Phật Học - Di sản tinh thần

 

 

 


 

DI SẢN TINH THẦN

 

THÍCH THÔNG HUỆ

 

Có hai di sản trên đời : Di sản vật chất và di sản tinh thần. Di sản vật chất nuôi dưỡng thân tướng tứ đại, bảo dưỡng sống còn trong một thời gian; di sản tinh thần là món ăn nuôi dưỡng phần tâm linh ngày thêm lành mạnh, trong sáng.

Một chúng sanh hữu tình phải hội đủ hai phần : Phần vật chất gồm tứ đại giả hợp thành thân; phần tinh thần gồm các hoạt động tâm lý giả hợp thành tâm. Vì giả hợp nên thân chỉ là vọng thân, tâm chỉ là vọng tâm. Cái bệnh thâm căn của chúng sanh là đem cái vọng tâm, đam mê cái vọng thân, làm nô lệ cho vọng cảnh, khởi sinh đủ thứ phiền não, tạo tác đủ thứ nghiệp, thọ khổ đến không cùng.

Người đệ tử Phật sống trong tỉnh thức, xem món ăn tinh thần là tối cần thiết cho sự sinh tồn, bèn soi ánh sáng trở lại quán sát thân, tâm và ngoại cảnh, chuyển hướng đến một đời sống cao thượng, biết tôn thờ những giá trị thiêng liêng, tạo nên phẩm cách cao quý của một con người.

Di sản tinh thần là kết tinh kinh nghiệm tâm linh, trải qua nhiều thế hệ của tổ tiên trao lại. Những giá trị tinh thần là gia tài chung của mỗi người, cần giữ gìn và đem trao tặng lại những thế hệ mai sau.

Đời dống hướng thượng được nhiều người ưa chuộng, bởi vì họ ý thức rằng sự hiện hữu của cái "TA" chỉ là sự tồn tại tạm thời trong kiếp luân hồi vô tận. Ai ai trong cuộc đời cũng cất bước phiêu lưu đi tìm hạnh phúc, nhưng mấy ai là người đạt được chân hạnh phúc, Chân hạnh phúc không thể tìm kiếm nơi ngoại vật phù phiếm, mà chỉ có thể tìm kiếm từ bên trong. Tinh thần cũng là chủ của thể xác, đừng để thể xác chi phối đời sống tinh thần cao thượng bên trong.

Thái độ của người Phật tử Việt Nam biết quý chuộng đạo đức, xem nhẹ lợi danh qua hai câu ca dao :

"Dù ai chác lợi mua danh

Miễn ta học được đạo lành thì thôi"

Người cha người mẹ biết ăn ở hiền lương đạo đức là đã biết tích chứa vốn liếng tinh thần truyền lại cho con cháu mình. Có người suốt đời chỉ lo trao dồi học thức, dành cho bằng được một địa vị, nhưng học thức cho lắm, địa vị cho cao mà không có đạo đức cũng chỉ là người ác.

Đức Khổng Tử thì dạy hàng môn đệ xem trọng đạo lý mà coi thường cái chết."Sáng nghe hiểu được đạo lý, chiều chết cũng cam lòng"

(Triệu văn đạo, tịch tử khả hỷ)

Đức Phật nói lên giá trị của nhân sinh là nhận hiểu sâu xa cái lý pháp thường hằng chi phối muôn ngàn hiện tượng sai biệt :

"Ai sống một trăm năm

Không thấy pháp sanh diệt

Không bằng sống một ngày

Thấy được pháp sanh diệt"

Tâm niệm ngưỡng mộ chánh pháp là động cơ thúc đẩy con người từ hàng phàm phu tiến lên quả vị Hiền Thánh. Vì không hướng thiện, không ngưỡng mộ chánh pháp, không biết tu hành nên rất nhiều chúng sanh bị rơi vào ác đạo. Phật dạy :

"Số ít là các loại hữu tình được tái sinh giữa loài người; nhưng nhiều hơn là các loài hữu tình tái sinh ra ngoài loài người. Cũng vậy số ít là các loài hữu tình ấy được tái sinh ở các Quốc độ trung ương; nhưng nhiều hơn là các loài hữu tình phải tái sinh ở các Quốc độ biên địa, giữa các loài man rợ không biết nhận thức

(Tăng Chi Bộ Kinh, tập I, trang 45)

Đức Phật tuy đã nhập diệt từ lâu, nhưng Ngài đã để lại kho tàng Pháp Bảo, cứu vớt vô số chúng sanh lặn hụp trong biển khổ trầm luân. Chánh pháp của Phật là những liều thuốc hay, có công năng trị bệnh phiền não cho chúng sanh; là con thuyền đưa người ta qua bể khổ; là ngọn hải đăng phá tan màn đêm vô minh hắc ám. Người con Phật chân chánh, hãy thu nhận những kiến thức cao đẹp, những giá trị tinh thần lành mạnh để thực hiện sự chuyển hóa bản thân.

Dù xã hội loài người có tiến bộ đến đâu, khoa học có cung ứng đời sống tiện nghi đầy đủ, thì những giá trị tinh thần của sự sống vẫn được người ta tôn thờ. Cái văn minh đáng biểu dương lại không phải là cái văn minh vật chất. Đã đến lúc con người thời đại thấy rằng, văn minh tâm linh và những giá trị tinh thần mới đóng góp đắc lực và tích cực cho con người và xã hội. Thời đại nào cũng vậy, không ai khen những kẻ độc ác xảo trá, không ai chê những người đạo đức nhân từ. Khoa học chỉ có thể giúp ta thỏa mãn vật chất nhất thời, chứ không thể giúp ta được an vui vĩnh cữu. Một khi tự thấy có phiền não khổ đau đang thống trị nơi tâm thức, liệu vật chất có thể đẩy lùi phiền não khổ đau chăng ? Tiện nghi đời sống chỉ là những phương tiện cần thiết ở bên ngoài. Phật pháp mới đích thực ban cho ta lý tưởng đời sống tinh thần bên trong. Tiện nghi vật chất như một ngôi nhà được trang hoàng lộng lẫy sắc màu, đời sống tinh thần như những người sinh hoạt trong ngôi nhà lộng lẫy sắc màu ấy. Thế nên người có sức tự chủ biết sử dụng tiện nghi của đời sống bằng thái độ của một người chủ, và dĩ nhiên, không thể có thái độ như một kẻ nô lệ.

Hàng đệ tử Phật cũng chính là những người con tinh thần đem đạo vào đời. Và những di sản tinh thần ngày hôm nay chúng ta thừa hưởng là những tặng phẩm của các bậc tiền bối, chúng ta phải có bổn phận giữ gìn, để vun bồi cho cuộc sống ngày thêm tươi đẹp, an vui, đóng góp hữu hiệu vào sự an bình và thịnh vượng của xã hội loài người hôm nay và mai sau.

.

 

 

----o0o---

Trình bày: Anna

Cập nhật: 12-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

义云高世法哲言 ペット僧侶派遣 仙台 Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 即刻往生西方 ä ƒäº ä Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành 淨界法師書籍 ดวยอำนาจแหงพระพ 天计算器 长寿和尚 Cho sanh tâm vô trú biet song thi thanh tho Ð Ð Ð tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 地风升 å æžœ рикна Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门 người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 护法 ç ºä ç Ÿå æœ å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap