Phật Học - Lời vàng của thầy tôi.

 

 

 

 

LỜI VÀNG CỦA THẦY TÔI

Nguyên Tác: O-rgyan-'jigs-med-chos-kyi-dban-po

(Kunzang Lama'i Shelung)

Bản dịch Anh ngữ: The Words of my Perfect Teacher/Patrul Rinpoche

Của Nhóm Dịch thuật Padmakara

Nhà Xuất bản Shambhala

Bản dịch Việt ngữ: Nhóm Longchenpa 2004

Hình bìa: Dilgo Khyentse Rinpoche đang truyền Pháp

 

NỘI DUNG

 

Lời Nói Đầu (Bản dịch Việt ngữ)

Lời Nói Đầu của Đạt Lai Lạt Ma

Lời Giới thiệu của Dilgo Khyentse Rinpoche

Dẫn nhập của các Dịch giả

Dẫn nhập tóm tắt vào Phật Giáo Tây Tạng

Mở Đầu

 

PHẦN MỘT

NHỮNG CHUẨN BỊ THÔNG THƯỜNG HAY BÊN NGOÀI

 

1-1. CHƯƠNG MỘT. SỰ KHÓ TÌM ĐƯỢC NHỮNG TỰ DO VÀ THUẬN LỢI

 

I. CÁCH THỨC ĐÚNG ĐẮN ĐỂ NGHE GIÁO LÝ TÂM LINH

1. Thái độ

1.1 THÁI ĐỘ BAO LA CỦA BỒ ĐỀ TAM

1.2 SỰ THIỆN XẢO BAO LA TRONG PHƯƠNG TIỆN: THÁI ĐỘ CỦA MANTRA THỪA BÍ MẬT

2. Hành vi

2.1 ĐIỀU NÊN TRÁNH

2.1.1 Ba khiếm khuyết của bình chứa

2.1.2 Sáu sự nhiễm ô

2.1.3 Năm cách sai lạc trong việc nhớ tưởng

2.2 ĐIỀU NÊN LÀM

2.2.1 Bốn ẩn dụ

2.2.2 Sáu Toàn thiện Phi thường

2.2.3 Những Cách thức khác của Hành vi

 

II. BẢN THÂN CỦA GIÁO LÝ: MỘT GIẢI THÍCH VỀ VIỆC KHÓ TÌM ĐƯỢC NHỮNG SỰ TỰ DO VÀ THUẬN LỢI

1. Quán chiếu trên bản tánh của tự do

2. Quán chiếu về những thuận lợi đặc biệt liên quan đến Pháp

2.1 NĂM THUẬN LỢI CÁ NHÂN

2.2 NĂM THUẬN LỢI THUỘC HOÀN CẢNH

2.3 TÁM HOÀN CẢNH XÂM HAI KHIẾN KHÔNG ĐƯỢC

TỰ DO THỰC HÀNH PHÁP

2.4 TÁM THIÊN HƯỚNG KHÔNG THÍCH HỢP KHIẾNKHÔNG CÓ TỰ DO ĐỂ THỰC HÀNH PHÁP

3. Quán chiếu về những hình ảnh cho thấy khó tìm được tự do và thuận lợi ra sao

4. Quán chiếu trên những sự so sánh bằng số lượng

 

1-2. CHƯƠNG HAI. SỰ VÔ THƯỜNG CỦA CUỘC ĐỜI

 

I. SỰ VÔ THƯỜNG CỦA THẾ GIỚI BÊN NGOÀI TRONG ĐÓ CHÚNG SINH SINH SỐNG.

II. SỰ VÔ THƯỜNG CỦA CHÚNG SINH SỐNG TRONG THẾ GIỚI

III. SỰ VÔ THƯỜNG CỦA NHỮNG BẬC LINH THÁNH

IV. SỰ VÔ THƯỜNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ ĐỊA VI THẾ LỰC

V. CÁC VÍ DỤ KHÁC VỀ VÔ THƯỜNG

VI. SỰ BẤT ĐỊNH CỦA CÁC TÌNH HUỐNG CỦA CÁI CHẾT

VII. SỰ TỈNH GIÁC MÃNH LIỆT VỀ LẼ VÔ THƯỜNG

 

 

1-3. CHƯƠNG BA. NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA SINH TỬ

 

I. NHỮNG NỖI KHỔ CỦA SINH TỬ LUÂN HỒI NÓI CHUNG

II. NHỮNG NỖI KHỔ ĐẶC BIỆT MÀ CHÚNG SINH TRONG SÁU CÕI PHẢI KINH NGHIỆM

1. Mười tám địa ngục

1.1 TÁM ĐỊA NGỤC NÓNG

1.1.1 Địa ngục Sống lại

1.1.2 Địa ngục Đường Vạch Đen

1.1.3 Địa ngục Vây bắt và Nghiền nát

1.1.4 Địa ngục Kêu rú

1.1.5 Địa ngục Kếu rú Vĩ đại

1.1.6 Địa ngục Nóng

1.1.7 Địa ngục Nóng Dữ dội

1.1.8 Địa ngục Đau khổ Tột cùng

1.1.9 Những địa ngục Lân cận

1.2 TÁM ĐỊA NGỤC LẠNH

1.3 CÁC ĐỊA NGỤC PHÙ DU

2. Ngạ quỷ

2.1 NHỮNG NGẠ QUỶ SỐNG TỤ TẬP

2.1.1 Ngạ quỷ bị đau khổ vì những chướng ngại bên ngoài

2.1.2 Ngạ quỷ bị đau khổ vì những chướng ngại bên trong

2.1.3 Ngạ quỷ bị đau khổ vì những chướng ngại đặc biệt

2.2 NHỮNG NGẠ QUỶ DI CHUYỂN KHẮP KHÔNG GIAN

3. Súc sinh

 3.1 Những súc vật sống trong các độ sau

 3.2 Những súc vật sống rãi rác ở những nơi khác nhau

4. Cõi người

 4.1 BA LOẠI ĐAU KHỔ NỀN TẢNG

 4.1.1 Đau khổ về sự biến đổi

 4.1.2 Đau khổ chồng chất đau khổ

 4.1.3 Sự đau khổ của mọi thứ phức hợp

 4.2 NHỮNG ĐAU KHỔ CỦA SINH, LÃO, BỆNH VÀ TỬ

 4.2.1 Sự đau khổ của việc sinh ra

 4.2.2 Sự đau khổ của tuổi già

 4.2.3 Sự đau khổ của bệnh tật

 4.2.4 Sự đau khổ của cái chết

 4.3 NHỮNG ĐAU KHỔ KHÁC CỦA CON NGƯỜI

 4.3.1 Nỗi sợ gặp kẻ thù địch

 4.3.2 Nỗi sợ mất người thân yêu

 4.3.3 Nỗi khổ của việc muốn mà không được

 4.3.4 Nỗi khổ vì gặp những gì không mong muốn

5. A tu la

6. Chư Thiên

 

1.4. CHƯƠNG BỐN. CÁC HÀNH VI: LUẬT NHÂN QUẢ

 

I. NHỮNG HÀNH ĐỘNG TIÊU CỰC PHẢI TỪ BỎ

1. Mười hành vi bất thiện nên tránh

1.1 SÁT SANH

1.2 LẤY NHỮNG GÌ KHÔNG ĐƯỢC CHO

1.3 TÀ DÂM

1.4  NÓI DỐI

1.5 GIEO MỐI BẤT HOÀ

1.6 NÓI CAY NGHIỆT

1.7 NÓI CHUYỆN PHIẾM VÔ ÍCH

1.8 THAM MUỐN

1.9 MUỐN LÀM TỔN HẠI NGƯỜI KHÁC

1.10 TÀ KIẾN

2. Những hậu quả của mười hành động bất thiện

2.1 KẾT QUẢ HOÀN TOÀN CHÍN MÙI

2.2 KẾT QUẢ TƯƠNG TỰ VỚI NGUYÊN NHÂN

2.2.1 Những hành vi tương tự với Nguyên nhân

2.2.2 Những kinh nghiệm Tương tự với Nguyên nhân

2.3 KẾT QUẢ ĐƯỢC QUY ĐỊNH

2.4 HẬU QUẢ PHÁT SINH NHANH CHÓNG

II. NHỮNG HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC NÊN LÀM

III. PHẨM TÍNH CỦA SỰ HOÀN TOÀN QUYẾT TÂM CỦA CÁC HÀNH VI

 

1.5. CHƯƠNG NĂM. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA SỰ GIẢI THOÁT

 

I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI GIẢI THOÁT

II. KẾT QUẢ: BA CẤP ĐỘ GIÁC NGỘ

 

1.6. CHƯƠNG SÁU. LÀM THẾ NÀO ĐỂ THEO MỘT VỊ THẦY TÂM LINH

I. KHẢO SÁT VỊ THẦY

II. ĐI THEO VỊ THẦY

III. GANH ĐUA VỚI SỰ CHỨNG NGỘ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA VỊ THẦY

 

 

 

PHẦN HAI

 NHỮNG CHUẨN BỊ PHI THƯỜNG HAY BÊN TRONG

 

 

2-1. CHƯƠNG MỘT. SỰ QUY Y, NỀN MÓNG CỦA MỌI CON ĐƯỜNG

 

I. NHỮNG TIẾP CẬN ĐỂ QUY Y

1. Niềm tin

1.1 NIỀM TIN SỐNG ĐỘNG

1.2 NIỀM TIN THA THIẾT

1.3 NIỀM TIN CHẮC CHẮN

2. Động cơ

2.1 SỰ QUY Y CỦA CHÚNG SINH THẤP KÉM

2.2 SỰ QUY Y CỦA CHÚNG SINH TRUNG BÌNH

2.3 SỰ QUY Y CỦA NHỮNG BẬC VĨ ĐẠI

II. QUY Y NHƯ THẾ NÀO

III. NHỮNG GIỚI LUẬT VÀ LỢI ÍCH CỦA SỰ QUY Y

1. Những giới luật của sự quy y

1.1 BA ĐIỀU NÊN BỎ

1.2 BA ĐIỀU NÊN LÀM

1.3 BA GIỚI LUẬT BỔ SUNG

2. Những lợi ích của sự quy y

 

2.2. CHƯƠNG HAI SỰ KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM, GỐC RỄ CỦA ĐẠI THỪA

 

I. SỰ TU TẬP TÂM TRONG BỐN PHẨM TÁNH VÔ LƯỢNG

1. Thiền định về tâm xả

2. Thiền định về tâm từ

3. Thiền định về lòng bi

4. Thiền định về sự hoan hỷ

II. SỰ KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM

1. Sự phân loại đặt nền trên ba mức độ can đảm

1.1 SỰ CAN ĐẢM CỦA MỘT VỊ VUA

1.2 SỰ CAN ĐẢM CỦA MỘT NGƯỜI CHÈO THUYỀN

1.3 SỰ CAN ĐẢM CỦA MỘT NGƯỜI CHĂN CỪU

2. Phân loại theo các địa Bồ Tát

3. Phân loại theo tính chất của Bồ Đề Tâm

3.1 BỒ ĐỀ TÂM TƯƠNG ĐỐI

3.1.1 Ý định

3.1.2 Sự áp dụng

3.2 BỒ ĐỀ TÂM TUYỆT ĐỐI

4. Thọ giới nguyện Bồ Đề Tâm

III. SỰ TU TẬP TRONG GIỚI LUẬT CỦA BỒ ĐỀ TÂM

1. Sự tu tập trong giới luật của Bồ Đề Tâm ước nguyện

1.1 COI NGƯỜI KHÁC NGANG BẰNG VỚI CHÍNH MÌNH

1.2 SỰ HOÁN ĐỔI MÌNH VÀ NGƯỜI KHÁC

1.3 COI NGƯỜI KHÁC QUAN TRỌNG HƠN CHÍNH MÌNH

2. Sự tu tập trong giới luật của Bồ Đề Tâm áp dụng: sáu toàn thiện siêu việt

2.1 BỐ THÍ SIÊU VIỆT

2.1.1 Bố thí vật chất

2.1.2 Bố thí Pháp

2.1.3 Bố thí sự che chở khỏi sợ hãi

2.2 TRÌ GIỚI SIÊU VIỆT

2.2.1 Tránh những hành động tiêu cực

2.2.2 Quyết làm việc thiện

2.2.3 Đem lại lợi ích cho người khác

2.3 NHẪN NHỤC SIÊU VIỆT

2.3.1 Nhẫn nhục khi gặp bất công

2.3.2 Nhẫn nhục chịu đựng những gian khổ  vì Giáo Pháp

2.3.3 Nhẫn nại đối mặt với chân lý sâu xa mà  không sợ hãi

2.4 TINH TẤN SIÊU VIỆT

2.4.1 Tinh tấn như áo giáo

2.4.2 Tinh tấn trong hành động

2.4.3 Tinh tấn không thể ngừng lại

2.5 THIỀN ĐỊNH SIÊU VIỆT

2.5.1 Từ bỏ những sự phóng dật

2.5.2 Thiền định thực sự

2.6 TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT

2.6.1 Trí tuệ nhờ sự lắng nghe

2.6.2 Trí tuệ nhờ sự quán chiếu

2.6.3 Trí tuệ nhờ sự thiền định

 

2.3. CHƯƠNG BA SỰ THIỀN ĐỊNH VÀ TRÌ TỤNG VỀ VỊ THẦY NHƯ VAJRASATTVA ĐỂ TẨY SẠCH MỌI CHE CHƯỚNG

 

I. LÀM THẾ NÀO CÁC CHE CHƯỚNG CÓ THỂ ĐƯỢC TỊNH HOÁ NHỜ SỰ SÁM HỐI

II. BỐN NĂNG LỰC

1. Năng lực hỗ trợ

2. Năng lực ân hận đã làm điều quấy

3. Năng lực quyết định

4. Năng lực của hành động như một các đối trị

III. THIỀN ĐỊNH THỰC SỰ VỀ VAJRASATTVA

 

 

2.4 CHƯƠNG BỐN.  SỰ CÚNG DƯỜNG MẠN ĐÀ LA ĐỂ TÍCH TẬP CÔNG ĐỨC VÀ TRÍ TUỆ

 

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA HAI TÍCH TẬP

II. MẠN ĐÀ LA THÀNH TỰU

III. MẠN ĐÀ LA CÚNG DƯỜNG

1. Sự cúng dường Mạn đà la ba mươi bảy yếu tố

2. Sự cúng dường Mạn đà la của ba thân theo bản văn này

2.1 MẠN ĐÀ LA THÔNG THƯỜNG CỦA HOÁ THÂN

2.2 MẠN ĐÀ LA PHI THƯỜNG CỦA BÁO THÂN

2.3 MẠN ĐÀ LA ĐẶC BIỆT CỦA PHÁP THÂN

 

 

2.5. CHƯƠNG NĂM.  SỰ TÍCH TẬP KUSALI: TIÊU DIỆT BỐN MA QUỶ BẰNG MỘT CÚ ĐÁNH DUY NHẤT

 

I. THÂN THỂ NHƯ MỘT SỰ CÚNG DƯỜNG

II. SỰ THỰC HÀNH CÚNG DƯỜNG THÂN XÁC

1. Bữa tiệc trắng dành cho các thực khách

2. Bữa tiệc trắng dành cho các vị khách đẳng cấp thấp

3. Bữa tiệc đa dạng cho các thượng khách

4. Bữa tiệc đa dạng dành cho các vị khách đẳng cấp thấp

III. Ý NGHĨA CỦA THỰC HÀNH CHO

 

2.6. CHƯƠNG SÁU GURU YOGA, CON ĐƯỜNG DẪN TỚI NHỮNG SỰ BAN PHƯỚC PHƯƠNG PHÁP TỐI HẬU ĐỂ KHƠI DẬY TRÍ TUỆ CHỨNG NGỘ 

 

I. LÝ DO CÓ PHÁP GURU YOGA

II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HÀNH GURU YOGA

1. Sự Quán tưởng ruộng công đức

2. Sự cúng dường bảy nhánh

2.1 SỰ LỄ LẠY, CÁCH ĐỐI TRỊ TÁNH KIÊU NGẠO

2.2 SỰ CÚNG DƯỜNG

2.3 SỰ SÁM HỐI CÁC HÀNH VI CÓ HẠI

2.4 SỰ HOAN HỈ, CÁCH ĐỐI TRỊ TÁNH GANH TỊ

2.5 SỰ THÚC ĐẨY CHƯ PHẬT CHUYỂN PHÁP LUÂN

2.6 SỰ KHẨN CẦU CHƯ PHẬT KHÔNG NHẬP NIẾT BÀN

2.7 SỰ HỒI HƯỚNG

3. Sự khẩn cầu với đức tin kiên quyết

4. Nhận bốn quán đảnh

 

III. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA HỌC THUYẾT DỊCH THUẬT

 LÚC BAN ĐẦU

1. Dòng truyền tâm của các Đấng Chiến Thắng

2. Dòng truyền qua biểu tượng của các Vidyadhara

2.1 CÁC TANTRA MAHAYOGA

2.2 SỰ TRUYỀN DẠY ANUYOGA

2.3 CÁC GIÁO HUẤN TINH TUÝ CỦA ATIYOGA

2.4 GIÁO LÝ ATIYOGA ĐẾN CẢNH GIỚI CON NGƯỜI

IV. SỰ TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ TINH YẾU Ở XỨ TUYẾT TÂY TẠNG

3. Dòng truyền nhờ sự nghe của những chúng sinh bình thường

 

PHẦN BA

CON ĐƯỜNG CHUYỂN DI NHANH CHÓNG

 

3-1. CHƯƠNG MỘT: SỰ CHUYỂN DI TÂM THỨC, CÁC GIÁO HUẤN CHO NGƯỜI HẤP HỐI: PHẬT QUẢ KHÔNG CẦN THIỀN ĐỊNH

 

I. NĂM LOẠI CHUYỂN DI

 1. Sự chuyển di siêu việt tới Pháp Thân  nhờ dấu ấn của cái thấy

 2. Sự chuyển di trung bình tới Báo Thân nhờ  sự hợp nhất giai đoạn phát triển và toàn thiện

 3. Sự chuyển di thấp tới Hoá Thân nhờ lòng bi mẫn bao la

 4. Sự chuyển di thông thường sử dụng ba ẩn dụ

 5. Sự chuyển di được thực hiện cho người chết  với cái móc của lòng bi mẫn

 

II. SỰ CHUYỂN DI THÔNG THƯỜNG SỬ DỤNG BA ẨN DỤ

1. Sự tu tập chuyển di

2. Sự chuyển di thực sự

3. Những bước của thiền định về sự chuyển di

3.1 CÁC SỰ CHUẨN BỊ

3.2 SỰ QUÁN TƯỞNG CHÍNH

 

KẾT LUẬN

Lời Bạt của Jamgon Kongtrul Lodro Thaye

Thuật Ngữ

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

(Bản dịch Việt ngữ)

 

Đạo sư Patrul Rinponche, một thánh giả dòng Longchenpa đưa vào những giáo huấn bên tai mà Thầy của Ngài là Jigme Gyalwai Nyugu truyền xuống từ Đạo sư Jigme Lingpa.  Giáo huấn này được Ngày hành trì rốt ráo, không thiếu sót, đắc Đại Viên Mãn. Nay Ngài phó chúc lại cho đàng hậu sanh, những hành giả Kim Cương Thừa của dòng Cổ Mật y giáo phụng hành cùng với lời chúc phúc chân thành và cảm động. 

Giáo huấn này là cốt tuỷ của Tiền Hành Pháp (Ngondro), dọn tâm vào cảnh giới bất khả tư nghị trong một kiếp sống.  Đây là giáo huấn giải thoát ngay tại cửa vào, làm việc trên đức tin hay lòng sùng mộ và trí tuệ sắc bén mà không khổ công nhiều như con đường Đại Thủ Ấn, hoặc con đường chuyển hoá tiệm tiến của dòng hay Thừa khác. 

Dịch giả cầu mong các hành giả Mật Thừa nắm được phần tinh yếu trong quyển sách này để công phu tu tập chính xác và hiệu quả là giải thoát các phiền não ô nhiễm, chán nản các lỗi lầm của vòng luân hồi và cuối cùng phát nguyện theo con đường của chư Tổ, Bồ Tát làm lợi ích chúng sanh vô biên trong sáu cõi. 

Dịch giả trung thành với căn bản của Đạo sư Patrul Rinpoche, tuy nhiên các bài nguyện riêng biệt theo từng chương, hành giả có thể dựa theo các bài nguyện riêng của Đạo sư truyền cho mình, không nhất thiết phải dò theo bài nguyện vắn tắt trong sách.

Nguyện cho phước lành tràn khắp làm dịu mát tâm của mọi chúng sanh.

Hồng Nhật

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

The Dalai Lama

Ngài Jigme Gyalwai Nyugu, một trong những đệ tử lỗi lạc nhất của Jigme Lingpa, bậc dẫn giải Dzogpa Chenpo Longchen Nyingthig, đã ban tặng một giáo huấn khẩu truyền Longchen Nyingthig và đệ tử Dza Patrul Rinpoche của Ngài đã sao chép nó, đặt tựa cho nó là KUNSANG LA-MAIZHAL-LUNG.

Ta được biết rằng trong giáo lý Đại Viên Mãn ta không thể trở nên giác ngộ bằng một tâm thức bị tạo tác; mà đúng hơn, tâm nền tảng được nhận biết, trong sự nối kết với nó mà mọi hiện tượng được thấu hiểu như một trò đùa của tâm thức.  Sau đó ta tự làm mình quen thuộc một cách liên tục và nhất tâm với sự xác quyết này.  Tuy nhiên, để có một sự hiểu biết đầy đủ về giáo lý này thì việc chỉ đơn thuần đọc sách sẽ là một điều thiếu sót; ta cần tới thực hành chuẩn bị đầy đủ của truyền thống Nyingma và thêm vào đó, giáo lý đặt biệt của một Đạo sư Nyingma có phẩm tính cũng như những sự ban phước của Ngài. Đệ tử cũng phải từng tích tập công đức thật đầy đặn.  Đó là lý do tại sao các Đạo sư Nyingmapa vĩ đại như Ngài Jigme Lingpa và Dodrupchen đã làm việc hết sức gian khổ.

Ngày nay, việc chuyển dịch những tác phẩm bao gồm các sự chuẩn bị sơ bộ Dzogchen như thế sẽ có một giá trị hết sức lớn lao.  Tôi chúc mừng Nhóm Dịch thuật Padmakra về việc đã đưa ra tác phẩm này bằng Anh ngữ và Pháp ngữ.  Tôi đoan chắc rằng công trình chuẩn bị sơ bộ đáng tin cậy này sẽ đem lại lợi ích cho tất cả những ai quan tâm tới Dzogchen (Đại Viên Mãn). 

 

23-11-1990

Đạt Lai Lạt Ma

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

của DILGO KHYENTSE RINPOCHE

 

Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng. 

Tác phẩm này bao gồm mọi giáo lý, kể cả Những Bước trên Con Đường cho những người thuộc cấp độ thấu suốt, cùng với Ba Chủ đề Chính của Con Đường; Ba Tri giác, những sự chuẩn bị cho Con Đường và Quả; Phật Tánh là nguyên nhân, đời người quý báu là vật hỗ trợ, thiện tri thức là lực thúc đẩy, các giáo huấn của Ngài là phương pháp, và các than (kaya) và trí tuệ là kết quả, những thứ này là kết quả của sự tụ hội của các truyền thống Kadampa và Mahamudra; và con đường Nyingma về mặt quyết định giải thoát nhờ sự nhàm chán sinh tử, long tin qua sự xác tín vào kết quả của những hành vi, Bồ Đề tâm qua sự nỗ lực cứu giúp những người khác, và tri giác thanh tịnh về sự thuần tịnh tối hậu của mọi sự hiện là. 

Bản văn này rất cần thiết đối với tất cả những giáo lý về mọi phương pháp thực hành, dù là các sự chuẩn bị hay thực hành chính. Đó là lý do tại sao trong thời đại may mắn này khi mà giáo lý quý báu của Đức Phật đang bắt đầu chói sáng khắp thế giới, quyển sách này được chuyển dịch trong niềm hy vọng sâu xa rằng – có giá trị to lớn và chỉ chút ít hiểm nguy, và trùm khắp khi nó bao gồm mọi điểm trọng yếu của con đường - mọi sự tiếp xúc với nó có thể kết thành trái quả, và hy vọng rằng nó có thể trở thành một đối tượng để nghiên cứu, quán chiếu và thiền định. Đó là điều tối quan trọng trong việc giảng dạy và lắng nghe bản văn này của những môn đồ của Giáo Pháp.

 

 

DẪN NHẬP CỦA CÁC DỊCH GIẢ 

Những Lời Vàng của Thầy tôi là một trong những giáo huấn được yêu quý nhất đối với những nền móng của Phật Giáo Tây Tạng, thường xuyên được Đức Đạt Lai Lạt Ma và những bậc Thầy lỗi lạc khác giới thiệu. Nó cung cấp một hướng dẫn chi tiết cho các phương pháp nhờ đó một con người bình thường có thể chuyển hoá tâm thức họ và khởi hành trên con đường đi tới Phật Quả, trạng thái tỉnh giác và giải thoát. Nửa phần trước của quyển sách bao gốm một loạt các suy niệm về sự vỡ mộng và nỗi khổ sâu xa của samsara (luân hồi sinh tử), vòng tròn của sự hiện hữu đặt nền trên sự vô minh và những cảm xúc lầm lạc, và giá tri to lớn của đời người chúng ta, nó cung cấp một cơ hội độc nhất vô nhị để đạt được Phật Quả. Phần thứ hai giảng rõ các bước đầu tiên của Vajrayana, “Kim Cương Thừa” mà những phương pháp chuyển hoá hữu hiệu của nó tạo nên tính chất đặc thù của truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. 

Tác phẩm của Patrul Rinpoche không phải là một luận văn dành cho những bậc lão thong mà là một cẩm nang gồm những chỉ dạy thực tiễn cho bất kỳ ai thành tâm ước muốn thực hành Pháp. Ngài biên soạn nó trong một văn phong có thể dễ dàng nói cho những người du mục thô lậu và dân làng nghe y như nói cho các lạt ma và tu sĩ.  Trong thực tế Ngài quả quyết rằng nó hoàn toàn thực sự không phải là một tác phẩm văn học, mà Ngài chỉ đơn thuần ghi chép lại những giáo huấn khẩu truyền của bổn sư của Ngài như bản than Ngài đã từng nghe chúng.  Sức lôi cuốn đặc biệt của quyển sách là điều chúng ta cảm nhận rằng chúng ta chính là các đệ tử của Patrul Rinpoche, ta đang lắng nghe lời chỉ dạy chân thành của Ngài, dựa trên truyền thống khẩu truyền mà Ngài đã thọ nhận từ bổn sư và kinh nghiệm sâu xa của những năm dài thực hành. 

Ngài giảng rõ mọi sự ta cần hiểu để thực hành giáo lý – và thường với vẻ châm biếm có sức công phá, Ngài cũng giảng giải nhiều lỗi lầm có thể được gây ra trên hành trình tâm linh.  Ngôn ngữ chuyển hướng từ thi ca kiêu kỳ sang tiếng địa phương khoáng đạt.  Mỗi vấn đề được minh hoạ bởi nhiều trích dẫn, những ví dụ thực tế từ đời sống hàng ngày, và rất nhiều câu chuyện.  Một trong những câu chuyện này có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên và xa hơn nữa; một số được rút ra từ những cuộc đời phi thường của những Đạo sư vĩ đại của Ấn Độ và Tây Tạng; một số liên quan tới những hành vi của những người bình thường ở Kham, quê hương của Patrul Rinpoche. 

Patrul Rinpoche nổi tiếng bởi cách thức trực tiếp mà Ngài dung để thăm dò tận sâu thẳm tâm thức của các đệ tử.  Ngài là một tín đồ kiên định của châm ngôn của Atisa: “ Thiện tri thức tuyệt hảo nhất là người tấn công vào các lỗi lầm ẩn dấu của bạn.” Mặc dù công việc của Ngài rõ ràng thích ứng với thính giả đặc biệt của Ngài, với một chút nỗ lực của sự hoán chuyển, chúng ta có thể thấy rõ ràng là bản tánh con người vẫn không có gì thay đổi bất luận thời gian và văn hoá.  Chúng ta có cảm tưởng rằng những chỗ sâu kín của cá tính riêng ta được phơi bày và ta bị thúc ép để tra vấn những thói quen suy tưởng của chính mình và mở bày tâm hồn trước những triển vọng mới mẻ. 

Trong chương Kết luận, tác giả mô tả công việc của Ngài như sau:

Khi viết những giáo huấn này, tôi không được hướng dẫn một cách căn bản bởi những chú tâm tới khía cạnh mỹ học hay văn chương.  Mục đích chính của tôi là chỉ ghi chép một các trung thực những giáo huấn truyền khẩu của vị Thầy tôn kính của tôi theo một cách thức dễ hiểu và lợi ích cho tâm thức. Tôi đã làm tốt nhất trong khả năng của tôi để không làm hư hỏng chúng bằng cách trộn them vào những ngôn từ và ý tưởng của riêng tôi.  Vào những dịp riêng biệt, Thầy tôi cũng thường ban nhiều giáo huấn đặc biệt để phơi bày những lỗi lầm che dấu, và tôi đã thêm vào bất kỳ những gì tôi nhớ được về những điều này trong những nơi chốn thích hợp nhất.  Đừng nên lấy chúng như một cửa sổ qua đó xem xét lỗi lầm của người khác, mà phải coi là một tấm gương để khảo sát chính bạn.  Hãy xem xét kỹ lưỡng trong bản than bạn để xem mình có hay không những lỗi lầm che dấu đó.  Nếu có, hãy nhận ra và trục xuất chúng.  Hãy chỉnh sửa tâm bạn và thanh thản đặt nó trên con đường đúng đắn.

Đối với Phật Giáo Kim Cương Thừa, sự giác ngộ không là một lý tưởng xa vời nhưng là điều mà với những phương pháp thích hợp và một nỗ lực siêu việt, có thể đạt được ở đây và ngay lúc này, trong chính cuộc đời này.  Trong truyền thống trí tuệ sống động ở Tây Tạng, mỗi một Kinh điển, mỗi một thực hành thiền định và sự tu tập tâm thức được tiếp nối từ vị Thầy tới đệ tử, và sau đó được tiếp thu cho tới khi nó trở thành một bộ phận nguyên vẹn của kinh nghiệm của hành giả.  Một trong những từ chỉ sự thực hành tâm linh ở Tây Tạng là nyamlen, nghĩa đen là “đưa vào kinh nghiệm.” Những người có thể được coi là một bậc trì giữ dòng truyền thừa, một vị Thầy tâm linh thực sự có phẩm tính, phải đã thực sự đạt được chứng ngộ. Patrul giữ một dòng truyền dạy liên tục bắt nguồn từ chính Đức Phật.  Dòng này đã nối tiếp không đứt đoạn, từ một vị Thầy chứng ngộ tới vị kế tiếp, cho tới ngày nay. 

Patrul Rinpoche và truyền thống mà Ngài kế thừa 

Patrul Rinpoche thuộc về phái Nyingma là truyền thống cổ xưa nhất của Phật Giáo Tây Tạng.  Trong phái này có hai loại truyền dạy.  Đó là Kahma, (bka’ma) hay dòng truyền khẩu, được truyền từ vị Thầy tới đệ tử qua những thế kỷ, và dòng truyền trực tiếp phi thường Terma (gter ma) hay những Kho tàng Tâm linh.  Những giáo lý này được cất dấu vào thế kỷ thứ tám bởi Đức Padmasambhava và nữ đệ tử vĩ đại Yeshe Tsoyal của Ngài, được khám phá trong những thời đại sau này vào một thời điểm thích hợp.  Lời Vàng của Thầy tôi là một giảng dạy những thực hành chuẩn bị của phái Longchen Nyingtik (klong chen snying thig), Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La,  một kho tàng tâm linh được Rigdzin Jigme Lingpa (1729-1798) khám phá.

Jigme Lingpa là một bậc phi thường, Ngài hầu như không phải học tập và trở nên hết sức uyên bác nhờ khơi dậy tâm trí tuệ của Ngài trong một loạt những cuộc nhập thất thiền định dài hạn.  Ngài nhận Tâm yếu của Phạm Vi Bao La trong một loạt các thị kiến về Longchenpa, một lạt ma vĩ đại vào thế kỷ mười bốn.

Longchenpa đã hệ thống hoá giáo thuyết Nyingmapa trong tác phẩm đáng kinh ngạc Bảy Kho Tàng (mdzod bdun) và những tác phẩm khác của Ngài, chúng bao trùm mọi lãnh vực của Phật Giáo, và đặc biệt là thảo luận đầy đủ về những tính chất vi tế của Dzpgchen, Đại Viên Mãn.  Ngài cũng biên soạn một cách bao quát về những giáo lý của các trường phái khác, nhưng những tác phẩm này đã bị thất lạc.  Mặc dù sống trước Jigme Lingpa vài thế kỷ, Ngài thực sự là vị Thầy chính của Jigme Lingpa.

Trước tiên Jigme Lingpa thực hành và tinh thong các giáo lý mà Ngài khám phá, và sau đó truyền dạy chúng cho một ít đệ tử thân cận là những vị có khả năng trở thành các bậc trì giữ thanh tịnh của giáo thuyết.  Một trong những vị đó là Thầy của Patrul Rinpoche, Ngài Jigme Lingpa ở Tây Tạng, đã trở về Kham (miền đông Tây Tạng).  Ở đó Ngài đưa vào thực hành những gì Jigme Lingpa đã dạy, sống trên một sườn núi cô tịch trong một chỗ trũng nhỏ bé trên mặt đất, thâm chí không có cả một miệng hang để ẩn náu, và chỉ có cây cỏ hoang dã làm thực phẩm.  Ngài dửng dưng với sự sung túc và tiện nghi, quyết định bỏ mặc mọi mối quan tâm thế tục và tập trung vào mục đích là sự chứng ngộ tối hậu.  Dần dần các đệ tử tụ hội quanh Ngài, sống trong những chiếc liều trên sườn đồi lộng gió.  Một trong những vị này là chàng thanh niên Patrul, người đã nhận từ Ngài không dưới mười bốn lần các giáo lý được chứa đựng trong quyển sách này.  Sau đó Patrul cũng học với nhiều lạt ma vĩ đại đương thời, kể cả Ngài Do Khyentse Yeshe Dorje siêu việt sống không theo ước lệ, là bậc trực tiếp giới thiệu cho Patrul bản tánh của tâm.

Suốt đời mình Patrul Rinpoche đã ganh đua với sự giản dị không khoan nhượng của vị Thầy.  Mặc dù khi còn nhỏ Ngài đã được công nhận là một Lạt ma Hoá Thân, hay tulku -  tên của Ngài là cách viết tắt của Palgye Tulku – và theo thông thường thì Ngài có một địa vị cao trong một cơ sở tu viện, Ngài đã trải đời mình lang thang đây đó, cắm trại ngoài trời, trong bộ lốt của một hành khất bình thường.  Nếu được cúng dường vàng hay bạc, Ngài thường để lại nó trên mặt đất, cho rằng của cải đó chỉ là một nguồn mạch của phiền não.  Ngay cả khi đã trở thành một vị Thầy nổi tiếng, Ngài du hành khắp nơi không ai biết tới, và sống một cách đơn giản và vô tư như trước.  Thậm chí có câu chuyện về một lạt ma Ngài gặp trên đường du hành, ông ta cho rằng Ngài là một người bạn tốt có thể được lợi lạc từ một giáo lý phi thường như thế nên đã dạy chính bản băn này cho Ngài.  Trong một dip khác Ngài du hành với một goá phụ nghèo khổ, giúp bà ta nấu nướng và chăm sóc những đứa con của bà, cõng chúng trên lưng.  Khi họ tới nơi, Patrul Rinpoche cáo lỗi, nói rằng Ngài có việc quan trọng phải làm.  Người đàn bà nghe nói rằng Patrul Rinpoche vĩ đại đang giảng dạy tại tu viện.  Bà đi tới đó để được nhìn thấy Ngài, và sửng sốt khi thấy người bạn đồng hành của mình đang ngồi trên Pháp toà giảng dạy cho một hội chúng đông đảo.  Vào cuối buổi giảng, Ngài yêu cầu tặng hết tất cả những vật cúng dường cho bà.

Đối với các đệ tử Ngài vô cùng ân cần, nhưng cũng hết sức cứng rắn.  Ngài đối xử với những hành khất và các vị vua hoàn toàn như nhau.  Trong mọi tình huống Ngài chỉ quan tâm tới việc làm lợi lạc cho người khác, và Ngài luôn luôn nói ra bất kỳ những gì lợi ích nhất, bất chấp những điều tế nhị của xã hội.

 

Các giai đoạn thực hành

Lời Vàng của Thầy tôi thuộc vào một loại tác phẩm văn học được gọi là “những hướng dẫn được biên soạn” (khyid yig), chúng tranh đua và bổ túc cho những giảng dạy khẩu truyền rất cần để làm sáng tỏ một bản văn thiền định.  Trong trường hợp này bản văn đang được bàn tới là thực hành chuẩn bị của Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La.

Giáo khoá Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La m à Longchenpa truyền cho Jigme Lingpa đã trở thành một trong những giáo lý được thực hành rộng rãi nhất trong phái Nyingmapa. Nó bao gồm một con đường Kim Cương Thừa toàn thiện, khởi hành ở giai đoạn bắt đầu với những thực hành chuẩn bị (sngon’ gro). Sau đó tới thực hành chính (dngos gzhi), nó có ba phần chính, giai đoạn phát triển (bskyed rim), giai đoạn thành tựu (rdzogs rim), và Đại Viên Mãn (rdzogs pa chen po).

Các thực hành chuẩn bị có một bộ phận ngoài và trong, và bản văn của chúng ta được phân chia một cách phù hợp thành hai phần.  Phần thứ nhất, các chuẩn bị thông thường hay bên ngoài, đề cập tới 1) những sự tự do và thuận lợi được ban tặng bởi đời người, 2) sự vô thường, 3) những đau khổ của luân hồi sinh tử, 4) làm thế nào nghiệp và nguyên lý nhân quả chi phối mọi hành động của chúng ta, 5) những lợi lạc của sự giải thoát và 6) làm thế nào để đi theo một vị Thầy tâm linh.  Những yếu tố này là căn bản cho một sự hiểu biết đúng đắn về những giá trị của Đạo Phật.  Chúng thì tổng quát bởi chúng là những nền tảng của Phật Giáo nói chung.  Những suy niệm trong phần này có thể được thực hành bởi bất kỳ ai, dù có là Phật tử hay không.

Phần thứ hai, những chuẩn bị bên trong, bắt đầu với sự quy y - học cách nương tựa nơi Phật, Pháp (giáo lý của Ngài) và Tăng đoàn (cộng đồng Phật Giáo).  Đây là căn bản hứa nguyện Phật Giáo chung nhất đối với mọi truyền thống.  Kế tiếp là tới sự phát triển Bồ Đề tâm, “tâm Giác ngộ.”  Thái độ từ và bi vô điều kiện này nhằm đem tất cả chúng sinh tới sự giải thoát viên mãn, là căn bản của Đại Thừa.  Nó được đi theo bởi những thực hành tịnh hoá các hậu quả của những cảm xúc tiêu cực trong quá khứ của ta và tích tập năng lực tích cực cần thiết để tiến bộ trên con đường.  Những thực hành này sử dụng đầy đủ hơn nữa những kỹ thuật của sự quán tưởng và thần chú riêng biệt cho việc tiếp cận Kim Cương Thừa.

Cuối cùng tới Guru Yoga, sự hợp nhất tâm ta với tâm của vị Thầy.  Guru Yoga chính là gốc rễ của Kim Cương Thừa, nơi mà sự thanh tịnh của mối liên kết giữa vị Thầy và đệ tử có một tầm quan trọng tột bực.  Nó cũng bao gồm thực hành phowa, hay sự chuyển di tâm thức, một phương pháp ngắn gọn khiến những ai không thể theo đuổi tới tận cùng con đường vẫn có thể được giải thoát vào lúc chết.

Đối với những thực hành trong Phần Hai thì cần phải có sự dẫn dắt của một vị Thầy có phẩm tính.  Quả thực điều này nên được tuân thủ đối với bất kỳ thực hành tâm linh nào. Trong xứ Tây Tạng trước khi nằm dưới chế độ Cộng Sản, hầu như tất cả dân chúng Tây Tạng tự coi mình là những Phật tử, họ nỗ lực để tuân theo đạo đức Phật Giáo, cúng dường và trì tụng một vài bài cầu nguyện và thần chú.  Đây vẫn thực sự là điều phổ biến ngay trong xứ Tây Tạng bị chiếm đóng ngày nay.  Một số ít người trong những Phật tử trong ý nghĩa tổng quát này sau đó đã quyết định theo đuổi hành trình tâm linh một cách tích cực, và chính những người như thế đã thực hiện những thực hành này, thường lập đi lập lại mỗi phần một trăm ngàn lần.

Kế tiếp tới các thực hành của giai đoạn phát triển và thành tựu, mà cực điểm là Đại Viên Mãn.  Trong truyền thống Tây Tạng hành trình bên trong được vạch ra với sự chính xác đáng ngạc nhiên.  Đối với mỗi giai đoạn thực hành đều có những giảng dạy truyền khẩu và những bản văn diễn giảng.  Kim Cương Thừa là một khoa học của tâm, trong đó một vị Thầy lão luyện hoàn toàn thấu suốt ý nghĩa của mỗi một kinh nghiệm và giải pháp cho mỗi sai lầm.  Bản văn hiện có của chúng ta không đi sâu vào chi tiết phần còn lại của con đường, nhưng ở đây chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn khái quát ngắn gọn để đem lại một ý niệm của sự tiến triển tiếp theo khởi từ những sự chuẩn bị.

 

Thực hành chuẩn bị

Những chuẩn bị bên ngoài bao gồm có bốn suy niệm xoay chuyển khỏi luân hồi sinh tử.

Những chuẩn bị bên trong là 1) quy y,  2) Bồ Đề tâm, 3) sự tịnh hoá bằng thực hành Vajrasattva, 4) sự tích tập công đức bằng cách cúng dường mạn đà la, và 5) Guru Yoga.

Đôi khi có những yếu tố được thêm vào, như trong Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La. Bản văn nghi thức có thể khá dài hay rất ngắn.  Tuy nhiên đây là cấu trúc tổng quát. 

Giai đoạn phát triển

Trong giai đoạn phát triển ta học tập để phát triển một thị kiến giác ngộ về thế giới bằng cách quán tưởng bản thân là một vị Phật, và môi trường quanh ta là một cõi Phật thanh tịnh, trong khi trì tụng thần chú thích hợp.  Tiến trình này giả tạo vào lúc ban đầu, là cái gì được phát triển hay phát sinh, nhưng những quán tưởng tương ứng với kinh nghiệm thị kiến của những bậc chứng ngộ.  Bằng cách chấp nhận những tập quán tri giác mới mẻ này, ta có thể làm suy yếu những tập quán bình phàm của tri giác thô thiển được đặt nền trên sự vô minh và những khuynh hướng cảm xúc, và đặt bản thân mình trong sự tiếp xúc với một mức độ kinh nghiệm vi tế hơn.  Những thực hành này manh hình thức các sadhana, những bản văn nghi thức đôi khi hế sức thi vị. 

Giai đoạn thành tựu (toàn thiện)

Một khi thị kiến thiêng liêng đã trở thành một kinh nghiệm sống động, giai đoạn thành tựu hoàn tất tiến trình, đưa nó tới một cấp độ thâm sâu hơn nữa bằn gcách làm việc với các năng lực vi tế của thân, qua sự làm chủ hơi thở, những tư thế của thân và các yoga khác. 

Đại Viên Mãn

Trong các giai đoạn phát triển và thành tựu ta đạt được trí tuệ được minh hoạ (dpe’I ye shes) nhờ những kinh nghiệm thiền định được dùng như que chỉ để biểu thị bản tánh tối hậu của tâm.  Trong Dzogchen-Đại Viên Mãn- bản tánh của tâm được vị Thầy giới thiệu trực tiếp và thình lình.  Đây là một sự lập tức nhận ra có tính chất kinh nghiệm bản thân Phật-tánh.  Về bản chất, thực hành tiếp theo bao gồm trong việc quen thuộc với kinh nghiệm đó và phát triển nó trong một cách thức rộng lớn càng lúc càng tăng.  Ở đây ta đạt được trí tuệ đích thực hay tuyệt đối (don gyi ye shes), kinh nghiệm trực tiếp về chân lý tối hậu.

Trong một ý nghĩa, mỗi mức độ thực hành xây dựng trên mức độ trước, nhưng đồng thời nó lột bỏ thêm nữa những lới mê lầm, để lại mãi mãi một kinh nghiệm trần trụi về thực tại. Mỗi một thực hành tự nó cũng là một con đường viên mãn, trong đó - đối với những ai có trí tuệ để thấy được nó - tất cả những thực hành khác được bao gồm. Ngay cả những sự chuẩn bị, và quả thực các yếu tố đặc biệt của những chuẩn bị, tự chúng có thể cấu tạo thành một con đường viên mãn đi tới Giác ngộ.

Đặc biệt, Guru Yoga là cốt tuỷ của mọicon đường.  Các vị Thầy của dòng truyền thừa thường nói rằng tất cả các thực hành phải được thực hiện trong phương cách của pháp Guru Yoga.  Sự mở trống và long sung mộ tuyệt đối với một vị Thầy chứng ngộ là cách thức chắc chắn và nhanh chóng nhất để tiến bộ.

Patrul Rinpoche biểu lộ tầm quan trọng chủ yếu này của vị thầy tâm linh ngay trong tựa đề của quyển sách này, Kunzang Lamai shelung, mà chúng tôi đã dịch thoát là Lời Vàng của vị Thầy tôi.

Kunzang có nghĩa blà “viên mãn mọi nơi” hay “luôn luôn viên mãn.” Nó là hình thức được tóm tắt của Kuntuzangpo (Phạn ngữ: Samantabhadra), được hiển lộ bằng hình tượng một vị Phật trần trụi, màu xanh da trời đậm.  Tuy nhiên biểu tượng này không tượng trưng cho một con người, mà chính là Phật-tánh, sự thuần tịnh bất kiến của tâm là bản tánh nền tảng của mọi sự. Thông thường thì bản tánh này bị che dấu, và chính vị Thầy mà bản thân Ngài đã chứng ngộ nó, là người có thể dẫn dắt ta khám phá ra nó ở trong chúng ta, trong tất cả vẻ trần trụi vinh quang của nó. Lạt ma có nghĩa đen là: “tối thượng.”

Đây là cách biểu lộ của tiếng Tây Tạng đối với các Guru trong tiếng Ấn Độ.  Cả hai từ này trở nên quá quen thuộc trong ngôn ngữ bình thường, nhưng như Patrul Rinpoche giải thích, đối với chúng ta vị Thầy tâm linh thì giống như bản thân Đức Phật, Ngài đem lại cho ta sự truyền dạy của chư Phật trong quá khứ, hiện thân cho ta chư Phật trong hiện tại, và qua giáo lý của Ngài, là suối nguồn của chư Phật trong tương lai.  Patrul Rinpoche nói rằng trong một ý nghĩa nào đó thì Guru Yoga thật siêu việt đối với các giai đoạn phát triển và thành tựu, bởi nó trực tiếp mở ra con đường dẫn tới trí tuệ tối hậu nhờ những sự ban phước của vị Thầy. 

Những căn nguyên của bản dịch này

Những người Tây Tạng đã giữ gìn nguyên vẹn mọi phương diện của Phật Giáo Ấn Độ từ thế kỷ thứ tám tới thế kỷ hai mươi.  Tuy nhiên, nó không chỉ là một sự bảo tồn tĩnh lại các kho tàng linh thánh.  Phật Giáo là mối quan tâm chính yếu của những tâm thức siêu việt nhất của Tây Tạng trong nhiều thế kỷ, sinh sản một nền văn học có tính chất triết học, thi ca, kinh viện và đầy cảm hứng thật phi thường, cũng như một di sản kiến trúc đặc biệt và đầy tính nghệ thuật tráng lệ.  Nhưng trên tất cả, những người Tây Tạng sử dụng giáo lý Đạo Phật cho mục đích chân thực của họ, như một khí cụ để chuyển hoá tâm thức con người, và hàng ngàn hành giả mà một số trong đó là những vị Thầy nổi tiếng, những người khác là những yogi vô danh, đã thành tựu mục đích cuối cùng của họ.

Ta có thể tưởng tượng rằng những vinh quanh vĩ đại nhất của Tây Tạng thuộc về quá khứ xa xăm, và những thế kỷ mới đây là hiện thân của một thời kỳ suy tàn, nhưng hoàn toàn không phải như thế.  Trong thực tế mỗi thế kỷ (kể cả thế kỷ hiện tại) và mỗi một thế hệ đã đóng góp phần của nó là những bậc tâm linh phi thường.  Ví dụ như thế kỷ mười chin đã nhìn thấy một kiểu phục sinh đặc biệt.  Patrul Rinpoche là một thành viên trong phong trào rime hay không-bộ phái, được bắt đầu bởi Jamyang khyentse Wangpo, Jamgon Kongtrul và những vị khác, nó nỗ lực phá đổ những chướng ngại vật được dựng lên giữa những trường phái Phật Giáo, bằng cách nghiên cứu và giảng dạy chúng hoàn toàn không có sự phân biệt.  Tinh thần này vẫn còn sống động tới ngày hôm nay, điển hình là Đức Đạt Lai Lạt Ma, và Ngài Dilgo Khyentse quá cố, là Hoá Thân của Jamyang Khyentse Wangpo.

Giống như Patrul, Dilgo Khyentse Rinpoche đến từ miền đông Tây Tạng.  Ngài trải qua hai mươi năm của đời mình trong các ẩn thất thiền định, thường là trong những điều kiện giản dị nhất.  Ngài học tập với rất nhiều Đạo sư, thậm chí khi còn trẻ Ngài đã gặp cả một vài vị trong số những đệ tử của chính Patrul Rinpoche.  Ngài đối phó với sự huỷ diệt khủng khiếp ở Tây Tạng trong thập niên năm mươi và sáu mươi của thế kỷ hai mươi bằng cách làm việc không mệt mỏi để tìm kiếm, giữ gìn và in lại những bản văn bị thất lạc, để thiết lập những cộng đồng tu việc lưu vong, và trên hết giảng dạy và truyền cảm hứng cho thế hệ mới.  Ngài coi Patrul Rinpoche như gương mẫu hoàn hảo của một hành giả Dzogchen, và khuyến khích cùng trợ giúp các dịch giả của cuốn sách này, là tác phẩm mà Ngài coi là người dẫn đường tuyệt hảo cho các đệ tử đang bước đi trên con đường Phật Đạo.

Bản dịch của chúng tôi xuất phát trực tiếp từ bên trong truyền thống.  Trong một ý nghĩa nào đó thì nó có dòng truyền của riêng nó.  Dudjom Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche, Kangyur Rinpoche, Nyoshul Rinpoche, và những lạt ma khác đã giảng dạy cho chúng tôi toàn bộ bản văn bằng cách khẩu truyền – và trong suốt công việc dịch thuật đã ban cho chúng tôi sự chỉ dạy về những vấn đề khó khăn của quyển sách – là những bậc trì giữ chứng ngộ giáo lý của Patrul Rinpoche.

Mặc dù việc trung thành chặc chẽ với những từ chính xác của một bản văn gốc thì đáng được hưởng một sự kính trọng nào đó trong các giáo khoá Tây Tạng, chúng tôi đã nhận ra rằng những bản dịch như thế thường làm cho các ý niệm hoàn toàn sáng sủa và hợp lý trong tiếng Tây Tạng dường như tối tăm và thậm chí kỳ quái một cách không cần thiết trong Anh ngữ.  Đặc biệt là đối với quyển sách này, một phương pháp như thế không bao giờ có thể mang lại văn phong và sự hài hước bản địa sống động phi thường của nguyên tác.  Vì thế mặc dù chúng tôi cố gắng nhất quán những thuật ngữ kỹ thuật trong bản dịch, chúng tôi đã nhắm tới việc phản ảnh lại không chỉ những từ ngữ, mà còn cả không khí và văn phong, bằng cách diễn dịch những ý niệm trong một thứ Anh ngữ tự nhiên, giữ cho nó càng gần tiếng Tây Tạng càng tốt, nhưng không phải trả giá bằng sự trong sáng và trôi chảy của toàn thể.

Những giải thích ngắn gọn mà chúng tôi cảm thấy có thể ích lợi cho nhiều độc giả xuất hiện như các chú thích ở cuối trang.  Cũng có một số lớn chú thích mà không phải tất cả chúng đều được hầu hết độc giả quan tâm.  Tuy nhiên chúng tôi cảm thấy cần phải bao gồm chúng, bởi chúng chứa đựng những bình giảng quyến rũ từ những chú thích của các đệ tử của Patrul Rinpoche, và những diễn giảng về những vấn đề khó khăn hơn được Dilgo và những vị Thầy khác ban cho. Chúng sẽ giúp độc giả tránh được một vài ngộ nhận thông thường về những ý niệm của Phật Giáo; và đối với các hành giả Phật tử trước đây đã có một ít hiểu biết về vấn đề, những bình giảng này đem lại một tầm kích khám phá phi thường cho quyển sách.

 

DẪN NHẬP TÓM TẮT VÀO PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

 

Đức Phật Gautama sinh ở miền Bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ năm trước Thiên Chúa Giáng sinh, nam tử của một vị vua và được thân phụ nuôi dạy để kế thừa ngai vàng.  Sự ra đời và thuở ban đầu của Ngài thật khác thường, và rõ ràng là ngay từ đầu Thái tử trẻ tuổi Siddharta đã được định sẵn để trở thành một bậc siêu phàm.  Thủa thiếu thời của Ngài trải qua trong sự xa hoa ở chốn hoàng cung, ít lo nghĩ và bận tâm, và Ngài xuất sắc trong mọi hoạt động của thời đại, cả trong lãnh vực học thuật lẫn thể thao.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó Ngài bắt đầu hoài nghi về tính chất bền vững của đời sống thế tục của mình.  Trốn thoát khỏi cung điện của vua cha, Ngài đi tìm một cuộc đời có ý nghĩa hơn, tu học với một số vị Thầy được đánh giá cao về triết học và thiền định.  Sự truy tìm của Ngài chân thành tới nỗi Ngài nhanh chóng đạt được những thành tựu thiền định tối thượng khiến những vị Thầy này không thể dạy Ngài được nữa, nhưng Ngài vẫn không thoã mãn.  Mặc dù những năm tháng tích cực thực hành khổ hạnh, Ngài nhận ra rằng không điều nào trong những hệ thống này có thể giúp Ngài vượt lên những giới hạn của sự hiện hữu có điều kiện.  Ngài quyết định tiếp tục cuộc tìm kiếm một mình, và bằng nỗ lực của riêng mình, cuối cùng ngài đạt được Giác ngộ ở Bodh Gaya hiện nay. 

Điều Ngài khám phá ra thì sâu xa và bao la đến nỗi lúc đầu Ngài ngần ngại phát lộ nó cho những người khác, sợ rằng không ai có thể hiểu được.  Tuy nhiên sau đó Ngài bắt đầu giảng dạy, và nhanh chóng lôi cuốn một số đệ tử đi theo Ngài, nhiều người trong số đó trở thành những bậc thành tựu cao cấp trong thiền định.

Sự đa dạng của những người tìm tới Đức Phật để nhận giáo lý và thực hành con đường của Ngài đòi hỏi một sự đa dạng tương ứng trong cách thức giảng dạy, và những cá nhân hay nhóm người dị biệt thọ nhận những giáo huấn khác biệt theo các khí chất và khả năng trí tuệ tương ứng.  Như vậy những giáo lý mà Đức Phật đã giảng dạy trong đời Ngài có thể được phân chia rộng lớn thành ba loại- những giáo lý mà cuối cùng được tập hợp trong Kinh điển Pali và tạo thành căn bản cho Phái Theravada, nhấn mạnh vào giới luật và đạo đức; giáo lý Mahayana, hay Đại Thừa, chú trọng vào lòng bi mẫn và quan tâm tới người khác; và giáo lý tantra của Kim Cương Thừa hay Mật Chú Thừa, sử dụng vô số phương pháp thiện xảo khác nhau để dẫn tới sự chứng ngộ sâu xa trong một thời gian tương đối ngắn.  Giáo lý Kim Cương Thừa được chính Đức Phật truyền dạy chỉ trong một phạm vi giới hạn, nhưng Ngài đã tiên đoán rằng nó sẽ được truyền bá trong thế giới này bởi những bậc giác ngộ khác sẽ xuất hiện sau này.  Đây là lý do tại sao không khác gì hai phái kia, Kim Cương Thừa chính là một giáo lý Đạo Phật mặc dù nó không được giảng dạy rộng rãi trong thời Đức Phật. 

Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, những dị biệt giữa các giáo lý khác nhau mà Ngài đã giảng dạy càng trở nên rõ ràng hơn khi những trường phái và truyền thống dị biệt hình thành. Chẳng hạn như truyền thống Theravada hiện nay có sử khởi đầu trong một nhóm đệ tử của Đức Phật mà sau này được phân ra thành mười tám trường phái.  Tương tự như vậy, Đại Thừa được đa dạng hoá thành một số truyền thống, mỗi truyền thống có những dị biệt triết học vi tế đặc biệt của riêng nó.  Kim Cương Thừa thì cũng thế, trong đó có vô số những thực hành khác nhau, nhiều loại trong đó được giảng dạy lúc ban đầu bởi một vị Thầy duy nhất. 

Trong những thế kỷ tiếp theo, các truyền thống dị biệt này dần dần được truyền bá khắp xứ Ấn Độ và xa hơn nữa, cho tới khi Phật Giáo đã trải rộng tầm ảnh hưởng của nó mãi tận Trung Á, Đông Á và Nam Á, thậm chí xa tới Indonesia.  Một vài truyền thống đã hoàn toàn bị thất truyền, những truyền thống khác hợp nhất thành những hình thức mới mẻ hơn của Phật Giáo.  Vào thế kỷ mười ba, sự xuất hiện của Hồi Giáo và những biến động chính trị trong xã hội Ấn Độ đã cuốn dạt Phật Giáo ra khỏi xứ sở phát sinh ra nó, và chính trong những quốc gia khác mà giáo lý được bảo tồn – Theravada ở Sri Lanca (Tích Lan), Miến Điện, Thái Lan và Cam Bốt, Đại Thừa ở Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Dương, và Kim Cương Thừa chủ yếu ở Tây Tạng.  Tây Tạng đã may mắn bội phần.  Nó không chỉ là một trong số ít quốc gia trong đó Kim Cương Thừa tiếp tục được thực hành, nó cũng là quốc gia duy nhất trong đó toàn bộ các loại giáo lý từ cả ba truyền thống đã được truyền dạy và giữ gìn. 

Trải qua nhiều thế kỷ những bộ phận này của Phật Giáo đã được trao truyền từ Đạo sư xuống tới đệ tử trong nhiều dòng truyền thừa bao gồm bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà chúng ta biết ngày nay.  Các thành viên của những dòng truyền thừa này không chỉ đơn giản là những học giả uyên bác nghiên cứu các giáo lý mà họ nhận lãnh, nhưng là những bậc hoàn toàn chứng ngộ đã từng thực hành và thông suốt những gì đã được truyền dạy cho họ, và như thế đầy đủ phẩm tính để truyền thụ giáo lý cho các đệ tử của mình. 

Trong bốn trường phái này, phái Nyingma (tên của nó xuất phát từ tiếng Tây Tạng có nghĩa là “cũ”) tuân theo những truyền thống được giới thiệu trước tiên vào thế kỷ thứ tám bới các đạo sư Ấn Độ như Santaraksita, Vimalamitra và Pamasambhava, là bậc mà những người Tây Tạng ám chỉ là Guru Rinpoche, “Đạo sư Quý báu,” và truyền xuống qua những Đạo sư Tây Tạng chứng ngộ viên mãn chẳng hạn như Longchenpa, Jigme Lingpa và Jamyang Khyentse Wantpo.  Những dòng truyền được truyền xuống ba dòng chính khác – dòng Kagyupa, Sakyapa và Gelugpa - được đưa vào Tây Tạng sau thế kỷ thứ mười tiếp theo những nỗ lực của một vị vua phi-Phật Giáo nhằm huỷ diệt Giáo Pháp ở Tây Tạng.  Giống như những hình thức dị biệt của Phật Giáo trong những phầnkhác của Á châu được kế tục và mở ra để gặp gỡ nhu cầu của những con người và văn hoá khác nhau, mỗi một trong bốn phái này có nguồn gốc và sự phát triển của nó trong những hoàn cảnh hết sức khác biệt - lịch sử, địa dư và ngay cả chính trị - chúng được dùng như một lăng kính để phân chia ánh sáng của Phật Giáo thành một quang phổ nhiều màu của những truyền thống và dòng truyền thừa. (Đáng buồn là một số Phật tử có khuynh hướng quên rằng ánh sáng này có một nguồn mạch, và như trong các tôn giáo lớn khác của thế giới, những sự phân chia bè phái đôi khi che đậy bởi thông điệp chân chính của Phật Giáo.) 

Những giáo lý được bảo tồn trong các dòng truyền thừa của Phật Giáo Tây Tạng được chứa đựng trong khối Kinh văn linh thánh khổng lồ của truyền thống đó.  Kangyur, gồm trên một trăm cuốn, bao gồm những Kinh điển có nguồn gốc từ thời của Đức Phật, và được phân ra thành Vinaya (Luật Tạng), đề cập tới đạo đức học và giới luật, Kinh Tạng, là tạng liên quan tới sự thiền định, và Abhidharma (Luận Tạng), tạng bao gồm triết học Phật Giáo.  Nhiều luận giảng về những vấn đề này, và những tác phẩm Phật Giáo chính yếu khác được biên soạn sau đó tạo thành hơn hai trăm phosách của Tangyur.  Kangyur lẫn Tangyur được dịch ra tiếng Tây Tạng chủ yếu là từ tiếng Phạn và bao gồm Kinh điển Phật Giáo Tây Tạng.  Thêm vào số này còn có một khối lượng mênh mông những tác phẩm khác: những giáo lý từ Ấn Độ được đưa vào Tây Tạng từ thế kỷ thứ tám trở đi (kể cả nhiều giáo lý Kim Cương Thừa), và vô số những bình giảng về cả ba thừa (Thanh Văn Thừa, Đại Thừa và Kim Cương Thừa) được biên soạn bởi các Đạo sư Tây Tạng. 

Tuy nhiên khối lượng giáo lý khổng lồ được tìm thấy trong Phật Giáo Tây Tạng có thể được tóm tắt bởi Bốn Chân lý Cao Quý (Tứ Diệu Đế) là giáo lý được Đức Phật thuyết giảng không lâu sau khi giác ngộ.  Chân lý thứ nhất (Khổ Đế) chỉ ra rằng sự hiện hữu có điều kiện của chúng ta thì không bao giờ thoát khỏi một trạng thái đau khổ, không bao giờ thực sự hài lòng.  Bất kỳ hạnh phúc nào ta có chỉ là nhất thời và vào một thời điểm thích hợp sẽ đưa tới đau khổ.  Lý do của điều này, như được giảng trong Chân lý thứ hai (Tập Đế), là bất kỳ hành động nào ta có thể làm, nói hay suy nghĩ gây nên một kết quả  được kinh nghiệp trong đời này hoặc trong một đời tương lai.  Quả thật, sự tái sinh là kết quả của những hành động của ta, và những điều kiện mà ta được sanh vào đó trong đời người thì lệ thuộc trực tiếp với những hành động ta từng làm trong những đời trước, và đặc biệt là những động cơ và thái độ được liên quan. 

Điều này (nguyên lý nhân quả) giải thích lý do tại sao một số người nghèo khổ suốt đời mặc dù họ hết sức nổ lực để trở nên giàu có, để có được chúng.  Chân lý thứ hai tiếp tục chỉ ra rằng động lực phía sau các hành vi của chúng ta là những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như thù ghét, tham luyến, kiêu ngạo, ganh tị và, đặc biệt là sự vô minh, là gốc rễ của mọi thứ khác.  Sự vô minh này không chỉ liên quan tới sự thiếu trí tuệ trong việc chúng ta hành động ra sao, mà còn liên quan tới vô minh căn bản ở phái sau việc làm thế nào chúng ta tri giác một cách thông thường toàn thể sự hiện hữu và thường xuyên trở nên bị tóm bắt bởi sự bám chấp của ta vào ý niệm bản ngã của riêng ta và bản ngã của thế giới bên ngoài như cái gì đáng tin cậy và bền vững.  Bởi không có sự chấm dứt đối với những hành động của chúng ta, nên có thể không có sự chấm dứt đối với việc tái sinh liên tục trong vòng hiện hữu có điều kiện.  Chỉ khi nào ta ngừng hành động bởi sự vô minh thì vòng quay này mới có thể bị đứt đoạn, như được biểu thị bởi chân lý thứ ba (Diệt Đế) giảng dạy sự chấm dứt của đau khổ và thoát khỏi sự hiện hữu có điều kiện. 

Chân lý thứ tư (Đạo Đế) giảng dạy cách thức qua đó việc này có thể được thành tựu.  Điều này đặc biệt có nghĩa là, ở một mặt, sự tích tập các hành vi tích cực, chẳng hạn như tôn kính và cúng dường Phật, Pháp (giáo lý của Ngài), và Tăng đoàn (cộng đồng các hành giả), và thực hành lòng từ ái và v.v…; và một mặt khác, sự thực hành thiền định, là những gì có thể trực tiếp tẩy trừ gốc rễ vô minh là nguyên nhân của đau khổ.  Một hành giả đi theo con đường này với ý hướng chỉ giải thoát cho riêng mình có thể đạt được một cấp độ cao của sự chứng ngộ và trở thành một A La Hán (bậc đã chiến thắng những cảm xúc tiêu cực). Nhưng đây không phải là sự giác ngộ viên mãn (Toàn Giác).  Chỉ có những bậc lấy sự giải thoát tốt đẹp và tối hậu của tất cả chúng sinh làm động lực của mình mới có thể đạt được Phật Quả.  Những hành giả như thế, những bậc đi theo con đường Đại Thừa được đặt nền trên lòng bi mẫn, được gọi là các Bồ Tát.  Ngoài ra một Bồ Tát thực hành các giáo lý sâu xa và thiện xảo của Kim Cương Thừa có thể trở nên giác ngộ viên mãn trong một thời gian rất ngắn. 

Trong đời Ngài, Đức Phật đã thành lập một cộng đồng các tăng và ni, những vị trở thành nòng cốt cho việc hộ trì và tiếp nối các giáo lý.  Tuy nhiên, điều này không loại trừ các cư sĩ nam và nữ là những môn đồ nghiêm cẩn của con đường, và điều này được phản ánh ở Tây Tạng là nơi mà, từ thế kỷ thứ tám trở về sau, cộng đồng các hành giả bao gồm hai giáo đoàn kết hợp: một mặt, một cộng đồng tu sĩ rất đông đảo và một mặt khác là một truyền thống vững mạnh gồm các hành giả cư sĩ, là các yogi hay các gia chủ, nhiều vị trong đó có vẻ sống cuộc đời bình thường trong khi theo một con đường tâm linh sâu xa và cuối cùng đạt được sự giác ngộ viên mãn.* Trong truyền thống Nyingmapa việc thọ giới xuất gia được coi như một sự hỗ trợ rất lợi ích cho việc thực hành, nhưng không có nghĩa là phương cách duy nhất để tiến bộ trong việc thiền định.  Điều này khích lệ cho những người ước muốn đưa giáo lý vào thực hành nhưng không thể đặt mình vào lối sống trong tu viện. 

Trước đây Albert Einstein đã lưu ý rằng Phật Giáo là truyền thống ông cảm thấy đáp ứng được tiêu chuẩn mà ông cho là cần thiết cho một con đường tâm linh thích hợp với thế kỷ hai mươi.  Ngày nay các vật lý gia hiện đại đang co rút ra những kết luận tiếp cận với giáo lý mà Đức Phật đã giảng dạy hai ngàn năm trăm năm trước.  trong khi những hấp lực của phái duy vật có một đối thủ ảnh hưởng trên đời sống tâm linh truyền khắp Châu Á, thì một số đông càng lúc càng tăng những người Tây phương đang tỏ ra quan tâm vào những triển vọng được cung cấp bởi việc nghiên cứu và thực hành Phật Giáo. 

Khi sự tương tục của những dòng truyền thừa Phật Giáo bị đe doạ bởi các biến động chính trị ở Tây Tạng trong thế kỷ mười chín, nhiều lạt ma có phẩm tính, là những vị không chỉ thọ nhận những dòng truyền dạy đúng đắn từ các vị Thầy của mình, mà bằng sự nghiên cứu và thiền định cũng đã đạt được sự thấu suốt và chứng ngộ viên mãn các giáo lý, đã mưu cầu việc bảo tồn chúng bằng cách đưa giáo lý sang Ấn Độ.  Cùng thời điểm đó, một số du khách Tây phương tới Ấn Độ bắt đầu biểu lộ sự quan tâm tới các lạt ma và di sản tâm linh của các Ngài.  Bởi như Guru Rinpoche đã nói, trong các giáo lý Đạo Phật, Kim Cương Thừa sẽ chứng tỏ đặc biệt mạnh mẽ và hữu hiệu cho những người sống trong một thời đại khi mà những cảm xúc còn cường liệt hơn bao giờ hết, nhiều vị Thầy cảm thấy thật đặc biệt mềm dẻo và thích ứng với những loại tình huống trong đó con người thời đại khám phá chính mình, và, không đánh mất hình thức truyền thống của nó, giờ đây đang được giảng dạy cho đông đảo con người trên khắp thế giới.  

 

MỞ ĐẦU 

Những bậc Thầy tôn quý mà lòng bi của các Ngài thì bao la và vô điều kiện, con đảnh lễ trước tất cả các Ngài. 

Các Đấng Chiến Thắng của dòng truyền tâm; Các bậc Vidyadhara (Trì Minh Vương) của dòng truyền biểu tượng; Những bậc may mắn nhất trong chúng sanh bình thường được dẫn dắt bởi các đấng Giác ngộ, đã đạt được mục đích hai nhánh - Những bậc Thầy của ba dòng truyền thừa, con đảnh lễ trước các Ngài. 

Trong sự rộng mở nơi mọi hiện tượng đi tới chỗ cạn kiệt, các Ngài hội ngộ trí tuệ của Pháp Thân;

Trong tịnh quang của không gian trống không, các Ngài thấy Phật cảnh Báo thân hiển lộ;

Để làm việc lợi ích của chúng sinh, các Ngài xuất hiện trước họ trong hình tướng Hoá thân

Đấng Pháp Vương Toàn Giác của Pháp,* con đảnh lễ trước Ngài. 

Trong trí tuệ của Ngài thấu suốt thật tánh của bất kỳ điều gì có thể biết,

Bi quang của Ngài chiếu rải lợi ích cho tất cả chúng sinh,

Ngài làm sáng tỏ giáo lý của con đường uyên thâm, tột đỉnh của tất cả các Thừa.

Rigdzin Jigme Lingpa – con đảnh lễ trước Ngài,

Chính Ngài là Đức Avalokitesvara (Quán Tự Tại) trong hình tướng một vị Thầy tâm linh;

Bất kỳ ai nghe được Ngài thuyết giảng đều được an lập trên con đường đi tới giải thoát;

Hoạt động làm thoả mãn mọi nguyện ước chúng sanh của Ngài thì vô tận.

Bậc Đạo Sư Gốc từ bi – con đảnh lễ trước Ngài. 

Những tác phẩm của đấng Toàn Giác Longchenpa và dòng truyền của Ngài chứa đựng toàn bộ giáo lý của Đức Phật:

Những giáo huấn tinh tuý cốt tuỷ đem lại Phật quả chỉ trong một đời,

Những bước chuẩn bị thông thường bên ngoài, và bên trong của con đường

Và những lời chỉ dạy thêm vào trên con đường nhanh chóng của sự chuyển di. 

Cầu mong chư Phật và các vị Thầy ban phước cho con;

Khiến con có thể bình giảng chính xác như con đã nhớ lại chúng,

Những lời dạy không lỗi, sâu xa tuyệt vời mà rõ ràng và dễ hiểu của vị Thầy toàn thiện của con 

Bản ghi chép trung thực những giáo huấn của vị Thầy vô song của tôi về những chuẩn bị thông thường bên ngoài, và bên trong cho Tâm Yếu của Phạm Vi Bao La của Đại Viên Mãn được chia thành ba phần: những chuẩn bị thông thường bên ngoài; những chuẩn bị phi thường bên trong; và như một phần của thực hành chính, con đường nhanh chóng của sự chuyển di.


 

* “Cộng đồng những người độc thân mặc y đỏ” và “cộng đồng những người áo trắng và bện tóc”.

* Đức Longchenpa

 

----o0o---

 

Mục Lục > 1-1 > 1-2 > 1-3 > 1-4> 1-5 >1-6

 2-1 > 2-2 > 2-3 > 2-4 > 2-5 > 2-6 > 3-1

 

----o0o---

Vi tính: Tường Tâm

Trình bày: Diệu Tường

Cập nhật: 01-2008

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

sanh tâm vô trú biet song thi thanh tho Ð Ð Ð tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 地风升 å æžœ рикна Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门 người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 护法 ç ºä ç Ÿå æœ å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 nguồn gốc của khổ đau 课程表鼓励孩子的话 佛观音 新学期新展望内容怎么写