Bankei cũng căn dặn đệ tử : rán
sức tu hành, cố toạ thiền . . . để được giác ngộ đều sai . Không có gì
khác nhau giữa tâm của chư Phật với cái phật tâm nơi mỗi chúng sanh .
Mong cầu đạt giác ngộ là tạo ra một sự phân hai thành ra có người đựơc
giác ngô và chân lý được giác ngộ. Khi còn đeo đẳng một chút nào cái ước
muốn đạt giác ngộ ,thì lập tức đã giả từ cái bất sinh , đi nguợc lại tâm
Phật . . . . Cái gì không vướng vào thế giới bên ngoài chính là tâm Phật ’
. (7)
Rõ ràng Lục Tổ và Bankei, hai
nguời đã nói theo ngôn ngữ của thời đại mình nhưng nội dung chuyên chở
Đạo thì y hệt nhau ; và tư tưởng của hai ngài cũng không khác câu chuyện
‘mài ngói làm gương soi’ giũa Mã Tổ và Nam Nhạc là bao nhiêu :
Mã Tổ đạo Nhất ( 709-788) là
một thiền sư rất nổi tiếng , (môn đệ của ngài đông hơn của ngài Huệ Năng
nữa) đang ngồi thiền trong am thì sư Nam Nhạc đi đến và hỏi :
- Đại đức ngồi thiền để làm gì ?
- Để làm Phật
Sư bèn cầm một
miếng ngói đến trước am ngồi mài trên phiến đá, Mã Tổ hỏi :
- Sư mài ngói
để làm gì ?
- Để làm gương
- Mài ngói sao thành gương
được ?
Sư đáp: còn ngồi thiền há
thành Phật được sao ?
v..v.. ( 8)
Tất nhiên câu
chuyện còn dài , chỉ xin trích ra một đọan để thấy cái ý giống nhau giữa
những bậc minh triết khi chỉ điểm về Tâm, về Đạo v..v..
Thực tập bài
học này ,ta không chỉ ngồi thiền mà thôi, vì đó chỉ mới là ‘thân yên’ chưa
đủ, còn phải ‘tâm yên’ nữa, nghĩa là theo Lục Tổ thì ‘ đừng thấy lỗi
nguời, chỉ nên thấy lỗi mình thì mọi việc trong ngoài mới gọi là ‘kìa
tướng’ và ‘bất động’ được ; và theo Bankei thì đừng khởi mong cầu , dù là
mong cầu được giác ngộ ,đừng bị vướng mắc ,dao động bởi bất cứ gì khi tiếp
xúc với thế giới bên ngoài , hãy để cho những ham muốn, , giận hờn, phiền
não v..v.. đến rồi đi tự nhiên như những đám mây đến ,đi trong bầu trời -
hình ảnh rất quen thuộc với tất cả chúng ta . Những đám mây không phải
là bầu trời, và không ‘thuộc về’ bầu trời, chúng chỉ lơ lửng giữa không
gian và không lệ thuộc vào đâu ,nhưng chúng không bao giờ có thể để lại
dấu vết làm lấm lem bầu trời trong sáng .
Vị thầy Tây
Tạng Sogyal Rinpoche còn phân tích rõ ràng hơn khi phân biệt ‘Tâm và tự
tánh của Tâm’ : có nhiều phương diện của Tâm , nhưng hai phương diện nổi
bật nhất đó là ‘cái Tâm thông thuờng’ (Sem) và ‘Tâm bản nhiên’ (Rigpa)
‘Tâm thông thường’ là cái tâm có khả năng phân biệt, có ý thức về nhị
nguyên ( tốt-xấu ,yêu -ghét, lấy -bỏ v..v..) .Đó là cái tâm suy nghĩ, đạt
kế hoạch ,ham muốn, cái tâm bừng lên trong cơn giận dữ, cái tâm tạo ra
những đợt sóng say mê hay tư duy và cảm xúc tiêu cực , cái tâm cứ luôn
luôn quyết định, đánh giá, và xác định sự hiện hữu cuả nó bằng cách cắt
xén, đặt tên củng cố kinh nghiệm v..v.. Còn cái ‘tâm bản nhiên’ là cái
tuyệt đối không dính dáng tới đổi thay và chết chóc ( thường còn và không
sinh diệt) ; đó là sự tỉnh giác trong sáng uyên nguyên của trí tuệ giải
thoát ,có tính sáng chói và luôn luôn tỉnh thức . Đừng tưởng rằng ‘tâm
bản nhiên’ chỉ có trong tâm ta mà thôi; kỳ thực nó là bản chất của mọi sự
vật , vì vậy, trực nhận bản tính tự nhiên của Tâm cũng chính là trực nhận
bản tính tự nhiên của mọi sự vật, hiện tượng . Sogyal còn bảo rằng ‘tâm
bản nhiên ‘ này là ‘Thượng Đế’ đối với người Ky Tô và Do Thái giáo, là
‘đại ngã’ hay ‘Shiva’ hay ‘Brahman’ hay ‘Vishnu’ của Ấn Độ giáo, là
‘Tinh chất ẩn nấp’ đối với những nhà thần bí học ‘Sufi’ -còn Phật tử thì
gọi là ‘Phật tính’ ((9)
Bài học ở đây
là chúng ta thực tập sống tỉnh thức để không bị tâm bình thường lôi kéo
theo thất tình lục dục, cân đo đong đếm, tính toán thiệt hơn v..v.. mà
sống gần với bản tâm thanh tịnh ,nhìn mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc
đời như một tấm gương trong sáng , phản ánh trung thực ‘như-nó-là’ (
as-it-is) không thêm bớt, vẽ vời, suy diễn v..v.. vì theo Sogyal Tâm Phật
(hay Phật tính, hay Tâm Bất Sinh v..v..) luôn luôn hoàn hảo; ‘ngay cả chư
Phật với trí tuệ vô biên cũng không thể làm cho nó tốt hơn được và chúng
sanh với tất cả vô minh có vẻ bất tận ,cũng không thể làm cho nó lấm lem’
Để kết luận ,
xin mượn lời của Thầy Sogyal xác định ‘chỗ ở’ của tâm : (10)
‘Vậy thì Tâm-
Phật tính- đích thực nằm ở đâu ? - nó nằm ngay nơi tự tính của tâm , cái
tự tính được ví như bầu trời ấy . Hoàn toàn cởi mở ,tự do, vô biên .
Phật tính ấy thật đơn giản, tự nhiên như nhiên tới nỗi không bao giờ có
thể trở thành phức tạp, ,hư hỏng hay bị nhiễm ô , nó thuần tịnh tới nỗi
vượt ra ngoài cả ý niệm dơ sạch . . . nhưng nói về tự tánh tâm ví như
bầu trờI chỉ là một ẩn dụ để giúp ta tưởng tượng được tính chất bao la vô
biên bao trùm tất cả của nó nhưng Phật tính còn có một tính chất mà bầu
trời không có được, đó là tính sáng chói của tỉnh thức , biết nhận thức mà
vẫn trống rỗng, giản đơn mà sáng suốt :