.
TAM QUY
Phúc Trung
I- DẪN :
Một người đi học phải có một vị Thầy dẫn dắt, chỉ bảo, phải tin vào người
Thầy và tin những gì Thầy mình chỉ bảo là đúng. Một người Phật tử cũng
vậy, phải tin Đức Phật là một bậc Đại Giác Ngộ, những gì ngài dạy trong
kinh điển là Chân Lý và những vị tu sĩ là bậc thay thế Phật để dẫn dắt
chúng ta trên đường tu học. Do đó, người Phật Tử phải quy-y Tam Bảo.
II - Ý NGHĨA
QUY Y TAM BẢO :
Quy là trở về, Y là nương tựa vào, Tam Bảo là 3 vật qúy báu nhất trên
đời:
Một là Phật, đúng ra là Phật Đà do người Trung Hoa phiên âm từ chữ Phạn
Bouddha, dịch nghĩa là giác giả, một người đã giác ngộ hay hiểu thấu chân
lý, giác giả gồm tự mình giác ngộ, đem sự hiểu biết đó truyền bá cho mọi
người và hạnh nguyện trọn đủ mới là bậc Giác Giả, người Việt chúng ta
phiên âm là Bụt.
Hai là giáo lý của Phật gọi là Dharma, người Trung Hoa phiên âm là Đạt ma
hay Đàm mô, dịch nghĩa là Pháp, chỉ cho tất cả mọi sự mọi vật trong vũ
trụ, nhưng thông thường pháp có nghĩa là Giáo Lý của Phật.
Ba
là Tăng hay gọi cho đủ là Tăng Gìa, người Trung Hoa phiên âm từ chữ
Shanga, dịch nghĩa là hòa hợp chúng, phàm hể có 4 vị tu sĩ hòa hiệp với
nhau, ở chung một chỗ tu gọi là tăng gìa.
Vậy quy y Tam Bảo có nghĩa là chúng ta trở về nương tựa vào Phật, Pháp,
Tăng để tu cầu giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
III - BA BẬC
TAM BẢO : Tam bảo
có 3 bậc khác nhau:
- Đồng thể Tam bảo.
- Xuất thế Tam bảo.
- Thế gian trụ trì Tam
bảo.
1) Đồng thể tam
bảo:
A) Đồng thể Phật bảo: Phật và
chúng sanh có cùng thể tính như nhau, đó là Phật tính.
B) Đồng thể Pháp bảo: Phật và
chúng sanh có cùng pháp tánh từ bi, bình đẳng.
C) Đồng thể Tăng bảo: Phật và
chúng sanh có cùng thể tánh thanh tịnh, sự lý hòa hợp.
2) Xuất thế tam
bảo:
A) Xuất thế gian Phật bảo:
Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà... là những vị đã thành Phật, không còn
ràng buộc sanh tử luân hồi ở thế gian nữa.
B) Xuất thế gian Pháp bảo: Là
những giáo lý của Phật dạy cho chúng sanh tu tập để giải thoát khỏi luân
hồi, như Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ Ba La Mật...
C) Xuất thế gian Tăng bảo:
Là những bậc Thánh Tăng, là những vị Bồ Tát, đã ra khỏi thế gian như: Đức
Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí...
3) Thế gian trụ
trì tam bảo:
A) Thế gian trụ trì Phật bảo:
Là Xá Lợi Phật, răng Phật, tóc Phật,... tượng Phật, ảnh Phật chúng ta để
thờ tự. Khi Đức Thế Tôn còn tại thế, lúc vua phát tóc cho vua Tần Bà Xa
tại thành Vương Xá, Phật dặn rằng : " Tóc và móng tay thừa của ta, Bệ Hạ
nên thờ trên trang, còn đạo lý của ta, Bệ hạ thờ trong tâm."
B) Thế gian trụ trì Pháp bảo:
Là Tam tạng kinh điển; Kinh, Luật, Luận chúng ta dùng để tu học.
C) Thế gian trụ trì Tăng bảo:
Là những vị tăng tu hành chân chính, giới hạnh trang nghiêm trong đời hiện
tại.
IV - QUY-Y TAM
BẢO : Gồm có hai
phần, hình thức bên ngoài còn gọi là sự quy-y, bên trong còn gọi là Lý quy
y.
A) Sự quy-y tam bảo : Hàng ngày
chúng ta cung kính Lạy Phật, Nỉệm danh hiệu Phật, tưởng nhớ đến Phật.
Chúng ta tụng kinh, đọc Kinh sách để hiểu rõ nghĩa lý lời Phật dạy để tu
tập cho đúng phương pháp, trí tuệ được mở mang, củng cố đức tin ngày càng
vững mạnh hơn. Chúng ta kính Phật thì phải trọng Tăng, chuyện Con Sư Tử
Trọng Pháp sau đây nói lên ý nghĩa này:
Thời mạt pháp của Đức Phật Tỳ Bà Thi, trong núi kia có những vị Bích Chi
Phật tu hành, có con sư tử Kiên Thệ lông rất đẹp, sức mạnh vô địch, có một
vị Bích Chi Phật tâm từ rất lớn làm cho sư tử Kiẻn Thệ kính phục, thường
đến gần để nghe tụng kinh, thuyết pháp.
Có
một tên thợ săn thấy sư tử Kiên Thệ có bộ lông đẹp muốn giết lấy lông dâng
lên vua để được ban thưởng, tên thợ săn lại sợ sức mạnh của sư tử Kiẻn
Thệ, lập mưu mặc áo cà sa, làm cho sư tử Kiên Thệ tưởng là Bích Chi Phật
nên đến gần, tên thợ săn liền lấy mũi tên có tẩm thuốc độc ra bắn sư tử
Kiên Thệ, bị trúng tên sư tử Kiên Thệ vẫn còn sức mạnh, muốn vồ chết tên
thợ săn gỉa làm sa môn kia, nhưngnó nghĩ lại, người mặc áo cà sa là biểu
hiệu của Phật trong ba đời, ta không được phép xúc phạm đến biểu hiệu cao
qúy đó, ba lần định vồ, ba lần kịp suy nghỉ, thuốc thấm dần, sư tử Kiên
Thệ chịu chết.
Tên thợ săn giả hiệu độc ác kia lột lấy bộ da đẹp đem dâng cho vua, vua
nghe thuật lại chuyện, biết con sư tử đã hy sinh thân mạng mình để giữ
trọn sự tôn kính chư Phật, nhà vua liền ra lệnh chém tên thợ săn và cho
làm lễ hỏa thiêu con sư tử như lễ trà tỳ của một vị sa môn. Con sư tử
Kiên Thệ là tiền thân của Đức Thích Ca Mâu Ni.
B) Lý quy-y tam bảo: Ngay
trong tâm chúng ta Phật dạy có đủ Tam Bảo, trong chúng ta có Phật tính,
chúng ta phải tự quay về với Phật của mình, đó là trở về với cái tâm thanh
tịnh của mình, giữ cho tâm mình luôn luôn thanh tịnh. Chúng ta phải tự
quay về Pháp tánh của mình, tức là trở về với Tâm Từ Bi, Trí sáng suốt,
lòng nhẫn nhịn... Chúng ta cũng phải tự quay về nơi sự hòa hợp của mình
với mọi người chung quanh, nhất là những người bạn đạo cùng tu cùng học
với nhau. Đó là chúng ta tự quay về với chính mình, ngày ngày phải tu tâm
sửa tánh.
V- NGHI THỨC
QUY-Y :
Lễ quy y thường được tổ chức tập thể vào những ngày lễ lớn như Phật đản,
Thành Đạo, Xuất gia, Vu lan bồn... Có thể chỉ có một vị tăng chủ lễ hay
cũng có thể có 3 vị gọi là tam sư. Trước khi làm lễ quy-y, thân tâm ta
phải trong sạch, tắm gội, mặc y phục sạch sẽ, trước đôi ba ngày nên ăn
chay, giữ tâm thanh tịnh.
Trong lễ quy y, theo sự dẫn dắt của vị chũ lễ, chúng ta sê phải lần lượt
phát nguyện những câu sau đây:
- Đệ tữ suốt đời quy-y Phật.
- Đệ tử suốt đời quy-y Pháp.
- Đệ tử suốt đời quy-y Tăng.
Sau đó sẽ đọc tiếp:
- Đệ tử quy y Phật rồi, khỏi
đọa địa ngục.
- Đệ tử quy-y Pháp rồi, khỏi
đọa súc sanh.
Và cuối cùng phát nguyện:
- Đệ tử quy-y Phật rồi,
nguyện trọn đời không quy-y thiên, thần, quỷ, vật.
- Đệ tử quy-y Pháp rồi,
nguyện trọn đời không quy-y ngoại đạo, tà giáo.
- Đệ tử quy-y Tăng rồi,
nguyện trọn đời không quy-y tổn hữu, ác đảng.
Phần phát nguyện xong, vị chủ lễ ban cho người đệ tử một pháp danh, rồi
giảng về ý nghĩa tam quy, đến đây là hoàn tất buổi lễ, theo lệ xưa, quý
Thầy truyền Tam quy có phát cho đệ tử một tờ điệp, trong đó có ghi rõ họ
tên và pháp danh của người đã quy-y.
Khi mình đã quy y với một vị Tăng nào rồi, trọn đời mình không quy y với
vị nào khác nữa, do vậy, trước khi quy y nên lựa chọn vị bổn sư (Thầy của
mình) cho thật kỹ. Vị ấy phải tài cao, đức trọng, giới hạnh trang nghiêm
để ta nương tựa vào mà tu học trọn đời. Khi đã quy y rồi, dù vị thầy ấy
thế nào đi nữa cũng là thầy của mình, luôn luôn phải tôn kính cúng dường,
khi vị tăng ấy viên tịch, đệ tử là tông đồ phải chịu tang như cha mẹ của
mình vậy.
VI - LỢI ÍCH
CỦA QUY Y : Nhờ có
quy-y, chúng ta luôn luôn tâm niệm rằng mình là một người Phật tử, phải
quay về nương tựa vào Đức Phật để tu tập theo con dường giải thoát do Đức
Phật đã chỉ dạy. Chúng ta phải nương tựa vào Ảnh, Tượng, Kinh sách Phật
và sự chỉ dẫn của chư Tăng để hàng ngày tu học tinh tấn, Phật chỉ dạy
rằng: "...Này! Các người phải tự thắp đuốc lên mà di ! Các người hãy lấy
pháp của ta làm đuốc ! Hãy theo pháp của ta mà tự giải thoát ! Đừng tìm
giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác
ngoài các người !.."
Một người Phật tử, nhất thiết phải quy-y, nhưng quy-y chưa phải là đủ, qua
quy y chúng ta đã phát nguyện trước Tam Bảo, nhờ đó chúng ta mới trở về
với bản thể của mình để tu học ngày càng tinh tấn. Một người đã quy y mà
không hiểu rõ Lý và Sự quy y, không làm đúng theo đó thì quy-y ấy chỉ là
hình thức bên ngoài, nó trở thành vô nghĩa, không ích lợi chi cho con
đường giải thoát của mình.
16-3-1996
---o0o---
Trình bày: Linh Thoại
Cập nhật: 01-12-2003
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục