.
Con
đường
hạnh
phúc
Viên
Minh
&
Trần
Minh
Tài
--- o0o ---
Thử
đưa
ra
một
nhận
định
về
cái
Khổ
theo
quan
niệm
Phật
Giáo
Nhiều
người
khi
đề
cập
đến
Phật
giáo
thường
gán
cho
hai
chữ
bi
quan,
yếm
thế.
Theo
quan
niệm
của
họ,
Đạo
Phật
chỉ
để
dành
riêng
cho
những
người
già
cả,
không
thích
hợp
với
tuổi
trẻ
còn
hăng
say
hoạt
động;
Đạo
Phật
chỉ
là
một
triết
thuyết
bi
quan;
những
người
theo
đạo
Phật
là
những
kẻ
chán
đời,
chỉ
biết
than
van,
tìm
lãng
quên
sự
thế
qua
câu
kinh
tiếng
kệ;
qua
nhãn
quan
Phật
Giáo
đâu
đâu
cũng
thấy
toàn
cảnh
khổ:
Sanh
khổ,
già
khổ,
đau
khổ,
chết
khổ,
mong
muốn
không
được
khổ,
trái
ý
nghịch
lòng
khổ.
Họ
lý
luận
rằng
nếu
đầu
óc
luôn
luôn
chứa
đựng
sự
khổ,
thì
con
người
sinh
ra
chán
nản,
tiêu
cực
và
lười
biếng....
Trước
khi
đưa
ra
những
luận
cứ
phá
nghi
cho
những
nhận
định
hẹp
hòi
và
có
tính
cách
phiếm
diện
trên,
chúng
ta
thử
tìm
hiểu
xem:
--
Thế
nào
là
Bi
quan?
Thế
nào
là
Lạc
quan?
Chúng
ta
đưa
ra
một
thí
dụ
cụ
thể
để
hiểu
rõ
các
danh
từ
có
tính
cách
trừu
tượng
ấy.
Một
bệnh
nhân
đang
quằn
quại,
đau
đơn
trên
giường
bệnh.
Thân
nhân
mời
thầy
thuốc
đến
điều
trị.
Vị
thầy
thuốc
thứ
nhất
nhìn
con
bệnh
rồi
lắc
đầu:
"-
Bệnh
quá
hiểm
nghèo
chắc
không
qua
khỏi,
chữa
chạy
cũng
vô
ích."
Vị
thầy
thuốc
thứ
hai
nhìn
con
bệnh,
kết
luận:
"-
Ồ,
không
can
gì,
bệnh
quá
nhẹ,
không
cần
thuốc
vẫn
khỏi".
Vị
thầy
thuốc
thứ
ba
cầm
lấy
tay
bệnh
nhân
thăm
(chẩn)
mạch,
tìm
hiểu
bệnh
nhân
đã
lâm
bệnh
trong
trường
hợp
nào,
bệnh
tình
ra
sao,
nguyên
nhân
của
căn
bệnh
và
diễn
tiến
của
bệnh
trạng,
rồi
kê
đơn
cho
thuốc.
Như
thế,
vi,
thầy
thuốc
thứ
nhất:
quá
bi
quan.
Vị
thầy
thuốc
thứ
hai:
quá
lạc
quan.
Vị
thầy
thuốc
thứ
ba:
vị
thầy
thuốc
thực
tế
tượng
trưng
cho
Đạo
Phật.
Đạo
Phật
là
đạo
thực
tế,
Giáo
Pháp
của
Đức
Phật
là
môn
thuốc
trị
bệnh
phiền
não
của
tất
cả
chúng
sanh.
Thật
ra
chữ
Khổ
không
chỉ
có
nghĩa
là
khổ
đau.
Khổ
được
dịch
từ
danh
từ
Phạn
ngữ
Dukkha,
chân
lý
đầu
tiên
trong
Tứ
Diệu
Đế.
Nhiều
người
dịch
Dukkha
là
Khổ
và
cho
rằng
đi
sống
theo
Phật
Giáo
chỉ
là
đau
khổ.
Lối
phiên
dịch
và
giải
thích
này
rất
sai
lạc,
đã
gây
ra
ngộ
nhận
khiến
nhiều
người
cho
rằng
Phật
Giáo
là
bi
quan
yếm
thế.
Khổ
chỉ
là
một
trong
nhiều
nghĩa
của
Dukkha.
Dukkha
còn
có
nghĩa
là
bất
toàn,
biến
đổi,
giả
tạo,
trống
rỗng,
vô
nghĩa
lý
và
ngũ
uẩn...
Rất
khó
tìm
ra
một
chữ
thích
hợp
để
dịch
trọn
nghĩa
danh
từ
Dukkha.
Khi
nói
đến
sự
khổ
không
phải
Đức
Phật
đã
phủ
nhận
có
hạnh
phúc
trong
cuộc
sống
này.
Ngài
công
nhận
có
nhiều
loại
hạnh
phúc:
Tinh
Thần
và
Vật
Chất;
hạnh
phúc
của
đi
sống
xuất
gia
và
hạnh
phúc
của
cuộc
sống
gia
đình;
hạnh
phúc
của
khoái
lạc
giác
quan
và
hạnh
phúc
của
sự
từ
bỏ
thế
tục;
hạnh
phúc
của
sự
ràng
buộc
và
hạnh
phúc
của
giải
thoát
v.v...
Nhưng
tất
cả
những
hạnh
phúc
đó
đều
nằm
trong
Dukkha.
Ngay
đến
sự
an
vui
hạnh
phúc
ở
cõi
Trời,
những
cảnh
thiền
với
tâm
an
lạc,
thuần
khiết
cũng
là
Dukkha.
Bởi
vì
chúng
đều
là
đối
tượng
của
sự
đổi
thay.
Do
đó,
những
gì
không
vững
bền,
còn
đổi
thay
đều
là
Khổ
(Dukkha).
Đứng
trước
sự
đau
khổ
của
nhân
loại,
của
chúng
sinh,
Ngài
phân
tích
tìm
hiểu
cái
khổ,
không
phải
phân
tích
cái
khổ
để
chán
nản,
tiêu
cực
trái
lại
tìm
nguyên
nhân
của
sự
khổ
để
tìm
cách
thoát
khỏi
cái
khổ,
cái
khổ
đeo
đẳng
chúng
sanh
từ
vô
lượng
kiếp.
Phân
tích
cái
khổ,
tìm
nguyên
nhân
sự
khổ
và
đề
ra
một
phương
thức
thoát
khổ
là
chân
lý
của
Tứ
Diệu
Đế.
Nhiều
người
chỉ
mới
nghe
nói
đến
khổ
và
nguyên
nhân
của
sự
khổ,
đã
vội
cho
đó
là
bi
quan.
Họ
không
biết,
sau
khi
đề
cập
đến
hai
phần
này,
Đức
Phật
đã
nói
đến
hạnh
phúc
của
sự
giải
thoát
và
con
đường
thoát
ly.
Chẳng
khác
nào
vị
thầy
thuốc
trước
khi
chữa
bệnh
phải
biết
rõ
căn
bệnh.
Sau
khi
đắc
quả
Vô
Thượng
Chánh
Đẳng
Chánh
Giác,
tức
là
thấu
hiểu
chân
tướng
của
vạn
vật,
Ngài
đem
ra
giáo
hóa
cho
chúng
sanh.
Ngài
cùng
với
hàng
đệ
tử
của
Ngài
đã
hoạt
động
một
cách
tích
cực
để
đem
lại
sự
an
vui
cho
mọi
loài.
Tùy
từng
hạng
người,
tùy
căn
cơ,
trình
độ
của
mỗi
chúng
sanh,
Ngài
chỉ
dạy
một
cách
hành
đạo
riêng,
nhưng
chung
quy
vẫn
đưa
đến
một
mục
tiêu
là
giải
thoát.
Ngài
luôn
luôn
chỉ
cho
thấy
rằng:
Đây
là
khổ,
đây
là
nhân
sanh
khổ;
đây
là
sự
diệt
khổ
và
đây
là
con
đường
đi
đến
nơi
diệt
khổ.
Ta
có
thể
nói
trong
tám
muôn
bốn
ngàn
pháp
môn
của
Đức
Phật
chỉ
nhằm
mục
tiêu
"chuyển
mê
khai
ngộ,
ly
khổ
đắc
lạc".
Cái
khổ
của
chúng
sanh
kể
sao
cho
xiết,
nhưng
cái
khổ
nào
trọng
đại
nhất?
Khi
giảng
đạo
cho
một
vị
Bà
La
Môn,
Ngài
dạy
rằng:
Cái
khổ
vĩ
đại
nhất
của
chúng
sanh
là
còn
luân
hồi
trong
vòng
sanh
tử.
Có
thân
tất
phải
có
khổ
như
trong
Đạo
Đức
Kinh.
Lão
tử
nói:
"Ngô
sở
dĩ
hữu
đại
hoạn
giả
vị
ngô
hữu
thân,
cập
ngô
vô
thân,
ngô
hữu
hà
hoạn"
(Ta
vì
có
thân
này
mới
khổ,
nếu
không
có
thân
lấy
đâu
có
khổ).
Nhưng
thật
ra
cái
khổ
của
thân
không
đáng
kể,
chính
vì
sự
chấp
rằng
thân
này
là
của
ta,
hay
nói
một
cách
khác
là
ngã
chấp
mới
đem
lại
khổ
đau.
Nói
đến
ngã
chấp,
chúng
ta
phải
nói
đến
nguyên
nhân
sâu
xa
của
nó
tức
là
vô
minh.
Khi
tâm
không
sáng
suốt,
tâm
còn
tối
mê,
thì
còn
tạo
nghiệp
dữ,
vì
thế
mà
phải
tái
sanh
để
chịu
quả.
Bậc
thánh
nhơn
không
sợ
quả
mà
chỉ
sợ
nhân,
diệt
được
gốc
rễ
của
phiền
não,
thì
diệt
được
khổ.
Diệt
khổ
là
diệt
ngay
cái
nhân
khiến
cho
những
ác
pháp
dấy
động
lên.
Khi
các
ác
pháp
không
còn
đủ
sức
vươn
lên,
khi
đã
trừ
diệt
được
nguồn
gốc
của
cái
khổ,
lúc
ấy
sẽ
được
thoát
khổ
chắc
chắn.
Phương
pháp
diệt
khổ
của
Đạo
Phật
có
rất
nhiều
nhưng
tựu
trung
có
thể
tóm
tắt
vào
ba
điểm
chính
yếu
sau
đây:
--
Giữ
không
cho
những
bất
thiện
pháp
phát
sanh.
--
Diệt
trừ
phiền
não
ngủ
ngầm
trong
tâm.
--
Diệt
vô
minh,
vì
vô
minh
là
đầu
mối
mọi
khổ
đau
của
chúng
sanh.
Muốn
giữ
không
cho
ác
pháp
phát
sanh
phải
Trì
Giới.
Muốn
diệt
trừ
phiền
não
ngủ
ngầm
trong
tâm
phải
dùng
Định.
Muốn
tận
diệt
vô
minh
phải
dùng
Minh
Sát
Tuệ.
Tóm
lại
Khổ
Đế
nghĩa
là:
sự
khổ
là
điều
có
thật,
một
sự
thể
đương
nhiên.
Khổ
phát
sinh
do
phiền
não,
do
lòng
ái
dục.
Muốn
hết
khổ
phải
diệt
ái
dục.
Phương
pháp
có
hiệu
quả
nhất
để
diệt
trừ
ái
dục
là
thực
hành
Bát
Chánh
Đạo.
Nếu
chỉ
quan
niệm,
chỉ
xét
về
phần
Khổ
và
Tập,
có
thể
hiểu
lầm
Phật
Giáo
là
bi
quan.
Nhưng
tìm
hiểu
thêm
hai
phần
Diệt
và
Đạo,
chúng
ta
mới
thấy
rõ
Đạo
Phật
là
một
lối
sống
thực
tế.
Đạo
Đế
là
lối
thoát
duy
nhất
của
chúng
sanh,
là
con
đường
dẫn
chúng
sanh
thoát
khỏi
những
nỗi
thống
khổ
đến
nơi
an
vui
tuyệt
đối.
Đạo
đế
bao
gồm
Bát
Chánh
Đạo,
là
chiếc
bè
rắn
chắc
vững
vàng
đưa
con
người
thoát
qua
bờ
khổ
sông
mê.
Thực
hành
Bát
Chánh
Đạo
là
tích
cực
đạt
đến
Chơn
Như,
bẻ
gẫy
bánh
xe
sanh
tử
luân
hồi.
Phật
giáo
là
một
kho
tàng
linh
dược
trị
tất
cả
tâm
phiền
não
trầm
kha
của
chúng
sanh
vậy.
--- o0o ---
|
Mục lục | |
Phần
kế |
--- o0o ---
Trình bày
: Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Bình Anson đã gởi tặng
phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 01/2002)
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục