Ta
đã
thấy
rằng
hai
dòng
tín
ngưỡng
cổ
đại
này,
lúc
dầu
hoàn
toàn
khác
nhau;
nhưng
theo
thời
gian
bắt
đầu
tương
tác
và
ảnh
hưởng
nhau
cho
đến
thiên
niên
kỷ
đầu
tiên
của
thời
đại
chung,
chúng
bắt
đầu
gần
như
không
thể
phân
biệt
được
với
nhau
nữa.
Không
phải
là
chuyện
ngẫu
nhiên
mà
khu
trung
tâm
của
phía
bắc
đồng
bằng
sông
Hằng
và
vùng
Tarai
nước
Nepal,
lại
có
tên
là
‘quốc
gia
trung
tâm’
(Madhyadesha).
Vùng
này
là
một
trong
những
vùng
mà
hai
tín
ngưỡng
đã
tiếp
xúc
tích
cực
với
nhau
đến
độ
xung
đột
nhau.
Những
tu
sĩ
chăm
lo
tín
ngưỡng
Aryan
sợ
rằng
với
phong
trào
đông
tiến
của
họ,
sẽ
có
thể
có
sự
biến
chất
của
tôn
giáo
mình
song
song
với
sự
phát
triển
theo
lối
tu
tập,
quan
niệm
không
giống
với
tôn
giáo
của
họ.
Lịch
sử
của
các
tôn
giáo
dạy
rằng,
khi
hai
tín
ngưỡng
khác
biệt
tiếp
xúc
và
xung
đột
nhau,
một
tiềm
năng
rất
lớn
sẽ
được
tạo
ra
với
tinh
thần
của
một
nền
văn
hoá
tôn
giáo
mới.
Cuộc
đời
và
lời
dạy
của
đức
Phật
có
thể
được
xem
là
có
ích
trong
bối
cảnh
của
hiện
tượng
lịch
sử
này.
Hơn
nữa,
như
đã
được
nói
trong
Chương
2,
đã
có
những
sự
thay
đổi
về
xã
hội,
kinh
tế
và
chính
trị
ảnh
hưởng
cuộc
đời
con
người
trong
vùng
này
ở
thế
kỷ
thứ
VI
Ttl.
Những
điều
này
đương
nhiên
đã
góp
phần
mạnh
mẽ
mức
độ
ý
thức
tôn
giáo.
Trong
trường
hợp
này,
với
những
thay
đổi
lớn
về
xã
hội,
kinh
tế
và
chính
trị,
con
người
có
khuynh
hướng
nhìn
lại
để
tìm
sự
an
toàn
và
an
ninh
trong
một
thế
giới
luôn
bất
an.
Theo
bản
năng,
họ
tìm
về
tôn
giáo
và
về
những
giá
trị
bất
biến
dưới
hình
thức
niềm
tin
và
tu
tập
để
được
sự
bằng
an
giữa
sự
bất
an.
Những
thời
kỳ
như
vậy
hầu
như
luôn
luôn
sản
xuất
những
cuộc
đại
cách
mạng
và
phục
hồi
tôn
giáo.
Ðiều
này
được
chứng
minh
là
đúng
ở
Ấn
độ
và
Trung
hoa
trong
cùng
thế
kỷ
thứ
VI
và
vào
thời
kỳ
đầu
tiên
của
thời
đại
Thiên
chúa
giáo
trong
vùng
Ðịa
trung
hải.
Trang
23.
Có
ba
giá
trị
thật
quan
trọng
nổi
bật
từ
cuộc
đời
của
đức
Phật:
(1)
dũng
cảm,
(2)
từ
bi,
và
(3)
trí
tuệ.
Những
giá
trị
này
nổi
bật
qua
nhiều
giai
đoạn
trong
suốt
cuộc
đời
Ngài.
Không
phải
ngẫu
nhiên
mà
cả
ba
điều
này
là
những
điều
kiện
tiên
quyết
cần
thiết
để
đạt
được
quả
niết
bàn
hay
giác
ngộ.
Theo
pháp
Phật,
có
ba
điều
khổ
gây
sự
luân
hồi,
trở
đi
trở
lại
mãi--đó
là,
gắn
bó
(tham),
bất
mãn
(sân)
và
vô
minh
(si).
Ba
điều
khổ
này
được
giải
trừ
bởi
những
cái
đúng
là
dám
bỏ
(dũng),
từ
bi
và
trí
tuệ.
Qua
việc
hành
trì
ba
tinh
thần
này,
hành
giả
có
khả
năng
diệt
được
các
đau
khổ
đó
và
đạt
được
giác
ngộ.
Do
đó,
không
phải
tình
cờ
mà
quan
điểm
này
lại
có
vai
trò
quan
trọng
thật
nổi
bật
trong
cuộc
đời
của
Phật
Thích
Ca
Mâu
Ni.
Chúng
ta
hãy
xét
đến
quan
điểm
này
từng
cái
một,
bắt
đầu
với
sự
dám
xả
bỏ.
Giống
như
trong
trường
hợp
từ
bi,
những
dấu
hiệu
đầu
tiên
của
lòng
dũng
cảm
đã
tự
biểu
lộ
rất
sớm
trong
cuộc
đời
đức
Phật.
Lòng
dũng
cảm
chủ
yếu
là
thừa
nhận
rằng
tất
cả
sự
hiện
hữu
đều
có
yếu
tố
đau
khổ
trong
đó.
Khi
bạn
nhận
ra
được
điều
này,
nó
dẫn
đến
một
sự
thay
đổi
tư
tưởng
hoàn
toàn
đảo
ngược.
Tức
là
nhận
thức
rằng
tất
cả
những
gì
trong
cuộc
đời
thế
gian
đều
bị
tràn
ngập
bởi
đau
khổ
khiến
cho
ta
phải
tìm
một
cái
gì
khác
biệt
để
thay
thế.
Rõ
ràng
đây
là
lý
do
tại
sao
đau
khổ
được
kể
như
là
điểm
đầu
tiên
của
Tứ
Diệu
Ðế,
vì
đau
khổ
thực
sự
hiện
diện
khắp
mọi
nơi
và
là
lý
do
chính
yếu
cho
sự
dám
xả
bỏ.
Trang
24.
Thái
tử
Sĩ
đạt
ta
(Siddharta)
tham
dự
một
buổi
lễ
làm
mùa
hàng
năm
của
thị
tộc
ông
từ
lúc
7
tuổi.
Trong
khi
chứng
kiến
các
cuộc
hành
lễ,
vị
hoàng
tử
trẻ
chú
ý
thấy
một
con
sâu
trước
đó
được
xới
lên
đang
bị
ăn
ngấu
nghiến
bởi
một
chú
chim.
Việc
này
làm
Siddharta
suy
ngẫm
cái
thực
tế
của
cuộc
đời:
thừa
nhận
cái
sự
kiện
chắc
chắn
sẽ
xãy
ra
rằng
tất
cả
các
sinh
vật
giết
lẫn
nhau
để
sống
và
rằng
đây
là
nguồn
gốc
lớn
lao
của
đau
khổ.
Thế
là,
ta
đã
thấy
ngay
vào
lúc
tuổi
còn
nhỏ
chàng
thái
tử
trẻ
tuổi
đã
bắt
đầu
thừa
nhận
rằng
cuộc
sống
bị
tràn
ngập
bởi
đau
khổ
như
chúng
ta
thấy
biết.
Trang
24.
Nếu
xem
lại
tiểu
sử
cuộc
đời
niên
thiếu
Sĩ
đạt
ta,
chúng
ta
sẽ
thấy
ngay
giai
đoạn
trong
đó
bốn
cảnh
đã
làm
xúc
động
khiến
ông
dũng
mãnh
từ
bỏ
cuộc
sống
sung
sướng
và
chấp
nhận
cuộc
đời
của
một
người
tu
khổ
hạnh
để
đi
tìm
sự
thật.
Thấy
một
ngưòi
già,
một
kẻ
bệnh
và
một
xác
chết,
khiến
ta
nghĩ,
tại
sao
ông
lại
cảm
thấy
đau
khổ
bởi
những
cảnh
này.
Rõ
ràng
là
tuy
không
bị
ảnh
hưởng
bởi
sự
giàu
nghèo
nhưng
ông
sẽ
bị
lệ
thuộc
vào
sự
lần
lượt
nối
tiếp
nhau
không
thể
tránh
được
của
lão,
bệnh
và
tử.
Nhận
ra
được
điều
này
khiến
chàng
thái
tử
dần
dần
có
tư
tưởng
thoát
ra
khỏi
những
thú
vui
chóng
tàn
của
thế
gian
và
thúc
đẩy
ông
tìm
cái
sự
thật
tối
thượng
về
sự
hiện
hữu
bằng
đường
lối
xả
bỏ.
Ðiểm
quan
trọng
mà
ta
cần
lưu
ý
là
sự
dám
xả
bỏ
của
thái
tử
Sĩ
đạt
ta
không
phải
bị
thúc
đẩy
bởi
tuyệt
vọng
thường
xãy
ra
trong
tiến
trình
bình
thường
của
cuộc
sống.
Hưởng
hạnh
phúc
và
quyền
lợi
lớn
lao
nhất,
vậy
mà
ông
nhận
ra
được
sự
thật
đau
khổ
gắn
liền
và
cho
rằng
dù
chúng
ta
vui
thú
bao
nhiêu,
chúng
ta
cũng
phải
đối
đầu
với
thực
tế,
đó
là
lão,
bệnh,
tử.
Hiểu
được
chuyện
này
và
được
khuyến
khích
bởi
cảnh
thứ
tư,
cảnh
của
một
người
tu
khổ
hạnh,
Sĩ
đạt
ta
đã
dũng
mãnh
từ
bỏ
cuộc
đời
vương
giả
để
đi
tìm
sự
thật
tối
thượng
cho
mình
và
cho
lợi
ích
của
tất
cả
chúng
sinh.
Trang
25.
Ðã
xét
đến
đức
dũng,
ta
xét
tiếp
về
lòng
từ
và
bi,
điều
này
cũng
hiện
ra
rất
sớm
trong
cuộc
đời
của
đức
Phật.
Bằng
chứng
rõ
rệt
nhất
là
truyện
con
ngỗng
bị
thương.
Theo
truyện
thì
chàng
và
người
em
họ
Devadatta
đang
thơ
thẩn
chung
quanh
chơi
nơi
vườn
vua.
Lúc
đó
Devadatta
dùng
cung
tên
bắn
hạ
một
con
ngỗng.
Cả
hai
chạy
về
phía
nơi
con
ngỗng
rơi
xuống.
Sĩ
đạt
ta
chạy
mau
hơn
nên
đến
nơi
trước.
Chàng
thái
tử
trẻ
xem
xét
con
chim
bị
thương,
tìm
cách
làm
dịu
sự
đau
khổ
cho
nó.
Devadatta
phản
ứng
dữ
dội,
nói
rằng
con
ngỗng
thuộc
về
anh
ta,
bởi
vì
anh
đã
bắn
hạ
trước.
Hai
chàng
thanh
niên
tranh
cải
và
đem
sự
việc
đến
một
nhân
vật
kinh
nghiệm
ở
toà
án.
Vị
này
quyết
định
giao
con
chim
cho
Sĩ
đạt
ta
với
lý
do
là
đời
sống
thuộc
về
quyền
của
người
duy
trì
nó
chứ
không
phải
người
hủy
diệt
nó.
Trong
câu
chuyện
giản
dị
này,
chúng
ta
có
một
thí
dụ
tuyệt
vời
về
sự
biểu
lộ
đầu
tiên
của
đức
Phật
về
quan
niệm
từ
bi,
một
quan
niệm
mà
mục
tiêu
là
nuôi
dưỡng
hạnh
phúc
cho
người
khác
và
làm
dịu
sự
đau
khổ
cho
họ.
Sau
khi
giác
ngộ,
ông
tiếp
tục
biểu
lộ
tinh
thần
này
bằng
nhiều
cách
rất
đáng
chú
ý.
Chẳng
hạn
thời
kỳ
mà
mọi
người
đều
biết
ngài
đã
tự
mình
chăm
sóc
bệnh
cho
tu
sĩ
Tissa.
Bệnh
của
người
này
làm
cho
nhiều
thành
viên
trong
Tăng
đoàn
tránh
xa
ông.
Ðức
Phật
giải
quyết
bằng
cách
làm
gương,
đích
thân
săn
sóc
và
rửa
sạch
thân
thể
bệnh
tật
khô
gầy
của
Tissa,
nhờ
vậy
làm
giảm
bớt
nổi
đau
khổ
dùm
ông.
Trang
26.
Cuối
cùng
là
quan
điểm
về
trí
tuệ.
Ðây
là
điều
quan
trọng
nhất
trong
ba
điều,
tương
xứng
với
chính
sự
giác
ngộ.
Chính
trí
tuệ
cuối
cùng
mở
cửa
tự
do,
trí
tuệ
tháo
gở
sự
vô
minh,
nguyên
nhân
căn
bản
của
đau
khổ.
Người
ta
nói
rằng
trong
khi
ta
có
thể
chặt
các
cành
của
một
cái
cây
và
đồng
thời
hạ
luôn
thân
cây
của
nó
xuống,
nếu
cái
rể
không
được
lấy
đi
nốt,
cây
đó
sẽ
mọc
trở
lại.
Cũng
tương
tự
như
thế,
mặc
dầu
người
ta
có
thể
diệt
sự
gắn
bó,
tham
cầu
bằng
cách
dũng
cảm
xả
bỏ,
diệt
sân
hận
bằng
lòng
từ
bi,
nhưng
nếu
ngày
nào
mà
vô
minh,
mê
si
không
được
tẩy
trừ
bằng
phương
tiện
trí
tuệ,
thì
ngày
ấy
sự
gắn
bó
và
ghét
bỏ
lại
có
cơ
hội
nổi
lên
nữa.
Phương
tiện
chủ
yếu
qua
đó
trí
tuệ
có
thể
đạt
được
là
thiền
quán.
Một
lần
nữa,
có
một
sự
kiện
trong
đó
kỷ
năng
thiền
định
của
ông
đã
sớm
phát
triển.
Theo
các
lời
tường
thuật
về
cuộc
đời
ngài,
ngay
sau
khi
chứng
kiến
sự
đau
khổ
của
trùng
và
chim
tại
buổi
lễ
làm
mùa,
chàng
thái
tử
ngồi
dưới
cây
táo
hồng
gần
đó.
Chàng
bắt
đầu
thiền
quán,
hoàn
thành
định
sơ
thiền
(tức
giai
đoạn
‘tầm
và
sát’:
LND)
bằng
cách
tập
trung
tinh
thần
trong
tiến
trình
hít
vào
thở
ra.
Trong
diễn
biến
này
chúng
ta
đã
có
bằng
chứng
về
kinh
nghiệm
thiền
quán
rất
sớm
trong
cuộc
đời
của
đức
Phật.
Sau
đó,
khi
xả
bỏ
cuộc
đời
gia
chủ
và
dũng
mãnh
đi
tìm
sự
thật
tuyệt
đối
(chơn
đế),
một
trong
những
kỷ
luật
đầu
tiên
ông
phát
triển
là
thiền
quán.
Chúng
ta
được
biết
rằng
‘người
tu
khổ
hạnh
Gotama’
(cái
tên
mà
mọi
người
biết
đến
trong
suốt
sáu
năm
miệt
mài
tìm
giác
ngộ)
theo
học
hai
người
thầy
nổi
tiếng
về
thiền
định,
Alara
Kalama
và
Uddaka
Ramaputta.
Theo
lời
dạy
dỗ,
anh
đã
học
được
và
quán
triệt
những
kỷ
thuật
khác
nhau
về
sự
tập
trung
tư
tưởng.
Trong
chương
2,
tôi
đã
cho
thấy
nguồn
gốc
của
thiền
định
có
từ
thời
bình
minh
của
văn
minh
Ấn
độ,
thời
vàng
son
của
nền
văn
minh
thung
lũng
sông
Ấn.
Rất
chắc
chắn
là
hai
vị
thầy
được
nói
tới
trong
tiểu
sử
của
đức
Phật
là
hai
người
đã
giải
thích
truyền
thống
thiền
định
hay
tập
trung
tinh
thần
rất
cổ
xưa
này.
Trang
27.
Một
điều
đáng
chú
ý
là
người
tu
khổ
hạnh
Gotama
đã
rời
bỏ
hai
vị
thầy
này
vì
chàng
thấy
rằng
chỉ
thiền
định
thì
không
thể
vĩnh
viễn
chấm
dứt
được
sự
đau
khổ
tuy
có
thể
được
sự
bình
an
tạm
thời.
Sự
kiện
này
thật
quan
trọng.
Ðức
Phật
nhấn
mạnh
vào
sự
thực
tập
phát
triển
tinh
thần,
một
việc
rõ
ràng
có
trong
nền
Văn
minh
Thung
lũng
sông
Ấn;
nhưng
ngài
đã
vượt
lên
trên
mục
tiêu
giới
hạn
của
thiền
quán
mà
tạo
thêm
kinh
nghiệm
cho
một
tôn
giáo
mới.
Ðây
chính
là
cái
khác
biệt
giữa
lời
dạy
của
Phật
với
lời
dạy
của
nhiều
trường
phái
Ấn
độ,
những
trường
phái
ít
nhiều
đã
theo
cách
tu
tập
du
già
hoặc
thiền
quán.
Nói
tóm
lại,
sự
khác
nhau
giữa
Phật
giáo
với
các
tín
ngưỡng
quán
tưởng
của
Ấn
độ
giáo
và
các
tôn
giáo
khác
là
chỉ
thiền
quán
không
thì
không
đủ.
Ðối
với
Phật
giáo,
thiền
quán
giống
như
gọt
viết
chì.
Chuốc
viết
chì
là
để
viết.
Thiền
quán
là
để
trau
giồi
trí
não
cho
một
mục
đích
nhất
định.
Trong
trường
hợp
này,
mục
đích
đó
là
trí
tuệ.
Sự
liên
hệ
giữa
thiền
quán
và
trí
tuệ
giống
như
giữa
cây
đuốc
với
ánh
sáng
cần
có
để
xem
một
bức
tranh.
Nếu
ánh
sáng
quá
mờ
hay
bị
gió
tạt
hoặc
nếu
tay
cầm
đuốc
không
vững
thì
không
thể
nào
thấy
được
bức
tranh
rõ
ràng.
Nếu
ta
muốn
xâm
nhập
cái
bóng
tối
vô
minh
và
nhìn
thấu
được
thực
tướng
của
hiện
hữu,
điều
đó
sẽ
không
hoàn
chỉnh
được
nếu
tâm
trí
ta
yếu
ớt,
rối
trí,
không
ổn
định
do
thói
quen
không
hoạt
động
hoặc
các
xáo
trộn
thuộc
cảm
tính
và
tri
thức
thông
thường.
Ðức
Phật
khám
phá
việc
này
bằng
sự
thực
hành
vào
đêm
giác
ngộ
của
ông.
Ðầu
óc
tập
trung,
nhất
tâm,
khinh
an,
ông
thiền
quán
và
điều
khiển
nó
vào
sự
hiểu
biết
thực
tướng
của
các
sự
vật
và
cuối
cùng
hiểu
được
sư
thật.
Vì
thế
sự
giác
ngộ
của
Phật
là
cái
kết
quả
của
cặp
tổng
hợp
thiền
định
và
trí
huệ.
Trang
28.
Trí
huệ
của
Phật
cũng
có
những
phạm
vi
khác.
Chẳng
hạn
sự
hiểu
biết
về
Trung
Ðạo.
Trong
Phật
giáo,
thuyết
Trung
đạo
là
chủ
yếu
nhất
và
có
nhiều
trình
độ
về
ý
nghĩa.
Ta
sẽ
xét
riêng
nó
sau
nhưng
có
thể
nói
ngay
tại
đây
là:
Ý
nghĩa
căn
bản
nhất
của
Trung
đạo
là
tránh
các
sự
thái
quá
trong
việc
đam
mê
để
thỏa
mãn
các
giác
quan
hay
nói
một
cách
khác
gây
đau
khổ
cho
thân
xác.
Ðiểm
căn
bản
của
Trung
đạo
được
minh
chứng
trong
cuộc
đời
của
Phật
bằng
chính
sự
nghiệp
và
kinh
nghiệm
riêng
của
ông.
Trước
khi
từ
bỏ
cuộc
đời
gia
trưởng
vương
giả,
Sĩ
đạt
ta
đã
hưởng
một
cuộc
sống
vui
thú
xa
hoa
và
nhục
cảm.
Sau
đó,
khi
đã
trở
thành
một
người
tu
khổ
hạnh
để
tìm
sự
thật,
ông
đã
bỏ
ra
sáu
năm
thực
tập
tu
khổ
hạnh
và
hành
xác.
Sau
cùng,
ông
đã
hé
thấy
con
đường
Trung
đạo
tránh
được
hai
cực
đoan:
vừa
thấy
và
hiểu
được
sự
vô
ích
của
sự
tu
khổ
hạnh
cũng
vừa
thấy
sự
vô
nghĩa
của
cuộc
sống
đầu
đời
dễ
dãi
vương
giả
của
mình.
Dĩ
nhiên
có
nhiều
giai
đoạn
quan
trọng
khác
trong
cuộc
đời
của
Phật
vừa
đáng
quan
tâm
vừa
có
giá
trị
để
thảo
luận,
nhưng
điểm
muốn
nói
của
tôi
ở
đây
là
chúng
ta
có
thể
xem
cuộc
đời
ngài
là
một
bài
học
về
giới
hạnh
và
tư
tưởng
chứ
không
phải
là
một
tiểu
sử
nổi
tiếng
tên
tuổi
cùng
với
địa
danh.
Như
thế
chúng
ta
mới
có
thể
thấy
đúng
và
hiểu
biết
đúng
các
tinh
thần
gương
mẫu
trong
sự
nghiệp
của
Thích
Ca
Mâu
Ni.
Với
định
hướng
này,
ta
mới
có
thể
thực
hiện
được
một
sự
hiểu
biết
lớn
lao
và
đúng
đắn
về
ý
nghĩa
thực
sự
của
cuộc
đời
đức
Phật.
---o0o---
Chương
2
| Mục
lục
|
Chương
4
| Mục lục tác giả | Tủ
sách Phật Học |
---o0o---
Trình bày : Nhị Tường
Cập
nhật : 01-03-2002
|