Chương VII
CUNG PHỤNG, LỄ BÁI, CÚNG DƯỜNG PHẬT
Từ xưa đến nay, hễ ai là người nào có sự cống hiến cho quốc gia, xã hội thì đều được mọi người tôn kính. Sở dĩ, chúng ta tưởng nhớ đến các bậc hiền triết đời trước, chủ yếu là để báo ân và học tập theo nhân cách cao thượng của các ngài.
Tín đồ các tôn giáo đều tự cung phụng giáo chủ của mình. Vì lẽ vị giáo chủ ấy đối với nhân loại có ân đức rất lớn, lại là nơi để cho tín đồ ký thác tinh thần và sinh mạng của họ. Trong các giáo chủ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni – giáo chủ Phật giáo là bậc đặc sắc nhất về mọi mặt. Tướng mạo, phước đức, trí tuệ của Ngài đều vượt hẳn hơn tất cả mọi người. Cho nên, là tín đồ Phật giáo, chúng ta phải cung phụng, lễ bái, cúng dường chư Phật và Bồ-tát.
1. Ðức Phật là bậc đáng được cung phụng:
Ðức Phật trải qua nhiều kiếp tu hành, phước đức và trí tuệ của Ngài đã viên mãn. Ngài là một vị giáo chủ “tự giác, giáp tha, giác hạnh viên mãn”, có đầy đủ đức tánh đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi.
2. Cung phụng đức Phật như thế nào mới có ý nghĩa?
Như trên đã trình bày, chúng ta biết đức Phật là một bâïc vĩ nhân có ân đức rất to lớn đối với nhân loại. Chúng ta cung phụng đức Phật vì Ngài là bậc mô phạm; và hy vọng tư tưởng, lời nói, hành động của chúng ta sẽ hoàn mỹ như đức Phật. Nếu chúng ta cung phụng đức Phật với mục đích không trong sáng, cung phụng mà tâm hạnh bất chánh, thì đó là hủy báng Phật; hơn nữa tự mình rồi cũng do đó mà bị khổ não. Nhưng, nếu thường ngày làm những việc tốt, khi gặp tai nạn xảy ra ngoài ý muốn, chúng ta thành tâm cầu nguyện thì ắt được cảm ứng. Bằng không cứ “lúc thường không đốt hương, đến lúc gặp nạn ôm chân Phật” thì cũng vô dụng.
3. Cung phụng vị Phật nào?
Tất cả chư Phật đều có đầy đủ ánh sáng vô lượng, công đức vô lượng, phước báo và trí tuệ cũng vô lượng vô biên như nhau. Cho nên, chúng ta cúng dường một vị Phật cũng chính là cúng dường tất cả các vị Phật. Nhưng mỗi vị đều có thế giới và thời kỳ giáo hóa riêng của mình. Hiện tại, chúng ta đang ở trong thế giới và thời kì giáo hóa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni nghĩa là chúng ta có duyên cùng đức Phật; ngay cả các pháp môn tu hành, chúng ta cũng đều biết được từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu. Bởi thế, chúng ta phải nên thờ phụng vị bổn sư của chúng ta là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, phải tôn kính các pháp môn mà chúng ta có duyên tu tập của chư vị Phật và Bồ-tát (như pháp môn của Phật A Di Ðà, Phật Dược Sư, Bồ-tát Di Lặc, Bồ-tát Quan Thế Âm, Bồ-tát Ðịa Tạng v .v...).
4. Phương thức thờ phụng Phật
Cư sĩ tại gia nếu muốn thờ tượng Phật, Bồ-tát, nhiều nhất là ba vị. Nếu chỗ thờ cho phép thì mỗi tượng Phật có thể làm lớn hoặc nhỏ đồng một kích cở như nhau, tiếp đến là tượng Bồ-tát cũng vậy. Nếu như chỗ thờ có hạn, có thể thỉnh một tượng đức Phật Thích Ca thật lớn để ở giữa, kế đến là đức Phật A Di Ðà, tiếp theo là Bồ-tát Quan Thế Âm v.v... Phụng thờ mỗi vị Phật, Bồ-tát đều có ý nghĩa khác nhau. Thờ phụng đức Phật Thích Ca Mâu Ni là để biết tri ân và báo ân; thờ phụng Phật Di Ðà, Dược Sư là muốn vãng sanh về cõi tịnh độ của hai vị Phật ấy, phụng thờ Bồ-tát Quan Thế Âm là vị cứu khổ cứu nạn, Bồ-tát Ðịa Tạng là vị đầy đủ đại nguyện lực. Vả lại, vị trí bàn thờ Phật ở nhà phải lựa chỗ sạch sẽ trang nghiêm, là nơi thoáng mát có thể nhìn thấy được; bàn Phật, bình hoa, lư hương, đèn dầu... nên trưng bày trang nghiêm, ngay ngắn và sạch sẽ. Khi ngày đầu mới thờ Phật, phải cử hành lễ an vị tượng Phật đơn giản và nghiêm trang; cung thỉnh pháp sư và thiện tri thức cùng bạn bè thân hữu đến chủ trì và hộ niệm. Ngày đó, chủ nhân nên tắm rửa sạch sẽ, giữ gìn trai giới. Sau khi an vị Phật, sớm tối phải thắp hương, thay nước. Sớm tối ra vào phải chấp tay lễ bái, phải quán tưởng đức tánh cao cả của các ngài để trừ bỏ sự tối tăm trong tâm trí, và đem tinh thần từ bi bình đẳng của Phật Ðà cải thiện mối quan hệ giữa mình và người. Ai có thể làm được việc này thì mới không xấu hổ là đệ tử của Phật.
Tượng Phật phụng cúng nhiều năm, khi bị hư không thể sửa chữa được, nếu tượng bằng gỗ hoặc bằng xi-măng thì có thể mang đến gởi ở các chùa nhờ nhập tháp. Còn bằng giấy thì đốt lấy tro rải xuống sông hoặc để ở nơi sạch sẽ.
Phàm thấy tượng Phật, bất luận tượng cốt hay tượng vẽ đều phải chỉnh y lễ bái, tối thiểu cũng nên chấp tay vấn tấn. Lễ bái phải lễ từ từ, tinh cần quán tưởng đức Phật như ở trước mặt của mình, không nên lễ bái vội vàng. Trong các kinh có nêu bảy cách lễ1, không thể không biết.
Ðến tự viện lễ bái, không được chiếm vị trí giữa điện, vì ở giữa là chỗ của vị trú trì. Khi có người lễ Phật, cũng không được đi qua phía trước họ vì mất sự tôn kính và não loạn pháp quán tưởng của họ. Nếu cầm giữ kinh tượng, không được hướng đến người khác làm lễ, chỉ cần nâng kinh tượng ngang my mắt là được rồi.
Phương pháp lễ Phật:
1.Chắp tay lễ: Mười ngón tay không được so le, không được trống ở lòng bàn tay, nên chắp tay đặt giữa ngực, không cao không thấp.
2.Vấn tấn lễ: Trước tiên chắp tay ngang ngực. Khi cúi người, chắp tay theo hướng xuống đất, lúc này đem ngón giữa, ngón vô danh và ngón út của bàn tay phải đặt chồng lên trên ngón giữa, ngón vô danh và ngón út của bàn tay trái, đầu hai ngón trỏ tiếp giáp nhau tạo thành nữa vòng tròn, tiếp theo hai đầu ngón cái cũng tiếp giáp nhau; khi thẳng người, đưa đầu ngón trỏ ngang giữa lông mày, sau đó chắp tay.
3. Ngũ thể đầu địa lễ: là cách lễ rất tôn kính, cả trán, hai đầu gối, hai khủy tay đều tiếp sát mặt đất. Ở Ấn Ðộ, người ta cho đỉnh đầu là cao quý nhất, chân là thấp hèn nhất, lễ bái bậc thánh nhân thì đầu trán phải sát đất, hai khủyu tay, hai đầu gối áp sát đất, hai tay nâng đỡ chân của đối tượng được lễ biểu thị tâm ý thành kính.
Khi đảnh lễ, trước hết chấp tay ngang ngực,
lúc hai đầu gối cong xuống thì tay phải chạm đất trước, tay trái tiếp đất
cách phía trước tay phải một bàn tay; sau đó hai đầu gối chạm đất, đầu tay
phải hướng về trước bằng tay trái, đầu và trán sát đất, lòng bàn tay cuộn
lại và ngửa ra. Lúc này tinh thành quán tưởng như hai tay nâng chân Phật.
Khi đứng dậy, trước hết lật úp bàn tay lại, tay phải rút về cách khoảng
một bàn tay rồi ấn xuống đất đứng thẳng dậy, chấp tay.
Cúng Phật là cách gọi tắt của cúng dường Tam bảo.
1. Ý nghĩa cúng Phật
Có người nói, đức Phật là vị thánh bất sanh bất diệt, đã ra khỏi luân hồi đâu cần ăn uống, vì sao phải cúng dường Ngài? Ðức Phật cố nhiên đã thoát ly sanh tử, đương nhiên không cần phải ăn uống. Nhưng về mặt tâm lý, hình thức cúng dường này có thể khiến cho chúng ta tiếp cận gần đức Phật hơn, có cảm giác dường như đức Phật gần bên chúng ta hơn, khiến chúng ta trong sinh hoạt hằng ngày luôn nghĩ đến Ngài. Vì đức Phật là bậc dẫn đường nên đối với những hành vi oai nghi của Ngài chúng ta thường có ấn tượng sâu sắc. Và còn quyết tâm nối gót theo dấu chân của Ngài đã đi trước kia.
2. Dùng thứ gì để cúng dường Phật?
Ở trên đã nói rõ về ý nghĩa cúng Phật, nhưng nếu quyết định mỗi ngày phải dùng nhiều thức ăn và tiền bạc để cúng Phật thì hiển nhiên là lãng phí; hơn nữa, còn trái với ý nghĩa cúng Phật ở trên.
Phụng hành cúng Phật có ý nghĩa là chỉ cần dùng hương, đèn, hoa tươi, nước sạch, quả tươi thơm, thêm vào cơm trắng cũng được.
3. Lý cúng Phật:
Như đã thuật ở trên thì đó là cúng Phật theo sự tướng. Nói đến cúng Phật theo lý thì chúng ta nên dùng năm thứ diệu hương để cúng.
- Giới hương: Pháp thân của Phật là thân thanh tịnh. Về mặt sự tướng, chúng ta có thể dùng hương liệu trân quý cúng dường, nhưng như thế vẫn chưa trọn vẹn. Về mặt lý, chúng ta nên trì giới thanh tịnh trang nghiêm, xa lìa cấu nhiễm, dùng giới hương thanh tịnh để cúng dường Phật .
- Ðịnh hương: Thân tâm chúng ta thường theo duyên bên ngoài chuyển đổi, rất khó tu hành. Cho nên, trong sinh hoạt hằng ngày, tự chúng ta phải tùy thời, rèn luyện định lực khiến cho tâm trụ trong chánh niệm, không để cho tập quán, ý niệm xấu đến khuấy nhiễu tâm linh và hành vi của chúng ta. Ðây chính là dùng định hương để cúng dường Phật .
- Tuệ hương: Tùy thời đều phải bồi dưỡng ba loại trí tuệ sáng suốt: văn, tư và tu.
Văn tuệ: Chăm chú lắng nghe, ghi nhận sự hướng dẫn quý báu của chư Phật và thánh hiền tăng.
Tư tuệ: Suy tư kỹ lưỡng, phân biệt rành mạch đạo lý quý báu mà chư Phật và Thánh hiền tăng chỉ dạy.
Tu tuệ: Quyết tâm thực hành theo giáo lý mà chúng ta đã tư duy và công nhận là đúng chánh pháp, trừ bỏ những tư tưởng, hành vi sai trái.
- Giải thoát hương: Mục đích trọng yếu của việc tin Phật chính là phải phá trừ cái ngã chấp2 kiên cố và từ xưa đến nay của chúng ta. Vì nó là gốc rễ của mọi thống khổ, là động lực dẫn dắt chúng ta trôi lăn trong sanh tử luân hồi. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta nên quán sát như thật về bốn đại: đất, nước, gió, lửa của thân thể chúng ta là tổ hợp không có tự ngã thực tại. Trong tác dụng tinh thần của nghiệp thức phân biệt, làm gì có một cái ngã thật sự để ta chấp trước? Quán sát được điều này mới có thể ra khỏi sanh tử luân hồi. Ðây gọi là dùng “Giải thoát hương” để cúng dường Phật .
- Giải thoát tri kiến hương: Chúng ta đã biết rõ thân người do bốn đại giả hợp, không có tự tánh để có thể nắm bắt. Nhưng, nếu chúng ta ngộ nhận cho bốn đại: đất, nước, lửa, gió là thật, thấy khổ vui cho là thật thì chúng ta còn bị pháp chấp3 ràng buộc, vẫn chưa đạt đến cảnh giới vô ngại tự tại. Nếu chúng ta có thể nhận biết bốn đại là huyễn có do nhân duyên hòa hợp thì có thể phá trừ pháp chấp. Nếu trong cuộc sống, chúng ta quán sát được đất, nước, lửa, gió là một loại tác dụng qua lại; nếu ở loài khác lại có tác dụng riêng. Như loài cá xem nước như nhà cửa, lầu gác; loài sâu mọt thấy gỗ là thức ăn, là chỗ ở của chúng. Như vậy, cho đến tất cả tác dụng của thân tâm như: khổ, vui... đều do đối đãi mà có.
Do đấy có thể biết “pháp, ngã” giả có đều là duyên khởi tánh không, nhân duyên tương tục, hoàn toàn không có thật tánh. Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu có thể quán chiếu như vậy thì giải thoát khỏi pháp chấp, đây gọi là dùng “Giải thoát tri kiến hương” để cúng dường Phật .
4. Cúng dường Pháp bảo
“Pháp” là chân lý của vũ trụ nhân sinh, cũng chính là thật tướng pháp thân4 nếu có thể ngộ pháp thân, y theo pháp phụng hành thì đó là phép cúng dường chân thật nhất. Lại nữa, pháp là kinh điển của đưùc Phật thuyết, chỉ dạy mọi người tu đạo như thế nào để được giải thoát, nên gọi là “Pháp bảo”.
Cúng dường Pháp bảo trước hết, chúng ta nên nghiên cứu đọc tụng giáo lý; sau khi thâm nhập hiểu rõ rồi nên trở lại giảng giải, biên soạn cho người khác xem, nghe, khiến cho giáo pháp của đức Phật được lưu truyền mãi mãi. Nếu có tiền thì nên ấn tống kinh sách, khiến cho Pháp bảo lưu thông. Nhưng, trong lúc chọn kinh sách để ấn tặng nên thỉnh giáo thiện tri thức để chọn kinh sách thích đáng
5. Cúng dường Tăng bảo
Chúng ta thành tâm cung phụng, cúng dường Phật thì cũng phải cung kính Tăng chúng. Vì Tăng chúng thay mặt đức Phật truyền bá giáo lý cho chúng ta. Chúng ta không nên phân biệt Tăng chúng là người nước nào, tông phái nào mà chủ yếu là bậc có đức độ thì chúng ta đều phải cung kính và dùng tứ sự cúng dường.5
1. Lợi ích cúng dường và lễ bái Phật
Trên đây, chúng ta đã hiểu qua cách cung phụng, lễ bái và cúng dường Phật như thế nào rồi. Nếu y theo phương pháp này thực hành một cách chính xác thì chúng ta sẽ đạt được an lạc giải thoát ngay trong đời hiện tại.
Trong nhà thiết lập bàn thờ để tiện cho cả nhà hằng ngày lễ bái, cúng dường và dạy cho con cháu sống theo lời dạy của đức Phật. Từ đó khiến cho cả nhà đắm mình trong ánh sáng của đức Phật, nhận sự che chở hiền từ của chư Phật và Bồ-tát, khiến cho mỗi cá nhân đều trưởng thành và phát triển theo chiều hướng thích hợp chân chính. Lại nữa, trong cuộc sống hàng ngày, thường được huân tập nghiệp thiện đến lúc lâm chung ắt sẽ cảm ứng đến lòng từ bi của chư Phật và Bồ-tát đến tiếp dẫn, đời đời kiếp kiếp được thân cận Tam bảo.
2. Niềm tin chân chánh:
Chúng ta nên tin tưởng một cách kiên định
a. Ðức Phật là bậc đã trải qua kinh nghiệm giải thoát sinh tử, là bậc giác ngộ hoàn toàn, có khả năng cứu độ chúng sanh ra khỏi luân hồi. Ngài là vị thầy chân chánh trong tam giới6 .
b. Pháp của Phật dạy là phương thuốc nhiệm mầu, có đủ khả năng giúp chúng sanh trừ bỏ mọi thống khổ. Cho nên, chúng ta phải cúng dường Pháp.
c. Chúng Tăng giới hạnh thanh tịnh đều là những người dẫn đường, là bậc thiện tri thức sáng suốt của chúng ta. Do đó, để học tập phương pháp tu hành, chúng ta cần phải cung kính thân cận chúng Tăng.
d. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh sáng suốt, nếu chúng ta tinh tấn học tập Phật pháp thì tương lai cũng sẽ thành Phật .
e. Luật nhân quả là pháp tự nhiên và bình đẳng. Tạo nhân tốt ắt gặp quả tốt, mà trong các nhân lành, công đức cung phụng Phật, lễ bái Phật, cúng dường Tam bảo là thù thắng nhất.
Cúng dường Tam bảo là bao quát cả sự cúng dường và lý cúng dường. Tuy nhiên, chún ta cần phải tu hành để được viên mãn, chẳng phải một bước mà có thể đạt được, nhưng xung quanh chúng ta, trong toàn thể vũ trụ có vô lượng vô biên chư Phật, Bồ-tát, Hộ pháp, Kim cang, thiện thần đến hộ trì và bảo hộ, giúp đỡ hàng đệ tử Phật có chánh tín, lại cộng thêm cơ sở nỗ lực của chúng ta, trên đã có chư vị hỗ trợ, dưới tự chúng ta nỗ lực thì sợ gì kết quả không viên thành!
1 Bảy cách lễ (Thất chủng lễ - Bảy cách lạy Phật):
1. Ngã mạng lễ: Thân tuy lễ bái mà trong tâm không cung kính, bên ngoài biểu lộ dường như cung kính nhưng trong tâm thật ra ôm lòng ngã mạn .
2. Cầu danh lễ : Muốn được danh dự trong việc tu hành, ra vẻ thể hiện oai nghi mà lễ bái. Miệng tuy xưng hiệu Phật, thân tuy lễ bái nhưng trong tâm chạy theo ngoại cảnh.
3. Thân tâm cung kính lễ: Miệng xưng danh hiệu Phật, tâm luôn niệm giữ tướng tốt công đức của Phật, thân thường chuyên cần lễ bái, cung kính cúng dường, không nghĩ gì khác.
4. Phát trí thanh tịnh lễ: Tâm trí sáng suốt lanh lợi, đạt đến cảnh giới của Phật, trong ngoài thanh tịnh thông suốt vô ngại, đó gọi là tánh người lễ và đối tượng lễ đều vắng lặng. Lễ một vị Phật có nghĩa là lễ tất cả các vị Phật.
5. Biến nhập pháp giới lễ: Thân tâm chính mình không lìa pháp giới. Chư Phật xưa nay không lìa tâm ta, ta không lìa tâm chư Phật .
6. Chánh quán tu thành lễ: Nhiếp tâm chánh niệm, lễ Phật đối diện mà thật ra là lễ Phật của tự thân.Vì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, do theo duyên bên ngoài mà khởi vọng niệm. Hiểu được ý này thì sẽ được giải thoát.
7. Thật tướng bình đẳng lễ: Trong các phương pháp lễ trước vẫn còn có sự phân biệt tự tha, ở cách lễ này, bên trong quán chư Phật đều bình đẳng, tự tha đều không, tánh tướng bình đẳng.
2 Ngã chấp §Ú °õ (Một trong Nhị chấp: ngã chấp và pháp chấp): Cố chấp với nhận thức có thân mình, cho rằng bản chất của con người là thứ cố định bất biến, có thật thể, gọi là Ngã chấp (tức là chấp trước vào cái Ta), cũng gọi là Nhân chấp (chấp trước có con người mình).. Ngã chấp còn gọi là “Chấp nhân ngã”, đó là con người do tác dụng của năm uẩn giả hợp mà có thấy, nghe, hay, biết. Người bình thường nhân vì đều này mà chấp có “ngã” thật tại thường trụ. Do vì chấp có “thật ngã” nên đã khởi lên ba độc (tham, sân, si), rồi từ đó phát động thân, khẩu, ý tạo ra tất cả nghiệp.
3 Pháp chấp ªk °õ : Cố chấp ý niệm hư vọng cho rằng ở ngoài tâm có thực pháp hữu vi, vô vi. Theo Duy thức luận thì pháp chấp được phân làm hai loại: Câu sanh pháp chấp và Phân biệt pháp chấp. Pháp chấp còn gọi là “Chấp ngã pháp”, đó là phàm phu chúng ta không hiểu rõ đạo lý các pháp đều là duyên khởi, không có tự tánh không (năm uẩn đều không). Ðó là tà kiến vọng chấp cho các pháp có thể, dụng thật tại.
4 Pháp thân ªk ¨ (Dharmakāya): Thân chân thật của Phật. Ðây là một trong ba thân của Phật (Pháp thân, Báo thân và Ứng hóa thân). Giải thích về danh từ này, giữa Tánh tông và Tướng tông có nhiều nghĩa khác nhau. Nhìn chung, Pháp thân có thể được phân làm nhiều loại (theo quan điểm của các trường phái), như: Nhị pháp thân, Tam pháp thân, Tứ chủng pháp thân, Ngũ chủng pháp thân...
5 Tứ sự cúng dường (bốn thứ dùng để cúng dường cho Tăng chúng): Y phục, đồ ăn thức uống, thuốc thang, tọa cụ và phòng xá.
6 Tam giới:
Thế giới sanh tử mà hàng phàm phu qua lại chia làm ba cõi: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
1. Cõi dục: Là nơi ở của loài hữu tình có dâm dục và dục thực. Trên có sáu tầng trời cõi dục, ở giữa bốn châu lớn của cõi người, ơû dưới có địa ngục Vô gián gồm: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, A tu la, và sáu tầng trời cõi dục: Tứ thiên vương thiên, Ðao lợi thiên, Dạ ma thiên, Ðâu suất thiên, Lạc biến hóa thiên, Tha hóa tự tại thiên.
2. Cõi sắc: Sắc là ý chướng ngại, tức là vật chất có hình tướng. Cõi này ở trên cõi dục, là nơi ở của những loài hữu tình xa lìa hai dục: dâm và thực. Ở trong cõi này, thân thể hoặc cung điện, vườn, rừng... thuộc vật chất (sắc) đều tốt đẹp lạ thường nên gọi là cõi sắc. Cõi này bao gồm mười tám tầng trời thuộc tứ thiền:
Bậc sơ thiền: Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên, Ðại phạm thiên.
Bậc thiền thứ hai: Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên, Quang âm thiên.
Bậc thiền thứ ba: Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên.
Bậc thiền thứ tư: Vô vân thiên, Phước sanh thiên, Quảng quả thiên, Vô tưởng thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện hiện thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu cánh thiên.
3. Cõi vô sắc: Cõi này không có vật chất, không có thân thể, cung điện, lãnh thổ, duy chỉ nương vào tâm thức trụ vào trong thiền định thậm thâm nên gọi là vô sắc. Cõi này ở trên cõi sắc, có bốn tầng trời: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Nguồn: www.quangduc.com