|
Có. Phật giáo với thái
độ thành kính, có sùng bái tượng
Phật và Bồ Tát. Nhưng Phật giáo chính
tín không bao giờ xem tranh tượng Phật,
Bồ Tát chính là Phật, Bồ Tát bản
thân [Tăng nhất A Hàm quyển 29 viết
rằng quán không là lễ Phật].
Phật giáo chính tín cho
rằng, sùng bái tranh tượng Phật, Bồ
Tát là có mục đích dựa vào sự
sùng bái tranh tượng đó, dùng sức
mạnh của tín ngưỡng, cảm thông với bi
nguyện của Phật, Bồ Tát. Cũng như
người xạ thủ ở trường bắn, khi
ngắm bắn, hồng tâm của bia, phải ngắm
hồng tâm ngang qua cái thước ngắm và
đầu ruồi để bắn trúng đích. Tất
nhiên, người bắn giỏi không cần đến
thước ngắm và đầu ruồi. Cũng như
vậy một Phật tử đã hiểu ngộ Phật
Pháp, thì thấy bản thân Phật tràn đầy
hư không và pháp giới và không cần
dùng tranh tượng Phật làm môi giới
cảm thông và cảm ứng nữa. Vì vậy
mà có sự tích tổ sư Đan Hà của
Thiền Tông đời Đường. Chẻ tượng
Phật làm củi để sưởi (Xem Ngũ đăng
hội nguyện). Thế nhưng một Phật tử
chưa chứng ngộ, há lại có thể có
thái độ bất kính đối với tượng
Phật và Bồ Tát hay sao ? Có khác nào
một công dân há lại có thái độ bất
kính đối với tranh tượng của nguyên
thủ quốc gia vậy.
Có phản đối. Trong giới
luật, có quy định rõ. Phật tử không
được tự sát, nếu tự sát thì có
tội [Xem Tứ phần luật và luận Nhiếp,
quyển 2].
Ở đây, nói tự sát là
vì chán cuộc sống hiện tại, mà lầm
nghĩ rằng, sau khi tự sát sẽ được
giải thoát.
Người Phật tử tin
ở định luật nhân quả, nếu không
chứng ngộ thực tướng của các pháp,
nếu không lấy công phu tu trì để thoát
khỏi sinh tử thì tự sát không có tác
dụng gì hết. Vì nếu chưa hết nghiệp
báo, thì dù có tự sát, cũng phải
chịu một kỳ sinh tử tiếp theo. Cũng như
một con nợ, để tránh mặt chủ nợ
đòi nợ, bèn dời nhà từ nơi A đến
nơi B. Nhưng sớm hay muộn, chủ nợ cũng
sẽ tìm ra nơi ở mới của con nợ, để
tiếp tục đòi nợ. Vì vậy, Phật tử
phản đối tự sát, Phật giáo động
viên mọi người hãy tận dụng thời
gian trong một đời Người để nỗ lực
tu thiện, tích đức nhằm cải thiện vận
mệnh hiện tại và tương lai của mình.
Thế nhưng, Phật giáo không
phải là một tôn giáo khuyến khích vị
kỷ. Người Phật tử, vì sự nghiệp
độ sinh, trong trường hợp cần thiết
cũng sẵn sàng xả thân. Để bảo vệ tin
ngưỡng thần thánh của mình, có những
Phật tử đã tuẫn tiết. Một người
hành Bồ Tát đạo chân chính, có thể
xả bỏ cả tay chân, thịt, mắt cho đến
cái đầu của mình.
Cũng như đức Thích Ca Thế
Tôn, trong các kiếp sống trước của
Ngài, trong thời kỳ hành đạo Bồ Tát,
Ngài đã nhiều lần xả thân không tiếc
sinh mạng. Như trong kinh Pháp Hoa nói :
"Không có một bụi trần nào nhỏ
như hạt cải, không phải là nơi Bồ Tát
xả bỏ thân mạng". Kinh Tạp A Hàm
quyển 39 và 47 kể truyện có ba vị A La
Hán tự sát mà đức Phật cũng tán
thành.
Tiền đề này có thể có
hai đáp án. Một khẳng định một phủ
định. Nếu nhìn trên bề mặt thì đáp
án là khẳng định nhưng nếu nhìn vào
bản chất thì đáp án là phủ định.
Mục đích của Phật giáo
là giải thoát khỏi sinh tử. Có sống
có chết là pháp thế gian. Không sống
không chết là pháp xuất thế gian. Trong
pháp thế gian, có sống chết cho nên vui
ít khổ nhiều và biến động vô
thường, vì vậy không đáng để tham
đắm. Phật giáo hình dung cái vui của
người say đắm tài sắc thế gian giống
như trẻ con liếm mật ở mũi dao nhọn,
một miếng ăn không thể bù cho liếm
mật ở mũi dao nhọn, một miếng ăn
không thể bù cho cái họa đứt lưỡi
(Kinh 42 chương). Cái vui của 5 món dục
(hám tài, hiếu sắc, tham danh, ăn, ngủ)
cũng như bệnh ngứa, khi gãi thì thấy
thích, dừng tay lại liền cảm thấy đau
rát. Do đó, cái vui của thế gian chỉ là
chốc lát, còn cái khổ của thế gian là
lâu dài.
Vì nhàm chán thế gian khổ
nhiều vui ít, mà yêu cầu giải thoát sinh
tử. Có thể thấy, Phật giáo là nhàm
chán thế gian, là xuất thế.
Nhưng Phật giáo không phải
là tôn giáo tự tư tự lợi. Phật
tử không phải chỉ cần bản thân mình
thoát khỏi thế gian, mà còn tìm cách
giúp tất cả chúng sinh cũng thoát khỏi
khổ não thế gian. Một người muốn
thành Phật trước hết phải hành Bồ
Tát đạo, mà muốn hành Bồ Tát đạo
một cách thực tế thì phải dấn thân
nhập thế, vào đời; chỉ có đi vào
giữa quần chúng thì mới có thể hóa
độ quần chúng. Muốn hóa độ quần
chúng thì phải tích cực khẳng định giá
trị của hành vi con người và phát huy
giá trị đạo đức của con người. Nếu
không thể tự mình sống giữa quần
chúng lại không có cống hiến, không
có sự phục vụ gì đặc biệt, không
có biểu hiện gì xuất sắc, thì làm sao
quần chúng có thể vui vẻ, chịu sự
hướng dẫn và giáo hóa. Vì vậy, các
Phật tử chính tín đều dùng phương
tiện nhập thế, như vậy có thể biết
chính vì nhàm chán thế gian mà nhập
thế, và xuất thế là mục đích cứu
kính của nhập thế.
Tuy vậy, cũng có các bậc A
La Hán là bậc Thánh của Tiểu thừa, sau
khi đã nhập Niết Bàn rồi, không còn
có ý muốn trở lại thế gian nữa.
Nhưng, như kinh Pháp Hoa nói, các bậc A La
Hán, cuối cùng sẽ hướng tới Đại
thừa, phát Đại thừa tâm, hành Bồ
Tát đạo.
Thành Phật, nói ra thực
là một chuyện vô cùng gian nan và xa
vời. Giải thoát sinh tử không phải là
cái khó lớn. Chứng quả Bích Chi Phật
nhiều nhất mất 100 kiếp, ít thì bốn
đời. Để chứng A La Hán, có thể mất
một đời, ba đời, nhiều nhất là một
trăm kiếp. Người lợi căn tu theo Đại
thừa, có thể ngay trong một đời có
thể đạt tới cấp sáu căn đều thanh
tịnh [Tức là đã gần thoát khỏi sinh
tử vì sắp lên địa vị Thánh của Sơ
địa]. Nhưng muốn thành Phật thì không
phải chuyện giản đơn. Thông thường
từ tin Phật đến thành Phật, phải trải
qua ba đại kiếp vô lượng. Một kiếp
thôi cũng đã rất dài huống hồ là ba
đại kiếp vô lượng [Vô lượng, có
nghĩa là dài khó tính bằng con số
được, chứ không phải là vô cùng
tận]. Trong khoảng thời gian dài đẳng
đẳng ấy, hành Bồ Tát đạo, làm lợi
lạc cho chúng sinh, nếu tinh tiến đặc
biệt thì có thể rút ngắn, nhưng nếu
không thì thời gian sẽ kéo dài. Nói
chung lại, nếu không đạt tới chỗ phúc
đức và trí tuệ đầy đủ hoàn toàn,
thì không thể gieo được ân đức giáo
hóa đến khắp 10 phương pháp giới, và
không thể thành Phật.
Thực ra, thời gian và
không gian chỉ là sự phân biệt của
hàng phàm phu. Bồ Tát đã lên tới
địa vị Thánh, không có tính toán không
gian và thời gian như vậy. Vì rằng thời
gian và không gian chỉ là tiêu chí của
thế giới vật lý. Trong thế giới thuần
túy tinh thần, thời gian dài ngắn, không
gian lớn hay nhỏ đều không thể an lập
được. Ngay cảnh giới trong mộng của
người bình thường cũng đã không bị
thời gian và không gian tầm thường hạn
chế rồi, huống hồ là đối với các
bậc Thánh xuất thế ? Vì vậy mà trong
kinh Phật có các câu như : "Kiếp
dài nhập vào kiếp ngắn; kiếp ngắn
nhập vào kiếp dài, một kiếp nhập vào
tất cả các kiếp, tất cả các kiếp
nhập vào một kiếp; một niệm nhập vào
ba đời, ba đời nhập vào một niệm;
đại thiên thế giới nhập vào một hạt
bụi, một hạt bụi giống như đại thiên
thế giới; hay là trong một lỗ chân
lông, chứa đựng vô số lượng thế
giới [kinh Hoa Nghiêm]. Những câu như
vậy, xem ra giống như chuyện thần thoại
không thể tin được, nhưng nếu chịu khó
suy nghĩ khách quan và sâu sắc thì sẽ
thấy, không phải là không có đạo lý.
Đương nhiên, hàng phàm phu, quyết không
thể thực nghiệm được cảnh giới như
vậy.
Đúng như vậy, nhà Phật
có câu : "Bỏ con dao giết thịt xuống,
ngay bấy giờ là thành Phật ngay".
Cũng như câu thế gian : "Lãng tử
hồi đầu kim bất hoán" nghĩa là
chàng lãng tử quay đầu trở lại, vàng
cũng không đổi. Bất quá khi chàng lãng
tử quay đầu, cái quý hóa là ở chỗ
chàng lãng tử biết cải tà quy chính,
đổi mới cuộc đời mình, mới gọi là
đạt được mục đích của sự "quay
đầu lại" và khi ấy, chàng lãng
tử có giá trị hơn vàng, vàng cũng
không đem đổi được. Câu của nhà
Phật "Bỏ con dao giết thịt xuống, là
thành Phật ngay" được chấp nhận
là đúng, nếu đứng về tự tính - về
Phật tính mà nói, chứ không phải nói,
lập tức hiện tiền chứng ngay được
quả vị Phật, thành tựu được quả vô
thượng chính đẳng chính giác.
Vì vậy, Tông Thiên Thai nêu
lên sáu khái niệm về Phật, gọi là
lục tức (sáu tức).
Sáu tức :
1. Lý
Tức Phật tức là chúng sinh vốn có
đầy đủ Phật tính hay giác tính.
2. Danh
tự tức Phật : Nghĩa là, nghe biết rằng
bản thân mình có Phật tính, bỗng nhiên
giác ngộ (giác ngộ rằng mình có Phật
tính).
3. Quán
hành tức Phật : Nghĩa là niệm niệm,
tự xem xét tâm mình, trừ bỏ phiền
não - là cấp vị phẩm thứ năm của
đệ tử [tùy hỷ, đọc tụng, thuyết
pháp, kiêm thực hành sáu độ - sáu
độ chính hạnh].
4. Tương
tự tức Phật : Là công phu tu trì đã
khá thâm sâu, đã đến cấp vị sáu
căn đều thanh tịnh là Thập tín vị.
5. Phận
chứng tức Phật : Đã vào hàng ngũ
các bậc Thánh, đã đoạn trừ từng
phần vô minh; và từng phần thực
chứng được giác tính, tức là Phật
tính. Ở đây, liệt kê các nhân duyên
thành tựu Thánh quả gồm có Thập trụ
vị, Thập hành vị, Thập hồi hướng,
Thập địa vị và Đẳng giác tính.
6. Cứu
kính tức Phật : Là đã đoạn trừ hết
vô minh, công đức đã đầy đủ,
chứng ngộ giác tính, đến chỗ hoàn
thiện, thành tựu vị vô thượng chính
đẳng chính giác, gọi là diệu giác vị
tức là quả vị Phật.
Trong "Lục
Tức" Phật nói trên, loại thứ
nhất chỉ cho tất cả chúng sinh. Cho nên
Phật nói "Tất cả chúng sinh đều
có Phật tính". Tất cả chúng sinh ở
mọi cõi đều có đức tướng trí tuệ
của Như Lai. Đó là lý tức Phật.
Loại Phật thứ hai chỉ cho những người
được nghe Phật pháp, biết rằng bản
thân mình vốn có Phật tính, vốn có
khả năng thành Phật. Loại thứ ba chỉ
cho những người đã tu trì Phật pháp,
đã có thể hàng phục (không phải là
đoạn trừ) phiền não. Loại thứ tư chỉ
cho những người đã thành tựu được
sáu căn thanh tịnh, sắp lên hàng ngũ
thánh. Loại thứ năm chỉ cho các vị Bồ
Tát từ Sơ địa trở lên. Đến loại
thứ sáu mới là chân chính thành
Phật, quả Phật mới thật sự tròn
đầy, mới thật là bậc vô thượng
chính biến giác tri.
Do đó, có thể thấy
"Ngay bấy giờ là thành Phật"
[Lập địa thành Phật], là chỉ cho loại
Phật thứ nhất (Lý tức Phật) hay là
loại Phật thứ hai [Danh tự tức Phật],
chứ không phải là loại Phật thứ
sáu, tức là "cứu kính tức
Phật". Bởi vì từ khi ném con dao
giết thịt xuống, đã là bước đầu
của quá trình "viên thành Phật
tính" rồi. Nói "ngay bấy giờ
thành Phật liền" cũng như nói
"quay đầu lại là ngay bờ" [Hồi
đầu thị ngạn]. Trên sự thực, không
phải ném dao xuống là thành Phật
được ngay, cũng như không phải quay
đầu lại là ở ngay trên bờ.
Hiểu được đạo lý ấy
thì cũng hiểu được sự khai ngộ của
Thiền tông. Nhiều người cho rằng, các
câu như "Tức tâm tức Phật",
"Tâm sáng là Phật", "Vô
tâm là Phật", "thấy được bộ
mặt của mình, trước khi lọt lòng
mẹ" v.v
đều có ý tứ thành
Phật, và một khi đã được khai ngộ
là thành Phật.
Thực ra khai ngộ chưa phải
là thành Phật, thậm chí cũng chưa phải
là thấy đạo (kiến đạo) như Thiền sư
Cao Phong Nguyên Diệu đời Tống tự xưng
là ông dụng công trong một đời có 118
lần đại ngộ, còn lần tiểu ngộ thì
không kể xiết. Như vậy, có thể thấy,
khai ngộ không phải là thành Phật, hay
chỉ là "Lý tức Phật",
"Tương tự tức Phật" chứ
không phải là "cứu kính tức
Phật". Sự khai ngộ của Thiền tông,
có thể là gần với được "pháp
nhãn thanh tịnh", tức là kiến đạo,
là Sơ quả của Tiểu thừa, hay Sơ địa
của Đại thừa mà thôi. Do đó Thiền
tông phá xong 3 cửa ải là Bản tham,
Trung quan và Lao quan thì cũng chỉ mới
tiến tới gần "thoát ly sinh
tử'". Nếu đánh giá theo quan điểm
"sáu tức" của tông Thiên Thai
thì Thiền Tông phá xong cửa ải thứ ba
(Lao quan) cũng chỉ mới là loại Phật
thứ tư, tức là "tương tự
Phật".
Chính vì vậy mà các Tổ sư
Thiền tông, khi tham thiền đến chỗ gọi
là "nhập xứ", thì thường tìm
cách sống ẩn ở rừng sâu để nuôi
dưỡng Thánh thai (bào thai của bậc
Thánh, cái nhân của bậc Thánh). Đây
là do các vị ấy chưa lên hàng ngũ các
bậc Thánh, chỉ mới đi được 1/3 của
lộ trình thành Phật, trong ba vô lượng
kiếp, chỉ mới hết sơ kiếp vô lượng
thứ nhất.
Trên quan điểm ấy, thấy
rằng, các thiền sư dù có phá được
cửa ải cũng vẫn còn là phàm phu cấp
hiền vị mà thôi.
Người Phật tử chính tín,
đối trước vấn đề này, cương quyết
trả lời : "không bi quan".
Vì Phật giáo tin rằng, qua
một thời gian dài nữa, ước chừng sau
56 ức năm nữa, trước khi địa cầu
này hủy diệt, thì sẽ có một vị Phật
xuất hiện giữa loài người. Đó là
Phật Di Lặc. Lúc bấy giờ trái đất
này, về các mặt đạo đức và xây
dựng vật chất, là một cõi nước an
lạc, thanh tịnh, đẹp đẽ, trang nghiêm,
bằng phẳng, thống nhất, tự do, toàn
thiện. Ở trong nước, mọi người đều
quan hệ tốt và hỗ trợ lẫn nhau. Trên
các phương diện, giao thông, nhà ở,
quần áo mặc, ăn uống, ao hồ, vườn
rừng, cây cỏ, hoa trái, chim chóc, vui
chơi, giáo dục, văn hóa, là một cõi
nước kiện toàn, giàu có đẹp đẽ,
trong sạch. Người bấy giờ có thân
thể cao lớn, thọ mạng lâu dài, tướng
mạo đoan nghiêm, thể lực dồi dào. Lúc
bấy giờ thế giới là thống nhất,
tiếng nói cũng thống nhất, tư tưởng
cũng thống nhất. Cả thế giới như anh em
một nhà, cùng sống trong an lạc. Loài
người lúc bấy giờ, trừ các cảm
thụ như nóng lạnh, đói khát, đại
tiểu tiện, tình dục, ăn uống và già
chết, thì cũng không khác gì cõi cực
lạc phương tây di chuyển về trên trái
đất này (chú 6).
Phật giáo tin rằng, tất cả
những người nào đã quy y theo Phật
pháp của Phật Thích Ca, sẽ tái sinh trở
lại cõi đất này, khi Phật Di Lặc xuất
hiện, sẽ cùng nhau nghe pháp và được
Phật Di Lặc thụ ký, cho biết lúc nào
họ sẽ thành Phật.
Phật Di Lặc ra đời, tuy
cách hiện nay rất xa, nhưng Phật giáo
chính tín, tin tưởng sâu sắc rằng,
thời kỳ ấy sẽ đến. Để đón chào
thời đại sáng lạn và quang vinh ấy sẽ
đến, mỗi người chúng ta đều tham gia
xây dựng các mặt, các lĩnh vực của
đời sống xã hội loài người ngày nay
cho tốt đẹp. Đó là trách nhiệm của
Phật giáo chính tín [Xem ba kinh về Phật Di
Lặc; Kinh Trường A Hàm, quyển 6 trang 6;
Trung A Hàm cuốn 13 trang 66; Tăng nhất A
Hàm, phẩm 10 : bất thiện, cuốn 48 trang 3].
Kiếp, dịch âm kiếp-ba từ
chữ Phạn Kalpa. Danh từ Kalpa không phải
do Phật giáo sáng tạo, mà là tên gọi
chung một đơn vị thời gian của Ấn Độ
cổ đại, để tính những khoảng thời
gian dài, cũng như từ sát-na (ktana) cũng
là một đơn vị thời gian chỉ khoảng
thời gian ngắn. Nói dài thì có thể
dài vô hạn, mà nói ngắn thì cực
ngắn như một sát na.
Nhưng, thông thường, từ
"kiếp" được dùng để chỉ
khoảng thời gian dài của thế giới sa
bà, nơi chúng ta ở, kinh Phật nói kiếp
có 3 cấp :
Thứ nhất là kiếp nhỏ
(tiểu kiếp) được tính theo thọ mệnh
của loài người trên địa cầu này.
Từ mức thọ mệnh dài nhất là 8.4000
tuổi, cứ quá 100 năm, giảm một tuổi,
giảm tới khi thọ mệnh người chỉ còn
10 tuổi, giai đoạn này gọi chung là giảm
kiếp. Rồi, từ thọ mệnh 10 tuổi, qua
100 năm, tăng thêm một tuổi, cho đến khi
đạt mức thọ mệnh 84.000 tuổi, gọi chung
là tăng kiếp. Quá trình thời gian
một lần giảm một lần tăng như vậy
gọi là một kiếp nhỏ (tiểu kiếp).
Cấp thứ hai là kiếp
trung bình (trung kiếp). Hai mươi tiểu
kiếp gộp lại thành một trung kiếp. Theo
sách Phật, địa cầu nơi chúng ta ở,
diễn biến qua bốn giai đoạn lớn : Thành
(hình thành), Trụ (tồn tại), Hoại (hủy
hoại), Không (thành hư không). Mỗi giai
đoạn lớn như vậy, dài bằng 200 tiểu
kiếp. Trong bốn giai đoạn nói trên, chỉ
có giai đoạn trụ là có người
ở. Trong giai đoạn sơ Thành địa
cầu có thể lỏng và thể khí, và từ
thể lỏng khô cứng dần dần. Vì vậy
mà người không thể ở được. Đến
giai đoạn "Hoại", trái đất
bị phá hoại kịch liệt, dữ dội, người
cũng không thể ở được. Theo sách
nói, trong giai đoạn này, trái đất phải
trải qua 49 lần hỏa tai lớn, 7 lần thủy
tai lớn, một lần gió bão lớn (phong
tai), sau đó đất bị băng hoại. Sau khi
"Hoại kiếp" kết thúc thì bắt
đầu "Không kiếp", là kiếp
không có vật gì tồn tại, kéo dài 20
tiểu kiếp nữa. Rồi một địa cầu mới
lại dần dần hình thành. Một giai đoạn
"Thành" khác lại bắt đầu. Như
vậy, bốn giai đoạn "thành, trụ,
hoại, không" của trái đất là
bốn trung kiếp, gọi là thành kiếp, trụ
kiếp, hoại kiếp, không kiếp.
Cấp thứ ba là kiếp
lớn. Bốn trung kiếp gộp lại thành
một đại kiếp. Nói cách khác,
một lần sinh diệt của địa cầu là một đại
kiếp (kiếp lớn). Thế nhưng, trong giai
đoạn hoại kiếp, mỗi lần xảy ra
hỏa tai lớn, thì thiêu cháy từ địa
ngục vô gián đến cõi trời sơ
thiền của sắc giới. Mỗi lần xảy ra
thủy tai lớn, nước tràn ngập từ địa
ngục vô gián đến cõi trời nhị
thiền của sắc giới. Và cuối cùng,
một trận bão lớn, gió thổi mạnh suốt
từ địa ngục vô gián đến cõi
trời tam thiền của Sắc giới. Có
thể nói, trong một đại kiếp, vào
giai đoạn hoại kiếp, cả thế giới
này từ địa ngục vô gián cho tới cõi
trời tam thiền của sắc giới,
đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của
kiếp nạn, hỏa, thủy và phong tai. Chỉ có
cõi trời thiền thứ 4 của sắc
giới và 4 cõi trời thiền của Vô sắc
giới mới tránh khỏi được kiếp nạn.
Thế nhưng, có điều may là đến giai
đoạn hoại kiếp, các chúng sinh ở thế
giới này đều là chuyển sinh sang các
thế giới khác, hoặc là siêu thăng
lên cõi trời thiền thứ 4 của
Sắc giới. Có thể nói, không có chúng
sinh nào là không có nơi an thân.
Sách Phật nói kiếp, nếu
không nói rõ thì thường chỉ cho đại
kiếp. Trong chúng sinh ở ba giới này,
dục giới, sắc giới và vô sắc giới,
thọ mệnh chúng sinh ngắn nhất là sinh ra
chết liền. Thọ mệnh chúng sinh dài nhất
là ở 4 cõi Trời thiền của vô sắc
giới. Thọ mệnh dài nhất là ở cõi
trời hữu tưởng vô tưởng, tám vạn
4 nghìn đại kiếp ! Thọ mệnh của họ
bằng 8 vạn 4 nghìn lần sinh diệt của
trái đất này, vì vậy có chúng sinh ở
cõi Trời này nhằm tự cho mình là bất
tử. Kỳ thực, qua 8 vạn 4 nghìn đại
kiếp, chúng sinh ở cõi Trời đó vẫn
trở lại vòng sống chết luân hồi.
Với con mắt của Phật, chỉ 8 vạn 4 nghìn
đại kiếp cũng chỉ như khoảnh khắc một
sát na mà thôi. Chỉ có tu đạo giải
thoát, phá ngã chấp, mới vào được
cảnh giới Niết Bàn bất tử. Và tiến
thêm một bước nữa, phá cả pháp
chấp, thì trở thành Bồ Tát, bậc Thánh
tuy đã thoát sinh tử nhưng vẫn không
trụ ở Niết Bàn, tùy theo loại mà hóa
độ chúng sinh, và tiến dần tới quả
Phật.
Có thể có người hỏi :
"Trái đất này còn tồn tại bao lâu
nữa ?"
Tôi có thể lấy một ví
dụ : Giả sử ở giai đoạn trụ
của quả địa cầu này thọ mệnh trung
bình là 100 năm, và nếu thọ mệnh trung
bình của con người nay chỉ còn 45 tuổi.
Chúng ta biết, một trụ kiếp gồm có 20
tiểu kiếp, như vậy hiện nay, địa cầu
đang ở thời kỳ giảm kiếp của tiểu
kiếp thứ 9. Như vậy, mọi người chúng
ta hãy an tâm mà sống. Đừng có nghe
tuyên truyền "Ngày tận thế đến
rồi" mà sinh lo lắng ! Bất quá, trong
mọi tiểu kiếp, khi giảm kiếp giảm tới
mức 10 tuổi thọ mệnh thì cũng có các
nạn như bệnh dịch, đói kém, giặc giã
xảy ra, đấy là do trong thời kỳ giảm
kiếp, nhân tâm suy đồi, loài người
tự làm tự chịu quả báo mà thôi.
Nhưng các kiếp nạn trong mỗi lần kiếp
giảm đều có tính tạm thời và cục
bộ, loài người tuy bị thiệt hại và
chết nhiều, nhưng không đến nỗi bị
tiêu diệt. Ngược lại, có tin mừng
báo cáo cho mọi người biết, tức trong
hơn 10 tiểu kiếp còn lại, sẽ có 996 vị
Phật sẽ ra đời lần lượt trên địa
cầu này, và vị Phật đầu tiên trong số
này sẽ xuất hiện chính là Phật Di Lặc;
vì vậy mà Phật giáo gọi "Di Lặc
là Di Lặc tôn Phật hạ sinh". Sự
kiện đức Di Lặc thành Phật trên địa
cầu này diễn ra trong giai đoạn tăng
kiếp của tiểu kiếp thứ 10, lúc thọ
mệnh trung bình của loài người đạt 8
vạn tuổi, đại khái cách xa hiện nay
đến 56 ức năm [ức bằng 10.000.000 năm
(10 triệu), 56 ức năm là 560 triệu năm]
(chú 8). Các chuyện thọ mệnh người
tăng và giảm, và có lúc tăng tới 8
vạn 4 nghìn tuổi, chúng ta không ngại gì
mà không tin là sự thật, vì các kinh
Đại và Tiểu thừa đều có chép. Trong
kinh Phật có ghi "Khi thọ mệnh người
giảm đến 10 tuổi, thì phụ nữ mới sinh
được 5 tháng đã đi lấy chồng. Lúc
ấy trong thế gian, không còn có các
thức ăn có vị ngọt như dầu bơ,
đường trắng, mật". Lại có chép :
"Khi thọ mệnh người đạt 8 vạn
tuổi thì phụ nữ 500 tuổi mới lấy
chồng. Lúc bấy giờ, đất đai trên địa
cầu bằng phẳng, không có gò đống, hang
hố, gai góc, cũng không có rắn rết,
ruồi muỗi, côn trùng độc; gạch, ngói,
đá đều biến thành ngọc lưu ly; nhân
dân giàu có thóc gạo giá rẻ, hạnh
phúc cùng cực". (Trường A Hàm,
quyển 6).
Trong kinh Phật nói :
"Một hệ mặt trời mặt trăng là
một thế giới nhỏ (Tiểu thế giới).
Núi Tu Di là trung tâm, mặt trời mặt
trăng quay vòng xung quanh núi Tu Di. Cũng
tức là nói, một núi Tu Di là một
tiểu thế giới. Vấn đề núi Tu Di, trong
giới Phật học hiện nay, vẫn còn là
điều mờ mịt. Một số người nhận
định rằng [như các học giả Nhật Bản],
núi Tu Di là truyền thuyết cổ xưa của
Ấn Độ. Khi Phật còn tại thế, Phật
đã lợi dụng truyền thuyết đó biểu
dương Phật pháp. Núi Tu Di trong truyền
thuyết, có thể có hay không có, Phật
không chú tâm thuyết minh vấn đề đó.
Đức Phật chỉ sử dụng truyền thuyết
núi Tu Di để biểu dương Phật pháp nhằm
cứu nhân độ thế, và giác ngộ cho
đời. Quan điểm ấy của các học giả
cũng khá vững. Nhưng muốn nói về thế
giới quan của Phật giáo thì không thể
không nói tới núi Tu Di được. Núi Tu
Di thật sự ở đâu ? Người viết đây
không dám phủ định, cũng không biết
dựa vào đâu để khẳng định. Khi chúng
ta chưa xét vấn đề này một cách thấu
đáo thì thái độ an toàn nhất là cứ
để thành nghi vấn. Vì vậy mà tôi xin
gác vấn đề núi Tu Di lại một bên
(chú 9).
Phạm vi của tiểu thế giới
là hệ mặt trời mặt trăng. Đó là
thái dương hệ, hay cũng là hằng tinh
hệ. Một hằng tinh hệ đều có một số
vệ tinh đi kèm. Hằng tinh đều là mặt
trời, vệ tinh đều là mặt trăng. Trong
Thái dương hệ này, mặt trăng cố nhiên
là mặt trăng rồi, còn 9 đại hành tinh,
trong đó có địa cầu đều là vệ tinh,
đều cũng là mặt trăng.
Một ngàn tiểu thế giới
gộp lại, gọi là tiểu thiên thế giới;
phạm vi của một tiểu thế giới trong
tiểu thiên thế giới là từ núi Tu Di
cho tới cõi trời Phạm thiên của sắc
giới.
Một ngàn tiểu thiên thế
giới, gọi là một trung thiên thế
giới, phạm vi của một trung thế giới
trong trung thiên thế giới, kéo dài tới
Vô lượng tịnh thiên của sắc giới.
Một ngàn trung thiên thế
giới là một đại thiên thế giới,
phạm vi của mỗi đại thế giới trong
đại thiên thế giới, kéo dài tới
Quang âm thiên của sắc giới.
Như vậy là đại thiên thế
giới là một ngàn tiểu thế giới, nhân
lên một ngàn lần, thành một trung
thiên thế giới, rồi lại từ một trung
thiên thế giới nhân lên một ngàn lần
nữa mà thành
Như vậy là kinh qua ba
lần lũy tiến con số ngàn, vì vậy
mà có tên gọi tam thiên đại thiên
thế giới. Thực ra, đó chỉ là một
đại thiên thế giới mà thôi. Thống
trị một Đại thiên thế giới là Đại
Phạm thiên vương ở cõi Trời Sắc cứu
kính thiên. Mỗi đại thiên thế giới
có một Đại Phạm Thiên vương. Vì có
vô số Đại thiên thế giới, cho nên
cũng có vô số Đại Phạm Thiên vương.
Đại thiên thế giới trong đó có loài
người ở, gọi tên chung là Sa bà thế
giới. Mỗi đại thiên thế giới là
cõi giáo hóa của một đức Phật. Phật
Thích Ca được tôn xưng là Sa bà giáo
chủ vì lẽ như vậy.
Địa cầu nơi chúng ra ở
chỉ là một đơn vi vô cùng nhỏ bé trong
đại thiên thế giới. Để hóa độ phổ
biến khắp chúng sinh ở cõi Sa bà này,
Phật Thích Ca phải dùng hàng trăm triệu
hóa thân. Tuy dùng đến hàng trăm triệu
hóa thân nhưng phạm vi giáo hóa của
Phật Thích Ca chỉ là cõi Sa bà này mà
thôi.
Do đó có thể thấy, thế
giới quan Phật giáo thật là rộng lớn,
và phù hợp với quan điểm của thiên
văn học cận đại.
Đây quả là một vấn đề
rất quan trọng. Nếu chỉ biết tin Phật
Pháp mà không biết sinh hoạt trong thực
tiễn theo đúng Phật Pháp, thì chỉ vun
xới được thiện căn để tương lai
thành Phật và sẽ rất khó tìm được
lợi ích thực tế trong cuộc sống hiện
tại.
Nói sự tu trì của Phật
giáo, tức là nói thực tiễn sinh hoạt
của Phật giáo, mà nội dung chủ yếu
nhất gồm có bốn mục : 1. Tín, 2. Giới,
3. Định, 4. Tuệ.
Nếu chưa có tín tâm (lòng
tin) thì tức là căn bản chưa vào
được cửa Phật. Vì vậy, tín tâm là
yêu cầu cơ bản của việc học Phật. Và
quy y Tam Bảo chính là đầu tiên xây
dựng tín tâm. Nội dung của giới rất
rộng, yêu cầu nói chung là giữ cho
được 5 giới và thực hành mười
điều thiện. Nếu giữ được 8 giới hay
là thụ Bồ Tát giới là chuyện tốt
nhất. Giới đối với Phật tử có
công năng giống như công sự phòng vệ
đối với chiến sĩ ở ngoài chiến
trường. Một Phật tử mà không thực
hành tốt 5 giới và 10 thiện thì sẽ
không có khí chất của người Phật tử
nữa. Nếu không giữ 5 giới mà tu
thiền, thì dễ rơi vào lưới của thiền
ma, gặp phải ma cảnh.
Thiền định là thu tâm,
nhiếp tâm để cho sức mạnh của tâm
không bị ngoại cảnh làm xáo động.
Công phu thiền định đều được các
tôn giáo khác coi trọng. Các ngoại đạo
ở Ấn Độ đều có tu định. Lão giáo
ở Trung Quốc điều hòa hơi thở, đạo
Gia Tô cầu nguyện đều là các loại
tâm chuyên chú vào một cảnh. Chỉ khi
nào khiến tâm chuyên chú được vào
một cảnh thì mới thể nghiệm được
giá trị vĩ đại, cao cả của tôn giáo,
mới đạt được cả thân và tâm đều
nhẹ nhàng, an lạc. Đó là một cảnh
giới an lạc mà cái vui của 5 món dục
tầm thường không thể đem so sánh
được (1). Một khi đã thể
nghiệm được định tâm một cảnh rồi,
thì niềm tin tôn giáo của người tu
thiền càng tăng gấp bội, không thể
nào làm cho anh ta mất niềm tin ấy
được
Thế nhưng, công phu thiền
định không phải là sở hữu riêng của
Phật giáo. Sở hữu độc đáo của
Phật giáo là trí tuệ chỉ đạo thiền
định và giúp cởi bỏ được sự say
đắm đối với thiền định. Bởi vì,
thiền định tuy là công phu nội chứng
không bị ngoại cảnh xáo động, thế
nhưng một khi đã vào thiền định, đã
làm theo cái vui của thiền thì dễ say
đắm cái vui đó mà không thấy muốn
rời khỏi thiền định nữa. Cũng như
một người, sau khi mệnh chung, được
tái sinh lên các cõi Trời thiền. Trong
Phật giáo, các cõi Trời thiền chia làm
8 cấp, cao cấp khác nhau, gọi là bốn
thiền, tám định. Nhưng bốn thiền, tám
định đều chỉ là những cảnh trời Sắc
giới và Vô sắc giới và nằm trong
phạm vi Ba giới. Thọ mạng ở cõi Trời
tuy dài, nhưng chưa ra khỏi sinh tử. Vì
vậy, Phật giáo xem thiền định chỉ là
một phương pháp tu hành, chứ không
phải là mục đích của tu hành. Vì vậy,
Thiền tông Trung Hoa, tuy lấy thiền làm
tôn chỉ, nhưng lại chú trọng khai ngộ
hơn là thiền định. Ngộ là khai mở trí
tuệ. Chỉ có khai mở trí tuệ, thấu rõ
được thực tướng các pháp thì mới
giải thoát được sinh tử và ra khỏi ba
giới.
Sự thực, về vấn đề tu
trì, tốt nhất là nên gần gũi các bậc
thiện tri thức lớn; sẽ giúp tìm ra con
đường đi đúng đắn cho mình. Bài này
không thể nói tường tận được, chỉ
có thể giới thiệu vấn đề một cách
sơ lược mà thôi. Nếu độc giả có
hướng thì đối với vấn đề này, đề
nghị xem bài của tôi : "Tu trì đạo
giải thoát như thế nào?", đăng trong
sách "Học Phật tri ân".
____________________
(1) 5 món dục là tài,
sắc, danh, ăn, ngủ (Người dịch chú)
Trước khi giải đáp vấn
đề này, hãy nên làm rõ nghĩa hai chữ
"khổ hạnh".
Thông thường người ta
hiểu khổ hạnh là dùng phương pháp tự
làm khổ mình để đạt mục đích giải
thoát. Đứng về nguyên tắc mà nói thì
không sai, nhưng đứng về xuất phát
điểm mà nói thì sự khác biệt lớn.
Có người làm khổ mình một cách mù
quáng, có người làm khổ mình vì lý
tưởng. Kẻ tự làm khổ mình một cách
mù quáng, vừa không có căn cứ lý
luận, vừa không có mục đích nhất
định, cũng giống như kẻ luyện cát để
làm dầu mỏ. Vậy trong số những người
tự làm khổ mình vì lý tưởng cũng
nên phân biệt : Có người chỉ là mê
tín, có người hành động dựa vào lý
tính. Có người mê tín tu khổ hạnh thì
cho rằng nếu giữ giới làm trâu ăn
cỏ, làm chó ăn phân, làm cá tắm mình
luôn luôn dưới nước, thì sau khi chết,
sẽ được sinh lên các cõi Trời. Nhưng
người tu khổ hạnh có lý tính cũng chia
làm 2 loại : Một loại dùng phương pháp
tu trì hợp lý để mình được giải
thoát. Một loại lợi dụng thân tâm như
là phương tiện để giải thoát khỏi
cái Ta, để hỗ trợ người khác (chúng
sinh) cùng được giải thoát.
Ngoài phương pháp khổ hạnh
có lý tính ra các phương pháp khác
đều là khổ hạnh ngoại đạo.
Có những người gần đây
cho rằng, Phật giáo không chủ trương
khổ hạnh, cho rằng Phật giáo chủ trương
lập trường Trung đạo, điều hòa vui và
khổ. Đúng là Phật Thích Ca thành Phật,
là sau khi từ bỏ lối tu 6 năm khổ
hành, phục hồi sức khỏe lại cho thân
thể đã bị suy nhược [Tăng nhất A Hàm,
Tăng thượng phẩm]. Bất quá, chúng ta
cần thấy rõ, Phật đã bỏ lối tu khổ
hạnh mù quáng và mê tín, nhưng lại
nhấn mạnh lối tu khổ hạnh có lý tính.
Lối tu khổ hạnh của Tiểu thừa là
nhằm giải thoát cho bản thân mình, còn
hỗ trợ cho chúng sinh cùng giải thoát
là khổ hạnh của Đại thừa.
Vì vậy, trong Trường A Hàm,
quyển 8, có đoạn văn như sau :
Phật nói với Bà la môn Ni
Câu Đà : "Điều các Người thực
hành là thô lậu đê tiện, bỏ hết
quần áo sống lõa lồ, lấy tay che; ăn
phân bò, hay phân hươu, hay rễ cây,
cành lá, trái quả. Có người giơ tay
lên, hoặc không ngồi giường, chỉ quỳ
gối, hoặc có người nằm trên gai góc,
hoặc có người nằm lõa lồ giữa
đống phân bò. Có người một ngày
tắm 3 lần, hay một đêm tắm 3 lần, chịu
thống khổ vô lượng, đầy đọa thân
xác này
".
Những loại khổ hạnh như
vậy đều bị Phật cực lực phản đối,
bởi vì làm như vậy, chỉ làm khổ thân
xác mà không được lợi ích gì. Đã
không tu thân, nuôi dưỡng sự sống
được, cũng không tu tâm nhập định
được, còn nói gì tu hành, đem lợi
ích cho người khác. Tiếp theo đó, Phật
giảng về lối sống khổ hạnh của Phật
giáo cho Bà la môn Ni Câu Đà :
"
Khi được cúng dường, thì
cung kỉnh lễ. Được cúng dường rồi,
tâm không tham đắm, hiểu rõ phương
pháp viễn ly xuất thế. Nghe người khác
nói chính nghĩa thì hoan hỷ tán đồng,
không tự khen mình, không hủy báng
người khác. Không sát sinh, trộm cắp,
dâm dục, nói chia rẽ, nói ác, nói
dối, nói lời vô nghĩa, không tham lam,
ghen tị, tà kiến
tinh tấn không
ngừng, khéo tập thiền định, siêng tu
hành, bồi dưỡng trí tuệ, không kiêu
căng tự đại
thường giữ tín
nghĩa, thường xuyên tự phản tỉnh, giữ
giới trong sạch, chịu khó học hỏi,
thường làm bạn với người thiện,
làm việc thiện lành không ngừng, không
tức giận, không dối trá, không cho
rằng mọi ý kiến của mình là đúng,
không nói khuyết điểm của người
khác, không có tà kiến (không tin lý
nhân quả là tà kiến), cũng không có
biên kiến (không có quan điểm trong đạo
đức là biên kiến, như tin rằng có linh
hồn vĩnh hằng bất biến, và cho rằng,
chết là hết tất cả). Đó chính là
phương pháp khổ hạnh thanh tịnh".
Chúng ta đọc đoạn văn kinh
nói trên, cảm thấy thân thiết vô hạn;
nội dung của nó không có gì ngoài
giới, định, tuệ là pháp giải thoát,
đồng thời cũng là pháp xử thế trong
nhân gian, và còn là pháp môn cầu
giải thoát theo lý tính. Các kinh Đại
thừa lại càng khuyến khích bố thí
lớn, xả bỏ lớn, chịu nhẫn nhục
những điều khó nhẫn nhục, làm những
việc thiện khó làm; có thể hy sinh tất
cả để cứu độ chúng sinh, và còn
phát nguyện sống đời này qua đời
khác, hy sinh mình để cứu độ chúng
sinh, thậm chí làm đến mức "Trong tam
thiên đại thiên thế giới, không có
hạt bụi nào không phải là nơi xả
thân mạng của Bồ Tát". Hành Bồ
Tát như vậy phải chăng là pháp khổ
hạnh vĩ đại ?
Vì vậy, đã là Phật tử chính tín thì phải biết chế ngự thân tâm, siêng năng khắc khổ, đối với người thì hậu, tự mình sống thì đạm bạc; chỉ có hạn chế đời sống vật dục mới đề cao được cuộc sống tinh thần, siêng năng tu đạo, làm cho sự nghiệp Phật giáo phát triển, cống hiến cho lợi ích của đại chúng, phát nguyện lớn, phục vụ cho toàn nhân loại, làm người bạn sẵn sàng của mọi chúng sinh, thậm chí hy sinh cả tự thân để cứu độ chúng sinh. Đó là khổ hạnh của Phật giáo. Nếu có người cho rằng, nhịn ăn cơm, không chịu sống như con người bình thường, làm các công việc kỳ lạ, kỳ quái, thì đó không phải là khổ hạnh của Phật giáo mà là khổ hạnh của ngoại đạo.
Nguồn: www.quangduc.com