Với
chương
này,
chúng
ta
đi
vào
trung
tâm
học
thuyết
của
đức
Phật.
‘Bốn
Sự
Thật
Cao
Quí’
hay
‘Tứ
Diệu
Ðế’
là
một
trong
những
hệ
thống
sắp
xếp
căn
bản
nhất
được
đức
Phật
vạch
ra.
Với
nhiều
sự
kiện
quan
trọng,
chúng
gần
như
trùng
hợp
với
toàn
thể
giáo
lý
của
Thích
ca
Mâu
ni.
Sự
hiểu
biết
‘Bốn
Sự
Thật
Cao
Quí’
cũng
đồng
nghĩa
với
sự
đắc
quả
trong
việc
tu
tập
Phật
giáo.
Chính
Phật
ngụ
ý
nhiều
lần
khi
nói
rằng
vì
không
hiểu
toàn
bộ
Tứ
Diệu
Ðế
nên
mới
gây
cho
ta
tiếp
tục
chạy
vòng
vòng
trong
luân
hồi
sanh
và
tử.
Sự
quan
trọng
của
Bốn
Sự
Thật
Cao
Quí
cũng
có
ý
nghĩa
tương
tự
do
sự
kiện
sau
đây:
bài
giảng
kinh
đầu
tiên
của
ông
cho
năm
vị
tu
khổ
hạnh
tại
Vườn
Nai
gần
Benares
là
Kinh
Chuyển
Pháp
Luân
(Dhammachakkappavattana
Sutta),
kinh
có
2
môn
chính
là
Tứ
Ðiệu
Ðế
và
thuyết
Trung
đạo.
Trong
công
thức
Tứ
Diệu
Ðế
(1.
sự
có
mặt
của
đau
khổ,
2.
các
nguyên
nhân
đau
khổ,
3.
niềm
an
lạc
khi
đau
khổ
bị
diệt,
4.
con
đường
đưa
tới
niềm
an
lạc
đó),
ta
có
một
bảng
tóm
tắt
về
lời
dạy
của
Phật
cả
lý
thuyết
lẫn
thực
hành. Trang
29.
Trước
khi
bắt
đầu
xét
đến
Tứ
Diệu
Ðế
từng
phần
một,
tôi
muốn
xin
các
bạn
lưu
ý
một
vài
sự
kiện
về
công
thức
toàn
bộ
này.
Nền
y
khoa
xứ
Ấn
độ
cổ
đã
đạt
được
một
trình
độ
phát
triển
nào
đó
vào
thời
đức
Phật.
Các
y
sĩ
đã
phát
triển
kế
hoạch
tuần
tự
bốn
mặt:
sự
có
mặt
của
bệnh
tật,
nguyên
nhân
gây
bệnh,
niềm
vui
sướng
khi
hết
bệnh
và
cách
chữa
lành
bệnh.
Nếu
so
sánh,
ta
sẽ
thấy
sự
tương
xứng
rất
gần
gũi
với
công
thức
của
Tứ
Diệu
Ðế:
(1)
sự
có
mặt
của
đau
khổ
tương
đương
với
sự
có
mặt
của
tật
bệnh;
(2)
nguyên
nhân
gây
đau
khổ
tương
tự
với
nguyên
nhân
gây
bệnh;
(3)
niềm
an
lạc
khi
đau
khổ
bị
diệt
đi
tương
ứng
với
niềm
vui
sướng
khi
hết
bệnh;
và
(4)
con
đường
đưa
tới
niềm
an
lạc
gần
gũi
với
tiến
trình
chữa
lành
bệnh. Trang
30.
Sau
khi
nói
về
đặc
tính
chữa
bệnh
của
công
thức
Tứ
Diệu
Ðế,
tôi
muốn
xin
nói
thêm
một
khái
niệm
quan
trọng
khác
về
Tứ
Diệu
Ðế.
Khi
ngài
Xá
lợi
Phất
(Sariputta),
một
trong
những
đại
đệ
tử
của
Phật
tình
cờ
gặp
Mã
Thắng
(Assaji),
một
trong
năm
người
tu
khổ
hạnh
đầu
tiên
theo
học
đức
Phật,
ngài
hỏi
ông
ta
về
Tứ
Diệu
Ðế.
Mã
Thắng
trả
lời
là
không
thể
nói
nhiều
được
vì
ông
tương
đối
khá
mới
với
nó.
Tuy
vậy,
Mã
Thắng
(Assaji)
tóm
tắt
lời
dạy
của
Phật
như
sau:
‘‘Bậc
Toàn
Giác
(Tathagata)
đã
nói,
‘Vật
nào
có
sanh,
thì
trong
đó
có
sẵn
mầm
diệt;
các
vị
tu
khổ
hạnh
đã
được
dạy
như
vậy.’
’’
Xá
lợi
Phất
(Sariputta)
rất
xúc
động
bởi
một
câu
dạy
súc
tích
như
vậy.
Ông
đi
tìm
người
bạn
đi-tìm-sự-thật
Mục
kiền
Liên
(Mollagana)
của
mình,
cả
hai
tìm
đức
Phật
và
trở
thành
đệ
tử
của
ông. Lời
tóm
tắt
của
Mã
Thắng
(Assaji)
cho
ta
biết
cái
tư
tưởng
nằm
đằng
sau
công
thức
Tứ
Diệu
Ðế:
sự
quan
trọng
của
liên
hệ
nhân
quả.
Tư
tưởng
này
là
giáo
nghĩa
chính
yếu
của
giáo
lý
nhà
Phật
và
nó
nằm
ngay
trung
tâm
công
thức
Tứ
Diệu
Ðế.
Công
thức
Tứ
Diệu
Ðế
bắt
đầu
với
một
vấn
đề,
đó
là
sự
có
mặt
của
đau
khổ.
Có
quả
khổ
là
do
cái
nhân
sinh
ra
khổ,
điều
này
ở
trong
sự
thật
thứ
hai,
tức
nguyên
nhân
gây
khổ
là
do
huân
tập
sinh
ra.
Kế
đó
là
niềm
an
lạc
do
sự
diệt
được
cái
khổ
,
được
biểu
lộ
trong
sự
thật
thứ
ba.
Sở
dĩ
ta
diệt
được
khổ
là
nhờ
Con
Ðường
đạo.
Nói
một
cách
khác,
khi
các
nguyên
nhân
của
đau
khổ
được
tiêu
trừ
thì
sự
vắng
mặt
các
nguyên
nhân
đó
là
nguyên
nhân
của
sự
diệt
khổ:
nhân
khổ
không
có
thì
quả
khổ
cũng
không. Trang
31.
Phân
tích
kỹ
hơn,
bạn
sẽ
thấy
chúng
chia
ra
hai
nhóm.
Hai
sự
thật
đầu,
quả
khổ
và
nhân
khổ
thuộc
về
lĩnh
vực
sanh
và
tử.
Một
cách
tượng
trưng,
chúng
có
thể
được
vẽ
ra
dưới
hình
thức
một
vòng
tròn,
vì
chúng
vận
hành
trong
thế
quay
tròn.
Nhân
đau
khổ
sinh
ra
quả
đau
khổ,
và
quả
đau
khổ
lần
lượt
đóng
vai
trò
nhân
mới
sản
sinh
quả
đau
khổ
khác.
Ðây
là
cái
vòng
của
sanh
và
tử. Hai
sự
thật
sau
cùng,
sự
diệt
khổ
và
Con
Ðường
đạo
thì
lại
không
thuộc
về
sanh
và
tử.
Chúng
có
thể
được
biểu
thị
gián
tiếp
qua
hình
ảnh
của
đường
xoắn
ốc,
trong
đó
cái
tác
động
không
còn
là
quay
tròn
nữa
mà
là
được
hướng
lên
trên,
có
thể
nói
là,
hướng
về
một
mức
phát
triển
khác
của
kinh
nghiệm. Trang
31.
Trở
lại
một
chút
về
khái
niệm
nhân
và
quả
trong
bối
cảnh
Tứ
Diệu
Ðế.
Rõ
ràng
nó
thay
thế
cho
hai
cặp
nhân
và
quả:
cái
đầu
tiên
(khổ
đế)
là
cái
quả
của
cái
thứ
hai
(tập
đế);
cái
thứ
ba
(diệt
đế)
là
cái
quả
của
cái
thứ
tư
(đạo
đế). Chắc
các
bạn
còn
nhớ
sự
quan
trọng
của
liên
hệ
nhân
và
quả
khi
chúng
ta
xét
đến
Tứ
Diệu
Ðế,
tôi
tin
rằng
chúng
ta
sẽ
hiểu
chúng
dễ
dàng
hơn.
Cũng
như
vậy,
nếu
chúng
ta
nhớ
lại
sự
quan
trọng
của
nguyên
tắc
nhân
và
quả,
nó
sẽ
giúp
ích
cho
chúng
ta
học
tập
lời
giáo
huấn
căn
bản
của
Phật,
hoặc
nghiên
cứu
nghiệp
báo
tái
sinh
hay
thuyết
duyên
khởi.
Tóm
lại,
chúng
ta
sẽ
tìm
thấy
rằng
cái
nguyên
tắc
của
nhân
và
quả
được
điều
hành
giống
như
một
sợi
chỉ
trong
toàn
bộ
Phật
pháp. Trang
32.
Bây
giờ
chúng
ta
chuyển
sang
điều
đầu
tiên
của
Tứ
Diệu
Ðế,
tức
khổ
đế.
Một
số
không
phải
Phật
tử
và
một
số
Phật
tử
cho
rằng
việc
chọn
sự
có
mặt
của
đau
khổ
là
điều
đầu
tiên
trong
bốn
sự
thật
là
không
ổn.
Họ
nói
rằng
chọn
như
vậy
là
dấu
hiệu
của
chủ
nghĩa
bi
quan.
Tôi
thường
được
hỏi
tại
sao
Phật
giáo
lại
quá
bi
quan.
Tại
sao
nó
lại
quyết
định
bắt
đầu
với
khổ
đế?
Có
một
số
cách
để
trả
lời
câu
hỏi
này.
Chúng
ta
hãy
xét
một
chút
về
các
quan
điểm
của
chủ
nghĩa
bi
quan,
chủ
nghĩa
lạc
quan
và
chủ
nghĩa
hiện
thực.
Trong
nghĩa
thực
tế,
chúng
ta
hãy
giả
thử
rằng
người
nào
đó
đang
đau
khổ
vì
một
chứng
bệnh
trầm
trọng
nhưng
không
nhận
sự
thật
về
cái
ốm
đau
của
mình.
Thái
độ
ông
ta
có
thể
lạc
quan,
nhưng
nó
chắc
chắn
là
điên
rồ,
bởi
vì
nó
không
ngăn
cản
việc
tìm
biện
pháp
để
chữa
lành
bệnh.
Một
thái
độ
như
vậy
hơi
giống
với
thái
độ
của
con
đà
điểu
chôn
cái
đầu
trong
cát
và
tự
thuyết
phục
là
không
có
nguy
hiểm
đe
dọa
nó.
Nếu
có
vấn
đề
xãy
ra,
cái
tiến
trình
hành
động
hợp
lý
độc
nhất
là
thừa
nhận
vấn
đề
và
làm
những
gì
cần
thiết
để
tiêu
trừ
nó. Trang
32.
Ðức
Phật
nhấn
mạnh
là
việc
thừa
nhận
sự
có
mặt
của
đau
khổ
không
bi
quan
cũng
không
lạc
quan:
giản
dị
chỉ
có
như
vậy.
Vã
lại,
nếu
Phật
chỉ
dạy
khổ
đế
và
ngừng
ở
đó
thì
việc
buộc
tội
điều
dạy
của
ông
là
bi
quan
cũng
có
sự
thật
.
Thực
tế
là
ông
chỉ
bắt
đầu
với
khổ
đế,
tiếp
tục
dạy
về
tập
đế
và
quan
trọng
hơn
hết,
sự
diệt
trừ
nó
và
các
phương
tiện
để
hoàn
thành
sự
diệt
trừ. Tôi
hoàn
toàn
chắc
chắn
rằng,
nếu
chúng
ta
chân
thật
với
mình,
tất
cả
chúng
ta
phải
thừa
nhận
là
trong
cuộc
đời
này
có
một
cái
gì
khó
hiểu
không
giải
quyết
được.
Các
sự
việc
không
hoàn
toàn
như
chúng
phải
như
vậy.
Có
đôi
khi
chúng
ta
cố
gắng
muốn
thoát
khỏi
sự
kiện
khó
hiểu
này
vào
một
lúc
nào
đó--có
thể
lúc
nữa
đêm,
trong
một
đám
đông
người,
hay
chỉ
một
chốc
lát
trong
một
ngày
làm
việc
bình
thường--quả
thật
chúng
ta
phải
đối
diện
với
hoàn
cảnh
thực
tế
của
mình.
Xét
cho
cùng,
chúng
ta
nhận
thấy
rằng
một
cái
gì
đó
bất
ổn,
sai
trái
mà
mình
không
biết
được.
Cái
cảm
giác
thuộc
về
kinh
nghiệm
này
thúc
giục
con
người
tìm
những
giải
pháp
cho
các
vấn
đề
như
bất
hạnh
hay
thất
vọng.
Ðôi
khi
các
giải
pháp
này
có
thể
là
tích
lũy
tài
sản
càng
nhiều
càng
tốt.
Hoặc
các
giải
pháp
cho
các
vấn
đề
đời
sống
dưới
hình
thức
chữa
bệnh
khác
nhau. Trang
33.
Trong
Phật
giáo,
khổ
có
thể
được
chia
ra
làm
hai
loại:
thể
xác
và
tinh
thần.
Ðau
khổ
thể
xác
gồm
các
đau
khổ
về
sanh
lão
bệnh
tử.
Trong
chương
3
chúng
ta
đã
đề
cập
đến
việc
chàng
thái
tử
Sĩ
đạt
đa
đương
đầu
với
các
sự
thật
về
lão,
bệnh
và
tử
khi
thấy
một
người
già,
một
người
bệnh
và
một
tử
thi.
Còn
ở
đây,
ta
thấy
thêm
cái
khổ
thứ
tư,
cái
đau
khổ
của
sự
sanh
ra.
Nó
gây
khổ
cho
thể
xác,
như
kinh
nghiệm
hài
nhi
ra
đời,
mà
còn
gây
ra
khổ
khác
không
thể
tránh
được
là
già
lão.
Sự
sanh
sản
có
thể
được
cho
là
một
cửa
ngõ
qua
đó
các
đau
khổ
khác
tự
nhiên
theo
sau.
Tôi
nghĩ
chúng
ta
cần
tốn
thêm
chút
thì
giờ
xét
đến
các
sự
đau
khổ
về
lão,
bệnh
và
tử.
Tãt
cả
chúng
ta
đã
quan
sát
cái
khổ
của
tuổi
già,
cái
bất
lực
muốn
hoạt
động
hữu
hiệu
và
suy
nghĩ
mạch
lạc.
Mọi
người
đều
đã
biết
cái
khổ
khi
bị
bệnh.
Dù
may
mắn
luôn
luôn
được
mạnh
khỏe,
ta
cũng
từng
thấy
cái
khổ
khi
bị
bệnh
của
đồng
loại.
Tất
cả
chúng
ta
đã
quan
sát
cái
khổ
tử
vong,
cái
khổ
sợ
hãi,
kinh
nghiệm
bởi
kẻ
sắp
từ
trần.
Những
cái
khổ
này
là
một
phần
không
thể
tránh
được
của
đời
sống.
Dù
cho
chúng
ta
hạnh
phúc
và
bằng
lòng
như
thế
nào,
nhưng
trong
một
lúc
đặc
biệt
nào
đó,
các
đau
khổ
về
sanh
lão
bệnh
tử
là
không
thể
tránh
được. Trang
34.
Ngoài
khổ
thân,
lại
có
khổ
tâm:
thương
mà
phải
xa,
ghét
mà
phải
gặp,
muốn
mà
không
được...
Thường
trong
cuộc
đời,
chúng
ta
sống
xa
cách
với
những
người
và
những
nơi
mà
ta
yêu
thích.
Những
sự
đòi
hỏi
về
nghề
nghiệp
và
quốc
gia
đôi
khi
bắt
buộc
chúng
ta
phải
rời
chỗ
ở
và
xa
những
người
thân
yêu.
Sự
thay
đổi
và
cái
chết
có
thể
đem
đến
sự
chia
tay
với
những
người
và
những
nơi
chúng
ta
yêu
thích.
Cũng
như
vậy,
cuộc
đời
thường
mang
đến
những
người
và
hoàn
cảnh
mà
chúng
ta
không
muốn
gặp,
chẳng
hạn
một
đồng
nghiệp
hay
một
cấp
trên
ở
nơi
chỗ
làm
mà
họ
đối
nghịch
với
chúng
ta.
Hoàn
cảnh
như
vậy
có
thể
làm
cho
thời
gian
của
chúng
ta
ở
nơi
chỗ
làm
thành
một
điều
thống
khổ
thật
sự.
Cũng
có
những
hình
thức
thảm
khổ
hơn
như
lụt
lội,
hỏa
hoạn,
đói
khát,
hành
hạ,
khủng
bố,
chiến
tranh,
thiên
tai.
Cuối
cùng,
hầu
hết
chúng
ta
không
lúc
này
thì
cũng
lúc
khác,
nếm
mùi
đau
khổ
khi
gặp
thất
bại
hoặc
thất
vọng
không
được
việc
làm,
xe
hơi,
nhà
cửa
và
người
yêu
như
ý
mình
muốn. Trang
34.
Những
đau
khổ
về
tinh
thần
và
vật
chất
nầy
được
đan
thành
cuộc
sống
cho
con
người
chúng
ta.
Như
vậy
còn
hạnh
phúc
đâu?
Bộ
không
có
hạnh
phúc
chút
nào
trong
cuộc
sống
sao?
Dĩ
nhiên
có,
tuy
nhiên
cái
hạnh
phúc
chúng
ta
từng
nếm
mùi,
trải
qua
trong
suốt
cuộc
đời
của
chúng
ta
lại
tạm
thời,
vô
thường.
Ngày
nào
chúng
ta
còn
vui
hưởng
tuổi
trẻ
và
sức
khoẻ,
chúng
ta
có
thể
tìm
thấy
hạnh
phúc
trong
sự
thoải
mái
hay
trong
tình
bầu
bạn
với
những
người
chúng
ta
thương
mến.
Tuy
thế
những
sự
kiện
ảnh
hưởng
đến
kinh
nghiệm
nầy
đều
có
điều
kiện,
vì
thế
vô
thường.
Chẳng
chóng
thì
chày,
chúng
ta
sẽ
nếm
mùi
đau
khổ. Bây
giờ,
nếu
muốn
giải
quyết
giảm
thiểu
và
sau
cùng
đoạn
sạch
vấn
đề
đau
khổ,
chúng
ta
phải
nhận
diện
cho
ra
nguyên
nhân
của
nó.
Ðèn
bị
tắt,
không
muốn
ở
trong
bóng
tối,
thế
thì
ta
phải
tìm
ra
cho
được
cái
nguyên
nhân
cúp
điện.
Ðó
là
do
mạch
điện
đứt,
cầu
chì
nổ,
hay
nguồn
cung
cấp
điện
bị
cắt
đi?
Cũng
như
vậy,
một
khi
đã
nhận
ra
sự
có
mặt
của
đau
khổ,
ta
phải
tìm
nguyên
nhân
ra
nó.
Tìm
được
nhân
khổ,
ta
mới
có
thể
làm
cái
gì
đó
để
giải
quyết
vấn
đề. Trang
35.
Theo
Phật
cái
gì
là
nguyên
nhân
của
đau
khổ?
Ông
dạy
rằng
tham
muốn
là
cái
nguyên
nhân
lớn
nhất
của
đau
khổ.
Có
nhiều
loại
ham
muốn:
ham
được
những
kinh
nghiệm
vui
sướng,
muốn
được
các
thứ
vật
chất,
muốn
sống
lâu,
muốn
có
cái
chết
mau,
vĩnh
viễn.
Tất
cả
chúng
ta
đều
thích
ăn
ngon,
khoái
nghe
nhạc
hay,
vui
chơi
với
bạn
bè
v.v...Hưởng
được
rồi,
chúng
ta
muốn
thêm
và
thêm
nữa.
Chúng
ta
cố
gắng
kéo
dài
những
kinh
nghiệm
thích
thú
như
vậy
và
cố
gắng
hưởng
chúng
thường
hơn
nữa.
Tuy
thế
không
hiểu
sao
chúng
ta
không
bao
giờ
hoàn
toàn
thỏa
mãn.
Chẳng
hạn,
khi
thích
một
món
ăn
khoái
khẩu
và
nếu
ăn
hoài,
chẳng
bao
lâu
ta
sẽ
ngán
nó.
Thử
món
khác,
trở
nên
thích
nó
và
sau
một
thời
gian
ngắn,
ta
lại
bắt
đầu
ngán
nó.
Chúng
ta
cứ
tiếp
tục
tìm
kiếm
những
cái
khác.
Lại
chán
bài
nhạc
yêu
thích
của
mình.
Chán
bạn
bè.
Chúng
ta
tìm
thêm
và
tìm
thêm.
Ðôi
khi
sự
theo
đuổi
những
kinh
nghiệm
vui
thú
này
dẫn
đến
nhũng
hình
thức
rất
tai
hại
về
cách
ứng
xử
hay
hành
động,
như
nghiện
rượu,
nghiện
thuốc
phiện
ma
túy.
Tất
cả
chỉ
vì
tham
muốn
hưởng
thụ
các
kinh
nghiệm
vui
thú.
Người
ta
nói
rằng
cố
gắng
thỏa
mãn
lòng
thèm
muốn
của
chúng
ta
để
được
những
kinh
nghiệm
thú
vị
cũng
giống
như
uống
nước
muối
cho
đã
khát:
nó
chỉ
tăng
cái
khát
của
chúng
ta
mà
thôi. Trang
35.
Vừa
tham
muốn
kinh
nghiệm
thú
vị,
ta
lại
còn
khao
khát
vật
chất.
Bạn
có
thể
thấy
rõ
điều
này
ở
trẻ
em,
tuy
tất
cả
chúng
ta
cũng
đều
mắc
phải.
Lấy
bất
cứ
một
em
nhỏ
nào
trong
một
tiệm
đồ
chơi.
Em
hẳn
muốn
mọi
thứ
đồ
chơi
trong
tiệm.
Sau
đó
được
khuyến
dụ
bởi
cha
mẹ,
em
chấp
nhận
một
món.
Gần
như
ngay
khi
được
nó,
em
bắt
đầu
mất
hứng
thú
với
nó.
Chắc
chắn
nội
trong
vài
ngày
món
đồ
chơi
đó
được
nằm
bỏ
mặc
trong
một
góc
phòng.
Em
muốn
một
món
đồ
chơi
khác.
Nhưng,
chúng
ta
thật
sự
có
khác
với
các
em
đó
không?
Gần
như
ngay
sau
khi
mua
xe
hơi
mới,
chúng
ta
lại
bắt
đầu
muốn
một
chiếc
khác,
một
chiếc
tốt
hơn?
Khi
dọn
vào
một
ngôi
nhà
vừa
ý,
có
người
vẫn
thường
nghĩ,
‘‘Nhà
nầy
thì
được,
nhưng
nó
sẽ
vẫn
tốt
hơn
nếu
tôi
có
thể
tìm
một
cái
lớn
hơn,
chẳng
hạn
cái
nhà
với
một
mảnh
vườn,
hoặc
một
cái
với
hồ
bơi?’’
Nó
tiếp
tục
như
vậy,
dù
đó
là
một
bộ
xe
lửa,
chiếc
xe
đạp,
máy
phát
hình,
hay
là
chiếc
Mercedes
Benz. Trang
36.
Người
ta
cho
rằng,
lòng
tham
muốn
được
giàu
có,
nhiều
vật
chất,
có
liên
hệ
đến
ba
vấn
đề
chính
gây
ra
đau
khổ.
Thứ
nhất
là
vấn
đề
đạt
được
chúng.
Bạn
phải
làm
việc
chăm
chỉ,
tiện
tặn,
để
dành,
để
mua
một
chiếc
xe
mới
mà
bạn
muốn.
Kế
đến
bạn
phải
trông
nom
và
bảo
vệ
nó.
Bạn
lo
rằng
một
người
nào
đó
có
thể
làm
hư
hại
chiếc
xe
bạn.
Bạn
lo
rằng
căn
nhà
mới
của
bạn
có
thể
bắt
lửa
hoặc
bị
hư
hại
bởi
gió
bão.
Cuối
cùng
là
vấn
đề
mất
mát.
Không
sớm
thì
muộn
chúng
sẽ
tan
rã
hoặc
chính
chúng
ta
sẽ
chết. Lòng
ham
muốn
sống
một
cuộc
đời
vĩnh
cửu
là
một
nguyên
nhân
của
đau
khổ.
Tất
cả
chúng
ta
đều
tham
cầu
cuộc
sống
hiện
hữu.
Mặc
cho
những
đau
khổ
và
thất
vọng
đã
trải
qua,
tất
cả
đều
tham
sống
và
chính
vì
sự
tham
sống
này
khiến
cho
chúng
ta
chịu
sanh
tử
luân
hồi.
Hoặc
ngược
lại
muốn
được
không
hiện
hữu,
có
nghĩa
là,
muốn
sự
hủy
diệt
hoàn
toàn.
Cái
đó
có
thể
gọi
là
muốn
được
chết
vĩnh
viễn.
Muốn
theo
lối
này
thí
dụ
như
việc
tự
tử
và
một
số
trường
hợp
giông
giống
như
thế.
Muốn
được
hiện
hữu
là
một
thái
cực,
muốn
không
hiện
hữu
là
một
thái
cực
khác. Trang
36.
Tới
đây
thì
bạn
có
thể
tự
hỏi,
‘Việc
chỉ
tham
muốn
có
gây
ra
đau
khổ
không?
Chỉ
tham
muốn,
có
đủ
nói
là
đau
khổ
chưa?
Không
lẽ
chỉ
giản
dị
có
thế
à?’
Xin
thưa,
câu
trả
lời
không
phải
như
vậy.
Có
một
cái
gì
đó
sâu
xa
hơn
là
tham
muốn.
Theo
đúng
nghĩa
thì
nền
tảng
hay
căn
bản
của
việc
tham
muốn
là
sự
vô
minh. Vô
minh
là
không
thấy
sự
vật
đúng
như
thực
tướng
của
chúng.
Nó
cũng
có
nghĩa
là
không
hiểu
sự
thật
về
cuộc
đời.
Những
người
tự
xem
mình
có
giáo
dục
có
thể
cảm
thấy
khó
chịu,
chướng
tai
khi
được
cho
rằng
họ
vô
minh.
Nói
vô
minh
là
có
ý
gì?
Tôi
xin
nói
ngay
điều
này:
không
có
đầy
đủ
các
điều
kiện,
không
có
sự
huấn
luyện
thích
đáng
và
không
có
những
dụng
cụ
thích
hợp,
chúng
ta
không
thể
nào
thấy
sự
vật
đúng
như
thật
của
nó.
Không
ai
biết
được
luồng
sóng
phát
thanh
nếu
nó
không
được
dùng
cho
máy
phát
thanh;
không
ai
biết
được
có
vi
trùng
trong
nước
nếu
không
dùng
kính
hiển
vi;
hoặc
không
biết
được
hạt
nguyên
tử
nếu
nó
không
được
phát
hiện
nhờ
những
kỷ
thuật
mới
nhất
của
hệ
thống
hiển
vi
điện
tử.
Tất
cả
những
sự
kiện
này
thuộc
về
một
thế
giới
ta
đang
sống,
quan
sát
và
chỉ
được
biết
nhờ
những
điều
kiện,
sự
rèn
luyện
và
dụng
cụ
đặc
biệt. Trang
37.
Nói
rằng
vô
minh
là
không
thấy
sự
vật
đúng
như
thực
tướng
của
nó
có
nghĩa
là,
nếu
không
tự
rèn
luyện
các
cách
suy
nghĩ
của
mình
bằng
trí
tuệ,
chúng
ta
vẫn
không
biết
thực
chất
của
sự
vật.
Ban
đêm,
trên
đường
về
nhà
trể
một
mình,
chúng
ta
hay
sợ
hãi
khi
không
nhận
dạng
được
một
vật
trong
bóng
tối.
Vật
đó
có
thể
chỉ
là
một
khúc
cây.
Chính
vì
sự
không
biết
đã
gây
cho
chúng
ta
phải
rảo
bước
nhanh.
Có
thể
lòng
bàn
tay
của
chúng
ta
bắt
đầu
đổ
mồ
hôi
hoặc
về
đến
nhà
trong
nỗi\hoảng
hốt.
Nếu
phải
chi
có
ánh
đèn
thì
sẽ
không
có
sự
sợ
hãi
hay
phiền
não.
Ðáng
lẽ
ta
không
sợ
hãi
nếu
không
có
sự
hiểu
lầm
hình
dáng
đó
trong
bóng
tối.
Ðáng
lẽ
ta
thấy
cái
đẵn
cây
thực
tướng
chỉ
là
đẵn
cây. Trang
37.
Chúng
ta
hãy
nói
đến
vô
minh
về
bản
ngã,
linh
hồn,
hoặc
cá
tính
trong
Phật
giáo.
Vô
minh
đó
là
xem
cái
bản
ngã
như
thật.
Ðây
là
nguyên
nhân
căn
bản
của
đau
khổ.
Chúng
ta
xem
thân
thể
là
thật
ngã,
cảm
giác
là
linh
hồn
hoặc
tư
tưởng
là
cá
tính.
Chúng
ta
xem
chúng
là
thật,
cái
tôi
độc
lập,
giống
như
chúng
ta
xem
cái
đẵn
cây
có
thể
là
con
rắn
hại
ta
được.
Một
khi
thừa
nhận
cái
ý
niệm
có
một
cái
ngã,
tức
là
bạn
thừa
nhận
có
một
cái
gì
tách
rời
hay
khác
với
cái
ngã
của
bạn.
Và
một
khi
nghĩ
rằng
có
một
cái
gì
khác
với
cái
ngã,
bạn
tự
động
xem
nó
hoặc
là
có
ích
và
hỗ
trợ
cho
cái
tôi
của
bạn
hoặc
là
vô
ích
và
thù
nghịch.
Vì
thế
các
thành
phần
mà
bạn
thừa
nhận
khác
với
cái
tôi
của
bạn
thì
hoặc
dễ
chịu
hay
khó
chịu,
thích
thú
hay
không
thích
thú. Từ
ý
niệm
cái
tôi
và
cái
khác
với
cái
tôi,
lòng
tham
muốn
và
mối
ác
cảm
đương
nhiên
nảy
lên.
Một
khi
ta
tin
tưởng
có
cái
tôi
(hay
linh
hồn,
hoặc
cá
tính)
độc
lập
và
có
thực,
khác
với
tất
cả
những
sự
vật
mà
ta
cho
là
thế
giới
bên
ngoài,
thế
là
chúng
ta
muốn
các
sự
vật
đó
làm
lợi
cho
mình
và
tránh
xa
những
sự
vật
không
làm
lợi
hay
hại
mình.
Vì
không
hiểu
được
rằng,
thân
thể
và
tâm
trí
không
có
một
cái
tôi
độc
lập
và
thường
hằng,
nên
lòng
gắn
bó
và
mối
ác
cảm
hiển
nhiên
phát
triển.
Từ
cái
rễ
vô
minh
mọc
lên
cái
cây
thèm
muốn,
gắn
bó,
tham
lam,
ác
cảm,
ghét
bỏ,
ghen
tỵ,
đố
kỵ
v.v....
Toàn
bộ
cái
cây
đau
khổ
về
tình
cảm
này
tăng
trưởng
từ
cái
rễ
vô
minh
và
đơm
trái
đau
khổ.
Vô
minh
là
căn
bản
tức
nguyên
nhân
xa
của
đau
khổ,
trong
khi
tham
muốn,
gắn
bó,
ác
cảm
là
thứ
yếu
hay
nguyên
nhân
gần. Trang
38.
Sau
khi
nhận
ra
các
nguyên
nhân
đau
khổ,
bây
giờ
ta
phải
giảm
bớt
và
sau
đó
diệt
trừ
nó.
Giống
như
khi
nhận
diện,
giảm
bớt
và
diệt
trừ
nguyên
nhân
cái
đau
thể
xác,
ta
cũng
có
khả
năng
làm
giảm
bớt
và
sau
đó
loại
trừ
các
đau
khổ
về
tinh
thần
do
các
nguyên
nhân
vô
minh,
gắn
bó,
ác
cảm,
v.v...Ðiều
này
đưa
chúng
ta
đến
cái
thứ
ba
của
Tứ
Diệu
Ðế,
sự
chấm
dứt
đau
khổ. Trang
38.
Khi
nói
đến
chấm
dứt
đau
khổ,
cái
chướng
ngại
thứ
nhứt
chúng
ta
phải
khắc
phục
là
mối
nghi
ngờ
ẩn
tàng
trong
một
số
đầu
óc
là
liệu
sự
chấm
dứt
đau
khổ
quả
thật
có
hay
không.
Ðau
khổ
có
thể
thực
sự
được
chấm
dứt
hay
không?
Sự
chữa
lành
thực
sự
có
thực
hiện
được
hay
không?
Trong
bối
cảnh
này
sự
tự
tin
(confidence),
hay
lòng
tin
(faith),
giữ
một
vai
trò
quan
trọng.
Khi
nói
đến
lòng
tin
trong
Phật
giáo,
chúng
ta
không
có
ý
nói
sự
chấp
nhận
mù
quáng
bất
cứ
giáo
lý
hay
tín
ngưỡng
đặc
biệt
nào.
Ðúng
hơn,
chúng
ta
nói
đến
lòng
tin
khi
việc
ấy
có
khả
năng
hoàn
thành
mục
tiêu
chấm
dứt
đau
khổ. Nếu
không
tin
bác
sĩ
chữa
lành
bệnh
cho
mình,
ta
sẽ
không
bao
giờ
tìm
kiếm
lời
khuyên
của
ông
ta,
không
bao
giờ
chịu
theo
phương
cách
trị
liệu
thích
đáng,
và
có
thể
sau
cùng
chết
vì
một
bệnh
mà
đáng
lẽ
có
thể
chữa
trị
được
nếu
chúng
ta
chỉ
cần
có
đủ
tự
tin
để
tìm
sự
giúp
đỡ.
Cũng
giống
như
vậy,
tự
tin
vào
việc
có
thể
được
chữa
lành
sự
đau
khổ
tinh
thần
là
một
điều
kiện
tiên
quyết
không
thể
thiếu
được
nếu
muốn
có
kết
quả.
Ở
đây,
bạn
cũng
có
thể
nói,
‘Làm
sao
tôi
có
thể
tin
vào
việc
có
Niết
bàn
được--tức
cái
hạnh
phúc
tối
thượng
cho
chấm
dứt
hoàn
toàn
đau
khổ--nếu
tôi
chưa
bao
giờ
trải
qua
với
nó?’
Như
tôi
đã
nhận
xét
phần
trên
trong
chương
này,
không
có
ai
trong
chúng
ta
nghe
những
luồng
sóng
âm
thanh
nếu
không
có
sự
phát
triển
các
máy
thu
phát
thanh,
hoặc
thấy
được
đời
sống
của
vi
khuẩn
nếu
không
có
sự
phát
minh
kính
hiển
vi.
Ngay
như
bây
giờ,
hầu
hết
chúng
ta
không
bao
giờ
quan
sát
được
cái
thực
tế
hạt
nguyên
tử,
vậy
mà
chúng
ta
chấp
nhận
sự
hiện
hữu
của
nó
bởi
vì
có
những
người
trong
chúng
ta
với
sự
huấn
luyện
đặc
biệt
và
những
thiết
bị
thích
đáng,
họ
có
khả
năng
quan
sát
được
nó. Trang
39.
Trong
trường
hợp
này,
việc
có
thể
đạt
được
sự
chấm
dứt
hoàn
toàn
của
đau
khổ,
tức
niết
bàn,
không
thể
nào
bị
bác
bỏ
chỉ
vì
chúng
ta
không
tự
kinh
nghiệm
được.
Bạn
có
thể
nghe
qua
câu
chuyện
cổ
về
con
rùa
và
con
cá.
Một
ngày
nọ,
con
rùa
rời
khỏi
cái
ao
để
sống
một
vài
giờ
trên
bờ.
Khi
trở
xuống
dưới
nước,
nó
kể
cho
cá
nghe
về
những
kinh
nghiệm
trên
khô
của
nó.
Con
cá
không
chịu
tin.
Nó
không
thể
chấp
nhận
có
sự
hiện
hữu
của
đất
khô
vì
nó
hoàn
toàn
không
giống
với
thực
tế
mà
nó
quen
thuộc.
Làm
sao
lại
có
thể
có
một
chỗ
mà
những
sinh
vật
đi
tới
lui
mà
không
bơi,
lại
thở
được
không
khí
và
không
có
nước,
v.v...?
Có
nhiều
thí
dụ
lịch
sử
để
bác
bỏ
những
điều
mà
chúng
ta
đã
quen
thuộc
và
tin
tưởng.
Khi
Marco
Polo
trở
về
Ý
từ
phía
Ðông,
ông
ta
bị
bỏ
tù
vì
lời
tường
thuật
chuyến
đi
của
ông
không
giống
với
những
gì
mà
con
người
đã
tin
tưởng
về
thế
giới
lúc
đó.
Và
khi
Copernicus
đã
đưa
ra
lý
thuyết
rằng
mặt
trời
không
xoay
quanh
trái
đất
mà
là
ngược
lại,
ông
ta
bị
hoài
nghi
và
nhạo
báng. Vì
thế
chúng
ta
phải
cẩn
thận
không
nên
bác
bỏ
ngay
việc
có
thể
hoàn
toàn
chấm
dứt
đau
khổ
(tức
đạt
được
niết
bàn)
chỉ
vì
chính
chúng
ta
chưa
kinh
nghiệm
được.
Một
khi
chúng
ta
chấp
nhận
rằng
cái
chấm
dứt
khổ
đau
là
có
thể
có
được,
rằng
việc
trị
lành
bệnh
của
mình
là
có
thể
thực
hiện
được,
thế
là
ta
đã
có
những
bước
cần
thiết
để
hoàn
thành
sự
chữa
lành
đó.
Nếu
không
có
lòng
tin,
ta
sẽ
chẳng
được
trị
liệu
cho
hết
bệnh.
Vì
thế,
để
có
được
chút
ít
tiến
bộ
hầu
sau
đó
chấm
dứt
hoàn
toàn
đau
khổ,
đầu
tiên
ít
nhất
chúng
ta
phải
có
sự
tự
tin
trong
việc
hoàn
thành
mục
tiêu
của
mình. Trang
40.
Khi
nói
đến
chơn
lý
thứ
ba
tức
là
đau
khổ
không
còn
nữa,
chúng
ta
liên
tưởng
đến
mục
tiêu
của
con
đường
Phật
giáo
đi.
Ðức
Phật
từng
nói
rằng,
giống
như
đại
dương
mênh
mông
to
lớn,
nhưng
nó
chỉ
có
một
vị,
vị
của
muối.
Lời
dạy
của
ông
tuy
có
nhiều
mặt
và
lớn
như
đại
dương,
nhưng
nó
chỉ
có
một
vị,
vị
của
niết
bàn.
Như
các
bạn
thấy,
giáo
lý
Phật
pháp
có
nhiều
mặt:
Tứ
Diệu
Ðế,
Ba
cách
thực
hành,
Duyên
khởi,
Ba
đặc
tính
v.v...nhưng
tất
cả
chỉ
có
một
mục
tiêu,
đó
là
không
còn
đau
khổ
nữa.
Ðây
là
cái
mục
tiêu
cung
cấp
tất
cả
các
khía
cạnh
của
giáo
lý
mà
ta
tìm
thấy
được
mục
đích
và
phương
hướng
trong
Phật
giáo. Trang
40.
Sự
chấm
dứt
đau
khổ
là
mục
tiêu
hành
trì
của
Phật
giáo.
Cách
chấm
dứt
nó
không
quá
cao
cũng
không
quá
thấp.
Vấn
đề
nầy
đáng
cho
ta
quan
tâm.
Chẳng
hạn,
khi
chúng
ta
xét
đến
câu
hỏi
về
mục
tiêu
cuối
cùng
của
các
tôn
giáo
khác
như
Thiên
chúa
giáo,
Do
thái
giáo
và
Hồi
giáo
thì
ta
được
trả
lời
có
2
mục
tiêu.
Một,
việc
xây
dựng
một
vương
quốc
bác
ái,
thịnh
vượng
và
công
bằng
cho
đời
này
và
cho
thế
giới
này;
hai,
mục
tiêu
cao
hơn
gồm
có
việc
lên
thiên
đàng
sau
khi
chết.
Trong
Phật
giáo
mục
tiêu
thực
hành
toàn
diện
hơn.
Sự
chấm
dứt
đau
khổ
theo
đức
Phật
nói
thì
phạm
vi
rất
rộng.
Khi
nói
đến
sự
chấm
dứt
đau
khổ
trong
Phật
giáo,
chúng
ta
có
ý
nói
(1)
sự
chấm
dứt
đau
khổ
ở
đây
và
bây
giờ
hoặc
tạm
thời
hoặc
vĩnh
viễn;
(2)
hạnh
phúc
và
giàu
có
trong
các
cuộc
đời
mai
hậu,
và
(3)
cái
kinh
nghiệm
của
chính
niết
bàn. Trang
41.
Hãy
xét
một
cách
chi
tiết
hơn.
Giả
thử
ta
bất
ngờ
bị
nghèo
khổ
cùng
cực,
không
có
đủ
nơi
ăn,
chốn
ở,
quần
áo,
thuốc
men,
giáo
dục,
v.v...
Như
vậy
là
ta
đang
khổ
giống
như
sanh,
già,
bệnh,
chết,
xa
rời
những
gì
ta
thương
yêu,
v.v...Khi
cải
đổi
được
tình
trạng
đó
ngay
bây
giờ,
nhờ
sự
sung
túc
với
mức
sống
cải
thiện,
sự
đau
khổ
của
chúng
ta
được
giảm
bớt.
Phật
giáo
dạy
rằng
cái
hạnh
phúc
hay
khổ
đau
mà
ta
có
trong
cuộc
đời
này
là
hậu
quả
của
các
hành
động
chúng
ta
đã
làm
trong
quá
khứ.
Nói
một
cách
khác,
nếu
chúng
ta
tự
thấy
hiện
nay
đang
có
may
mắn
thì
đó
là
kết
quả
của
những
hành
động
tốt
đẹp
được
thực
hiện
trong
quá
khứ.
Tương
tự
như
vậy,
người
nào
tự
thấy
ít
may
mắn
hơn
thì
đó
là
cái
kết
quả
của
những
hành
động
không
được
tốt
trong
quá
khứ. Sau
khi
chấm
dứt
được
đau
khổ,
Phật
giáo
cống
hiến
được
những
gì?
Hành
trì
Phật
giáo
một
thời
gian
ngắn
kết
quả
là
sẽ
có
một
hạnh
phúc
tương
đối
trong
cuộc
đời
này.
Hạnh
phúc
này
có
thể
là
vật
chất
được
cải
thiện;
hoặc
có
thể
là
tâm
trí
được
an
tịnh
hơn;
hoặc
có
thể
là
cả
hai.
Tất
cả
đều
có
thể
hoàn
thành
ngay
trong
chính
cuộc
đời
này,
ở
đây
và
bây
giờ.
Ðây
là
phần
thưởng
nhỏ
của
sự
chấm
dứt
đau
khổ.
Ðược
hiện
hữu
trong
cuộc
đời
này,
ta
có
thể
ngang
hàng
với
những
gì
Thiên
chúa
giáo
gọi
là‘‘nước
Chúa
trên
trần’’. Cuối
trang
41.
Sự
chấm
dứt
đau
khổ
trong
Phật
giáo
có
nghĩa
là
hạnh
phúc
và
giàu
có
trong
cuộc
đời
mai
hậu.
Ðiều
này
ngụ
ý
sự
tái
sinh
vào
những
hoàn
cảnh
may
mắn.
Ta
sẽ
được
hạnh
phúc,
giàu
sang,
khỏe
mạnh
và
thành
công
dưới
hình
thức
trở
lại
làm
người
hay
là
tiên
thánh
trên
trời.
Ta
có
thể
so
sánh
việc
đạt
được
sự
chấm
dứt
đau
khổ
với
thiên
đàng
mà
các
tôn
giáo
độc
thần
hay
nói
đến.
Cái
khác
biệt
độc
nhất
là,
thiên
đàng
một
khi
đạt
được
thì
vĩnh
cửu,
còn
‘thiên
đàng’
hạnh
phúc
của
con
người
phải
được
duy
trì
và
tái
tạo
trong
Phật
giáo.
Cái
mục
tiêu
mà
Phật
giáo
cống
hiến
là
hạnh
phúc
và
thịnh
vượng
trong
đời
này
và
đời
sau.
Nhưng
nó
còn
cho
hơn
thế
nữa,
và
điều
này
nó
khác
với
những
tôn
giáo
bạn.
Ðó
là
sự
cống
hiến
được
giải
thoát--tức
niết
bàn
hay
giác
ngộ.
Ðây
là
sự
hoàn
toàn
chấm
dứt
đau
khổ,
mục
tiêu
tối
hậu
của
Phật
giáo
và
nó
có
thể
đạt
được
ngay
trong
cuộc
đời
này. Trang
42.
Nói
đến
chữ
Niết
bàn,
chúng
ta
gặp
một
số
vấn
đề
về
cách
diễn
tả
nó.
Sư
chính
xác
của
một
kinh
nghiệm
không
thể
chỉ
diễn
đạt
bằng
lời
nói.
Ðúng
hơn,
nó
phải
được
chứng
nghiệm
trực
tiếp.
Ðây
là
sự
thật
của
tất
cả
kinh
nghiệm,
cho
dù
là
kinh
nghiệm
vị
mặn
của
muối,
ngọt
của
đường,
sô
cô
la
hay
là
lần
bơi
đầu
tiên
của
con
người
ở
đại
dương.
Tất
cả
những
kinh
nghiệm
này
không
thể
được
mô
tả
một
cách
chính
xác
được.
Thí
dụ
vừa
mới
đến
Ðông
nam
Á
tôi
được
cho
biết
về
một
món
trái
cây
địa
phương
rất
phổ
biến,
đó
là
sầu
riêng.
Tôi
có
thể
hỏi
những
người
sống
trong
vùng
và
những
người
thường
ăn
và
thích
sầu
riêng,
nhưng
làm
sao
họ
có
thể
cắt
nghĩa
được
cho
tôi
một
cách
chính
xác
mùi
vị
nó
giống
như
cái
gì?
Quả
thật
không
thể
mô
tả
thật
đúng
cái
hương
vị
của
sầu
riêng
cho
một
người
nào
chưa
từng
ăn
nó.
Chúng
ta
có
thể
cố
gắng
so
sánh
hoặc
dùng
cách
phủ
định;
có
thể
nói
sầu
riêng
trông
mềm,
nhuyễn,
thơm
như
bơ
hoặc
là
ngọt
và
chua
lại
thêm
rằng
nó
hơi
giống
mít
và
không
giống
bôm
táo
một
chút
nào
hết.
Nhưng
như
vậy
vẫn
không
thể
nói
lên
sự
chính
xác
của
cái
kinh
nghiệm
ăn
sầu
riêng.
Ta
đương
đầu
với
một
vấn
đề
tương
tợ
khi
cố
gắng
mô
tả
niết
bàn.
Ðức
Phật
và
các
luận
sư
Phật
giáo
qua
các
thời
đại
đã
dùng
các
phép
so
sánh
và
phủ
định
để
mô
tả
niết
bàn. Trang
42.
Ðức
Phật
nói
rằng
niết
bàn
là
hạnh
phúc
và
bình
yên
tuyệt
đối.
Ông
nói
rằng
niết
bàn
là
bất
tử,
vô
sinh
(uncreated),
vô
tướng
(unformed);
bên
ngoài
của
đất,
nước,
gió,
lửa,
mặt
trời
và
mặt
trăng;
không
có
chiều
sâu
và
không
đo
lường
được.
Ta
thấy
được
nhiều
cách
khác
nhau
mà
Phật
giáo
mô
tả
niết
bàn,
nó
giống
với
một
cái
gì
đó
mà
chúng
ta
đã
kinh
nghiệm
trong
thế
giới
này.
Có
thể
ta
may
mắn
được
nhiều
hạnh
phúc
kèm
theo
sự
bình
an
trong
tâm
hồn,
và
có
thể
tưởng
tượng
rằng
mình
đang
trải
qua
một
chút
xíu
nào
đó
của
niết
bàn.
Nhưng
nói
cho
cùng,
mít
thực
sự
không
giống
sầu
riêng
được,
và
niết
bàn
thì
thực
sự
không
giống
một
thứ
gì
trong
thế
giới
này.
Nó
không
giống
bất
cứ
kinh
nghiệm
hàng
ngày
nào;
nó
ở
ngoài
tất
cả
sắc
và
danh
và
ở
ngoài
những
gì
chúng
ta
kinh
nghiệm
được
trong
thế
giới
này. Trang
43.
Cái
ý
chính
ở
đây
là,
muốn
hiểu
niết
bàn
thực
sự
giống
cái
gì,
chính
bạn
phải
nếm
nó
giống
như
muốn
biết
sầu
riêng
thực
sự
giống
như
cái
gì,
chính
bạn
phải
ăn
nó.
Không
có
luận
thuyết
nào
hay
cách
mô
tả
sầu
riêng
nên
thơ
nào
có
thể
đến
gần
với
cái
kinh
nghiệm
ăn
nó.
Cũng
như
vậy,
chúng
ta
phải
kinh
nghiệm
sự
chấm
dứt
đau
khổ
cho
chính
chúng
ta,
và
cách
độc
nhứt
để
chúng
ta
có
thể
làm
được
việc
này
là
diệt
trừ
các
nguyên
nhân
của
đau
khổ--khổ
não
vì
ràng
buộc,
sân
hận
và
vô
minh.
Một
khi
diệt
trừ
được
chúng
tức
là
ta
đã
kinh
nghiệm
niết
bàn
cho
chính
mình. Trang
43.
Vậy
thì
làm
thế
nào
chúng
ta
có
thể
loại
trừ
được
nguyên
nhân
của
đau
khổ?
Nhờ
phương
tiện
nào
mà
ta
có
thể
trừ
tận
gốc
những
thống
khổ
gây
ra
nguyên
nhân
đau
khổ?
Ðây
là
con
đường
Phật
chỉ
dạy:
Trung
Ðạo,
con
đường
không
thái
quá.
Bạn
hẳn
còn
nhớ
cuộc
đời
của
thái
tử
Sĩ
đạt
đa
trước
khi
giác
ngộ
đã
có
hai
thời
kỳ
rõ
ràng.
Thời
kỳ
hưởng
mọi
thứ
sang
giàu
có
thể
có
được;
chẳng
hạn,
chúng
ta
biết
rằng
ông
đã
có
ba
dinh
thự,
mỗi
cái
cho
một
mùa,
đầy
những
nguồn
vui
thú
khó
có
thể
tưởng
tượng
được
trong
thời
ông.
Thời
kỳ
tiếp
theo
sau
khoảng
sáu
năm
cực
kỳ
khắc
kỷ,
khổ
hạnh,
lúc
đó
ông
không
có
những
tiện
nghi
căn
bản
của
một
cuộc
đời
bình
thường,
sống
ngoài
trời,
quần
áo
rách
rưới,
nhịn
ăn
trong
thời
gian
dài.
Ngoài
sự
tự
tước
đoạt
này,
ông
gây
đau
đớn
cho
thân
thể
ông
qua
các
sự
thực
hành
như
ngủ
trên
giường
gai
và
ngồi
trong
đống
lửa
dưới
cái
nóng
thiêu
đốt
của
mặt
trời
giữa
ban
ngày. Sau
khi
sống
cực
kỳ
xa
hoa
và
tu
khổ
hạnh
hành
xác,
ông
thấy
sự
vô
ích
của
chúng
và
nhân
đấy
khám
phá
được
con
lý
Trung
đạo.
Nó
tránh
được
cả
hai
cực
đoan
là
sống
buông
thả
và
tu
hành
xác.
Chính
nhờ
nhận
ra
tính
chất
thái
quá
trong
chính
cuộc
đời
mình
mà
đức
Phật
mới
đạt
tới
cái
lý
tưởng
của
Trung
Ðạo.
Như
chúng
ta
sẽ
thấy
trong
những
chương
sắp
tới,
Trung
Ðạo
mở
ngỏ
cho
nhiều
giải
thích
sâu
xa
và
ý
nghĩa.
Nó
có
nghĩa
là
ôn
hòa
trong
phương
cách
tiếp
cận
của
mình
với
cuộc
đời
và
trong
thái
độ
của
ta
đối
với
mọi
vật. Trang
44.
Ta
có
thể
dùng
ví
dụ
ba
sợi
dây
của
cây
đàn
luýt
để
minh
chứng
cho
quan
điểm
ôn
hòa
này.
Phật
có
một
đồ
đệ
tên
Sona,
vị
này
hành
thiền
quá
nhiệt
tình
đến
độ
ông
chỉ
gặp
toàn
trở
ngại.
Sona
bắt
đầu
nghĩ
đến
việc
từ
bỏ
lời
thề
tu
tập
và
bỏ
hẳn
cuộc
đời
tu
sĩ.
Ðức
Phật
đoán
được
vấn
đề,
nói
với
ông,
‘Sona,
trước
khi
anh
trở
thành
tu
sĩ,
anh
là
môt
nhạc
sĩ.’
Sona
trả
lời,
‘Dạ,
đúng
vậy’
Kế
đó
Phật
hỏi,
‘Là
một
nhạc
sĩ,
chắc
anh
phải
biết
dây
đàn
phải
như
thế
nào
mới
cho
ra
một
âm
thanh
dễ
nghe
và
hòa
điệu:
có
phải
cái
dây
quá
căng
không?’
‘Không,’
Sona
trả
lời,
‘Dây
quá
căng
tạo
ra
một
âm
thanh
khó
chịu
và
chắc
chắn
đứt
bất
cứ
lúc
nào.’
‘Vậy
thì,’
Phật
nói,
‘Có
phải
là
cái
dây
dùn
không?’
‘Không,’
Sona
trả
lời,
‘dây
dùn
không
tạo
ra
âm
thanh
thích
thú
và
hoà
điệu.
Dây
cho
ra
âm
thanh
dễ
nghe
và
hoà
diệu
là
cái
dây
mà
nó
không
quá
thẳng
cũng
không
quá
dùn.’
Trong
trường
hợp
nầy,
một
cuộc
sống
buông
thả,
xa
xỉ
có
thể
được
cho
là
quá
lỏng
lẻo,
không
có
kỷ
luật,
trong
khi
cuộc
sống
tự
hành
xác
quá
cứng
nhắc,
quá
căng
thẳng,
chắc
chắn
gây
ra
một
sự
đổ
vỡ
về
tâm
hồn
và
thể
xác
cũng
như
dây
đàn
quá
căng
thì
rất
có
thể
đứt
bất
cứ
lúc
nào. Trang
44.
Ðặc
biệt
hơn,
con
đường
đi
đến
mục
tiêu
của
sự
chấm
dứt
đau
khổ
của
Phật
giáo
giống
như
một
toa
thuốc.
Toa
thuốc
của
một
bác
sĩ
tài
giỏi
không
phải
chỉ
chữa
trị
cho
thân
xác
mà
cho
tâm
lý
nữa.
Chẳng
hạn,
bị
bệnh
tim,
bạn
không
chỉ
được
cho
thuốc
dùng
nhưng
cũng
được
yêu
cầu
kiểm
soát
cách
ăn
uống
của
bạn
và
tránh
các
tình
trạng
căng
thẳng.
Ở
đây,
nếu
xem
kỹ
những
điều
chỉ
dẫn
đặc
biệt
để
chấm
dứt
đau
khổ,
ta
thấy
rằng
những
điều
được
nói
đến
không
những
cho
thân
xác
mình--tức
các
hành
động
và
lời
lẽ--mà
còn
nói
đến
tư
tưởng
của
ta
nữa.
Nói
một
cách
khác,
Bát
Chánh
Ðạo
là
con
đường
toàn
bộ
dẫn
đến
sự
chấm
dứt
đau
khổ.
Nó
là
một
liều
thuốc
hợp
nhất,
được
kê
ra
để
chữa
trị
căn
bệnh
đau
khổ
qua
việc
diệt
trừ
các
nguyên
nhân
của
nó.
Chữa
trị
được
như
vậy
tức
là
đã
áp
dụng
không
những
cho
thể
xác
mà
còn
cho
phần
tinh
thần
nữa. Trang
45.
Thấy
đúng
hay
Chánh
kiến
là
bước
đầu
tiên
của
Bát
chánh
Ðạo.
Nó
được
theo
sau
bởi
Chánh
tư
duy,
Chánh
ngữ,
Chánh
nghiệp,
Chánh
mệnh,
Chánh
tinh
tấn,
Chánh
niệm
và
Chánh
định.
Tại
sao
chúng
ta
bắt
đầu
với
Chánh
kiến?
Bởi
vì
muốn
leo
lên
một
ngọn
núi,
chúng
ta
phải
thấy
cái
đỉnh
núi
cho
đúng
và
rõ
ràng
trước
mặt.
Với
ý
nghĩa
này,
bước
đầu
tiên
của
cuộc
hành
trình
tùy
thuộc
vào
bước
cuối
cùng.
Phải
giữ
mục
tiêu
rõ
ràng
trước
mặt
nếu
quả
thật
ta
muốn
đi
theo
con
đường
chắc
chắn
dẫn
đến
mục
tiêu
đó.
Bằng
cách
này,
Chánh
kiến
cung
cấp
phương
hướng
và
định
hướng
cho
những
bước
kế
tiếp
khác. Trang
45.
Hai
bước
đầu
tiên
là
Thấy
đúng
và
Nghĩ
đúng
(Chánh
kiến
và
Chánh
tư
duy)
nói
đến
trí
tuệ.
Nhờ
Thấy
đúng
và
Nghĩ
đúng
mà
sự
si
mê,
lòng
tham
muốn
và
nổi
sân
giận
có
thể
được
loại
trừ.
Nhưng
vẫn
không
đủ
để
ngừng
tại
đó
vì
để
hoàn
thành
Thấy
đúng
và
Nghĩ
đúng,
ta
phải
cần
gieo
trồng
và
thanh
lọc
phần
xác
và
phần
hồn
của
mình.
Cần
phải
có
sáu
bước
kế
tiếp
để
hoàn
thành
Con
Ðường
Tám
Bước.
Tẩy
uế
thân
thể
để
tạo
điều
kiện
thanh
lọc
lối
suy
nghĩ.
Thanh
lọc,
phát
triển
lối
suy
nghĩ
để
làm
dễ
dàng
hơn
cho
việc
đạt
tới
Chánh
kiến. Trang
45.
Ðể
cho
tiện,
Bát
Chánh
Ðạo
đã
được
chia
thành
ba
cách
tu
tập:
(1)
giới
hạnh,
(2)
phát
triển
định
thần
(mental
development)
và
trí
huệ
(wisdom).
Con
Ðường
Tám
Bước
được
chia
thành
ba
lối
tu
tập
như
sau:
(1)
chánh
ngữ,
chánh
nghiệp
và
chánh
mạng
thuộc
Giới
hạnh
;
(2)
chánh
tinh
tấn,
chánh
niệm
và
chánh
định
thuộc
Ðịnh
thần;
và
(3)
chánh
kiến
và
chánh
tư
duy
thuộc
con
đường
Trí
Huệ
. Trang
46.
Ðể
giúp
Lời
nói
và
Hành
động
(Chánh
ngữ
và
Chánh
nghiệp)
được
đúng
trước
khi
Thấy
đúng
và
Suy
Nghĩ
đúng,
chúng
ta
bắt
đầu
tiến
hành
bằng
cách
thực
tập
Giới
hạnh
trước.
Vì
Bát
Chánh
Ðạo
là
phương
tiện
để
đạt
được
mục
tiêu
của
Phật
giáo,
tôi
xin
dành
ba
chương
là
Chương
5,
6
và
7
cho
ba
lối
tu
tập
này. Nguồn: www.quangduc.com
Trình bày : Nhị Tường
Cập
nhật : 01-03-2002