TÌM HƯỚNG ĐI LÊN
Thích Minh
Thông
Có một
bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà
không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại,
được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu
Đế chỉ vài giờ. Bài thuyết pháp ấy
không lời. Khi Đức Thế Tôn bước từng bước
chân an lạc trở về Vườn Nai, các vị trong nhóm ông Kiều Trần Như đã
tiếp nhận được ánh sáng hạnh phúc đó và
đã chuyển hóa
được năng lượng tiêu cực
đang phát khởi trong tâm bằng cách quỳ dài
xuống đất để đón tiếp. Không một lời nào
mà như sấm sét rền vang, uy lực của sự chứng ngộ
đã chinh phục
được tất cả mọi ngoại cảnh dù
điên đảo
nhứt. Đức Thế Tôn vẫn từ hòa trong chiếc y vàng cũ kỹ, bước tới nhẹ
nhàng hơn cả loài nai chúa trong vườn, đưa
cánh tay từ mẫn đến để nâng đỡ những người bạn cố tri đang thủ lễ. Trong
năm người đang quỳ sát đất, ai cũng nhận được bài học tình thương
mầu nhiệm này từ một bậc Đạo sư cao cả.
Những bước chân an trú trong
chánh định, những cánh tay từ mẫn của Đức Thế
Tôn và các vị Thánh tăng qua nhiều thế
hệ vẫn tiếp tục biểu hiện để giáo hóa hàng vạn chúng sanh sau này
đến bờ giải thoát. Ta hãy ghi nhận
điều này thật sâu sát
để biết rằng ba tạng giáo điển mà
Đức Thế Tôn đã nói ra chỉ là phương
tiện thôi. Sau này nhiều vị Tổ sư đã
tránh cách phô diễn giáo pháp bằng ngôn từ diễm lệ, sợ người nghe kẹt vào
nên có khi hét, có khi đánh, có khi lặng
thinh câm lời mà vẫn chuyển hóa tích cực tập khí của người học
đạo, mở con mắt chánh kiến của họ ra và
đẩy họ tới chân trời thênh thang giải
thoát. Tổ sư muốn chúng sanh quay về với chính mình
để thực tập. Bằng tất cả tình thương,
các ngài không muốn bất kỳ một ai mê muội dong ruổi
đắm đuối tìm cầu sự giải thoát trong
ngôn từ, văn cú, vì trong
đó không có chất liệu nào là giải
thoát cả. Áp dụng được như vậy thì mới
xứng đáng đứa con giỏi của Đức Thế Tôn, tiếp
nối Thế Tôn với trách nhiệm hoằng pháp. Chúng ta nhất định không để cho
ngôn từ, văn cú lừa dối và kềm hãm ta. Chúng ta phải khai triển lối
thuyết pháp vô ngôn thì công trình hoằng pháp của chúng ta mới gặt hái
được nhiều kết quả, mới có thể làm
tròn trách nhiệm, nối thành dòng thánh được.
Đi bất cứ nơi nào thì ta cũng bước những bước chân an lạc như
đang đi trong cõi tịnh
độ. Ngồi bất cứ nơi đâu ta cũng ngồi cho vững
vàng như đang ngồi dưới cội bồ đề, tâm
ý không chút lãng sao. Trong khi nằm, trong khi nói, trong khi
ăn… đều có hỷ có lạc thì chúng ta
không cần phải lo ngại gì thêm nữa khi nghĩ tới chuyện hoằng pháp. Còn nếu
trong các uy nghi đó, không có sự thành
công, chúng ta vẫn còn đi trong tương lai,
ngồi trong quá khứ, nằm trong mộng, đứng trong mơ thì chúng ta chưa
đủ tư cách thay thế bao thế hệ tổ tiên
của chúng ta để đi chia sẻ giáo pháp giải
thoát của Đức Thế Tôn. Giáo pháp của Đức Thế Tôn có công năng giải thoát,
người ta sẽ không tin nếu mình không có chút giải thoát nào hết.
Mình không giải là một nhà truyền giáo. Mình mới học xong vài bộ kinh,
thông suốt vài bộ luận, thuộc lòng vài bài thi kệ mà vội vàng bước ra
thuyết giáo thì tội cho Đức Thế Tôn quá, tội
cho gia nghiệp đạo Phật quá. Chúng ta hãy sống với
đời sống của chính mình.
Đời sống của chính mình không phải là
đời sống của một pháp sư hay một Giảng sư, mà
là đời sống của một tu sĩ, một hành
giả. Một hành giả có rất nhiều sự tự do. Hành giả không bị ái dục, không
bị tà kiến, không bị lối hưởng thụ trần tục lôi kéo. Hành giả có sự bảo hộ
của giới luật. Vì giới luật có công năng bảo
vệ sự tự do, nên giữ được điều giới nào
thì ta có tự do nơi điều giới đó. Ví dụ như
giữ gìn giới dâm dục thì hành giả sẽ
được vững chãi đối với sự quyến rũ của
ái dục, không có thứ cám dỗ nào thuộc về ái dục có thể xâm phạm hay
làm nhiễm ô được hành giả. Giới luật
chính là sự thực tập chánh niệm. Ý thức được
điều này không nên làm, điều kia cần nên
gìn giữ không cho sai phạm, là năng lực hùng
hậu để đưa hành giả vào chánh
định rồi phát sinh trí tuệ. Có trí tuệ
thì không còn sợ lạc vào tà kiến. Bước vào con
đường thuyết giáo làm chủ
được tư duy và nói năng,
không bị sa lầy vào tà kiến thì chúng ta
đã đủ sức
mạnh để làm hết tất cả những gì mà người hoằng pháp cần phải làm.
Ai là người hoằng pháp? Câu trả lời là tất cả con của
Đức Thế Tôn. Con của Đức Thế Tôn thì
phải biết đi như Đức Thế Tôn đã
đi, ăn như Đức Thế Tôn đã
ăn, ngồi như Đức Thế Tôn đã từng ngồi.
Con của Đức Thế Tôn thì phải
đủ sự vững chãi, thảnh thơi và tình
thương lớn. Con của Đức Thế Tôn thì
phải thông minh, không bao giờ lập lại lời Thế Tôn
đã nói như một cái máy, cho dù
đó là những lời thuộc về
đạo đế, là
đệ nhứt nghĩa đế. Con của Đức Thế Tôn là
phải đi tới sự chứng đạo như Đức Thế Tôn đã
tới. Con của Đức Thế Tôn phải là một
với Thế Tôn. Chúng ta không ngồi trong nhà của Thế Tôn, không mặc áo của
Thế Tôn, không ăn cơm của Thế Tôn, không biết
sử dụng ngôn ngữ từ hòa của Thế Tôn, không có khả năng
lắng nghe bền bỉ của Đức Thế Tôn thì chúng ta không
đủ tư cách để thay mặt Đức Thế Tôn làm
bất cứ điều gì cả.
Đức Thế Tôn không cho phép chúng ta dẫn dắt
con cháu chúng ta đi tới chân trời giải thoát bằng con đường ngôn luận, lý
thuyết suông. Đức Thế Tôn sẽ quở trách nặng nề nếu chúng ta đổ thừa tất cả
những gì chúng ta nói ra đều là
tuệ giác của Đức Thế Tôn, còn chúng ta
chẳng có gì cả…
Chúng ta hãy tìm hướng
đi lên và mở
đường cho thế hệ con cháu tiếp nối có một
tương lai. Chúng ta phải thiết lập lại lối hoằng pháp sao cho chính người
san sẽ giáo pháp và người tiếp nhận giáo pháp
đều có lợi ích. Chúng ta hãy
đi với tư cách của một đàn chim, hay
một dòng nước thì chúng ta sẽ vững vàng hơn, an ninh hơn và thành công
hơn. Chúng ta đừng làm một con chim lẻ
loi, hay một giọt nước đơn độc, vì như
thế chúng ta sẽ không đủ sức vượt qua cơn bão
dữ hay có thể đi về tới đại dương. Sức mạnh hòa
hợp an2m tựa vững chắc cho chúng ta. Chúng ta làm gì, nói gì cũng với tư
cách của Tăng đoàn chứ không phải là
tư cách cá nhân. Chúng ta có khả năng sống
chung an lạc với Tăng đoàn thì chúng ta mới
đủ sức thiết lập đời sống hạnh phúc cho chúng
sanh được. Thực tập uy nghi giới luật là
điều căn bản cần thiết để chế tác định tuệ,
chúng ta hãy noi gương Đức Đạo Sư của
chúng ta: trước khi bắt đầu một cuộc thuyết giáo thì Ngài
đã chuyển hóa và trị liệu những khổ
đau của chúng sanh đang có mặt bằng sự tỏa
chiếu của ánh sáng chánh niệm trước rồi. Chúng ta phải làm
được chuyện này. Chúng ta không có
chuyện nào quan trọng bằng chuyện này. Không làm
được chuyện này thì chúng ta làm
chuyện gì khác cũng là phi pháp, cũng là tà mạng. Khả năng
hùng biện sẽ không là gì hết và có khi là tai hại nếu chúng ta
không chế tác được chất liệu vững chãi
đó cho chính mình.
Đức Thế Tôn thường khen thầy Phú Nâu Na là
một người hoằng pháp giỏi. Thầy Phú Lâu Na không phải vì có tài hùng biện
giỏi mà thầy thành công, chỉ tại vì thầy là người có tình thương lớn, có
sức chịu đựng lớn, có khả năng chuyển hóa
những khó khăn bên ngoài bằng năng lực
im lặng sấm sét của mình. Thầy Phú Nâu Na thuyết giáo như là thầy
đang sống cho chính mình vậy. Thầy
đi vào cuộc
đời vững chãi như là thầy ngồi bên
cạnh Đức Thế Tôn vậy, tại vì
đi đâu thầy cũng mang cả Tăng đoàn
theo cả. Nụ cười tươi mát, ánh mắt bao dung, cử chỉ nhún nhường mềm mỏng
đều là những bài thuyết pháp hùng hồn
nhứt của thầy. Chúng ta hãy chọn phong cách người hoằng pháp như thầy Phú
Lâu Na thì nhất định chúng ta sẽ thành
công. Chúng ta hãy tìm cho mình một hướng đi
đích thực, hướng mà Đức Thế Tôn đã
từng đi, thầy Phú Lâu Na, thầy Long Thọ, thầy
Lâm Tế, thầy Khương Tăng Hội… đã từng
đi. Chúng ta hãy đi với tư cách của
người tiếp nối tiền nhân cũng là người mở
đường cho con cháu của chúng ta.
Trích: Nội San CHUYỂN PHÁP LUÂN, 01-2004, GHPGVN.
---o0o---
Source:
http://www.budsas.org/
Cập
nhật: 01-3-2004
|
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục