Trong
chương
này
ta
sẽ
xét
đến
‘Con
đường
Tám
bước’
(Bát
Chánh
Ðạo)
nằm
trong
nhóm
có
tên
là
phát
triển
tinh
thần.
Chúng
ta
đã
biết
sự
liên
đới
nhau
giữa
các
giai
đoạn
của
tám
bước.
Ðây
là
điều
quan
trọng
đặc
biệt
để
hiểu
vị
trí
của
sự
phát
triển
tinh
thần.
Ðược
đặt
giữa
giới
đức
và
trí
huệ,
thiền
định
(tức
phát
triển
tinh
thần)
có
liên
hệ
và
quan
trọng
đối
với
cả
hai.
Tại
sao
lại
như
vậy?
Thường
thường,
người
ta
hay
nghĩ
chỉ
cần
theo
giới
luật
để
có
đức
hạnh
là
đủ
để
sống
một
cuộc
đời
tốt
đẹp. Xin
có
một
vài
câu
trả
lời
cho
câu
hỏi
này.
Ngoài
mục
tiêu
hạnh
phúc
và
sung
mãn,
Phật
giáo
còn
có
mục
tiêu
tự
do
nữa.
Ðể
đạt
được
tự
do,
ta
phải
có
trí
tuệ
qua
cách
độc
nhứt
là
thiền
định.
Dù
thực
hành
đúng
các
giới
đức,
ta
cũng
cần
thiền
định
vì
nó
giúp
ích
thêm
cho
đức
hạnh
ta
nếu
không
muốn
nói
là
cần
thiết.
Tại
sao?
Vì
thực
tập
theo
các
giới
luật
trong
tình
trạng
thuận
lợi
vẫn
dễ
dàng
hơn
là
ở
trong
tình
trạng
căng
thẳng.
Có
việc
làm
tốt,
đủ
sống
cho
chính
mình
và
cho
gia
đình,
sống
trong
xã
hội
an
bình:
đây
là
điều
tương
đối
khá
dễ
dàng
để
hành
trì
các
giới
luật.
Nhưng
khi
chính
mình
ở
trong
tình
trạng
căng
thẳng,
bất
ổn
và
không
chắc
chắn--như
khi
mất
việc
hay
ở
trong
hoàn
cảnh
mà
tình
trạng
vô
luật
pháp
thắng
thế,
v.v...việc
theo
các
giới
luật
sẽ
có
sự
khó
khăn. Ðó
là
lý
do
tại
sao
chỉ
có
thiền
định
cho
tâm
an
mới
có
thể
bảo
đảm
cho
sự
thực
hành
đúng
các
giới
đức.
Ðể
làm
mạnh
thêm
khả
năng
trí
óc
và
kiểm
soát
nó
hữu
hiệu,
sự
định
tâm
giúp
ta
bảo
đảm
tuân
thủ
các
giới
luật,
đồng
thời
trợ
giúp
thực
sự
mục
tiêu
nhìn
thấy
sự
việc
theo
đúng
thực
tướng
của
chúng.
Ðịnh
tâm
chuẩn
bị
cho
đầu
óc
hoàn
thành
trí
huệ,
nó
giúp
ta
mở
cánh
cửa
tự
do
và
giác
ngộ.
Ðịnh
tâm
vì
thế
có
một
vai
trò
quan
trọng
rõ
rệt
trong
sự
thực
hành
Bát
Chánh
Ðạo. Trang
57.
Sự
nhấn
mạnh
của
Phật
giáo
vào
sự
định
tâm
là
điều
không
ngạc
nhiên
khi
chúng
ta
nhớ
đến
sự
quan
trọng
của
cái
tâm
trong
ý
niệm
về
kinh
nghiệm
của
Phật
giáo.
Tâm
là
yếu
tố
đơn
độc
quan
trọng
nhất
trong
việc
thi
hành
Bát
Chánh
Ðạo.
Chính
đức
Phật
nhấn
mạnh
rõ
ràng
khi
nói
rằng
tâm
trí
là
nguồn
gốc
của
tất
cả
sự
vật
và
rằng
tất
cả
các
sự
vật
được
tạo
ra
bởi
tâm
trí.
Cũng
như
vậy,
người
ta
nói
rằng
tâm
trí
là
nguồn
gốc
của
tất
cả
các
phẩm
hạnh. Ðể
đạt
được
những
phẩm
hạnh
này,
bạn
phải
rèn
luyện
tâm.
Tâm
là
chìa
khóa
để
thay
đổi
bản
chất
của
kinh
nghiệm.
Người
ta
nói
rằng,
nếu
chúng
ta
phải
che
đậy
toàn
thể
mặt
đất
với
một
chất
mềm
nhưng
đàn
hồi
để
bảo
vệ
đôi
chân
của
chúng
ta
không
bị
gai
nhọn
và
đá
sỏi,
quả
thật
đây
là
điều
rất
khó
làm.
Nhưng
nếu
chỉ
bao
bàn
chân
ta
với
đôi
giày
thì
cũng
giống
như
toàn
thể
mặt
đất
được
bao
phủ.
Cũng
giống
như
vậy,
nếu
phải
thanh
lọc
toàn
thể
vũ
trụ
khỏi
tham
dục,
sân
giận
và
si
mê
thì
quả
thật
là
điều
rất
khó.
Nhưng
nếu
chỉ
thanh
lọc
tâm
trí
ta
ra
khỏi
ba
phiền
não
thì
cũng
như
chúng
ta
đã
thanh
lọc
được
toàn
thể
thế
giới
phiền
não.
Phật
giáo
chú
trọng
vào
tâm
trí
vì
nó
là
chìa
khóa
thay
đổi
cái
cách
chúng
ta
chứng
nghiệm
các
sự
vật
và
liên
hệ
với
tha
nhân. Sự
quan
trọng
của
tâm
trí
cũng
được
thừa
nhận
bởi
các
khoa
học
gia,
tâm
lý
gia
và
cả
vật
lý
gia.
Bạn
có
thể
đã
biết
đến
một
số
các
kỷ
thuật
mà
hiện
nay
các
nhà
trị
liệu
tây
phương
đang
dùng
cho
khả
năng
tưởng
tượng
của
con
người.
Họ
dùng
các
phương
pháp
một
cách
thành
công
tương
tự
như
các
kỷ
thuật
nổi
tiếng
của
thiền
định
để
giúp
các
bệnh
nhân
khắc
phục
bệnh
tâm
thần,
đau
nhức
trầm
kha
cùng
các
bệnh
tật
khác.
Phương
pháp
thực
hành
này
hiện
nay
được
chấp
nhận
trong
cộng
đồng
trị
liệu. Trang
58.
Tất
cả
chúng
ta
đều
có
thể
nhìn
vào
kinh
nghiệm
của
mình
để
biết
được
ảnh
hưởng
của
tâm
vào
thể
trạng
riêng
của
mình.
Tất
cả
chúng
ta
đã
hưởng
hạnh
phúc
và
biết
được
ảnh
hưởng
lợi
lạc
của
nó
như
thế
nào
vào
các
sinh
hoạt
của
mình.
Ðược
ở
trong
tình
trạng
như
vậy,
chúng
ta
thấy
mình
hữu
ích,
phản
ứng
thích
đáng
và
có
khả
năng
hành
động
tốt
đẹp
nhất.
Những
lúc
tâm
trí
bị
xáo
trộn,
chán
nản,
hoặc
bị
tràn
ngập
bởi
những
cảm
tính
có
hại,
chúng
ta
thấy
dù
cẩn
thận
cũng
không
thể
hoàn
thành
những
việc
thật
giản
dị.
Do
vậy,
chúng
ta
có
thể
thấy
được
sự
quan
trọng
của
cái
tâm
trong
bất
cứ
phạm
vi
đời
sống
nào
mà
chúng
ta
muốn
xét
đến. Ba
bước
trong
Bát
Chánh
Ðạo
được
đề
cập
trong
sự
định
tâm
là
‘Chánh
tinh
tấn
(Cố
gắng
đúng),
Chánh
niệm
(Nhớ
nghĩ
đúng)
và
Chánh
định
(Ðịnh
thần
đúng)’.
Ba
bước
này
khuyến
khích
và
giúp
đỡ
ta
tự
lực,
chú
tâm
và
an
tịnh. Trang
58.
Nói
chung,
‘Cố
gắng
đúng’
(Chánh
tinh
tấn)
là
vun
trồng
một
thái
độ
tự
tin
vào
công
việc
làm
của
mình.
Chúng
ta
cũng
có
thể
gọi
‘Cố
gắng
đúng’
là
‘nhiệt
tâm’.
Chánh
tinh
tấn
là
nhận
lấy
và
theo
đuổi
công
việc
của
mình
với
lòng
nhiệt
thành
và
một
ý
chí
thi
hành
cho
đến
cùng.
Người
ta
hay
nói
rằng
chúng
ta
phải
làm
công
việc
của
mình
giống
như
một
chú
voi
đi
vào
hồ
nước
mát
khi
bị
cái
nóng
của
ánh
nắng
mặt
trời
giữa
trưa.
Với
loại
cố
gắng
này,
chúng
ta
có
thể
thành
công
trong
bất
cứ
kế
hoạch
nào
mà
ta
muốn
làm,
hoặc
trong
học
tập,
hoặc
trong
sự
nghiệp
hay
thực
hành
Pháp
Phật. Trong
ý
nghĩa
này,
chúng
ta
có
thể
nói
Cố
gắng
đúng
(Chánh
tinh
tấn)
là
cách
thực
hành
lòng
tự
tin
của
mình
sao
cho
hữu
ích.
Nếu
không
chịu
cố
gắng
vào
việc
làm
của
mình
làm
sao
ta
có
thể
hy
vọng
thành
công.
Hơn
nữa
sự
cố
gắng
phải
được
cân
nhắc,
ở
đây
chúng
ta
nên
nhớ
lại
đặc
tính
căn
bản
của
Trung
đạo
với
thí
dụ
của
các
sợi
dây
của
cây
đàn
luýt.
Cố
gắng
không
nên
quá
căng,
quá
bó
buộc
và
cũng
không
nên
quá
lỏng
lẻo.
Ðây
là
những
gì
mà
chúng
ta
muốn
nói
đến
‘Chánh
tinh
tấn’
(tức
cần
mẫn,
nỗ
lực,
cố
gắng
đúng):
một
quyết
tâm
có
kiểm
soát,
bền
chí
và
vui
vẻ. Trang
59.
‘Cố
gắng
đúng’
được
định
nghĩa
như
sau:
1.
cố
gắng
đề
phòng
sự
xuất
hiện
của
tư
tưởng
không
lành
mạnh,
2.
cố
gắng
diệt
bỏ
những
tư
tưởng
không
lành
mạnh
một
khi
nó
hiện
ra,
3.
cố
gắng
nghĩ
tưởng
đến
những
tư
tưởng
lành
mạnh
và
4.
cố
gắng
duy
trì
những
tư
tưởng
lành
mạnh.
Mặt
thứ
tư
rất
quan
trọng
bởi
vì
tư
tưởng
lành
mạnh
thường
hay
‘chết
yểu’
khi
ta
vừa
vun
trồng
được
nó.
Bốn
mặt
này
tập
trung
khả
năng
trí
óc
vào
tinh
thần
của
chúng
ta.
Mục
tiêu
của
chúng
là:
giảm
bớt
và
sau
đó
diệt
trừ
tư
tưởng
không
lành
mạnh
làm
rối
trí
ta;
tăng
cường
và
sau
đó
thiết
lập
vững
chắc
tư
tưởng
lành
mạnh
để
biến
tinh
thần
chúng
ta
được
tự
nhiên
và
toàn
vẹn
hơn. Trang
59.
‘Nhớ
nghĩ
đúng’
(Chánh
niệm)
là
bước
thứ
hai
của
Bát
chánh
Ðạo
trong
phần
phát
triển
tinh
thần
(Ðịnh).
Nó
rất
cần
thiết
trong
cuộc
sống
bình
thường
hàng
ngày
của
chúng
ta.
Giống
như
tất
cả
các
điều
dạy
khác
của
Phật,
‘Nhớ
nghĩ
đúng’
(Chánh
niệm)
có
thể
chứng
minh
rõ
rệt
nhất
với
những
thí
dụ
trong
cuộc
sống
thường
ngày.
Chắc
bạn
cũng
thấy
là
Phật
liên
tục
dùng
những
thí
dụ
quen
thuộc
cho
những
người
nghe
ông
thuyết
giảng.
Vì
thế
chúng
ta
dễ
thành
công
hơn
khi
xét
đến
sự
quan
trọng
của
tĩnh
thức
(niệm)
trong
các
sinh
hoạt
tầm
thường
hằng
ngày Tĩnh
thức
là
chú
ý.
Nó
giúp
cho
tâm
trí
khỏi
bị
xao
lãng
hoặc
mù
mờ.
Sẽ
có
ít
tai
nạn
hơn
tại
nhà
và
ở
ngoài
đường
nếu
người
ta
ý
thức
hơn.
Dù
đang
lái
xe
hay
băng
qua
đường,
nấu
cơm
hay
làm
sổ
sách,
chú
tâm
hơn
bạn
sẽ
được
an
toàn
và
hiệu
quả
hơn.
Việc
thực
tập
tĩnh
thức
giúp
tăng
trưởng
hiệu
quả
và
năng
suất,
đồng
thời
làm
giảm
thiểu
con
số
rủi
ro
vì
thiếu
chú
ý. Trong
việc
thực
tập,
tĩnh
thức
là
một
loại
dây
cương
cho
trí
óc.
Bỏ
ra
năm
mười
phút
để
xem
trí
óc
mình
hoạt
động
như
thế
nào,
bạn
sẽ
thấy
rõ
ràng
hơn
sự
cần
thiết
của
loại
dây
cương
kiểm
soát
đó.
Thí
dụ
bạn
đang
đọc
quyển
sách
này,
bất
thình
lình
một
luồng
gió
làm
sập
cửa
sổ
xuống.
Tôi
chắc
chắn
bạn
sẽ
lập
tức
chuyển
sự
chú
ý
và
để
tâm
vào
nơi
đó.
Như
vậy
là
trí
óc
bạn
đã
không
chú
tâm
vào
trang
sách
rồi.
Thế
là
hầu
như
vào
bất
cứ
lúc
nào
trong
cuộc
sống,
trí
óc
ta
đều
chạy
theo
các
giác
quan.
Ðầu
óc
chúng
ta
hầu
như
không
bao
giờ
tập
trung
hay
đứng
yên.
Các
vật
của
các
giác
quan
làm
mê
hoặc
sự
chú
ý
của
ta
có
thể
thuộc
về
hình
sắc,
âm
thanh
hay
tư
tưởng.
Khi
lái
xe
trên
đường,
đôi
mắt
và
đầu
óc
bạn
có
thể
bị
thu
hút
bởi
một
quảng
cáo
hấp
dẫn;
lúc
đi
vào
hè
phố,
mũi
bắt
vào
mùi
nước
hoa
thoang
thoảng
của
một
vị
phụ
nữ.
Thế
là
sự
chú
ý
của
bạn
có
thể
bị
kéo
về
nơi
có
mùi
và
có
người!
Tất
cả
các
vật
của
các
giác
quan
là
những
nguyên
nhân
của
sự
phân
tán
chú
ý. Trang
60.
Vì
thế,
để
điều
hoà
các
ảnh
hưởng
của
sự
phân
tán
tư
tưởng,
ta
cần
tự
trông
chừng
để
khỏi
bị
vướng
mắc
vào
những
vật
và
tình
trạng
không
lành
mạnh.
Việc
tự
trông
chừng
này
chính
là
sự
tĩnh
thức.
Phật
đã
từng
kể
câu
chuyện
hai
con
dơi,
dơi
thầy
và
dơi
trò.
Vào
một
dịp,
dơi
thầy
hỏi
dơi
trò,‘Con
bảo
vệ
ta
và
ta
sẽ
bảo
vệ
con.
Bằng
cách
đó
chúng
ta
sẽ
đánh
lừa
và
móc
túi
thiên
hạ.’
Nhưng
dơi
trò
nói,
‘Không,
thưa
thầy,
cái
đó
không
được.
Con
bảo
vệ
con,
thầy
bảo
vệ
thầy.’
Cũng
giống
như
thế,
mỗi
người
trong
chúng
ta
phải
tự
bảo
vệ
tâm
trí
riêng
của
mình. Có
người
nói
như
thế
có
vẻ
ích
kỷ,
tinh
thần
làm
việc
chung
bỏ
đâu?
Tôi
nghĩ
nghi
ngờ
như
thế
là
do
hiểu
lầm
mà
thôi.
Một
dây
xích
chỉ
mạnh
nhờ
từng
mắc
xích
yếu
nhất
của
nó.
Một
toán
làm
việc
chung
với
nhau
có
hiệu
quả
là
nhờ
từng
hội
viên
cá
nhân
của
toán
đó.
Một
nhóm
toàn
những
người
bị
phân
tán
tư
tưởng,
không
có
khả
năng
thi
hành
trách
nhiệm
riêng
cho
có
hiệu
quả,
sẽ
là
một
toán
không
được
việc.
Cũng
như
vậy,
muốn
giữ
vai
trò
cho
có
hiệu
quả
đối
với
các
bạn
trong
nhóm,
ta
phải
tự
bảo
vệ
sự
tĩnh
thức
riêng
của
mình.
Giả
dụ
có
chiếc
xe
đẹp,
bạn
sẽ
cẩn
thận
đậu
xe
ở
nơi
nào
ít
bị
cọ
quẹt.
Dù
ở
chỗ
làm
hay
ở
nhà,
bạn
sẽ
thỉnh
thoảng
trông
chừng
ra
ngoài
cửa
để
xem
cái
xe
có
sao
không.
Bạn
sẽ
rửa
nó
thường
hơn,
đem
nó
ra
ngoài
tiệm
để
sửa
nó
đều
đặn
hơn
và
có
thể
bảo
hiểm
nó
với
một
số
tiền
lớn.
Cũng
giống
như
vậy,
mỗi
người
trong
chúng
ta
sở
hữu
một
thứ
có
giá
trị
hơn
tất
cả
các
thứ
khác,
đó
là
cái
tâm
. Trang
61.
Nhận
ra
được
giá
trị
và
sự
quan
trọng
của
cái
tâm,
ta
phải
tự
bảo
vệ
nó.
Ðấy
là
sự
tĩnh
thức.
Việc
thực
tập
tĩnh
thức
có
thể
được
thực
hành
bất
cứ
chỗ
nào
và
bất
cứ
lúc
nào.
Có
người
nghĩ
rằng
tập
tĩnh
thức
(hay
thiền
định)
là
quá
khó.
Họ
cũng
sợ
thử
nó
nữa.
Họ
là
những
người
nghĩ
đến
thiền
một
cách
cứng
nhắc,
qui
tắc,
có
nghĩa
là,
tập
trung
đầu
óc
để
ngồi
thiền.
Nếu
không
sẵn
sàng
thực
tập
các
kỷ
thuật
thiền
tĩnh
thức,
ta
có
thể
thực
tập
‘Chánh
tinh
tấn’
và
‘Chánh
niệm’.
Hai
bước
đầu
của
việc
ấy
là
1.
vun
trồng
một
thái
độ
tự
tin,
bằng
cách
để
ý
và
chú
tâm;
(2)
nhìn
lại
thân
và
tâm
để
luôn
biết
mình
đang
làm
gì. Khi
tôi
viết
những
dòng
này,
trong
góc
cạnh
đầu
óc
tôi,
tôi
vẫn
có
thể
trông
chừng
cái
tâm
của
tôi.
Tôi
đang
nghĩ
đến
điều
gì?
Tâm
tôi
chăm
chú
vào
điều
gì?
Tôi
đang
suy
nghĩ
về
những
gì
xãy
ra
sáng
nay,
hoặc
tuần
rồi,
hoặc
những
gì
tôi
sẽ
làm
tối
nay?
Tôi
có
lần
nghe
một
người
thầy
nhận
xét
rằng
nếu
bạn
đang
pha
một
tách
trà
thì
ngay
lúc
bạn
đang
pha
trà
và
pha
trà
ngon
chính
là
bạn
đang
thiền
định
Phật
giáo. Cái
chính
yếu
của
thiền
là
định
thần
chú
tâm
chính
xác
và
ngay
lúc
đang
làm,
dù
việc
đó
là
việc
đi
dến
trường,
quét
dọn
trong
nhà,
hay
nói
chuyện
với
một
người
bạn.
Dù
rằng
bạn
làm
chuyện
gì
đi
chăng
nữa,
bạn
có
thể
thực
hành
sự
tĩnh
thức.
Việc
thực
hành
tĩnh
thức
có
thể
áp
dụng
mọi
nơi,
mọi
lúc. Trang
62.
Thông
thường,
việc
thực
hành
tĩnh
thức
hay
quán
tưởng
giữ
một
vai
trò
quan
trọng
trong
Phật
giáo.
Phật
gọi
quán
tưởng
là
cách
hoàn
thành
sự
chấm
dứt
đau
khổ.
Thực
tập
quán
tưởng
có
4
cách
áp
dụng
đặc
biệt:
1.
quán
thân,
2.
quán
thọ,
3.
quán
tâm
và
4.
quán
pháp.
Bốn
lối
thực
hành
về
quán
tưởng
tiếp
tục
giữ
một
vai
trò
quan
trọng
trong
việc
thực
hành
thiền
định
Phật
giáo
cho
đến
ngày
hôm
nay. Trang
62.
Chúng
ta
hãy
tiếp
tục
xét
đến
bước
thứ
ba
của
phát
triển
tinh
thần,
đó
là
sự
tập
trung
tinh
thần,
đôi
khi
được
gọi
là
‘tĩnh
lặng’
hay
giãn
dị
hơn
là
thiền
quán.
Bạn
hẳn
nhớ
lại
rằng
chúng
ta
đã
biết
về
nguồn
gốc
thiền
quán
từ
thời
kỳ
văn
minh
Thung
lũng
sông
Ấn.
Thiền
quán,
hay
tập
trung
tinh
thần,
không
dính
dáng
với
tình
trạng
kích
động
hay
uể
oải,
ít
nhiều
dính
dáng
tới
bán
tỉnh
thức
hay
hôn
mê.
Tập
trung
tinh
thần
chỉ
là
sự
thực
tập
chú
trọng
tâm
ý
vào
một
vật.
Vật
này
có
thể
thuộc
về
vật
chất
hay
tinh
thần.
Hoàn
tất
được
sự
tập
trung,
cái
tâm
trở
nên
hoàn
toàn
hoà
đồng
với
vật
đó
mà
không
bị
dính
mắc
vào
các
tình
trạng
tinh
thần
khác
như
xao
lãng,
uể
oải,
kích
động
và
chập
chờn.
Ðây
là
mục
tiêu
của
việc
thực
tập
‘Chánh
định’:
tập
trung
tâm
ý
chăm
chú
vào
một
vật
một.
Hầu
hết
chúng
ta
đều
có
trải
qua
việc
này
trong
cuộc
sống
hàng
ngày.
Thỉnh
thoảng,
một
cái
gì
đó
tự
nhiên
xuất
hiện
trong
đầu
ngay
lúc
ta
đang
chăm
chú
nghe
một
bài
nhạc,
nhìn
ra
biển
hay
bầu
trời.
Bạn
có
thể
chứng
nghiệm
trong
một
phút
giây,
lúc
tâm
ý
vẫn
chăm
chú
hoà
đồng
vào
một
sự
vật,
âm
thanh
hay
hình
sắc. Tập
trung
tinh
thần
có
thể
được
thực
hành
bằng
một
số
cách.
Vật
được
tập
trung
có
thể
thấy
được
bằng
mắt
(ngọn
lửa,
bức
ảnh,
cành
hoa)
hoặc
có
thể
là
một
ý
tưởng
(tình
thương
hay
lòng
từ
bi).
Khi
thực
tập,
bạn
có
thể
tập
trung
tâm
ý
một
cách
liên
tục
trên
một
vật
đã
được
chọn.
Dần
dần,
việc
này
dẫn
đến
khả
năng
làm
cho
đầu
óc
nằm
yên
trên
vật
mà
không
bị
phân
tán
ý
tưởng.
Khi
việc
này
được
duy
trì
trong
một
thời
gian
kéo
dài
nào
đó,
bạn
đã
hoàn
thành
sự
nhất
tâm. Trang
63.
Ðiều
quan
trọng
để
ghi
nhớ
rằng
muốn
thực
hành
thành
công
và
tốt
đẹp
nhất
là
phải
có
sự
hướng
dẫn
của
một
vị
thầy
kinh
nghiệm.
Những
yếu
tố
kỷ
thuật
để
thực
tập
cho
thành
công
gồm:
thái
độ,
tư
thế,
thời
hạn
và
lúc
thực
hành.
Chỉ
đọc
một
quyển
sách
thì
khó
được
hết
tất
cả
những
yếu
tố
đúng
này
được.
Bạn
cũng
không
cần
trở
thành
một
tu
sĩ
để
thực
hành
loại
thiền
quán
này.
Bạn
không
cần
phải
sống
trong
rừng
hay
từ
bỏ
đời
sống
hoạt
động
hàng
ngày.
Bạn
có
thể
bắt
đầu
với
từng
giai
đoạn
thiền
quán
tương
đối
ngắn,
từ
10
hay
15
phút
một
ngày. Trang
63.
Sự
thành
thạo
trong
loại
thiền
quán
này
có
hai
lợi
ích
chính.
Ðầu
tiên,
nó
dẫn
đến
hạnh
phúc
tinh
thần
và
vật
chất,
thoải
mái,
vui
vẻ,
trầm
lặng
và
yên
tĩnh.
Thứ
hai,
nó
chuyễn
cái
tâm
thành
một
dụng
cụ
có
khả
năng
thấy
sự
vật
theo
thực
tướng
của
nó.
Vì
thế,
nó
chuẩn
bị
cái
tâm
để
đạt
được
trí
huệ. Sự
phát
triển
dần
dần
kỷ
năng
nhìn
sự
vật
theo
đúng
thực
tướng
của
chúng
qua
sự
thực
hành
thiền
quán,
được
so
sánh
giống
như
sự
phát
triển
các
dụng
cụ
đặc
biệt,
bằng
các
phương
tiện
qua
đó
chúng
ta
có
thể
thấy
được
cái
thực
tướng
của
nguyên
tử
và
những
cái
tương
tự.
Cũng
như
vậy,
nếu
chúng
ta
không
phát
triển
tiềm
năng
trí
não
của
chúng
ta
qua
sự
vun
trồng
‘Chánh
tinh
tấn,
Chánh
niệm,
và
Chánh
định’,
sự
hiểu
biết
của
chúng
ta
về
thực
tướng
của
các
sự
vật
may
lắm
cũng
chỉ
là
tri
thức
thông
thường
thôi.
Ðể
biến
sự
hiểu
biết
Tứ
Diệu
Ðế
từ
một
tri
thức
sách
vở
thành
kinh
nghiệm
trực
tiếp,
chúng
ta
phải
hoàn
thành
cái
định
‘nhất
điểm
tụ’. Chính
tại
điểm
này
mà
sự
phát
triển
tinh
thần
sẵn
sàng
chuyển
sự
định
tâm
thành
trí
huệ.
Bây
giờ
chúng
ta
có
thể
thấy
rõ
ràng
vai
trò
đặc
biệt
của
thiền
quán
trong
Phật
giáo.
Ðề
cập
ngắn
gọn
chỗ
nầy,
tôi
muốn
nói
về
quyết
định
của
Phật
khi
rời
bỏ
hai
người
thầy
dạy
thiền
quán,
Alara
Kalama
và
Uddaka
Ramaputta,
và
về
sự
tổng
hợp
thiền
định
và
trí
huệ
vào
đêm
giác
ngộ
của
ông.
Cũng
vậy,
cái
định
‘nhất
điểm
tụ’
chính
nó
cũng
chưa
đủ.
Nó
giống
như
việc
chuốt
viết
chì
trước
khi
chuẩn
bị
viết
hay
việc
mài
búa
để
cắt
cái
thân
cây
tham
vướng,
sân
giận,
và
mê
si.
Khi
được
‘nhất
điểm
tụ’,
chúng
ta
sẵn
sàng
nối
thiền
định
với
trí
huệ
hầu
đạt
được
giác
ngộ. Nguồn: www.quangduc.com
Trình bày : Nhị Tường
Cập
nhật : 01-03-2002