.


 

Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không

(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)

淨空和尚法

Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

--- o0o ---

 

Quyển 6

 

Giải pháp: Sự hiền hòa và tâm an lạc
(bài giảng của Venerable Wu Lin, đệ tử của Hòa Thượng Tịnh Không)

 

Một lần nữa tôi được hân hạnh chào mừng quý vị đã đến với Hội Phật Giáo Singapore, và tôi muốn bày tỏ niềm hân hạnh về sự may mắn lớn của tôi, sự may mắn lớn của chúng ta, được có mặt ở đây, đạo tràng hiếm có nhất trong các Phật đường. Ở tầng phía dưới chúng ta là đại sảnh tu tập nơi các hành giả tụng niệm liên tục trong ít nhất mười hai tiếng đồng hồ mỗi ngày. Sau khi đại sảnh mở cửa mấy tháng trước, mỗi cuối tuần chúng ta đã dùng phần lớn thời giờ để thực hành pháp môn Niệm Danh Phật. Ðại sảnh tu tập này rất đặc biệt. Bầu không khí có vẻ khác lạ, tiếng tụng niệm nghe rõ hơn, việc tu tập tinh tấn hơn.

Giảng đường này cũng rất đặc biệt cho những cuộc nói chuyện đã được tổ chức ở đây từ ngày mười tám tháng năm khi Hòa Thượng Tịnh Không bắt đầu những buổi thuyết pháp về Kinh Hoa Nghiêm (Flower Adornment Sutra). Chúng ta đến giảng đường để nghe giáo lý. Chúng ta đeán đạo tràng  để thực hành những giáo lý đó. Chúng ta cần có cả hai.

Trong mấy năm nay, thế giới phát sinh nhiều sự đối nghịch, đời sống thêm đau khổ mỗi lúc mỗi nhiều hơn. Theo thời gian, những sự đối nghịch này trở nên nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn. Có người hỏi là chư Phật, Bồ Tát, đại từ bi giúp chúng sinh thoát khổ như thế nào. Các ngài làm công việc này bằng cách dạy chúng ta giải trừ tham, sân, si để tâm trí không mê muội nữa, mà trở nên giác ngộ. Các ngài cũng dạy chúng ta về luật nhân quả (Law of Cause & Effect).

Ðể thoát khổ, trước hết chúng ta phải biết về nguyên nhân của sự khổ. Là con người, chúng ta phải chịu khổ về sinh, già, bệnh, và chết. Chúng ta phải chịu khó nhọc; không đạt được những gì mình mong muốn; phải chia ly với những người thương yêu, và phải sống chung đụng với những người mình ghét. Chúng ta bị vây bủa bởi tất cả những sự đau khổ này mà không biết cách nào để thoát ra.

Chúng ta cần phải hiểu rằng phải có cơ duyên hay hoàn cảnh để cho nguyên nhân sinh ra hệ quả. Nếu biết kiểm soát hoàn cảnh, chúng ta có thể phần nào ảnh hưởng tới nghiệp quả của mình. Trong đời sống chúng ta cần phải tạo nghiệp tốt để được hưởng quả tốt. Lúc đó chúng ta sẽ hiểu rõ rằng đời sống hạnh phúc chính là nghiệp quả tốt phát sinh từ nhân duyên tốt, và đó là cách thoát khỏi đau khổ để được sống trong an lạc.

Ngày nay, khi chứng kiến những đau khổ ở xung quanh mình, nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy sức nặng của nghiệp xấu. Những nghiệp xấu này đã phát sinh từ tâm ích kỷ và hành vi sai lầm của mình. Chúng ta đã chỉ biết làm hại người khác để làm lợi cho mình. Vậy chúng ta phải làm sao để giải trừ nghiệp xấu và tránh tạo thêm nghiệp xấu? Chúng ta phải thực hành những lời dạy của Ðức Phật, không lợi dụng người khác để làm lợi cho mình, mà ra sức giúp đỡ người khác và làm lợi ích cho xã hội.

Ða số chúng ta, trong tiềm thức đều có ý muốn kiểm soát người khác, cả những con vật và những đồ vật nữa. Nếu biết buông bỏ sự chấp thủ này, chúng ta sẽ có thể đạt giải thoát. Những người giác ngộ thì có đời sống an nhiên tự tại. Họ làm tròn nhiệm vụ hướng dẫn và giáo dục chúng sinh bằng cách giải thích cho mọi người biết về chân lý của đời sống và vũ trụ, về luật nhân quả, để mọi người biết rằng mỗi hành vi thân, khẩu, ý đều có hậu quả của nó.

Mọi người đều tự quyết định làm điều tốt hay điều xấu, và do đó họ sẽ nhận lãnh quả tốt hay quả xấu. Chúng ta chỉ giáo dục họ theo nhân duyên, còn thì để cho họ tự quyết định sẽ tạo nghiệp tốt hay xấu. Như vậy tâm của chúng ta sẽ trụ trong an tĩnh, phát sinh thiền định và trí huệ, có thể giao tiếp một cách có hiệu quả với người và sự vật. Cách thực hành như vậy sẽ mang lại lợi ích vô lượng, vì chúng ta sẽ không những giải trừ được đau khổ hiện tại của mình mà lại còn giải trừ được những nghiệp xấu đã tích lũy từ vô số kiếp trước.

Vậy tại sao chúng ta không nhận ra sự lợi ích đích thực này? Vì chúng ta bị nghiệp xấu của mình ngăn che, không thể trông thấy điều hay lẽ phải ở trước mắt mình. Chúng ta liên tục được nhắc nhở với những tranh và tượng chư Phật, Bồ Tát, với những câu kinh mà mình tụng niệm, và với những bài thuyết pháp mà mình nghe, nhưng chúng ta vẫn không hiểu đúng giáo lý, vẫn không thể ứng dụng giáo lý trong đời sống hằng ngày.

Chúng ta không thể đổ lỗi cho chư Phật, Bồ Tát, là đã không giúp đỡ mình. Sự thật là các ngài luôn luôn giúp đỡ chúng ta, nhưng chúng ta không để ý tới. Chúng ta đã có một cơ hội quý báu và hiếm có là hội ngộ được với Phật giáo, nhưng bây giờ cơ hội đó đang tuột khỏi tầm tay chúng ta. Ðược sinh ra làm người có khả năng nghe Giáo Pháp là một cơ hội rất hiếm có, cơ hội đó chỉ ra một lần trong hằng triệu năm. Ðược gặp Giáo Pháp là một điều hiếm có giống như một cái bọt nước từ dưới đáy nổi lên mặt biển  đúng vào giữa một cái vòng hoa đang trôi nổi.

Chúng ta đã phạm sai lầm lớn nếu để lỡ cơ hội quý báu này. Chúng ta cần phải suy ngẫm và sám hối những lỗi lầm của mình để có thể giải trừ phiền não và những thói quen phàm tục, và do đó giải trừ được nghiệp xấu.

Nghiệp xấu này là cái gì? Một phần của nghiệp xấu là những phiền não và những thói quen phàm tục, hay những tập khí xấu. Chúng ta có thể giải trừ những nghiệp xấu này bằng cách sám hối những lỗi lầm của mình và phát nguyện không tái phạm. Việc tu tập hằng ngày sẽ giúp chúng ta giảm bớt nghiệp xấu. Chúng ta cần phải tu tập ở giữa xã hoäi chứ không xa lánh xã hội. Chúng ta có thể chọn một pháp tu nào đó trong số tám mươi bốn ngàn pháp môn mà Ðức Phật đã dạy. Ðức Phật nói rằng trong vô số pháp môn này ở vào thời mạt pháp, Niệm Phật là pháp môn tiện lợi, đơn giản,và hiệu quả nhất. Niệm Phật có thể thấy kết quả tốt, và do đó có sức mạnh cần thiết để giải trừ mọi phiền não và ác nghiệp của chúng ta.

Có người hỏi rằng tại sao họ chưa thấy việc tụng niệm hằng ngày của họ có kết quả gì cả. Ðã có nhiều người đạt kết quả đáng kể và đã thành công trong việc giải trừ nghiệp xấu của họ. Nếu chúng ta không thấy có kết quả, đơn giản vì việc thực hành hằng ngày của chúng ta không đúng với lời hướng dẫn của Ðức Phật. Nói cách khác, chúng ta đã không làm những gì mình được khuyên phải làm, mà lại làm những gì mình  được khuyên phải tránh. Thí dụ, chúng ta có tránh trộm cướp, nói dối, tà dâm, nói hành, nói xấu, dụ dỗ, tham, sân, và si hay không?

Chúng ta nên làm theo lời dạy của Ðức Phật để giảm bớt nghiệp xấu. Việc tụng niệm, tu tập hằng ngày, và mục tiêu của chúng ta phải phù hợp với giáo lý. Việc tụng kinh nhắc nhở chúng ta về những giáo lý, và nhắc nhở chúng ta phải làm theo giáo lý để tu sửa bản thân. Nếu không tu theo giáo lý thì chúng ta sẽ gia tăng nghiệp xấu của mình.

Mục tiêu của chúng ta là tâm chân thực, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, và giác ngộ. Chỉ với tâm trí như vậy thì chúng ta mới có thể giải quyết được mọi vấn đề, vốn không thể được giải quyết bằng võ lực, bằng chiến tranh. Những vấn đề này chỉ có thể được giải quyeát bằng sự hiền lành và lòng từ bi đối với toàn thể chúng sinh, các loài sinh linh cũng như những vật bất động. Chúng ta cần phải buông bỏ ý muốn điều khiển người khác, vì như vậy chỉ làm cho chúng ta tạo thêm nghiệp xấu. Không ai có thể thực sự kiểm soát được người khác. Lịch sử đã cho chúng ta nhiều thí dụ về những quốc gia dùng võ lực để kiểm soát một quốc gia khác: Hitler xâm chiếm Âu Châu, Nhật Bản xâm lăng Trung Hoa, người Nga ở Afganistan, và người Mỹ ở Việt Nam; tất cả đều đã mang lại khổ đau khốn cùng.

Ngược lại, việc truyền bá Phật giáo ở khắp thế giới của Hòa Thượng Tịnh Không, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi ngài phân phối miễn phí băng ghi âm và sách để khuyên mọi người làm điều tốt, đã có kết quả là hơn hai mươi triệu người được nghe giáo lý của Ðức Phật. Hòa Thượng đã không phải tốn kém nhiều để đạt được loại kết quả này. Trong khi đó có những quốc gia chi tiêu những món tiền lớn cho chiến tranh. Ðáng ra họ có thể dùng tiền đó để giúp đỡ những người nghèo đói. Như vậy họ sẽ có hòa bình và dễ thu phục được mọi người. Họ cũng có thể dùng tiền để giáo dục ngươøi dân của họ biết tự túc. Họ nên quan tâm tới những nhu cầu trong nước của họ hơn là can thiệp vào nội bộ của nước khác.

Mỗi ý nghĩ của chúng ta cần phải có lợi ích cho chúng sinh. Không những trong hành vi chúng ta khoâng bao giờ làm hại một sinh linh nào mà cả trong ý nghĩ và lời nói chúng ta cũng không bao giờ gây đau khổ cho người khác. Nếu làm được như vậy thì trong đời sống hằng ngày bất cứ công việc gì của chúng ta cũng có tính chất lợi ích và hiền từ. Ðây là cách tốt nhất để gây ảnh hưởng tới người khác với lòng từ bi. Việc dùng võ lực để giải quyết vấn đề không chỉ tạo thêm thù hận mà lại còn mang lại quả xấu phải đọa vào địa ngục. Việc hành xử phù hợp với Giáo Pháp làm cho tâm trí của chúng ta được chuyển hóa, và do đó chúng ta sẽ đạt thành tựu. Sự vật là hình phản chiếu của tâm trí, vì vậy tâm trí của chúng ta có thể chuyển hóa được hoàn cảnh. Khi sống theo Giáo Pháp, ý nghĩ của chúng ta sẽ thay đổi và hành vi của chúng ta sẽ đúng đắn.

Chúng ta nên buông bỏ tính vị kỷ, và nghĩ đến việc làm lợi ích cho người khác. Hiện tại, chúng ta chỉ quan tâm tới bản thân, chỉ nghĩ tới việc bảo vệ quyền lợi của chính mình, của đoàn thể mình, hay của nước mình. Lối nghĩ như vậy đã đưa tới sự tranh chấp giữa mọi người, sự kình chống giữa những đoàn thể, và chiến tranh giữa các quốc gia. Hậu quả laø mọi bên đều bị thiệt hại về nhân mạng, tiền bạc, tài sản, và đất đai, tình thân hữu và hòa bình bị phá vỡ, và tất nhiên sẽ phải chịu nghiệp quả xấu.

Chúng ta hoàn toàn thiếu quan tâm tới vạn vật trong môi trường tự nhiên, vì vậy môi trường sống của chúng ta đang bị hủy diệt, chính chúng ta sẽ phải chịu hậu quả xấu của sự vô tâm và thiếu từ bi này. Tất cả vạn vật là một thực thể, và có sự tương liên chặt chẽ với nhau. Muôn loài vạn vật, kể cả chúng ta, đều sinh ra từ nhân duyên, vì vậy, làm hại người khác hay vật khác là làm hại chính mình, chỉ khi nào hiểu rõ điều này thì chúng ta mới có thể giải quyết được những vấn đề của thế giới. Nguyên nhân của mọi tranh chấp và tai họa là tính vị kỷ chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân, của nhóm hay của nước mình. Nếu giải quyết được vấn đề này, chúng ta cũng sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề khác. Khi thực hành, tu tập theo Giáo Pháp với hành vi đúng đắn, chúng ta sẽ thấy nghiệp quả xấu của mình, giảm bớt, và nghiệp tốt gia tăng. Kết quả là sự đau khổ của chúng ta sẽ giảm thiểu, hay có thể được giải trừ hoàn toàn. Nói cách khác, hoàn cảnh của chúng ta sẽ được thay đổi một cách thuận lợi.

Khi để cho một ý nghĩ xấu không bình đẳng xuất hiện thì như vậy là chúng ta làm cho một tình trạng thuận lợi trở thành tình trạng bất lợi, còn khi một ý nghĩ bình đẳng xuất hiện thì khi đó cõi Phật hiển lộ tức khắc. Khi chúng ta có một ý nghĩ về Bồ Tát đạo thì cõi Bồ Tát sẽ xuất hiện ngay lúc đó. Như vậy, với một ý nghĩ tham, sân, hay si, đời sống hằng ngày của chúng ta sẽ trở nên bất ổn và rối loạn. Ngược lại, với một ý nghĩ thanh tịnh, đời sống của chúng ta sẽ trở thành Cõi Tịnh Tây Phương.

Ðời người ngắn ngủi, nhưng chúng ta đã rất may mắn được sinh ra làm người, lại có khả năng nghe giáo lý của Ðức Phật, có khả năng hiểu một chút về chân lý thâm diệu trong giáo lý đó. Luật nhân quả là thường tồn và không bao giờ thay đổi. Chúng ta gieo giống nào thì gặt giống đó, tạo nghiệp tốt thì được hưởng quả tốt, tạo nghiệp xấu thì sẽ lãnh quả xấu, đem niềm vui đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, tạo sự khổ đau cho người, mình sẽ chịu bất hạnh. Ðó là quy luật của ngàn đời, ngay cả Chư Phật, Bồ Tát cũng không thể thay đổi được luật nhân quả này.

Tuy nhiên, đối với những nghiệp xấu mà chúng ta đã tạo, chúng ta có thể học cách sửa đổi nhân duyên trước khi chúng kết thành quả. Chúng ta cần phải tránh và dứt khoát không bao giờ tạo thêm nghiệp ác, và nên tinh tấn tạo thiện nghiệp. Chúng ta lại còn phải tránh những điều kiện xấu. Trong một số trường hợp, việc này có thể làm giảm hay giải trừ quả xấu. Như vậy, chúng ta có thể kiểm soát nghiệp quả của mình, chuyển hoá hoàn cảnh và đổi hướng trong đời sống, để được thuận lợi hơn.

Hiện tại, mỗi lúc chúng ta lại nghe nói nhiều hơn về những lời tiên tri báo trước những tai họa và cả tận thế nữa. Những lời tiên tri này cũng nói rằng người ta có thể giảm bớt, trì hoãn, hay cả giải trừ những tai họa này nếu biết tu sửa để trở thành người tốt, biết làm lợi ích cho người khác chứ không vị kỷ. Nếu không biết, quay trở lại với điều tốt thì người ta sẽ khó tránh khỏi tai họa.

Người ta cần phải biết rằng võ lực không thể giải quyết được vấn đề, dù có hủy diệt được cả một quốc gia hay dùng đủ bom để quét sạch vạn vật trên trái đất. Chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội này, mà nên thành tâm tinh tấn tu sửa và tu tập theo đạo pháp với những ý nghĩ và hành vi vô vị kỷ. Chúng ta hãy trở thành người tốt, thành thực, và có lòng giúp đỡ người khác với tất cả khả năng của mình. Như vậy, tất cả những gì tốt đẹp sẽ đến với chúng ta.

Ðức Phật nói rằng có ba tai họa lớn và ba tai họa nhỏ trong thế gian này. Ba tai họa lớn là lửa, nước, và gió. Theo Kinh Hoa Nghiêm thì đại họa lửa có thể đốt cháy cõi Thiền Thiên thứ nhất, một trong hai mươi tám cõi trời, và là cõi cao nhất mà lửa có thể tới được. Lửa sẽ phát sinh từ bên trong ta khi ta ganh tị và sân hận với nhau. Và tất nhiên cõi Thiền Thiên thứ nhất cũng phải chịu tai họa lửa, nơi chúng ta có thể thấy rằng những sinh linh ở cõi trời này vẫn chưa giải trừ được tính nóng giận. Họ đã tu tập bốn tâm vô lượng từ, bi, hỷ, xả nhưng chưa tận diệt được sân hận, vì vậy họ vẫn có thể bị nạn lửa tiêu diệt.

Các sinh linh trong cõi Thiền Thiên thứ nhì đã hoàn toàn giải trừ được tính sân hận của họ vì họ không có một ý nghĩ sân hận nào cả. Vì vậy cõi trời này sẽ không phải chịu nạn lửa, nhưng hoï vẫn phải chịu nạn nước, là tai họa có thể làm chìm đắm cõi trời này. Do đâu mà có tai họa nước lụt? đó là do tính tham dục của chúng ta.

Chúng sinh ở cõi Thiền Thiên thứ ba đạt trạng thái thiền định sâu hơn chúng sinh ở hai cõi trời thứ nhất và thứ nhì, vì vậy họ không phải chịu nạn lửa hay nạn nước, nhưng họ vẫn có thể phải chịu nạn gió, là tai họa từ gốc rễ của là si mê.

Cõi Thiền Thiên thứ tư không có những tai họa lửa, nước hay gió, vì vậy cõi này được gọi là cõi trời phúc lạc. Chúng sinh ở cõi này có phúc lạc lớn nhất trong sáu cõi.

Nếu muốn tránh hay được miễn những tai họa này, chúng ta phải trừ bỏ tính tham dục, sân hận, si mê, cũng như tính kiêu ngạo của mình. Chúng ta cũng không nên có cảm giác tham muốn giáo lý thế gian hay giáo lý của Ðức Phật, vì một chút cảm giác tham muốn cũng là chướng ngại trong việc đoạn lìa tâm tham dục, và giải trừ mọi tai họa, trong khi thế giới đang phải chịu những tai họa mỗi lúc mỗi nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Ðây là điều rất quan trọng, nhiều tai họa này đã được tiên tri từ ngày xưa của các vị giáo chủ nhiều xứ khác nhau.

Ba ngàn năm trước, Ðức Phật Thích Ca đã nói rằng thế gian sẽ bị hủy diệt một phần từ chiến tranh, bệnh tật, và nạn đói. Ngài nói rằng sẽ có một trận chiến tranh kéo dài bảy ngày và bảy đêm. Sau cùng là nạn đói kéo dài bảy năm, bảy tháng, và bảy ngày, trước đây, người ta khó có thể tưởng tượng một trận chiến tranh chỉ kéo dài bảy ngày mà lại gây ra hậu quả tàn khốc lớn như vậy, nhưng khi Hòa Thượng Tịnh Không viếng thăm hai thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản thì ngài hiểu ra rằng Ðức Phật đã nói tới chiến tranh hạt nhân. Ở Nagasaki nhiều người sống sót sau vụ nổ nhưng lại bị nhiễm phóng xạ và nhiều người trong số họ đã chết trong sáu tháng đầu tiên. Sự kiện này có thể được coi là một bệnh dịch.

Bệnh do phóng xạ gây ra sẽ diễn biến một cách âm thầm. Bạch cầu trong máu bị hủy diệt dần dần rồi sau đó nạn nhân bị xuất huyết không thể cứu chữa được, và sau cùng laø tử vong. Những người nào vẫn còn sống ít nhất là bảy tháng sau vụ nổ sẽ được coi là đã thoát được hiệu ứng tức khắc của bom nguyên tử.

Mấy năm sau vụ nổ cây cỏ không mọc nổi. Tất cả đều khô cằn. Cây cỏ chỉ bắt đầu mọc trở lại khoảng tám năm sau khi hai quả bom rơi xuống. Như Ðức Phật đã nói: đất không mọc gì cả trong bảy năm, bảy tháng, bảy ngày. Trong khoảng thời gian này, tất cả sẽ phải chịu nạn đói.

Như vậy, chúng ta thấy rằng sự hủy diệt được một phần thế giới mà Ðức Phật đã nói chính là hậu quả của chiến tranh hạt nhân. Ðiều này có thể xảy ra thực sự hay không? Nhiều người tin là rất có thể sẽ xảy ra như vậy. Càng ngày càng có nhiều võ khí hạt nhân hơn, và càng khó kiểm soát hơn. Không ai biết là việc kiểm soát nửa vời này còn được duy trì bao lâu nữa. Phải thành thật mà nói rằng chỉ có một cách độc nhất để đạt được sự kiểm soát thực sự võ khí hạt nhân, đó là khuyến khích và giúp mọi người hiểu rằng cần phải ngăn ngừa những tai họa do con người tạo ra. Khi nhìn vào tình trạng của thế giới một cách khách quan, chúng ta sẽ thấy là rất khó tránh được tai họa tieàm ẩn này.

Nếu xảy ra chiến tranh lúc này thì một nửa số người trên thế giới sẽ bị chết. Làm thế nào để thoát khỏi một cuộc chiến tranh như vậy? Một ngày trước khi vãng sinh Tịnh Ðộ, ngài Lý Bỉnh Nam, thầy của Hòa Thượng Tịnh Không, đã nói với các đệ tử rằng thế giới sắp phải chịu một tai họa lớn, mà ngay cả chư Phật, Bồ Tát và các vị Thần, Thánh cũng không thể cứu được. Ông dạy các đệ tử rằng chỉ có một cách để giúp mình thoát khỏi tai họa này, đó là tìm sự sinh vào Tịnh Ðộ Tây Phương. Ðể được như vậy, chúng ta cần phải chấm dứt việc tạo những  ác nghiệp qua thân, khẩu và ý.

Chúng ta cần phải tích lũy nghiệp tốt bằng cách trừ bỏ mọi ý nghĩ vị kỷ, luôn luôn nghĩ tới việc làm lợi ích cho người khác, không nghĩ tới quyền lợi của mình mà chỉ giúp đỡ người khác. Như vậy chúng ta sẽ không tạo nghiệp xấu nữa và sẽ chỉ tích lũy nghiệp tốt, còn nếu chỉ nghĩ đến bản thân thì chúng ta sẽ khó tránh khỏi tai họa đang tiến tới gần này.

Tại sao chúng ta vẫn sân hận, và vẫn có khuynh hướng bạo động? Tại sao chúng ta tranh chấp mà không biết khoan dung với nhau? Tại sao chúng ta lại có vẻ nhất quyết đi về phía vực thẳm như vậy? Tại vì tâm ích kỷ và tà kiến. Tại vì chúng ta không có khả năng thực sự quan tâm tới người khác. Chúng ta không thể hiểu được rằng mọi sự vật đều phát sinh từ chính tâm của mình. Chuùng ta không biết rằng mỗi ý nghĩ của mình có ảnh hưởng tới toàn thể vũ trụ.

Chúng ta cần phải bỏ tính vị kỷ và cần phải hiểu rằng vũ trụ là quê nhà của mình; mình và vũ trụ vạn vật là một thực thể độc nhất. Mỗi người chúng ta có cùng chân tính với chư Phật, Bồ Tát. Chúng ta và chư Phật, Bồ Tát chỉ khác nhau ở chỗ các ngài là những người đã giác ngộ tất cả những điều này. Chúng sinh đều đã là cha mẹ của chúng ta trong quá khứ. Chúng sinh đều sẽ thành Phật trong tương lai. Khi biết như vậy, làm sao chúng ta không tôn trọng chúng sinh? Làm sao chúng ta có thể làm hại chúng sinh?

Trong khởi thủy chúng ta đã có sự hiểu biết này, đã có tâm vĩ đại này rồi. Tại sao bây giờ chúng ta lại có tâm trí chật hẹp như thế? Chúng ta đã trở nên mê muội và đầy tà kiến. Chúng ta đã tạm thời bị mất những khả năng tâm linh và trí huệ nguyên thủy. Nhưng nếu có thể dẹp bỏ được taám màn vô minh, chúng ta sẽ tìm lại được trí huệ này. Trong Kinh Hoa Nghiêm chúng ta được thấy tâm quảng đại của chư Phật, Bồ Tát. Vô lượng vô biên những sinh linh tập hợp để nghe giáo lý vô thượng này là một.

Chỉ cần hieåu chân lý này và mở rộng tâm trí của mình là chúng ta sẽ thấy rằng dù thuộc chủng tộc nào, tôn giáo nào, nền văn hóa nào, tất cả mọi người cũng đều là một. Khi hiểu biết như vậy thì những sự phân biệt, hiểu lầm, và tranh chấp giữa mọi người sẽ tự nhiên giảm thiểu. Loài người sẽ trước hết tránh được những tai họa do chính mình tạo ra, và sau đó là những tai họa được coi là tự nhiên cũng sẽ không còn.

Hoàn cảnh thay đổi theo tâm trí. Khi tâm trí của chúng ta an lạc và từ bi, môi trường sống của chúng ta sẽ trở nên yên ổn và hòa bình. Nghe nói về Tịnh Ðộ Tây Phương trong Kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta có thể hỏi là cõi cực lạc kỳ diệu này do đâu mà có. Kinh sách nói rằng chỉ có những người đạo đức nhất mới được sống ở cõi đó. Như vậy, khung cảnh kỳ diệu của cõi tịnh Tây Phương chính là hình phản chiếu của đức hạnh và tâm trí của họ.

Ngày nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm và hủy hoại. Có người nói rằng trái đất đang mau chóng trở nên không còn thích hợp cho sự sống nữa. Tại sao lại có sự kiện này. Sự kiện này là hậu quả của ý định và hành vi xấu của loài người chúng ta. Ðây là nguyên nhân thực sự của những gì đang xảy ra ngày nay. Ðể có thể cứu thế giới này, chúng ta cần phải dùng trí huệ để giúp những người còn mê muội trở nên giác ngộ. Chúng ta sẽ giúp họ bằng giáo dục. Tất cả các nhà đại hiền triết đều đã dùng giáo dục để giải trừ vô minh. Thí dụ, Phật Thích Ca đã thuyết pháp trong bốn mươi chín năm, và Khổng Tử đã suốt đời dạy học.

Nhưng làm sao chúng ta có thể mang giáo dục đến cho nhiều người để làm thay đổi tình trạng của thế giới? Chúng ta sẽ làm điều này bằng tận dụng các khoa học kỹ thuật mà chúng ta đang có. Khi đã bắt đầu thức tỉnh và hiểu biết, chúng ta có thể dùng kỹ thuật cao cấp đeå mang những điều hiểu biết của mình tới cho mọi người. Hiện tại vẫn chưa quá trễ để cứu thế giới của chúng ta. Nếu tất cả các đài truyền hình trên toàn thế giới phát sóng hai giờ giáo dục mỗi ngày thì trong vòng một năm trái đất sẽ trở lại trạng thái bình thường. Những thiên tai sẽ tự nhiên chấm dứt. Quang cảnh là hình ảnh phản chiếu của tâm trí, vì vậy nếu có thêm nhiều người biết nghĩ đến người khác, có ý định cứu thế giới, có ước nguyện hòa bình, thì môi trường sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp .

Nhiều nơi trên thế giới đã có những chương trình truyền hình như vậy. Ở Ðài Loan có ba hay bốn giờ diễn thuyết được phát sóng mỗi ngày. Các quốc gia thuộc Bắc Mỹ và Trung Mỹ, gồm Canada, Hoa Kỳ, Mexico, và Panama có ít nhất là một giờ diễn thuyết được phát sóng mỗi ngày. Ở Macao, và Hawaii, có hai buổi diễn thuyết mỗi tuần. Nếu có nhiều khán giả hơn các đài sẽ tăng thời gian phát sóng, và có thể cũng sẽ tăng số ngôn ngữ của những bài pháp luận nữa. Những việc này cần phải được thực hiện nhanh để mọi người trên toàn thế giới có thể sửa đổi bản thân và trở nên tốt hơn. Bằng cách này, chúng ta có thể đóng góp vào việc giải cứu thế giới của mình.

Một điều khẩn cấp nữa là thiết lập những thư viện  điện tử Internet. Ðạo tràng tu học ở Singapore của chúng ta có ít nhất là hai giờ giảng pháp được phát mỗi ngày, bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. Trên khắp thế giới, những người nào có máy vi tính đều có thể nhận được những bài giảng trực tuyến này. Chúng ta dùng Internet để truyền thông với nhau, và có thể trả lơøi những câu hỏi trong những chương trình "Nói Chuyện Buổi Sáng" được phát năm ngày mỗi tuần. Khi đã có kỹ thuật cao, chúng ta có còn cần phải dựng xây đạo tràng hay không? Chúng ta vẫn cần phải xây dựng đạo tràng vì hai lý do: thứ nhất là để đào tạo cho giảng sư mới, và thứ nhì là để có chỗ cho mọi người đến cùng tu tập với nhau.

Như vậy, mọi người trên khắp thế giới đều có thể nghe thuyết pháp, nhưng chúng ta cũng cần phải thực hành, cần phải dùng pháp môn Niệm Phật. Ðức Phật dạy rằng, trong thời đại của chúng ta, cách tốt nhất để đạt thành tựu trong tu tập là pháp Niệm Phật. Chúng ta niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật". "Nam Mô" nghĩa là quy y, trở về với; "A Di Ðà Phật" nghĩa là sự vô lượng và sự giác ngộ. Vậy "Nam Mô A Di Ðà Phật" có nghĩa là trở về nương tựa sự giác ngộ vô lượng.

Niệm Phật có những lợi ích gì? Pháp môn này dựa trên những nguyên lý nào? Ðức Phật dạy rằng: "Tất cả đều do tâm tạo". Nói cách khác, hoàn cảnh là phản ảnh của những ý nghĩ của chúng ta. Khi chưa thành Phật, Bồ Tát, chúng ta vẫn còn có những ý nghĩ phân biệt, xao động, sân hận, chấp thủ; vẫn còn tham, sân, si và kiêu ngạo. Sự gia tăng những ý nghĩ này gây ra sự gia tăng những vấn đề của chúng ta ngày nay, và cũng làm cho những vấn đề đó trở nên nghiêm trọng, từ sự bất hòa trong gia đình cho tới sự tranh chấp giữa caùc quốc gia, rồi dẫn tới sự hỗn loạn của thế giới. Những ý nghĩ xấu này sẽ gây ra tai họa lớn cho loài người nếu chúng ta không làm gì để hóa giải chúng.

Làm sao để giải trừ những ý nghĩ xấu? Bằng cách niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật". Niệm Phật làm cho tâm trí ta trở về với sự thanh tịnh, bình đẳng, thức tỉnh, và an lạc. Khi tâm trí an tĩnh thì ngoại cảnh cũng phản chiếu trên sự an tĩnh đó. Ý nghĩ của chúng ta tạo ra những làn sóng. Từ thập niên sáu mươi của thế kỷ hai mươi, người Tây phương gọi những làn sóng này là Sự "rung động". Sự rung động của ý nghĩ không chỉ truyền tới những cá nhân khác mà còn có sức mạnh hóa giải những làn sóng ý nghĩ rối loạn phát ra từ những cảm xúc tham, sân, si và kiêu ngạo của họ.

Vậy nguyên tắc và nền móng của pháp môn niệm Phật là sự phát ra những làn sóng ý nghĩ tốt. Ðức Phật đã biết và dạy điều này hơn hai ngàn năm trước. Mục đích của pháp niệm Phật không chỉ là vãng sinh Tịnh Ðộ mà còn là gạn lọc những ý nghĩ xấu của người khác. Ðức Phật đã biết về nhu cầu hiện tại của chúng ta, và ngài đã dạy chúng ta cách thay đổi số phận của thế giới.

Khi đã hiểu nguyên tắc của pháp niệm Phật, chúng ta sẽ thực hành như thế nào? Chúng ta có thể tập hợp ở trong điện Phật ở đây các quý Thầy sẽ dùng khánh, mõ hoặc nhạc cụ hướng dẫn mọi người. Việc mọi người tụng niệm với nhau sẽ mang lại lợi ích. Nếu không có thời giờ hay ở xa chùa, chúng ta có thể mở máy  niệm Phật và niệm theo ở nhà.

Khi làm việc chúng ta tập trung tâm trí vào công việc mình đang làm. Khi làm việc xong, chúng ta tức khắc lại tụng niệm. Nếu những ý nghĩ xao lãng nổi lên, đừng để cho chúng lôi cuốn theo. Khi ý nghĩ xao lãng đầu tiên xuất hiện hãy tức khắc niệm "A Di Ðà Phật" để ngăn cản sự xuất hiện của ý nghĩ xao lãng kế tiếp. Nếu những ý nghĩ này vẫn nổi lên, chúng ta lại niệm “A Di Ðà Phật" cho tới khi mọi ý nghĩ đều hướng về Phật A Di Ðà.

Không cần phải là tín đồ Phật giáo mới có thể nhận được lợi ích của pháp niệm Phật. Hội Phật Ðà ở Dallas, Hoa Kỳ đã có những trẻ em trong vùng tới hỏi về băng ghi âm tụng niệm. Một nhà tâm lý học tới tham dự một kỳ nhập thất bảy ngày nói rằng ông ta mở băng ghi âm tụng niệm suốt ngày trong văn phòng vì các thân chủ của ông ta cảm thấy an tĩnh khi nghe những lời tụng niệm. Ở bệnh viện nơi mẹ tôi tới chữa bệnh, chúng tôi tặng băng ghi âm tụng niệm và chuỗi hạt cho một nữ y tá người Gia Tô giáo thuần thành, vì bà ta nói rằng bà ta thích nghe tiếng tụng niệm khi tới phòng của mẹ tôi. Ba tháng sau, khi mẹ tôi trở lại bệnh viện để được khám bệnh lần kế tiếp, bà y tá nói rằng vợ chồng bà ta nghe cuốn băng niệm Phật mỗi buổi tối, vì nó giúp cho hoï an tĩnh.

Chúng ta không thể biết khi nào người ta có thể nhận được lợi ích của việc niệm Phật. Em gái của tôi chưa bao giờ tụng niệm, nhưng cô ta kể với tôi về một chuyến máy bay mà cô ta đã đi mới đây. Chiếc máy bay đi vào một vùng không khí nhiễu loạn và lay động thật mạnh. Em gái tôi đã quen đi máy bay nhưng vẫn bị vùi dập như tất cả những hành khách khác. Bỗng cô ta nhớ tới và niệm "A Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật". Thêm vào với việc tụng niệm còn có những phương tiện trợ giáo khác giúp chúng ta có chánh niệm. Khi bước vào một Niệm Phật Ðường chúng ta sẽ trông thấy tượng của một vị Phật và hai vị Bồ Tát. Trong một ngôi chùa Tịnh Ðộ, ba bức tượng này là Phật A Di Ðà, Bồ Tát Quán Thế Âm, và Bồ Tát Ðại Thế Chí. Phật A Di Ðà tượng trưng cho chân tính của chúng ta. Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng lòng từ bi. Bồ Tát Ðại Thế Chí tượng trưng trí huệ. Từ bi và trí huệ là hai phẩm tính giúp chúng ta tu tập để khám phá chân tính của mình, nhắc nhở chúng ta có lòng từ bi với người khác, có sự duy lý chứ không bị lôi cuốn theo cảm xúc nhất thời, và có sự tỉnh thức.

Trên bàn thờ, chúng ta sẽ thấy có một số vật. Ðó là những vật trợ giúp chứ không phải là những vật đối tượng để chúng ta thờ phụng, vì Phật giáo không phải là một tôn giáo, mà là một nền giáo dục. Một chén nước tượng trưng cho giáo lý. Nước trong tượng trưng cho sự thanh tịnh của tâm trí mà chúng ta cần phải đạt được, không để cho mình bị nhiễm ô bởi tham, sân, và si. Nước yên tĩnh không một chút gợn sóng nhắc nhở chúng ta hãy giao tiếp với người và sự vật một cách bình đẳng và với tâm bình đẳng vô phân biệt. Nước trong trẻo và phẳng lặng phản chiếu rõ ràng mọi vật cũng như tâm trí thanh tịnh va an tĩnh, chúng ta sẽ trông thấy rõ sự vật ở xung quanh mình.

Nhưõng bông hoa và trái cây trên bàn thờ tượng trưng cho nhân quả, và nhắc nhở chúng ta rằng mỗi hành vi thân, khẩu, ý của mình đều sẽ sinh ra hậu quả.

Ðèn hay nến trên bàn thờ tượng trưng sự sáng suốt của trí huệ, xua tan bóng tối vô minh. Nhang thơm tượng trưng sự trì giới, thiền định, và sự hiến thân vì lợi ích của người khác. Việc tụng niệm giúp chúng ta tránh được những phiền não và hóa giải những rung động xấu của những tạp niệm.

Thông thường thì trước mỗi buổi hành trì, chúng ta phát nguyện thành tựu những mục tiêu của mình. Tất cả các vị Phật và các vị Bồ Tát khi bắt đầu việc tu tập đều phát đại nguyện. Dù ước nguyện điều gì thì những lời nguyện đó cũng không thể cao hơn bốn đại nguyện của chư Phật, Bồ Tát như sau đây:

1.- Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.

2.- Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

3.- Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

4.- Phật Ðạo vô thượng thệ nguyện thành.

Chúng ta phát nguyện theo thứ tự như trên, vì trước khi đạt giác ngộ vô thượng, chúng ta cần phải quán thông các pháp môn. Trước khi quán thông các pháp môn, chúng ta cần phải đoạn lìa mọi phiền não, và trước khi giải trừ phiền não, chúng ta cần phải thề giúp đỡ chúng sinh. Các vị Bồ Tát đã thực hiện xong bốn lời thề nguyện sâu xa và rộng lớn này rồi, còn chúng ta thì chỉ mới phát nguyện chứ có lẽ chưa thành tựu được một điều nào cả.

Tư tưởng và ý kiến của chúng ta phải phù hợp với bốn đại nguyện này. Lời nguyện thứ nhì phù hợp với lời nguyện thứ nhất của chư Phật, Bồ Tát. Nếu không chấm dứt mọi phiền não thì làm sao chúng ta có thể cứu độ chúng sinh? Chỉ khi nào đã đoạn lìa được tất cả mọi phiền não thì chúng ta mới vượt qua được mười cõi.

Sau khi giải trừ phiền não, chúng ta có thể học những pháp môn khác nhau. Có đức hạnh chưa phải là đủ, chúng ta còn phải có tri thức, sự thông minh, và trí huệ, vì chúng ta sẽ phải giúp đỡ nhiều loài sinh linh khác nhau. Nếu muốn đạt đến chân trí huệ và biện tài vô ngại, chúng ta cần phải thông thạo vô số pháp môn.

Nếu không thể đạt thành Phật quả thì chúng ta không thể giúp đỡ được chúng sinh, mà chỉ có thể giúp được những sinh linh thuộc trình độ thấp hơn trình độ của chúng ta.  Chỉ khi nào đạt trạng thái giác ngộ viên mãn của một vị Phật thì chúng ta mới có khả năng giúp đỡ được tất cả chúng sanh.

Như vậy lời nguyện thứ nhất là mục tiêu của chúng ta, còn ba lời nguyện sau là phương tiện giúp chúng ta thành tựu lời nguyện thứ nhất. Nếu phát nguyện mà không thực hiện được điều ước nguyện thì cũng vô ích. Việc phát nguyện và việc thực hành bổ túc cho nhau. Khi phát nguyện thành Phật và cũng tinh tấn tu tập không thoái chuyển thì chúng ta sẽ đạt được niềm vui trong Chánh Ðạo.

Trong vô số kiếp trước, chúng ta đã tích lũy những tập khí xấu. Ngày nay, chư Phật, Bồ Tát dạy chúng ta cách đoạn trừ những thói quen xấu đó. Giải trừ những tập khí đã thành hình qua nhiều kiếp là việc làm khó khăn, nhưng chúng ta cần phải làm được việc này. Khi thói quen xấu được dẹp bỏ, việc tu tập của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng và trôi chảy hơn, chúng ta có thể thành tựu những đại nguyện của mình, đi tới cõi Tịnh Ðộ Tây Phương, và từ đó có thể giúp đỡ chúng sinh.

Mới đây, có những người hỏi Hòa Thượng Tịnh Không làm sao họ có thể tin chắc là mình sẽ vãng sinh Tịnh Ðộ. Hòa Thượng hỏi lại họ rằng họ có tin là mình sẽ vãng sinh Tịnh Ðộ trong kiếp này hay không. Họ thành thật lắc đầu nói không. Hòa Thượng Tịnh Không cũng không tin chắc như vậy, bởi vì muốn đạt vãng sinh Tịnh Ðộ phải có hai điều kiện. Thứ nhất là có niềm tin và ý nguyện không lay chuyển. Thứ hai là buông bỏ mọi ái dục. Chúng ta sẽ không thể đến được cõi tịnh Tây Phương nếu không hội đủ hai điều này.

Hiện tại, chúng ta còn bám giữ vào một cái gì đó. Chúng ta cần phải tìm cho ra điều chấp thủ của mình. Nếu không biết là mình còn chấp thủ cái gì thì dù chúng ta có được tái sinh trong cõi trời cao nhất và được sống ở đó trong tám mươi ngàn đại kiếp, chúng ta cũng vẫn còn bị kẹt trong vòng luân hồi sinh tử. Chúng ta phải làm sao? Chúng ta phải tìm ra điều mình đang chấp thủ để buông bỏ nó. Buông bỏ tất cả mọi chấp thủ! Buông bỏ mọi ý tưởng về được và mất, lợi và hại. Buông bỏ mọi vọng niệm phân biệt. Buông bỏ sự suy nghĩ về lối cư xử của người khác đối với mình. Buông bỏ sự suy nghĩ về những người mắc nợ mình, về những người mà mình mắc nợ hay chịu ơn.

Chúng ta buông bỏ hay xả ly với tâm trí thanh tịnh, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể chắc chắn vãng sinh Tịnh Ðộ. Nếu không như vậy thì chúng ta không thực hiện được những đại nguyện của mình. Chúng ta không thực sự thành tâm tin tưởng. Dù niệm bao nhiêu biến "A Di Ðà Phật". chúng ta cũng vẫn không thể vãng sinh Tịnh Ðộ, vì chúng ta vẫn còn đang bám giữ vào năm điều tham muốn, đó là tài năng, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Chúng ta vẫn còn phân biệt những gì mình cho là phải hay trái, đúng hay sai. Những sự tham muốn này sẽ đưa chúng ta rơi vào ba cõi khổ, địa ngục, ngạ quỷ, và súc sinh. Nếu vẫn còn chấp thủ như vậy thì dù Phật A Di Ðà cùng với các vị Bồ Tát đến đưa chúng ta về cõi Tây Phương Cực Lạc chúng ta cũng không thể đi được.

Có nhiều thí dụ về những người đã lìa bỏ được sự tham dục của mình. Một thí dụ nổi tiếng trong số này là truyện đại sư Ying Ke. Ngài là một tăng sĩ đã phạm nhiều  giới luật, nhưng ngài biết là mình đã tạo những nghiệp xấu, và cũng biết rằng sau khi chết mình sẽ đọa xuống địa ngục. Ngài hỏi các bạn đồng tu là bây giờ mình phải làm sao. Họ đưa cho ngài coi một cuốn sách nói về những người đã được vãng sinh Tịnh Ðộ Tây Phương. Cuốn sách làm cho ngài caûm động và sám hối, vì vậy ngài ở yên trong phòng của mình để tụng niệm ba ngày ba đêm liền không ăn uống hay ngủ nghỉ gì cả. Với sự thành tâm buông bỏ tất cả, ngài được Phật A Di Ðà cảm ứng, nói với ngài rằng ngài sẽ còn sống mười năm nữa, và trong khoảng thời gian này ngài hãy tinh tấn tu tập, rồi Ðức Phật sẽ trở lại đưa ngài về cõi cực lạc. Nhưng đại sư nói với Phật A Di Ðà: " Con là người yếu đuối và có nhiều tập khí xấu, khoâng thể chống lại được những cám dỗ. Vì vậy con không thể đợi mười năm nữa. Con muốn được đi với Phật ngay bây giờ". Ba ngày sau, Phật A Di Ðà trở lại đưa đại sư Ying Ke tới cõi Tịnh Ðộ.

Kinh A Di Ðà viết rằng nếu chúng ta thành tâm và tinh tấn tụng niệm từ một tới bảy ngày thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt thành tựu. Pháp môn Tịnh Ðộ dễ thực hành như vậy, nhưng có một vấn đề ở đây là chúng ta có thực sự muốn về cõi tịnh hay không. Nếu ơû lối vào điện Phật cho rằng treo một tấm bảng đề "Tụng Niệm Trong Ba Ngày Sẽ Ði Tịnh Ðộ Tây Phương" thì sẽ không có ai vào điện Phật nữa, vì họ sợ rằng mình sẽ chết sau ba ngày tụng niệm. Rất ít có ai trong chúng ta sẵn sàng rời bỏ thế gian này, và đây là nguyên nhân chính yếu làm cho chúng ta không thể vãng sinh Tịnh Ðộ được.

Trong Khế Kinh, Ðức Phật nói rằng chúng ta Niệm Phật để đạt được "Nhất Tâm Bất Loạn" (One mind undisturbed), gồm ba cấp. Cấp thấp nhất là Nhất Tâm Quán Niệm Phật A Di Ðà, và ở cấp này chúng ta đã có thể vãng sinh Tịnh Ðộ. Lúc vãng sinh chúng ta có thể ở vào một trong ba cấp này. Nếu đạt được cấp cao nhất, chúng ta sẽ có khả năng tự quyết định lúc nào mình sẽ vãng sinh Tịnh Ðộ. Vào lúc đó chúng ta sẽ ra đi trong khi thể xác không có bệnh tật nào cả, và có thể đang ở trong tư thế đứng hay ngồi. Nếu đạt cấp trung bình, chúng ta sẽ biết trước mấy tháng lúc mình qua đời, đi tới cõi tịnh và cũng có thể rời bỏ thế gian trong tư thế đứng hay ngồi. Ở cấp thấp nhất, chúng ta biết trước mấy ngày cái chết của mình, nhưng lúc đó chúng ta có thể bị bệnh.

Có người hỏi Hòa Thượng Tịnh Không rằng ông Lee, thầy của ngài đã đạt được cấp nào. Ngài trả lời rằng ngài biết ông Lee đã đạt được cấp cao nhất "Nhất Tâm Quán Niệm Phật A Di Ðà", vì ông có khả năng quyết định mình sẽ vãng sinh lúc nào. Ai cũng có thể đạt được những cấp thành tựu này, nhưng vấn đề là chúng ta có sẵn lòng tu tập hay không. Nếu thành tâm tu tập thì chúng ta sẽ đạt được cấp này.

Ðã có nhiều người vãng sinh Tịnh Ðộ Tây Phương sau vài năm tu theo pháp môn Niệm Phật. Có phải khi đạt trình độ cao thì thọ mạng đã tới lúc chấm dứt? Không phải như vậy. Khi đó hành giả đạt trạng thái thanh tịnh, có thể vãng sinh Tịnh Ðộ, và có thể tự quyết định vãng sinh ngay hay ở lại thế gian. Ða số những người có thể vãng sinh sớm không muốn ở lại thế gian lâu hơn để tiếp tục chịu đau khổ. Những người quyết định ở lại là vì hạnh nguyện của họ phải hướng dẫn người khác về pháp môn này. Nhưng nếu một hành giả không có một người nào có liên hệ nhân duyên với mình để mình hướng dẫn thì hành giả đó không có lý do gì để ở lại thế gian.

Ðây là trường hợp của ông Lee. Ông đã chọn vãng sinh sớm, vì dù những buổi diễn thuyết của ông có nhiều thính giả nhưng ít có ai theo học ông, và những người này đều đã thành tựu, vì vậy ông không cần phải ở lại thế gian lâu hơn. Nếu có một người cần sự hướng dẫn của ông thì ông đã không vãng sinh sớm. Lời nguyện thứ nhất của chư Phật, Bồ Tát là cứu độ chúng sinh, vì vậy các ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi một người nào cả, dù người đó trong quá khứ đã làm hại, phỉ báng, hay giết các ngài.

Ngày xưa, các đạo tràng có tám giờ học giáo lý và tám giờ tu niệm. Ðạo tràng của chúng ta ở Singapore đây có hai giờ thuyết pháp và mười hai giờ Niệm Phật mỗi ngày. Nhưng chúng ta chưa đạt tiến bộ trong tu tập và đó là vì chúng ta chưa hoàn toàn buông bỏ tất cả mọi phiền não. Chỉ khi nào nhìn thấu chân lý thì chúng ta mới xả ly tất cả.

Hiện tại chúng ta vẫn còn những chướng ngại do không có tuệ giác. Chúng ta chưa xả ly, mà vẫn còn chấp thủ một cái gì đó, vì sự chấp thủ này mà chúng ta vẫn còn kẹt trong luân hồi sinh tử. Chúng ta cần phải biết rằng nếu không thoát khỏi luân hồi thì phần lớn thời gian sống của chúng ta là ở trong ba cõi thấp địa ngục, quỷ đói và súc sinh. Do si mê chúng ta sẽ tái sinh trong loài thú. Do tham dục chúng ta sinh vào cõi ngạ quỷ, và sân hận sẽ làm cho chúng ta rơi xuống địa ngục.

Nếu tạo đủ thiện nghiệp, chúng ta có thể tái sinh lên tới cõi trơøi cao nhất là Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ. Các sinh linh ở cõi này có thọ mạng là tám mươi ngàn đại kiếp. Nhưng họ sẽ vẫn có thể rơi vào địa ngục trong vô số đại kiếp nếu họ không tiếp tục tu tập. So với tám mươi ngàn đại kiếp thì thời gian sống ở trong địa ngục dài không thể tưởng tượng được. Vì vậy mà đại sư Ying ke muốn rời bỏ thế gian này càng sớm càng tốt. So với thời gian sống trong những cõi khác thì đời người giống như một tia chớp, một giọt sương.

Luân hồi sinh tử là vấn đề quan trọng ở trước mặt mà chúng ta không biết tới. Chư Phật, Bồ Tát đã hết sức dạy bảo mà chúng ta đã không nghe, không tin, không chấp nhận. Tới khi nào chúng ta mới thưïc sự tin nhận lời dạy của các ngài? Có lẽ sau nhiều năm, khi chúng ta bất ngờ thức tỉnh.

Những người nào có thể giác ngộ chỉ sau khi nghe thuyết pháp một lần thì đó là những người ngoại hạng. Họ phải là một vị Phật hay một vị Bồ Tát tái sinh. Ða số chúng ta cần phải nghe thuyết pháp và thực hành tu tập mỗi ngày. Khi nghe giáo lý, suy ngẫm về giáo lý, và thực hành đúng theo giáo lý, chúng ta sẽ có thể đạt thành tựu. Nhưng hiện tại chuùng ta không thể tìm được một vị thầy có khả năng dạy giáo lý cho mình tám tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên chúng ta có thể nghe thuyết pháp trong một cuốn băng video hay băng ghi âm vài lần một ngày. Ðừng nghe nhiều cuốn khác nhau, vì khi nghe xong cuốn cuối cùng thì chúng ta đã quên những gì đã nói trong cuốn thứ nhất; tập trung vào một cuốn băng mà thôi. Nếu nghe thuyết pháp liên tục như vậy thì chỉ sau ba năm chúng ta có thể đạt được moät định lực nào đó, một mức giác ngộ nào đó.

Sau khi nghe thuyết pháp và thực sự hiểu giáo lý, chúng ta sẽ có thể ứng dụng giáo lý vào trong đời sống hằng ngày. Nếu tìm hiểu đúng và tu tập đúng theo lời dạy của Ðức Phật, chúng ta sẽ biết cách thoát luân hồi, vượt qua mười cõi sinh tử. Cách an toàn nhất để thoát luân hồi là tìm sự vãng sinh Tịnh Ðộ Tây Phương.

Có một hôm, sau khi dùng điểm tâm, vị tổ thứ tư của Tịnh Ðộ Tông là Fa Zhao nhìn vào bình bát của mình và thấy một hình ảnh. Ngài hỏi các vị tăng khác về hình ảnh này. Các vị này nói rằng đó là điện thờ Bồ Tát Văn Thù ở Ngũ Ðài Sơn. Fa Zhao liền tìm  đến Ngũ Ðài Sơn, và khi tới ngôi chùa, ngài cùng với mười ngàn người khác nghe Bồ Tát Văn Thù thuyết pháp. Rồi ngài hỏi Ðức Bồ Tát là trong thời Mạt Pháp, pháp môn nào thích hợp với loài người nhất. Bồ Tát Văn Thù trả lời đó là pháp Tịnh Ðộ, mà cách thực hành pháp môn này là niệm "A Di Ðà Phật". Khi đi khỏi chùa, Fa Zhao quay lại nhìn một lần nữa, nhưng ngôi chùa đã biến mất. Lúc đó ngài mới hiểu ra rằng Bồ Tát Văn Thù đã hiện ra để dạy mình pháp môn tốt nhất cho thời mạt pháp.

Khi vãng sinh Tịnh Ðộ và được gặp Phật A Di Ðà, chúng ta có thể nói với ngài rằng mình muốn trở lại thế gian để giúp đỡ chúng sinh. Với sự phù hộ của ngài chúng ta sẽ không bao giờ mê muội nữa và sẽ không chìm đắm trong sáu cõi luân hồi nữa.  

Hòa Thượng Tịnh Không đã thuyết pháp trong bốn mươi năm. Mỗi tuần ngài thuyết pháp ít nhất là ba buổi. Hiện giờ ngài đang ở Singapore và đang thuyết pháp mỗi ngày. Từ năm bốn mươi lăm tuổi cho tới khi ngoài năm mươi, ngài đã thuyết pháp ít nhất là ba mươi giờ một tuần. Ai được lợi nhiều nhất? Ngài chính là người được lợi nhiều nhất! Vì ngài không bỏ lỡ một buổi thuyết pháp nào, còn thính giả thì bỏ lỡ nhiều buổi. Chúng ta rất khó bỏ được những thói quen xấu, nhưng ngài thì có thể sửa đổi được những tập khí xấu của mình, vì ngài nói pháp cho mọi người hầu như mỗi ngày. Ngài đã thuyết pháp liên tục trong bốn mươi năm, vì vậy ngài có thể trừ bỏ được mọi tập khí xấu.

Xin quý hành giả nghe cẩn thận. Luật nhân quả là bất biến. Ngay cả chư Phật, Bồ Tát cũng không thể thay đổi được luật nhân quả. Tính tham, sân, si, và kiêu ngạo của chúng ta có hậu quả là những tai họa, và những tai họa này đang gia tăng về tần số cũng như sự nghiêm trọng, và cũng đang tiến tới mức độc không thể tưởng tượng được.

Mọi sự vật hiện tượng đều do tâm trí của chúng ta tạo ra, vì vậy nếu chúng ta gây ra nguyên nhân của tai họa đang tiến tới gần này thì chúng ta cũng có thể tạo ra một nguyên nhân khác lớn hơn, có khả năng giảm thiểu hoặc còn có thể ngăn cản được tai họa này. Chúng ta phải thay thế những ý nghĩ ích kỷ bằng những ý nghĩ vị tha. Chúng ta phải bỏ tính kiêu ngạo và sự tham muốn lợi danh. Chúng ta phải loại bỏ tham vọng kiểm soát người khác, tâm trí hẹp hòi, và những thành kiến lệch lạc Chuùng ta không phê phán và buộc tội người khác, phải chấm dứt nói những chuyện thị phi. Chúng ta phải từ bỏ sự suy nghĩ về những người mắc nợ mình và về những người mà mình mắc nợ. Chúng ta phải xả ly hết tất cả.

Chỉ bằng cách buông bỏ thì tâm trí của chúng ta mới có thể trở lại trạng thái thanh tịnh và an tĩnh. Chỉ bằng cách này tâm ta mới trở nên yên ắng, hiền hòa và tịnh lạc, và ta đạt được trí huệ để sống hòa hợp với mọi người cũng như mọi vật. Chỉ với tâm hiền hòa và an lạc thì chúng ta mới có thể giải quyết được những vấn đề lớn. Với lòng từ bi chúng ta có thể mang lại lợi ích vô lượng cho người khác. Ðây là cách tốt nhất và là cách duy nhất để mang lại hòa bình thực sự cho thế giới. Chúng ta sẽ không sống cho riêng mình mà sống để làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh.

 

Volume VI

“THE SOLUTION: GENTLE HEARTS AND SERENE MINDS”

By Venerable Wu Lin

 

            Respected Dharma Masters, respected practitioners and guests. I would like to again welcome you to the Singapore Buddhist Lodge and to express my continued gratitude at my great fortune, our great fortune, to all be here in this rarest of way places. One floor below us is a wondrous cultivation hall where chanting has continued daily for at least twelve hours a day. After its opening several months ago, we have spent a good part of our weekends Buddha Name Chanting. This cultivation hall is very special. The air feels different, the chanting sounds clearer, the cultivation is stronger.

            This lecture hall is also very special for talks have been given here every day since May 18th when Master Chin Kung began his talks on the Flower Adornment Sutra. We come to the lecture hall to listen to the teachings. We come to the cultivation hall to practice those teachings. We need both.

            In recent years, our world has become beset with adversities and our lives filled with increasing suffering and unhappiness. As time goes on, these adversities will become more and more severe, more and more frequent. Someone asked how the Great Compassionate Buddhas and Bodhisattvas help all sentient beings to be liberated from pain. They do this by teaching us to overcome greed, anger and ignorance so that our minds will no longer be deluded, but awakened. By teaching us the Law of Cause and Effect.

            To end our suffering, we first have to know what causes it. As human beings, we undergo the sufferings of birth, old age, sickness and death. We suffer hardships, do not attain what we seek, are parted from our lived ones and find ourselves in the presence of those whom we resent or even hate. We are surrounded by all these with no apparent way of being truly free.

            We need to understand that catalystic conditions or circumstances have to exist for a cause to generate an effect. By controlling these catalystic conditions, we can have some influence on our consequences. We need to practice good deeds during our lifetime to generate good karma. Then we will truly appreciate that living a happy and fulfilling life is the karmic result generated from a good cause and a good condition. And this is the way to attain liberation from suffering and to attain happiness.

            Today, many of us feel the weight of our negative karma and we witness the unhappiness and suffering around us. They are caused by our selfish and erroneous behaviour. By our choosing to benefit ourselves at the expense of others. How do we remove this negative karma? How do we prevent further occurrences? By practicing what the Buddha taught. By dedicating ourselves to helping and benefiting society, by not protecting ourselves while harming others.

            Most of us have the sub-conscious desire to control other people, animals, even inanimate objects. But by letting go of this attachment, we can be liberated. Awakened beings live their lives with great ease. They fulfil their responsibility of advising and educating sentient beings by explaining to them the true reality of life and the universe, the Law of Cause and Effect. By explaining that every cause, every thought, word and action has a result.

            Whatever people decide to do, it is their choice, their consequence. We simply accord with the condition as we educate them and then leave the rest up to them. By doing this, our mind will remain serene, as it generates the concentration and thus the wisdom to effectively interact with people, matters and objects. The benefits that can be derived from such practice are infinite and boundless. Not only can our present suffering be resolved, but our negative karma accumulated over infinite life times can be eliminated as well.

            Why then are we unable to realize the true benefit? Because we are obstructed by our own negative karma, unable to see what is right before our very eyes? We are constantly reminded by the images of Buddhas and Bodhisattvas. Constantly prompted by our reciting the sutra. Impelled by our daily chanting of the Buddha’s name and listening to dharma talks. Yet, we still are unable to truly comprehend the teachings, still unable to apply the principles in our daily living.

            We cannot blame the Buddhas and Bodhisattvas for not helping. The fact is they are trying to. We are not paying attention. We have a wondrous and rare chance to encounter Buddhism, which is about to slip by us. To be born as human beings who are able to hear the teachings is an unbelievably rare opportunity, not encountered for millions of years. To encounter the teachings is as rare as a bubble rising to the surface of a vast sea and breaking the surface of that sea within the one wreath of flowers that is floating upon it.

            Allowing this to happen will be a tragic mistake that is entirely of our own making. To prevent this from happening, we need to reflect and feel remorse for our mistakes. This is a learning process that will enable us to overcome our afflictions and worldly habits and thus to remove our negative karma.

            What is this negative karma? A part of it is these afflictions and worldly habits. How do we overcome these? By feeling deep regret for our mistakes and vowing to not commit them again. Daily practice will help to decrease our negative karma. It is to practice in the midst of society, not to be separated from it. We can choose any one of the eighty-four thousand methods that the Buddha taught. From all these infinite ways, he tells us that in this Dharma Ending Age, the Buddha Name Chanting Method is the most convenient, simple and effective. It can generate the positive effect and thus the strength needed to eradicate our afflictions and negative karma.

            Some people have questioned why they do not yet feel the results of their daily chanting. It is not because the chanting method is ineffective. Some practitioners have achieved remarkable results and successfully eliminated their negative karma. If we are not feeling the results it is because our daily practice does not accord with the Buddha’s guidance, in other words, we are not doing what we are advised to do. Instead we are doing what we are advised not to do. For example, are we refraining from killing any living creature, refraining from stealing? Are we refraining from committing the misdeeds of stealing, lying, sexual misconduct, abusive language, bearing tales, seductive words, greed, anger and ignorance?

            We would do well to follow the Buddha’s guidance. This will help to decrease our negative karma. Our chanting, our daily practice and our goals need to accord with the principles in the teachings. Our recitation of the sutra reminds us of the teachings and of our need to accord with them to correct our erroneous ways. Failure to do so will increase our negative karma.

            Our goal is the mind of sincerity, purity, equality, compassion and awakening. Only with this mind will we be able to solve all problems. They cannot be solved by physical force, by war. They are solved with gentleness and loving-kindness toward all other beings, animate and inanimate. It is in our best interest to be rid of the desire to control, for it will only result in our committing further transgressions, thus increasing our negative karma. No one can truly control another. History provides us with many examples of countries that tried to use force to control another country; Hitler’s invasion of Europe, the Japanese invasion of China, the Russians in Afghanistan and the United States in Vietnam. All failed.

            On the other hand, the work of Master Chin Kung in propagating Buddhism throughout the world, especially in China where he freely distributes tapes and books to teach people to practice good deeds has resulted in over twenty million people listening to the Buddha’s teachings. He did not have to spend much to gain this kind of result. Instead of those countries spending huge sums of money on warfare, they could have spent the money on caring for and supporting people who are suffering hardships. In this way, they would have peacefully and easily won them over. Or they could have used the money to educate their own citizens, to help them become self-sufficient; to pay more attention to internal needs instead of constantly interfering with external affairs.

            Our every thought needs to be of benefiting all sentient beings. Not only in our behaviour should we never hurt any sentient beings, but also we should never give rise to a single hostile thought or say anything that can cause distress to others. If we can truly follow this teaching then in our daily lives no matter what we do, there will be great goodness, great gentleness. This is the way to truly influence people, with loving-kindness and compassion. Using physical force to try to solve problems will not only create enemies but will also generate the cause to be born into the hell realms. By practicing in accordance with the teachings, we will achieve results for in this way we will transform our minds, everything can be transformed by our minds. When we accord with the teachings, our thoughts will change; our actions will be proper and correct.

            We would do well to let go of selfishness, to only have thoughts that benefit others. Instead, we are wrapped up in our own concerns, thinking only of protecting the interests of ourselves, our group or our country. This way of thinking has let to quarrels between people, feuds between families, wars between countries. It has let to massive damage on both sides; the tragic loss of lives, the excessive monetary cost, the disastrous destruction of land, the final destruction of friendships and peace and the grave consequences incurred due to the Law of Cause and Effect.

            Our complete lack of concern for the plants, living and non-living creatures of our natural environment has resulted in the destruction of our environment. Ultimately, it is we ourselves who suffer from this negligence and lack of compassion. We are all one entity, one being, all interrelated closely with one another. Everything, including us arises from the coming together of causes, so to harm others is to harm ourselves.

            Once we thoroughly comprehend this, we will have no more problems. Being overly concerned with our own interest and those of our group and country, is the root cause of all misfortunes and adversities. Taking care of this problem solves everything else. When we practice accordingly, with proper and caring behaviour, we will see an increase in our good karma and a decrease in our bad. In turn, our suffering will be reduced or eliminated. In other words, we will experience a favourable change in our circumstances.

            When we give rise to one single bad thought of inequality, we turn a favourable situation into an unfavourable one. However, with one single good thought of equality, the Buddha realm will appear in that moment. When we give rise to one single thought of the Bodhisattva way, the Bodhisattvas realm will appear in that moment. Likewise, with one thought of greed, anger or ignorance, our daily lives will become unsettled and unmanageable. However, with one thought of purity, our lives will become harmonious and peaceful. Thus, the world in which we live will become the Western Pure Land.

            Our life is short. However, we are unbelievably fortunate to have been born as humans, able to listen to the Buddha’s teaching, able to understand a little of its profound and incomparable truth. The Law of Cause and Effect is unchangeable, is permanent. We reap what we sow. By sowing good causes, we reap good consequences; sowing bad causes, we reap bad consequences. Even Buddhas and Bodhisattvas cannot alter this reality.

            However, with the causes that we have already planted, we can learn how to alter our catalyst condition before it comes into effect. Furthermore we need to refrain from committing any more bad deeds and to commit more god deeds, to distance ourselves from adverse conditions. In some cases this can reduce or eliminate the bad effect. In this way we can control our own consequences, transform our environment and change the direction in which we are currently headed.

            We are learning of more and more prophecies that speak of upcoming disasters, even of the end of the world. These prophecies also tell us that these could neither be reduced or delayed or even prevented if we replaced our incorrect ways with those that are good, with those that benefit others and not ourselves. But if we do not turn back now, then it will be very hard to avoid them.

            It is crucial that people understand that using physical force cannot solve problems, for even if we totally destroy a country, even if we detonate enough bombs to wipe out the face of the earth, it still will not solve our problems. We cannot waste this opportunity but need to cultivate in a sincere and diligent manner, to apply the principles with unselfish thought and behaviour. To be good, to be warm, to be sincere, to put all our efforts into helping others. In this way, all that is good will come our way.

            Buddha Shakyamuni told us that there are three cataclysmic disasters and three lesser disasters in this world. The cataclysmic ones are comprised of fire, water and wind. The Flower Adornment Sutra tells us that disasters of fire can burn up to the First Meditation Heaven Realm, one of the twenty-eight levels of the heavens. This is the highest realm that a fire can reach. Fire is caused when ordinary people feel jealousy, feel hatred.

            Since this First Meditation Heaven is still subject to fire disasters, we know that even these heavenly beings have not yet completely suppressed their anger. They have cultivated the Four Immeasurable Hearts of loving kindness, compassion, joy and letting go, but the cultivation of these four hearts still cannot effectively suppress their angers. Thus, they are still subject to fire disasters.

            Beings in the Second Meditation Heaven Realm have thoroughly conquered their anger since they do not give rise to any thought of hatred. So, this heaven realm will not suffer from fire. However, it is still subject to flood disasters, which can submerge this heaven realm. Where does the flood come from? From our greed.

            Having attained deeper concentration than those in the First and Second Heavens, the beings in the Third Meditation Heaven, will not suffer fires or floods. But they are still subject to wind disasters, which are caused by ignorance.

            The Fourth Meditation Heaven Realm has no fire, flood or wind. Therefore, we call this heaven realm the good fortune heaven. The beings here possess the foremost fortune among the six realms.

            If we want to avoid or to be rid of all disasters, we must sever our greed, anger, ignorance and arrogance. We should neither feel greed for worldly teaching nor for the Buddha’s teachings. For to feel the slightest trace will block us from severing the mind of greed. Will block us from eradicating the disasters, which are increasing in both frequency and severity. This is very important. These have been predicted by many ancient prophecies from respected religious leaders in many different countries.

            Three thousand years ago Buddha Shakyamuni told us of the partial destruction of the world, which would be from war, epidemic and famine. He told of a war that would last for seven days and seven nights. Then there would be an epidemic that would last for seven months and seven days. Finally, a famine that would last for seven years, seven months and seven days. In the past, it was difficult to imagine how a war could last just seven days but have such devastating results. It was beyond imagination.

            But when Master Chin Kung was in Hiroshima and Nagasaki on a trip to Japan, he realized that what the Buddha was describing was nuclear warfare. In Nagasaki, after the atomic explosion, many   

People survived the explosion itself, but were infected with atomic fallout and consequently many of them died during the first six months. This can be described as an epidemic.

            The radiation sickness that results from atomic fallout is insidious. It starts by destroying one white cell and gradually progresses until there is massive cell destruction then uncontrolled bleeding and finally, death. Anyone, who was still alive at least seven months after the detonation would be considered as having survived the immediate effects of the bomb.

            For years after the explosion, there were no trees, no plants, no grass. All was barren. The trees and grass started to grow approximately eights years after the detonation of the bombs. It was as the Buddha had told us; the ground would grow nothing for seven years, seven months, seven days. In this period, all will suffer from famine.

            From this, we realize that the partial destruction of the world that was told to us by the Buddha is indeed that of nuclear warfare. Could it really happen? Many believe it is very likely. Access to nuclear weapons is becoming more widespread, more difficult to control. No one knows how long this tentative control can be maintained. Very honestly, the only way to attain real control is to encourage and help all to understand the need to prevent human made tragedies. If we observe the world situation objectively, then we will see that it is very difficult to avoid this probably disaster.

            If the war were to happen now, half of the world’s population could be killed. How can we escape such a war? The day before he passed on to the Western Pure Land, Master Chin Kung’s teacher, Mr Bing-Nan Lee told his students, that this world was going to experience a significant disaster. Even Buddhas and Bodhisattvas and Heavenly beings would not be able to help. He urged his students that the only way to free themselves would be to seek birth into the Pure Land. To assure this, we need to stop all bad thoughts, speech and behaviour.

            We need to accumulate only good deeds. How? By ceasing all selfish ideas, by constantly thinking of how to benefit all others, by letting go of our own interest for the sake of others. This will stop our bad deeds and help us to accumulate only good ones. But, if our every thought is only of ourselves, it will be very difficult for us to avoid this approaching disaster.

            Why do we persist in our anger, our hatred, our fighting? Why do we have conflicts, the inability to tolerate others? Why do we seem so determined to keep heading towards the brink? Selfishness. Wrong viewpoints. The inability to truly care for others. The inability to truly understand that everything arises from our minds. The inability to understand that every thought we have is instantly felt throughout the entire universe.

            We need to let go of our selfishness and comprehend that the whole universe is our home and that we are one with the universe. We have the same self-nature as Buddhas and Bodhisattvas. The difference between them and we is that Buddhas and Bodhisattvas comprehend this. All sentient beings have been our past parents. All sentient beings will be future Buddhas. Understanding this, how can we not be respectful to all beings? How can we possibly harm them?

            We originally had this comprehension, this great broad mindedness. Then why are we so narrow minded now? We are deluded, unable to see through our false beliefs and wrong viewpoints. Our innate wisdom and abilities are thus temporarily lost to us. However, if we can break through this delusion, then we will be able to uncover this wisdom for it is not permanently lost. In the Flower Adornment Sutra, we can see the broad-mindedness of Buddhas and Bodhisattvas. All of the infinite and countless numbers of beings at the assembly who gathered to hear this unsurpassed teaching are one.

            If we could just understand this true reality and expand our mind, then we too would recognize that no matter what race, what religion, what culture, we are all one. With this wisdom; discrimination, misunderstanding and conflict among beings would naturally diminish. First, man made tragedies would be avoided. Then what we think of as natural tragedies would likewise dissolve.

            The environment changes with our minds. When our minds are serene and compassionate, our living environment will become tranquil and peaceful. As we learn of the magnificence of the Western Pure Land from the Infinite Life Sutra, we might ask where this magnificence and adornment come from? The sutras tell us that only the most virtuous people dwell there. Thus, the wonderful environment is a reflection of their virtues, their minds.

            Today our living environment is being polluted and destroyed. Some say that the earth is rapidly becoming unsuitable for living. How did this happen? It is the result of the bad intentions and deeds of we human beings. And this is the real reason for what is happening today. To save our world, we need to use great wisdom to help those who are deluded to become awakened. How? Through education. All the great sages have used education to overcome ignorance. For example, Buddha Shakyamuni taught for forty-nine years and Confucius taught for his entire lifetime.

            But how can we reach enough people to change what is about to happen? High technology. Once we begin to understand and awaken, we can use high technology to bring our message to everyone. It is not too late to save our world. If all the worldwide television companies would broadcast two hours of the teaching everyday, in one year the earth could return to normal. The disasters would naturally cease. The environment is a reflection of our mind, so if there are more people who are thinking of others of saving our world, of peace, then it will happen.

            There are areas around the world where broadcasting has already begun. In Taiwan, there are three to four hours of lectures broadcast daily. In large areas of North and Central America including Canada, the US, Mexico and Panama, there is at least one hour of lectures broadcast daily. In Macao and Hawaii, there are two lectures weekly. If more people watch, the stations will increase the broadcasting time and hopefully the languages of the lectures as well. This needs to be done quickly to urge people to change for the better. In this way, we can help to save our world.

            The most pressing need is to set up Internet locations. From our Singapore Way Place there are at least two hours of lectures broadcast daily, both in Chinese and in English. People around the world, who have access to a computer, are able to receive a live transmission. We use the internet to communicate with each other and can answer questions during the Morning Talks that are broadcast five days a week. Since we use high technology do we really need to build any way places? Yes, for two reasons. One is to train new lecturers; the other is to provide a place for people to practice together.

            In this way, people around the world can listen to the lectures. But we also need to practice, to use the Buddha Name Chanting Method. The Buddha tells us that for our times, the primary way to be assured of success in cultivation is to rely on this method. What do we chant? “Namo Amituofo”. “Namo” means to turn back, to take refuge. This does not mean that we take refuge with the Dharma Master but rather that we return and rely. “Amituofo”, means infinite and awakening. Thus, “Namo Amituofo” means to turn back and rely upon the infinite awakening.

            What are the benefits of Buddha name chanting? Upon what principles is it based? The Buddha tells us that “everything arises from our minds”. In other words, the environment is a reflection of our thoughts. Not yet having become Buddhas or Bodhisattvas, we still have discriminating thoughts, wandering thoughts, afflictions, attachments. Still have greed, anger, ignorance, arrogance. The increase of these thoughts is what has caused the increase in the frequency and severity of today’s problems. From disagreements in our family to discord in our country to chaos unimaginable chaos in our world if nothing is done to neutralize them.

            How? Chanting “Amituofo” enables us to restore our minds to purity, equality, awakening and peace. When our minds are at peace, the environment will in turn reflect serenity and tranquillity. Our thoughts create waves. In the sixties, westerners referred to these as “Vibrations”. What we did not understand was the breadth that these “Vibes” had. We thought of them simply on an interpersonal level. But the strength from this kind of thought wave is amazing, able to neutralize the turbulent thought waves even from other’s greed, anger, ignorance and arrogance.

            The principle and basis of Buddha name chanting are these thought waves. The Buddha understood this and told of them three thousand years ago. The purpose is to achieve so much more than our individual birth into the Western Pure Land. Buddha Shakyamuni knew and understood how great our present need would be. And he taught how to change the fate of the world. Not for himself, but for us.

            Understanding the need for Buddha name chanting, how do we proceed? We can gather in a Chanting Hall where dharma masters using musical instruments lead the group. As we would imagine, the effect from everyone chanting together harmoniously is the most productive. But if time or the lack of a good chanting hall make this difficult, then we can simply turn on the chanting machine in our own home and chant along with it.

            When working, concentrate on working. When finished, immediately start chanting. As wandering thoughts arise; pay no attention to them. Upon giving rise to the first wandering thought, immediately replace the second thought with “Amituofo”. If wandering thoughts again rise, then again replace the thought with “Amituofo”. Do this continuously until every thought is of mindfulness of Buddha Amitabha.

            One does not have to be a Buddhist to receive the benefits from chanting. At the Dallas Buddhist Association in the US, several neighbourhood children have come and asked for chanting machines. A psychologist who came to a seven-day retreat said that he played the chanting machine all day in his office because his clients said they felt calmer while listening to it.

            When my mother was in the hospital for an operation for cancer we gave a chanting machine and beads to one of the nurses, a devout Christian, who had told us that she liked to hear the chanting when she came into the room. When my mother went back three months later for a follow up visit, the nurse who heard we were back, found me and said that she and her husband listened to the chanting every night because it was so calming.

            We never know when someone will benefit from chanting. My sister who does not listen to it told me of an airplane trip she had recently taken. They had entered an area of strong turbulence and the plane was experiencing unusually violent movements. My sister, who has travelled a great deal, was being buffeted like everyone else. Suddenly she remembered “Amituofo, Amituofo, Amituofo”.

            In addition to chanting, there are other teaching aids to help us in our mindfulness. When we first enter the Cultivation Hall to join in the group chanting, we will see images of one Buddha and two Bodhisattvas. In a Pure Land way place, they will be Buddha Amitabha, Great Compassion Bodhisattva and Great Strength Bodhisattva. Buddha Amitabha symbolizes our original self-nature. Great Compassion Bodhisattva symbolizes compassion. Great Strength Bodhisattva symbolizes wisdom. Compassion and wisdom are the two virtues for us to cultivate to uncover our original self-nature, reminding us to be compassionate towards others, to be rational and not emotional, to be awakened.

            One the Buddha table, we will see several objects. Again, they are teaching aids not objects of worship. For Buddhism is not a religion but an education. A cup of water symbolizes the teachings. The clear water symbolizes the principle that our mind needs to be as pure as the water, to be void of greed, anger and ignorance. It is calm without a single ripple indicating that we interact with people and matters with the serene and non-discriminating mind of equality. Furthermore, it is pure and calm, reflecting clearly and thoroughly just as we would see everything around us in a mirror.

            Flowers symbolize the cause as the blossom result in the bearing of fruit, which is also seen frequently on the Buddha Table. The fruit serves to remind us that there are consequences from our every thought, word and action.

            Lamps, which have replaced candles symbolize wisdom and brightness illuminating the darkness of our ignorance. Incense symbolizes self-discipline and deep concentration as well as the giving of ourselves to benefit others. Chanting enables us to suppress our afflictions and to neutralize the negative vibrations from our thoughts.

            Generally early in our practice, we begin to generate the vows to accomplish our goals. Every Buddha, every Bodhisattva when they start to cultivate, generates great vows. No matter what vows they make, they cannot surpass the Four Great Vows of Buddhas and Bodhisattvas.

 

  1. Sentient beings are innumerable, I vow to help them all,
  2. Afflictions are inexhaustible, I vow to end them all,
  3. Ways to practice are boundless, I vow to master them all and
  4. Enlightenment is unsurpassable, I vow to attain it.

 

We start with the first vow, then proceed to the second, etc. In other words, before attaining unsurpassable Enlightenment, we need to master the ways of practice. Before we master the ways of practice, we need to end afflictions. And before beginning to end afflictions, we need to vow to help all sentient beings. These vows are profound and vast. Bodhisattvas have already fulfilled these Four Vows. While, we may have generated the four great vows but we probably have not yet fulfilled any of them.

      Our viewpoints, our thoughts have to accord with the great vows. The second way to end all afflictions accords with the original vow of all Buddhas. If we have not cut off our afflictions then how can we help all sentient beings? Only when we succeed in cutting off our afflictions, can we transcend the ten realms.

      Only after we have cut off our afflictions, can we learn different methods. To be virtuous is not enough; we also need to have knowledge, intelligence and wisdom because we will have to help all kinds of different species, different sentient beings. If we want to gain perfect wisdom and undefeated eloquence, we will need to be well versed in countless methods.

      If we cannot reach the highest level to become a Buddha, we cannot help all sentient beings. We can only help those, whose level is lower than ours. Only when we reach the state of the Buddha, the state of perfect complete enlightenment, will we possess the ability to help all sentient beings.

      So, the first vow is our original vow while the following three help us achieve the first. To generate the vows but not cultivate to meet them will be futile. Cultivation and vows compliment each other. As long as we work diligently, never regress and generate the vow to reach the state of the Buddha, we will attain the dharma joy.

      In our past lives, too innumerable to count, we have indulged our bad habits. Today Buddhas and Bodhisattvas have taught us how to cut off these bad habits. But this is so difficult for us to do. Most of us think it is difficult to break the habits of a lifetime. But, actually we need to break the habits of infinite lifetimes. Remember that this is a process. Once we break through our bad habits, our cultivation will become easier and smoother; then we can fulfil our vows. Then we can go to the Western Pure Land and from there, we can help all sentient beings.

      Recently some people came to Master Chin King and questioned how they could be confident that they would go to the Pure Land. He asked them if they were sure they could go in this lifetime. They honestly shook their heads and said no. Master Chin Kung could not say either, because there are two requirements to do so. The first is to have unwavering belief and vows. The second is to let go of all desires, good or bad. We cannot go to the Pure Land if we have not met these requirements. If we have net yet let go.

      We cannot let go because we are still clinging to something. Find it. We must find it! If we cannot, then even if we are born into the highest level of heaven, where we will live through eighty thousand cycles of creation, existence, and complete annihilation of the world, we will still be mired, still be lost in the cycle of birth and death. What can we do? Find out what we are clinging to and LET GO! Let go of all attachments. Let go of all feelings of gain and loss. Let go of discriminating and wandering thoughts. Let go of the thought of how others treat us. Let go of the thought of those that owe us, of those we owe.

      Only with purity of mind can we let go and only then can we definitely go the Pure Land. If we cannot do this, then we are truly lost of our vows, our beliefs are not sincere enough. No matter how many times we chant “Amituofo”, we will be unable to go to the Pure Land. For we are still clinging to one of the five desires of wealth, lust, fame, food or drink and sleep. Still discriminating between what we perceive as right or wrong. Greed for these will lead us into the downward spiral of the three bad realms. If we still have these then even if Buddha Amitabha came with all the Bodhisattvas to pull us to the Western Pure Land, we could not go.

      There are many examples of people who were able to sever their greed, able to let go. A well-known one is that of Master Ying Ke, a monk who broke many rules. But he had one good quality. He knew that he had committed many bad deeds and that after his death we would go the hell realms. He asked his Dharma brothers what he could do. They showed a biography of people who had been born into the Western Pure Land.

      Deeply moved by the accounts and feeling remorseful he sought seclusion in his room. He chanted continuously for three days and nights, without food, water or sleep. With deep sincerity of mind, he let go of everything and he received a response from Buddha Amitabha who told him that he still had ten more years to live. Buddha Amitabha told him to cultivate diligently for ten years and then he would come back to escort Master Ying Ke to the Pure Land.  But the Master said, “I have many weaknesses and bad habits and am unable to resist temptation, I cannot wait ten more years so I wish to give them up and go with you now.” After three days, Buddha Amitabha came back to escort him to the Pure Land.

      This example proved what was stated in the Amitabha Sutra, that is we chant sincerely and diligently from one to seven days, we could definitely achieve. The Pure Land method is easy to practice so this is not the problem. The problem is whether we truly want to go. If we hung a poster at the entrance to the chanting all that said, “After chanting for three days, you will go the Western Pure Land”, no one would come to the chanting hall because they would think that they would die in three days. And very few of us are ready to leave this world. And this is the main reason we do not go to the Pure Land.

      The Buddha says very clearly in the sutra that we stay in the cultivation hall to attain “One Mind Undisturbed”, which consists of three main levels, the lowest of which is Constant Mindfulness of Buddha Amitabha. Reaching at least this level, we can go to the Pure Land. When we go we can be born into one of these three levels. Accomplishment of the top level enables us to decide when we will go the Pure Land. At that time we will go without any illness and may be in a standing or sitting position. Accomplishment of the middle level enables us to know when we will go to the Pure Land a few months in advance. Again, we may leave this world in a standing or a sitting position. In the lower level, we will know several days in advance of our death, when we will leave but we may become ill.

      When some fellow practitioners asked Master Chin Kung what level his teacher, Mr. Lee had reached, he told them that he knew Mr. Lee had at least reached the top level of Conduct Mindfulness of Buddha Amitabha because he was able to decide when he would be born into the Pure Land. These levels are attainable by everyone, the question is whether we are wiling to practice. Once we are, we can achieve this level. If we reach Constant Mindfulness of Buddha Amitabha, can we be born into the Pure Land? Yes, everyone can.

      Many people were born into the Western Pure Land after a few years of Buddha Name Chanting. When this happens does this mean that their life expectancy has been reached? No, it means that they had reached the state of purity of mind that enabled them to be born into the Pure Land and they had decided to go, not to wait. Most people who can go earlier choose not to remain in this world any longer, not to continue suffering. Those who choose to wait still have affinities with beings in this world, with those who accept and follow their guidance. But if, for example, the practitioner is giving lectures and no one in the audience is sincerely following his or her guidance, then there is no reason to stay.

      This was the case of Mr. Lee, for although his audience was large, the few who had been following his guidance, were already capable of achievement, so he was able to leave. If just one had been following his teaching and still needed guidance, then he could not have gone. Since their first of the great four vows is to help all sentient beings, Buddhas and Bodhisattvas will never abandon anyone, even if that being has harmed, slandered or even murdered them.

      In ancient times way places had eight hours of cultivation and eight hours of learning. Our way place, here in Singapore, has two hours of lectures and twelve hours of Buddha Name Chanting every day. But we have not yet attained improvement in our cultivation because we have not yet attained the perfect understanding and this is why we cannot let go. Only when we have truly seen through to the true reality will we be able to let go.

      Today, we still have obstacles due to this lack of understanding. Why can we not let go? We are still clinging to something. Because of  this clinging, we are still mired, still lost in the cycle of birth and death, still lost in the ten realms of existence. We need to know that if we cannot transcend the cycle of birth and death, most of our time will be spent in the three bad realms. Why are we born into the animal realm? Because we were ignorant. Greed is the cause of the karma that results in our being born into the hungry ghost realm. And anger is the cause of our being born into the hell realm.

      With enough good karma, we can go to the highest heavenly realm of Neither Thought nor Non-thought, where the beings have a life span of eighty thousand eons. But we also go the hell realms, where the beings have a life span of infinite eons. When compared to eighty thousand eons, the time spent in the hell realms is unimaginably long. And this is why Master Ying Ke was so frightened and wanted to leave this world just as soon as he could. When we consider the time spent in this world and the time spent in the other realms, our time here is as a flash of lighting, a drop of dew. It is inconsequential.

      The cycle of birth and death is what is important, the major problem in front of us that we continually ignore. Even though Buddhas and Bodhisattvas try so hard to teach us the truth, we do not listen. We do not believe. We do not accept. So although these awakened beings try to help us, we still doubt, we reject their guidance. When will we truly be able to believe and accept this teaching? When we have listened for many year, then we will suddenly awaken.

      Those who can awaken after one lecture are exceptional. They must be a manifestation of a Buddha or Bodhisattva. Most of us have to listen to a lecture and practice every day. After we listen to the lectures, contemplate the meanings and follow the teachings accordingly we will be able to achieve. But today, where can we find a teacher who can give us eight hours a day of lectures? We cannot. But what we can do is listen to one video or cassette tape several times every day. Do not listen to different tapes because by the time we finish the last tape we will have forgotten what the first tape said. Focus on only one. If we can continue to do this then after three years we will be able to attain some level of concentration, some degree of enlightenment.

      After we listen to the lectures and truly understand the teaching then we will be able to apply the principles to our daily lives. If our understanding and cultivation can accord with the Buddhas teachings then we will know how to permanently transcend the cycle of birth and death as well as the ten realms. The safest method to accomplish this is to seek birth into the Western Pure Land.

      At breakfast one morning Fa Zhao the Fourth Patriarch of the Pure Land School looked into his bowl and saw an image. He asked his fellow monks about what he saw and they told him it was the Five Platform (Wu Tai) Mountain Way Place of Manjushri Bodhisattva. He then started to search for the place he had seen. When he found it, he joined ten thousand other beings who listened to a Dharma talk by Manjushri Bodhisattva. He then asked the Bodhisattva for guidance, “Since we are entering the Dharma Ending Age, which method is the most suitable for human beings?” Manjushri Bodhisattva answered that it was the Pure Land method. When the Fourth Patriarch asked how to practice this method, Manjushri Bodhisattva taught him to chant “Amituofo”. After the Fourth Patriarch left the way place, he looked back to see it one more time, but it was gone. Then he understood that Manjushri Bodhisattva had come to teach him the most suitable method for our Dharma Ending Age.

      Once we can go the Pure Land and meet Buddha Amitabha, we can tell him that we wish to go back to our world to help sentient beings. With his help we will never again be deluded or lost in the six realms. But, if we do not to the Pure Land to meet Buddha Amitabha then we will remain deluded. It is crucial that we understand this.

      Master Chin Kung has been giving lectures for forty years. Every week he gave at least three talks. Now that he is here in Singapore he is giving a lecture every day. From age forty-five to over fifty, he spoke at least thirty hours every week. Who benefited the most? He did! He did not miss one lecture while the audience missed many. It is very difficult to cut off our bad habits. He spoke almost every day and urged the audience and thus himself to correct all bad habits. He has been giving dharma talks continuously for forty years; this is why he can cut off his bad habits. This is why he can let go.

      Fellow practitioners and guests, please listen carefully. The Law of Cause and Effect is unchangeable, immutable. Even Buddhas and Bodhisattvas cannot alter it. Our greed, anger, ignorance and arrogance have resulted in disasters that are increasing in both frequency and severity and are approaching a scale that is impossible for us to imagine.

      Everything arises from our mind. But just as we have given rise to the cause of this approaching disaster, we can also give rise to another, greater cause that can maybe reduce or possibly even prevent it from happening. We must replace thoughts of self with thoughts of all others. We must give up feelings of pride, the desires for fame and wealth. We must let go of thoughts of trying to control others. Let go of narrow-mindedness and biased viewpoints. Let go of criticizing, of blaming, of gossiping. Let go of the thought of those who owe us, of those we owe. We must let go!

      Only be letting go can we return to purity and tranquillity. Only in this way, will our hearts become gentle, our minds become serene, as we give rise to the wisdom to accord with all beings, animate and inanimate. For only with gentle hearts and serene minds will we be able to solve our problems. The goodness that we can bring to others by using our loving-kindness and compassion is infinite, is boundless. And this is our best, our only way to bring true peace to our world. Not for ourselves but for the sake of all sentient beings.

 

THE TEN RECITATION METHOD

 

            The Ten-Recitation method is a simple, convenient, effective way to practice Buddha Name Recitation. It is especially suitable for those who find little time in the day for cultivation. Practicing this method helps us to regain mindfulness of Buddha Amitabha and brings us peace and clarity in the present moment.

 

            The practice begins first thing in the morning when we wake up. We sit up straight and clearly recite “Namo Amitabha’ ten times with an undisturbed mind, aloud or silently to ourselves. We repeat this process eight more times for the rest of the day. Altogether, we do one round of ten recitations, nine times a day, every day as follows:

 

  1. Upon waking up
  2. Before starting breakfast
  3. After finishing breakfast
  4. Before work
  5. Before starting lunch
  6. After finishing lunch
  7. Before starting dinner
  8. After finishing dinner
  9. At bedtime

 

Altogether, this method is practiced nine times daily. The key is regularity; disruption of this practice will reduce its effectiveness. Without interruption, the cultivator will soon feel an increase in his/her purity of mind and wisdom.

            Diligent practice of the Ten-Recitation Method, together with unwavering belief and vows, can ensure fulfilment of our wish to reach the Western Pure Land of Infinite Light. We hope everyone will practice accordingly.

 

Namo Amituofo

 

 

--- o0o ---

 Mục lục | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3

Quyển 4 Quyển 5 | Quyển 6

 

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-7-2004

 
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

曹村村 阿彌陀經教材 デイスク回入と回出の意味 phap mon tinh do la phap mon dua tren nen tang tu vu lan báo hiếu hóa thân của lạt ma yeshe duong Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe 七五三 広島 Туркестанская область ä å é Žæ 作æ 剃度出家 tu buoi le truyen ngoi cho con cua vua tran nhan ç ºä ç Ÿå æœ å œæ lien tri canh sach ç¾ thai Thân trung ấm lý お寺との付き合い 檀家 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 nhân vía bồ tát quán thế âm 19 ด หน ง 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 phÃƒÆ thu rÑi phát làm thế nào để vẹn toàn lễ nghĩa Đọc lam the nao de thuyet phuc bo me cho con di tu ThẠy 貪 嗔 癡 慢 สโตร ส รา モダン仏壇 激安仏壇店 phật giáo lễ 首座 vì sao vua lương võ đế cả đời xây 崔红元 quen 三年级上册数学应用题 档案管理工作总结 từ thể loại văn bản kinh phật ở ấn anh 放下凡夫心 故事 thiện