời sau khi chứng được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào bị những chứng hiểm nghèo không ai cứu chữa, không ai để nương nhờ, không gặp thầy, không gặp thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ, mà hễ danh hiệu ta đã nghe lọt vào tai một lần thì tất cả bệnh hoạn, khổ não đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến sum vầy, của cải sung túc, cho đến được chứng quả vô thượng Bồ Đề.

            8/ Nguyện thứ tám: Ta nguyện đời sau khi chứng được đạo Bồ Đề, nếu có những phụ nữ nào bị trăm điều hèn hạ, khổ sở của thân gái làm cho buồn rầu, bực tức, sanh tâm nhàm chán, muốn bỏ thân ấy, khi nghe danh hiệu ta rồi thì tất cả được chuyển thân gái thành thân trai, có đủ hình tướng trượng phu cho đến chứng được đạo quả vô thượng Bồ Đề.

            9/ Nguyện thứ chín: Ta nguyện đời sau khi chứng được đạo Bồ Đề, thì khiến cho những chúng hữu tình ra khỏi vòng lưới ma nghiệp, được giải thoát tất cả sự ràng buộc của ngoại đạo. Nếu có những kẻ sa vào rừng ác kiến ta sẽ nhiếp dẫn họ trở về với chánh kiến và dần dần khiến họ tu tập theo các hạnh Bồ Tát đặng mau chứng đạo chánh đẳng Bồ Đề.

            10/ Nguyện thứ mười: Ta nguyện đời sau khi chứng được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào mà pháp luật gia tội phải bị xiềng xích, đánh đập, hoặc bị giam giữ trong chốn lao tù, hoặc bị chém giết, hoặc bị nhiều tai nạn nhục nhã, thân tâm chịu những nỗi khổ, buồn rầu, bực tức, khi nghe đến danh hiệu ta thì nhờ sức oai thần phước đức của ta đều được giải thoát tất cả những nỗi ưu khổ ấy.

            11/ Nguyện thứ mười một: Ta nguyện đời sau khi chứng được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tìm miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, khi nghe danh hiệu ta rồi chuyên niệm thọ trì thì trước hết ta dùng các món ăn uống ngon lạ ban bố cho thân họ được no đủ và sau ta mới đem pháp vị nhiệm màu kiến lập cho họ cái cảnh giới an lạc hoàn toàn.

            12/ Nguyện thứ mười hai: Ta nguyện đời sau khi chứng được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào nghèo đến nỗi không có áo che thân bị muỗi mòng đốt cắn, nóng lạnh giải dầu, ngày đêm khổ bức, khi nghe đến danh hiệu ta mà chuyên niệm thọ trì thì ta khiến cho họ được như ý muốn: nào các thứ y phục tốt đẹp, nào tất cả các vật bảo trang nghiêm, nào tràng hoa, phấn sáp bát ngát mùi thơm và trống nhạc cùng những điệu ca múa, tuỳ tâm muốn thưởng thức món nào cũng được thoã mãn cả.

 

            Này ông Văn Thù Sư Lợi, đó là mười hai lời nguyện nhiệm màu của đức DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI, ĐẤNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC phát ra trong khi tu hạnh đạo Bồ Đề.

            Lại nữa, ông Văn Thù Sư Lợi, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia khi còn tu hành đạo Bồ Tát phát những lời nguyện rộng lớn và những công đức trang nghiêm ở cõi Ngài, dầu ta nói mãn một kiếp hay hơn một kiếp cũng không thể nào hết được. Nhưng ta có thể nói ngay rằng cõi phật kia một bề thanh tịnh không có đàn bà, cũng không có đường dữ và cả đến tiếng khổ cũng không.

            Cõi ấy đất toàn bằng chất lưu ly, đường đi có dây bằng vàng văng làm ranh giới, còn thành quách, cung điện, máy hiên cửa sổ cho đến các lớp lưới bao phủ cũng làm bằng đồ thất bảo làm ra. Thực chẳng khác gì những công đức trang nghiêm ở cõi Tây Phương Cực Lạc vậy.

            Cõi Phật có hai vị đại Bồ Tát là Nhật Quang biến chiếu và Nguyệt Quang biến chiếu, chính là hai bậc thượng thủ trong vô lượng, vô số Bồ Tát và lại là những bậc bổ xứ làm Phật. Hai vị này đều giữ gìn kho báu chánh pháp của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

            Văn Thù Sư Lợi, vì thế những kẻ thiện nam, tín nữ nào có lòng tin vững chắc thì nên nguyện sanh về thế giới của Ngài.

            Lúc đó đức Thế Tôn lại bảo ông Văn Thù Sư Lợi đồng tử rằng: “Có những chúng sanh không biết điều lành dữ, cứ ôm lòng bỏn xẻn tham lam, không biết bố thí mà cũng không biết quả báo của sự bố thí là gì, ngu si, vô trí, thiếu hẳn đức tin, lại ham chứa chất của cai cho nhiều, ngày đêm bo bo gìn giữ, thấy ai đến xin, lòng đã không muốn, nhưng nếu cực chẳng đã phải đưa của ra thì đau đớn mến tiếc, dường như lắt thịc cho người vậy. Lại có vô lượng chúng hữu tình tham lẫn, chỉ lo tích trữ của cải cho nhiều mà tự mình không dám ăn tiêu, còn nói chi đến sự đem của ấy thí cho cha, mẹ, vợ con, tôi tớ và những kẻ nghèo hèn đến xin. Những kẻ tham lẫn ấy khi chết bị đoạ vào đường Ngạ Quỷ hay bàng sanh. Mặc dầu ở trong ác thú, nhưng nhờ đời trước, sống trong cõi nhơn gian đã từng nghe qua danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai mà lại còn nhớ niệm đến danh hiệu Ngài thì liền từ cõi ấy thoát sanh trở lại làm người. Khi đã được làm người lại nhớ đến kiếp sống trong đời ngạ quỷ, súc sanh, biết sợ sự đau khổ nên không ưa đắm dục lạc mà còn muốn tự mình làm việc bố thí, khen ngợi người khác làm việc bố thí, không tham tiếc món gì và lần lần có thể đem cả đầu, mắt, tay chân hay máu thịt của thân phần mình mà bố thí cho những kẻ đến xin cũng được, huống chi của cải là những vật thừa.

            Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi, trong chúng hữu tình nếu có những người nào thọ các giới của Phật để tu học mà lại phá giới hoặc có kẻ không phá giới mà lại phá phép tắc, hoặc có kẻ tuy chẳng phá giới và phép tắc mà lại huỷ hoại chánh kiến, hoặc có kẻ tuy không hủy hoại chánh kiến mà lại bỏ sự đa văn, nên không hiểu được nghĩa lý sâu xa trong kinh Phật nói, hoặc có kẻ tuy đa văm mà có thói tăng thượng mạn, do thói tăng thượng mạn ấy che lấp tâm tánh, cố chấp cho mình là phải, người khác là quấy, che bai chánh pháp, kết đảng với ma. Những kẻ ngu si ấy tự mình đã làm theo tà kiến mà lại còn khiến cho vô số ức triệu chúng hữu tình cũng bị sa vào hố nguy hiểm. Những chúng hữu tình ấy bị trôi lăn trong các đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh không khi nào cùng. Nhưng nếu nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì họ liền bỏ những hạnh dữ tu theo các pháp lành, khỏi bị đoạ vào vòng ác thú nữa. Giả sử có người không thể bỏ những hạnh dữ và không tu theo những pháp lành mà phải bị đoạ vào vòng ác thú thì cũng nhờ oai lực bổn nguyện của đức Dược Sư khiến cho họ, khi được nghe danh hiệu Ngài, liền từ nơi ác thú mạng chung, trở sanh vào cõi người, được tinh tấn tu hành trong sự hiểu biết chơn chánh khéo điều hoà tâm ý, bỏ tục xuất gia thọ trì và tu học theo giáo pháp của Như Lai, đã không huỷ phạm lại thêm chánh kiến đa văn, hiểu rõ nghĩa lý sâu xa lìa thói tăng thượng mạn, không chê bai chánh pháp, không bè bạn với ma, dần dần tu hành theo hạnh Bồ Tát chóng được viên mãn.

            Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi, nếu chúng hữu tình có tánh tham lam tật đố, hay khen mình chê người thì sẽ bị đoạ trong ba đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, phải chịu nhiều sự đau đớn khổ sở, trải qua không biết mấy nghìn năm mới hết. Khi đã mãn sự đau khổ kia, liền từ nơi đó mang chung sanh lại cõi người phải làm thân trâu, ngựa, lừa, lạc đà, thường bị người hành hạ, đánh đập và bị đói khát dày vò, lại phải đi đường xa chở nặng, cực nhọc muôn phần, còn như may đặng làm thân người thì lại bị sanh vào hạng hạ tiện phải làm tôi tớ cho kẻ khác, mãi bị họ sai sử không khi nào được chút thông thả tự do. Nếu những nhơn vật ấy, đời trước khi còn trong nhơn đạo đã từng nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì do cái nhơn lành ấy, ngày nay nhớ lại, chí tâm qui y Ngài, nhờ thần lực của Ngài hộ trì mà thoát khỏi mọi sự khổ sở, các căn thông lợi, trí huệ sáng suốt lại thêm đa văn hằng cầu thắng pháp, thường gặp bạn lành, đời đời dứt hẳn lưới ma, đập nát vỏ vô minh, cạn sông phiền não, mà được giải thoát khỏi nạn sanh, lão, bệnh, tử và những nỗi đau khổ lo buồn.

            Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi, nếu chúng hữu tình có tánh ưu sự ngang trái chia lìa, tranh đấu, kiện cáo lẫn nhau làm náo loạn cho chính mình và cho người, đem thân, khẩu, ý, tạo thêm mãi những ác nghiệp, xoay qua trở lại, thường làm những việc không lợi ích để mưu hại lẫn nhau, hoặc cáo triệu những thần núi, rừng, cây, mã, để hại người, hoặc giết chúng sanh lấy huyết, thịt cúng tế quỷ dược xoa và quỷ la sát để nương quỷ hại người, hoặc biên tên họ hoặc làm hình tượng của người cừu oán rồi dùng phép chú thuật tà ác mà trù ẻo cho chết, hoặc theo lối ếm đối và dùng những đồ độc, hoặc dùng chú pháp hại mạng người. Nếu chúng hữu tình bị những tai nạn ấy mà nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì các thứ tà ác kia không thể hại được. Tất cả những kẻ ác tâm đều trở lại khởi lòng từ làm việc lợi ích an vui cho kẻ khác, không còn ý tổn não và tâm sân hận, hai bên hoà hảo và đối với vật thọ dụng của ai thì người ấy tự vui mừng biết đủ, không xâm lẫn của nhau mà lại còn giúp đỡ lẫn nhau nữa.

            Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi, nếu trong hàng tứ chúng như: tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di và những kẻ thiện nam, tín nữ đều có thọ trì tám phần trai giới, hoặc trong một năm hoặc mỗi ba tháng vẫn giữ giới pháp làm nơi y chỉ tu học rồi đem căn lành này nguyện sanh về chổ phật Vô Lượng Thọ ở thế giới Cực Lạc Tây Phương đặng nghe chánh pháp. Nhưng nếu chưa quyết định, mà nghe được danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì khi mạng chung sẽ có tám vị đại Bồ Tát như Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quán Thế Ấm Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Vô Tận Y Bồ Tát, Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát từ trên không trung đi đến đưa đường chỉ lối cho thì liền được vãng sanh trong những hoa báu đủ màu. Hoặc nếu có kẻ, nhơn nguyện lực của đức Dược Sư mà được thác sanh lên cõi Trời những nhờ cái căn lành sẵn có ấy chưa hết thì không còn sanh lại những đường ác nữa. Khi tuổi thọ ở cõi Trời đã mãn, sanh lại trong cõi người thì làm đến bậc Luân Vương, thống nhiếp cả bốn châu thiên hạ, oai đức tự tại, giáo hoá cho vô lượng trăm ngàn chúng hữu tình theo con đường thập thiện, hoặc sanh vào dòng Sát Đế Ly, Bà La Môn, hay cư sĩ đại cô của tiền dư dả, kho đụn tràn đầy, tướng mạo đoan trang, quyến thuộc sum vầy, lại được thông minh trí tuệ, dũng mãnh oai hùng như người đại lực sĩ. Còn nếu có người phụ nữ nào nghe đến danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai mà hết lòng thọ trì danh hiệu ấy thì đời sau không làm thân gái nữa. Này Văn Thù Sư Lợi! Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia khi đã chứng được đạo Bồ Đề, do sức bổn nguyện mà Ngài quan sát biết chúng hữu tình gặp phải các thứ bệnh khổ như da vàng, gầy ốm, cảm nhiệt, tai nạn bất thình lình, thương hàn, hoặc trúng phải những thứ yểm đối, đồ độc, hoặc bị chết non. Muốn những chứng bệnh đau khổ được tiêu trừ và lòng mong cầu của chúng hữu tình được mãn nguyện, Ngài liền nhập định, kêu là định: “Diệt trừ tất cả các khổ não chúng sanh”. Khi Ngài nhập định, từ trong nhục kế phóng ra luồn ánh sáng lớn. Trong luồng ánh sáng ấy nói chú đại đà la ni.

 

NAM MO  BHA-GA-VA-TE  BHE-KON-DE  GURU  VAI-TU-RY-A  PRA-BHA  RÀ-JA-YA  TA-THA-GA-TÀ-YA  AR-HA-TE

SAM-YAK-SAM-BUD-DHÀ-YA

TAD-YA-THA: OM BHE-KON-DE  BE-KON-DE  MA-HA  BHE-KON-DE  SA-MUD-GA-TE  SVÀ-HA

 

Âm Phạn việt

(NA MÔ  BA GA VA TÊ   BÊ CON DÊ  GU RU VAI TU RY A  BỒ RA BA  RA CHA DA TA THA GA TA DA  A HA TÊ

SAM DẮT SAM BU ĐÀ DA  TA DA THA

OM BÊ CON GIÊ  BÊ CON GIÊ  MA HA

BÊ CON GIÊ SA MU GA TÊ SOA HA.)

 

            Lúc ấy trong luồng ánh sáng vang tiếng chú này rồi, cả đại chúng rúng động, phóng ra ánh đại quang minh làm cho tất cả chúng sanh dứt hết bệnh khổ, hưởng được an vui

            Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu thấy những người nào đang mắc bệnh khổ, thì phải tắm gội cho sạch sẽ và vì họ nhất tâm tụng chú này 108 biến, chú nguyện trong đồ ăn, trong thức uống hay trong nước không vi trùng mà cho họ uống thì những bệnh khổ ấy đều tiêu diệt.

            Nếu có ai mong cầu việc gì mà chí tâm tụng niệm chú này thì đều được như ý muốn như không bệnh lại sống thọ, sau khi mạng chung được sanh về thế giới tịnh lưu ly, không còn thối chuyển, rồi dần dần tu chứng đến đạo quả Bồ Đề.

            Vậy nên, Văn Thù Sư Lợi, nếu có những người nào hết lòng ân cần tôn trọng, cung kính cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì phải thường trì tụng chú này đừng lãng quên.

            Lại nữa, nếu có những kẻ tịnh tín nam nữ nào được nghe rồi tụng trì danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, ứng chánh đẳng giác, mỗi sớm mai, súc miệng, đánh răng, tắm gội sạch sẽ, xong lại thắp hương, rải dầu thơm, các món kỷ nhạc để cúng dường hình tượng, còn đối với kinh điển này thì tự mình hay chỉ người khác chép ra rồi giữ một lòng thọ trì và suy nghĩ nghĩa lý đối với vị pháp sư giảng kinh nói pháp thì phải nên cúng dường tất cả những vật cần dùng đừng để thiếu thốn. Hết lòng như vậy thì nhờ chư Phật hộ niệm được mãn nguyện, mọi sự mong cầu cho đến chứng đặng đạo quả Bồ Đề nữa.

            Lúc bấy giờ Văn Thù Sư Lợi đồng tử bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, tôi thề qua thời kỳ tượng pháp sẽ dùng đủ chước phương tiện khiến cho những thiện nam, tín nữ có lòng tin trong sạch được nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cả đến trong giấc ngủ của họ tôi cũng giành danh hiệu của đức Phật này, thức tỉnh nơi tai cho họ rõ biết.

            Bạch đức Thế Tôn, nếu ai thọ trì đọc tung kinh này, hoặc đem giảng nói bày tỏ cho người khác, hoặc tự mình hay chỉ người biên chép kinh này, hết lòng cung kính tôn trọng, dùng những bông thơm, dầu thơm, các thứ hương đốt, tràng hoa, anh lạc, phướng lọng cùng âm nhạc hát múa mà cúng dường hoặc dùng hàng ngủ sắc làm đẩy đựng kinh này, rồi quét dọn một nơi sạch sẽ, thiết lập một cái toà cao mà để lên thì lúc ấy có bốn vị thiên vương, quyến thuộc và cùng vô lượng trăm ngàn thiên chúng ở các cõi trời khác đều đến đó mà cúng dường và thủ hộ.

            Bạch đức Thế Tôn, nếu kinh này lưu hành đến nơi nào có người thọ trì và nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì nhờ công đức bổn nguyện của ngài mà chổ ấy không bị nạn chết bất thình lình, cũng không bị những ác quỷ, ác thần đoạt lấy tinh khí, và dẫu có bị đoạt lấy đi nữa, cũng được nhường lại, thân tâm yên ổn khoẻ mạnh như thường.

            Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: “Phải, Phải, thiệt đúng như lời ngươi nói.” Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu có những người tịnh tín thiện nam, tín nữ nào muốn cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì trước phải tạo lập hình tượng ngài, đem để trên toà cao chưng dọn sạch sẽ các thứ rồi rãi bông, đốt các thứ hương, dùng các thứ tràng phan trang nghiêm chổ thờ ấy trong bảy ngày đêm, phải thọ bát quan trai, ăn đồ thanh trai, tắm gội và y phục chỉnh tề, giữ lòng thanh tịnh, không giận dữ, không sát hại, đối với tất cả loài hữu tình phải khởi tâm bình đẳng, đủ cả tâm từ, bi, hỷ, xả làm cho họ được lợi ích an vui, đánh nhạc ca hát ngợi khen và do phía hữu đi nhiễu quanh tượng phật, lại nghĩ nhớ công đức bổn nguyện và đọc tụng kinh này, suy nghiệm nghĩa lý mà nói khai thị cho người khác biết. Làm như vậy thì mong cầu việc chi cũng đều được toại ý, như cầu sống lâu, được sống lâu, cầu giàu sang, được giàu sang, cầu quan vị được quan vị, cầu sanh con trai, con gái thì sanh được con trai, con gái.

            Lại nếu có người nào trong giấc ngủ, thấy những điềm chiêm bao dữ, còn khi thức thấy những ác tướng như chim đậu nơi vườn nhà, hoặc ở chổ hiện ra trăm điều quái dị mà người ấy dùng những của báu cúng dường Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì những ác mộng, ác tướng và những điểm xấu ấy thẩy đều ẩn hết, không còn phải lo sợ gì nữa.

            Nếu gặp tai nạn nguy hiểm như nạn nước, lửa, gươm đạo, thuốc độc, và các cầm thú dữ gây sự sợ hãi như voi: sư tử, cọp, sói, gấu, rắn độc, bò cạp, rít, sên, thằn lằn, muỗi, mà hết lòng nhớ niệm và cung kính cúng dường Đức Phật Dược Sư thì được thoát khỏi những sự sợ hãi ấy, hoặc nếu bị các nước khác xâm lăng, làm hại, trộm cướp rối loạn mà nhớ niệm và cung kính đức Phật Dược Sư thì cũng được thoát khỏi những nạn ấy.

            Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi, nếu có thiện tín nữ nào từ khi phát tâm thọ giới cho đến ngày chết, không thờ những vị Trời nào, chỉ một lòng nương theo Phật Pháp, Tăng, Thọ, trì giới cấm, hoặc năm giới, mười giới, Bồ Tát mười giới trọng, 48 giới kinh, Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới, nếu có ai huỷ phạm những giới pháp đã thọ, sợ đoạ vào ác thú hoặc chuyên niệm và cung kính cúng dường đức phật Dược Sư thì quyết định không thọ sanh trong ba đường ác. Lại nếu có người phụ nữ nào đương lúc sanh sản phải chịu sự cực khổ đau đớn mà xưng danh hiệu, lễ bái mà hết lòng cung kính cúng dường đức Phật Dược Sư thì khỏi những sự đau khổ ấy mà sanh con ra cũng được vuông tròn, tướng mạo đoan trang, lợi căn thông minh, an ổn ít bệnh hoạn, ai thấy cũng vui mừng và không bị quỷ cướp đoạt tinh khí.

            Lúc ấy đức Thích Ca cũng bảo ông A Nan rằng: “Theo như ta đã xưng dương những công đức của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đó là công hạnh rất sâu xa của chư Phật, khó hiểu thấu được, vậy ngươi có tin chăng? Ông A Nan bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn, đối với khế kinh của Như Lai nói không bao giời tôi có sanh tâm nghi hoặc. Tại sao? Vì những nghiệp thân, khẩu, ý của các đức Như Lai đều thanh tịnh. Bạch đức Thế Tôn, mặt trời, mặt trăng có thể rơi xuống, núi Tu Di có thể lay động, nhưng những lời của chư Phật nói ra không bao giờ sai được. Bạch đức Thế Tôn, nếu có những chúng sanh nào tín căn không đầy đủ nghe nói đến những công hạnh sâu xa của chư Phật thì nghĩ rằng: “Làm sao chỉ niệm danh hiệu của một đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai mà được nhiều công đức thắng lợi ngần ấy”, vì sự không tin đó, trở sanh lòng huỷ báng nên họ phải mất nhiều điều lợi ích, mãi ở trong cảnh đêm dài tăm tối và lại còn bị đoạ lạc trong các đường ác thú, lưu chuyển không cùng.”

            Phật lại bảo ông A Nan: “Những chúng hữu tình ấy nếu nghe danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chí tâm thọ trì, không sanh lòng nghi hoặc mà đoạ vào ác thú thì thật vô lý vậy.

            Này A Nan, đó là công hạnh rất sâu nhiệm của chư phật, khó tin, khó hiểu mà nay ngươi lãnh thọ được thì biết rằng đó là nhờ oai lực của Như Lai vậy.

            Này A Nan, tất cả các hành thinh văn, Độc Giác và các bậc Bồ Tát chưa lên đến bậc sơ địa đều không thể tin hiểu đúng như thật, chỉ trừ những bậc “nhất sanh sở hệ Bồ Tát” mới tin hiểu được mà thôi.

            Này A Nan, thân người khó đặng, nhưng hết lòng tin kính tôn trọng ngôi tam bảo còn khó hơn, huống chi nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai còn khó hơn nữa.

            Này A Nan, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai tu không biết bao nhiêu hạnh Bồ Tát, dùng không biết bao nhiêu phương tiện khéo, phát không biết bao nhiêu nguyện rộng lớn, nếu ta nói ra trong một kiếp hay hơn một kiếp thì kiếp số có thể mau hết, chớ những hạnh nguyện và những phương tiện khéo của đức Phật kia không khi nào nói cho hết được.

            Lúc bấy giờ trong chúng hội có một vị đại Bồ Tát tên là cứu thoát liền từ chổ ngồi đứng dậy, vén y để bày vai bên hữu, gối bên mặt quỳ sát đất cúi mình chắp tay bạch Phật rằng: “Bạch đại đức Thế Tôn, đến thời kỳ tượng pháp có những chúng sanh bị nhiều hoạn nạn khốn khổ, bệnh tật luôn luôn, thân hình gầy ốm, ăn uống không được, môi cổ khô rang, mắt thấy đen tối, tướng chết hiện ra, cha mẹ, bà con, bạn bè quen biết vay quanh khóc lóc, thân người bệnh vẫn còn nằm đó mà đã thấy sứ giả đến dẫn thần thức đem lại trước mặt vua Diêm Ma Pháp Vương, rồi liền khi ấy vị thần Cu Sanh đem sổ ghi tội phước của người đó dâng lên vua Diêm Ma.

            Lúc ấy vua phán hỏi rồi kê tính những tội phước của người kia đã làm mà sử đoán. Nếu trong lúc đó, những bà con quen biết, vì người bệnh ấy, quy y với đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và thỉnh chúng tăng tụng đọc kinh này đốt đèn bảy tầng, treo thần phang tục mạng, năm sắc thì hoặc liền trong lúc ấy, hoặc trải qua bảy ngày, hai mươi mốt này, ba mươi lăm ngày, bốn mươi chín ngày, thần thức người kia được trở lại như vừa tỉnh giấc chiêm bao, tự mình nhớ biết những nghiệp lành, nghiệp dữ và sự quả báo đã thọ. Bởi chính đã thấy rõ nghiệp báo như vậy, nên dầu có gặp phải những tai nạn nguy hiểm đến tánh mạng cũng không dám tạo những nghiệp ác nữa. Vậy nên những tịnh tín thiện nam, tín nữ đều phải một lòng thọ trì danh hiệu và tuỳ sức mình cung kính cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

            Lúc bấy giờ ông A Nan hỏi Cứu Thoát Bồ Tát rằng: “Này thiện nam tử, nên cung kính cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai như thế nào? Còn đèn và phang tục mạng phải làm cách sao”.

            Cứu Thoát Bồ Tát nói: “Thưa Đại Đức, nếu có người bệnh nào , muốn khỏi bệnh khổ thì quyến thuộc họ phải thọ trì bát quan trai giới trong bảy ngày, bảy đêm tuỳ theo sức mình sắm sửa đồ ăn uống và các thứ cần dùng khác cúng dường chư Tăng ngày đêm sáu thời, lễ bái cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, đọc tụng kinh này bốn mươi chín biến và thắp bốn mươi chín ngọn đèn, lại tạo bảy hình tượng đức Dược Sư trước mỗi hình tượng để bảy ngọn đèn, mỗi ngọn lớn như bánh xe, đốt luôn trong bốn mươi chín ngày đêm đừng cho tắt; còn cái thần phang thì làm bằng hàng ngũ sắc bề dài bốn mươi chín gang tay và phải phóng sanh bốn mươi chín thứ loài vật thì người bệnh ấy qua khỏi ách nạn, không còn bị chết bất đắc kỳ và bị các loại quỷ nhiểu hại.

            Lại nữa, A Nan nếu trong giòng sát đế lỵ có những vị quốt vương đã làm lễ quán đảnh mà gặp lúc có nạn, nhân dân bị bệnh dịch, bị nước khác xâm lăng, bị nội loạn, hay bị nạn tinh tú biến ra nhiều điềm quái dị nạn nhựt thực, nguyệt thực mưa gió trái mùa, hay bị nạn quá thời tiết không mưa, thì lúc ấy các vị vương quốc kia phải đem lòng từ bi thương xót tất cả chúng hữu tình, ân xá cho tội nhơn bị giam cầm, rồi y theo phép cúng dường đã nói trước mà cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì do căn lành này và nhờ sức bổn nguyện của đức Dược Sư khiến trong nước liền được an ổn, mưa hoà gió thuận, lúa thóc được mùa, tất cả chúng hữu tình đều vui vẻ, không bệnh hoạn, không có thần Dược Xoa bạo ác, não hại lê dân. Tất cả các tướng ấy đều ẩn mất và các vị quốc vương kia được sống lâu sức mạnh, không bệnh hoạn, mọi việc điều thêm lợi ích.

            Này A Nan, nếu các hoàng hậu, hoàng phi, công chúa, thái tử, vương tử, đại thần phụ tướng, thể nữ trong cung, bá quan và thứ dân mà bị bệnh khổ cùng những ách nạn khác thì cũng nên tạo lập thần phang năm sắc, chong đèn sáng luôn, phóng sanh các loại vật, rải hoa đủ sắc, đốt các thứ danh hương để cúng dường đức Phật Dược Sư, sẽ được lành bệnh và thoát khỏi các tai nạn. “Lúc ấy ông A Nan hỏi cứu thoát Bồ Tát rằng: “thiện nam tử, tại sao cái mạng đã hết mà còn sống thêm được?”. Cứu thoát Bồ Tát nói: “Này Đại Đức, Đại Đức há không nghe Như Lai nói có chín thứ chết bất đắc kỳ hay sao? Vậy nên ta khuyên người làm phan và đèn tục mạng, tu các phước đức và nhờ tu các phước đức ấy nên suốt đời không bị khổ sở hoạn nạn.”

            Ông A Nan hỏi: “chín thứ hoạnh tử là những thứ chi? “Cứu Thoát Bồ Tát trả lời: “Một là nếu có chúng hữu tình nào bị bệnh tuy nhẹ, nhưng không thầy, không thuốc, không người săn sóc, hay giá có gặp thầy lại cho uống lầm thuốc, nên bị không đáng chết mà lại chết ngang. Lại đang lúc bệnh mà tin theo những thuyết hoạ, phước vu vơ của bọn tà ma ngoại đạo, yêu nghiệt trong đời, snh lòng rúng sợ không còn tự chủ đối với sự chân chánh, đi bói khoa để tìm hỏi mối hoạ rồi giết hại loại vật để tấu với thân mình, vái van cùng vong linh để cầu xin ban phước, mong được sống lâu, nhưng rốt cuộc không thể nào được. Bởi si mê lầm lạc, tin theo tà kiến điên đảo nên chết bất đắc kỳ, đoạ vào địa ngục đời đời không ra khỏi. Hai là bị phép vui tru lục; ba là sa đắm sự chơi bời, săn bắn, đam mê tửi sắc, buông lung vô độ, bị loài quỷ đoạt mất tinh khí; bốn là bị chết thiêu; năm là bị chết đắm; sáu là bị thú dữ ăn thịt; bảy là bị sa từ trên núi cao xuống; tám là bị chết vì thuốc độc; ếm đối, chưởi rủa, trù ẻo và bị quỷ dữ thị làm hại; chín là bị đói khát khốn khổ mà chết.

            Đó là chín thứ hoạch tử của Như Lai nói. Còn những thứ hoạnh tử khác nhiều vô lượng không thể nói hết được.

            Lại nữa, A Nan, vua Diêm Ma kia là chủ lãnh ghi chép sổ bộ, tên tuổi tội phước trong thế gian. Nếu có chúng hữu tình nào ăn ở bất hiếu, ngũ nghịch, huỷ báng ngôi tam bảo, phá hại phép vui tôi, huỷ phạm đều cấm giới thì vui Diêm ma pháp vương tuỳ tội năng nhẹ mà hành phạt. Vì thế ta khuyên chúng hữu tình nên thắp đèn, làm phang, phóng sanh, tu phước khiến khỏi được các tội khổ ách, khỏi gặp những tai nạn.

            Lúc bấy giờ, trong hàng Đại chúng có mười hai vị Dược Xoa Đại Tướng đều ngồi trong hội như:

            Cung tỳ La đại tướng,

            Phạt chiết La đại tướng,

            Mê suý La đại tướng,

            An Để La đại tướng,

            Át Nể La đại tướng,

            San Để La đại tướng,

            Nhơn Đạt La đại tướng,

            Ba Di La đại tướng,

            Ma Hổ La đại tướng,

            Chơn Đạt La đại tướng,

            Chiêu Đổ La đại tướng,

            Tỳ Yết La đại tướng.

            Mười hai vị Đại Tướng này mỗi vị đều có bảy ngàn Dược Xoa làm quyến thuộc đồng cất tiếng bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, hôm nay chúng tôi nhờ oai lực của Phật mà được nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, không còn tâm sợ sệt trong các đường ác thú nữa. Chúng tôi cùng nhau, đồng một lòng trọn đời qui y Phật, Pháp, Tăng, thề sẽ gánh vác cho chúng hữu tình, làm việc nghĩa lợi đưa đến sự ích lợi an vui. Tuy nơi nào hoặc hàng xóm, thành, nước, hoặc trong rừng cây vắng vẻ, nếu có kinh này lưu bố đến hay có người thọ trì danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và cung kính cúng dường ngài, thì chúng tôi cùng quyến thuộc đồng hộ vệ người ấy thoát khỏi tất cả ách nạn và khiến họ mong cầu việc chi cũng đều được thoả mãn.  Nếu có ai bị bệnh hoạn khổ ách, muốn cầu cho khỏi thì cũng nên đọc tụng này và lấy chỉ ngũ sắc gút danh tự chúng tôi, khi đã được như lòng mong cầu thì mới mở gút ra”.

            Lúc ấy đức Phật Thích Ca khen các vị Dược Xoa đại tướng rằng: “Hay thay, hay thay, Đại Dược Xoa Tướng, các ngươi nghĩ muốn báo đáp ân đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang nên mới phát nguyện làm những việc lợi ích an vui cho tất cả chúng hữu tình như vậy”.

            Đồng thời, ông A Nan lại bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, pháp môn này gọi tên là gì? Và chúng tôi phải phụng trì bằng cách nào?”

            Phật bảo A Nan: Pháp môn này gọi là Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai bổn nguyện công đức, cũng gọi là Thuyết Thập Nhị thần tướng nhiều lợi ích hữu tình, kiết nguyện thần chú và cũng gọi là Bạt Trừ Nhứt thế nghiệp chướng. Cứ nên đúng như vậy mà thọ trì”.

            Khi đức Bạt Già Phạm nói lời ấy, các hàng Đại Bồ Tát, các Thinh Văn, cùng Quốc Vương, Đại Thần, Bà La Môn, Cư Sĩ, Thiên, Long, Dược Xoa, Kiền Thát Bà, A Tố Lạc, Yết Lộ Trà, Khẩn Nại Lạc, Mạc Hô La Đà, người cùng các loài quỉ thần, tất cả đại chúng đều hết sức vui mừng và đồng tin chịu vâng lời làm theo sự phát nguyện.

            NAM MÔ DƯỢC SƯ HẢI HỘI PHẬT BỒ TÁT (3 lần).

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01- 4 -2008

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

梦参老和尚 谈 参观 рикна æ µå 地藏十轮经 åœ å æ³ những bức ảnh lay động trái tim của 佛教中华文化 hoà 佛法怎样面对痛苦 念地藏圣号发愿怎么说 振兴佛教应从山门内做起 芝峰 Sa v n 生日祝福语 演若达多 ÐÐ³Ñ 五苦章句经 49日法要 納骨 とくしまで Cổ 关于青春的议论文 禅诗精选 描写家乡的桥的句子 thien phat giao 誦經 生日快乐 định 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 云南省拆除水箱套什么定额 心经 ä ƒäº ä 梵僧又说我们五人中 塩谷八幡宮 义云高世法哲言 ä ç ¾å 作æ å æ çš ä å¹ çº æ Žä¹ˆå å ½ สโตร ส รา Æ 修习希求利他之心 nhĩ căn viên thông hay là pháp môn quán lac æˆåšæ º æ 护法 æåŒ 元音老人全集 首座