.
ANGULIMALA,
Một câu
chuyện về sức mạnh của lòng từ
(dịch từ tập sách Love in Buddhism)
Thích Nguyên Tạng
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la
môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi,
thuộc vương quốc Kosala. Tên của chàng là ahimsaka (người thất bại). Chàng
được gởi đến thành phố Taxila để học hành. ahimsaka rất thông minh và biết
vâng lời thầy, nên chàng được cả thầy lẫn bà vợ thầy yêu mến. Điều này đã
khiến cho các học viên các ganh tới chàng. Vì thế họ tìm đến thầy giáo và
vu cáo Ahimsaka có mối quan hệ bất chính trái đạo lý với bà vợ thầy. Thoạt
tiên, không thầy không tin họ; nhưng sau khi nghe điều đó nhiều lần, ông
nghĩ rằng đó là sự thật và thề sẽ trả thù Ahimsaka. Ông thầy nghĩ rằng
việc giết học trò sẽ gây tai tiếng ảnh hưởng xấu cho ông. Cơn giận dữ thúc
giục ông đề nghị một việc không thể tưởng tượng nổ đối với chàng thanh
niên Ahimsaka trẻ tuổi và ngây thơ kia. Ông ta bảo cậu học trò phải giết
một ngàn người và mang về ngón tay cái từng người để trả học phí về việc
dạy chàng. Cố nhiên chàng thanh niên không muốn nghĩ đến một việc kinh
khủng như vậy. Vì thế chàng đã bị tống cổ ra khỏi nhà thầy và trở về với
gia đình cha mẹ.
Khi cha chàng biết được tại sao Ahimsaka đã bị đuổi, ông ta vô cùng tức
giận đứa con mình và không chịu nghe lời giải thích lý do. Cũng chính
trong ngày ấy, đang lúc trời đổ mưa xuống như trút nước, người cha ra lệnh
Ahimsaka phải ra khỏi nhà. Ahimsaka phải ra khỏi nhà. Ahimsaka chạy đến mẹ
chàng và xin lời khuyên. Nhưng bà không thể chống lại quyết định của
chồng. Sau đó Ahimsaka tìm đến nhà vị hôn thê của chàng (theo cổ tục hứa
hôn từ lâu trước khi đi đến hôn nhân thực sự ở Ấn Độ). Nhưng khi gia đình
này biế lý do Ahimsaka bị đuổi ra khỏi trường, họ cũng xua đuổi chàng. Nỗi
ô nhục, giận dữ, sợ hãi và tuyệt vọng của Ahimsaka đã làm cho chàng điên
tiết lên. Trong nỗi đau đớn cùng cực đó, đầu óc của chàng chỉ nhớ lại mệnh
lệnh khắc nghiệt của thầy: góp nhặt một ngàn ngón tay người. Và vì thế mà
chàng bắt đầu lao vào cuộc chém giết hại như vậy, những ngón tay góp nhặt
được chàng treo chúng lên cành cây. Nhưng chúng bị bầy quạ và diếu hâu phá
hoại, sau đó chàng đã mang một vòng ngón tay để theo dõi số lượng.
Cũng vì điều này mà y dần dần được biết qua cái tên Angulimala (người đeo
vòng ngón tay) và trở thành nổi hãi hùng cho vùng nông thôn này. Chính đức
vua đã nghe được việc giết hại của Angulimala và ra lệnh bắt y. Khi bà
Mantani, mẹ của Ahimsaka, biết được ý định của vua, bà đi vào trong rừng
với những nỗ lực tuyệt vọng để cứu con của bà. Lúc ấy, vòng đeo cổ của
Angulimala có một ngón là đủ một ngàn.
Đức phật biết được nỗ lực ngăn cản của người mẹ đối với con bà và nghĩ
rằng nếu Ngài không can thiệp vào thì Angulimala, đang tìm người cuối cùng
để làm cho đủ số một ngàn, sẽ gặp mẹ mình và y có thể giết bà. Trong
trường hợp đó, y sẽ chịu đau khổ còn lâu dài hơn nữa vì nghiệp ác của
mình. Do lòng bi mẫn, Đức Phật đi đến khu rừng kia.
Sau nhiều ngày đêm mất ngủ, Angulimala rất mệt và ần như kiệt sức, y rất
nôn nóng tìm cách giết người cuối cùng để đủ số lượng một ngàn và hoàn tất
phận sự của mình, y quyết giết người đầu tiên mà mình gặp. Khi nhìn xuống
từ nơi ẩn mình trong núi, y thấy một người đàn bà trên con đường phía
dưới. Y muốn làm trọn lời thề của mình để có đủ một ngàn ngón tay, nhưng
khi đến gần, y nhìn thấy người đó chíng là mẹ mình. Lúc ấy, Đức Phật cũng
đang đi tới, và Angulimala liền định thần quyết giết chết người du sĩ kia
để thay cho mẹ mình. Y liền vung dao bắt đầu đi theo Đức thế Tôn. Nhưng
Đức Phật vẫn di chuyển trước mặt y. Angulimala không thể đuổi kịp được
Ngài. Cuối cùng, y quát lên: "Này, khất sĩ kia, hãy đứng laại ! Đứng lại
!", và đấng Giác Ngộ trả lời: "Ta đã đứng lại từ lâu, chính ngươi mới là
người chưa dừng lại thôi !" Angulimala không thể hiểu được ý nghĩa của
những lời này. Vì thế y lại hỏi: "Này khất sĩ, tại sao ông nói rằng ông đã
dừng lại còn tôi vẫn chưa dừng ?"
Đức Phật đáp: "Ta nói rằng ta đã dừng lại vì ta từ bỏ việc giết hại chúng
sanh. Ta đã từ bỏ thói bạo hành, tàn sát mọi loài và ta đã an trú vào lòng
từ đối với muôn loài, lòng kham nhẫn và trí tuệ do tư duy quán sát. Song
ngươi vẫn chưa từ bỏ việc giết hại va đối xử tàn bạo với người khác cũng
như chưa an trú vào lòng từ bi và kham nhẫn đối với mọi loài hữu tình. Do
đó, người vẫn là người chưa dừng lại".
Nghe qua những lời này, Angulimala như được nhắc nhở thực tại và suy nghĩ,
đây là những lời của một bậc hiền nhân. Vị khất sĩ này hiền thiện và rất
mực dũng cảm như thế chắc hẳn vị này là mô5t nhà lãnh đạo các khất sĩ .
Quả thực, chính Ngài hẳn là đấng Giác Ngộ rồi đây. Hẳn ngài đến đây chỉ vì
mục đích làm cho mình thấy được ánh sáng. Suy nghĩ như vậy, y ném vũ khí
và thỉnh cầu Đức Thế tôn tiếp nhận y vào giáo đoàn khất sĩ, Đức Phật đã
chấp thuận việc ấy.
Khi đức vua và quân lính đến bắt Angulimala, họ thấy người ấy đang ở trong
tinh xá của Đức Phật. Biết rằng Angulimala đã từ bỏ ác đạo của mình và trở
thành một vị tỳ kheo, vua và quần thần đều đồng ý để yên vị này. Suốt thời
gian Angulimala nhiệt tâm thực hành thiền định.
Tôn giả Angulimala vẫn không được an tâm vì ngay cả trong lúc thiền định
tĩnh lặng, Tôn giả thường nhớ lại quá khứ cùng với những tiếng gào thét
thê thảm của những nạn nhân bất hạnh. Do một quả báo vì ác nghiệp kia,
trong lúc đi khất thực trên đường phố, Tôn ggiả đã trở thành mục tiêu của
đủ thứ gậy, đá ném vào và thường trở về tinh xá vỡ đầu chảy máu, đầy vết
thương bầm tím, rồi lại được Đức Phật nhắc nhở: "Này pháp tử Angulimala,
con đã từ bỏ việc ác, hãy kham nhẫn lên. Đây là hậu quả của ác nghiệp mà
con đã gây tạo ở đời này. Đáng lẽ ra ác nghiệp sẽ còn làm con khổ đau qua
vô lượng kiếp nếu trước đây ta đã không gặp con".
Mọt buổi sáng, trong lúc đang trên đường đi khất thực ở thành Savatthi,
Tôn giả Angulimala nghe tiếng ai đang kêu khóc đau đớn. Khi Tôn giả biết
đó là một thai phụ đang đau vì chuyển dạ và gặp khó khăn lúc sanh con. Tôn
giả suy nghĩ tất cả chúng sanh trên thế gian này đều phải chịu đau khổ.
Động lòng từ, Tôn giả kể lại với Đức Phật nỗi khổ đau của người phụ nữ
đáng thương kia. Ngài đã khuyên Tôn giả nói lên những lời thề chân thật,
lời đó về sau này có tên là Anggulimala Paritta (thần chú hộ mệnh
Angulimala). Đi đến trước mặt người sản phụ đang chịu đau đớn kia, Tôn giả
ngồi xuống cách bà ấy một tấm màn che và phát nguyện những lời sau: "Nà
chị, từ ngày tôi đắc quả A la hán, Tôi chưa từng cố ý sát hại mạng sống
của sinh linh nào. Nhờ sự thật này, cầu cho chị được an lành và đứa bé sắp
sanh của chị cũng được an lành".
Ngay lập tức người sản phụ liền sanh con một cách dễ dàng. Cả mẹ lẫn con
đều được khẻo mạnh. Cho đến nay nhiều người vẫn dùng đến thần chú hộ mênh
này.
Tôn giả Angulimala thích sống độc cư và biệt lập. Sau đó To6n giả viên
tịch một cách yên bình. Là một vị A la hán, Tôn giả chứng đắc Vô dư Niết
bàn.
Các Tỳ kheo thỉnh ý Đức Phật về nơi tôn giả Angulimala tái sanh, và khi
Đức Thế Tôn đáp pháp tử Angulimala đã chứng đắc Vô dư Niết bàn, thì chư vị
không thể tin điều đó. Vì thế chư vị lại hỏi liều có thể nào một người đã
giết quá chứng đắc Niết bàn Vô dư y chăng. Trước câu hỏi này, Đức Phật
đáp: "Này các Tỳ kheo, Angulimala đã tạo quá nhiều ác nghiệp, vì vị ấy
không có đã tìm được nhiều thiện hữu tri thức và nhờ sự giúp đỡ cũng như
lời khuyên tốt mà vị ấy đã trở nên kiên định và chuyên tâm thực hành giáo
pháp và thiền định. Như vậy, nghiệp ác của vị ấy đã được thiện nghiệp lấn
át che phủ và tâm của vị ấy đã hoàn toàn đoạn trừ cả lậu hoặc. Đức Phật
lại nói về tôn giả Angulimala:
"Ai dùng các hạnh lành
Xoá mờ bao nghiệp ác
Chiếu sáng cõi đời này
Như trăng thoát khỏi mây"
Sức mạnh của lòng từ bi bao giờ cũng mạnh hơn bất cứ ác nghiệp nào. Và đó
cũng là điều kiện tuyệt đối để giác ngộ.
---o0o---
Trình bày: Linh Thoại
Cập nhật: 01-12-2003
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục