Tôi
thiết
nghĩ
việc
khảo
cứu
các
nền
tảng
triết
học
và
tôn
giáo
của
Kim
cương
thừa
để
giúp
ta
hiểu
thêm
nó
ăn
khớp
với
Pháp
Phật
như
thế
nào
là
điều
rất
quan
trọng.
Nếu
xét
Kim
cương
thừa
một
cách
chi
tiết,
ta
thấy
nó
bao
gồm
một
số
các
tư
tưởng
quan
trọng
Bắc
truyền
(Ðại
thừa).
Có
ba
tư
tưởng
triết
học
và
tôn
giáo
Bắc
truyền
nổi
bật,
giữ
vai
trò
chính
yếu
trong
Kim
cương
thừa.
Ðó
là
các
tư
tưởng
1.Tánh
không,
2.
Duy
thức
và
3.
các
phương
tiện
hữu
ích
hoặc
thiện
xảo. Trong
Chương
22,
tôi
đã
nói
đến
việc
tông
phái
ở
Tây
tạng
xem
chư
Bồ
tát
Luận
sư
Long
thọ
(Nagarjuna)
và
Vô
trước
(Asanga)
là
những
vị
sáng
lập
Kim
cương
thừa.
Ngoài
các
yếu
tố
Kim
cương
thừa
có
trong
tiểu
sử
(cũng
có
trong
Chương
22),
nhị
vị
Long
thọ
và
Vô
trước
cũng
có
thể
được
xem
là
cha
đẻ
sáng
lập--đó
là
vì
họ
ủng
hộ
và
giải
thích
các
tư
tưởng
về
tánh
không
và
tính
ưu
việt
của
thức
(Duy
thức).
Một
số
tác
phẩm
Kim
cương
thừa
trong
kinh
điển
Tây
tạng
được
cho
là
của
Long
Thọ
và
Vô
trước,
mặc
dầu
các
học
giả
ngày
nay
muốn
tranh
luận
về
vấn
đề
này.
Dù
cả
hai
ngài
có
viết
các
tác
phẩm
đó
hay
không,
nhưng
rõ
ràng
là,
nếu
những
ý
tưởng
đó
không
được
đề
xướng,
Kim
cương
thừa
sẽ
khó
được
hiểu
rõ,
nếu
không
muốn
nói
là
chúng
sẽ
không
xuất
hiện. Trước
hết
ta
hãy
xét
đến
lý
tánh
không,
đây
là
nét
đặc
thù
của
Long
Thọ.
Trong
Chương
22,
tôi
có
dẫn
chứng
một
trường
hợp,
trong
đó
Long
Thọ
được
cho
là
đã
biến
tạp
kim
thành
vàng.
Ðiều
này
có
thể
được
xem
là
một
ẩn
dụ
cho
công
việc
chính
của
Kim
cương
thừa:
biến
cải
kinh
nghiệm
thông
thường
thành
kinh
nghiệm
giác
ngộ.
Nếu
muốn
biến
cải
thành
công
thì
tạp
kim
không
thể
nào
có
tính
nhất
định,
thường
hằng
riêng
của
nó.
Chẳng
hạn,
nếu
một
mẫu
than
quả
thực
có
giá
trị
thực
chất,
không
thay
đổi
được,
thì
nó
không
bao
giờ
có
thể
biến
thành
bất
cứ
cái
gì
khác.
Tất
cả
chúng
ta
đều
biết
rằng
một
mảnh
than
có
thể
biến
thành
kim
cương
với
một
vài
điều
kiện
tinh
chế. Trang
209.
Cái
ý
tưởng
gốc
‘‘(đặc)
tánh
không
thay
đổi,
độc
lập’’
là
do
chữ
Svabhava
(Bắc
Phạn).
Nó
có
nghĩa
là
‘‘tự
tánh,
tự
ngã
hay
tự
hiện
hữu
(own-being,
self-existence).
‘‘Không
có
tự
tánh’’
là
Nihsvabhava,
chữ
nầy
đồng
nghĩa
với
‘không
tánh’.
Không
tánh
không
phải
là
Không
Có
Gì
Cả
(Nothingness)
mà
đó
là
sự
tràn
khắp,
ngay
thẳng,
chân
thật,
một
tình
trạng
trong
đó
các
hiện
tượng
xuất
hiện
tùy
thuộc
vào
(nguyên)
nhân
và
duyên
(điều
kiện). Mặc
dầu
ý
tưởng
tánh
không
được
cho
là
của
Long
thọ
và
trường
phái
Trung
đạo,
là
một
trong
những
giáo
thuyết
quan
trọng
của
Bắc
truyền
(Ðại
thừa),
nhưng
nó
cũng
hiện
hữu
trong
Nam
truyền
(Tiểu
thừa).
Chẳng
hạn,
theo
kinh
điển
Nam
truyền,
đức
Phật
xem
tất
cả
các
hiện
tượng
như
ngọn
lửa
của
cây
đèn
dầu:
đèn
cháy
được
cũng
phải
do
dầu
và
tim
đèn
nữa.
Tự
ngọn
lửa
là
không
có.
Cũng
giống
như
vậy,
tất
cả
các
hiện
tượng
tùy
thuộc
vào
nhân
và
duyên. Trong
Bắc
truyền,
ý
tưởng
này
được
nói
rất
rõ:
tất
cả
các
hiện
tượng
được
so
sánh
với
một
ảo
tưởng
huyễn
hoặc.
Một
con
voi
giả
chẳng
hạn,
nó
xuất
hiện
có
thể
giống
như
một
gò
mối,
khúc
gỗ...được
nhà
ảo
thuật
dùng
vài
thủ
thuật
v.v...để
biến
thành
nó.
Vì
thế,
các
sự
xuất
hiện
giả
huyễn
xãy
ra
tùy
thuộc
vào
nhiều
nguyên
nhân
và
nhiều
điều
kiện.
Giống
như
vậy,
tất
cả
các
hiện
tượng
hiện
hữu
là
do
nguyên
nhân
này,
điều
kiện
nọ.
Chính
vì
tánh
‘‘ăn
theo’’
này,
tức
cái
không
tánh,
ta
mới
thực
hiện
được
sự
biến
cải. Long
thọ
nói
rằng
nếu
thực
sự
có
tự
tánh
(hay
tự
ngã,
tự
hiện
hữu)
thì
sự
biến
cải
bằng
phương
tiện
của
con
đường
giải
thoát
sẽ
không
thể
nào
xảy
ra.
Nói
một
cách
khác,
nếu
thỏi
than
mà
ta
vừa
nói
có
tánh
không
thay
đổi
được
thì
nó
không
thể
nào
trở
thành
hạt
kim
cương.
Giống
như
vậy,
nếu
mỗi
người
trong
chúng
ta
có
một
tự
tánh
riêng,
một
tự
ngã
thường
hằng,
một
hiện
hữu
không
thể
thay
đổi
được
thì
dù
tu
tập
Pháp
Phật
như
thế
nào
chăng
nữa,
chúng
ta
cũng
không
thể
nào
trở
nên
càng
lúc
càng
tiến
bộ,
trong
sáng
hơn
hay
giác
ngộ
được.
Ðành
rằng
ta
phải
chịu
ba
món
chướng
là
tham
sân
si,
nhưng
đó
là
tự
tánh
bình
thường
của
các
giống
vật
hữu
tình.
Nếu
chịu
thay
thế
si
mê
thành
trí
tuệ,
tham
cầu
với
không
vướng
mắc,
sân
nhuế
thành
từ
và
bi,
chúng
ta
có
thể
thay
đổi
được
các
điều
kiện
trên.
Bằng
cách
thay
đổi
chúng,
ta
có
thể
thay
đổi
tự
tánh,
tự
ngã
của
mình
để
trở
thành
Tiên
Phật.
Vì
thế
Không
tánh
tuyệt
đối
cần
thiết
cho
phép
ta
chuyển
các
điều
kiện
của
luân
hồi
thành
sự
giải
thoát
đến
niết
bàn. Trang
210.
Bây
giờ
ta
xét
đến
ý
tưởng
thứ
hai,
vai
trò
cái
tâm
trong
kinh
nghiệm.
Ở
đây,
Vô
trước
và
người
em
là
Thế
thân
đưa
ra
hai
điểm
chính:
a.
đối
tượng
xuất
hiện
không
có
hình
thức
nhất
định
hay
bền
vững,
và
b.
đối
tượng
xuất
hiện
ngay
cả
khi
không
có
tác
nhân
kích
thích
bên
ngoài. Hai
điểm
chính
nầy
trong
Ðại
thừa
và
Kim
cương
thừa
cũng
không
vắng
mặt
trong
truyền
thống
Tiểu
thừa.
Ðiểm
đầu
tiên
được
nói
rõ
trong
một
số
kinh
sách
Phật
giáo.
Chẳng
hạn,
sự
kiện
liên
hệ
đến
vị
Trưởng
Lão
Tissa
nổi
tiếng
trong
giới
Tiểu
thừa:
khi
được
hỏi
ông
có
thấy
người
phụ
nữ
nào
mới
đi
qua
trên
đường
không,
Tissa
trả
lời
rằng
ông
không
biết
đó
là
nữ
giới
hay
nam
giới
mà
chỉ
thấy
một
đống
xương
đi
qua.
Ðiều
này
chứng
tỏ
rằng
các
đói
tượng
không
có
một
hình
thức
cố
định;
những
gì
xuất
hiện
hấp
dẫn
của
một
phụ
nữ
đối
với
người
đàn
ông
này
thì
có
thể
là
một
đống
xương
đối
với
người
kia. Truyền
thống
Ðại
thừa
nói
rất
rõ
ràng
về
việc
này
bằng
cách
mượn
đến
kinh
nghiệm
của
một
số
‘tâm
sở
biến
hành’.
Chẳng
hạn,
khi
uống
quá
nhiều
rượu,
ta
cảm
thấy
‘‘đất
say
đất
cũng
lăn
quay’’,
hoặc
cảm
thấy
có
năng
lực
to
lớn.
Giống
như
vậy
với
ảnh
hưởng
của
các
chất
tạo
ra
ảo
giác
lâng
lâng,
con
người
nhận
thức
sự
vật
rất
khác
biệt.
Trong
quyển
Hai
Mươi
Ðoạn
về
Duy
thức,
Thế
Thân
(Vasubandhu)
tổ
thứ
21
dòng
Thiền
Ấn,
chứng
minh
điều
này
với
việc
đối
chiếu
kinh
nghiệm
của
con
người
trong
6
cõi
(xem
lại
chương
19).
Trong
đó,
ông
giải
thích
rõ
ràng
là
các
đối
tượng
xuất
hiện
dưới
nhiều
cách
khác
nhau
tùy
thuộc
vào
các
điều
kiện
chủ
quan
(tâm)
của
người
nhận
thức
và
đã
kết
luận
rằng
các
đối
vật
xuất
hiện
dưới
các
hình
thức
và
tướng
trạng
khác
nhau
tùy
theo
(tâm)
các
loài
vật
hữu
tình
khác
nhau
và
tùy
theo
nghiệp
duyên
của
họ. Trang
211.
Ðiểm
thứ
hai,
các
vật
xuất
hiện
ngay
cả
khi
không
có
một
nhân
tố
kích
thích
bên
ngoài,
cũng
được
tìm
thấy
trong
truyền
thống
Nam
truyền
Tiểu
thừa.
Trong
đó,
Buddhaghosa
giải
thích
về
3
giai
đoạn
định
(sơ
định,
nhị
định
và
viên
mãn),
nhờ
tu
tập
thiền
quán
mà
sự
vật
đã
trở
thành
đồng
hóa
vào
giai
đoạn
gần
nhứt.
Ví
dụ,
nếu
một
thiền
giả,
đầu
tiên
dùng
một
đĩa
màu
xanh,
kế
đó
nhờ
đĩa
đó
trở
thành
đồng
hóa
và
ông
ta
bây
giờ
chỉ
quán
tưởng
vào
mô
hình
tinh
thần
của
nó
mà
thôi.
Tức
là
vào
giai
đoạn
thứ
nhứt,
vị
ấy
dùng
một
vật
có
thực
làm
đối
tượng
thiền
định,
đến
giai
đoạn
thứ
hai
là
quán
tưởng,
ông
không
còn
cần
ngoại
vật
đó
nữa.
Vật
ấy
bây
giờ
đối
với
ông
không
còn
là
một
nhân
tố
kích
thích
cần
thiết
nữa.
Chúng
ta
có
thể
hiểu
được
điều
nầy
qua
các
giấc
chiêm
bao,
trong
đó
người
nằm
mơ
thấy
được
các
đối
vật
mà
không
cần
vật
kích
thích
bên
ngoài. Thế
Thân
lại
thêm
trường
hợp
của
những
người
giám
sát
ở
cõi
địa
ngục.
Nếu
những
người
này
sanh
trở
lại
các
địa
ngục
đó
do
nghiệp
riêng
của
họ
thì
họ
cũng
phải
chịu
các
đau
khổ
ở
đó.
Nhưng,
vì
họ
ở
trong
các
địa
ngục
đó
chỉ
để
làm
công
việc
của
họ,
nên
Thế
Thân
cho
rằng
họ
chỉ
là
sản
phẩm
do
tâm
não
của
những
loài
ở
địa
ngục
nghĩ
tưởng
tạo
ra
mà
thôi.
Nói
cách
khác,
vì
nghiệp
không
lành
mạnh
của
mình
mà
các
loài
ở
địa
ngục
phóng
chiếu
ra
hình
ảnh
của
những
cai
ngục
tra
tấn
mình. Trong
tất
cả
trường
hợp
này--các
kinh
nghiệm
về
thiền
đînh,
chiêm
bao
và
các
loài
ở
địa
ngục--các
hình
ảnh
xuất
hiện
mà
không
cần
đến
nhân
tố
kích
thích
bên
ngoài
nào
cả.
Ðây
là
lý
do
tại
sao
người
ta
nói
rằng,
giống
hệt
như
trường
hợp
một
hoạ
sĩ
vẽ
tranh
ma
quỹ
rồi
trở
nên
sợ
hãi
vì
bức
tranh
đó,
các
loài
chưa
được
khai
sáng
vẽ
ra
hình
ảnh
6
cõi
trời
luân
hồi
và
rồi
bị
khổ
sở,
kinh
hãi
vì
chính
hình
ảnh
đó.
Qua
năng
lực
của
tâm
não,
chúng
ta
vẽ
ra
6
cõi
trời
hiện
hữu
và
rồi
chạy
vòng
vòng
theo
chúng
bất
tận.
Chúng
ta
có
thể
tạo
ra
6
cõi
trời
này
một
cách
chính
xác
vì
sự
không
hiện
hữu
(hay
không
tự
tánh,
không
tự
ngã)
của
chúng. Trang
212.
Hai
ý
tưởng
này--tánh
không
và
vai
trò
cái
tâm
trong
kinh
nghiệm--đi
cặp
với
nhau.
Các
đối
vật
không
hiện
hữu
độc
lập.
Sự
hiện
hữu
của
chúng
là
tùy
vào
nhân
và
duyên,
quan
trọng
nhất
là
các
nhân
duyên
tinh
thần
như
si
ám,
mắc
mứu,
sân
nhuế,
phẫn
hận,
tật
đố,
v.v...Vì
những
điều
kiện
này
và
vì
hiện
tượng
tánh
không,
tâm
thức
hình
thành
và
tạo
ra
kinh
nghiệm
dưới
một
hình
thức
đặc
biệt,
hình
thức
đau
khổ
của
6
cõi
trời. Cái
tâm
làm
việc
một
cách
tự
động
và
không
chủ
ý,
vì
vậy
tạo
ra
các
kinh
nghiệm
đau
khổ
trong
6
cõi
trời
như
thế
nào,
thì
cái
tâm
cũng
có
thể
được
huấn
luyện
để
làm
việc
một
cách
thong
thả,
thận
trọng,
có
chủ
ý
để
đem
lại
sự
thay
đổi
cho
các
kinh
nghiệm
đó,
đem
lại
kinh
nghiệm
khai
sáng,
giải
thoát.
Ðây
là
điều
rõ
ràng
trong
kinh
nghiệm
thiền
định
mà
chúng
ta
đã
xét
trước
đây.
Thường
thì
cái
tâm
làm
việc
một
cách
tự
động
và
không
chủ
ý
đối
với
kinh
nghiệm.
Cái
phản
ứng
của
ta
đối
với
một
đối
tượng,
thí
dụ
sắc
vóc
của
một
phụ
nữ,
là
do
theo
thói
quen
phản
xạ,
theo
thói
quen
tham
muốn
không
đúng
và
không
chịu
tìm
hiểu.
Với
thiền
định,
ta
huấn
luyện
cái
tâm
một
cách
dứt
khoát
để
giúp
thay
đổi
kinh
nghiệm
của
mình.
Qua
kinh
nghiệm
thiền
định,
ta
có
thể
thay
đổi
nhận
thức
của
mình
về
đối
tượng,
giống
như
Trưởng
Lão
Tissa
đã
thay
đổi
cái
thấy
của
ông:
sắc
vóc
của
một
phụ
nữ
chỉ
là
một
đống
xương. Thường
chúng
ta
nhận
thức
các
màu
sắc
khác
nhau
một
cách
tự
động,
không
trực
tiếp,
không
biện
biệt.
Nhờ
thiền
định,
ta
có
thể
theo
ý
muốn
mình,
hình
dung,
tạo
ra
và
thay
đổi
tình
trạng
một
mảng
màu
theo
kinh
nghiệm
tinh
thần
riêng
của
mình.
Tánh
không
và
năng
lực
sáng
tạo
của
tâm
rõ
ràng
có
mặt
trong
cơ
cấu
kỹ
thuật
thiền
định
Kim
cương
thừa
(sẽ
xét
kỹ
hơn
trong
Chương
29).
Hợp
chung
nhau,
chúng
cho
ta
khả
năng
và
phương
pháp
cần
có
để
chuyển
biến
kinh
nghiệm
mình.
Ta
có
thể
thực
hiện
được
vì
không
có
cái
gì
có
(đặc)
tánh
riêng
của
nó
và
cách
chúng
ta
làm
là
dùng
năng
lực
của
tâm
để
tạo
ra,
quyết
định
đường
lối
mới
khi
nhận
thức
đối
tượng. Trang
213.
Như
đã
được
nói
đến
trong
Chương
22,
Kim
cương
thừa
là
một
với
Ðại
thừa
về
điểm
bắt
đầu
và
điểm
mục
tiêu
của
nó.
Cái
tư
tưởng
căn
bản
trong
truyền
thống
Ðại
thừa
là
tâm
bồ
đề
(bodichitta),
tâm
kiên
quyết
hoàn
thành
giác
ngộ
cho
tất
cả
chúng
sinh,
và
kết
quả
của
quyết
tâm
này
là
sự
đạt
được
Phật
quả,
với
tầm
vóc
bình
thường
và
siêu
việt.
Cái
hiện
tượng
bình
thường
là
sự
biểu
lộ
của
lòng
đại
bi
của
Phật,
điều
này
tự
biểu
hiện
trong
các
phương
tiện
thiện
xảo,
tư
tưởng
nổi
bật
thứ
ba
trong
Ðại
thừa
và
rất
quan
trọng
trong
Kim
cương
thừa. Phương
tiện
thiện
xảo
là
khả
năng
hiểu
rõ
tất
cả
giống
vật
hữu
tình
từng
trình
độ
một.
Trong
nhiều
kinh
Ðại
thừa,
điều
này
được
giải
rõ
với
sự
giúp
đỡ
của
các
ví
dụ,
như
câu
chuyện
ngụ
ngôn
về
ba
loại
xe
(xe
dê
cho
hàng
Thanh
văn,
xe
hươu
cho
bậc
Duyên
giác
và
xe
trâu
cho
vị
Phật);
về
nước
mưa
và
ánh
sáng
mặt
trời,
mặt
trăng
trong
Kinh
Liên
hoa
(xem
lại
Chương
15).
Cái
hình
ảnh
bình
thường
có
tính
cách
hiện
tượng
của
đức
Phật
xuất
hiện
dưới
mắt
các
giống
vật
hữu
tình
là
tùy
theo
nhu
cầu
và
khả
năng
của
họ.
Nó
tự
biểu
hiện
dưới
nhiều
hình
thức
khác
nhau
trong
một
số
hình
thức,
như
hình
thức
của
người
thiếu
nữ
đẹp
mà
Phật
đã
cho
xuất
hiện
vì
Kshema
(Xem
Chương
22).
Trong
nhiều
Kinh,
Luận
của
Bắc
truyền
Ðại
thừa,
tự
đức
Phật
biểu
hiện
dưới
hình
thức
người
thường
hoặc
thánh
thiên
để
giúp
chúng
sinh
tiến
bộ
trên
con
đường
giải
thoát. Chính
cũng
với
cách
này
mà
đức
Phật
đã
tự
biểu
hiện
dưới
các
hình
thức
đặc
biệt
như
các
vị
thần
trong
các
đền
thờ,
lăng
tẩm
Ðại
thừa
tùy
theo
sự
cần
thiết
và
xu
hướng
của
các
giống
hữu
tình.
Chẳng
hạn,
trong
5
trường
hợp
chư
Phật
trên
cõi
trời,
đức
Phật
tự
biểu
hiện
dưới
5
hình
thức
đặc
biệt
tương
ứng
với
các
thiên
hướng
nghiệp
quả
đặc
biệt
của
các
giống
hữu
tình.
Ông
là
Phật
Ðại
nhật
(Tỳ
Lô
Già
na,
Vairochana)
cho
các
giống
hữu
tình
mà
nổi
khổ
chính
của
họ
là
vô
minh;
ông
là
Phật
Bất
động
(Phật
A
xúc,
Akshobhya)
dành
cho
những
người
có
nổi
khổ
chính
yếu
là
sân
nhuế
(hờn
giận
đến
mức
mất
sáng
suốt)
và
Phật
A
di
đà
(Amitabha)
cho
những
người
mà
nổi
khổ
chính
của
họ
là
hay
mắc
mứu.
Tự
Ðức
Phật
xuất
hiện
dưới
các
hình
thức
khác
nhau
để
trợ
lực
một
cách
tốt
đẹp
nhứt
cho
các
giống
hữu
tình
khác
nhau
vì
nghiệp
căn
đặc
biệt
của
họ. Trang
214.
Có
các
biểu
hiện
đặc
biệt
của
đức
Phật
tương
ứng
với
các
giống
hữu
tình.
Có
loại
tương
duyên
giữa
sự
xuất
hiện
của
Phật
(dưới
hình
thức
Phật
trên
trời
hoặc
Thánh
thần
trong
các
đền
thờ
Kim
cương
thừa)
với
sự
phát
triển
của
các
giống
hữu
tình
qua
trung
gian
tu
tập
thiền
định.
Ðể
chứng
minh
điều
này,
tôi
xin
trở
lại
câu
chuyện
của
Bồ
tát
Vô
trước
và
Phật
Di
lặc
tương
lai.
Vô
trước
đã
thiền
quán
trong
12
năm
trời
trước
khi
ông
có
khả
năng
nhận
thấy
được
Ngài.
Phật
Di
lặc
đã
luôn
luôn
bên
cạnh
ông,
nhưng
Vô
trước
phải
cố
gắng
tăng
trưởng
cái
nhìn
của
ông
sao
cho
có
thể
tự
mình
chứng
thấy
Phật
Di
lặc
một
cách
trực
tiếp.
Cũng
như
thế,
đức
Phật
luôn
ở
bên
ta,
nhưng
muốn
nhận
ra
các
vị
đó
một
cách
trực
tiếp,
chúng
ta
phải
cố
gắng
tăng
trưởng
tâm
thức
qua
thiền
định,
qua
sự
thanh
lọc
cẩn
thận
tâm
thân
mình.
Sự
việc
tẩy
lọc
thân
tâm
có
thể
ví
như
việc
mở
máy
truyền
hình
để
nhận
hình.
Hình
rõ
ràng
là
luôn
luôn
có
đó,
nhưng
nếu
không
vặn
đúng
băng
tần,
đúng
luồng
sóng
thì
hình
ảnh
không
thể
được
thấy
rõ. Nếu
chúng
ta
nhớ
3
nguyên
tắc
này:
1.
nguyên
tắc
của
tánh
không,
2nguyên
tắc
năng
lực
của
cái
tâm
để
quyết
định
bản
thể
của
kinh
nghiệm
mình
và
3.
nguyên
tắc
các
phương
tiện
thiện
xão,
chúng
ta
sẽ
có
thể
hiểu
thế
nào
là
con
đường
mà
Kim
cuơng
thừa
có
thể
được
chứng
nghiệm.
Chúng
ta
cũng
sẽ
có
thể
hiểu
sự
đa
dạng
của
các
hình
thức
và
những
hình
ảnh
mà
Kim
cương
thừa
dùng
để
thúc
đẩy
tiến
trình
thay
đổi
biến
hoá.
Nguồn: www.quangduc.com
Trình bày : Nhị Tường
Cập
nhật : 01-03-2002