.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO CẤP PHẬT HỌC VIỆT NAM
TP.HCM - Khóa III (1993 – 1997)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGIỆP LÀ MỘT
ĐỊNH LUẬT
LUÂN LÝ ĐẠO ĐỨC
Giáo Sư hướng dẫn: MINH
CHI
Ni Sinh: Thích Nữ DIỆU MINH
Thế danh: Phạm Thị Tuyết
---o0o---
Nói cho thật rốt ráo, đạo lý duy nhất của
đức Phật vạch ra không nhằm một mục tiêu nào khác hơn là gây tạo hạnh phúc
về tinh thần và vật chất cho con người sống giữa xã hội và thiên nhiên.
Đức Phật luôn luôn khích lệ chúng ta hành động “vì an lạc của số đông, vì
hạnh phúc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời”. (S.i 105). Bởi vì
một hành động của cá nhân, dù vô hình hay hữu ý, vẫn ảnh hưởng lên đời
sống xã hội, đời sống vạn vật; và ngược lại mọi thịnh suy, mọi biến chuyển
của xã hội, vạn vật vẫn ảnh hưởng lên đời sống cá nhân. Do đó nổ lực cải
tạo xã hội để cùng thăng hoa cộng tiến đó là bổn phận của mỗi cá thể trong
xã hội loài người. Trên bình diện tương đối, theo Phật giáo, nhân cách con
người phải được hoàn bị bằng năm giới. Năm giới đó là: dừng chỉ chém giết,
trộm cắp, tà hạnh, vọng ngữ, và rượu chè chút sách để thực hành các thiện
pháp: từ bi, trí tuệ...
Giới Phật giáo Việt Nam đã tỏ rõ luôn luôn
đi đúng con đường đức Phật đã dạy: lấy nhân bản làm trung tâm, lấy con
người làm trụ cột_đặt niềm tin ở con người có khả năng nắm vững chân lý và
đặc biệt ở năng động tính chủ quan của con người có khả năng “chuyển
nghiệp”.
Trong một hội nghị bàn tròn quốc tế năm 1985
bàn về “những nguy hiểm mới cho sự sống thiêng liêng...”- đoàn đại biểu
giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thay mặt giới Phật giáo Việt Nam phát biểu
những ý kiến hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của dân tộc v àcủa nhân dân
yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới:
...”Chúng ta tuyên bố không chấp nhận cuộc
chạy đua vũ trang, chúng ta tuyên bố không chấp nhận xâm nhậnp vũ khí vào
trong không gian. Chúng ta tuyên bố không tán thành chiến lược đối đầu
quân sự, vì rằng tất cả các hoạt động ấy là những hành động bất thiện.
Chúng ta tuyên bố chấp nhận chính sách giải trừ quân bị trên đất liền và
trên không gian. Chúng ta chấp nhận sự đóng băng tất cả vũ khí hạt nhân.
Chúng ta tuyên bô chấp nhận chính sách hòa hoãn và đối thoại, vì rằng tất
cả những hành động ấy là những hành động thiện”. Cho nên vấn đề đau khổ và
chiến tranh của nhân loại ngày hôm nay không phải ngẫu nhiên và tất định.
Đó là kết quả hành động của con người, mà thuật ngữ nhà Phật là Nghiệp báo,
và chỉ có con người mới có thể chuyển Ngiệp bằng cách thay đổi hành động
để biến cải xã hội mà thôi.
Đầu thế kỷ thứ II Tây lịch, giáo lý Nghiệp
báo hay nói cho đủ là Nhân quả Nghiệp báo của đạo Phật đã được truyền bá
vào Việt Nam. Giáo lý đó đã đương nhiên trở thành nếp sống tín ngưỡng hết
sức sáng tỏ đối với mọi người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Một
người dù chưa trở thành tín đồ đạo Phật về mặt nghi lễ nhập đạo, nhưng học
biết luật nhân quả nghiệp báo thì đương nhiên là tín đồ Phật giáo. Lý Nhân
quả Nghiệp báo không những thích hợp với thiên lương bản tâm đa số, mà còn
ảnh hưởng rất lớn đối với tâm thức các nhà trí thức. Không nhà trí thức
nào, kể cả ngày nay mà không biết qua ít nhiếu về nghiệp báo...Lý nhân quả
nghiệp báo đã trở thành kim chỉ nam, để dẫn dắt từng thế hệ con người biết
soi sáng tâm trí mình vào lý Nhân quả Nghiệp báo mà hành động sao cho tốt
đẹp, đem lại hài hòa, bình yên, lương thiện cho mọi người dân trong cộng
đồng dân tộc. Vậy:
-Nhân quả nghiệp báo là gì?
-Nghiệp báo là một định luật luân lý đạo đức.
-Từ đó rút ra được những bài học gì?
Tất cả những vấn đề trên, ta hãy đi vào
phần nội dung kế tiếp để tìm hiểu.
Tuy nhiên với một đề tài lớn như vậy, mà khả
năng con lại yếu kém, kiến thức lại thô thiển, chắc chắn không sao tránh
khỏi những sai lầm thiếu sót. Ngưỡng mong chư Tôn thiền đức, chư vị Thân
giáo sư, các bậc thức giả cao minh hoan hỷ chỉ dạy cho con.
Và con xin ghi lại đây lòng biết ơn sâu sắc
đối với Hòa Thượng Hiệu Trưởng, chư vị Hòa thượng-Thượng tọa giáo sư, thân
giáo sư Minh Chi đã tận tâm chỉ bảo và hướng dẫn đề tài. Chư vị thân giáo
sư cùng quý ân nhân Phật tử đã tận tụy giảng dạy và hổ trợ chúng con trong
4 năm qua. Con cũng chân thành cám ơn chư huynh đệ tăng ni sinh trường Cao
Cấp Phật Học Việt Nam đã giúp đỡ cho con hoàn thành bản tiểu luận này.
I.1 Nghiệp và nghiệp
báo là gì?
Để giải thích Ngiệp, trước tiên ta xác định
những gì không phải là nghiệp. Thông thường, một số người hiểu nhầm về ý
niệm của Nghiệp nhất là khi sử dụng từ ngữ này hằng ngày. có người nói ta
không thể thay đổi tình trạng được vì nghiệp. Theo ý này, nghiệp trở thành
một cái gì khiến chúng ta phải trốn tránh. Nó tương tự như tiền định hay
os61 mệnh. Như vậy là không hiểu biết đúng về Nghiệp. Sự hiểu lầm về
Nghiệp có thể do người bình dân nghĩ rằng con người có may có rủi. Cũng có
thể vì tư tưởng người bình dân bị nghiệp chi phối với ý nghĩ tiền định.
Nhưng Nghiệp không phải là số mệnh hay tiền định.
Nếu nghiệp không phải là số mệnh hay tiền
định thì Nghiệp là gì? Nghiệp, danh từ Pàli “kamma”, nghĩa là “hành động”.
Song theo Phật giáo, thì nó không phải là một hành động máy móc, một hành
động vô ý thức hay vô tình. Mà nó là một hành động cố ý, có ý thức, được
cân nhắc kỹ càng và có chủ tâm. Tiến sĩ Phật học Tích Lan Walpola Rahula
có đĩnh nghĩa về nghiệp như sau: “Nghiệp nói cho đúng nghĩa là hành động,
là việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là tác ý (cetana). Tư tưởng,
lời nói, việc làm do ý muốn (ý chí) làm động cơ khởi xuất” Đó là cách
giảch thích cụ thể hơn ý nghĩa của câu “tác ý là nghiệp trong kinh Tăng
nhứt A-Hàm”.
Vì có tác ý nên con người hành động bằng
thân, khẩu hay ý. Và hành động có tác ý dẫn đến phản ững, hiệu quả chín
mùi của nó, gọi là Nghiệp báo hay Nghiệp quả (Kamma-Vipàka). Quả báo đó
tương ứng với hành động có tác ý tức nghiệp tạo ra nó.
Tác ý có thể tương đối thiện hay ác. Bởi thế
nghiệp có thể thiện hay ác một cách tương đối. Nghiệp thiện (Kusala) phát
sinh thiện quả, ác nghiệp (Akusala) phát sinh ác quả trong ý nghĩa căn bản
nhất của quy luật nhân quả nghiệp báo là “Gieo gì gặt nấy”. Mà người Anh
gọi đó là nguyên lý của sự phản ứng tương đương (the principle of
corresponding reaction), một qui luật có tính chân thật, bình đẳng và khoa
học mà lương tri mọi người đều chấp nhận.
1.2 Vai trò của
tác ý (Tâm chủ động)
Theo định nghĩa về Nghiệp như trên, thì cội
nguồn xuất phát của nghiệp nhân là Tác Ý, tức do tâm chủ động. Trong kinh
pháp cú có nói: “Tâm dẫn đầu các pháp, Tâm là chủ, tạo tác. Nếu nói hay
hành động, với tâm niệm bất tịnh, khổ não liền theo sau, như xe bò vậy”...,
và” nếu nói hay hành động, với tâm niệm thanh tịnh, an lạc liền theo sau,
như bóng chẳng rời hình” (câu 2), đó là một sự thật ròng rã quay đều khắp
càn khôn vũ trụ. Qua đó ta thấy Phật giáo đã minh định rõ ràng về vấn đề
khổ đau, thiện ác, căn cứ vào tiêu chuẩn lợi và hại. Lợi cho thất cả, là
thiện; lợi cho mình mà hại cho người, là ác. Bởi cái lý “Nhất đa tương
dung” nên người tu Phật không bao giờ gây đau khổ cho ai.
Nhưng, cũng cần lưu ý: theo Phật giáo, bất
cứ là việc làm gì...không nên căn cứ vào việc làm ấy mà phải căn cứ vào
cái TÂM của người làm việc ấy trước hết. Có khi là một việc mà thiên hạ,
luân lý, đều cho là ÁC, mà không ÁC, là vì việc làm ấy phát ra do thiện
tâm, thiện ý cải thiện hay cứu rỗi, cũng cùng là một việc làm mà người này
làm, sẽ được gọi là THIỆN, còn người kia làm lại bị xem là ÁC. Là vì người
này làm với lòng yêu thương cao thượng, còn người kia làm với lòng ích kỷ
xấu xa. Có khi mắng chửi... đánh đập... như bà mẹ vì thương con mà răn dạy,
thì hành động ấy không thể gọi là ác được. Trái lại, nói lời dịu ngọt,
nịnh bợ, cốt làm vui lòng khéo đóng trò để được “đắc nhân tâm” bằng cách
chìu theo thị dục, thị hiếu kẻ khác với dụng tâm lợi dụng thiện cảm con
người để “thành công” theo ý muốn, chứ không phải để xây dựng hay vì lỡi
ích cho người, đó là hành ÁC. Có kẻ giết người mà không phải là ÁC; có kẻ
cứu người mà không phải là THIỆN. Có kẻ làm đau đớn người mà không phải là
ác; có kẻ an ủi xoa dịu cho người mà không phải là thiện. Như trường hợp
ru ngủ lòng tự đắc kẻ khác bằng những lời khéo léo đề cao Bản ngã họ, cốt
nuôi dưỡng lòng tự cao tự đại của họ...chưa ắt là người nhân, cũng như
dùng lời châm chích chạm lòng tự aí, nhưng với dụng ý làm cho người tỉnh
ngộ, chưa ắt là kẻ bất nhân. Đó là trường hợp của Dương Lễ đối xử với Lưu
Bình ngày trước.
Tóm lại, động lực chính của sự tạo nghiệp là
Ý THỨC (thức thứ 6). Ý thức có một tác dụng vô cùng mạnh mẽ, nó chi phối
tất cả mọi thức khác, lại có quyền thay đổ và sáng tạo cả một cuộc đời của
con người. Trong gia đọn hiện tại, cá nhân phải chịu gánh tất cả những quả
báo của nghiệp quá khứ (túc nghiệp) và nghiệp hiện tại (hiện nghiệp). Đó
là việc dĩ nhiên. Nhưng “ý thức” với sự phụ họa của các “thức” khác, trong
giai đoạn hiện tại, cũng có quyền năng tạo nghiệp mới để làm động lực cho
sự phát sinh một giai đoạn sinh mạng sau nầy:
“Dục tri tiền thế nhân,
Kim sanh thọ giả thị.
Dục tri lai thế quả,
Kim sanh tác giả thi”
(Muốn biết đời trước tạo
“nhân” gì, hãy xem đời nay chịu quả nào: Muốn biết đời sau chịu “quả” gì,
hãy xem đời nay tạo nhân gì?)
Nghiệp quá khứ là nguyên động lực của kiếp
sống hiện tại: nó chỉ huy tất cả, nên con người giống như một bộ máy bị
một định mệnh vô hình chi phối, mà người ta thường gọi là số mệnh. Cái
nghiệp quá khứ ấy giống như sức của mũi tên, chỉ khi nào sức của mũi tên
hết, thì mũi tên sẽ rơi xuống đất. Bởi vậy, tạo nghiệp trong hiện tại cũng
phá được một phần nào nghiệp báo của quá khứ, nh7ng nếu vẫn bất lực trước
một định mạng khắt khe, thì đó là do cái đà của sức mạnh của mũi tên còn
rất mạnh. Song, nghiệp mới tạo, lại có nhiếu ảnh hưởng đến sinh mệnh của
nhiếu cá nhân khác, nên trong sự tự biến (nghiệp riêng) cũng được hưởng
nhiều về cộng biến (nghiệp chung) do mình tạo nên, nhờ vậy mả phá tan được
nhiều nghiệp chướng do ác tập gây nên. Trong thực tế, ta thấy những ai gây
được nhiếu công đức xã hội, như gieo rắc mầm tư tưởng từ bi, hỉ xả, giúp
con người phá được tà kiến, gây được lòng yêu thương trong nhân loại... là
người tích chứa được nhiều thiện đức... nên dù có gặp tai họa, cũng nhiều
khi được qua khỏi một cách nhiệm mầu. Đó là nhờ cái công đã gieo được
nhiều chủng tử tốt cho mình và xung quanh, nên Biệt nghiệp và cộng nghiệp
đều tốt đẹp, đánh tan được cái mũi tên độc của nghiệp quá khứ của mình.
Trên cơ sở này, cá nhân có thể tạo một cách hoàn toàn tự do những gia đoạn
sinh mệnh đẹp đẽ hoặc đen tối cho mình ở hiện tại và tương lai. Kinh
Trung Bộ I, Majjhima Nikàya, 135 viết: “Chúng sinh làm chủ karma tức là
những hành động cố ý của chúng và cũng là kẻ kế thừa karma của chúng,
Kharma là cái bào thai sinh ra chúng. Karma là bạn, là nơi nương tựa. Dù
chúng có tạo ra loại karma gì, thiện hay ác, chúng đều phải thừa kế karma
của chúng”. Thế nên, chúng ta chẳng có gì ngạc nhiên khi mà Bêthoven mới
bảy tuổi đã điều khiển những buổi hòa nhạc trước công chúng, Mozart soạn
được các bản nhạc trước sáu tuổi, Voltaire đọc ngụ ngôn La Fontaine khi
mới ba tuổi, v.v... Nhựng năng khiếu như vậy không thể học mà có được, mà
chắc là có cơ sở trong một đời sống trước.
II. Ngiệp báo là
một định luật luân lý đạo đức
Luân lý là một quán lệ, một thói cư xử theo
lẽ phải. Mà lẽ phải là phần cốt yếu của đạo làm người. Giá trị đích thực
của nền luân lý chân chính là sự chiểu biết và tôn trọng phẩm giá, nhân
cách của tha nhân cũng như tự thể. Người đạo đức luân lý là một con người
sung sướng nhất trên đời, khác nào như bông hoa nở đẹp, làm thơm cho cuộc
thế, Pascal thường nói: “Luân lý là cuốn sách tốt nhất của ta. Một cuốn
sách mà ta cần phải tra cứu luôn”. Luân lý rất cần cho xã hội con người.
Sự sụp đổ về mặt luân lý là một tai họa lớn cho con người và cuộc đời.
Theo Phật giáo, luân lý Nghiệp báo tức là lý
Nhân quả, nhắm vào đạo đức, bao hàm một trật tự trong nhân quần. Không
nhân quả, thế giới vật lý đổ; thế giới đạo đức cũng tang hoang. Lý Nghiệp
báo Nhân quả ngụ ý rằng những việc làm tốt của một cá nhân tăng thêm Phước
cho toàn thể, trong ấy có cả cá nhân; còn việc làm xấu làm hỏng cá nhân ấy
thì đồng thời cũng gây hại bằng mọi cách cho đoàn thể. Cương vị cá nhân
càng cao, quyền lực cà nhân càng lớn, thì tầm cỡ ảnh hưởng của mỗi việc
làm cũng rộng lớn theo, chứ không chỉ hạn chế trong phạm vi gia đình, bạn
bè thân thuộc. Như Tamerlan, người snág lập ra đệ nhịn đế chính Mông Cổ,
người thể hiện của chiến tranh, sau 19 năm tung hoành giải phóng cho quê
hương, ông đã không chịu dừng chân để xây dựng cơ đồ, trái lại còn giương
Đông kích Tây trong hai mươi mấy năm trời còn lại của cuộc đời ông, đi
chinh phục và tàn sát các xứ sở láng giềng, đi đến đâu thành lũy được xây
bằng sọ người chất lại, tù nhân thì đem chôn sống hàng trăm nghìn ... Kết
quả là sự chết đã cướp ông đi trên bước đường sang chinh phục Trung Hoa,
rồi tiếp đó là sự tiêu tán của bộ lạc.
Do vậy, về phương diện luân lý, đạo đức, đạo
Phật không những chỉ giáo dục một gia đình tốt, một xã hội tốt mà trọng
điểm giáo dục của đạo Phật là giáo dục cá nhân, đào tạo một con người
chính nó phải thích ứng với hai phương diện cuộc sống là cá nhân và tập
thể. Con người xã hội là con người tập thể, nên mỗi hành động của chúng ta
phải là một hiến dâng. Mỗi hành động của chúng ta phải là một phục vụ. Mỗi
hành động là một sự xây dựng mới đưa con người vào toàn diện:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả,
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
Mỗi người chúng ta, khi hiện diện trên đời
này, ta đã “vay” rất nhiều của xã hội. Bởi ta không thể sống một mình mà
không nhờ vả người khác, tức là ta không thể sống mà không “vay”. Do vậy,
nhiệm vụ của ta là phải “trả”. Đó là lẽ công bằng. Nhưng “trả” ở đây là ta
phải biết “trả” cho đời, nghĩa là phải biết cống hiến hết sức lực, khả
năng mình cho xã hội, phải biết góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp
chung của đất nước; phải cnốg hiến là trách nhiệm của mỗi con nguời sống
trong xã hội. Nếu như ai ai cũng hiểu rằng “sống là cho, đâu chỉ nhận
riêng mình”, thì mọi người sẽ sống đẹp xiết bao, tình thương thân tương
trợ, tình nhân loại sẽ vô cùng thắm thiết.
Sống có ý thức, với đầy đủ trách nhiệm của
mình tức là nhận chân rõ, không chút mơ màng là mỗi việc làm, mỗi lời nói,
mỗi ý nghĩ của chúng ta đều có tác động đến bản thân mình (Biệt Nghiệp) mà
còn ảnh hưởng hoặc ít hoặc nhiều đến người khác, đến môi trường sống chung
quanh ta (Cộng Nghiệp). Hãy tỏ ra mình có đức hạnh, can đảm và hết lòng.
Cố gắng thương yêu mọi loài. Con người chỉ xứng với danh nghĩa của nó
chừng nào làm chủ được ý nghĩ, lời nói và hành động mình cả về nội giới và
ngoại giới. Chinh phục được ngoại giới là một công trình to lớn, nhưng
điều đáng ca ngợi hơn hết vẫn là sự đỉều ngự chính mình:
“Dầu tại bãi chiến trường
Thắng ngàn ngàn quân địch
Không bằng tự thắng mình
Chiến công ấy ký tích”
(PC 103)
Tâm hồn con người hôm nay đang đổ dốc trước
sức lớn mạnh của kỹ thuật, tạo ra những cảnh-huống chênh-vênh, một viễn
tượng tiêu diệt thế giới. Tham đắm của cải vật chất, con người có thể bắn
giết, đâm chém, tiêu diệt lẫn nhau. Bới thế, hiện tại chúng ta như đang
nằm trên bờ vực thẳm. Tất cả những hành động xấu xa của chúng ta sẽ đưa
chúng ta đến đó. Vì xâuxé từ đâu ra? Từ lòng con người! Tang tóc đổ vỡ từ
đâu mà có? Từ lòng con người! “Họa phúc do nhân cánh vấn thùy” là vậy. Vấn
đề đau khổ và chiến tranh của nhân loại ngày hôm nay không phải ngẫu nhiên
và tất định. Đó là kết quả hành động của con người và chỉ có con người mới
có thể thay đổi hành động để biến cải xã hội mà thôi. Sự cả thiện này,
chúng ta phải tự mình thực hành lấy, chứ không thể nhờ thiên hạ, sách vở
hay các tổ chức nào ngoài chúng ta làm giúp được và sự cải thiện này chỉ
có thể thực hiện khi mỗi cá nhân chúng ta bắt đầu biết tự giác lấy mình
trong mỗi tình cảm, lời nói, việc làm, và ý nghĩ.
Con người chịu trách nhiệm đời sống tâm thức
của mình nên tự nguyện lánh xa mọi điều xấu chứ không phải vì sợ hình phạt,
chỉ trích hoặc vì khen thưởng ... Cơ sở triết lý hành thiện theo hướng ly
tham, ly sân, ly si, ly ác, ly hại vững chắc hơn cơ sở hình phạt của phpá
luật, bởi vì con người khôn ngoan có thể chạy trốn pháp luật và dư luận.
Nhưng người ta không thể chạy trốn lương tâm và nghiệp quả của mình. Luật
nhân quả không sai chạy, không thể tránh. Mỗi khi ta hại người khác, là ta
đang tự hại mình: mỗi khi ta đem lại hạnh phúc cho người khác là ta đang
đem lại cho chính mình hạnh phúc tương lai:
“Tất cả niềm vui có được trên đời
Đều do muốn an lạc cho kẻ khác
Tất cả đau khổ có ra trên đời
Đều do muốn hạnh phúc cho chính mình.” (*)
Như vậy, nền đạo đức,
luân lý Phật giáo như thế không xây dựng trên các tín điều, không xây dựng
trên các tư duy thuần lý, cũng không “ra lệnh”, mà được xây dựng trên giá
trị tiêu chuẩn an lạc, hạnh phúc và giải thoát của con người, rất người, ở
chỗ con người chính nó phải chịu trách nhiệm về hai mặt nhận thức và hành
động.
(*) Tính chất Cam Lồ, Ni Sư Trí Hải
dịch, trang 84
III. Rút ra
bốn bài học từ lý nhân quả nghiệp báo
III.1 Bài học thứ nhất về
thuyết nghiệp báo của Phật giáo là nhẫn nại
Khi đã hiểu chữ Nghiệp trong đạo Phật một
cách đúng đắn thì định lý Nghiệp báo không làm chúng ta nhục chí, trái lại
làm cho chúng ta nhận thức ý nghĩa trách nhiệm và can đảm nhận lãnh khi bị
những khó khăn hay sự thử thách gần như không thể vượt qua nổi với ý nghĩa
rằng đó là kết quả của những hành động mình đã gây ra hoặc gần hoặc xa,
ch1ư không mù quáng để buông xuôi chịu đựng. Bởi đã biết rõ nó do mình gây
ra thì cũng do mình thay đổi chứ không thể cậy ai thay đổi giúp, khi đó ta
sẽ nhẫn nại lập chí sửa đổi, theo ý chí tự do của mình. Hẳn nhiên đây
không phải là điều dễ hay khó, mà dễ hay khó là ở lòng nhẫn nại của ta.
Như một triết gia đã nói: “Cảnh khổ là nấc thang cho những người anh tài,
là kho tàng cho những người khôn khéo nhưng cũng là hố thẳm cho những kẻ
yếu hèn”.
Nhẫn nại là một sức chiến đấu phi thường ở
nơi mình, lúc nào cũng bền tâm, vững chí, nghĩ, nói và làm hợp với chánh
đạo. Nhẫn nại là sáng suốt bình thản trước mọi hoàn cảnh thuận hay nghịch,
tuyệt đối không bao giờ mất cảnh giác. Gặp việc may mắn chúng ta cũng
không vui mũng thái quá đến mất tỉnh táo, bất quả, chỉ như chúng ta tiêu
xài một số tiền đã dành dụm được từ trước; nếu nói không siêng năng tiếp
tục làm điều thiện, thì sẽ có ngày hết vốn, và sự đau khổ sẽ chờ đợi chúng
ta. Và khổ đau hay thất bại giáng xuống cho ta, ta cũng không oán người
hay tự ghét mình, mà xem đó là một nghiệp đang đi đến kết thúc, như người
Tây Tạng nói: “Đau khổ là một cái chổi quét sạch những nghiệp ác của ta”.
Vì rằng “sự may mắn”, một kết quả của thiện nghiệp, có thể trôi qua nếu ta
không khéo sử dụng, nhưng “rủi ro”, kết quả của ác nghiệp, quả có thể ddem
lại cho ta một cơ hội tuyệt diệu để tiến hóa. Ta hãy nghe câu chuyện của
thầy Purna, một gương sáng của đức tính nhẫn nại trong lịch sử Phật giáo:
Khi Phật còn tại thế, dân xứ Chrona paranta
rất hung tàn bạo ngược. Phật sai Purna qua xứ ấy truyền đạo. Lúc ra đi,
Phật nói rằng: Này Purna! Ngươi xuyên qua xứ ấy truyền đạo thay ra, nếu
người ta chửi mắng ngươi, thì ngươi làm sao?
-Bạch Thế Tôn, họ vẫn là người từ thiện vì
họ không dùng gậy đánh con.
-Nhưng nếu họ dùng gậy đánh ngươi thì ngươi
tính sao?
-Bạch Thế Tôn, họ vẫn là người nhân từ vì họ
không chém giết con.
-Nhưng nếu định chém giết ngươi thì ngươi
làm sao?
-Bạch Đức Thế Tôn, họ vẫn là những người từ
bi, bố thí cho con nhiều nhát dao để cho con được vĩnh viễn xa lìa cõi đời
ô trọc này.
Thật đáng kính phục! Lòng nhẫn nại của Purna
đã vì đạo mà coi thường cái chết như kinh Hoa Nghiêm nói: “Bồ Tát nhẫn
chịu tất cả điều ác, đem tâm bình đẳng hướng tới chúng sanh. Như mặt đất
bằng phẳng không giao động”.
III.2 Bài học thứ hai của
thuyết Nghiệp báo là tự tin
Sống tức là hoạt động và có hoạt động mới
biểu l965 được hết sức sống tiềm tàng trong con người. Bất cứ việc làm gì,
điều kiện căn bản để thành công phải là TIN ở công việc làm trước đã. Mọi
việc thất bại không phải mới thất bại khi nó đã đổ vỡ, mà chính lá lúc khi
có một mầm nghi đầu tiên thoáng hiện trong óc đối với công việc sắp làm,
khi mà lòng tin bắt đầu lung lay. Tất nhiên, nếu thấy trọn vẹn, hiểu biết
rối mới tin, thì đó không còn lòng tin nữa, mà đó là hiểu và thấy. Khi nào
nói tin, tức là có nghĩa sự hiểu biết và thấy chưa thực sự trọn vẹn và đầy
đủ. VD: Tôi không thấy đồng xu trong bàn tay của anh, nhưng tôi tin là có
đồng xu ở trong đó. Như vậy mới gọi là tin. Nếu đã mở bàn tay ra rồi, đã
thấy có đồng xu ở trong đó rồi thì không thể nói, tôi tin, mà phải nói là
tôi thấy có đồng xu. Tin và thấy khác nhau.
Nghiệp báo hay Nhân quả, đó là sự thật mà
Chư Phật, Bồ Tát chứng biết. Nhân quả là định luật bất di bất dịch, chí
công vô tư, có vay phải có trả, không thể nào trốn thoát được. Với phàm
phu chúng ta, tâm chưa được thanh tịnh, những sự thật vi tế của đời sống
chưa được thấy biết, thì chúng ta phải tin như vậy.
Trong mức độ của lý trí, chúng ta thấy rằng
nếu không tin nhân quả, con người cũng không còn một chổ nương tựa nào cho
đời sống của chính mình, cái mà con người gọi là đạo đức cũng không có một
căn bản nào để thành lập được. Thật vậy, về phương diện tư tưởng, những
người không tin nhân quả chia làm 2 nhóm:
a) Một số người cho rằng đời sống không được
điều động bởi định luật Nhân quả, mà là do một đấng tạo hóa tạo ra tất cả.
Nếu mỗi người do một đấng tạo hóa tạo ra, thì tại sao lại có sự bất bình
đẳng giữa con người. Có người sanh ra đã tàn tật, có người nhiều tính tốt,
và có người nhiều tính xấu...? Chấp nhận đời sống này không do nhân quả mà
do một ađ6ng tạo hóa, thì hóa ra đấng tạo hóa ấy đã bất công, vì đã ưu đãi
một số người này, bỏ bê một số người khác. Con người phải chịu đựng một
cuộc đời mà mình hoàn toàn không trách nhiệm từ lúc sanh ra cho đến lúc
chết...Bởi thế có người đã chống đối lại đấng tạo hóa bằng lời nói rằng:
tôi không trách nhiệm cuộc đời tôi, thì tại sao lại trừng phạt tôi.
b) Một số người không tin nhân quả, họ là
các nhà hiện sinh vô thần. Họ tuyên bố như Nietzche: Thượng đế đã chết, và
như thế con người được tự do làm tất cả. Khi cuộc đời không do một đấng
tạo hóa cũng không có định luật nhân quả thì mọi việc đều có thể làm, và
con người tiến đến hư vô chủ nghĩa: nhân vật Raskanikov trong “Tội ác và
Hình Phạt” giết bà lão để thí nghiệm tâm hồn mình, nhân vật trong “Người
xa lạ” của A. Camus, giết người một cách không lý do, nhân vật của A.
Malraux, làm chính trị không lý tưởng chỉ để chứng minh mình có tự do...
tất cả đều lọt vào hư vô chủ nghĩa, như đoạn kết của tác phẩm “Hữu thể và
Hư vô” của Sartre kết luận” Con người chỉ là một đam mê vô ích”.
Khi tất cả không do tạo hóa nào làm ra, cũng
không có trật tự nhân quả, thì tất cả đều ngẫu nhiên, cuộc đời chỉ là “một
đam mê vô ích”, “phi lý”, “thừa thải”, “chán mứa”.
Cả hai quan niệm trên không tin vào nhân quả
đều đưa con người đến chỗ bế tắt của lý trí. Quả thật, không có định luật
Nghiệp báo nhân quả, căn nhà vũ trụ không còn sườn cột và rơi vào hỗn loạn,
con người không còn căn cứ vào đâu đề điều chỉnh cuộc đời mình cho ra một
cuộc sống làm người, nói gì đến chân, thiện, mỹ.
Sau đây chúng ta lược qua một vài điềm về
niềm tin nhân quả trong cuộc sống hàng ngày để thấy sự tin và làm theo
nhân quả ổn định cuộc đời con người như thế nào.
Thông thường chúng ta hay đổ lỗi cho hoàn
cảnh bên ngoài về tất cả những gì không bằng lòng trong đời mình khi nào
chúng ta cũng nói vì thế này thế nọ, khi nào cũng lập đi lập lại chữ tại
sao với đầy bất mãn, chúng ta làm như trong công nghiệp chung chẳng hề bao
giờ có phần biệt nghiệp của mình trong đó cả. Đổ thừa cho hoàn cảnh chung
quanh mà không thấy rằng chính chúng ta góp phần và đóng vai trò quyết
định cho mọi hoàn cảnh “khách quan”, chính là tự chiêu cảm lấy tất cả
những gì xảy đến. Phàn nàn đổ lỗi chỉ làm chúng ta thêm bất an phiền não
và chẳng bao gìờ thấy nguyên nhân của mọi khó khăn, tai họa để giải quyết
tận gốc mọi vấn đề.
Cũng vì không tin nhân quả mà có tâm ghen
tức, đố kỵ. Không tin nhân quả nên chúng ta hay bàn đến lỗi lầm mà ta
không thấy tận mắt của ông này, vị nọ, một điều mà trong luật cấm. Không
tin nhân quả thì ưa nói, ưa nghe những chuyện xấu của người khác, tạo nên
những tin đồn đãi ác khẩu.
Tin nhân quả thì tâm an, hết lăng xăng, “tám
gió thổi chẳng động” đó là điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai là tin nhân quả thì không sợ
hãi vu vơ, ví như một câu châm ngôn của Phật Giáo Tây Tạng là: “Không có
cái gì xảy đến cho anh, nếu tự trong anh không có cái đó”. Không có một
quả nào có thể xảy đến cho ta, nếu ta tự nơi ta không chứa chấp, nuôi
dưỡng mầm mống của sự việc ấy. Đó cũng là lý luận căn bản của y học Đông
Phương, nếu thân ta không tự làm mô trường tốt cho vi trùng đến ở, thì
không có loại vi trùng nào phá hoại được ta. Như vi trùng không có chỗ ở.
Vì lý do đó mà nói trì Chú Đại Bi nhiều thì không có chết dữ, bởi tâm ta
tràn đầy đại bi, không có chỗ nào cho sự ác, sự dữ, thì có sự dữ nào đến
được với ta.
Lo sợ và hy vọng là động tác thừa của tâm
thức, chúng cũng chỉ là phiền não nơi tâm. Tin nhân quả thì không hy vọng
hảo huyền cũng không lo sợ vớ vẫn. Nhờ thế mà tâm thức dần dần an định, từ
sự an định này, trí tuệ sáng suốt phát ra, tâm trí càng sáng suốt thì càng
cảm nhận rõ nhân quả, cho đến chỗ thấy rõ tác động của nhân quả, bèn sử
dụng nhân quả để sống một cách giải thoát ở đời. Biết rõ việc mình làm
bằng một cái nhìn soi rõ nhân quả, đó là đời sống Chánh Mạng (1
trong 8 chánh đạo). Thật nghĩa của Chánh mạng là một đời sống an vui,
không tiếc nuối hối hận với quá khứ, không lăng xăng chạy cuồng trong hiện
tại, không gàn dở phóng dệt ảo tưởng ở tương lai.
Ở trên chúng ta chỉ nói qua về hai điềm nhỏ
của sự việc tin nhân quả trong đời sống thường ngày. Sự thấm nhuần niềm
tin nhân quả là một khám phá, một thể nghiệm của đời sống. Càng tin nhân
quả càng nhìn ra nhiều hiệu quả khác của nhân quả, vì nhân quả tác động
lên toàn bộ đời sống, mọi mối tương quan giữa người với người, giữa người
và sự vật. Nhờ niềm tin đó, hành động theo luật nhân quả trong ba nghiệp
thân, khẩu, ý mà thân tâm dần dần ổn định.
Dầu sự hiểu biết, thâm nhập vào định luật
nhân quả nghiệp báo có sâu có cạn, nhân quả nghiệp báo vẫn là yếu tố chính
để ổn định cuộc đời. Hoan hỷ bằng lòng tiến hành cuộc đời, sống đúng với
mình, đó là chánh mạng của Bát Chánh Đạo. Chánh mạng là một đời sống không
lỗi lầm, không lỗi lầm thì an vui. An vui là bước đầu tiên để đưa đến bước
cuối cùng của con đường học Phật là giác ngộ giải thoát.
III. 3 Bài học thứ
ba của thuyết Nghiệp báo là tự chế
Trong số các phép tu của đạo Phật, người ta
đề cao thái độ tỉnh táo, cảnh giác, có ý thức đối với tất cả mọi hành
tướng của thân và tâm: đi biết mình đi, đứng biết mình đứng, ăn biết mình
ăn v.v... hoàn toàn sống trong thực tại, trong hành động, trong công việc
của mình. Phật giáo gọi như thế là Tu Thiền. Đó là sự bảo đảm tốt nhất cho
tính toàn thiện và sự thành công của mỗi một cử chỉ và hành vi chúng ta.
Chúng ta cần chế ngự thân, miệng để hạn chế bớt điều bất thiện mà nó có
thể gây ra tội ác và đau khổ cho mình và cho người. Đó là vấn đề tiết dục,
hay chế dục. Chỉ chế dục, tiết dục thôi cũng đủ để chúng ta không làm
những hành động xấu ác. Nó là căn bản cho người tu Phật, song cũng có
nhiều Phật tử không lưu ý điều này. Có câu chuyện như sau: Cách đây ba năm
tại Đức có phong trào Bhagavan (theo nghĩa VN là Thế Tôn). Ông này trước
đây là một người bình thường, nhưng vì sau lập nên một đạo mới và dần dần
người ta tôn ông làm Bhagavan. Đạo của ông được kết hợp bởi một lý thuyết
Ấn Độ và lý thuyết Freluld. Đạo này chủ trương phóng dục và cho rằng sự
đau khổ của con người là do sự ức chế, và sự đè nén lòng ưa thích của con
người. Cho nên những người theo đạo của ông khi nào muốn ăn thì ăn, muốn
ngủ thì ngủ, khi nổi giận muốn đánh nhau thì đánh. Trong thực tế, làm như
vậy thì họ có được ảo giác sung sướng vì muốn gì được thỏa mãn nấy, nhưng
đó chỉ là sự sung sướng tạm bợ, giả tạo, bởi vì trong thân tâm họ thật sự
chưa được an vui chút nào, trái lại rất đau khổ nữa. Còn nhiều chuyện khác
không đẹp, nhưng chính những chuyện phóng dục như vậy làm cho đạo này tan
vỡ sau khi đã lôi kéo được gần nữa triệu người Đức qua Punna, gần Bombay,
Ấn Độ để thọ giáo. Khi cuốn phim quay về sinh hoạt của đạo ông được chiếu
công cộng thì chính quyền Đức không cho phép đạo này truyền bá ở Đức. Ông
phải qua Mỹ, nhưng Quốc Hội Mỹ cũng không cho phép hoạt động và bấy giờ
ông trở về lại Pakistan. Rõ ràng chúng ta thấy không phải chỉ sự lầm lạc
của một người thường mà ngay cả một đạo giáo nhiều khi cũng sai lầm rất
lớn, và một khi lầm lạc như vậy thì đạo ấy không thể đưa con người tiến
tới chỗ giác ngộ giải thoát.
Ngày nay người phương Tây thấy rằng các nước
Đông phương tỏ ra khôn ngoan hơn họ. Người Đông Phương khi bị người khác
đánh mắng cũng không phản ứng ra mặt, do đó, không biết họ có giận hay
không giận. Đó là chúng ta sống không phóng dục, biết chế dục, khi giận
không la hét, chỉ khi nào giận lắm thì mới bộc lộ những cử chỉ giận dữ,
còn không thì không tỏ ra cau có, la hét, vì mình biết những cái đó là xấu.
Một đơn cử nữa cho thấy đời sống phóng dục
là tai hại: Cách đây vài chục năm, ở Thụy Điển, người ta đã đưa ra một lý
thuyết là con người phải được sống tự do, nhất là tự do thương yêu nhau,
luyến ái nhau, nghĩa là muốn thương thì thương, không ai có quyền cấm đoán
ai. Nhưng vừa rồi, người ta điều tra và thống kê, thì thấy rằng lý thuyết
và hành động đó của dân chúng Thụy Điển đưa đến một sự tan vỡ vô cùng nguy
hại, vì nếp sống thiếu đạo đức của họ. Cuộc sống gia đình bị đe dọa, nghĩa
là gia đình xây dựng đã không được rồi, mà nếu xây dựng được thì trong ba
cặp vợ chồng, có một cặp đổ vỡ. Thấy nguy quá, nên bây giờ họ khuyến cáo
không nên theo lý thuyết tự do luyến ái nữa. Ở Pháp cũng đang có phong
trào rất lớn là phong trào “Phòng chống Sida”, chống lại chế độ tự do
luyến ái. Cũng ở Phá số người chết mỗi năm do uống rượu say lái xe đụng
nhau là độ 10 ngàn người, chết vì hút thuốc lá ít nhất là 5 ngàn người.
(Thiếu Trang
15, xin Sư Cô Diệu
Minh hoan hỷ gởi cho trang này)
III.4 Bài học thứ
tư của thuyết nghiệp báo là dựa vào sức mình
Thuyết nghiệp báo Nhân quả cho thấy: nếu quá
khứ ảnh hưởng quyết định đến cuộc sống hiện tại của chúng ta, thì cuộc
sống hhiện tại mà chúng ta đang sống là một cuộc sống hướng thượng được
soi sáng dẫn đường bằng chánh pháp, sự quyết định tương lai quang vinh, an
lạc và hạnh phúc của chúng ta. Đó là điều không còn nghi ngờ gì nữa, vì
cuộc sống hiện tại là ở trong tầm tay của chúng ta.
Khác với tôn giáo khác, thường dựa vào những
thế lực siêu nhiên huyền bí mà con người yếu đuối bất lực phải khuất phục,
cầu xin sự đoái thương, che chở, cứu vớt. Trái lại, đạo Phật lại nhấn mạnh
và coi trọng sự rèn luyện của mỗi cá nhân, vì rằng mỗi người chúng ta phải
tự cứu lấy mình chứ không thể ỷ lại trông chờ ở sự thay đổi của các nguyên
nhân khác qua hoặc ở sự cứu giúp của kẻ khác, mà dựa vào sức mình là chính.
Mỗi con người có trách nhiệm trước hết đối với bản thân. Nghiệp báo là cái
do mình đã gây ra và do đó tự mình có thể thay đổi nếu muốn. “Các ngươi
phải tự thắp đuốc lên mà đi!”, lời căn dặn của đức Phật vang lên như câu
châm ngôn tin tưởng ở con người, khích lệ con người hãy tự thắp lên ngọn
đuốc trí tuệ soi đường, mạnh dạn kiên trì bước đi trên con đường tự hoàn
thiện đạo đức, nhân cách đến với những giá trị, nơi chứa đựng ý nghĩa đích
thực cuộc đời. Bản thân đức Phật nêu tấm gương sáng tự tu tự ngộ. Ngài đã
từng đi nhiều nơi tầm sư học đạo, song không trông thấy chân lý từ nơi
khác cho mục đích của mình, cuối cùng đức Phật tìm chốn tu của mình, ngồi
nhập định 49 ngày đêm dưới gốc Bồ Đề và đắc đạo. Ngay sau khi đã giác ngộ,
đức Phật vẫn không xem học thuyết của mình là chân lý có sẵn chỉ chần ban
phát cho mọi người. Phật thường căn dặn các vị tỳ kheo không nên tin tất
cả những lời Ngài nói mà phải tự mình ngẫm lại. Chúng ta phải luôn luôn
chủ động trong nhiệm vụ cao cả tự giác, giác tha, chứ không phải thụ động
để ỷ lại vào Thần Thánh như trong các tôn giáo khác. Những người khác chỉ
có thể chỉ bảo cho ta con đường đi, giảng cho ta và động viên cho ta, chứ
không thể làm thay cho ta công việc ấy:
“Hãy nương tựa chính mình,
Chứ nương tựa ai khác?
Người khéo điều phục mình,
Đạt chỗ tựa khó đạt”
(PC 160)
Nghiên cứu về học
thuyết Nghiệp báo Nhân quả tường tận dù trên lý thuyết, ta cũng thấy được
lý do nó đã tồn tại qua mọi thời đại, phương sở, mọi đổ nát của thời gian
và không gian, là vì nó có những đặc tính sau:
-
Tự lực sáng tạo chứ
không phải tha lực, xô đổ mọi tín ngưỡng thần linh ngoại tại vô hình.
-
Cơ hội đồng đều, không
mặc thù. Chính nghiệp ... chính ta cho nhiều cơ hội tiến bộ. Tuyệt đối
không phải một sự ban thưỏng của bất cứ một sức mạnh nào.
-
Tiền đồ sáng sủa chứ
không phải tuyệt vọng: Thiên đàng hay Địa ngục là do ta chọn lựa, hạnh
phúc hay khổ đau là do ta tự tìm. Mọi vật không đứng yên mà có thể thay
đổi tùy theo ý chí của ta.
-
Thiện ác đều có quả
báo, không thể hoài nghi. Đây là một định luật công bằng tự nhiên, như
nước luôn tìm thế thăng bằng của nó.
-
Học thuyết nghiệp đã
gieo vào cuộc sống nhiều tính chất khai mở những tìm năng sáng tạo và
cao cả tự chủ của một con người vốn sẵn có.
Học thuyết nghiệp không những cung ứng cho
mục tiêu giáo dục đạo đức mà qua nó, đạo Phật nhằm giải thích mọi hiện
tượng chênh lệch trong xã hội, thiết yếu là gíúp ta hiểu rõ lý do một con
người với sự tồn tại tâm, vật, sinh lý và vị trí xã hội đầy cá biệt: “Tất
cả mọi chúng sanh đều do cái nghiệp của mình” (Trung A Hàm).
Tóm lại, dựa trên giáo lý Nghiệp báo nhân
quả, tư tưởng, đạo đức Phật giáo giúp cho con người học Phật thấu hiểu
chân tướng cuộc đời, biết cân nhắc, suy nghĩ và hành động sáng suốt để
sống phù hợp với chân, thiện, mỹ. Đạo đức Phật giáo là đạo đức luôn nhắc
nhở con người thấu hiểu thuyết nhân quả Nghiệp báo như một lẽ công bằng,
như luật khách quan. Đạo đức Phật giáo là đạo đức khuyến thiện triệt để,
khuyến thiện từ trong ý nghĩ, khuyến thiện từ trong lời nói, khuyến thiện
từ trong việc làm.
Đạo đức Phật giáo là đạo đức nội tâm, hướng
về cái tâm, mà con người phải luôn bảo vệ, chăm sóc, gìn giữ sao cho tĩnh
trưóc mọi giao động, sao cho sáng trong giữa thế tục mịt mùng...
Một nền đạo đức như thế, nếu được truyền bá
và thực hành sẽ góp phần làm cho cuộc sống nhân loại yên vui.
Do vậy, muốn có một sức mạnh tổng hợp, toàn
diện, kết tinh trí tuệ tâm hồn của cả dân tộc, chúng ta không những phải
quay về với những giá trị đạo đức xã hội của nhân dân, mà còn phải quan
tâm phát huy hơn nữa nền đạo đức, tư tưởng Phật giáo vẫn luôn sinh động
trong nếp sống, nếp nghĩa của đại phận nhân dân lao động.
Cùng với những biện pháp ngăn chặn, xử lý
thích đáng đồi với mọi tiêu cực xã hội, chúng ta còn phải quan tâm tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi giới đồng bào, thanh thiếu niên có dịp tiếp
cận với đạo Phật qua nhiều hình thức sinh hoạt mới mẻ.
Các giới văn nghệ sĩ, trí thức và cả những
nhà chính trị cũng cần nghiên cứu Phật học hay thực hành tu chứng để mở
rộng tri thức, phát triển huệ tâm, làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của
mình.
-
Kinh Trung Bộ I, II – HT. Minh Châu
-
Thành Thật Luận
-HT. Trí Nghiêm dịch
-Nhà in Hạnh Phúc, 67, PL 2511
-
Câu Xá Luận Đại Cương
-HT. Thiện Siêu
-VNCPHVN ấn hành năm 1992
-
Các Vấn Đề Phật Học
-Giáo Sư Trần Minh Chi
-VNCPHVN ấn hành 1996
-
Khóa Hư Lục
-Trần Thái Tông
-Dịch giả HT. Thanh Từ
-TV Thường Chiếu ấn hành năm 1996
-
Tứ Đế
-GS Minh Chi
-Trường CCPH – TP. HCM ấn hành năm 1996
-
Tính Chất Cam Lồ
-Ni Sư Trí Hải dịch (1996)
-
Tập Văn:
-Vu Lan, PL 2540
-Ban văn hóa Trung Ương – Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam xuất bản.
-
Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận
-HT. Quảng Độ dịch
-Khuông Việt xuất bản PL 2515
-
Phật Pháp Khái Luận
-TT. Chơn Thiện
-
Bước Đầu Học Phật
-HT. Thanh Từ
-Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành 1991
-
Chánh Pháp và Hạnh Phúc
-HT. Minh Châu
-VNCPHVN ấn hành năm 1996
-
Liên Hoa nguyệt san
-Số 2 – năm Quý Mão
-
Phật Học Tinh Hoa, một tổng hợp Đạo Lý
-HT Đức Nhuận
-Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới
California xuất bản năm 1995
-
Tìm Đạo
-HT. Thiền Châu
-VNCPHVN ấn hành năm 1996
-
Phật Học Tinh Yếu II, III
-HT. Thiền Tâm
-Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành năm
1992
-
Đạo Đức Học Phật Giáo
-Nhiều tác giả
-VNCPHVN ấn hành năm 1995.
--- o0o ---
Vi tính: Quảng Hạnh
Phương Thảo; Trình bày: Nhân Văn
Cập nhật: 1-9-2004
|
|
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục