Phật Học - Vài suy niệm về ảnh dụ con rùa trong Kinh Điển.

.

 

 

Vài suy niệm về ảnh dụ con rùa trong Kinh Điển

 

Quảng Niệm

---o0o---

 

 Sử dụng ảnh dụ để diễn tả chân lý là một trong những nét đặc sắc của giáo lý Phật giáo. Ảnh dụ trong kinh Phật vô cùng phong phú. Loài vật được sử dụng làm ảnh dụ khá nhiều, trong đó có ảnh dụ con rùa. Con rùa trên cửa miệng thế nhân, thường bị chê trách: “chậm như rùa”; và trong câu chuyện dân gian, nó thường được ví von cho đức tính kiên nhẫn, bền bỉ để rồi thành công, đạt thắng lợi trước một con thỏ nhanh nhẩu mà chủ quan, khinh địch. Vào trong kinh Phật, con rùa không chỉ có ngần ấy ý nghĩa, mà hình ảnh của nó nói lên được nhiều triết lý thâm thúy của đạo Phật, nhiều giá trị thiết thân cho đời sống tu tập và hành đạo của người đệ tử Phật.

Câu chuyện đầu tiên về con rùa ở đây là “Rùa mù tìm bọng cây nổi trên mặt biển”:

“Đức Phật bảo các Tỳ kheo rằng: Chốn đại địa này biến thành biển cả; bấy giờ có con rùa mù sống lâu vô lượng qua trăm ngàn năm nó mới ngóc đầu lên một lần. Tại biển cả có một cây nổi lênh đênh, khi đông khi tây, vì bị sóng dập gió dồi liên tiếp; mà trong thân cây chỉ có một cái lỗ. Thế thì khi rùa ngóc đầu tìm cây và chui đầu vào cây, có dễ gặp không?

Ngài A Nan trả lời rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Khó mà gặp được, bởi lẽ rùa thì rùa mù, biển thì mênh mông, cây lại cây nổi, trôi theo chiều sóng gió đẩy đưa; đông tây bốn hướng nào có đậu nơi nào. Cho nên chắc chắn khó mà gặp được.

Phật dạy: Rùa mù, cây trôi tuy khó gặp, nhưng có hy vọng; còn như kẻ phàm phu ngu si trôi nổi trong năm thú mà tái sanh được thân người, mới thật là khó hơn rùa gặp cây bọng gấp mấy. Vậy nên các ngươi ngày nay phải tinh tiến tìm mọi phương tiện phát khởi tâm học đạo mới được”. (Kinh Tạp A Hàm).

Đọc đoạn kinh văn trên, chắc rằng ai trong chúng ta cũng hiểu: khó khăn và hy hữu biết chừng nào để sinh làm kiếp người trong chuỗi dài luân hồi bất tận. Sở dĩ khó khăn là vì “trong cõi súc sanh không có hành vi công đức, không có cử chỉ cung kính, không có điều kiện thù thắng” (Kinh Trung A Hàm); trong khi, con người có nhiều điều kiện sinh lý và tâm lý thuận lợi để thăng hoa. Đức Phật đã từng nói trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhân thị tối thắng”.Dị Bộ Tôn Luân Luận cũng có câu: “Tất cả những kết quả tốt đẹp giác ngộ đều thực hiện bởi con người”. Rõ nhất về giá trị kiếp người cho việc tu tập là đoạn kinh Ưu Bà Tắc: “Trong mọi loài, con người có đủ điều kiện hơn, như về trí khôn ngoan chẳng hạn. Hơn nữa, hoàn cảnh con người không quá khổ như địa ngục, không quá vui như thiên đàng, và không ngu si như thú vật”. Tuy nhiên, nếu con người không biết sử dụng khả năng sẵn có ấy để tiến đến chân-thiện-mỹ, mà cứ chạy theo dục vọng kém hèn làm cho thân thể và tinh thần mình mỗi ngày một tiều tụy, ngu si, phá sản, ấy chính là con người tự kéo mình xuống nganh hàng với loài cầm thú.

Nhưng có lẽ, lý do bức thiết hơn khiến Đức Phật nêu ví dụ ấy là Ngài thấy trong số các đệ tử, có những vị còn đang kiêu mạn mà vì thế không thể ý thức tu tập. Kiêu mạn những gì? Đó là kiêu mạn của tuổi trẻ, kiêu mạn của không bệnh, kiêu mạn của sự sống. Sự già yếu, bệnh tật, và tử vong là những điều luôn đang diễn ra trong dòng sống vô thường này, không ai có thể tránh khỏi. Đó là những nỗi khổ nhan nhãn trước mắt ai cũng dễ thấy trong bản thân mình, trong những người thân của mình. Nhưng không có nhiều lắm người cảm nhận sâu sắc về nó để có thái độ cải thiện, tu hành; mà ngược lại, sống dửng dưng, dễ duôi với ý nghĩ rằng, mình còn rất trẻ, còn khỏe mạnh và đang tràn trề nhựa sống (!). Và theo đó, những người ấy cứ trượt dài trong các ác hành của ba nghiệp thân-ngữ-ý, để rồi “sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”. Cũng vì “say sưa trong kiêu mạn của tuổi trẻ,... say sưa trong kiêu mạn của không bệnh... say sưa trong kiêu mạn của sự sống, này các Tỳ kheo, vị Tỳ kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục” (Tăng Chi Bộ kinh, tập 1, chương ba, tiết 39, Trường CCPGVN ấn hành, 1988, tr.163.). Như thế, theo lời Phật dạy, chúng ta đang có đủ những yếu kiện tốt để tu hành là tấm thân người này. Ý thức toàn vẹn và thường trực giá trị của kiếp người đang mang để sống có ích, có ý nghĩa trong kiếp người ngắn ngủi: “Này các Tỳ kheo, ngắn ngủi thay là tuổi thọ loài người ở đời này, rồi phải đi trong tương lai! Hãy làm điều lành. Hãy sống phạm hạnh”. (Kinh Tương Ưng Bộ I, chương 4, phẩm thứ nhất, Tuổi thọ, Viện NCPGVN, 1993, tr.41).

Sống phạm hạnh là nếp sống đạo cao cả, thánh thiện, đúng đắn theo lời Phật dạy. Mà điều đầu tiên của nếp sống ấy là phải kiểm thúc được sáu quan năng của mình, đừng để cho sáu trần khả ái, khả lạc, khả hỷ lôi cuốn. Về vấn đề này, Đức Phật đã dạy qua câu chuyện “Con rùa và chồn dã can”:

“Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Ngài cho gọi các Tỳ kheo: “Này các Tỳ kheo, thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đang đi kiếm mồi dọc theo bờ sông. Từ đằng xa, rùa trông thấy con dã can đang đi tới. Thấy vậy, rùa liền rụt bốn chân, đầu và đuôi vào trong mai, nằm bất động và im lặng. Dã can đi tới thấy rùa liền nghĩ rằng: “Khi nào con rùa này thò ra thân phần nào thì ngay tại chỗ ấy, ta sẽ nắm lấy bẽ gãy và ăn”. Nhưng vì rùa không thò ra một thân phần nào nên dã can không nắm được cơ hội, nhàm chán con rùa và bỏ đi.

Cũng vậy, này các Tỳ kheo, ác ma thường xuyên trong tư thế rình rập các ông với ý nghĩ: “Rất có thể ta nắm được cơ hội để bắt gặp từ con mắt... từ cái lưỡi... hay từ ý”.

Do vậy, này các Tỳ kheo, hãy sống hộ trì các căn. Khi nào các ông sống hộ trì sáu căn, thời ác ma nhàm chán các ông và sẽ bỏ đi, không nắm giữ được cơ hội, như con dã can đối với con rùa”. (ĐTKVN, Tương Ưng IV, chương I, phẩm Rắn độc, mục III. Con rùa, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.291).

Thu thúc và hộ trì sáu căn là việc làm đầu tiên và quan trọng của người học đạo. Đó là một trong những nội dung của Giới - nền tảng thăng hoa của mọi thiện pháp theo đạo Phật. Nếu không có chánh niệm tỉnh giác, buông thả cho sáu căn bơi lội, đắm nhiễm trong sáu trần thì tạo nghiệp sinh tử mãi mãi, không biết khi nào chấm dứt. Ác ma là gì? Không phải chỉ ngoại ma mà còn là chính mầm tham ái bên trong, ái về tài, sắc, danh, mà lắm lúc chúng được ngụy trang tinh vi với bao danh nghĩa. Yếu tố ở trong, cơ hội bên ngoài, hai thứ tương hội là nguyên nhân của mọi thứ khổ lụy. Nanh vuốt sắc nhọn của chồn dã can không hẳn phải là những gì ghê gớm, mà đôi khi sự thực, chúng là những thứ êm ái, như nhuyến, khó cảnh giác nhất. Nếu rút tứ chi, đầu và đuôi vào trong cái mai chắc chắn rồi nằm bất động là cách tự vệ hữu hiệu của loài rùa; thì an trú thân tâm trong Giới luật, Pháp hành là phương cách hay nhất của đệ tử Phật để tránh khỏi sự cám dỗ của nội tại và ngoại giới.

Trên tiến trình tu tập, sự diễn biến của tâm thức rất phức tạp và tế vi, khó nhận biết, mà trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã biện biệt cho thấy đến những năm mươi loại ngũ ấm ma. Do vậy, chánh niệm phải được duy trì một cách bền bỉ, nếu không muốn “bán đồ nhi phế” khi chưa đến được Bảo sở.

Mỗi người tu sĩ biết thu thúc lục căn của mình thì sẽ bảo vệ an toàn giới thân huệ mạng, và mới có cơ hội tiến bộ trong Phập pháp; không những thế, tương quan trong ngôi nhà Phật giáo, vị ấy cũng đã gián tiếp bảo vệ thanh danh của Tăng già một cách thiết thực. Nếu tự thân ai cũng thu thúc thân tâm mình trong Chánh pháp, trong những đề mục tu tập để chuyển hóa tâm thức mình thì các thế lực ác ma có rình rập bao lâu với bao mưu chước, cám dỗ đi nữa rốt cùng rồi cũng phải chào thua mà thôi. Lời Phật dạy và ảnh dụ con rùa trong bài kinh trên còn tươi nguyên giá trị trong trạng huống đời sống hiện tại.

Và một câu chuyện đạo khá thú vị xin đơn cử tiếp theo là “Rùa và cá”:

“Ngày xưa có một con cá, vì nó là loài ở nước, nên dĩ nhiên cuộc sống chỉ sống trong nước, và ngoài nước ra, nó không biết gì hết.

Một hôm, nó đang nhởn nhơ bơi lội trong hồ, tình cờ gặp một con rùa mà nó đã quen từ trước, đi du lịch trên đất liền về. Nó liền chào:

- Chào anh! Đã từ lâu tôi không gặp anh. Vậy xưa rày, anh ở đâu?

- Ô, tôi đi du lịch từ trên đất liền về. Trên ấy mặt đất khô ráo quá.

- Đất khô! Anh nói cái gì lạ vậy? Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào kỳ lạ như vậy. Lẽ nào lại có đất khô?

- Xin thề rằng, tôi không nói đùa với anh đâu. Nhưng nếu quả tình, anh không thể tin được thì tùy anh, không ai ngăn cản được anh. Nhưng dù sao, tôi cũng mới từ đó về.

- Này, anh cố gắng diễn lại cho hợp lý hơn. Tôi nghĩ rằng, cách diễn đạt của anh chưa được rõ ràng lắm. Anh vui lòng cho tôi biết, đất mà anh nói đó, nó giống như cái gì trong thế giới chúng ta nào? Nó có ẩm ướt không?

- Không, nó không ẩm ướt.

- Nó không mát, không dịu, mà cũng chẳng lạnh.

- Thế nó có trong suốt để cho ánh sáng xuyên qua được không?

- Không, nó không trong suốt và ánh sáng không thể xuyên qua được.

- Thế nó có mềm và dễ bị ép để cho tôi có thể quậy vi và đi lại dễ dàng trong ấy không?

- Không, nó không mềm, không bị dồn ép dễ dàng và trong ấy, anh cũng không thể bơi lội được.

- Thế nó có lưu động và đổ thành thác được không?

- Không, nó không lưu động và cũng không đổ thành thác được.

- Vậy thì nó có dâng lên để tạo thành những mũi sóng bạc đầu được không?

- Không, tôi chưa bao giờ thấy nó dâng lên thành làn sóng cả.

Đến đây, con cá vênh váo tự đắc than rằng:

- Tôi đã từng nói với anh rằng, đất mà anh nói đó là không phải cái gì cả. Tôi cũng vừa hỏi anh về đất ấy và với câu hỏi nào, anh cũng trả lời rằng không. Đất anh nói đã là không phải bất cứ cái gì tôi nêu ra, vậy thì đất hẳn là ngoan không. Anh đừng tìm cách bịp tôi nữa.

- Tốt! Anh đã quả quyết rằng, không có đất liền. Tôi cũng không có cách nào hơn là tiếp tục như anh đã nghĩ. Nhưng một mai, có ai khác hơn tôi và đủ sức phân biệt cho anh thấy sự sai khác giữa đất và nước, ngày ấy anh sẽ thấy rằng, anh chỉ là một con cá ngốc”.

(Theo HT.Thích Thiện Hoa)

Trong câu chuyện “Rùa và cá” kể trên, ta thấy: tất cả các câu hỏi của cá về “đất” đều là những câu hỏi không thoát ra ngoài những gì liên quan đến “nước”; và dù “đất” với biết bao kỳ hoa dị thảo, sơn lâm tú lệ, nhưng không tài nào rùa có thể diễn tả được, mà rùa chỉ biết trả lời cá bằng những câu phủ định; rồi rốt cuộc, con cá đã không tin dù chúng ta thấy chuyện “đất khô” rùa nói là có thật. Trong cuộc sống quanh ta, ai cũng thừa nhận có những sự việc, sự kiện ta cảm giác dường như hiện hữu, và còn tác động đến đời sống của chúng ta nhưng ta không thể thấy, nghe, nhận biết một cách cụ thể. Và còn biết bao nhiêu điều mà trí não giới hạn của ta không thể tư duy nỗi, ngôn ngữ ta dùng không thể diễn tả nỗi. Điều đó nói lên rằng, thế giới mà ta cảm nhận nó nhỏ hẹp biết bao, và càng nhỏ hẹp hơn trong kiến chấp cố hữu của chúng ta. Trong kinh, Phật dạy: “Có 4 phạm trù không thể tư duy: đó là “Phật giới - Thế giới tâm - Cảnh thiền định của người tu thiền và Quả dị thục của nghiệp” (Tăng Chi I, phẩm Pháp).

Câu chuyện ở đây vốn là một ngụ ngôn cho cảnh giới của người giác ngộ. Cảnh giới được diễn tả là bất sinh bất diệt, vắng mặt cái tôi, vắng mặt cái khổ vui đời thường, không một danh nghĩa nào phù hợp gán lên đó được, không ngôn từ nào nói đúng đích thực là nó, không tư duy nào có thể tưởng tượng ra... (Luận Đại thừa Khởi tín về Chân Như), tất cả sự miêu tả về trạng thái ấy đều phải mượn cách thức phủ định, phủ định mà không làm biến mất đi hiện thực. Trong hiện thực có siêu thực, siêu thực trên cơ sở hiện thực. Đó là những gì Phật pháp bao hàm. Vì thế, đến với Phật pháp, không chỉ có niềm tin của lý trí, của tư duy, của trắc nghiệm cụ thể, mà đôi khi, chỉ cần vào một niềm tin như tin: niệm Phật sẽ thành Phật, niệm Phật sẽ được sinh về cõi Phật. “Cứ tin, đừng lý luận. Bởi người biết gì mà lý luận? Ôi, con thỏ ở rừng mà lý luận về đáy đại dương với con ba ba!”. Cho nên, niềm tin muốn nói ở đây không phải là mê tín. Như nhà khoa học mê tín chăng khi chấp nhận trạng thái vừa sóng vừa hạt của hạt quark (Đạo Vật lý, Fritjof Capra, Phan Hồng Nhật chuyển ngữ, 1996) mà không thể nào lý giải được, và càng khó mà trình bày nó cho một người bình thường hiểu. Đó là sự thường trong đời sống.

Đến đây mới thấy, khi chưa giác ngộ, dù cho thông minh và nghiên cứu tường tận đến đâu về “Niết bàn”, chúng ta cũng không thoát khỏi tư duy hữu ngã của mình, và không thể thực sự thấy biết như thật về cảnh giới của các bậc chứng ngộ. Cho nên, phải dè dặt, thận trọng và khiêm hạ khi đánh giá pháp môn và sở đắc của người khác. Và điều quan trọng, thiết thân hơn cần để lòng là: đạo Phật không phải là một triết thuyết dù hệ thống giáo lý đồ sộ của Phật giáo không kém một triết thuyết nào; mà đạo Phật là đạo thực hành. “Cứ thực hành đi rồi sẽ thấy” là một trong những định nghĩa của pháp Phật.

Tất cả những tư tưởng, triết lý, kiến thức được tích tập, chất chứa đầy trong não bộ không nói lên được nhân cách giải thoát, mà đôi khi, nó trở ngược lại khiến mình không thể tu được. Đó là ảnh dụ “bắt rắn đằng đuôi” trong kinh Xà Dụ mà Đức Phật từng cảnh cáo. Có người trong bụng rất ít chữ nghĩa mà chỉ với một câu niệm Phật, niệm cho tha thiết, nhất tâm cũng đủ thành tựu được cái kết quả lâm chung thanh thản vãng sanh, điều mà nhiều người hằng mong ước. Cho nên, đi vào biển Phật pháp có vô số con đường thích hợp cho vô số căn chủng, kiếp loài chúng sanh.

Trong kinh A Hàm có câu: người có trí nhờ ví dụ mà hiểu. Nho gia cũng nói: ngụ ngôn sẽ diễn đạt thành công đến chín phần mười ý tưởng muốn nói hơn là trùng ngôn, nói thẳng trực tiếp sự việc chỉ được có bảy phần (ngụ ngôn thập cửu, trùngngôn thập thất). Đúng vậy, ba câu chuyện đạo vừa kể trên liên quan đến hình ảnh con rùa đã thực sự chuyên chở nhiều bài học quý giá cho người đệ tử Phật. “Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn” (Làm được thân người là khó, và được nghe Phật pháp cũng khó). Chúng ta đang có một thân người với trí năng còn minh mẫn, và được kề cận Tam bảo, học hỏi pháp, vậy thì đừng để lỡ mất cơ hội hiếm có này. Vì nhất nhất nhân thân, vạn kiếp bất phục (Một phen mất thân người, muôn kiếp khó trở lại). Dù xuất gia hay tại gia, là đệ tử Phật, chúng ta phải hết lòng tu tập theo lời Phật dạy, thực hành pháp môn mà Phật thuyết. Mà điều tiên yếu là hành trì giới pháp theo cương vị của mình cho tinh nghiêm. Bởi, không thu thúc lục căn, để cho chúng chạy vạy theo những cám dỗ bên ngoài, không những tự thân hệ lụy mà còn phương hại đến Phật giáo. Tu học là việc nỗ lực liên tục không ngừng cho đến chừng nào thành đạo như Đức Phật mới thôi.

Với tuệ giác vô thượng và thiện xảo trong sự thuyết pháp, Đức Phật đã chuyển tải đầy đủ những ý nghĩa sâu sắc mà thiết thân ngang qua các ảnh dụ dễ nhớ, dễ nhận, mà ở đây là ảnh dụ con rùa. Nhưng, chúng ta có thể khỏi phụ lòng từ bi của Đức Phật hay không là do nơi thái độ tiếp nhận và tinh cần hành trì giới pháp của chúng ta. Phật pháp sẽ vô giá trị đối với người an phận trong sinh tử.

 

---o0o---

Nguồn: Báo Giác Ngộ. Trình bày: Nhị Tường
 Cập nhật: 01-1-2006 

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元 Tấm lòng của mẹ 義交 å BÃi Lửa 栃木県寺院数 TP メス 禅の旋 phan tich ngu uan vo nga làm thế nào để không trở thành nạn Lễ tưởng niệm húy nhật Đức 僧人食飯的東西 大学生贫困证明 义云高世法哲言 ペット僧侶派遣 仙台 Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 即刻往生西方 ä ƒäº ä Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành 淨界法師書籍 ดวยอำนาจแหงพระพ 天计算器 长寿和尚 Cho sanh tâm vô trú biet song thi thanh tho Ð Ð Ð tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 地风升 å æžœ рикна Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门