... .

 

 

 

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

VÀ HẠNH PHÚC CON NGƯỜI

 

Hòa thượng Thích Minh Châu
 

---o0o---

 

15

PHÁP TRÍ

Đức Phật thường khuyên chúng ta, đối với hàng xuất gia thời hành trì năm Pháp: tín, giới, đa văn, tinh tấn và trí tuệ; còn đối với hàng tại gia, thời cũng hành trì năm Pháp, trong ấy, bố thí được thay thế cho tinh tấn. Như vậy trong cả hai hội chúng xuất gia và tại gia, đức Phật đều khuyên nên "đa văn" (nghe nhiều), và nghe nhiều được đức Phật định nghĩa như sau: "Là bậc nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe. Đối với pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa văn, đề cao phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Đối với các pháp như vậy được nghe nhiều, được thọ trì, được ghi nhớ, được đọc tụng nhiều lần, chuyên ý quan sát, khéo thể nhập nhờ chánh kiến" (Tăng Chi II, 159).

Trong kinh Pháp Trí (Tăng Chi II, tr 534) đức Phật xác định rõ nhờ nghe nhiều, vị Tỷ-kheo có khả năng chứng đắc Pháp Trí, tức là một vị đã thành tựu bảy Pháp, tức là đạt được bảy sự hiểu biết về Pháp được phân tích như sau: biết Pháp (Dhammannu), biết nghĩa (atthannu), biết tự ngã (attannu), biết vừa đủ (mattannu), biết thời (kalannu), biết hội chúng (parisannu), biết người thắng kẻ liệt (puggalaparorannu).

Rồi đức Phật giải thích rộng rãi hiểu biết này. Ở đây, biết Pháp, tức là biết Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự thuyết, Thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng. Đây là chín thể văn đức Phật đã sử dụng trong khi Ngài thuyết Pháp độ sanh, chín thể văn được chứa đựng một cách đầy đủ trong kinh tạng. Như vậy biết Pháp ở đây có nghĩa là biết những lời dạy của đức Phật.

Còn biết nghĩa là biết ý nghĩa của những câu những lời Phật dạy, biết rõ câu này có nghĩa như thế này, câu kia có ý nghĩa như thế kia. Từng bài kinh, hiểu rõ ý nghĩa của từng bài kinh; từng bài kệ hiểu rõ ý nghĩa của từng bài kệ, hiểu rõ ràng minh bạch không có hiểu lầm, không có hiểu sai. Như vậy là biết nghĩa.

Còn thế nào là biết tự ngã? Thường đức Phật dạy các đệ tử tại gia hành trì năm Pháp: tín, giới, đa văn, bố thí và trí tuệ. Có chỗ thêm pháp thứ 6 là biện tài. Biết tự ngã ở đây có nghĩa là "cho đến mức độ như vậy tôi có lòng tin. Cho đến mức độ như vậy tôi có giữ giới. Cho đến mức độ như vậy tôi có bố thí. Cho đến mức độ như vậy tôi có trí tuệ". Như vậy biết tự ngã, tức là biết khả năng và mức độ tu tập của chính mình đối với năm pháp đức Phật dạy. Có hiểu mình rõ ràng như vậy tức là biết tự ngã.

Còn biết ước lượng vừa đủ là biết mức độ vừa phải của một vị Tỷ-kheo khi nhận lãnh bốn sự cúng dường của tín đồ về y áo, đồ ăn khất thực, sàng toạ và dược phẩm trị bệnh. Biết nhận vừa phải, vừa đủ, không quá tham lam, không quá nhiều, như vậy gọi là biết ước lượng vừa đủ.

Với vị Tỷ-kheo có bốn trách nhiệm phải làm là thuyết giảng cho tín đồ, tự mình hỏi đạo, tu tập về thiền định. Vị Tỷ-kheo biết thời là biết đây là thời phải thuyết giảng vị và vị ấy đúng thời thuyết giảng. Đây là thời cần phải hỏi đạo, cần phải chất vấn, vị Tỷ-kheo đúng thời chất vấn. Cũng vậy đối với thời phải tụ tập, vị ấy tu tập. Đối với thời phải thiền định, vị ấy thiền định, như vậy gọi là biết thời.

Ở đây, biết hội chúng là biết bốn hội chúng. Hội chúng Sát đế lỵ, hội chúng Bà-la-môn, hội chúng gia chủ, hội chúng Sa môn. Đối với từng hội chúng, vị ấy biết nên đi đến hội chúng ấy như vậy, nên đứng như vậy, nên nói như vậy, nên im lặng như vậy. Như vậy là biết hội chúng.

Như thế nào là biết người thắng kẻ liệt? Vị Tỷ-kheo biết được có hai hạng người: một hạng ưa thấy các bậc Thánh, một hạng người không ưa thấy các bậc Thánh. Vị Tỷ kheo biết hạng người không ưa thấy các bậc Thánh, đáng bị chỉ trích. Hạng ưa thấy các bậc Thánh đáng được tán thán. Có hạng người không ưa nghe diệu pháp, hạng ưa nghe diệu pháp. Hạng không ưa nghe diệu pháp đáng bị chỉ trích. Hạng ưa nghe diệu pháp đáng được tán thán. Có hạng người lắng tai nghe diệu pháp và có hạng người không lắng tai nghe diệu pháp. Hạng người không lắng tai nghe diệu pháp đáng bị chỉ trích. Hạng người lắng tai nghe diệu pháp đáng được tán thán. Một hạng người nghe xong thọ trì pháp, một hạng người nghe xong không thọ trì pháp. Hạng người nghe xong không thọ trì pháp đáng bị chỉ trích. Một hạng người nghe xong thọ trì pháp đáng được tán thán. Một hạng người quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, một hạng người không quan sát ý nghĩa pháp không được thọ trì. Hạng người không quan sát ý nghĩa pháp được thọ trì đáng bị chỉ trích. Hạng người quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì đáng được tán thán. Một hạng người sau khi hiểu nghĩa sau khi hiểu pháp đã thực hành pháp, tùy pháp. Một hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Hạng người sau khi hiểu nghĩa sau khi hiểu pháp đã không thực hành pháp, tùy pháp, do vậy đáng bị chỉ trích. Hạng người sau khi hiểu nghĩa sau khi hiểu pháp đã thực hành pháp và tùy pháp, do vậy hạng người này đáng được tán thán. Một hạng người thực hành với mục đích tự lợi không có lợi tha. Một hạng người thực hành với mục đích tự lợi và lợi tha. Hạng người thực hành pháp và tùy pháp, với mục đích tự lợi, không lợi tha. Do sự việc này họ đáng bị chỉ trích. Hạng người thực hành pháp và tùy pháp với mục đích tự lợi và lợi tha, hạng người này đáng được tán thán. Như vậy đối với Tỷ-kheo, loại người được biết theo hai hạng. Như vậy Tỷ-kheo biết kẻ thắng hay người liệt.

 

Với những định nghĩa trên, chúng ta hiểu người có pháp trí là là người biết pháp, là người biết nghĩa, là người biết tự ngã, là người biết vừa đủ, là người biết thời, là người biết hội chúng, là người biết người thắng kẻ liệt. Đầy đủ bảy sự hiểu biết như vậy mới được gọi là người có pháp trí. Và như vậy pháp trí không phải chỉ thuần túy tri thức mà gồm cả ưa nghe diệu pháp, lắng tai nghe diệu pháp, thọ trì diệu pháp, hiểu ý nghĩa diệu pháp, hành trì diệu pháp, thuyết giảng diệu pháp và hiểu biết trình độ căn cơ của những người nghe pháp và hành trì pháp. Nếu chúng ta hiểu biết pháp là biết những pháp môn Phật dạy đưa đến giải thoát và giác ngộ, và hiểu nghĩa là hiểu mục đích giải thoát và giác ngộ, thời biết pháp tương đương với Đạo đế, và biết nghĩa tương đương với Diệt đế.

 

---o0o---

 

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10

 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20

21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29

---o0o---

Nguồn: chuyenphapluan.com

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 12-2006

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

仏壇の線香の位置 元代 僧人 功德碑 º æ 仏壇 浄土真宗 大谷派 丢失菩提心的因缘 ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 å æžœ Mùa Vu lan 律的大篆 大悲咒的威力有多强 禅と世界文化のオンライン講座 tong nguồn gốc của khổ đau cổ Gánh çƒ¹ä½ ç テス យក សច ត តអប រ យ Ð Ð Ð ï½ ç å æžœå žå¾ 大学生申请助学金的申请理由怎么写 墓 購入 願力的故事 bẠgiå 人生是 旅程 風景 nhÃƒÆ 心经全文 六因四缘五果的来源和作用 hãy Tình 佛法怎样面对痛苦 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 túm 忿怒相 塩谷八幡宮 课程表鼓励孩子的话 CẠæˆåšæ năm điều Mách bạn địa chỉ quán cơm chay ngon