.

 

 

Pháp Tạng
Phật Giáo Việt Nam
Tập 20

 

Việt dịch: Đạo Cơ, Quảng Bình
Hạnh Minh, Tuệ Đăng, Đạo Luận
Chứng Nghĩa: Thích Đổng Minh

Chùa Long Sơn, Nha Trang
Phật Lịch: 2547 - 2002
 

--- o0o ---
 

 

Mục Lục

 

LỜI GIỚI THIỆU 

Ðạo Phật là đạo giải thoát. Con đường đưa đến sự giải thoát đó là sự hoàn thiện chính mình. Giải thoát là cuộc cách mạng ngay chính trong tâm thức của chúng ta. Theo quan điểm Phật giáo, một chúng sanh xuất hiện ở cõi đời này được dẫn dắt bởi hai yếu tố: nguyện lực và nghiệp lực. Riêng chúng ta là kẻ phàm phu, dĩ nhiên sự hiện hữu của chúng ta có sự chi phối của nghiệp lực. Chúng ta muốn cởi mở nó, muốn thoát khỏi sự chi phối của nó, thì tự chúng ta phải dấn thân, nhận thức cho được sự ngộ nhận của chính mình về bản thân cũng như về bản chất  đời sống mà mình đang sở hữu.

Tư duy triết học phương Ðông là ước vọng hướng tới sự giải thích về cuộc sống trần gian mà con người bao giờ cũng là trung tâm với từng niềm đam mê đầy cá thể. Triết học Ấn Ðộ nói chung, triết học Phật giáo nói riêng đã lý giải, hướng tới mục tiêu loại bỏ vô minh bằng cách phê phán sự ngộ nhận; từ đó (ở Phật giáo) đưa ra những phương thức thanh lọc tâm hồn, hướng đến trạng thái tĩnh lặng, như thực hành: Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần... Tư tưởng triết học Phật giáo xuất hiện, tạo ra khoảng cách với các triết hệ thời bấy giờ. Mục đích của Phật Ðà khi xuất hiện ở cõi đời này là “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật chi tri kiến”. Bằng phương thức khế hợp căn cơ, giáo lý Phật Ðà đã phổ cập mọi tầng lớp, mọi cá nhân, xóa bỏ ranh giới phân biệt “bỉ-thử”. Chính vì thế, Phật giáo cơ hồ đã trở thành tôn giáo của nhân gian, tôn giáo con người.

Sự hiện diện của Phật giáo ở khắp mọi nơi. Không chỉ riêng về giáo lý mà thông qua các biểu tượng tín ngưỡng tôn giáo, Phật giáo đã hình thành nên một kho tàng đồ sộ, phong phú sống động cả về nội dung lẫn hình thức. Ðó là những giáo lý căn bản vạch ra hướng “Tri và Hành” cho những người mới học Phật; là sự khai phát về yếu tính giải thoát trong mục đích học Phật. Riêng trong tập sách nhỏ này, chúng ta sẽ thấy những vấn đề căn bản (chính yếu) được đặt ra không chỉ dành cho giới tu Phật học Phật, mà bất kể ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về hệ thống cơ sở giáo lý Phật Ðà cũng có thể tiếp cận được. Mặt khác, sự phản ánh giáo lý thông qua những biểu tượng tôn giáo: Hình ảnh vị giáo chủ, hình ảnh những bậc A La-hán .... đã tạo nên một thế giới lung linh nhiều mầu sắc. Yếu tố thần linh và hiện thực đan chen, tương chiếu lẫn nhau tạo ra một sắc thái huyền bí tôn giáo vừa linh thiêng tôn giáo nhưng cũng vừa hiện thực dân gian. Phật giáo với cuộc sống đã trở thành một chỉnh thể trong từng nếp nghĩ của người dân Ðông Á nói chung. “Ðức Phật đến nhân gian, ngoài việc giảng thuyết đạo lý Phật giáo, Ngài còn thích kể những mẩu chuyện xưa để giáo dục mọi người. Ngài dạy chúng ta hãy thương yêu mọi người, yêu quý loài vật. Ở gia đình thì kính trọng ông bà, hiếu thuận cha mẹ, quý mến anh chị em. Ở nhà trường thì kính thầy mến bạn, biết vâng lời và thể hiện sự hòa kính với những người xung quanh. Người khác gặp khó khăn, chúng ta sẵn lòng giúp đỡ. Tất cả những điều này đều là những cử chỉ cao đẹp mà chúng ta nên gắng làm cho thật nhiều, thật tốt.” (Ðức Phật và chân lý cuộc sống).

Với những lời dạy ngắn gọn súc tích, chúng ta sẽ thẩm nghiệm được tấm lòng từ bi vô lượng của đấng Giáo chủ. Thực nghiệm những lời dạy của Ngài, chúng ta sẽ thấy “thế giới cuộc sống thăng hoa” ngay trong tâm thức của chúng ta.

Pháp tạng số 20 là tổng tập bao gồm một số công trình nghiên cứu về Phật học của các đại sư nổi tiếng Trung Quốc được chuyển dịch sang Việt văn bởi quí thầy trường Trung Cấp Phật Học Khánh Hòa. Trong số này, chúng tôi sẽ giới thiệu trình tự những tác phẩm như sau:

1. Khái niệm cơ bản về niềm tin Phật giáo - pháp sư Quảng Tịnh biên soạn - Thích Ðạo Cơ chuyển dịch.

2. Thế nào là giải thoát? - Thích Thánh Nghiêm biên soạn - Thích Quảng Bình chuyển dịch.

3. Thế giới cuộc sống thăng hoa - đại sư Tinh Vân diễn giảng - Thích Hạnh Minh chuyển dịch.

4. Ðời sống người cư sĩ - Thích Thánh Nghiêm biên soạn - Thích Hạnh Minh chuyển dịch.

5. Ðức Phật và chân lý cuộc sống - đại sư Ấn Thuận biên soạn - Thích Tuệ Ðăng chuyển dịch.

6. Thập bát La-hán - Lâm Thế Mẫn trước tác - Thích Ðạo Luận chuyển dịch.

Riêng ở phần Thập bát La hán, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm những huyền thoại, giai thoại về mười tám vị La-hán được sưu tầm, ghi lại từ trong dân gian. Tất cả xin trân trọng gởi đến cho những ai muốn tìm hiểu về đức Phật - cuộc đời và giáo lý của Ngài.

Trong quá trình chuyển dịch không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong chư vị tôn túc cùng những bậc thiện tri thức hoan hỷ góp ý, chỉnh sửa để cho lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Nha Trang, ngày 15 tháng 7 năm Quý Mùi.

Tỳ-kheo Thích Ðỗng Minh.

 

 

BAN ÐIỀU HÀNH PHIÊN DỊCH

PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

 

-Trưởng ban điều hành:

Thích Ðổng Minh

 

- Phó ban kiêm hiệu đính:

Thích Ðổng Tuyên

 

- Phó ban kiêm tài chính:

Thích Minh Thông

 

- Phó ban kiêm điều hành, chứng nghĩa:

Thích Tâm Hạnh

 

- Phụ tá Trưởng ban

Thích Huệ Ðắc

Thích Nguyên Xuân

Thích Tâm Pháp

Thích Tâm Nhãn

 - Thư ký: Cư sĩ Giác Tuệ

  Thành Viên Ban Phiên dịch:  

 

1.      TT. Thích Tịnh Diệu

2.      Thích Minh Thành

3.      Thích Nhật Từ

4.      Huệ Ðắc

5.      Quảng Hạnh

6.      Nhật Hiếu

7.      Nguyên Xuân

8.      Tâm Pháp

9.      Tâm Nhãn

10.  Nguyên Ðăng

11.  Nguyên An

12.  Quảng Niệm

13.  Vạn Hạnh

14.  Nguyên Thành

15.  Nguyên Chơn

16.  Tịnh Nhơn

17.  Quảng Hiếu

18.  Quảng Ân

19.  Quảng Tấn

20.  Quảng Bình

21.  Quảng Xả

22.  Ðạo Luận

23.  Nguyên Tâm

24.  Huệ Hải

25. Ðạo Tri

26. Quảng Mẫn

27. Tâm Ðại

28. Tâm Ðức

29. Ðạo Biện

30. Tâm Hiếu

31. Viên Thanh

32. Hạnh Minh

33. Huệ Chí

34. Ðạo Trí

36. Ðạo Cơ

37. Quảng Tâm

38. Nguyên Hiền

39. Quảng Thông

40. Quảng Huân

 

Phương danh Ban bảo trợ tại Hoa Kỳ
về Phật sự phiên dịch

“Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam”

 

Trưởng ban:  Cư sĩ Như Bửu

Thư ký:  Cư sĩ Quảng Thành

Phó thư ký:  Cư sĩ Ðức Hạnh

Thủ quỹ:  Cư sĩ Nguyên Phương

 

Thành viên Ban bảo trợ:

Cư sĩ Thiện Thông

Cư sĩ Nguyên Lượng

Cư sĩ Từ Mẫn

Cư sĩ Chơn Quang

Và cựu Học Tăng Phật Viện Việt Nam cùng chí hướng, hiện cư trú tại Hải ngoại.

 

 

 

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn HT Thích Đổng Minh đã gởi tặng bản điện tử tập sách này.

TK Thích Nguyên Tạng. 01-04-2004

 

--- o0o ---


Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật:  01-04-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 研究生奖学金自我总结 净名言警句摘抄 æ žä ç 那是一次成功的尝试素材初中 bÃ Æ nghiệp 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 云南省拆除水箱套什么定额 华藏法门 寺院 募捐 lua Mộc người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 曹村村 阿彌陀經教材 デイスク回入と回出の意味 phap mon tinh do la phap mon dua tren nen tang tu vu lan báo hiếu hóa thân của lạt ma yeshe duong Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe 七五三 広島 Туркестанская область ä å é Žæ 作æ 剃度出家 tu buoi le truyen ngoi cho con cua vua tran nhan ç ºä ç Ÿå æœ å œæ lien tri canh sach ç¾ thai Thân trung ấm lý お寺との付き合い 檀家 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 nhân vía bồ tát quán thế âm 19 ด หน ง 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 phÃÆ