Đời sống quốc gia dân
tộc với hoàn cảnh địa lý và ảnh hướng khí hậu, thiên thiên, đã tạo dựng
cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Đó là sự cố đặc biệt của xứ Ấn Độ xưa và nay. Nơi có những rừng núi thâm
u, tục gọi là lục địa xanh (Pays bleus), đã ảnh hưởng nhiều tới luồng
tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm được xuất hiện. Thật vậy,
bất cứ tôn giáo, học thuyết, chủ nghĩa nào, khi mới sinh khởi, đều là
phán ánh (không nhiều thì ít) của hoàn cảnh, khí hậu, địa dư, xã hội,
chủng tộc mà tạo dựng cả. Nếu người ta xét nó ngoài hoàn cánh thực tại
lẽ dĩ nhiên không thể thấu hiểu nổi. Văn hóa đạo Phật cũng do nhân duyên
hội ngộ như thế mà nảy mầm và thúc đẩy, tiến hóa..
Hình Thể Địa Dư
Địa lý xứ Ấn Độ mang một dấu tích đạc biệt, phía tây có nguyên
Béloutchistan và các dày núi thuộc phía bác co rạng núi Himalayas cao
vút, gồm hai dây chạy song song nối liền và kéo dài tới tận biên giới
Miến Điện với nhiều nhánh tua tủa. Ấn Độ có 3.500 km núi chạy dài từ tây
sang đông và 800 km chạy từ bắc xuống nam; đấy là chưa kể phía duyên hải
miền tây hoàn toàn là các núi đá lởm chởm. Rằng núi Himalayas sừng sững
cao ngất trời phương bắc đả ngan chặn các làn gió từ trung ương A Châu
thổi tới và giử lại các làn gió lưu tích sự ẩm ướt của gió mùa. Phần lớn
các băng tuyết của núi này đã tạo ra các giòng thủy lưu nuôi sống vùng
bình nguyên Ấn Hà. Các đường thông thương với vùng Thượng Huyền đều nằm
ở phía tây bắc Ấn Độ. Cả vùng tây và bắc Ấn Độ đều có các núi cao và cao
nguyên. Mùa đông cực rét. Mùa hè, băng tuyết tan. Sông ngòi đều có thủy
lưu cháy xiết. Về phía nam có gió mùa đem mưa từ Ấn Độ dương vào lục
địa. Vì vậy, Ấn Độ như có các biên giới thiên nhiên để được sống yên
bình, phát triển văn minh thành thị. Nếu không nhờ có nàm nhánh sông
Jhelam, Chenab, Ravi, Béas và Satlédj hợp lại với sông chính Indus thì
cả vùng phía tây bắc Ấn Độ chỉ là sa mạc mà thôi. Vùng đất phì nhiêu
nhất hiện nay của Ấn Độ là hai trung nguyên Ấn Độ hà và Hằng hà, vì nơi
đây dân cư đông đúc, xóm làng trù phú. Mọi sinh hoạt đều bắt rễ từ đấy
rồi tỏa ra khắp nơi trong nước. Địa bàn Dèkkan và Kashmir là hai cực
nam, bắc đã phân định hình thể địa dư bản xứ. Toàn cõi Ấn Độ có một diện
tích rộng lớn là trên ba triệu km2 (Ấn Độ) 935.000km2 (Hồi Quốc), bằng
hơn 7 lần diện tích nước Pháp hay bằng hơn cả Âu Châu, trừ nước Nga. Và
Ấn Độ đứng hàng thứ hai về dân số (1984: 688.600.00 người), bằng 1/5
tổng số nhân loại, bằng 10 lần dân số nước Pháp.* Thủ đô hiện nay là
New Dehli. Nói về địa thế Ấn Độ thật hùng vĩ, phía bắc có dãy núi
Himalayas bao bọc, phía nam là một đại hải mênh mông bát ngát... như
cuốn hút tất cả tinh hoa của trời đất tụ lại. Giòng sông thiêng Gange
linh tú trong xanh lững lờ đổ nguồn về vịnh Bengale làm tươi mát cả một
vùng đất rộng lớn. Và, hơn nữa; Ấn Độ được coi như là trung điểm của địa
cầu. Sở dĩ nền văn hóa, văn minh vĩ đại của Ấn Độ có được vị thế độc tôn
là do ảnh hưởng của hoàn cảnh, khí hậu, thiên nhiên mà có. Nền văn hóa,
văn minh ấy có một sắc thái khác hẳn các tư trào văn hóa, văn minh hiện
hữu trên thế giới (xin sẽ bàn đến trong mục Văn Hóa ở dưới). Một khu vực
có những che chở thiên nhiên, có núi cao, biển rộng, sông dài... Đấy
cũng là lẽ tất yếu đã giúp Ấn Độ sớm nảy nở một nền văn hóa siêu đẳng:
Văn hóa Đạo Phật.
Hoàn Cảnh Xã Hội
Khi muốn biết trình độ tiến hóa của một dân tộc, người ta căn cứ vào
từng giai đoạn và sự biến thiên của lịch sử dân tộc ấy, để thẩm định
giá trị của nó. Sau thời đại thái cổ, xã hội Ấn Độ tuy đã thoát qua thời
kỳ man dã, bán khai, tiến sang thời kỳ văn minh; nhưng... dân chúng nơi
đây vẫn luôn luôn sống trong tình trạng đói khổ và bị áp bức, đời sống
con người do đấy mà bị chi phối về mọi mặt.
*Về Nhân Chủng: Cách nay khoảng bốn, năm nghìn năm, những người đầu tiên
(Adivâsis) ở bình nguyên Indus và ở rải rác trong xứ, gồm có các nhóm
nhân chúng (groupes ehtniques) Négroides và Proto Australoides. Các
người Négroides thì sinh tụ ở các rặng núi Cochin và Travancore, có màu
da gần như đen, đầu dài hoặc trung bình, tóc quăn thành các xoáy trôn ốc
dài. Còn các người Proto-Australoides thì ở miền trung (Ấn Độ) và một số
ở rải rác về phía bắc Ấn Độ. Ngày nay nếu nói đến người bản xứ Ấn Độ là
nhắc đến loại người đã chiến thắng được các người Négroides, tức là
người Proto-Australoides "Dravidiens". Về nguồn gốc người bản xứ Ấn Độ
Dravidiens thì chúng ta rất it biết chắc chắn lắm. Có nhiều giả thuyết
đã được nêu lên. Rất hữu lý thì chúng ta phải nên chấp nhận nguồn gốc
người Dravidien phát tích từ Béloutchistan. Ngày nay người ta còn thấy
các người Brahuis ở vùng biên giới Béloutchistan còn nói một thổ ngữ
Dravidien. Có thể họ đã ở Ấn Độ rồi sau này bị các người Aryens đẩy
xuống phía nam Ấn Độ. Cũng có thể họ đã ở khắp Ấn Độ trước khi người
Aryens vào đây. Có nhiều nhà bác học nhân chủng cho rằng các người
Paléo-Méditerranéens là những người bản xứ Ấn Độ ngày nay. Nhưng cũng có
người cho rằng họ hãy còn ở nam bán đảo Dekkan và là giống người căn bản
cho Đông Nam A, từ quần đảo Andanans tới quần đảo Indonésiens. Người
Dravidien vốn sinh trưởng từ trước ở Ấn Độ, có nước da ngăm ngăm, tóc
quăn, vóc người tầm thước. Người Aryens thì sáng nước da, cơ người to
lớn, mũi thẳng, khôn ngoan hơn đã đột nhập tại lưu vực Ấn Độ hà; mãi về
sau từ phía tây bắc vượt qua các thung lũng dõi theo núi Tuyết
(Himalaya) vào khai lập ở lưu Ngũ Hà. Có một sự kiện mà chúng ta nên lưu
ý là có vài bộ lạc mang huyết tố Dravidien lại nói thổ ngữ gốc Aryen,
như trường hợp các người Bhil thuột bộ lạc Mounda, hiện lưu cư tại miền
cao nguyên Dekkan. Trước hết, ta nên để ý các giống người
Paléo-Méditerranéens có một vị tri địa dư nhân chúng rất lớn cũng như
khi ta nói đến nhân chúng Négroide đấy mới chỉ là đứng về phương diện
nhân chúng mà xét, như vậy là đả ngoại trừ các yếu tố quốc gia, chính
trị... Nói tóm, Ấn Độ gồm có 5 nhóm nhân chủng chính: đó là các người da
đen Phi châu; như các người Proto-Australoides, thuộc giống Úc Châu.
Ngoài hai loại người này còn có giống người Paleo-Méditerranéens, các
người Austro-Asiatiques (Nam A), các người Armenoides và Alpins... Về
nhân số thì nước Cộng Hòa Ấn Độ hiện nay có khoảng trên sáu trăm triệu
người.
* Về Kinh Tế :.
Ấn Độ là dải đất "phì nhiêu" rộng lớn rất thuận tiện cho sự trồng trọt,
canh tác của người bản xứ. Về Canh Nông là nghề chinh của các dân tộc
chịu ảnh hưởng nền văn hóa thảo mộc đông phương, do đó mà người Ấn Độ
rất cần củ, nhẩn nại. Nông sán chính là lúa gạo và lúa mì, nhưng theo
lối canh tác cô xưa, dụng cụ thô sơ, sự thu hoạch rất kém cói... nên dân
Ấn Độ rất nghèo! Để bù vào sự thiếu hụt đó, các sản vật khác củng giúp
cho sự mưu sinh đỡ phải chật vật, như bông, đay, gai, mía, chè và các
nghệ chăn nuôi súc vật... Về Kỹ Nghệ, Ấn Độ có kỹ nghệ cổ truyền, như
làm đồ gốm, luyện kim, thuộc da, đan đồ dùng bằng tơ, dệt vải v.v... Có
chì, kẽm, dầu hỏa và có nhiều mỏ than, sắt là những nguồn tài nguyên
giàu có của quốc gia này. Về Thương Mại, các đường thông thương tiện lợi
vẫn là phía tây bắc Ấn Độ với vùng Thượng Huyền. Ngay từ bán sơ, ta có
thê xép Ấn Độ đứng hàng thứ hai thứ ba trên hoàn cầu. Vì hầu hết các đô
thị lớn đều tiện đường giao thương, có rất nhiều đường bộ và thủy thuận
tiện cho sự xuất, nhập cảng như Calcutta, Bombay, Karatchi, Madras là
nơi có những hải cảng quan trọng...
Đáng lý với hoàn cảnh thuận tiện ấy, dân chúng Ấn Độ không đến nổi nghèo
khổ suốt đời phải lao lực, bận bịu trong những kẻ mưu sinh vụn vặt, tầm
thường mới phải, nhưng, tại sao dân chúng vẩn nghèo khổ, so với các quốc
gia khác trên thế giới? Ta hảy nhìn vào hoàn cảnh xã hội sinh hoạt
chính trị từng thời đại để tìm nguyên nhân trả lời cho câu hỏi kia.
Về Chính Trị, từ nghìn xưa, xã hội Ấn Độ có truyền thống là một xã hội
đẳng cấp, nhất là sau cuộc di dân vĩ đại của nhũng người Aryens thấm
nhập và đồng hóa dân tọc này. Với mục đích chia để trị, họ đã phân định
xã hội Ấn Độ thành bốn đắng cấp cách biệt hắn nhau. Bốn đẳng cấp ấy là:
1. Brahmanes, những thày tu (giáo sĩ Bà La Môn) giữ việc lễ nghi cúng
hiến; 2. Ksatryas (Sát Đế Lị), giòng dòi những người quyền qui, nắm giữ
chính quyền, cai trị dân chúng; 3. Vaisyas (Phệ xá), những người buôn
bán, làm ruộng, suốt đời cày thuê làm mướn; 4. Sudras (Thú Đà La), giống
thổ dân ở những nơi rừng núi thâm u và làm tôi mọi suốt đời... Dòng tình
cản đồng loại bị chia cắt. Sự tranh chấp giữa các đẳng cấp trong xã hội
có khi ngấm ngẫm, có khi bộc phát, làm cho bầu không khí nghẹt thở, khó
chịu, mỗi ngày thêm căng thẳng, trầm trọng. Những người thiệt thòi nhất
trong xã hội là hai lớp người Vaisyas và Sudras. Họ không có một tia hy
vọng nào được giải phóng cả. Ngoài bốn đẳng cấp ấy, còn một hạng người
man rợ - hạng người Parias đời sống của họ khó hơn con vật, không bao
giờ biết có ánh sáng mặt trời! Thật là cảnh địa ngục ở trần gian. Tại
sao cùng là một kiếp người lại sự chênh lệch đến thế?!
Và... còn biết bao sự đao khổ dày vò thể xác lẫn tâm hồn, họ đành phải
nhận chịu một phần do ảnh hưởng xã hội đế chế phong kiến cổ thời và một
phần chính do tư tưởng Bà La Môn giáo gây ra... Điều này to không lấy
làm lạ. Khi dòng Bà La Môn đã tạo được lực lượng tôn giáo, lẽ tất nhiên
họ sẽ tìm đủ mọi cách giữ gìn địa vị của mình, và muốn mãi mãi duy trì
chế độ đắng cấp, nên đã vin vào những thần thuyết mơ hồ, thiếu căn cứ,
đặt ra một bộ luật có tính cách nữa chính trị, nửa tôn giáo, bộ luật
Manou, có những đều: cấm chỉ sự hôn phối giũa những người thuộc đăng cấp
khác nhau. Đạo đức, tôn giáo lúc này chỉ còn là hình thức, đời sống hỗn
độn, con người không có tự do, thiếu sinh khí, không biết gì là hứng thú
sống còn! Suốt đời họ phải nại lưng ra làm việc để kiếm miếng ăn manh
áo mặc cũng không đủ, lại còn phải đóng góp đủ thứ sưu cao thuế nặng để
cung phụng cho bọn cai trị mình thụ hưởng một cách phi lý. Cuộc sống của
họ thật cơ cực, vất vả, thiếu thốn... Một chế độ đẳng cấp (système des
castes) bất bình đẳng đương nhiên không thể đứng vững được. Chỉ có những
hạng người bạc nhược, thụ động, ích kỷ mới chịu thu hình trong một hoàn
cảnh đã rồi. Những người có tâm hồn thức giác, biết nhìn xa, trông rộng,
có chí khí sắt đá, chỉ chờ cơ hội là cuộc cách mạng tương lai bộc phát.
Phong trào "phản kháng" mỗi ngây thêm tỏ rõ, mãnh liệt...!!
* Về Văn Hóa:
Ngay từ buổi
rạng đông, Ấn Độ đã sớm có một nền văn minh, những ngôn ngữ, văn tự
(Phạm văn = Sanskrit và Pali) riêng, đại biểu xứng đáng cho nền Văn Hóa
Nhân Bản Toàn Diện: đó là sự ưa sống trầm hùng, đượm sắc thái Tự do,
giải thoát. Người Ấn Độ rất thông minh và giàu tình cảm. Đứng về phương
diện quốc gia thì, văn minh Ấn Độ có rất nhiều nhân chủng tạo dựng. Đại
loại người ta chia ra làm hai. Đó là văn minh bắc Ấn, thuộc nền văn minh
nam Ấn, thuộc người da màu. Văn minh da màu có trước văn minh da trắng.
Nền văn minh này còn gọi là văn minh tiền Aryenne (Civilisation
pré-Aryenne). Nhưng đứng về thời gian mà nói, nền văn minh tiền Aryenne
được gọi là nền văn minh bán xứ.
Để tránh ngộ nhận ta gọi là văn minh Dravidienne (Civilisation
Dravidienne). Văn minh Dravidienne chịu ảnh hưởng của các nền văn minh
khác. Nói thế tức có nghĩa nền văn minh nhân chúng Dravidienne là một sự
tổng hợp khá bền chặt giữa các mối liên lạc của các vùng Địa Trung Hải
và Cận Động. Văn minh bản xứ Ấn Độ cũng rất huy hoàng không kém các vùng
khác, trái lại còn có nhiều điểm ưu thắng hơn. Người Aryens đã không
đóng góp gì vào nền văn minh thành thị nguyên thủy Ấn Độ, hay nói khác
là nền văn minh tiền Aryenne, tức là nền văn minh tây bắc Ấn Độ, vùng
sông Indus. Văn minh này có các biên giới thiên nhiên che chở. Phía bắc
có rặng núi Himalayas; tây nam có biển Oman; đông nam có vịnh Bengale.
Do đó Ấn Độ là vùng đặc thù của phần đất thuộc văn minh Âu - Á
(Eurasie). Ấ Độ có cửa ngõ gần như duy nhất để tiếp xúc với vùng Âu A ở
tại phía bắc. Nơi đây các dân cư Ấn Độ và các vùng lân cận giao tiếp
theo hai ngả đường. Ngả thứ nhất bằng con sông Caboul, qua Khaĩber. Ngả
thứ hai bằng các thung lũng của hai con sông Kouran và Gounal, qua
Waziristàn. Khaĩber là cửa ngõ đưa vào bắc Pendjab. Waziristàn là đại lộ
vào vùng trung Pendjab. Ta có thể nói được là vùng tây bắc, vùng sông
Indus, chính là cuống họng đưa chất dinh dưỡng hay độc tố vào nội địa Ấn
Độ; người Aryens vào khoảng giữa đô thị thiên niên kỷ, người Macédoniens
do đại đế Alexandre le Grand năm 326 và năm 180 TTL; người Grecs
Bactriane; người Indo - Scythes vào khoảng thời đại Jésus. - Christ;
người Hung Nô (Huns) vào khoảng 450 TTL; người Turca - Afghans từ năm
1.000 TL, người Grands Moghols từ 1526 TL, đều qua ngả tây bắc để vào Ấn
Độ. Bất luận vào thời đại nào, dù văn minh phế hưng ra sao, Ấn Độ vẫn
mang đặc tinh thế giới sứ là nhờ vào các cửa ngõ ở phía tây bắc Ấn. Các
cửa ngõ này đã quyết định cường độ văn minh bình nguyên Ấn Hằng nhiều
nhất và có tính cách trực tiếp, rồi từ đó ảnh hưởng lan dần xuống cao
nguyên Dekkan ở phía nam Ấn Độ.
Nền văn minh Ấn Độ có vẻ trầm lặng nhưng oai hùng hơn các vùng khác; tuy
cùng mang một đặc tính "định cư, nông nghiệp, thành thị". Cái đặc tính
trầm lặng này của Ấn Độ ngày nay vẫn còn.
Nền văn minh cổ nhất và có tính cách ngoạn mục mới được khai quật gần
đây, nằm trong vùng tây bắc Ấn Độ, thuộc Khaipur ở Pendjab.
Địa danh này mang tên Kot Diji. Kot Diji hợp với Mohenjo-daro và
Harappa, thành địa danh văn minh tối cố của Ấn Độ. Kot Diji đứng vào
hàng cổ nhất.
Ta có thể nói là từ năm nghìn năm nay, bình nguyên sông Indus là nơi đắc
địa cho các nền văn minh đầu tiên của Ấn Độ khai mở. Nghệ thuật, thủ
công nghệ và cả hệ thống chữ viết nữa đã đạt tới mức vô cùng sáng sủa.
Tiếng Hindia thuộc dòng những tiếng Indo Européenne, cùng một nguồn gốc
ngữ tộc với tiếng Phạm, nghĩa là của những dân tộc có tổ tiên là người
Ấn Âu. Người Ấn Độ bản xứ là hậu duệ của giống dân da sậm có liên lạc
huyết thống (xa hay gần) với nhân chủng Négroĩdes và
Proto-Australoĩdes... Như vậy ta có thể kết luận tiếng Phạm đứng hàng
đầu trong loại Indo-Européenne.
Ba khu vực có giống người gây thành xã hội trên thế giới:
1. Lưu vực giữa hai con sông Dương Tử và
Hoàng Hà.
2. Đồng bằng sông Nil.
3. Đồng bằng sông Hằng.
Ba khu vực có ba luồng từ tưởng khác nhau
và là căn bản của nhân loại
Từ đồng bằng sông dương tứ thuộc một thứ tiếng khác hẳn, loại tiếng liên
âm của những người phi châu, còn hâù hết loại đa âm đều thuộc dòng
Indo-Européene, trừ những dụng ngữ hằng ngày để sống, từ khu vực có khác
nhau, còn những ngữ thuật [termes savants] để biểu lộ tư tưởng lúc đầu
[tời thượng cổ] phần lớn lọai đa âm đều mượn ở phạm văn.
Các học giả chia làm tám nghành của Indo-Européenne
1. Nghành Aryenne hay indo - iranienne gồm
cáctiếng ấn, ba tưvà phạm, Arabe v.v…
2. Nghành Arménien, một phần nước nga
3. Hi lạp [cổ và kim],Ionien, Altique, Dorien v. .v..
4. Albanie, giáp giới nga và trung đông.
5. Nghành Italique, gồm Y, LA Mã, LA tinh v.v..
6. Nghành Celtique, phần nhiều là từ - ngữ. gồm pháp, một phần Anh,bồ.
7. Nghành Germanique. gồm Aí Nhĩ Lan. Scandinave, các tiếng Đức, Phổ,
Anh và Anglo- Saxon.
8. Nghành Balto-Slave. Lithuanie. NGA. BA Lan. Tiệp. Bulgarie, các dân
tộc Nam tư [sevbo- croate].
Văn minh phạm còn có một công trình lớn là
đầu tiên dùng chữ số như chữ số ngày nay ta viết, nhớ lại con số cuả
người trung hoa hay la mã không thể naò đặt con tính được, chữ ai cập
cũng vậy, phạm văn đầu tiên đã dùng số hệ [syetème numérique] nhân muời
như ngày nay,và nghĩ ra con số "không"(zézo),trong chữ số, ta có thể nhờ
đó mơí có toán học. Tiếng phạm thuộc trong những loại đa âm hiện có trên
thế giới nhưng tiếng phổ thông mà ngày nay dân chúng Ấn độ bắt buộc phải
dùng để thống nhất ngôn ngữ là tiếng hindi, có gốc từ chữ phạm và ngôn
ngữ Ấn âu hơn là những tiếng địa phưong có gốc từ tiếng moundari và
dravidien, còn vềlối chữ cổ Ấn độ như ta biết theo lối tượng hình, giống
lối chắp A.B.C... Ngày nay đại đa số các nước tiên tiến đều dùng lối chữ
trên, và cả các việc ấn loát, tốc ký và điện tín cũng dựa vào lối viết
ấy. một dân tộc có quá trình tiến hóa như ấn độ, lẽ dĩ nhiên những tư
tưỡng về tôn giáo, triết học cũng sớm được nảy mầm, giờ đây ta hãy đi
vàolĩnh vực ấy để tìm hiểu...
* Tư tưởng siêu nhiên thời đại hồng hoang,
bất cứ dân tộc nào, xã hội loài người cũng sùng bái thiên nhiên. ngoài
tư trào tôn giáo, họ chưa có ý thức về triệt học hoặc luân lý nhân
đứng trước bầu trời mặt đất rộng lớn, với cảnh tượng kỳ lạ như sắm chớp,
trăng sao núi sông... họ sinh lòng tín ngưỡng tôn giáo, triết học và mê
tín ở ấn độ cũng như hầu hết các dân tộc khác ở trên thế giới khi ý thức
con người vừa chớm nở, đều không vượt ra ngoài ra công lệ ấy. Những bài
ca tán tụng tôn giáo do đó mà làm ra, mục là để cầu phúc, tiêu tai, sau
lâu trở thành những lời sám bí truyền, nhằm giải thích sự linh ứng của
thần và sự tế tự, cầu đáo cùa người ta, đấy là nguyên nhân chính để tạo
lập ra bộ thánh kinh véda. Véda là một bộ thánh kinh cổ nhất của xứ ấn
độ. [véda, dịch là "minh trí" "trí sáng" nghĩa là kinh này làm cho sáng
suốt, tỏ rỏ sự thật] kinh điển véda gồm có 4 lọai chính 1. Rig -véda
chép những bài ca tán tụng tôn giáo. 2. Sama véda, chép những văn tế,
giải thích càc lời nghi thức quan hệ. 3. Yajur -véda, chép những chú
thực tướng truyền , * Atharva -véda, chép những lời giải đáp về các bì
quyết, ma thuật v.v.. . kể tử khi người Aryens xâm chiếm dùng bắc ấn
độ thì lịch sử thánh kinh cũng bắt đầu được kiến lập ngay từ buổi ban
sơ, người Aryens đã nghĩ đến sự bỏ củ thay mới, và tạo lập một lý thuyết
có tính chất kỳ thị và trực lợi làm nền tảng cho các bộ máy hành chính
sao này. đó là thứ lý thuyết lãnh đạo chí huy tổng quát tầt cả cơ cấu
của xã hội, một thứ hiến pháp bất thành văn. thứ hiến pháp được xây dựng
trên căn bản của bộ thánh kinh phệ đà [véda]về sau, thánh cũng được sáng
tác thêm các thần cũ chỉ còn là một bóng mờ đối với những vị mới được
tân chế các bộ thánh kinh véda nhuờng chỗ cho các bộ mới ra đời. Đó là
các bộ; té nghi thư [Brahmana]sâm lâm thư [Aranyaka] và áo nghiã thư [U
panishad]vào thời kỳ thế nghi thư thì có tạo vật chú Prajapati, và thời
kỳ áo nghiã thư có thần Atman. hệ thống kinh điển thần học và xã hội
học được giải thích mỗi lúc thêm khó hiểu, và do đó mới có nhiều nguồn
tự do tưởng giải thích thánh kinh.
Sau thời đại véda tư tưởng ấn độ bắt đầu
chuyển biến, triết học do đấy được manh nha con người không tinh vào
thần thọai nữa muốn hiểu vũ trụ con người đã vận dụng đến trí năng mình
để khảo sát nó và, bắt nguồn từ đấy, các phái triết học tiếp nhau ra
đời. Trong những phái triết học, hoặc dung hợp nhau nhưng tất cả là
hướng tim cái nguồn gốc của vũ trụ, có phải cho rằng "phạm
thiên"[brahma] là căn bản của vũ trụ, vạn hữu nhưng phái khác laị cho
rằng "đất" là gốc của vạn hữu; phái lại cho rằng "nước" là gốc, phái cho
rằng "lữa" là gốc phải cho rằng "gió" làgốc v.v... Tiến bộ một nấc nữa,
người ta bó vật chất [đầt, nước, gió, lửa]mà hướng về chổ trừu tượng,
nên có những phái lập ra "thời gian luân" "phương hướng luận" "không
gian luận"vv... rồi nào chủ quan, khách quan, trừu tượng cụ thể nhất
nguyên, đa nguyên, chủ động chu tỉnh bao nhiêu tư tưởng khởi xướng trở
thành một thời đại hết sức hổn độn.
Có thể nói thời kỳ này các tư tưởng gia ấn
độ sinh hoạt rất náo nhiệt kinh Phật ghi sổ mục có chín mươi hệ phái
thần học, triết học khác nhau, nhưng nổi bật nhất, vẫn là sáu triết
phái, đó là.
1. Phái AJITA Kesakambali, chủ trương "duy
vật luận" con người là do các yếu tố vật chất kết hợp tạo thành, khôngcó
qủa dị thục các nghiệp thiện ác, không có sự kết sinh tương tục trong
đời mai sau, con người chết là hết, thuyết này có tính cách chống lại
thần cách siêu hình của bà la môn giáo, không nhận có thượng đế [brahma]
sáng tạo vũ trụ và loài người, và lấy sự hưởng thụ vật chất làm mục đích
cứu cánh cuộc đời
2. Phái Pakudha Kaccayana thì chủ trương
thuyết "vạn vật thường tồn" vạn sự vạn vật ở đời chẳng qua là do các yếu
tố nhân duyên tạo thành vậy ta không nên quan tâm tới chúng, vì nếu
không, chỉ nhận lấy sự đắng cay phiền não vô ích.
3. Phái Purana Kasspa, chủ trương "ngẫu
nhiên thuyết", cho rằng vạn vật có ở đời, chỉ là ngẫu nhiên. không tin
có luật nhân qủa. phủ nhận đạo đức chẳng phải tôn thời, sùng bái gì cả.
nói khác, đạo đức là không tương cần phải phá bỏ, vì mọi liên hệ cuộc
đời là ngẫu nhiên. .
4. Phái Maakhali Gosala lại chủ trương "tự
nhiên thuyết", con người sinh ra đời là bởi tự nhiên mọi sự họa phúc,
vui hay khổ cùng là tự nhiên, nó không bị ảnh huởng bất cứ một nguyên
nhân nào chi phối cả.
5. Phái Sajaya Belathiputta chủ trương
"hoài nghi thuyết", ngụy biện rằng chân lý không phải là không biến đổi,
việc trước mắt ta vừa thấy đó, ví dụ các hoa chẳng hạn, thoạt nhìn tưởng
là nó vẫn y nguyên nhưng sự thực thì, nó đã biến đổi từng chớp mắt, từ
màu hống thẫm chuyển sang màu hồng lợt đối với sự vật cũng thế, ta không
thể không hoài nghi về sự hiện hưũ của chúng.
6. Phái Nigantha Nataputta, chủ trương
thuyết "tương đối", nghĩa là không có cái gì tuyệt đối cả. mọi con người
sinh ra đời, lớn lên, làm việc rồi chết; vậy bất cứ giải quyết vần đề
gì, ta cũng nên chú ý đến các yếu tinh tâm lý ngã - tha, để khỏi bị va
chạm làm bẩn kiềp sống con người trên cõi đời này, như, không gây ra
các tội lỗi, phát triển lòng từ, và điều cần yều là biết luyện thân
khắc khổ để cầu giải thoát kiếp sống chẳng ra gì [vì là tương đối],
thôi thì mong để một khi chết yên vui ở kiếp sau... Tiếp sau đó, còn có
những học phái khác lần lượt ra đời đó là sáu học phái;
1. Nỳaya
2. Vaisésika
3. Samkhya
4. Yoga
5. Mimansa và
6. Védanta
Tư tưởng của sáu học phái này chụi ảnh hưởng, hoặc trực tiếp, hoặc gián
tiếp, của ba thời kỳ Rig-Réda, Bràhmana và U pànishad, phần nội dung của
nói chỉ là khai triển điều [đã có] trong các thánh thư đôi khi cũng có
phát triển những điều mới lạ nhưng là để chứng minh cho những thuyết lý
của các thánh thư được sáng tỏ mà thôi.
Kiểm điểm lại, ta thấy, tư tưởng ấn độ đã tuần tự phát triển một cách
nhiệp nhàng. Thọat đầu, con người còn sùng bái ánh sáng thiên nhiên, về
sau, sấm, chớp, gió, mưa, cũng được coi là có thần linh chi phối, cai
quản, đó là từ độc thần giáo [monothéisme]chuyển qua thời kỳ ĐA thần
giáo [Polythéisme] rồi từ đa thần giáo đi đến phiếm thần giáo
[Panthéisme]về sau tư tưởng càng ngày thêm sáng đạt, người ta lại nảy
ra những nghi ngờ và tự hỏi, căn bản của vũ trụ là gì? -Nhân sinh ra đâu
mà có? giá trị cũa thực sống ra sao? Những câu hỏi hóc búa ấy là những
roi đòn đánh váo tâm thức con người, bắt phải suy nghĩ, do dó, tư tưởng
triết học mỗi ngày khai triển càng rộng, sâu thêm, nhằm giải đáp những
mối băn khoăn, thắc mắc của con người, về siêu hình cũng như về thực
tại cuộc sống, [xin xem vấn đề này ở phần luật thuyết ở dưới]
Nói tóm, ở ấn độ xưa, trước đời đức Phật ra đồi, về tư tưởng, tôn giáo,
triết thuyết cũng như về mặt chính trị, kinh tế và xã hội thật là vô
cùng phức tạp, thêm vào đó, nạn kỳ thị tôn giáo cũng trầm trọng không
kém. Phía tây ấn độ là địa bàn hoạt động của bà la môn giáo
[Bbrahmanisme].phía đông thì thuộc kỳ na giáo [Jahìsme], hai tôn giáo
này tranh giành ảnh hưởng với nhau, và chi phối hoàn toàn đời sống con
người, không những về mặt tinh thần mà cả về phương diện vật chất nữa,
có thể nói đây là một thời đại loạn của sứ ấn độ con người còn biết tinh
tưởng, bám viú vào đâu nữa cả?
Giữa lúc hoàng cảnh bế tắc ấy. đức phật xuất hiện như một mặt trời
sáng rỡ buổi sờm mai làm mất đi những bóng tối của đêm đen dày đặc, đang
che phủ cuộc đời. Ngài là cứu tinh không chỉ dành riêng cho xứ ấn độ
thời ấy, mà là của nhân loại chúng sinh. Thật vậy đức Phật ngày đầu tiên
xướng thuyết nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi
vất đề bế tắc của thời đại cả về nhân giới, tâm giới và siêu giới.
giáo lý của đạo phật là như thật [chân lý], là ánh sáng của trì tuệ và
là niềm tin cho con người, ở bất cứ thời gian, hoàn cảnh và nơi đâu...
đấy là những đặc điểm nguyên lý sáng lập đạo Phật.
Source:
Phật học tinh hoa, một tổng hợp giáo lý, viện triết lý Việt Nam và triết
học thế giới, California xuất bản năm 1999-08-25.