PHƯƠNG PHÁP HỌC PHẬT
^
I. DẪN
NHẬP
Chữ Pháp
trong đạo Phật có rất nhiều nghĩa: theo nghĩa hẹp thì “Pháp” là tất cả
kinh, luật, luận gọi là “ba tạng” ghi lại những lời Phật dạy trong 45 năm
Ngài còn ở đời giáo hóa; theo nghĩa rộng nhất thì “Pháp” chỉ tất cả sự vật
hữu hình vô hình, thuộc vật chất hay tâm linh, cụ thể hay trừu tượng, có
thực hay bịa đặt như lông rùa, sừng thỏ. Pháp còn ám chỉ niết bàn Phật
chứng, chân lý tối hậu hay “tri kiến Phật” mà Phật đã đạt, như trong từ
ngữ “pháp nhãn ly trần vô cấu” hay con mắt pháp thanh tịnh. Pháp cũng còn
có nghĩa là phép tắc lý đương nhiên của sự vật, tương tự chữ “đạo” mà ngài
Huệ Năng dùng “Sắc loại tự hữu đạo, cácbất tương phòng não” nghĩa là mỗi
loài tự có cái đạo hay cái lý, cái pháp của nó, như ong kiến biết làm tổ,
hoa biết nở, chim bay cá ìội, cò trắng quạ đen vân vân không thể đổi khác.
Nhưng còn một nghĩa nữa cũng rất quan trọng của danh từ “pháp”, đó là
nghĩa “phương pháp”.
Hôm nay
chúng ta sẽ chú trọng đến ý nghĩa này của Pháp, đó là Phương pháp học
Phật, hay cách tu hành, cách chuyển hóa cuộc đời đau khổ
thành an vui, đó mới là vai trò quan trọng nhất của
Pháp. Nếu Pháp chỉ là ba tạng giáo điển Phật dạy, thì người không tin Phật
sẽ không đếm xỉa. Hoặc dù có tin nhưng không biết chữ, bận làm ăn buôn bán
cũng không đọc được. Nếu Pháp chỉ là Niết bàn Phật chứng, là chân lý tối
hậu, thì phàm phu chúng ta đang còn lăn lộn giữa bụi trần cũng vô phương
mó tới. Còn nếu Pháp là cál lý đương nhiên của mọi sự vật thì ta sẽ nghĩ
rằng lý đương nhiên của con người sống giữa đời là phải bon chen, ăn miếng
trả miếng, cái nghiệp của ta đã là như vậy thì tu hành nào có lợi ích gì.
Nhưng khi nói Pháp là phương pháp, là cái chìa khóa mở cửa hạnh phúc,
chuyển đau khổ thành an vui, luyện cát ra vàng ròng, thì bất luận là người
theo đạo nào, muốn hết khổ được vui, đều cần phải có nó.
II.
NHỮNG CÁCH SỬ DỤNG SAI CHÌA KHÓA PHẬT PHÁP
Khi đã
xác định ý nghĩa chữ Pháp là chìa khóa, ta mới thấy có nhiều lốí hành xử
như sau.
1.
Liệng mất chìa khóa
Có khi
giảng sư nói thẳng chân lý Phật dạy trong kinh điển, như nói hết thảy pháp
không sinh không diệt không dơ không sạch. Hoặc về giới sát sinh, thì nói
không được giết hại từ người cho đến sinh vật nhỏ nhít như muỗi mòng sâu
kiến. Một số Phật tử nghe không hiểu nên đâm chán, ngủ gục; một số khác
thấy Phật Pháp quá cao siêu mà mình quá tệ, đã lỡ sát sinh quá nhiều đâm
ra mặc cảm bỏ cuộc.
Đó là
thái độ liệng xâu chìa khóa vì thấy vô dụng đối với mình.
2.
Dùng không đúng cách
a. Pháp
không hợp trình độ:
Khi định
nghĩa Pháp là phương pháp thì có rất nhiều, tùy thời, tùy người, tùy việc
mà vận dụng. Nhiều khi một phương pháp thích hợp với giảng sư lại không
hợp với Phật tử trình độ tu hành còn thấp kém, ví dụ câu “Dâm phòng tửu tứ
vô phi thanh tịnh đạo tràng” rất thích hợp để đem nói cho một vị tu hành
đã hết lầm lỗi, nhưng quá chấp trước vào sự thanh tịnh, không màng đến
chuyện xuống núi lợi sinh hành đạo. Nhưng nếu nói cho một bợm nhậu nghe
thì không còn sửa đổi gì y được nữa. Bởi thế, Phật pháp còn gọi là pháp
bất định, cũng như thuốc trị bệnh có nhiều thứ và liều lượng khác nhau,
dùng không đúng bệnh và đúng lượng thì chẳng những bệnh không khỏi mà còn
thêm hại.
b. Người
nghe cố chấp:
Có nhiều
Phật tử nghe Pháp rồi chấp chặt vào pháp ấy xem như chân lý duy nhất đúng,
mà không xét đúng cho hạng người nào, đối tượng nào. Lỗi không ở giảng sư
mà ở người nghe. Có một gia đình nọ cha mẹ không biết gì đến Phật pháp
nhưng cô con gái lại thường theo bạn bè đi chùa nghe pháp. Sau một thời
gian nhờ thấm nhuần Pháp, cô tha thiết xin cha mẹ xuất gia. Cha mẹ lúc đầu
không cho, nhưng cô gái một mực năn nỉ, cuối cùng ông bà phải xiêu lòng
cho con xuất gia. Vào chùa xong, cô gái lại còn dụ được cha mẹ đi nghe
pháp. Rủi thay trong thời pháp mà ông bà được nghe lần đầu tiên đó, có một
câu làm cho họ đắc ý: “ở đâu tu cũng được, không cần phải vào chùa”. Họ
bèn lôi cổ cô con về lại nhà.
Lại có
giảng sư dạy rằng không phải cứ ăn chay, niệm Phật mới là tu. Dĩ nhiên
giảng sư nói không sai, nhưng cũng không đúng hẳn. Thế mà có một Phật tử
ăn chay trường ba mươi năm, nghe thế bèn về ngã mặn.
Như thế
dấy là sự tai hại của việc nói pháp cho công chúng khi có quá nhiều trình
độ, nhiều chấp trước bất đồng. Cho nên trong kinh Kim Cang, sau khi đã dạy
rất nhiều, Phật dạy: “Như Lai không có nói gì cả”. Để chúng ta đừng bám
vào lời Ngài, xem là chân lý duy nhất đúng, mà không xét lời Ngài đang nói
nhắm vào hạng người nào, cốt trị căn bệnh gì. “Tin ta mà không hiểu ta
chính là phỉ báng ta đó”. Phật đã từng dạy.
Thái độ
trên đây là “thực hành theo Pháp mình đã nghe một cách vội vàng, không suy
xét”. Đó là thái độ của người kém trí tuệ, có lòng tin mù quáng thành ra
tự hại mình và còn làm cho thầy mang tiếng xúi bậy. Khi tu hành không được
kết quả thì lại mất lòng tin một cách oan uổng. Chẳng khác nào Phật đưa
cho cái chìa khóa, mà không mở được cửa vì xoay chìa không đúng cách. Hoặc
có khi xoay chìa đúng, cửa sẵn sàng mở nhưng thay vì đẩy ra, ta lại kéo
vào thì cũng không xong!
3. Ngã
chấp
Còn một
thái độ thứ ba cũng không kém tác hại, là bác bỏ ngay lời giảng dạy vì
không hợp gu của mình. Đây là thái độ nóng nảy của người muốn chóng có kết
quả, xem phương pháp tu của Phật dạy thật quá lâu lắc không thiết thực,
rồi đi theo những thầy tà bạn ác để mau đắc thần thông. Khi biết mình bị
lừa thì đã quá muộn.
4. Thờ
chìa khóa
Một thái
độ thứ tư là người nghe pháp xem như một bùa chú linh nghiệm, cất kỹ để hộ
thân thay vì xem Pháp như những chỉ giáo để sống trên
đời. Chẳng khác nào kẻ đang bị giam giữ, được cái
chìa khóa để mở cửa nhà giam, nhưng lại lầm cho đó là bùa chú để hộ thân,
bèn suốt ngày săm soi, đặt lên bàn thờ, lâm râm tụng niệm “Nam mô chìa
khóa, nam mô chìa khóa...” Nhờ lòng tin tưởng ấy, người tù cũng cảm thấy
đỡ khổ khá nhiều nhưng sao bì được với việc sử dụng chìa khóa để mở cửa
nhà tù mà ung dung bước ra.
III.
VĂN TU TU
Biết pháp
còn phải biết cách vận dụng pháp thì mới thực sự có lợi ích, cũng như có
chìa khóa còn phải biết cách mở. Chúng ta học Pháp là học chân lý Phật
dạy, nhưng còn phải biết những phương pháp để thực hành chân lý ấy tùy
từng giai đoạn và nơi chốn. Trong sự học Pháp, Phật đã dạy ba phương pháp
học là VĂN, TƯ và TU.
VĂN
là nghe giảng, đọc sách, thảo luận với bạn đạo để hiểu cho thấu đáo và
rộng rãi lời Phật dạy. Nhưng nghe không cũng chưa đủ. Có người đi nghe
giảng suốt đời, thuộc lòng Phật pháp và đọc tụng những kinh điển cao siêu
nhưng vẫn chứng nào tật ấy, chẳng có gì tiến bộ trong đời sống hàng ngày,
lại còn mắc thêm chứng kiêu mạn cho ta đây kinh gì cũng biết. Đấy là hạng
Phật tử làm sưu tập chìa khóa mà không sử dụng, chất chìa khóa đầy nhà thì
chỉ thêm choán chỗ.
TƯ
là suy nghĩ cân nhắc đắn đo về những pháp mình đã nghe, đi sâu vào Pháp
bằng tâm ý của mình chứ không chỉ bằng lỗ tai và cái miệng. Có tư duy
thiền định mới thấm được những lợi ích sâu xa của Pháp ngoài các lợi ích
nhỏ nhoi như cứu bệnh, tăng thêm tài lộc, thăng quan tiến chức... Có một
nhóm quân nhân Phật tử thường họp nhau thảo luận Phật pháp mỗi tuần một đề
tài. Hôm ấy đề tài là “Tại sao anh tin Phật?”. Rất nhiều ý kiến được đưa
ra, đa số thuộc về những linh ứng mà bản thân đương sự đã được hưởng mỗi
khi gặp gian nguy trong đời, đại loại như, “Tôi tin Phật vì một dạo gia
đình chạy giặc nửa đêm đến một khúc sông lớn, giặc đuổi sau lưng; cả gia
đình thành tâm niệm Bồ tát Quan âm thì bỗng xuất hiện một chiếc thuyền
trên đó có ông già mặc áo trắng râu bạc ghé vào bờ đưa tất cả qua sông.
Vừa lên bờ nhìn xuống toan tìm ông già để trả tiền thì không thấy gì nữa,
cả thuyền và người đều biến mất...”
Thực cũng
khá hấp dẫn, người nghe có người cảm động có kẻ không tin. Nhưng có một
lời phát biểu làm cho mọi người phá lên cười là của một Phật tử: “Tôi tin
Phật vì ngài bảo đừng tin Ngài”. Đấy là một người thực sự có suy tư về
Pháp và thấm nhuần được những lợi ích sâu xa của Pháp. Phật dạy đừng vội
tin lời Ngài, mà nghe xong phải suy nghĩ cho chín chắn coi đúng không cái
đã. Có những Pháp không đúng trong lúc này mà lại đúng vào lúc khác, nên
người học cần phải có sự sáng suốt nhận định theo hai chiều: khế lý và khế
cơ. Pháp mình nghe được phải đúng chân lý đã đành nhưng còn trình độ của
mình nên thực hành như thế nào cũng cần xét đến. Ví dụ với người đang hành
nghề đồ tể hay đánh cá khi nghe giới “không được sát sinh”, thì cần trước
hết tìm xem điều ấy có đúng không. Khi đã thấy là đúng, nhưng mình chưa bỏ
được thì nên thực hành theo từng giai đoạn, như đầu tiên làm “diệu hạnh”
nghĩa là kiêng sát sinh vào những ngày vía Phật, ngày rằm, vân vân rồi từ
từ giảm việc sát sinh khi không phải vì mưu sinh mà vì muốn làm giàu. Và
cuối cùng, có thể đổi sang nghề khác. Đó là cách tu tuần tự. Tất cả các
giới pháp khác cũng vậy, phải xét trình độ mình có thể theo Pháp đến mức
nào, và cố thực hành dù ở mức thấp nhất. Như thế là biết cách xoay xở để
sử dụng cái chìa khóa Phật pháp để dần dần thoát vòng nghiệp chướng. Trong
kinh Bách Dụ, Phật có kể chuyện một người khát nước gần chết nhưng khi gặp
một con sông thì lại không chịu uống, bảo rằng nước nhiều quá làm sao tôi
uống cho hết được, và cuối cùng phải chết khát bên dòng sông. Đấy là thái
độ người nghe Pháp thật nhiều mà không thực hành, vì cứ nghĩ Pháp Phật quá
sâu rộng cao xa mà mình quá kém cỏi.
Một khía
cạnh thứ ba của việc học Pháp là TU TUỆ, nghĩa là áp dựng Pháp vào
đời sống hàng ngày sau khi chọn lựa những gì thích hợp cho trình độ mình.
Đôi khi thầy dạy một điều rất cao mình phải biết là mình chưa đạt tới
trình độ ấy, chưa áp dụng được, nhưng đừng vội phủ nhận vì một thời gian
sau, nếu tinh tiến tu hành sẽ có lúc mình đạt đến chỗ ấy. Ngày xưa ở Tây
Tạng có một ông vua rất hâm mộ Phật pháp, mời một pháp sư nổi tiếng về
kinh đô giảng cho cả triều đình. Pháp sư này tu Bát nhã đã chứng Tính
không nên giảng toàn về Không, tứ đại ngũ uẩn giai không, phàm thánh giai
không, sinh tử niết bàn cũng giai không, tội phúc cũng giai không... Vị
vua nghe Pháp sư giảng xong rất thích thú nhưng đồng thời cũng thấy thật
nguy hiểm để cho ông này sống, vì ông nói quá hay, nếu để ông giảng cái
Không ấy cho thần dân thì không còn ai tu hành gì nữa... Và vua cũng muốn
thí nghiệm coi pháp sư có thực chứng Tứ đại giai không không hay chỉ nói
nơi lỗ miệng. Bèn đem pháp sư ra xử trảm.
Pháp sư
quả đã thực chứng tính không nên trước cái chết ông không biến sắc. Sau đó
vua thỉnh một vị thầy khác về kinh đô giảng Pháp, vị này lúc đầu nói về
nhân quả nghiệp báo, làm lành gặp lành làm ác gặp dữ, bởi thế cần phải làm
lành lánh dữ, nếu muốn gặp lành không muốn gặp dữ. Ai cũng muốn lành thế
mà lại làm ác, không ai muốn gặp dữ thế mà ít ai chịu làm điều lành, vì
mâu thuẫn như thế nên thế gian này đầy những rối ren đau khổ. Muốn làm
lành lánh dữ cần phải có trí tuệ phân biệt cho đúng cái gì thực là lành,
cái gì thực là dữ. ông vua nghe pháp này rất lấy làm hài lòng, bèn hỏi:
“Thế thì tính không có phải là Phật pháp hay không? Hay đó là chủ thuyết
tà ngụy?”. Vị pháp sư này tâu: “Tâu bệ hạ, tính không mới là cốt tủy của
Phật pháp. Sau khi đã thuần thục trong việc bỏ ác làm lành, vua phải an
trú tâm vắng lặng không vướng bận quả báo, thì mới là điều lành tối
thượng. Nếu còn vướng một điều lành nào thì cũng chưa thực sự giải thoát,
vì sẽ ham hưởng quả báo ở cõi trời, nghĩa là vẫn còn quanh quẩn trong tam
giới”. Sau một thời gian tu tập vua mới thấm ý nghĩa Tính không này, và vô
cùng ân hận vì đã lỡ giết mất một bậc minh sư.
Đấy là
tai hại của việc nghe pháp mà không tư duy tu tập và vội vàng kết luận về
pháp mình đã nghe, không suy xét trình độ bản thân mình.
IV.
KẾT LUẬN
Khi nghe
Pháp tối thượng về Tính không, ta nên cẩn thận suy xét lời giảng sư nói,
rồi chiêm nghiệm coi mình tu hành đã đến trình độ đó hay chưa. Nếu chưa,
thì khoan làm theo nhưng phải thấy được đấy là pháp tối thượng để không
mất hướng mục tiêu giải thoát. Vì Pháp chung quy chỉ là ĐƯỜNG LỐI GIẢI
THOÁT. Giải thoát là hết chấp trước. Nhưng có nhiều cách chấp. Khi còn
phàm phu ta chấp vào ăn mặc ở, vào sắc thanh hương vị xúc, nên khởi sự ta
phải tu hạnh từ bỏ, thiểu dục tri túc, nghĩa là tu GIỚI. Đó là chặng đầu
của giải thoát. Khi giới hạnh thanh tịnh, cảm thấy tâm yên ổn không có gì
ân hận, tâm được định tĩnh, mới thấy rõ cái gì là thiện cần làm cái gì là
ác cần tránh. Đó là chặng gíữa của con đường giải thoát. Nhưng còn vướng
bận về thiện ác, còn ôm giữ quả báo nghĩa là còn ngã chấp thì cũng chưa
thực sự giải thoát, nên cần phải buông xả, đạt đến VÔ NIỆM VÔ TRÚ VÔ TƯỚNG
như lời dạy của tổ Huệ năng thì mới là giải thoát thực sự, tức là khai mở
tri kiến Phật để thấy được Tính không:
“Bản lai
vô nhất vật, hà xứ nhá trần ai?”
Nghe như
vậy, có người khởi lên ý nghĩ “tôi cần phải buông xả” thì lại là một sự
trói buộc khác. Cho nên, cứ theo nguyên tắc là tất cả ác nên tránh, tất cả
lành nên làm, rồi tùy khả năng mà làm lành lánh dữ nhưng trong tâm không
nghĩ đến quả báo. Khi nào đúng thời tiết nhân duyên, thì giải thoát tự
đến, như cứ chăm sóc cây cối thì đúng kỳ sẽ có hoa trái, chứ không phải
muốn mà được Nhưng việc tu tâm có hơi khác ở chỗ, ta có thể thấy được tiền
vị của Niết bàn, trong khi tu nhân ta đã thấy được cái quả lấp ló. Muốn
thực nghiệm, hãy buông bỏ mọi mong cầu, ngay cả mong cầu giải thoát, không
nghĩ thiện không nghĩ ác, để tâm hoàn toàn vắng lặng mà vẫn tỉnh táo.
Trạng thái VÔ NIỆM ấy là tin tức về bản lai diện mục, về niết bàn. Nhưng
một niệm sau đó muốn kéo dài giây phút ấy ra tức là đã lọt vào tam đồ lục
đạo.
TIẾN
TRÌNH CHẾT
^
(Trung ấm Pháp Tính)
Viết theo giải thích của Sogyal Rinpoche về Tử thư Tây Tạng
Tiến
trình chết được giải thích cặn kẽ trong nhiều kinh sách Tây Tạng. Cốt yếu
nó gồm hai giai đoạn tan rã: một sự tan rã bên ngoài, khi các căn và tứ
đại phân tán, và một sự tan rã bên trong, thuộc về các ý tường và cảm xúc
thô và tế. Nhưng trước hết chúng ta cần hiểu rõ những thành phần của thể
xác và tâm thức ta, những thứ sẽ phân tán vào lúc chết.
Toàn thể
sinh tồn của ta được quyết định bởi các đại chủng: đất, nước, lửa, gió và
khoảng không. Nhờ các đại chủng này mà thân thể thành hình và tồn tại, và
khi chúng phân tán thì chúng ta chết. Chúng ta quen thuộc với những đại
chủng bên ngoài, những thứ định đoạt cách thế chúng ta sống, nhưng điều
đáng chú ý là những đại chủng bên ngoài này tác động ảnh hường lên các đại
chủng bên trong cơ thể ta như thế nào. Và tiềm năng cùng tính chất của năm
đại chủng này cùng hiện hữu trong tâm chúng ta. Khả năng của tâm thức để
làm nền tảng cho mọi kinh nghiệm là cái khả năng của đất (nên thường có
danh từ tâm địa); tính tương tục, dễ thích nghi của nó là nước (dòng tâm
thức); tính sáng suốt, khả năng nhận thức của nó là lửa (ánh sáng trí
tuệ); tính chuyển động liên tục của nó là gió (tâm viên ý mã); và tính
trống rỗng vô giới hạn của nó là hư không (bầu trời tâm thức).
Truyền
thống Mật tông Tây tạng nêu lên một giải thích về thân xác hoàn toàn khác
với lối giải thích mà chúng ta vẫn quen thuộc. Đây là một hệ
thống tâm vật lý, gồm một mạng lưới năng động với
những huyệt đạo vi tế, “khí” hay nội khí, và tinh thần. Những thứ này Phạn
ngữ gọi là nadi, prana và bindu (tinh khí thần); Tạng ngữ gọi là tsa, lung
và tiklé. Chúng ta quen thuộc với một thứ tương tự trong y học và châm cứu
Trung Quốc là các kinh mạch và khí huyết.
Thân
người được các bậc thầy ví như một đô thị, các kinh mạch giống như đường
sá, khí như ngựa, tâm như người cỡi. Có 72.000 kinh mạch vi tế trong thân
thể, nhưng có ba kinh mạch chính: trung ương, chạy dọc cột sống, và kinh
mạch bên trái và phải chạy hai bên kinh mạch trung ương. Hai kinh mạch
phải, trái cuộn quanh kinh mạch giữa tại một số điểm để làm thành một dãy
“gút”. Dọc theo kinh mạch chính có một số “luân xa” chakras, trung tâm
năng lượng từ đấy những kinh mạch phân ra như những cọng dù. Qua những
kinh mạch ấy “khí” tuôn chảy, còn gọi là nội khí. Có năm khí gốc và năm
khí ngành ngọn. Mỗi khí gốc nâng đỡ một đại chủng và chịu trách nhiệm về
một vận hành của cơ thể con người. Những khí ngành ngọn giúp cho các giác
quan hoạt động. Những khí nào chảy qua tất cả các kinh mạch khác ngoài
kinh mạch giữa, đều được gọi là bất tịnh vì gợi lên những mẫu tư duy nhị
nguyên, tiêu cực Những khí ở huyệt đạo trung ương được gọi là “khí của trí
tuệ”.
“Tinh
chất” chứa đựng trong các huyệt đạo. Có tinh đỏ và trắng. Chỗ chứa chính
thức của tinh trắng là cái đỉnh đầu, và tinh đỏ ở nơi lỗ rốn.
Trong
thực hành yoga cao cấp, hệ thống này được hành giả quán rất rõ. Bằng cách
làm cho khí vào trong huyệt đạo trung ương nhờ năng lực thiền định một
hành giả có thể trực nhận ánh sáng căn bản hay “Điểm Linh quang” của tự
tính tâm. Điều này làm được vì tâm thức cỡi trên khí. Bằng cách hướng tâm
về một chỗ đặc biệt nào trên cơ thể mình, hành giả có thể đưa khí đến đấy.
Với cách ấy hành giả đang mô phỏng cái điều xảy ra lúc chết: khi những gút
trong các huyệt đạo dược bung ra, khí chảy vào huyệt đạo trung ương, và
hành giả đốn ngộ tức thì.
Sự kết
hợp của 5 uẩn sẽ tan rã khi chúng ta chết. Tiến trình chết là một tiến
trình duyên sinh phức tạp, trong đó những nhóm thuộc các khía cạnh tương
quan trong thân và tâm ta phân tán đồng thời. Khi phong đại biến mất thì
những thân hành và các giác quan suy sụp. Những luân xa hay trung tâm năng
lượng sụp đổ, và vì không có những luồng gió nâng đỡ chúng, nên các đại
chủng liên tiếp tan rã từ thô nhất đến tế nhất. Kết quả là mỗi giai đoạn
của quá trình tan rã đều có hiệu quả vật lý và tâm lý trên người sắp chết,
và được phản chiếu bằng những triệu chứng vật lý bên ngoài cũng như kinh
nghiệm tâm lý bên trong.
SỰ TAN
RÃ BÊN NGOÀI
Sự tan rã
bên ngoài xảy ra khi các giác quan và tứ đại phân tán. Điều trước tiên
chúng ta có thể ý thức là các giác quan ta ngưng hoạt động như thế nào. Sẽ
đến một lức khi nằm trên tử sàng, ta không thể hiểu được một lời nào của
mọi người xung quanh, dù vẫn nghe giọng nói của họ. Đây là dấu hiệu nhĩ
thức đã ngưng hoạt động. Ta nhìn một vật trước mắt, mà chỉ có thể thấy
hình dạng lờ mờ, không rõ chi tiết. Đấy là dấu hiệu nhãn thức đã suy.
Tương tự đối với các khả năng ngửi, nếm, sờ. Đó là giai đoạn đầu tiên của
tiến trình tan rã.
Bốn giai
đoạn tan rã kế tiếp đi kèm với sự tan rã của bốn đại:
1. Địa
đại tan rã
Thân xác
chúng ta khởi sự mất hết sức mạnh. Chúng ta kiệt quệ không còn chút năng
lực nào; không thể đứng lên, ngồi thẳng, hay cầm bất cứ vật gì Ta không
còn giữ được cái đầu của ta. Ta cảm thấy như mình đang té xuống, đang nhận
chìm xuống đất, hay đang bị một sức nặng ghê gớm nghiền nát. Kinh điển mô
tả nó như là một trái núi khổng lồ đang ép xuống, và ta đang bị nó nghiền
nát. Ta cảm thấy nặng nề, khó chịu trong bất cứ tư thế nào. Ta có thể yêu
cầu dỡ ta lên, chồng gối cao lên, lấy hết chăn trên người ra. Màu da của
ta phai nhạt và một màu tái xanh xuất hiện. Má ta hóp lại và những vết đen
xuất hiện trên răng. Càng lúc ta càng thấy khó mở mắt nhắm mắt. Khi sắc
uẩn phân tán, ta trở nên yếu đuối mong manh. Tâm ta dao động, nói nhảm,
nhưng rồi lại chìm vào hôn trầm. Đấy là những dấu hiệu địa đại đang rút
vào thủy đại, và khả năng của thủy đại bây giờ rõ rệt hơn. Bởi thế “Dấu
hiệu bí mật” xuất hiện trong tâm ta lúc đó là, ta thấy một hình ảnh chập
chờn.
2.
Thủy đại tan rã
Chúng ta
khởi sự mất khả năng kiểm soát chất lỏng trong thân. Mũi miệng ta bắt đầu
chảy nước. Đôi khi có nước mắt chảy ra, và ta có thể mất hết sự tự chế.
Lưỡi ta cứng lại, môi thụt vào, không còn chút sắc máu, miệng và cổ họng
bế tắc. Những lỗ mũi ta lún vào, và ta cảm thấy rất khát nước. Ta run rẩy,
co giật. Mùi tử khí bắt đầu phảng phất xung quanh. Khi thọ uẩn phân tán,
thì những cảm giác của thân yếu dần, khi khổ khi vui, lúc nóng lúc lạnh.
Tâm ta đâm ra mờ mịt, bất mãn, cáu tức, và nóng nảy. Một vài kinh điển nói
chúng ta cảm thấy như mình bị dìm trong đại dương hay cuốn trôi trong dòng
nước lớn.
Thủy đại
đang tan rã vào hỏa đại, bây giờ hỏa đại thắng lướt và có khả năng nâng đỡ
tâm thức. Bởi thế “dấu hiệu bí mật” là người sắp chết thấy một đám mờ như
khói cuộn.
3. Hỏa
đại tan rã
Miệng và
mũi chúng ta hoàn toàn khô cạn. Tất cả hơi ấm trong cơ thể bắt đầu mất
dần, từ chân tay cho đến tim. Có thể có một luồng khói xuất từ đỉnh đầu.
Hơi thở lạnh giá khi qua miệng và mũi. Ta không còn có thể uống hay tiêu
hóa bất cứ thứ gì. Tưởng uẩn đang phân tán, và tâm ta lơ lửng giữa sáng
suốt và mê mờ. Ta không thể nhớ được tên bà con bè bạn, hay nhận ra họ là
ai. Càng lúc ta càng khó nhận ra cái gì bên ngoài, vì âm thanh và cái thấy
lẫn lộn.
Hỏa đại
dang tan vào phong đại, nên bây giờ nó không có thể làm nền tảng cho tâm
thức được nữa, mà khả năng của phong đại thì rõ rệt hơn. Bởi thể dấu hiệu
bí mật là những đóm sáng chập chờn trên một ngọn lửa mở ra, như những con
đom đóm.
4.
Phong đại tan rã
Khi gần
chết, càng lúc ta càng khó thở. Không khí dường như thoát ra ngõ yết hầu,
ta khởi sự thở hào hển. Những hơi thở vào càng lúc càng ngắn và khó nhọc,
hơi thở ra càng lúc càng dài. Mắt trợn trừng, ta nằm bất động. Khi hành
uẩn phân tán, tâm trở nên hoang dã, không biết gì về thế giới bên ngoài.
Ta khởi sự có những ảo giác. Nếu bình sinh đã tạo nhiều nghiệp ác, ta có
thể trông thấy những hình thù ghê rợn. Những ám ảnh và những giây phút
kinh hãi trong đời bây giờ quay lại, có khi ta cố la lên vì kinh hoàng.
Nếu đã sống một đời hiền thiện có lòng tử tế, xót thương, thì ta có thể
kinh nghiệm những cảnh thiên đường đầy hỉ lạc, và “gặp” những bạn bè thân
yêu hoặc những bậc giác ngộ. Với những người đã sống đời lương thiện, thì
khi chết có sự an bình thay vì hãi sợ.
Điều đang
xảy đến là phong đại đang tan vào tâm thức. Những ngọn gió đều tập hợp lại
trong “khí nâng đỡ đời sống” nằm ở tim. Bởi thế “dấu hiệu bí mật” là
(người chết) thấy một ngọn đuốc hay đèn đỏ rực. Hơi thở vào càng nông cạn,
hơi thở ra càng sâu. Ở thời điểm này, máu tụ lại đi vào trong “kinh mạch
của sự sống” nằm chính giữa tim ta. Ba giọt máu lần lượt tụ lại, gây nên
ba hơi thở hắt ra cuối cùng. Rồi thình lình, hơi thở chúng ta chấm dứt.
Chỉ một chút hơi ấm còn lại nơi tim ta. Mọi dấu hiệu của sự sống không
còn, và đây là điểm mà sự xét nghiệm lâm sàng cho là “chết”. Nhưng những
bậc thầy Tây tạng nói đến một tiến trình bên trong vẫn còn tiếp diễn. Thời
gian giữa sự ngưng thở và thời gian chấm dứt “hơi thở bên trong” được cho
là “khoảng chừng bữa ăn”, tức khoảng hai mươi phút. Nhưng không có gì chắc
chắn, và toàn thể tiến trình này có thể xảy ra rất nhanh.
SỰ TAN
RÃ BÊN TRONG
Trong quá
trình tan rã ở nội tâm, ở đấy những tâm trạng và cảm xúc từ thô đến tế tan
rã, ta gặp bốn tầng lớp tâm thức vi tế. Ở đây tiến trình chết phản ảnh
ngược lại với tiến trình đầu thai. Khi tinh huyết cha mẹ gặp gỡ, tâm thức
ta do nghiệp thúc đẩy, bị kéo vào. Trong thời kỳ phát triển bào thai, tinh
chất của cha, một hạt nhân “trắng và phúc lạc” an trú trong luân xa trên
đỉnh đầu, trên cùng của huyệt đạo trung ương. Tinh chất người mẹ, một hạt
nhân “đỏ và nóng”, an trú trong luân xa được nói là dưới rốn chừng bốn
ngón tay. Chính từ nơi hai tinh chất này mà những giai đoạn kế tiếp của sự
tan rã xảy ra. Với sự biến mất của ngọn gió giữ nó tại đấy, tinh chất màu
trắng đi xuống huyệt đạo về phía trái tim. Bên ngoài có tướng màu trắng
hiện ra như “một bầu trời trong sáng dưới ánh trăng”. Bên trong, ý thức
chúng ta trở nên vô cùng sáng suốt, và tất cả những tâm trạng do sân giận,
gồm 33 thứ, đi đến chấm dứt. Giai đoạn này gọi là “Xuất hiện”. Rồi tinh
chất của mẹ bắt đầu đi lên qua huyệt đạo trung ương, khi ngọn gió giữ nó
nguyên chỗ đã biến mất. Tướng bên ngoài là một màu “đỏ” như mặt trời chiếu
trên nền trời trong. Bên trong, có một cảm giác phúc lạc phát sinh, và
những tâm trạng do tham dục, gồm 40 thứ tất cả, ngưng hoạt động. Giai đoạn
này gọi là “Tăng trưởng”.
Khi hai
tinh chất đỏ trắng gặp gỡ ở tim, tâm thức được kèm theo trong ấy. Tulki
Urgyen Rinpoche, một bậc thầy lỗi lạc ở Nepal, nói: “Kinh nghiệm ấy giống
như bầu trời và trái đất gặp nhau”. Bên ngoài, chúng ta thấy xuất hiện một
màu “đen”, giống như một bầu trời trống rỗng chìm trong màn đêm dày đặc.
Tướng bên trong là một trạng thái tâm thức không có tư tưởng. Bảy
trạng thái tâm do ngu si và vọng tưởng đi đến chấm
dứt. Điều này được gọi là “Thành tựu”. Khi chúng ta tỉnh lại, ánh sáng Căn
bản lóe lên như một bầu trời vô nhiễm không mây mù. Đôi khi đấy gọi là
“tâm với ánh sáng của sự chết”. Đức Dalai Lama nói: “Tâm thức này là tâm
thức sâu xa nhất. Chúng ta gọi nó là Phật tính, suối nguồn thực sự của mọi
thức. Dòng tương tục của tâm thức này kéo dài ngay cả đến khi thành Phật
quả”.
Người ta
thường ví trạng thái trung ấm sau khi chết với hình ảnh một người nữ tài
tử đẹp ngồi trước tấm gương soi. Buổi trình diễn cuối cùng của nàng sắp
bắt đầu, nàng đang đánh son phấn và kiểm soát lại một lần cuối toàn thể
dáng dấp mình trước khi bước ra sân khấu. Cũng thế, vào lúc chết bậc thầy
khai thị cho ta tinh yếu của giáo lý trong tấm gương của tự tính tâm và
trực chỉ cho ta trọng tâm của sự tu tập. Nếu bậc thầy không hiện diện, thì
những bạn đạo có duyên với ta nên có mặt để giúp ta nhớ lại.
Người ta
bảo thời gian tốt nhất để khai thị là sau khi hơi ra đã ngưng, và trước
khi “nội khí” vận hành bên trong chấm dứt; mặc dù bảo đảm nhất là bắt đầu
khai thị trong tiến trình chết, trước khi các giác quan hoàn toàn suy sụp.
Nếu bạn không có cơ hội gặp thầy ngay trước khi chết, thì phải thụ giáo và
tập cho quen với những chỉ dẫn này trước.
Những
hành giả thượng thặng về Dzogchen, đã hoàn toàn trực nhận tự tính tâm
trong suốt đời họ, nên khi chết, họ chỉ cần tiếp tục an trú trong trạng
thái Tính giác, khi làm cuộc chuyển tiếp qua sự chết. Họ không cần chuyển
di tâm thức vào một vị Phật nào hay cõi Phật nào, vì họ đã thực chứng tâm
giác ngộ của chư Phật ngay trong chính họ. Cái chết đối với họ là giải
thoát tối hậu – cao điểm của sự chứng đắc, tột đỉnh của một đời tu tập. Tử
thư Tây tạng chỉ có vài lời này để nhắc nhở một hành giả như vậy: “Thưa
thượng nhân, bây giờ ánh sáng Căn bản đã ló dạng. Hãy nhận ra, và an trú
trong sự tu tập”.
THỜI
GIAN CỦA ÁNH SÁNG CĂN BẢN
Ánh sáng
căn bản xuất hiện; đối với một hành giả, nó kéo dài bao lâu vị ấy an trú
không tán loạn trong tự tính tâm. Nhưng đối với phần đông, nó kéo dài
không lâu hơn một búng tay, và với vài người, nó kéo dài “khoảng chừng một
bữa ăn”. Phần đông người tuyệt nhiên không nhận ra ánh sáng Căn bản, mà
thay vì thế, rơi vào một trạng thái ngất xỉu có thể kéo dài ba ngày rưỡi.
Sau đó thần thức mới thực sự rời khỏi thể xác.
Mặc dù
mọi rối ren mờ mịt của chúng ta đã chấm dứt lúc thân ta chết, song thay vì
quy phục, đón nhận ánh sáng, thì vì sợ hãi và vô minh, chúng ta lùi lại,
và theo bản năng, bám lấy những gì ta đã từng bám giữ. Đấy chính là nguyên
nhân ngăn cản chúng ta lợi dụng thời điểm mãnh liệt này làm cơ hội giải
thoát. Padmasambhava nói: “Tất cả hữu tình đã sống và chết vô số lần.
Chúng đã nhiều lần kinh nghiệm ánh sáng khôn tả này. Nhưng vì bị bóng tối
vô minh làm mờ mịt, chúng vẫn lang thang bất tận trong sinh tử”.
Khi ánh
sáng Căn bản ló dạng, thì vấn đề then chốt sẽ là mức độ an trú tự tính nơi
ta, mức độ hợp nhất bản chất tuyệt đối và đời sống hàng ngày nơi ta, và
mức độ thanh lọc tâm phàm tình nơi ta, để thể nhập trạng thái trong sáng
nguyên ủy.
MẸ CON
GẶP GỠ
Có một
phương pháp theo đó chúng ta có thể sẵn sàng chuẩn bị để nhận ra khi Ánh
sáng Căn bản xuất hiện vào lúc chết. Đấy là phương pháp thiền tối thượng
gọi là “hợp nhất giữa hai ánh sáng”, hay còn gọi là “Sự tan hòa giữa Ánh
sáng Mẹ và Ánh sáng Con”.
Ánh sáng
Mẹ là cái tên mà ta đặt cho ánh sáng Căn bản. Đấy là bản chất nội tại của
mọi sự vật nằm bên dưới toàn thể kinh nghiệm của ta, và thể hiện trong vẻ
sáng ngời nguyên vẹn của nó vào lúc ta chết.
Ánh sáng
Con, còn gọi là ánh sáng Đạo lộ, là tự tính của tâm ta, cái mà nếu được
thầy khai thị và chúng ta trực nhận, thì ta có thể dần dần an trú nó nhờ
thiền định, và hội nhập nó vào sự sống hàng ngày. Khi sự hội nhập đã được
toàn triệt, thì sự trực nhận cũng toàn triệt, và sự chứng ngộ xảy đến.
Mặc dù
Ánh sáng Căn bản là bản chất nội tại của tâm ta và là bản chất của mọi sự
vật, song ta không nhận ra nó, thành thử nó hầu như bị khuất lấp Ta có thể
ví Ánh sáng Con như là cái chìa khóa mà bậc thầy trao cho ta để mở cánh
cửa nhận thức, để nhận ra được Ánh sáng Căn bản, mỗi khi gặp cơ hội.
Hãy tưởng
tượng bạn phải đi đón một người bạn chưa từng quen biết. Nếu bạn không có
một tấm ảnh của người ấy, thì có thể người ấy đã đi qua mà bạn không thấy.
Nhưng khi đã có tấm ảnh thì bạn có thể nhận ra người ấy ngay khi thấy họ.
Một khi
tự tính tâm đã được khai thị cho bạn, và bạn đã trực nhận, tức là bạn có
chìa khóa để trực nhận lần khác. Nhưng, cũng như bạn phải giữ tấm ảnh và
nhìn nó luôn luôn, để có thể nhận ra người kia khi gặp họ; cũng vậy, bạn
phải tiếp tục an trú sự trực nhận tâm bản nhiên (tự tính tâm) qua sự
thường xuyên thực tập. Khi ấy sự trực nhận trở thành thâm căn cố đế nơi
bạn, thành một phần của bạn, đến nỗi gặp là nhận ra ngay không cần bức
ảnh. Vậy, sau khi thực hành sự trực nhận bản tâm đã thuần, thì vào lúc
chết, khi Ánh sáng Căn bản xuất hiện, bạn có thể nhận ra nó và hòa nhập
với nó một cách tự nhiên “như con thơ sà vào lòng mẹ”, như các bậc thầy
ngày xưa đã nói, hay như gặp bạn cố tri, hay như sông chảy vào biển.
Sự chấm
dứt tiến trình tan rã và xuất hiện Ánh sáng Căn bản, đã mở ra một chiều
không gian hoàn toàn mới mẻ. Một cách giản dị để giải thích điều này là so
sánh với cách đêm chuyển thành ngày. Giai đoạn cuối của tiến trình tan rã
khi chết là kinh nghiệm màu đen của giai đoạn thành tựu. Nó được mô tả
“giống như bầu trời trùm trong màn đêm u tối”. Sự sinh khởi Ánh sáng Căn
bản là như ánh sáng trong bầu trời trống rỗng không mây ngay trước lúc
bình minh. Bây giờ, dần dần mặt trời pháp tính bắt đầu lên cao trong vẻ
tráng lệ huy hoàng của nó, thắp sáng mọi đường cong của trái đất ở mọi
hướng. Tia sáng của tính giác xuất hiện một cách tự nhiên và tỏa ra thành
ánh sáng và năng lượng.
Cũng như
mặt trời lên trong bầu trời trong sáng trống rỗng, sự xuất hiện ánh sáng
của bardo pháp tính cũng sẽ nổi lên từ không gian lan khắp của Ánh sáng
Căn bản. Cái tên chúng ta đặt cho sự trình diễn của âm thanh, ánh sáng và
màu sắc này là “hiện diện tự nhiên”, vì nó vẫn luôn luôn hiện diện trong
tâm, trong sự “trong sáng nguyên ủy”, vốn là nền tảng của nó. Điều thực
sự xảy ra là một tiến trình hiển bày, trong đó tâm và bản chất căn để của
nó dần dần trở nên rõ rệt. Bạt đô pháp tính là nột giai đoạn trong tiến
trình ấy. Vì chính qua bối cảnh ánh sáng và năng lượng này mà tâm hiển thị
trạng thái thuần tịnh nhất của nó là Ánh sáng căn bản, để tiến đến sự hiển
hiện của nó thành hình dạng trong bạt đô kế tiếp, nghĩa là bạt đô tái
sinh.
Một điều
rất đáng chú ý là vật lý học tân thời cũng đã chứng minh rằng khi tra tầm
vật chất đến chỗ cùng cực, thì nó được hiển bày dưới dạng một biển năng
lượng và ánh sáng. Nhà vật lý David Bohm nhận xét: “Dường như thể vật chất
là ánh sáng được cô đọng lại, được làm cho đông lại... tất cả vật chất là
một kết tinh của ánh sáng thành những mẫu mực di chuyển qua lại với tốc độ
trung bình chậm hơn tốc độ ánh sáng”. Vật lý học tân thời cũng khám phá
ánh sáng có nhiều phương diện: “Nó đồng thời là năng lượng và cũng là
thông tin – nội dung, hình dáng, cơ cấu. Nó là tiềm năng của mọi sự”.
Bạt đô
pháp tính có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn trình bày một cơ hội khác nữa để
giải thoát. Nếu cơ hội này không được bắt lấy, thì giai đoạn kế tiếp sẽ mở
ra. Sự giải thích ở đây về bạt đô pháp tính bắt nguồn từ mật điển
Dzogchen, trong đó nói rằng chỉ nhờ pháp tu cao cấp đặc biệt gọi là Togal,
người ta mới có thể hiểu ý nghĩa thực sự của bạt đô pháp tính. Ngay cả
trong Tử thư Tây tạng, vốn cũng thuộc giáo lý Dzogchen, chuỗi liên tục bốn
giai đoạn này cũng chỉ nói mơ hồ, hầu như hơi ẩn mật, và không xuất hiện
trong một cơ cấu trật tự rõ ràng.
Tuy
nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng danh từ chỉ có thể cho một vài khái niệm về
những gì có thể xảy ra trong bạt đô pháp tính mà thôi. Chúng vẫn chỉ là
khái niệm, khi mà hành giả chưa kiện toàn pháp môn Togal. Đến khi ấy thì
những gì nói sau đây sẽ trở thành một kinh nghiệm cá nhân không thể chối
cãi.
1. Hư
không tan thành ánh sáng
Trong bạt
đô pháp tính, ta mang một cái thân bằng ánh sáng. Giai đoạn đầu của bạt đô
này là khi “hư không tan thành ánh sáng” .Thình lình ta ý thức dến một thế
giới âm thanh, ánh sáng và màu sắc. Tất cả những hình dạng quen thuộc
thường ngày đã hòa tan thành một phong cảnh ánh sáng lan khắp. Ánh sáng
này rực rỡ chói chang, trong suốt và nhiều màu, không bị giới hạn bởi một
chiều hướng nào, lóng lánh và luôn luôn chuyển động. Tử thư Tây tạng gọi
nó “giống như một ảo giác trên đồng trống trong hơi nóng mùa hè”. Màu sắc
của nó là biểu hiện tự nhiên của thể tính tứ đại trong tâm: hư không màu
xanh, nước trắng, đất vàng, lửa đỏ, và gió lục.
Những
tướng sáng chói chang ấy trong bạt đô pháp tính an trú lâu mau hoàn toàn
tùy thuộc mức độ an trú pháp môn Togal. Chỉ khi thực sự làm chủ pháp môn
này ta mới có thể ổn định kinh nghiệm ấy và sử dụng nó để đạt giải thoát.
Nếu không, bạt đô pháp tính chỉ lóe lên như một làn chớp, mau đến độ ta
không ngờ nó đã xẹt tới nữa. Cần phải nhấn mạnh một lần nữa rằng chỉ một
hành giả Togal mới có thể có sự trực nhận vô cùng quan trọng này, đó là,
những biểu hiện ánh sáng chói lọi này không hiện hữu ngoài “tự tính giác”
của tâm.
2. Ánh
sáng tan thành Nhất thể: Cảnh giới Chư thiên
Nếu người
chết không thể nhận ra đấy là biểu hiện tự nhiên của Tính giác – Rigpa,
thì những quang sắc giản đơn khi ấy khởi sự hòa vào nhau, cô đọng lại
thành những điểm sáng hay những trái cầu bằng ánh sáng đủ cỡ, gọi là
tiklé. Trong những trái cầu sáng này, “những mandala chư thần an lạc và
phẫn nộ” xuất hiện, khi những trái cầu khổng lồ bằng ánh sáng tụ lại,
dường như chiếm trọn cả không gian.
Đây là
giai đoạn thứ hai, gọi là “ánh sáng tan thành nhất thể”, trong đó ánh sáng
xuất hiện dưới hình dạng những đức Phật hay chư thiên đủ cỡ, đủ màu sắc
hình dạng, cầm những đồ phụ tùng khác nhau. Ánh sáng họ chiếu ra thật chói
chang làm lòa mắt, âm thanh thì ghê rợn như ngàn tiếng sấm sét nổi lên,
còn những tia sáng thì như những tia laser đâm thủng mọi sự.
Đấy là
“bốn mươi hai thần an lạc và năm mươi tám thần phẫn nộ” mô tả trong Tử thư
Tây tạng. Những vị này xuất hiện trong một giai đoạn vài “ngày”, ở trong
những cảnh giới (mandala) đặc biệt của họ gồm từng nhóm năm. Hình ảnh này
chiếm trọn bầu trời bên trong tâm thức ta với một cường độ mãnh liệt mà
nếu ta không nhận ra thực chất của nó, thì nó có vẻ đe dọa ghê gớm. Ta bị
ngốn ngấu trong nỗi sợ hãi kinh hoàng, và ta ngất xỉu.
Từ chính
ta và từ những vị thần ấy, có những chùm tia sáng nhỏ nhiệm tỏa ra, hòa
tâm ta với chư thiên. Vô số trái cầu sáng xuất hiện trong những tia sáng
càng tăng thêm rồi “cuộn lại”, khi tất cả chư thần đều tan vào trong tâm
ta.
3.
Nhất thể tan thành Trí tuệ
Nếu ta
vẫn chưa nhận ra được và an trú, thì giai đoạn kế tiếp mở ra, gọi là “nhất
thể tan thành trí tuệ”.
Một chùm
tia sáng nhỏ nhiệm khác tuôn phát từ tim, và một ảo tượng khổng lồ mở ra;
tuy nhiên từng chi tiết vẫn sáng sủa rõ ràng. Đây là sự trình bày những
khía cạnh khác nhau của trí tuệ, hiện ra một lượt dưới dạng những tấm thảm
trải ra bằng ánh sáng và trái cầu sáng rực rỡ:
Đầu tiên,
trên một tấm thảm ánh sáng màu xanh lục, xuất hiện những trái cầu sáng màu
xa-phia xanh, gồm những nhóm năm. Phía trên đó, trên một tấm thảm ánh sáng
trắng, xuất hiện những trái cầu sáng chói lọi trắng như pha lê. Trên nữa,
trên một thảm ánh sáng vàng nhạt, xuất hiện những trái cầu sáng màu vàng
ròng, và trên nữa, một thảm ánh sáng đỏ nâng đỡ những trái cầu sáng đỏ màu
hổ phách. Trên tất cả là một trái cầu ánh sáng rực rỡ như một cái lọng tỏa
ra làm bằng lông chim công.
Sự trình
diễn những quang sắc sáng chói này là biểu hiện của năm trí: pháp giới thể
tính trí, giống như hư không cùng khắp; đại viên cảnh trí, bình đẳng tính
trí, diệu quan sát trí và thành sở tác trí. Nhưng vì trí Thành sở tác chỉ
kiện toàn được vào lúc giác ngộ, nên nó chưa hiện ra ở đây. Bởi thế mà
không có thảm ánh sáng màu lục và những trái cầu sáng, tuy thế nó nội tại
trong tất cả màu sắc khác. Điều được biểu hiện ở đây là tiềm năng giác ngộ
của ta. Thành sở tác trí chỉ xuất hiện khi ta thành phật.
Nếu bạn
không đạt giải thoát ở đây nhờ an trú không tán loạn vào tự tính tâm, thì
những tấm thảm ánh sáng và những trái cầu sáng trong đó, cùng với tự tính
bạn, tất cả sẽ tan vào trong trái cầu sáng như cái lọng lông chim công.
4. Trí
tuệ tan thành Hiện diện tự nhiên
Điều này
báo hiệu giai đoạn cuối cùng của bạt đô pháp tính, “trí tuệ tan thành hiện
diện tự nhiên”. Bây giờ, toàn thể thực tại trưng ra trong một cuộc trưng
bày vĩ đại. Trước hết trạng thái thanh tịnh nguyên ủy xuất hiện như một
bầu trời mở rộng không mây. Rồi chư thần an lạc và phẫn nộ xuất hiện, tiếp
theo là những cảnh giới chư Phật, và dưới đó là sáu cõi luân hồi. Tính
cách bao la vô hạn của cảnh tượng này thực hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng
thông thường của chúng ta. Mọi khả năng đều được trình bày: Từ trí tuệ và
gịải thoát cho đến mê mờ và tái sinh. Trong lúc ấy, ta tự thấy mình có
những khả năng nhận thức và trí nhớ sáng suốt, chẳng hạn, với sự sáng suốt
hoàn toàn, các giác quan không bị trở ngại, ta sẽ biết các đời trước và
đời sau, thấy suốt tâm địa người khác, và có tri kiến về cả sáu nẻo luân
hồi. Trong một thoáng, ta có thể nhớ lại một cách sống động tất cả những
giáo lý đã được nghe, và cả những giáo lý chưa từng nghe cũng thức dậy
trong tâm ta.
Toàn thể
cảnh tượng này sẽ tan biến trở lại vào tinh chất sơ nguyên của nó, như một
cái lều sụp đổ khi những sợi dây của nó đã bị cắt đứt.
Nếu ta có
được sự an trú bền vững để nhận ra những hiện tượng ấy là “tia tự chiếu”
từ Tính giác của tự tâm, thì ta sẽ được giải thoát. Nhưng nếu không có
kinh nghiệm của pháp tu Togal, ta không thể nào nhìn những vị thần “sáng
chói như mặt trời” ấy. Thay vì thế, ta đưa mắt nhìn xuống lục đạo theo
khuynh hướng tập quán nhiều đời trước. Chính những hình ảnh lục đạo mà ta
nhận ra, sẽ dụ dẫn ta trở lại vào lưới mê .
Trong Từ
thư Tây tạng, những thời kỳ nhiều “ngày” được dành cho những kinh nghiệm
về bạt đô pháp tính. Đây không phải là những ngày dương lịch hai mươi bốn
tiếng đồng hồ, bởi vì trong phạm vi pháp tính, chúng ta đã hoàn toàn vượt
ra ngoài mọi giới hạn thời không. Những “ngày” này là “ngày thiền quán”,
và ám chỉ thời gian mà chúng ta có thể an trú không tán loạn trong tính
giác của tâm, hay trong trạng thái nhất tâm. Nếu không có thực tập an trú
vững vàng trong thiền định, thì những ngày ấy có thể ngắn như một chớp
nhoáng, và sự xuất hiện chư thần an lạc và phẫn nộ sẽ mau chóng đến độ ta
không thể ghi nhận được.
Một gợi ý
khác để nhìn bạt đô pháp tính là, hãy xem nó như thế giới nhị nguyên được
hiển bày trong hình dạng thuần tịnh tối hậu của nó. Chúng ta được đưa ra
phương tiện để giải thoát, song đồng thời chúng ta cũng bị dụ dẫn bởi
tiếng gọi của những bản năng và tập quán. Ta kinh nghiệm năng lực thuần
tịnh của tâm linh, mà đồng thời cũng kinh nghiệm sự rối ren mờ mịt của nó.
Dường như thể ta đang được nhắc nhở phải làm một quyết định, phải chọn lựa
giữa đường này hay đường kia. Dĩ nhiên, chúng ta có được cái quyền chọn
lựa ấy hay không, còn tùy thuộc vào mức độ tu tập của ta trong lúc sống.
TRUNG ẤM TÁI SINH ^
Kính lễ Tam Bảo. Kính lễ các luận sư Jamyang
Khyentse Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche và Sogyal Rinpoche đã giải
thích giáo lý trung ấm.
Trước hết
nhắc lại có sáu trung ấm hay bạt đô: trung ấm trong mộng, trung ấm trong
đại định, trung ấm tự nhiên của đời sống; trung ấm đau đớn của cái chết;
trung ấm pháp tính (thời gian của Ánh sáng căn bản xuất hiện ngay sau khi
chết); và trung ấm tái sinh. Sở dĩ có trung ấm là vì tâm vô minh bất giác:
bất giác lúc sống, bất giác lúc chết, bất giác lúc gặp ánh sáng chân lý,
bất giác lúc tìm tái sinh.
Để hiểu
bạt đô tái sinh, có lẽ nên nói thêm về tính chất của tâm.
Tâm ta
bình thường cũng như vào lúc chết, có hai khía cạnh: tương đối và tuyệt
đối. Khía cạnh tương đối là cái tâm so đo tính toán, dong ruỗi theo đối
tượng 5 giác quan. Nó không ngừng thay đổi luôn luôn dao động giữa những
cảm xúc đối kháng như yêu và ghét, v.v.. nên thường mờ tối. Khía cạnh
tuyệt đối của tâm là không có thái độ chọn lựa nói trên, nên thường sáng
suốt với tia sáng nội tại. Lúc sống, bị thân xác chướng ngại, bị ám bởi
những phiền não liên hệ đến thân xác, nên dù một vị tu cao cũng khó mà
hằng sống với “bản lai diện mục” hay bản chất tuyệt đối ấy của tâm, gọi là
ánh sáng nội tại. Ngược lại, người phàm phu cực ác dù cả đời không biết
đến nó, ánh sáng ấy vẫn xuất hiện trước họ, ngay khi tắt thở. Vì ánh sáng
ấy là tinh chất của tứ đại, của tất cả mọi sự khi phân tích đến cùng. Sự
xuất hiện rực rỡ của Ánh sáng nội tại (còn gọi là Phật tính hay pháp tính)
là bình đẳng nơi người cực thiện cũng như cực ác Nhưng sự nhận ra và giải
thích ánh sáng ấy thì hoàn toàn khác nhau, và chính điều này đem lại giải
thoát hay rơi vào bạt đô tái sinh. Một bậc thầy về Dzogchen nhờ công phu
tu tập, khi chết sẽ hòa nhập tâm mình vào ánh sáng ấy và đạt giải thoát.
Ngược lại, phàm phu thì sợ hãi trước ánh sáng ấy và theo thói quen, tìm
cách ẩn nấp vào những ánh sáng mờ đục của lục đạo, và tạo nên trung ấm tái
sinh. Những khuynh hướng tập quán lâu đời vẫn tiềm ẩn sau hậu trường gọi
là “nền tảng của tâm phàm tình” để chờ cơ hội nhóm họp trở lại, chỉ tạm
thời giải tán khi ánh sáng căn bản ló dạng.
Các bậc
thầy về pháp môn Dzogchen nhờ đã quen làm chủ thân tâm, nên có thể an trú
rất lâu trong trạng thái hỷ lạc của trung ấm pháp tính khi họ đã chết trên
phương diện lâm sàng.
Một y sĩ
đã tường thuật cái chết của Karmapa, một bậc thầy mật tông tại một bệnh
viện lớn ở Chicago, Hoa kỳ vào năm 1981 như sau:
“Họ đưa
tôi vào phòng ba mươi sáu tiếng đồng hồ sau khi ngài chết. Tôi sờ vùng bên
phải, trên trái tim ngài, và thấy nó nóng hơn các chỗ khác. Đấy là một
điều mà y học không thể giải thích được”. (Trích dẫn Tạng Thư Sống Chết)
Thời gian
đó chính là lúc mà ngài an trú trong ánh sáng căn bản của tự tính tâm khi
nó xuất hiện.
Nhưng
phần đông chúng ta do nghiệp lực thúc đẩy lại trốn chạy ánh sáng ấy và bị
cuốn hút vào ánh sáng dịu của lục đạo đồng thời chiếu đến ta. Giai đoạn
cuối của bạt đô pháp tính này là “hiện diện tự nhiên”. Nếu ở giai đoạn này
ta vẫn chưa nhận ra được mọi sự diễn ra không ngoài tâm ta biến hiện, thì
ta sẽ kinh hoàng trước những hiện tượng ánh sáng và âm thanh ấy. Bản năng
muốn có một thân xác, cùng với những tập quán của nghiệp hay thói quen cũ
của ta bắt đầu tụ lại dưới dạng một thân ý sinh, và đấy là khởi đầu của
giai đoạn trung gian hay bạt đô kế tiếp: bạt đô tái sinh.
Danh từ
sipa trong sipa bạt đô, dịch là “Trung ấm tái sinh” cũng có nghĩa là “khả
năng” và “hiện hữư”. Trong trung ấm này, vì tâm thức không còn bị giới hạn
và ngăn che bởi cái thân vật lý bình thường, nên nó có khả năng vô biên
cho việc tái sinh trong các cõi.
Khía cạnh
nổi bật của bạt đô tái sinh là, ở đây tâm đóng vai trò quan trọng, trong
khi ở giai đoạn bạt đô pháp tính, thì mọi sự diễn ra trong phạm vi Tính
giác Rigpa, cốt lõi của tâm. Bởi thế trong bạt đô pháp tính, chúng ta có
một thân bằng ánh sáng, còn trong bạt đô tái sinh chúng ta có một thân do
ý sinh.
Trong bạt
đô tái sinh, tâm có được ánh sáng vô biên và sự di động không giới hạn,
nhưng hướng di chuyển của nó hoàn toàn được định đoạt bởi những khuynh
hướng tập quán cũ của ta. Vì vậy nó đưực gọi là bạt đô tái sinh. Kalu
Rinpoche nói: “Đó là hậu quả hoàn toàn thụ động, mù quáng của những nghiệp
đời trước, chúng ta hoàn toàn bị nghiệp thức lôi kéo”.
Từ trạng
thái thanh tịnh nhất của tâm là Ánh Sáng Căn Bản, qua ánh sáng và năng
lượng của nó, tức là những tướng hiện ra trong bạt đô pháp tính, bây giờ
tâm trải qua một biểu hiện thô hơn: thân ý sinh. Giai đoạn này gọi là
trung ấm hay bạt đô tái sinh. Những gì xảy ra ở giai đoạn này là một tiến
trình tan rã ngược lại: những ngọn gió lại xuất hiện, cùng với chúng là
những trạng thái tư tường liên hệ đến ngu si tham dục và giận dữ. Rồi, vì
ký ức về “thân nghiệp sinh” trong quá khứ của chúng ta đang còn mới mẻ,
chúng ta mang một “thân ý sinh”.
THÂN Ý
SINH
Thân ý
sinh của chúng ta trong bạt đô tái sinh mang một số đặc tính. Nó có đủ tất
cả giác quan, vô cùng nhẹ, sáng suốt và di động, và sự nhạy bén của nó
cũng được nói là gấp bảy lần trong đời sống thực. Nó có một số thần thông
lặt vặt không được ý thức kiểm soát, nhưng đem lại cho thân ý sinh khả
năng đọc được tâm người.
Lúc đầu
thân ý sinh có hình dạng giống thân thể trong đời vừa qua, nhưng không có
khuyết điểm, và đang ở độ tuổi thanh xuân. Dù khi sống ta có bị què quặt
hay ốm đau liệt giường, thì trong bạt đô tái sinh ta vẫn có được một thân
ý sinh toàn hảo. Điểm này dễ hiểu, vì thân ý sinh là do chính tâm ta tưởng
ra, do ước mong tiếp tục sống trở lại. Người già ưa nhớ lại những kỷ niệm
hồi niên thiếu, có thể nói đây là một tiền vị của tái sinh luân hồi.
Một trong
những giáo điển cổ của Dzogchen cho chúng ta biết thân ý sinh cỡ bằng một
đứa bé từ tám đến mười tuổi. Kẻ viết bài này cũng được nghe nhiều người
chưa từng biết đến Tử thư Tây tạng, kể rằng họ thấy người thân đã chết trở
về trong ngày cúng thất thất trai tuần, và ngạc nhiên vì người ấy biến
thành nhỏ bé.
Do năng
lực của tư duy khái niệm, gọi là “gió nghiệp”, thân ý sinh không thể ở yên
dù chỉ trong chốc lát. Nó không ngừng di động, và có thể đi
khắp nơi không bị trở ngại. Vì thân ý sinh không có
cơ sở vật lý, nên có thể đi xuyên qua tường hay vách núi.
Thân ý
sinh có thể thấy suốt những vật thể có ba chiều, nhưng vì thiếu tinh chất
vật lý của cha mẹ, nó chỉ thấy một ánh sáng mờ ảo ở đằng trước. Khi mang
thân ý sinh, ta có thể thấy những chúng sinh khác trong cõi trung ấm,
nhưng người sống không thể thấy chúng ta, ngoại trừ những người có thần
thông nhờ thiền định. Bởi thế chúng ta có thể gặp và nói chuyện vài giây
phút thoáng qua với nhiều kẻ đang du hành trong thế giới bạt dô (trung
ấm), nghĩa là những kẻ chết trước chúng ta.
Do sự có
mặt của năm uẩn đang thành hình, nên thân ý sinh đối với chúng ta dường
như chắc thực, và chúng ta vẫn còn cảm thấy những cơn đói
cồn cào. Giáo lý trung ấm dạy rằng thân ý sinh này
sống bằng mùi hương và rút dưỡng chất từ những đồ cúng được đem đốt, nhưng
nó cũng có thể hưởng được những đồ cúng đặc biệt nhân danh nó.
Trong
trạng thái này, hoạt động tâm ý rất nhanh: tư tưởng liên tục trôi qua
nhanh, và thân ý sinh có thể làm một lúc nhiều công việc. Tâm tiếp tục duy
trì những mẫu mực, thói quen lúc sống, nhất là thói quen bám víu những
kinh nghiệm, và thói quen tin rằng mọi sự tuyệt đối là thực có.
NHỮNG
KINH NGHIỆM CỦA CÕI TRUNG ẤM
Suốt
trong những tuần đầu trong cõi trung ấm (bạt đô), chúng ta có cảm tưởng
rằng mình là một người đàn ông hay một phụ nữ, hệt như trong đời vừa qua.
Chúng ta không nhận ra rằng mình đã chết. Chúng ta trở về nhà để gặp bà
con và những người thân yêu. Ta cố nói với họ, sờ vai họ. Nhưng họ không
trả lời, cũng không tỏ ra họ biết có ta ở đấy. Dù cố gắng bao nhiêu, ta
cũng không cách nào làm cho họ chú ý đến ta được. Ta bất lực đứng nhìn họ
khóc, hay ngồi thẫn thờ với cõi lòng tan nát vì cái chết của ta. Ta lại
còn cố một cách vô hiệu để sử dụng những đồ đạc của ta khi trước. Chỗ ta
ngồi nơi bàn ăn không còn dành cho ta nữa, và người ta đang làm những
chuẩn bị để thanh toán của cải của ta. Ta cảm thấy tức tối, bị thương tổn,
hằn học, “như một con cá quằn quại trên đất nóng”. Tử thư nói :
Nếu hết
sức quyến luyến cái thân xác của mình, thậm chí ta lại còn cố nhập vào nó
hay lảng vảng bên nó. Có những trường hợp quá khích là thân ý sinh lai
vãng gần tài sản hay xác của họ hàng tuần, hàng năm mà vẫn chưa có thể
nghĩ rằng mình đã chết. Chỉ khi họ thấy mình không có bóng in trên mặt
đất, không in dấu chân bước, cũng không phản chiếu trong gương, họ mới vỡ
lẽ.
Và nỗi
kinh hoàng khi nhận ra mình đã chết, làm cho họ ngất xỉu. Trong cõi trung
ấm tái sinh, ta sống lại tất cả những kinh nghiệm của đời vừa qua, ôn lại
những kỷ niệm đã từ lâu phai mờ trong ký ức, và thăm lại những nơi chốn
cũ, “dù chỉ là nơi ta chỉ có khạc nhổ trên đấy một lần”. Cứ bảy ngày một
lần, ta lại bị bắt buộc phải sống trở lại cái kinh nghiệm chết, với tất cả
nỗi đau khổ của nó. Và nên nhớ, mọi sự được tái diễn với một ý thức mãnh
liệt gấp bảy lần lúc sống. Và trong giai đoạn thoáng qua của trung ấm tái
sinh, mọi nghiệp ác của các đời trước trở lại, một cách cường liệt làm cho
tâm ta rối bời.
Cứ thế ta
một mình lang thang không ngừng qua thế giới trung ấm, kinh hoảng như
trong một cơn ác mộng. Và cũng hệt như trong mộng, ta tin rằng mình có một
cái thân vật lý, và mình thực sự hiện hữu. Tuy thế tất cả những kinh
nghiệm của bạt đô này chi do tâm biến ra, do nghiệp và những tập quán cũ
của ta tái diễn.
Những
ngọn gió của tứ đại trở về, và ta nghe những âm thanh to lớn của đất nước
gió lửa: tiếng núi lở, tiếng nước gầm, tiếng hỏa diệm sơn bốc cháy, tiếng
giông tố bão bùng. Khi ta hoảng hốt cố chạy thoát những thứ này, thì trong
bóng tối mờ ảo trước mặt ta mở ra ba hố thẳm trắng, đỏ, đen, sâu kinh
khủng. Tử thư nói đây là tâm giận dữ, tham dục và ngu si của ta biến ra.
Ta bị tấn công bởi những ngọn thác đổ, mưa đá bằng máu mủ; bị ám ảnh bởi
những âm thanh la hét của quỷ không đầu; bị săn duổi bởi những yêu quái và
thú dữ chuyên ăn thịt.
Bị ngốn
ngấu bởi nỗi hoảng sợ, bị thổi giạt qua lại như những nhị hoa bay trước
gió, ta lang thang vô vọng qua cõi trung ấm. Bị cơn đói khát dày vò, ta
tìm nơi trú chỗ này chỗ khác. Nhận thức của tâm ta thay đổi từng chặp, lúc
vui lúc buồn. Bỗng tâm ta đâm ra khao khát có một xác thân vật lý, nhưng
lại không thể tìm được, làm cho ta lại rơi vào đau khổ. Toàn thể khung
cảnh ấy đều do nghiệp ta un đúc, cũng như thế giới ác mộng do vọng tường
chúng ta tạo nên. Nếu bình thường lúc sống, ta có hành động tích cực, thì
kinh nghiệm và nhận thức chúng ta trong cõi trung ấm sẽ là hạnh phúc và an
lạc; nếu đời ta tác hại và làm người khác dau khổ, thì kinh nghiệm trong
cõi trung ấm của ta sẽ đầy đau đớn buồn sầu. Bởi thế Tử thư nói rằng những
người đánh cá, đồ tể, thợ săn đều bị tấn công bởi những hình ảnh ghê rợn
của những nạn nhân của họ trước kia.
ĐỘ DÀI
CỦA TRUNG ẤM TÁI SINH
Toàn thể
trung ấm tái sinh kéo dài trung bình bốn mươi chín ngày, và ít nhất là một
tuần. Nhưng cũng còn tùy, giống như hiện tại có người sống tới trăm tuổi,
trong khi kẻ khác chết non. Một số lại còn bị kẹt trong thế giới trung
gian để thành ma quỷ. Dudjom Rinpoche thường giải thích rằng suốt trong
hai mươi mốt ngày đầu của thời gian trung ấm, bạn vẫn còn có một ấn tượng
mạnh về đời sống vừa qua, bởi thế đây là giai đoạn quan trọng nhất để
người sống giúp đỡ người chết. Sau đó đời sống tương lai của bạn dần dần
thành hình, và trở thành ảnh hưởng chính.
Chúng ta
phải mang thân trung ấm cho đến khi nào nghiệp ta bắt liên lạc được với
cha mẹ tương lai. Nhưng có hai trường hợp đặc biệt không trải qua giai
đoạn trung ấm, mà đi ngay vào một tái sinh mới do tính cách cường liệt của
nghiệp lực. Trường hợp đầu tiên là những người đã sống một đời vô cùng lợi
lạc và tích cực, đã tu luyện tâm đến trình độ năng lực tu chứng đưa họ
trực tiếp vào một tái sinh tốt đẹp. Trường hợp thứ hai là những người đã
sống một đời tiêu cực tác hại, họ đọa rất nhanh xuống tái sinh kế tiếp,
bất cứ ở đâu.
NĂNG
LỰC CỦA TÂM
Vì trong
cảnh giới trung ấm, tâm ta rất nhẹ nhàng linh động và bén nhạy, nên bất cứ
tư tưởng nào khởi lên, tốt hay xấu, đều có ảnh hường và năng lực ghê gớm.
Vì không có một cơ thể vật lý làm nền tảng, nên những ý tường trở thành
thực tại. Hãy tưởng tượng sự buồn bã giận dữ khốc liệt mà ta có thể cảm
thấy khi trông thấy người sống làm đám tang cho ta quá sơ sài, hay bà con
tham lam đang tranh giành những vật sở hữu của ta, hay bạn bè mà ta rất
yêu mến, và ta tưởng cũng rất yêu mến ta, bây giờ đang nói về ta một cách
khinh miệt, thương tổn, hỗn hào. Một tình huống như vậy có thể rất nguy
hiểm, vì phản ứng bạo hành của ta có thể đưa ta thẳng đến một tái sinh bất
hạnh.
Như vậy,
năng lực mãnh liệt của tâm là vấn đề then chốt trong trung ấm tái sinh.
Trong giai đoạn này, ta hoàn toàn bị làm mồi cho những thói quen, và
khuynh hướng cố hữu mà ta đã dung dưỡng, để chúng tăng trường và thống trị
đời ta. Nếu bạn không kiểm soát những khuynh hướng ấy ngay bây giờ trong
khi sống, ngăn chúng xâm chiếm tâm bạn, thì trong trung ấm tái sinh, bạn
sẽ thành nạn nhân tội nghiệp của chúng, bị mãnh lực của chúng đưa đẩy. Một
sự giận dữ nhỏ nhặt trong trạng thái trung ấm cũng có thể có một ảnh hưởng
tai hại; bởi thế mà theo truyền thống, người đọc tử thư cho bạn lúc sắp
chết phải là người mà bạn có quan hệ tốt đẹp; nếu không, nội một việc nghe
âm thanh tiếng nói của y cũng đủ làm cho bạn nổi tam bành, và điều này sẽ
có những hậu quả vô cùng khốc hại.
Giáo lý
mô tả tính chất sống sít của cái tâm ở trong trạng thái trung ấm là, nó
giống như một thỏi sắt nung đỏ sẵn sàng uốn bất cứ kiểu nào. Cũng thế, một
tư tưởng tích cực duy nhất trong trạng thái trung ấm có thể trực tiêp dẫn
đến giác ngộ, một phản ứng xấu cũng đủ làm bạn chìm vào đau khổ lâu dài.
Tử Thư cảnh cáo chúng ta một cách mạnh mẽ như sau:
“Đến đây là ngã rẽ đôi đường lên xuống; đây là lúc
mà chỉ cần lướt vào sự lười biếng một chút, ngươi cũng đủ chịu khổ triền
miên, đây là lúc mà chỉ cần tập trung một chút, ngươi cũng sẽ hưởng được
hạnh phúc lâu bền. Hãy chú tâm không tán loạn, hãy nỗ lực kéo dài hậu quả
thiện nghiệp!”
Tử thư cố
khơi dậy bất cứ một liên hệ nào với sự tu tập mà người chết có thể có, và
khuyến khích từ bỏ bám víu người, của, từ bỏ sự khát khao có một thân xác,
đừng buông trôi theo giận dữ hay tham dục, đào luyện sự tử tế hơn là thù
hằn, đừng nghĩ đến việc ác. Tử thư nhắc nhở người chết không cần phải sợ
hãi: Một mặt, cho người chết biết những hình dạng ghê rợn trong cõi trung
ấm chỉ là do tâm họ chiếu ra, thực chất vốn trống rỗng; mặc khác, nhắc
người chết rằng bây giờ họ chỉ có cái thân ý sinh do tập quán cũ, bởi thế
cũng là trống rỗng. “Bởi thế cái trống rỗng không thể làm hại cái trống
rỗng”.
Bản chất
bấp bênh chóng qua của giai đoạn trung ấm có thể là nguồn suối cho nhiều
cơ hội giải thoát, và tính bén nhạy của tâm trong trung ấm này có thể hóa
ra lợi lạc cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần nhớ đến những lời giảng dạy; ta
chỉ cần có một tư tưởng tích cực khởi lên trong tâm ta. Nếu ta nhớ được
một giáo lý nào gợi cho ta tự tính tâm, nếu ta có dù chỉ một khuynh hướng
tu tập, hay một liên hệ sâu xa với sự tu hành, ta cũng đủ nhờ vậy mà giải
thoát.
Trong
trung ấm tái sinh, các cõi Phật không hiện ra một cách tự nhiên như trong
trung ấm pháp tính. Tuy nhiên, chỉ cần nhớ đến chư Phật, bạn cũng có thể
đi thẳng đến các cõi Phật bằng năng lực tâm mình, và tiến đến giải thoát.
Nếu bạn có thể niệm danh hiệu một vị Phật, vị ấy liền hiện ra trước bạn.
Nhưng nên nhớ, mặc dù các khả năng là vô giới hạn, chúng ta vẫn phải có sự
tự chủ tâm ý trong trung ấm này, và điều này vô cùng khó khăn, vì tâm ta ở
giai đoạn này hết sức bén nhạy, phân tán và bất an.
Bởi thế
trong trung ấm này, bất cứ khi nào bạn có thể tỉnh giác dù chỉ trong
thoáng chốc, thì bạn hãy lập tức nhớ lại sự tu tập, nhớ thầy hay vị Phật
mà bạn thờ, và tha thiết triệu thỉnh ngài. Nhờ năng lực ân sủng của bậc
thầy hay vị Phật, tâm bạn sẽ được giải thoát, tan hòa vào không gian của
tâm giác ngộ. Sự cầu nguyện trong đời dường như ít hiệu quả, nhưng trong
cõi trung ấm lại có hiệu quả mãnh liệt vô cùng.
Tuy nhiên
sự mô tả trên đây về trung ấm chứng tỏ thực rất khó mà tập trung tâm ở
giai đoạn này, nếu ta không thực tập từ trước. Hãy nhớ những lúc gặp ác
mộng, ta cảm thấy bất lực như thế nào, thì trong cảnh giới trung ấm cũng
khó tập trung tâm ý như vậy, nếu không nói là khó hơn. Đấy là lý do Tử thư
luôn nhắc đi nhắc lại một lời “đừng xao lãng”. Và Tử thư nhấn mạnh:
Đến
đây là ngõ rẽ giữa Phật và hữu tình...
TÁI
SINH
Vì trong
trung ấm tái sinh, thời gian tái sinh càng gần, nên ta càng thêm khao khát
một thân xác làm chỗ nương, và ta đi tìm một người nào có thể sử dụng để
được tái sinh vào đó. Những dấu hiệu bắt đầu hiện ra, báo cho ta biết cái
cảnh giới ta có thể tái sinh vào. Những ánh sáng đủ màu chiếu từ sáu nẻo
luân hồi, và ta cảm thấy bị thu hút vào một cõi này hay khác, tùy theo cảm
xúc tiêu cực nào mạnh nhất trong tâm ta. Một khi ta đã bị lôi cuốn đến đây
thì thật vô phương trở lui.
Giáo lý
về trung ấm dạy rằng, vào điểm ấy có nguy cơ lớn là, do lòng nôn nóng thèm
khát tái sinh, ta có thể xông tới bất cứ nơi nào, dù ở đấy không có vẻ gì
an ninh bảo đảm. Sự giận dữ khởi lên sẽ đưa giai đoạn trung ấm đến một kết
thúc, vì ta sẽ bị đẩy vào cõi dữ bằng chính năng lực cảm xúc của mình. Và
như thế, ta có thể thấy tái sinh tương lai của ta được trực tiếp định đoạt
bởi tham, sân, và si. Hãy tưởng tượng ta đang chạy về phía một chỗ nấp,
chỉ để tránh thoát kinh nghiệm đau khổ của trung ấm. Rồi vì sợ phải từ bỏ
tất cả, ta đâm ra ràng buộc với một cuộc đời mới, bất kể ở đâu miễn là
được tái sinh. Khi ấy ta có thể đâm ra thác loạn, lầm lẫn tái sinh tốt với
xấu, xấu với tốt. Ta có thể nghe tiếng gọi của những người thân yêu hoặc
giọng ca hấp dẫn, rồi chạy theo chúng, để cuối cùng bị dẫn dụ xuống những
cõi thấp kém.
Bởi vậy,
phải cẩn thận đừng mù quáng đi vào những cõi vô phúc ấy. Điều kỳ diệu là,
ngay lúc ý thức được cái gì đang xảy đến, thì ta có thể bắt đầu tác động,
và điều ấy ảnh hường đến số phận của ta.
Bị đẩy
tới bởi ngọn gió nghiệp, thân ý sinh đi dến một nơi ở đấy cha mẹ đang giao
hợp, bị kéo vào trong cảm xúc ấy; và do nghiệp quá khứ, nó tự
nhiên cảm thấy rất thương hoặc rất ghét. Sự quyến
luyến người mẹ, và thù ghét ganh tị với người cha sẽ đưa đến hậu quả là nó
sinh thành con trai, ngược lại là gái. Nhưng nếu nó ngã quy trước những
cảm xúc rất mạnh, thì nó có thể sinh vào một cảnh giới hèn hạ.
Có cách
nào ta có thể làm bây giờ, để tránh bị tái sinh hoặc hướng dẫn sự tái sinh
kế tiếp của ta không? Giáo lý về trung ấm đưa ra hai chỉ dẫn đặc biệt:
phương pháp ngăn ngừa tái sinh, nếu không ngăn được, thì chọn một tái sinh
tốt. Đầu tiên là những chỉ dẫn để đóng cửa ngõ đi vào một đời sống khác:
Phương
pháp tốt nhất là từ bỏ những cảm xúc như tham dục, giận dữ, ganh tị, và
nhận chân rằng không một trạng thái trung ấm nào có thực chất tối hậu.
Nếu bạn
có thể nhận chân điều ấy, rồi để tâm an trú vào bản chất chân không của
nó, thì chính điều này sẽ ngăn ngừa tái sinh. Tử thư Tây tạng báo cho
chúng ta biết:
“Than ôi
Cha và mẹ, cơn bão lớn, luồng gió xoáy sấm sét, những cảnh tượng kinh
hoàng và tất cả những gì hiện ra đấy, bản chất đều huyễn ảo. Dù có hiện
tướng gì đi nữa, thì cũng không thực. Mọi chất liệu đều giả dối, trống
rỗng. Chúng như ảo ảnh, không trường tồn. Tham ái mà làm chi? Sợ hãi mà
làm chi? Như vậy là xem cái không thành cái có...”
Tử thư
lại khuyến cáo tiếp:
“Tất cả
đều do tâm biến ra, và tâm ấy vốn là chân không, vô sinh, không bị chướng
ngại. Khi nghĩ vậy, hãy để tâm ngươi tự nhiên trong bản chất của nó, như
nước đổ vào nước, cứ như nó là, thong thả, phóng khoáng và thư dãn. Khi để
nó an trú tự nhiên và thong thả, ngươi có thể bảo đảm ngõ vào mọi tái sinh
sẽ bị đóng lại”.
Phương
pháp hay nhất kế tiếp để ngăn ngừa tái sinh là nhìn những người có thể làm
cha mẹ bạn như là Phật, hay thần hộ mạng Yidam của bạn, và ít nhất, bạn
hãy cố phát sinh một cảm giác từ bỏ, không bị lôi kéo vào cảm xúc tham
dục, và nghĩ đến những cõi Phật thanh tịnh. Điều này sẽ ngăn ngừa tái sinh
và khiến bạn gặp được một trong những cõi Phật.
Nếu bạn
không thể an trú tâm đủ vững vàng để làm như vậy thì còn có những phương
pháp chọn lựa một tái sinh, liên hệ đến những điểm mốc và những tướng các
cảnh giới khác nhau. Nếu bạn nhất định phải tái sinh, hay cố ý muốn tái
sinh để theo đuổi con đường tu tập và làm lợi ích người khác, thì bạn
không nên đi vào cõi nào khác cõi người ta. Chỉ có ở đấy các điều kiện mới
thuận lợi cho sự tiến tu đạo nghiệp. Giáo lý về trung ấm cho biết, nếu bạn
sắp sửa sinh vào một hoàn cảnh tốt trong cõi người, thì bạn sẽ cảm thấy
mình đang đi vào một ngôi nhà sang trọng đẹp đẽ, hay một đô thị, hay ở
giữa một đám đông.
Ngoài
những cách ấy ra, thông thường chúng ta không có lựa chọn nào. Chúng ta bị
lôi kéo về chỗ thọ sinh của ta “như con chim bị sa lưới, như
cỏ khô bắt lửa, hay súc vật sa đấm lầy”. Tử thư nói:
“Này hỡi thiện nam nữ, dù người không muốn đi người cũng không có năng lực
tự chủ; ngươi bị bắt buộc phải đi”.
Tuy
nhiên, như giáo lý luôn luôn nhắc ta, vẫn còn có hy vọng; bây giờ là lúc
nên cầu nguyện. Nhờ tha thiết mong mỏi và tập trung mãnh liệt, ngay trong
lúc này, bạn vẫn còn có thể tái sinh vào cõi Phật hoặc bạn có thể phát
nguyện sâu xa tái sinh vào một gia đình loài người ở đấy bạn có thể gặp
đường lối tu tập và tiếp tục tiến đến giải thoát. Nếu bạn có một nghiệp
nặng buộc bạn rơi vào một cảnh giới đặc biệt nào, thì có thể bạn hết
phương chọn lựa, tuy nhiên, lời nguyện quá khứ và sự mong cầu của bạn có
thể giúp bạn chuyển số phận dể tái sinh vào một đời sống mà một ngày nào
đó sẽ đưa bạn đến giải thoát.
Ngay cả
khi bạn đã nhập thai, cũng có thể cầu nguyện cho điều này xảy ra. Bạn có
thể quán tưởng mình như một chúng sinh giác ngộ, như thần Kim Cương tát
đỏa (Vajrasattva)–theo lời các bậc thầy thuộc truyền thống nói–và làm cho
cái thai cung mà bạn đang vào biến thành một môi trường thiêng liêng, “một
cung trời” ở đấy bạn tiếp tục tu luyện.
Bây giờ khi trung ấm tái sinh hiện ra
Tôi sẽ tập trung nhất tâm thiền quán,
Và cố kéo dài những hậu quả của nghiệp tốt,
Cố mà đóng cái cửa ngõ tái sinh.
Đây là lúc cần tinh tấn và nhận thức thuần tịnh;
Hãy từ bỏ cảm xúc tiêu cực, và quán tưởng bậc đạo
sư.
Cuối
cùng, chính sự thúc giục của tự tâm muốn trú trong một cõi nào đó, đã buộc
ta tiến về tái sinh, và chính khuynh hướng chấp thủ của tâm ta đã thể hiện
thành thân tái sinh. Đây là giai đoạn kế tiếp trong tiến trình xuất hiện.
Nếu bạn
thành công trong việc hướng tâm về một tái sinh thân người, thì tức là bạn
đã di trọn chu kỳ. Bạn sẽ được sinh vào trung ấm tự nhiên của đời này, tức
là giai đoạn nhập thai. Điều này kết thúc trung ấm tái sinh, khi tâm bạn
một lần nữa kinh quá rất nhanh những tướng trạng của giai đoạn tan rã, và
sự xuất hiện của ánh sáng căn bản. Rồi kinh nghiệm tối đen của sự “thành
tựu” lại khởi lên, và đồng thời liên lạc với bào thai mới bắt đầu.
Như vậy
đời sống khởi đầu cũng như kết thúc bằng Ánh sáng căn bản.
KÊU DÀI MỘT TIẾNG LẠNH HƯ KHÔNG
^
Một thiền sinh khi cảm hứng đã làm một bài thơ trong
đó có câu: “Sau lưng, trước mặt, hư không một trời”. Nghe thật lạc loài,
buồn bã. Ngược lại, thiền sư Không Lộ cũng có câu thơ:
“Hữu thời, trực thướng cô phong lãnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”.
(Có lúc lên đỉnh núi cao vút,
kêu dài một tiếng lạnh cả hư không).
Nghe thực trầm hùng, siêu thoát. Cũng đều ám chỉ
khoảng không bát ngát, mà sao câu thơ của thiền sinh âm hưởng nỗi cô đơn
vời vợi của một tâm hồn hụt hẫng, còn câu thơ của thiền sư lại toát ra vẻ
hiên ngang của Người đã chinh phục được tự tâm, và do vậy chinh phục cả vũ
trụ? Vì một bên còn thấy “cái tôi” ở trung tâm bầu thái hư, từ trung tâm
đó có ra sau trước hai bên, trên dưới, rồi hốt hoảng thấy mình choáng ngợp
giữa hư không. Một bên đhòa tan cái “tôi” cùng vũ trụ nên không còn cảm
thấy cô đơn ngược lại, thấy mỗi hơi thở của mình đều tác động vào vũ trụ,
đến nỗi khi cao hứng (chứ không phải buồn!) mà hét lên một tiếng chơi, thì
cả bầu thái hư trên đỉnh nín cũng lạnh theo hơi thở mình.
Đạo Phật thường được gọi là “Cửa Không”, rồi thiền
sư lại còn làm cho ta rối mù thêm nữa với một khái mệm “Cửa Không cửa” (Vô
môn quan– la Porte sans entrée hay l'Entrée sans porte – doorless entry)
nghĩa là cái cửa không có lối vào. Không có lối vào thì tại sao lại có tên
gọi là “cửa”? Vì rằng muốn vào thì phải hiểu nghĩa “Không”. Nếu không hiểu
nghĩa Không, sẽ bị hư vô nuốt chửng như thiền sinh nọ trong một giai đoạn
của đời tu. Thực ra không ai tu hành mà không trải qua giai đoạn ấy, gọi
là giai đoạn “chấp không”.
Sắc, Không trong Bát nhã là hai khái niệm mà người
đời và triết học Tây phương đều cho là hai cực đoan tiêu diệt lẫn nhau,
như vật chất và tinh thần, có và không vân vân. Nhưng với cái thấy của
Phật thì sắc và không “duyên sinh” lẫn nhau, làm điều kiện cho nhau, nên
không phải là hai chuyện khác nhau, do vậy bài Tâm kinh có câu: “Sắc bất
dị không, không bất dị sắc”, (vật chất chẳng khác chân không, chân không
chẳng khác vật chất). Để nhấn mạnh thêm sự “không khác”, câu sau còn nói:
“sắc tức thị không, không tức thị sắc” (Vật chất chính là chân không, chân
không chính là vật chất). Có người đưa ra thuyết lượng tử của vật lý hiện
đại để chứng minh lời Phật, trích dẫn nhà vật lý David Bohm nói vật chất
khi phân tích tới cùng thì thành một cái vừa động vừa tĩnh, chợt biến chợt
hiện, khi thì như ánh sáng, khi thì như năng lượng, và cho rằng khám phá
này rất gần với thuyết sắc không của nhà Phật. Nhưng ta không cần đợi khám
phá khoa học mới thấy “Sắc, không” vốn đi liền nhau không rời.
Thực tế
ta không bao giờ nói “không” về một cái chưa từng có, ví dụ ta chỉ nói
“hôm nay trời không mây” chứ không nói “đất không mây”, vì mây chỉ có ở
trên trời. Như vậy, có ở đâu thì không ở đấy. Một người ham sách thì than
phiền “lâu nay tôi không có sách đọc”, người ham tiền sẽ nói “lâu nay tôi
không làm ra tiền”. Bởi thế, mỗi cái không nói lên một cái có khác nhau.
Không mà
Phật dạy trong Bát nhã được gọi là Chân không vì nó không tất cả những cái
có theo tiêu chuẩn phàm phu chúng ta đã nói trên, nhưng từ Chân không đó
mà có tất cả mọi sự từ vật chất đến tinh thần. Chân không ấy có những đặc
tính là: trước hết, nó luôn luôn đi liền, tàng ẩn trong mọi sự vật. Đặc
tính thứ hai là nó không biến đổi, sinh diệt như sự vật. Đặc tính thứ ba
và cuối cùng, là nó vượt ngoài mọi khái niệm mô tả của chúng ta như sạch
dơ, to nhỏ, nhiều ít, v.v..
Một vật
được nhận biết trước hết nhờ khoảng không mà nó chiếm chỗ. Hãy tưởng tượng
một cái chum và một cái hủ. Ta nói chum to, hủ nhỏ, bởi vì chum chiếm một
không gian lớn hơn hủ, và nhờ vậy chum chứa được nhiều vật chất hơn hủ.
Nhưng ta không thể nói hư không trong chum lớn hơn hư không trong hủ, vì
ta chỉ thấy cái thành vây quanh chum để thành chum, vây quanh hủ để thành
hủ, chứ hư không trong chum với hư không trong hủ, hay hư không bên ngoài
cả chum lẫn hủ, vẫn là một thứ hư không đó mà thôi, vượt ngoài khái mệm
lớn nhỏ. Vậy là vì có vật chất (sắc) – cái làm nên tên chum, tên hủ – mà
có ra những khái niệm lớn nhỏ, sạch dơ, v.v.. còn hư không thì không có
những khái niệm đối lập ấy. Lại nữa, cái chum, cái hủ thì bị hủy hoại theo
thời gian, nhưng hư không trong đó thì không hề đổi khác, dù chum có bị vỡ
ta cũng không thấy hư không tan vỡ, mà dù trong chum có chứa gạo hay chứa
nước thì cũng chính nhờ cái không của chum mới có thể chứa đựng.
Một bình
chứa sữa được gọi là bình sữa, chứa nước gọi là bình nước, cắm hoa thì gọi
là bình hoa, nhưng khi không có gì trong đó cả đáng lẽ ta phải gọi là bình
chứa hư không mới phải, tại sao danh từ đó nghe buồn cười, thừa thãi? Là
vì nếu chứa hư không thì cũng như không chứa gì, vì hư không
trong bình và ngoài bình nào có khác gì nhau. Thế
nhưng cái bình hữu dụng chỉ nhờ khoảng không của nó để chứa đựng, dù nó
làm bằng pha lê cẩm thạch hay làm bằng đất nung.
Tâm mỗi
người cũng như hư không trong mỗi bình chứa, thành trì làm nên bình chứa
to nhỏ, xấu đẹp chính là bức thành ngã chấp, là cái “tôi”. Ta gọi một
người “lành” khi ba nghiệp thân miệng ý nơi họ tốt lành, không hại ai, và
“dữ” là do ba nghiệp nơi họ hung ác. Nhưng ba nghiệp có thể chuyển được,
và đó là mục đích của việc tu hành: sửa đổi thói quen xấu thành thói quen
tốt; như cái bình xưa nay chứa nước mắm, nay đổ hết nước mắm ra, súc thật
sạch, ngâm rửa lâu ngày sẽ hết mùi thối, có thể chứa nước hoa và được gọi
là bình nước hoa. Bình nước hoa hay bình nước mắm chỉ khác nhau ở cái tên
gọi và cách dùng, chứ phần cốt cán là khoảng không để chứa đựng vốn không
khác nhau. Nên Bát nhã dạy, Chân Không không có sạch dơ, thêm bớt, sinh
diệt...
Một bình
chứa nước mắm quá lâu, khi đổ ra mà đựng nước hoa vào liền thì nước hoa ấy
sẽ không thơm mùi nước hoa mà ta chỉ ngửi thấy toàn mùi nước mắm, không
thể sử dụng vào việc gì được: xịt vào áo thì thối cả áo, mà cũng không thể
dùng để nêm thức ăn như nước mắm. Người hành đạo còn tâm thế gian cũng
vậy, như một cái bình chưa được súc rửa sạch sẽ, vẫn còn toát ra mùi nước
mắm bám vào trong bình đã quá lâu.
Khi ngồi
thiền, là ta trở về với cái nền tảng Chân Không từ đó phát xuất tất cả ý
nghĩ thiện ác thánh phàm, Phật và chúng sinh... mà Phật gọi là Chân tâm,
Như lai tạng, Bản lai diện mục hay Chân như v.v.., có rất nhiều tên gọi.
Nghĩa là ta lưu ý đến cái bình (container) thay vì những vật chứa trong
bình (contained). Có khi ta cảm thấy tâm tĩnh lặng, thư thái, tưởng như ý
nghĩ hay VỌNG TƯỞNG lặng mất, hơi thở cũng như chấm dứt theo với tư tưởng,
và có người đâm hoảng sợ.
Nhưng
giây phút đó dù kéo dài bao lâu cũng có lúc chấm dứt, và thói quen tư
tưởng lại nổi lên trở lại như cũ; ví như từ cái thành bình, lại toát ra
mùi thối của nước mắm, hoặc mùi thơln của nước hoa tùy theo lâu nay bình
chứa chất gì trội nhất, mà Duy thức học gọi là những hạt giống nghiệp. Như
vậy sự tĩnh lặng mà ta lầm tường là Chân không đó không phải là chân không
thứ thiệt, mà chỉ là một giai đoạn nghỉ mệt của cái tâm thức đã quen bon
chen từ vô lượng kiếp, nay nhờ thực tập, nó tạm lắng yên xuống đáy sâu,
thời gian vắng lặng an tịnh này kéo dài lâu mau do thực tập quen hay chưa
quen. Cái “thấy thanh tịnh này”, một cái thấy do duyên sinh, nhờ thực tập,
nhờ ngồi lâu mà thấy, thì không phải cái ta cần đạt, vì nó rất nguy hiểm.
Phật gọi nó là một ma chướng cho giải thoát, vì ta sẽ cho mình có thần
thông và bám vào những sở đắc do thần thông mang lại, như tài sản danh
vọng. Biết bao người tu phải đọa vì chứng đạo nửa vời như thế. Bởi thế
Phật dạy cần phải tu chỉ quán song hành, hay “định tuệ song tu” chứ không
nên chấp nhặt vào việc ngồi mà cũng không được bỏ qua việc ngồi. Làm sao
kéo dài thời thiền định trong suốt cả ngày hoạt động của ta, nghĩa là “vào
trong thanh sắc không bị thanh sắc lừa dối”, luôn luôn thấy được vô
thường, vô ngã, chân không, dù có chạm xúc bất cứ kinh nghiệm gì trong
cuộc sống, vì chân không có mặt khắp mọi sự trong ta và ngoài ta, không
đợi ngồi thiền mới thấy. Ngồi thiền là để thấy cho rõ hơn mà thôi.
Hạt giống
nghiệp phát xuất từ nền tảng ngã chấp, ví như mùi thơm hay thối toát ra từ
cái thành của bình chứa nước hoa hay nước mắm. Nên nghiệp lành nhiều thì
sinh cõi trời, hưởng phước dài lâu và gặp hoàn cảnh sung sướng, giống như
một cái bình chứa nước hoa đương nhiên được ở chỗ cao, được nâng niu vì
đựng đồ quý; còn một hủ phân thì để ở chỗ thấp xấu, lăn lóc trong những
chỗ tồi tàn... Nhưng tất cả hai thứ đồ đựng ấy đều phải bị hủy diệt bởi
thời gian, và bình nước hoa dễ có ngày bị sử dụng bậy mà thành đồ phế
thải. Những việc lành còn chấp ngã cũng rơi vào nguy cơ là hưởng phước hữu
lậu, nghĩa là có quả báo hạnh phúc, nhưng chính hạnh phúc đó lại trở thành
nguồn gốc đau khổ cho người được hưởng nó: như người trúng số độc đắc đi
lãnh tiền về lại bị giết vì túi tiền mình mang. Vì lẽ đó, người tu hành
cần có chính kiến để thấy mọi quả báo khổ vui không thực, để đừng chấp quả
báo mới mong giải thoát Cái tôi vốn không thực, nhưng do vì từ vô lượng
kiếp ta dã lầm thấy là thực, và do thấy lầm, nên đã tạo vô số ác nghiệp và
ân oán giang hồ.
Bây giờ
giải tán cái tập đoàn ấy không phải đơn giản, cũng như không thể súc sạch
bình nước mắm trong sớm chiều. Khi tu tập một thời gian lâu dài, tránh tất
cả ác làm tất cả lành, trong tinh thần vô ngã không cầu quả báo, thì cũng
như súc cái bình thực sạch không còn một mùi nào nữa dù nước mắm hay nước
hoa (vì người tu đại thừa khi hành thiện không thấy có ta, người, ví như
không để nước hoa dính vào mình, không tô bồi cho cái thành trì bản ngã).
Khi ấy cái bình (tâm) luôn luôn trống rỗng, và khoảng chân không bên trong
không khác gì khoảng không bao la bên ngoài, thành trì bản ngã – tức cái
thành vây quanh một không gian nhỏ hẹp làm nên cái “tôi” dần mỏng đi và
biến mất, hòa thành nhất thể với thái hư to rộng, ấy là niết bàn giải
thoát ngay trên đời này, không đợi chết rồi mớt đạt được. Nhưng theo pháp
thiền Dzogchen của mật tông, thì giây phút chết đối với một người như vậy
(luôn luôn tuệ quán về Chân Không) là cao điểm của giác ngộ, vì chỉ khi ấy
ánh sáng căn bản, tức điểm linh quang hay tinh chất của ngũ uẩn đã được
chuyển hóa, mới hiển hiện nguyên vẹn, rực rỡ, vì không còn bị che lấp bởi
thân xác và sự chấp thủ thân xác. Người tu tịnh độ thì thấy ánh sáng ấy
như là hào quang của Phật A Di Đà, nhưng mật tông thì thấy đó là ngũ uẩn
đang tan vào thể chất uyên nguyên của nó, nghĩa là tràn khắp vũ trụ và trở
thành tia vũ trụ.
CÁCH CHỮA TIM TẠI MỸ HIỆN NAY
^
(Theo tác phẩm Lật Ngược Bệnh Tim của tiến sĩ Ornish)
Đây là
một phương pháp đã được kiểm chứng khoa học qua 14 năm nghiên cứu lâm sàng
của nhiều tiến sĩ y khoa toàn cầu và lần đầu tiên được tiến sĩ Ornish
chuyên khoa bệnh tim hệ thống hóa thành một trong những sách bán chạy nhất
tại Mỹ vào năm 1991, nhan đề “Chương trình lật ngược bệnh tim” (Program
for Reversing Heart desease). Bác sĩ đã thử nghiệm một chương trình thay
đổi toàn diện lối sống trên những nhóm bệnh nhân có vấn đề tim trầm trọng
như thừa cholesterol, cao huyết áp, tức ngực, nghẽn động mạch vành hạn chế
lưu lượng máu vào tim gây nên chứng kích ngất v.v.. Chỉ sau một thời gian
ngắn, hầu hết bệnh nhân đều thấy tiến bộ khả quan, mà không cần đến phẫu
thuật và có thể giảm hoặc ngưng hẳn việc dùng những thuốc hạ huyết áp hay
cholesterol, những y dược nguy hại nếu dùng lâu dài.
Chương
trình thay đổi lối sống bao gồm nhiều phạm vi, vì những cuộc thử nghiệm
cho thấy bệnh có nhiều nguyên nhân khác không kém quan trọng như sau.
1. Cách
ăn uống: dùng nhiều chất béo và kích thích như thịt mỡ, dầu
Ô liu, phó mát, trứng, v.v.
2. Thuốc lá, rượu, các thức uống có cocaine,
caféine.
3. Sự luyện tập quá độ.
4. Cách đối phó những căng thẳng.
5. Sống cô lập.
Ta hãy
lần lượt bàn đến những mục trên theo các khảo sát của tiến sĩ Ornish, để
thấy chương trình chữa trị này rất phù hợp với lối sống của một phật tử.
Nói cách khác, người phật tử quy y giữ năm giới không những sẽ tránh được
bệnh tim mà còn tránh được nhiều bệnh tật, và sống một cuộc đời
cao thượng tốt đẹp.
1. Chế
độ ăn uống.
Hiện nay
ở Mỹ theo thống kê, có bốn mươi triệu người đau bệnh tim mạch, 100 triệu
người cao huyết áp, 80 triệu người có mức cholesterol cao, và hàng năm có
trên một triệu rưỡi người được đưa đến bệnh viện cấp cứu vì những cơn suy
tim. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là, họ ăn qưá nhiều chất béo bổ.
Những chất này tạo ra chứng thừa cholesterol, lượng cholesterol này dần
dần chất chứa làm tắc nghẽn những động mạch vành khiến cho lưu lượng máu
vào tim giảm sút gây nên chứng đau ngực, kích ngất, v.v.. Bác sĩ Robert
Wissler nhà bệnh lý học (pathologist) nổi tiếng ở đại học Chicago đã đem
thức ăn thường xuyên của bệnh nhân trong bệnh viện để cho những con khỉ ăn
thì thấy sau một thời gian, chúng đều bị chứng tắc nghẽn động mạch vành.
2.
Chất kích thích:
Nguyên
nhân thứ hai gây bệnh là thuốc lá và những chất kích thích như cocaine,
cafeine. Cocaine được xem là chất kích thích mạnh nhất gây nên những chứng
co thắt động mạch, máu đông cục. Một số lực sĩ có hạng của thế giới chết
trẻ vì sử dụng cocaine. Cafeine cũng có tác dụng tương tự nhưng nhẹ hơn.
3. Vận
động.
Nơi những
người bị xơ cứng động mạch, thì vận động thể thao thực sự làm tăng trưởng
nguy cơ bị máu đóng cục hoặc động mạch co thắt trong thời gian tập luyện.
Đấy là lý do một số lực sĩ tử nạn trong lúc thi đấu. Sự luyện tập mạnh bạo
có thể đưa đến cái chết đột ngột nơi những người ăn nhiều chất béo, hút
thuốc lá, tính tình nóng nảy và dùng nhiều chất kích thích. Ngược lại, sự
tập luyện vừa phải và điều độ thì rất lợi lạc cho sức khỏe.
4. Đối
phó :
Cách đối
phó những căng thẳng cũng là một yếu tố gây bệnh. Người ta đã xét nghiệm
thấy rằng không những thức ăn làm tăng cholesterol mà cả những căng thẳng
và cách ta đối phó với chúng cũng có thể làm tăng cholesterol trong máu.
Năm trăm người đua xe hơi tại Indianapolis được thử máu trước và sau khi
đua thì thấy lượng cholesterol tăng sau cuộc đua. Ở Mỹ, những nhân viên
thuế vụ hàng năm cứ vào ngày 15 tháng Tư thì lại tăng cholesterol, và
những sinh viên y khoa vào kỳ thi cũng vậy.
Do thế,
sự chữa trị những triệu chứng vật lý của căn bệnh mà không kể đến những
nguyên nhân căn để sâu xa thì chỉ làm lắng dịu cơn bệnh một thời gian, rồi
bệnh vẫn tái phát. Người ta chỉ đổi bệnh này sang chứng khác mà thôi. Tiến
sĩ Ornish viết: “Thật khó đo đạc vai trò của sự căng thẳng cảm xúc trên cơ
tim, cho nên tầm quan trọng của nó thường không được ghi nhận. Y khoa hiện
đại căn cứ trên khoa học, và những nhà khoa học có khuynh hướng chỉ tin
vào những gì có thể đo lường và quan sát, mặc dù những gì đo lường được
chưa chắc đã là những gì quan trọng nhất. Cholesterol và huyết áp có thể
đo dễ dàng, và có rất nhiều loại thuốc hạ cholesterol và huyết áp. Điều
này làm cho y sĩ chữa trị lẫn các công ty dược phẩm dều có lợi. Y sĩ chỉ
có việc cho toa mua thuốc, khỏi cần giải thích dông dài về những độc tố
trong mọi loại thuốc để khuyên bệnh nhân tự chữa bằng cách thay đổi lối
sống.
Tại Mỹ
hàng năm tài khoản dùng vào việc chữa bệnh tim là 78 tỉ Mỹ kim, lớn hơn
bất cứ khoản chi cho bệnh nào khác. Tiến sĩ y khoa Dean Ornish viết: “Nếu
tôi làm một phẫu thuật bắc cầu, công ty bảo hiểm của bệnh nhân sẽ trả ít
nhất ba mươi ngàn Mỹ kim. Nếu tôi làm một phẫu thuật angioplasty (cho một
quả bóng nhỏ vào động mạch tim bị nghẽn, rồi bơm lên để khai thông lưu
lượng máu), công ty bảo hiểm trả ít nhất 7.500 Mỹ kim. Nếu tôi dùng cũng
thời gian ấy để dạy cho một bệnh nhân cách ăn uống và những kỹ thuật để
đối phó những căng thẳng, công ty bảo hiểm chỉ trả không hơn một trăm rưỡi
Mỹ kim. Nếu tôi dùng cũng thời gian ấy để dạy cho một người chưa bệnh làm
sao để giữ gìn sức khỏe, tránh bệnh tật, thì tôi không được xu nào. Bởi
vậy, ta không ngạc nhiên khi các bác sĩ dành nhiều thì giờ cho công việc
nào được thù lao hậu hĩ, nhất là vì ngay ở trường y, chúng tôi cũng không
được học gì nhiều về dinh dưỡng hay học cách điều động bệnh nhân thay đổi
lối sống. Chúng tôi không được học những cách đối phó với căng thẳng trong
chính cuộc đời mình, hoặc cách dạy cho bệnh nhân những kỹ thuật xử lý
những căng thẳng thần kinh nơi họ. Bởi thế những bác sĩ y khoa chúng tôi
thường hành nghề theo cách mình đã được huấn luyện, và theo cách chúng tôi
được trả tiền để làm”.
“Chúng
tôi những y sĩ cũng không làm những tấm gương tốt cho lắm: Ngoài việc
chúng tôi tập tảng lờ những nhu cầu cảm xúc của bệnh nhân, không bao giờ
lắng nghe họ, chúng tôi lại còn được huấn luyện để tách rời đời sống cảm
xúc của mình ra khỏi nghề nghiệp”. Trong các nhóm nghề nghiệp tại Mỹ,
thống kê cho biết giới y khoa bác sĩ có tỉ số cao nhất hàng năm về nghiện
ngập và ly dị, và trung bình y khoa bác sĩ chết sớm hơn các ngành nghề
khác mười năm. Hàng năm, riêng giới bác sĩ y khoa đã có một số lượng bác
sĩ tự sát bằng số lượng một khóa tốt nghiệp y khoa tại một trường đại học
lớn. Và đấy là chỉ mới kể những vụ tự sát mà người ta có thể biết và thống
kê. Bởi thế thực cũng không lạ gì khi nhiều bác sĩ không tin rằng sự lo
lắng buồn sầu căng thẳng có thể góp phần sinh bệnh.
Căng
thẳng có hai: cảm xúc tâm lý (khi gặp nguy) và vật lý (do thời tiết thay
đổi hay do vận động). Khi gặp căng thẳng, cơ thể dối phó theo hai cách.
Trước hết, có những liên hệ trực tiếp giữa tim và não. Cách thứ nhất là hệ
thần kinh giao cảm ở não bộ chuyền đến tim những tín hiệu làm cho tim đập
nhanh hơn, mạnh hơn, khiến những động mạch vành co thắt lại. Thứ hai là
não bộ khiến cho những bộ phận khác như các tuyến thượng thận (adrenal
glands) tiết ra những kích thích tố như adrenaline và cortisol, những chất
này đi qủa các mạch máu để đến tim. Hậu quả những tín hiệu từ những kích
thích tố này là:
Những cơ
bắp co thắt lại, làm cho cơ thể mạnh thêm, sẵn sàng để chiến đấu hay thoát
hiểm.
Các nội
tạng tăng tốc độ làm việc dể biến đổi và tái tạo các chất, khiến cho cơ
thể có thêm năng lực để đánh hoặc chạy. Lưu lượng máu dồn về tim nhiều
hơn.
Hơi thở
gấp, muốn cung cấp dưỡng khí nhiều hơn để đánh hoặc chạy.
Hệ thống
tiêu hóa đóng cửa, để dồn tất cả năng lực và máu về những cơ bắp đang sẵn
sàng để chiến đấu hoặc chạy thoát hiểm.
Tai và
mắt gia tăng khả năng nghe, thấy để dễ tự vệ .
Muốn bảo
vệ bụng dưới khỏi bị tổn thương, cơ thể tự nhiên tuôn ra phân, tiểu, để đỡ
gánh nặng trong khi chiến đấu hoặc thoát nguy.
Những
động mạch ở tay chân đều co lại, để lỡ có bị thương thì cũng ít mất máu.
(Do đó tay chân thường bị lạnh mỗi khi ta sợ gặp nguy.)
Máu khởi
sự đông nhanh hơn, để nếu có bị thương cũng không mất nhiều máu.
Những cơ
chế nói trên đã giúp cho cơ thể sống sót sau những tai biến rõ rệt, những
căng thẳng quyết liệt và đoản kỳ. Nhưng sự căng thẳng cảm xúc của con
người hiện nay có tính cách kinh niên thầm lặng. Con người mỗi ngày bị
nhiều cơn căng thẳng, họ phải phản ứng lại những căng thẳng ấy theo cơ chế
nói trên, song khi căng thẳng qua đi, họ không thể trở lại bình thường cho
đến khi gặp căng thẳng mới. Đấy là nguyên do bệnh tim phát triển trong đời
sống hiện nay, nhất là tại các nước tân tiến.
5. Lối
sống cô lập chỉ biết có mình:
Bệnh tim
dễ dàng phát triển tại các nước giàu có cũng chính vì yếu tố càng giàu,
người ta càng cô độc và cố chấp bản ngã.
Tiến sĩ Y
Khoa Meyer Friedman và Ray Rosenman mô tả một hội chứng họ gọi là “lối
hành xử loại A” mà họ cho là nguyên nhân gây bệnh tim. Đấy là kiểu cư xử
của người hay thù hận, cố chấp bản ngã, nóng nảy, luôn luôn vội vàng.
Những người thuộc hạng này thường bị ám ảnh phải đạt đến những mục tiêu mơ
hồ và rất cần được người khác công nhận, nôn nóng tiến thủ. Họ có khuynh
hướng làm một lúc nhiều công việc như vừa nói chuyện vừa di chuyển thật
nhanh, v.v. Lúc đầu, những cuộc khảo sát cho thấy lối hành xử thuộc loại A
có quan hệ đến bệnh tim; nhưng về sau những khảo cứu rốt ráo hơn đã không
làm nổi bật được mối tương quan ấy.
Những
bằng chứng mới đây cho thấy tại sao trong những người có lối hành xử loại
A có người bệnh người không. Bác sĩ Larry Scherwitz ở đại học California,
Redford Williams ở đại học Duke và những người khác chứng minh rằng vài
yếu tố trong lối hành xử loại A có liên quan đến bệnh tim, trong khi những
yếu tố khác thì không. Đặc biệt, những yếu tố độc hại nhất của bệnh tim là
chấp ngã, hận thù và bi quan yếm thế.
Bác sĩ
Scherwitz, BS Lynda Powell và những người khác khám phá rằng người bệnh
nào thường sử dụng những đại từ “tôi” “của tôi” “cho tôi” ... trong cuộc
đàm thoại thông thường, thực sự báo trước một cơn suy tim sẽ tái diễn. Một
người càng dùng nhiều tiếng ấy bao nhiêu thì dễ chết vì bệnh tim bấy
nhiêu.
Trong một
khảo cứu khác, bác sĩ Scherwitz phân tích những cuộc. phỏng vấn được thu
băng của 13 ngàn người trải qua chín năm nghiên cứu, và khám phá ra rằng
những người tự nói về mình nhiều thì về sau phát triển bệnh tim thường
xuyên hơn những người khác. Nơi những người cuối cùng phải chết vì cơn suy
tim lại càng có mức độ chấp ngã lớn hơn nhiều.
Tại sao
sự thể lại ra như vậy? Dĩ nhiên, việc dùng những đại từ nói trên “tôi, nhờ
tôi, của tôi, cho tôi...” tự nó không có gì tai hại. Nhưng khổ nỗi
là lời nói của chúng ta phản ảnh nhân sinh quan của
ta. Khi ta cảm thấy bị cô lập với mọi người, thì ta tập trung nhiều hơn
vào chính mình – “Tôi cần điều này, tôi muốn điều nọ”.
Những
khảo sát ấy đưa chúng ta tiến thêm một bước quan trọng đúng hướng, nhưng
nó còn nêu lên những vấn đề căn để hơn, đó là: Tại sao chúng ta chấp ngã?
Tại sao ta bi quan yếm thế? Tại sao ta thù hằn? Có chăng một nguyên nhân
căn để hơn cho những cảm xúc ấy, những cảm xúc đã đưa đến bệnh tim và các
chứng bệnh khác?
Tôi tin
là có, tiến sĩ Ornish khẳng định. “Nhờ sống mỗi lần một tháng với bệnh
nhân trong hai cuộc khảo sát trước, và bốn năm sống gần gũi các bệnh nhân
một cách thường xuyên trong cuộc khảo sát thứ ba, tôi đã có được nhiều cơ
hội đặc biệt để tìm hiểu. Chúng tôi sống tập thể biệt lập trong một tuần
để những người tham dự học những điều căn bản trong chương trình chữa
bệnh. Rồi sau đó mỗi tuần chúng tôi lại họp hai lần, mỗi lần bốn tiếng,
trong đó có một tiếng với BS Jim Billings, tiến sĩ y khoa về môn tâm lý
học lâm sàng, BS Shirley Brown, Mary Dale Scheller cán sự xã hội, và tôi.
Giờ này được gọi là “sự nâng đỡ của tập thể”
Bởi thế
chúng tôi khởi sự biết nhau khá rõ, và tôi luôn luôn được học hỏi. Lúc đầu
tôi chỉ xem những nhóm nâng đỡ này như một cách để điều động bệnh nhân duy
trì những khía cạnh khác của chương trình mà tôi xem là quan trọng hơn,
như chế độ ăn chay, luyện cách xử lý những căng thẳng, bỏ hút thuốc lá,
vân vân. Dần dà, tôi bắt đầu nhận ra rằng chính sự nâng đỡ của tập thể này
là một trong những lối chữa bệnh có hiệu lực hơn cả, vì nó đánh vào cái mà
tôi khởi sự tin là nguyên nhân căn để khiến ta cảm thấy căng thẳng, khiến
ta bị những chứng bệnh như đau tim: nguyên nhân ấy chính là mặc cảm bị cô
lập.
Tóm lại,
bất cứ gì gây ra cảm giác cô độc đều đưa đến căng thẳng, và thường đưa đến
những chứng bệnh như đau tim. Ngược lại, bất cứ gì đưa đến tình thân ái
chân thực, đến cảm giác mình có tương quan với mọi người, thì đều có thể
chữa lành trong ý nghĩa sâu xa nhất của danh từ ấy, nghĩa là ráp lại, làm
cho nguyên lành. Khả năng thương yêu từ lâu đã được xem là chìa khóa của
sức khỏe cảm xúc; bây giờ tôi còn tin rằng nó có quan hệ mật thiết đến sức
khỏe của trái tim ta.
Có hai kỹ
thuật tổng quát để tạo sự thân tình: theo chiều ngang, là phát triển những
tương quan giữa mình với người khác; và theo chiều dọc, là phát triển
những tương quan giữa mình với những phần cao thượng hơn của chính mình.
Sự thân
tình theo chiều ngang được thực hiện nhờ tham gia các nhóm nâng đỡ, phát
triển khả năng truyền thông, học sự tha thứ, phát triển cảm giác tin cậy,
thực hành hạnh vị tha, v.v..,
Còn cầu
nguyện và thiền quán là hai cách để có được quan hệ thân tình theo chiều
dọc. Gia nhập câu lạc bộ, nhà thờ, giáo đường Hồi giáo v.v. giúp giảm nguy
cơ chết sớm và che chở người ta khỏi bệnh tim, ngay cả ở những người cao
huyết áp. Trong thời gian chín năm khảo sát, những bệnh nhân giảm quan hệ
xã hội đã cho thấy dễ chết vì bệnh tim nhiều hơn.
Trong một
khảo sát của bác sĩ Jay Kaplan, những con khỉ bị cắt đứt liên lạc với đồng
loại đã phát triển bệnh nghẽn động mạch vành gấp hai lần những con khỉ
không bị căng thẳng, mặc dù mức cholesterol và huyết áp của chúng giống
nhau.
Tại đại
học Houston, tiến sĩ Robert Nerem nghiên cứu một bầy thỏ có di truyền tính
giống nhau, chúng được cho ăn thật nhiều chất béo. Những nhà nghiên cứu
chờ đợi tất cả chúng đều bị nghẽn động mạch nhưng sau một thời gian, họ
không thể hiểu tại sao những con thỏ ở chuồng trên lại bị nghẽn nhiều hơn
những con ở dưới. Hóa ra rằng, chuyên viên cho thỏ ăn vốn là một người
thấp, mỗi khi đem thức ăn vào cô thường chơi với những con thỏ ở các
chuồng dưới thấp vì cô có thể với tới được trong khi những con thỏ ở các
chuồng phía trên cao mà cô điều dưỡng không với tới thì bị bỏ rơi, cô lập.
Các nhà khoa học lặp lại cuộc khảo sát và thấy rằng những con thỏ thường
xuyên được vuốt ve, được nói chuyện với, đã chứng tỏ giảm được trên 60
phần trăm chứng xơ cứng động mạch so với những con thỏ không được lưu ý,
trong khi chúng có di truyền tính tương tự, được cho ăn giống nhau, lượng
cholesterol của chúng giống nhau, nhịp tim đập và huyết áp giống nhau.
Tiến sĩ
Ornish đi tìm ngọn nguồn bệnh tim bằng một loạt những câu hỏi:
– Cái gì
đầu tiên làm phát sinh bệnh tim? Đó là cách phản ứng của người ta trước
những căng thẳng, như giận dữ, thù hiềm, oán hận. Đó là tình
trạng ôm khư khư một mối hận như được nói trong kinh
Pháp cú: “Nó đánh tôi, mắng tôi–Nó cướp tôi hại tôi– Ai ôm hiềm hận ấy–Hận
thù không thể nguôi”.
– Vì sao
có phản ứng “hận thù khôn nguôi” đó? Vì quá đặt nặng bản ngã, xem cái tôi
vô cùng quan trọng.
– Vì sao
có thái độ xem mình là quan trọng (hay nói theo danh từ Phật là “chấp
ngã”)? Vì người ta tưởng mình tách biệt với mọi người, mọi sự vật khác với
“ta”. Tư tưởng này phát sinh một vòng lẩn quẩn như sau:
Khi tách
biệt với mọi người, ta tập trung vào bản ngã, tự cô lập. Tự cô lập đưa đến
mặc cảm bị bỏ rơi. Mặc cảm bị bỏ rơi sinh ra cảm giác cô đơn. Cảm giác cô
đơn sinh ra đau khổ, bi quan yếm thế. Bi quan yếm thế đưa đến một trong
hai loại phản ứng đều dễ sinh bệnh: hoặc bị căng thẳng kinh niên vì luôn
luôn sợ hãi, nghi ky, đề phòng, nghĩ tất cả đều có thể hại mình (tình
trạng những người đã từng ở tù hoặc bị tập trung cải tạo); hai là sống bất
cẩn (một kiểu tự tử chậm) bằng nhiều cách, như làm việc quá sức, uống
rượu, chích á phiện, hút thuốc lá... Những thứ này tạm thời làm lắng dịu
cơn đau khổ, nhưng sau đó cảm giác cô độc lại càng tăng, làm cho người ta
rơi vào một vòng lẩn quẩn.
Mặc cảm
cô độc còn phát sinh do lòng tự ái đặt sai chỗ. Khi ta đặt giá trị con
người của mình vào hậu quả một sự cố nào đó (như đoạt giải vô địch bóng
cầu quốc tế), vào lối hành xử của một người nào đó (như được họ hoan
nghênh), thì ta đã cho sự cố ấy hay con người ấy cái quyền năng trên cuộc
đời mình, có thể đem lại hạnh phúc hay đau khổ cho mình, và cuối cùng có
thể làm cho mình sống hoặc chết. Trong cuộc khảo sát của tiến sĩ Ornish,
đã xảy ra một bi kịch chứng minh điều này. Sam là một bệnh nhân tham gia
chương trình thay đổi lối sống, sau mười tháng anh đã tiến bộ rất khả quan
về nhiều phương diện vật ìý. Nhưng trong những cuộc thảo luận nhóm hàng
tuần để tạo tình thân thiết giữa con người dể đánh tan cảm giác cô lập,
anh ta không bao giờ phát biểu và thường tránh tham dự, tránh tiếp xúc.
Anh lại là người háo thắng, luôn luôn vượt chỉ tiêu những cuộc luyện tập
mà chương trình đề ra, để chứng tỏ bệnh mình đã bình phục. Một lần, sau
một trận đấu đua thuyền với những chiếc thuyền trên máy vi tính, anh tuyên
bố thắng cuộc và chết liền sau đó vì một cơn kích ngất. Khi giải phẫu tử
thi anh, bác sĩ tìm thấy một cục máu đông trong một động mạch vành, và một
động mạch vành khác của anh bị co lại, phát sinh chứng nội xuất huyết. Cảm
xúc căng thẳng của anh lại do phản ứng của anh trước trò chơi điện tử mà
anh xem như trận đấu một mất một còn; và rủi thay, sự tình đã xảy ra đúng
như vậy đối với Sam. Sau đó bác sĩ lại biết thêm, sở dĩ Sam tránh tiếp xúc
mọi người là vì anh có một bí ẩn muốn giấu kín. Anh đã tuyên bố khi mới
tham gia chương trình rằng anh là một cầu thủ quốc tế, trong khi kỳ thực
anh chưa từng tham gia trận đấu nào. Anh không muốn mọi người khám phá
điều bí mật đó.
Sam đã
sai hai lần: tự đặt cho mình một giá trị tưởng tượng (cầu thủ quốc tế); và
tưởng rằng mọi người chỉ công nhận anh nếu anh là cầu thủ quốc tế.
Tóm lại,
căng thẳng không chỉ do việc ta làm mà còn do cách phản ứng của ta trước
công việc ấy. Cách phản ứng của ta lại tùy thuộc thái độ sống của ta. Nếu
ta xem mình là một cái gì biệt lập với xã hội thay vì là một phần từ của
xã hội, thì chúng ta dễ cảm thấy bị căng thẳng kinh niên. Sự căng thẳng
thường xuyên này lại có thể đưa đến bệnh tim vừa do hậu quả trực tiếp của
nó trên quả tim, vừa do những mẫu mực sống tự hủy của người ta phát sinh
từ mặc cảm bị cô lập. Như vậy, bất cứ gì giúp con người vượt qua mặc cảm
cô đơn đều có thể chữa lành bệnh.
Sự thay
đổi toàn diện lối sống mà tiến sĩ Ornish đề ra bao gồm những điểm như
sau:
1. Ăn
chay hoàn toàn
2. Tuyệt
đối tránh thuốc lá, rượu, café, á phiện.
3. Tập
thể dục đều đặn theo các thế thể dục yoga hay dưỡng sinh.
4. Giúp
đỡ mọi người và dược sự nâng đỡ của tập thể. Sư mở lòng ra với mọi người,
thương yêu kẻ khác là một cách để chữa lành trái tim và tâm hồn. Sự cầu
nguyện cũng cho thấy mối tương quan giữa những con người đồng thời đại,
bất kể theo tôn giáo nào.
5. Thiền
định và quán tường để tiếp xúc với phần cao siêu sâu xa của bản ngã. Sự
quán tưởng thân thể lành mạnh giúp rất nhiều cho sự chữa lành thực sự, như
kinh Pháp cú nói: “Ý dẫn đầu, ý tạo tác tất cả” .Sự cô lập của con người –
nguyên nhân gây bệnh – xảy ra ở ba phương diện: cô lập với chính mình, với
người khác và với một năng lực cao siêu bất kể đó là Phật, Chúa, hay sinh
thái vũ trụ. Một thử nghiệm của tiến sĩ Ornish cho thấy khi con bệnh bắt
liên lạc được với phần thâm sâu nhất của chính mình thì có thể chữa lành
bệnh. Tiến sĩ Ornish viết:
“Khi
chúng ta khởi sự có can đảm nhìn vào những khía cạnh đáng sợ trong chính
ta, thì có thể xảy đến những điều kỳ diệu”.
Sau đây
là một ví dụ: John Cardozo một bệnh nhân tham dự chương trình chữa trị,
lần đầu tiên cố làm pháp quán tưởng thụ động trước một nhóm chúng tôi. Sau
đây là cuộc nói chuyện giữa bác sĩ Ornish và bệnh nhân trong tư thế tập
trung quán tưởng, gần như bị thôi miên:
– John:
Bây giờ tôi đang bị nghẽn, như có một cảm xúc thật mạnh ở trong cổ họng,
nhưng tôi không biết đó là cái gì.
– Bác sĩ: Được. Hãy nhắm mắt lại và đưa tâm bạn đến
nơi cổ họng. Nếu cảm xúc ấy phát ra tiếng được, thì đó là tiếng gì? Có
tiếng gì muốn thoát ra không?
– John: Nó giống như tiếng sấm.
– BS: Bạn có thể phát lại tiếng ấy không?
– John: Tôi có thể mô tả. Đó là một tiếng sấm vang
dội rất thâm trầm.
– BS: Hãy ở lại với cảm giác ấy. Hãy để cho nó tràn
ngập trong bạn. [ngừng một lát] Bạn nghe gì?
– John: Tôi nghe một tiếng reng.
– BS: Có lớn không?
– John: Lớn.
– BS: Bây giờ, hãy ở lại với tiếng ấy một lát.
[ngừng] Bây giờ, cái gì xảy đến?
– John: Nó đang tràn ngập người tôi..
– BS: Hãy để toàn thân bạn tràn ngập âm thanh ấy.
Hãy cho tôi biết có hình ảnh nào xuất hiện trong tâm bạn hay không, hay nó
vẫn là một âm thanh.
– John: Nó là một âm thanh ngân nga.
– BS: Bạn nghe nó từ đâu? Bạn cảm thấy nó đến từ
đâu?
– John: Tôi cảm thấy nó ở đây (chỉ vào bụng dưới) và
đây (chỉ vào cổ họng).
– BS: Được. Bây giờ cái gì xảy ra?
– John: âm thanh dưới bụng đang đi lên tới lồng ngực
tôi và nối liền lại.
– BS: Nó giống như thế nào?
– John: Như một cái đai.
– BS: Được. Cứ ở lại với cảm giác ấy một phút.
(ngừng). Bây giờ bạn cảm thấy thế nào?
– John: Chặt cứng.
– BS: Được. Bạn có thể quán tưửng trái tim bạn bây
giờ ra sao không?
– John: Nó rất nhỏ và bị vây kín.
– BS: Vây kín trong cái đai ấy?
– John: Vâng.
– BS: Và chính cái đai phát ra âm thanh?
– John: Phải.
– BS: Nó giống gì?
– John: Giống bê tông.
– BS: Xin bạn hãy mô tả nó càng chi tiết càng hay,
dùng nhiều cảm quan càng tốt.
– John: Nó hình tròn, như một bức tường chắn ngang
rất chắc chắn bằng đá hoa cương.
– BS: Không cần nói lớn, hãy hỏi thầm bức tường ấy
hay cái đai ấy hay bất cứ tên gì bạn muốn gọi, hãy hỏi xem nó có tên gì
hay không, hay có tiếng nói gì không, hay nó có thể tự giới thiệu cho bạn
biết nó là cái gì, bằng một cách nào đó. Nó sẽ phát ngôn lặng lẽ mà rõ
ràng, hoặc nó sẽ không nói gì cả.
– John: Nó nói nó là một cái tủ két.
– BS: Được.
– John: Bây giờ nó đang nói tên của nó là tủ két.
– BS: Hãy hỏi tủ két ấy, nó làm nhiệm vụ gì, có mục
đích gì.
– John: Che chở tôi.
– BS: Che chở bạn khỏi cái gì?
– John: Khỏi bị lố bịch.
– BS: Rồi. Hãy nhận chân điều ấy và cám ơn tủ két đã
che chở bạn khỏi bị lố bịch. [ngưng]. Bây giờ nó có nói gì để đáp lại khi
bạn cám ơn nó không?
– John: Nó không nói, nhưng nó hài lòng.
– BS: Hãy hỏi xem nó cờn che chở bạn khỏi cái gì
nữa?
– John: Không.
– BS: Khi bạn nói “lố bịch”, hình ảnh gì khởi lên
trong bạn?
– John: Bị cười nhạo lúc tôi còn bé.
– BS: Hình ảnh nào nổi bật nhất đang hiện ra, giai
đoạn nào bạn cảm thấy bị lố bịch?
– John: Tôi thường cảm thấy vậy luôn.
– BS: Bạn có thể nghĩ đến một ví dụ nào đó hiện lên
trong trí, khi bạn nghe hai tiếng “lố bịch”?
– John: Vâng, đó là vào năm tôi chừng 11 tuổi tôi bị
người ta cười vì ném banh tuyết không giống nhừ một đứa con trai ném, mà
giống con gái.
– BS: Hãy hình dung cảnh tượng ấy một cách chi tiết.
Điều ấy làm bạn có cảm tưởng như thế nào?
– John : Như thể là tôi muốn trái đất nẻ ra nuốt tôi
xuống và tôi sẽ biến mất trên đời.
– BS: Hãy ở lại với cảm giác đó, dù nó khó chịu
thật. Bây giờ bạn thấy ra sao?
– John: Như thể tôi đang nấp sau tủ két, nó che chở
tôi.
– BS: Hãy cám ơn nó đã che chở cho bạn khi bạn cần
che chở. Nhưng hãy hỏi xem nó có thể trở thành trong suốt, mở ra, để bạn
không còn ngăn cách với trái tim của bạn hay không?
– John: Nó nói "được".
– BS: Vậy bây giờ bạn thấy gì? Sau lưng nó có những
gì?
– John: Rất nhiều gương mặt.
– BS: Bạn có nhận ra người nào không?
– John: Có. Mọi người trong nhóm tối nay.
– BS: Bạn có thấy trái tim bạn ở đâu không?
– John: Tôi không thấy rõ lắm.
– BS: Vậy bạn thấy gì?
– John: Tôi vẫn thấy nó bị một bức tường vây kín.
– BS: Hãy hỏi bức tường đang vây kín tim bạn, mục
đích nó là gì?
– John: Gần như nó đang giữ một cái gì cho khỏi tuôn
ra, hơn là sợ một cái gì ở ngoài vào.
– BS: Được. Hãy hỏi bức tường, nó đang giữ cái gì
trong ấy?
– John: [ngưng] Nước mắt. Sợ bị lố bịch.
– BS: Hỏi bức tường có thể mở ra, để cho nước mắt
bạn tuôn ra không? Nó có thể đóng lại nếu việc ấy quá đau đớn. Rồi cám ơn
nó lần nữa vì đã che chở bạn.
– John: Được. [Anh ta khởi sự khóc rưng rức. Một lát
sau, anh mỉm cười.]
– BS: John, Bây giờ bạn cảm thấy thế nào?
– John: Dễ chịu hơn nhiều lắm, và an ổn hơn.
– BS: Hãy thưởng thức niềm vui ấy trong chốc lát Bây
giờ, bạn còn nghe tiếng sấm không?
– John: Không.
– BS: Còn có cảm giác tắt nghẽn ở cổ họng không?
– John: Không.
– BS: Bây giờ, hãy mở mắt ra. Bạn còn muốn nói gì
nữa không?
– John: Tim tôi cảm thấy được cởi mở hơn nhiều.
– BS: Tôi đoán rằng nếu bạn chịu khó tự hỏi lòng
mình nhiều lần, bạn sẽ khám phá nhiều hơn nữa. Thật cần rất nhiều can đảm
để làm điều bạn đã làm trước một nhóm người. Đấy là điều khó làm nhất, và
cũng chữa lành một cách sâu xa nhất.
Để kết
luận, ta có thể nói phương pháp bác sĩ Ornish dùng để chữa tim rất gần với
cách luyện tâm trong đạo Phật. Nó không những giúp chữa lành trái tim vật
lý mà còn chữa lành tâm bệnh chấp ngã trầm trọng nơi con người. Ảnh hưởng
của nó thật sâu xa, bằng chứng là hiện nay có rất nhiều người Mỹ trẻ tuổi
ăn chay, hành thiền, bỏ thuốc lá và các thứ nghiện ngập khác./.
--- o0o ---
Mục Lục và Phần 1 | Phần 2 | Phần
3
--- o0o ---
Cập
nhật
ngày:
01-12-2003
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục