Phật Học - Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không.

.

 

 

 

Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không

(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)

淨空和尚法

Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

 

MỤC LỤC

PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Lời giới thiệu của Hòa Thượng Thích Như Huệ

Lời ngỏ của dịch giả

Quyển 1. Phật Giáo Là Một Nền Giáo Dục

Chương 1. Nguyên nhân của sự hỗn loạn trong thế giới ngày nay

Chương 2. Phật giáo như là một nền giáo dục

Chương 3. Kinh nghiệm bản thân của tác giả về Phật giáo

Chương 4. Phương pháp học và biểu tượng học Phật giáo 

Chương 5. Phối hợp Khổng giáo và Phật giáo

Chương 6. Phật Giáo dành cho mọi người

Chương 7. Chìa khóa mở cửa kho tàng lớn nhất

Quyển 2. Nhận Thức Phật Giáo

Chương 1. Một nền giáo dục đạo đức và hoàn hảo

Chương 2. Mục đích của Phật Giáo 

Chương 3. Biểu tượng học và mỹ học

Chương 4. Năm sự hướng dẫn thực hành

Chương 5. Tịnh Ðộ Tông 

Quyển 3. Quy Y Tam Bảo

Quyển 4. Nghệ Thuật Sống

Chương 1. Nền giáo dục của Ðức Bổn Sư Phật Thích Ca 

Chương 2. Bốn loại Phật Giáo ngày nay

Chương 3. Nghệ thuật sống

Chương 4. Quy Y Tam Bảo

Chương 5. Người nội trợ tu tập Bồ Tát Ðạo trong đời sống hằng ngày

Chương 6. Những tâm niệm của người đệ tử Phật trong đời sống hằng ngày

Quyển 5. Sự Bất Biến Của Luật Nhân Quả

Quyển 6. Giải pháp: Sự Hiền Hòa Và Tâm An Lạc

CONTENTS

THE COLLECTED WORKS OF VENERABLE MASTER CHIN KUNG

Preface by Most Venerable Thich Nhu Hue

Translator’s Notes

Vol 1. Buddhism As An Education 

Chapter 1. The Cause of Our Chaotic World

Chapter 2. Buddhism as an Education

Chapter 3. The Author's Own Experience with Buddhism

Chapter 4. The Methodology and Symbolism of the Buddhist Educational System

Chapter 5. The Integration of Confucianism and Buddhism

Chapter 6. The Buddha's Teachings are for everyone

Chapter 7. The Key to the Greatest Treasure

Vol 2.To Understand Buddhism

Chapter 1.  A Virtuous and perfected Education

Chapter 2. The goal of the Buddha’s teaching

Chapter 3. Symbolism and the arts

Chapter 4. The five guidelines of practice

Chapter 5. The pure land school

Vol 3. Taking Refuge In The Triple Jewels

Vol 4. The Art of Living

Chapter 1. The education of Buddha Shakyamuni, our original teacher

Chapter 2 . The four kinds of Buddhism today

Chapter 3. The Art of Living / Selected Passages

Chapter 4. Taking refuge in the triple jewels

Chapter 5. How homemakers can cultivate the Boddhisattva way in everyday life

Chapter 6. Selected Passages from living Buddhism

Vol 5. The Immutability Of Cause And Effect

Vol 6. The Solution: Gentle Hearts And Serene Minds

---o0o---

 

Lời giới thiệu

Mục đích giáo lý của Ðạo Phật chỉ nhằm trưng bày hai vấn đề: khổ và phương pháp diệt khổ. Con đường đưa tới sự diệt khổ để đạt được giác ngộ và giải thoát, hành giả phải đi qua cửa ngõ “Tam vô lậu học”, đó là văn huệ, tư huệ và tu huệ, nếu hành giả nào áp dụng triệt để sẽ có kết quả mỹ mãn trong lộ trình trở về cội nguồn tâm linh của mình. Văn huệ là nghe giảng, đọc sách, thảo luận với thiện hữu tri thức để hiểu cho thấu đáo và rộng rãi lời Phật dạy. Tư huệ là suy nghĩ cân nhắc đắn đo về những giáo lý mình đã nghe, đi sâu vào giáo lý bằng tâm ý của mình chứ không chỉ bằng lỗ tai và cái miệng. Có tư duy thiền định mới thấm được những lợi ích sâu xa của giáo pháp ngoài các lợi ích nhỏ nhoi như cứu bệnh, mua may bán đắt, đạt được địa vị cao. Tu huệ nghĩa là áp dụng giáo lý đã học vào đời sống hàng ngày sau khi chọn lựa những gì thích hợp cho trình độ mình. Thật vậy, do thấy sai, nhận thức sai, đưa đến việc trồng nhân sai, nên cuối cùng con người phải gặt hái những kết quả khổ đau và phiền lụy. Có hoïc, có suy nghĩ và có tu, sẽ giúp cho hành giả thay đổi, tháo gỡ những nhận thức sai lầm của mình trước đây để thay thế cho những chánh kiến, an lạc, hạnh phúc và giải thoát. 

“Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không” là một tập sách dung chứa nhiều bài giáo lý sâu sắc như “Sự chân xác của luật nhân quả, nghệ thuật sống, PG là một nền giáo dục”... sẽ giúp cho hành giả có thêm kiến thức, niềm tin và lạc quan trên lộ trình giải thoát của mình. 

Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây, những bài giảng của Ngài rất thực tế và gần gũi với người đệ tử Phật. 

Ðại Ðức Thích Nguyên Tạng, dịch giả của tập sách này, là thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Ðại Lợi – Tân Tây Lan, dù bận rộn nhiều Phật sự của bổn tự và của giáo hội, nhưng Ðại Ðức vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu và dịch thuật kinh sách để phổ biến và chia sẻ với mọi người về giáo lý Phật Ðà. 

Tôi xin có lời tán dương công đức hộ trì Chánh Pháp của Hòa Thượng Tịnh Không cũng như ÐÐ Thích Nguyên Tạng và trân trọng giới thiệu cùng tất cả quý độc giả xa gần về tác phẩm này.

 

Adelaide, Mùa An Cư năm Giáp Thân, Phật lịch 2548 – 2004.

 Hòa Thượng Thích Như Huệ

Hội Chủ

Giáo Hội PGVNTNHN tại Úc Ðại Lợi- Tân Tây Lan
 

 

 

Lời của dịch giả 

“Cúng dường Pháp là tối thượng nhất”. Ðây là cách ngôn của Chư Tổ nhằm nhắc nhở hàng đệ tử thực thi công hạnh này trên lộ trình trở về cội nguồn tâm linh của mình. Cúng dường Pháp, đơn giản là chia sẻ, chỉ dẫn cho người khác nhận ra chân lý giác ngộ của Phật Ðà, hầu tránh được những lỗi lầm đau khổ. Một khi học được Phật pháp, cuộc đời sẽ thay đổi, sẽ ý thức, tự mình bước lên trên con đường quang minh sáng ngời ánh đạo, giác ngộ và giải thoát. Hòa Thượng Tịnh Không cho rằng, việc cúng dường pháp xem ra đơn giản, nhưng không đơn giản chút nào; cho nên Ngài đã cố công thực hiện, “cúng dường Pháp” bằng cách thành lập Nhà Xuất Bản Phật Ðà ở Ðài Loan (Taiwan) và ấn tống miễn phí toàn bộ Kinh điển của Phật giáo. Không những là kinh sách tiếng Hoa, mà HT đã cho phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ khác như: Anh, Pháp, Việt.... để giúp nhiều người dễ dàng tìm thấy được Chánh Pháp.  

Theo  HT Tịnh Không, một quyển kinh phải được in thật đẹp và trang nhã, nhằm tạo nên sự thu hút cho người học Phật trong thời hiện đại hiện nay. Thật vậy, Hòa Thượng Tịnh Không là người đã thực hành pháp cúng dường này một cách chí tâm, tha thiết và nếu không muốn nói là Ngài đã thành tựu viên mãn về việc làm này trong hai thập niên qua. 

Giữa năm 2003, Tu Viện Quảng Ðức đã nhận được 300 thùng sách kinh từ Nhà Xuất Bản Phật Ðà của HT Tịnh Không gởi tặng; trong đó tôi thích nhất là Bộ Càn Long Ðại Tạng Kinh, nội dung gồm toàn bộ Tam Tạng giáo điển của Phật giáo, do HT Tịnh Không phát tâm tái bản để gởi tặng cho các Phật học viện và các cơ sở Phật giáo trên thế giới, không phân biệt sắc thái, chủng tộc... Ðặc biệt trong 300 thùng sách, tôi đã chọn ra tập sách “Tịnh Không Pháp Ngữ” và xin chuyển ngữ cuốn sách này để Phật tử Việt Nam hiểu biết chút ít tư tưởng của Ngài.

Phiên dịch và ấn hành tập sách này, tôi muốn dâng tặng HT Tịnh Không như một món quà tinh thần trong dịp Hòa Thượng viếng thăm và thuyết giảng tại Tu Viện Quảng Ðức vào trung tuần tháng 10 năm 2004 này. TT Trụ Trì Thích Tâm Phương và bản thân tôi cũng như đông đảo Phật tử địa phương tại nơi đây ước mong Ngài sẽ về Melbourne một lần để chia sẻ và khai thị về pháp tu niệm Phật. Mong lắm thay. 

Nhân duyên hoàn tất tập sách này, dịch giả không thể quên ơn nhiều người. Nhân đây xin chân thành cảm tạ HT Hội Chủ Thích Như Huệ đã viết lời giới thiệu; sự khuyến khích và động viên của TT Tâm Phương trong công tác nghiên cứu và dịch thuật. Dịch giả cũng không quên ghi ơn Ðại Ðức Phổ Huân (Úc), Sư Cô Nhật Nhan (USA), Sư Cô Như Nguyệt (Ðài Loan), cùng các đạo hữu Chris Dunk, Gia Khánh, Thiện Khánh, Nhị Tường, Cao Thân, Hải Hạnh, Tâm Kiến Chánh, Tấn Nhứt, Thanh Phi, Thanh Tâm, Nguyên Nhật Minh Kim Ánh, Quảng Như, Tâm Lạc... đã giúp nhiều việc khác nhau để hoàn thành dịch phẩm này. Chúng tôi cũng có lời tán thán công đức của Ðạo hữu Tuệ Duyên Phiến Ðan đã đọc tập sách này để ghi âm vào băng cassette và CD-Rom, giúp cho các vị lớn tuổi hoặc những vị không có thời giờ đọc sách, có thể nghe được tài liệu này một cách dễ dàng. Sau cùng xin chân thành cảm tạ quý Phật tử xa gần, đặc biệt là nhiều độc giả trang nhà Quảng Ðức đã đóng góp tịnh tài ấn hành miễn phí tập sách này. 

Vì bận rộn quá nhiều Phật sự, nên việc dịch thuật, biên tập và in ấn, chắc chắn không sao tránh khỏi những sai sót, ngưỡng mong chư tôn đức cùng quý độc giả xa gần niệm tình miễn thứ và hoan hỷ bổ chính cho những thiếu sót. 

Nếu có chút công đức nào từ việc dịch thuật và ấn hành tập sách, nguyện xin hồi hướng cho thế giới sớm hòa bình, nhân sinh được an lạc. 

Nam Mô A Di Ðà Phật

 

Viết tại Tu Viện Quảng Ðức

Mùa An Cư Kiết Hạ năm Giáp Thân (2004)

Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

Cẩn chí

 

Preface by Most Venerable Thich Nhu Hue 

The aim of Buddhist doctrine merely point out two fields: suffering and the ending of the suffering. The path leading to the ending of suffering to attain the enlightenment, the practitioner must enter the door “ three ways of learning” that is called: hearing, thinking and practicing”, if the practitioner apply extremely this way, they will get the target perfection in the process to come back of the spiritual homeland. Hearing, means listening the lecture, reading books, discussing with friends to understand exactly and deeply about the Buddha’s teaching. Thinking means consider deeply about what you have heard, entering the teaching by your mind, not by your mouth and ear. If you think of it you can penetrate that the benefit of that teaching than like treatment, to get high position. Practicing: apply that teachings into your daily life after you have chosen them carefully which are suitable with you. In fact, due to wrong seeing, sow the wrong seeds, reap the bad fruit. That means if you create the evil causes, the unhappy effects will come back to you. People have learned, thinking and practicing which will help them to change their attitudes, to untie the wrong concept, and then they replace the right view, peace, happiness and enlightenment.

 

The Collected Works Of Venerable Master Chin Kung” is a book contains many good volumes like: Buddhism as an Education, to understand Buddhism, the Immutability of Cause and Effect...” this book will help you to increase your knowledge, faith and optimistic on the way leading to the enlightenment. 

Venerable Master Chin Kung, the preacher of all lectures of this book, at moment, he is a famous Buddhist Monk in the world which he has brought Buddhism to the west. His Teachings is practical and close with Buddhist followers. 

Venerable Thich Nguyen Tang is a translator, and also a deputy-Secretary of Unified Vietnamese Buddhist Congregation in Australia and New Zealand, although he is busy with the tasks of his own monastery and congregation, he however still spend much time to researches and translates the Buddhist doctrines to share with others. 

I have a few words to praise the virtue and merit of Venerable Master Chin Kung and Venerable Thich Nguyen Tang and I am happy to introduce this book to all readers.

 

Adelaide, The Winter Retreat, May 2004 

Rector, Most Venerable Thich Nhu Hue

Unified Vietnamese Buddhist Congregation in Australia and New Zealand

******

 

 

Translator’s Notes 

 

‘The gift of truth excels all others gift’ so goes the proverb of the Buddhist Patriarchs. This good advice is for their followers to guide them on the Buddhist path in as they perform their vows that lead to the spiritual source. Offering the Truth, means simply sharing and kindly pointing out to others the way of recognising the Truth of the Lord Buddha- so they too may aim to return to the shore. It reminds us to avoid wrong actions and avoid the contribution of misery and suffering to others sentinent beings as well as our own. Once people learn the fundamentals of Buddhism, their life may be changed for the better. They may become more aware and mindful in life, and likely, they will step on the path leading to liberation and enlightenment.

Venerable Master Chin Kung said that offering Truth seems to be simple, but it is not exactly that easy. Venerable Master Chin Kung has therefore provided his profound efforts in the establishments the "Amitabha Publication Association" in Taiwan to publish and distribute freely Sutras and books on Buddhism to all Buddhists and non-Buddhists alike across the globe. He prints Buddhist Sutra in Chinese, and languages such as in English, French and Vietnamese. All this effort is to enable all people to feel comfortable within their own cultural languages, settings and at ease in being able to read and realize the Buddhist Truth and ultimately discover the end of suffering.

According to Venerable Master Chin Kung, a Buddhist Sutra should be printed with goodness and be beautiful in both content and presentation. It needs to be attractive to readers of today. He has had wonderful success in the application of this strategy in spreading Dharma texts to millions of reader word wide over the last two decades. 

During mid 2003 for instance, Quang Duc Monastery here in Australia (the monastery in which I live) received some 300 boxes of Buddhist books from his Publication House in Taiwan! What a treasure trove were in those boxes. I was astounded with the quality and interesting texts such as the Chien-Long Buddhist Tipitaka, which contains Sutras, Law and Commentaries.  Thanks to this, I picked out one book with the title “The Collected Works of Venerable Master Chin Kung” and started to translate this book into Vietnamese.

 Therefore, from translating and publishing this book, I sincerely want to dedicate it to Venerable Master Chin Kung particularly on the occasion of his visit to our Quang Duc Monastery to give a Dharma talk on the third week of October 2004.

The Quang Duc Monastery Abbot, the Very Venerable Thich Tam Phuong, myself and special local Buddhist followers conveyed our best regards and appreciation regarding his assistance and extended our warmest welcome to this great  Master upon his arrival here in Melbourne in 2004 and for his effort in providing access for so many to Pure Land Buddhism.

 This book is a great combination of the efforts of many contributors towards completion, I am most grateful to the labor of those who made it all possible. I wish to convey my utter most sincere thanks to Most Venerable Thich Nhu Hue; The Rector of Unified Vietnamese Buddhist Congregation in Australia and New Zealand- who wrote the Preface for this book. My deepest gratitude to The Very Venerable Thich Tam Phuong, who   motivates and energizes me throughout my career.  Last but not least, to so  many respected Buddhist members such as Venerable Thich Pho Huan (Australia), Venerable Nun Thich Nu Nhat Nhan (USA), Venerable Nun Thich Nu Nhu Nguyet (Taiwan), Chris Dunk, Gia Khanh, Thien Khanh, Cao Than, Nguyen Nhat Minh, Quang Nhu, Nhi Tuong, Hai Hanh, Tam Kien Chanh, Phu Duc, Tan Nhut, Thanh Phi, Thanh Tam and Tam Lac.

Those in which have greatly assisted me towards the final draft of this publication. I also am indebted to Tue Duyen who read and recorded this book onto cassette and CD Rom to provide text to those with sight problems, the disabled and aged or for those with no time to read enabling them to listen to the text. Finally, I would like to thank all disciples who made donations enabling me to publish this book and provide it to all as a free distribution.

 May this booklet  help  readers and listeners to develop their faith in practicing the recitation the Buddha’s  name, realise their Bodhi-Mind (Bodhicitta - Aspiration for Enlightenment) and overall make efforts in practicing Buddhism in order to attain liberation and ultimately become free from suffering.

 May Pure Land Buddhism widely propagate throughout this world and bring benefits to all Sentient Beings.

Nam Mo Amitabha

Ven. Thích Nguyen Tạng
Summer Retreat, Buddhist Era: 2548 (2004)
Quang Duc Buddhist Monastery.

 

Sách tái bản lần thứ hai tại Sàigon năm 2006

 

 

--- o0o ---

 Mục lục | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3

Quyển 4 Quyển 5 | Quyển 6

 

--- o0o ---

Vi tính: Cao Thân, Nguyên Nhật Minh & Quảng Như
Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-7-2004

 
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

phan tich ngu uan vo nga làm thế nào để không trở thành nạn Lễ tưởng niệm húy nhật Đức 僧人食飯的東西 大学生贫困证明 义云高世法哲言 ペット僧侶派遣 仙台 Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 即刻往生西方 ä ƒäº ä Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành 淨界法師書籍 ดวยอำนาจแหงพระพ 天计算器 长寿和尚 Cho sanh tâm vô trú biet song thi thanh tho Ð Ð Ð tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 地风升 å æžœ рикна Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门 người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 护法 ç ºä ç Ÿå æœ å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔