Phật Học - Tinh thần giải thoát trong giáo lý Phật Đà.

.

 
 

Tinh thần giải thoát trong giáo lý Phật Đà

 

HT. Thích Thanh Từ

---o0o---

Nhân ngày đầu năm, chúng tôi xin nhắc lại mục đích tối thượng của người tu Phật. Nếu chúng ta không biết rõ và không nắm vững ý nghĩa thì trên đường tu khó đạt được mục đích.

Vậy mục đích tối hậu của Tăng Ni Phật tử là gì? - Là giải thoát khổ đau.

Nói đến giải thoát, chúng ta phải biết nghĩa trái của nó là triền phược, là trói buộc. Vì bị trói buộc nên mới cầu giải thoát. Giải thoát là mở trói, là tự do. Khi ở trong hoàn cảnh bị trói buộc mới khát khao được mở trói. Khi ở trong hoàn cảnh bức ngặt mới cầu giải thoát. Vậy ý nghĩa giải thoát là ra khỏi khổ đau. Có nhiều người nghĩ giải thoát là chuyện của những bậc Thánh, người thường không bao giờ với tới được. Muốn giải thoát mọi khổ đau phải nhờ Phật lực gia bị, chớ tự mình không thể thực hiện được. Đó là hiểu sai lầm về ý nghĩa giải thoát.

Xưa ngài Phú Lâu Na xin Phật dạy cho pháp yếu để đến chỗ vắng vẻ tu hành. Phật dạy mắt thấy sắc không chạy theo sắc, tai nghe tiếng không chạy theo tiếng là Niết bàn. Mũi, lưỡi, thân, ý cũng như thế. Ngược lại, mắt thấy sắc chạy theo sắc, tai nghe tiếng chạy theo tiếng rồi chấp chặt là xa Niết bàn. Mũi, lưỡi, thân, ý cũng như thế. Ngài Phú Lâu Na nhận được pháp yếu đến chỗ vắng vẻ tu trong vòng ba tháng chứng A la hán. Pháp yếu Phật dạy: Sáu căn tiếp xúc với sáu trần không chạy theo, không dính mắc là Niết bàn giải thoát. Nếu đuổi theo chấp chặt là sanh tử trầm luân. Trầm luân hay giải thoát không đợi kiếp nào khác mà ngay trong thực tại đời này. Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý duyên pháp trần không đuổi theo, không dính mắc, ngay đây được giải thoát, chớ không có xa vời không với tới được. Chúng ta ai cũng có khả năng giải thoát cho chính mình. Ngược lại, trầm luân đau khổ cũng do chính mình.

Trong kinh A Hàm, Phật kể câu chuyện: Bầy khỉ đi ăn, khỉ chúa dạy các khỉ nhỏ không được tách đoàn đi ăn một mình e bị bẫy rập mất mạng. Trong đoàn có một con khỉ ngạo mạn lại tham ăn, tách đoàn đi ăn một mình để được no đủ. Một hôm, khỉ đến chỗ có bẫy rập, bên cái bẫy có miếng mồi ngon, khỉ mừng quá nhảy tới chụp mồi. Tay mặt vừa đụng miếng mồi thì bị dính nhựa. Tay trái đưa ra để gỡ, cũng bị dính nhựa. Nó đưa chân mặt quào bị dính chân mặt, đưa chân trái quào bị dính chân trái. Hai tay hai chân đã bị dính nhựa, nó cúi đầu xuống cạp cũng bị dính. Chỉ còn cái đuôi ngoắc ngoắc cố vùng vẫy để quật cái bẫy ra cũng bị dính luôn. Như vậy hai tay, hai chân, đầu, đuôi khỉ đều bị dính nhựa, khỉ không thoát thân được. Bấy giờ thợ săn bắt khỉ bỏ vô giỏ dễ dàng. Câu chuyên này ngụ ý Phật dạy người tu không thích sống trong khuôn khổ của Tăng đoàn, muốn được tự do thụ hưởng riêng, làm theo ý riêng, dù thiếu kinh nghiệm mà vẫn tách đoàn sống riêng. Khi ra ngoài, mắt thấy sắc liền nhiễm sắc, tai nghe tiếng liền nhiễm tiếng, sáu căn bị sáu trần cột trói. Lúc đó ma vương bắt đi dễ dàng như thợ săn bắt khỉ bỏ vào giỏ.

Khi sáu căn dính với sáu trần, là chúng ta đã lọt vào tay của ma vương, khó được giải thoát. Vì vậy người tu muốn được giải thoát phải gan dạ không để sáu căn dính mắc sáu trần. Dính mắc nhiễm trước là tham cầu, lúc ấy có vùng vẫy cũng không thoát được.

 Tu giải thoát không phải chuyện mơ hồ xa xôi mà là chuyện thực tế ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tu không đợi phải có hào quang, hoặc biết quá khứ, vị lai mới giải thoát mà ngay trong sinh hoạt hàng ngày, sáu căn tiếp xúc với sáu trần không đuổi theo, không chấp chặt là giải thoát. Tại gia hay xuất gia đều tu giải thoát được. Sáu trần không quyến rũ, không cột trói ai cả. Do chúng ta mê lầm, mắt thấy sắc liền khởi phân biệt, sắc vừa ý thì thích, tham dấy khởi, chấp chặt, không vừa ý thì sân dấy khởi, chấp chặt. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị ... phân biệt, tham sân dấy khởi chấp chặt nên khổ đau. Phật dạy chúng ta phải dừng phân biệt buông xả mọi tham chấp thì hết khổ, giải thoát ngay trong hiện tại. Nhưng vì chúng ta cứ phân biệt, chấp chặt nên khổ rồi cầu Phật cứu. Làm sao Phật cứu? Phật dạy phải buông xả mọi chấp thủ thì giải thoát hết khổ, nhưng chúng ta không chịu buông, nên khổ hoài, giống như đứa bé thò tay vào hũ kẹo nắm đầy kẹo rút tay ra khỏi hũ không được, khóc kêu mẹ cứu. Mẹ dạy buông nắm kẹo là rút tay ra dễ dàng, nhưng đứa bé có chịu buông nắm kẹo đâu!

Phật dạy chúng ta đừng dính với sáu trần, các thiền sư cũng dạy chúng ta buông đi, hiện nay chúng tôi cũng nhắc quí vị đừng chạy theo sáu trần. Việc làm hết sức đơn giản mà kết quả rất thiết thực, giải thoát ngay trong hiện tại. Lý giải thoát của đạo Phật vừa cụ thể vừa thực tế mà cũng rất dễ thực hành, chỉ cần buông xả phân biệt chấp trước khi căn tiếp xúc với trần thôi. Đó là giải thoát theo tinh thần Phật giáo nguyên thủy.

Kế đến là giải thoát theo tinh thần Thiền tông. Có một thiền khách đến hỏi Thiền sư Huệ Hải: "Thế nào là giải thoát?". Ngài đáp: "Căn trần không dính nhau là giải thoát". Mới nghe qua thấy khó hiểu, nhưng thực tế thì quá đơn giản. Vì đa số người lầm tưởng phải có thần thông đến các cõi trời, ra khỏi trần gian ô trọc này mới giải thoát, nào ngờ sáu căn không dính với sáu trần là giải thoát.

Ngài Đạo Tín khi còn là Sa di đến thưa Tổ Tăng Xán: Xin Hòa thượng ban cho con pháp môn giải thoát.

Tổ hỏi: Ai trói buộc ngươi?

Ngài Đạo Tín thưa: Không ai trói buộc.

Tổ bảo: Đã không trói buộc, cầu giải thoát làm gì?

Ngài Đạo Tín liền nhận được ý chỉ. Ngài Đạo Tín lầm tưởng những tâm niệm xấu xa phiền não đang trói buộc mình nên mới cầu giải thoát. Nhưng khi Tổ bảo nhìn thẳng xem những tâm niệm xấu xa thật sự có trói buộc không. Khi nhìn thẳng chúng lặng mất, đâu có gì trói buộc mà cầu giải thoát. Ngay đó liền giải thoát.

Ngày nay chúng tôi hướng dẫn các vị tu bằng cách nào? Chúng tôi bảo các vị nhìn thẳng cái mà quí vị cho là phiền não trói buộc, nhìn thấy mặt thật của nó thì hết phiền não, hết khổ đau. Tinh thần giải thoát nằm ngay chỗ nhìn thẳng thấy mặt thật của phiền não. Nói buông là một lối nói, khi nhìn thẳng mặt thật của nó thì nó tiêu mất đâu có gì để buông. Đây là trọng tâm của thiền tông mà chúng tôi đã chỉ dạy quí vị.

Trong kinh Phật nói: Tất cả nước biển chỉ có một vị mặn, tất cả giáo pháp của Phật chỉ có một vị là giải thoát. Đoạn đầu Phật dạy sáu căn tiếp xúc với sáu trần không dính mắc là giải thoát, tu ngay nơi căn trần ở bên ngoài. Đoạn kế Tổ dạy nhìn thẳng tâm niệm chạy theo sáu trần biết chúng không thật là giải thoát. Tu ngay tâm niệm vừa móng khởi không đợi nó dính mắc với trần cảnh mới tháo gỡ. Như vậy giải thoát theo tinh thần nguyên thủy thì sáu căn không dính mắc với sáu trần. Giải thoát theo tinh thần nhà Thiền là nhìn ngay tâm niệm vừa móng khởi thì tâm đâu có đuổi theo trần cảnh; mắt thấy sắc không dính với sắc, tai nghe tiếng không dính với tiếng… vọng niệm sạch rồi, lo gì sáu căn chạy theo sáu trần! Đó là chủ yếu của pháp tu giải thoát.

Mỗi năm qua là chúng ta đi dần đến cái chết. Đời này chúng ta có chút duyên phước được gặp Phật pháp và được hướng dẫn tu hành để thoát khỏi khổ đau. Mong tất cả làm tròn bổn phận của mình là xoay lại sống với mình để không uổng một đời tu mà không tỉnh giác, cứ chạy theo cái giả dối tạm bợ bên ngoài, quên mất tâm chơn thật của chính mình. Được như vậy mới xứng đàng là đệ tử Phật, đã quyết chí đi theo con đường Phật Tổ đã đi.

Hôm nay là ngày đầu năm, chúng tôi chúc tất cả quí vị có sức tỉnh giác mạnh hơn nhận ra tâm chơn thật của chính mình để không chạy theo ngoại trần bị trầm luân, được giải thoát viên mãn.

---o0o---

Nguồn: Xuân Giác Ngộ 2005
Cập nhật: 01-06-2005

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元 Tấm lòng của mẹ 義交 å BÃi Lửa 栃木県寺院数 TP メス 禅の旋 phan tich ngu uan vo nga làm thế nào để không trở thành nạn Lễ tưởng niệm húy nhật Đức 僧人食飯的東西 大学生贫困证明 义云高世法哲言 ペット僧侶派遣 仙台 Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 即刻往生西方 ä ƒäº ä Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành 淨界法師書籍 ดวยอำนาจแหงพระพ 天计算器 长寿和尚 Cho sanh tâm vô trú biet song thi thanh tho Ð Ð Ð tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 地风升 å æžœ рикна Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师