|
Không phải. Tuy đạo Phật khuyến khích
ăn chay, nhưng không phải Phật tử nào
cũng bắt buộc phải ăn chay. Ăn chay là
một nét đặc sắc của Phật giáo đại
thừa, là phát xuất từ lòng từ bi
đối với tất cả mọi loài hữu tình.
Vì vậy, ở các nước Phật giáo Nam
truyền, kể cả Tỷ khiêu xuất gia cũng
không ăn chay. Các Lạt Ma ở Tây Tạng
cũng không ăn chay. Nhưng bản thân họ
không sát sinh.
Bởi vì, điều giới thứ nhất của 5
giới là không sát sinh. Sau khi tin Phật
mà thực hành việc ăn chay là chuyện
tốt nhất. Nhưng vì có khó khăn về gia
đình và xã giao mà không ăn chay
được cũng không sao. Thế nhưng, không
được tự mình sát sinh hay là chỉ huy
người khác sát sinh. Còn nếu mua thịt,
cá về nhà ăn thì không có hại gì.
Trong giới luật nhà Phật, không có
giới cấm hút thuốc. Thậm chí, để
phòng ngừa các loại bệnh nhiệt đới.
Phật cũng cho phép Tỷ khiêu hút thuốc.
Thế nhưng, vì lý do phong tục và uy nghi,
Phật giáo đồ Trung Quốc trước nay vẫn
chủ trương không hút thuốc. Tuy vậy,
các loại ma túy và các chất kích thích,
có hại cho thân tâm, Phật giáo đều
cấm chỉ, vì vậy cấm uống rượu là
một trong 5 giới. Bản thân uống rượu
không phải là tội ác; nhưng sau khi say
rượu, con người có thể bị kích thích
làm các tội ác. Từ đó suy ra thì
biết, Phật giáo cũng cấm không được
hút thuốc phiện, dùng cocain. Cờ bạc
có tác dụng xấu hao thần, tốn của,
khuynh gia, bại sản, cho nên trong kinh Phật,
có răn Phật tử không được cờ bạc
(Kinh Thiện sinh - Trường A Hàm). Đồng
thời bản thân cờ bạc là một hành vi
bịp bợm. Thậm chí, cờ bạc dẫn tới
các tội ác như giết người, trộm cắp,
phỉ bảng, nói ác v.v
Vì vậy Phật
giáo tuyệt đối cấm chỉ cờ bạc.
Không phải. Tôn chỉ của đạo Phật tuy
là giải thoát khỏi sinh tử và xuất gia
là phương pháp tốt nhất để thoát
khỏi sinh tử. Thế nhưng, xuất gia mà
không thực tu, hay là tu không đúng
phép thì vị tất thoát khỏi sinh tử.
Không xuất gia, mà vẫn tu trì thì vị tất
không thoát khỏi được sinh tử. Phật
giáo Tiểu thừa coi trọng mục tiêu giải
thoát. Người tại gia có thể tu chứng
quả Thánh thứ ba (đệ tam quả). Quả
thứ ba tuy chưa phải là ra khỏi ba giới,
nhưng không trở lại luân hồi sinh tử
nữa. Người chứng quả Thánh thứ ba,
sau khi chết, sẽ sinh lên cõi trời Tịnh
cư thiên của Sắc giới, và ở đó,
sẽ chứng quả Thánh thứ tư là A La
Hán và được giải thoát. Vì vậy,
người tại gia tu chứng quả Thánh thứ
ba, cũng đã gần với cảnh giới giải
thoát rồi.
Còn nếu đứng trên quan điểm Đại
thừa mà xét thì để hóa độ chúng
sinh, các vị Bồ tát tùy theo loại chúng
sinh mà ứng hiện, thường làm người
tại gia. Vì vậy mà trong số các vị đại
bồ tát danh tiếng, ngoài 2 ngài Di Lặc
và Địa Tạng, còn thì đều là người
tại gia. Ở Ấn Độ có hai vị cư sĩ là
Trưởng Lão Duy Ma Cật và phu nhân Thắng
Man, đều có thể thay Phật mà thuyết
pháp. Vì vậy những Phật tử thực
hành đạo Bồ Tát chân chính, không
nhất định phải xuất gia. Người xuất gia
có địa vị cao quý trong Phật giáo, đó
là vì lý do người xuất gia phải chủ
trì giáo đoàn, giữ vững cho Phật giáo
tồn tại và hoằng dương Phật pháp.
Ngoài ra, còn có lý do ứng xử đạo
đức trong nội bộ giáo đoàn nữa. Nói
một cách khác rõ ràng hơn, tăng ni
xuất gia là xương tủy của Phật giáo,
người tại gia là da thịt của Phật
giáo. Đừng về bản thể thì nói xuất
gia là quan trọng, đứng về tác dụng
thì nói tại gia là quan trọng. Vì vậy,
người tin Phật có thể xuất gia, nhưng
không phải bắt buộc phải xuất gia.
Đứng về bản chất mà nói, đạo Phật
chủ trương bình đẳng. Người nào cũng
có quyền lợi tin Phật, người nào
cũng có khả năng thành Phật. Thế
nhưng, xét về thứ bậc tu hành mà nói,
và vì trì giới luật có cao thấp khác
nhau, nghe đạo có sau trước khác nhau, cho
nên nam nữ Phật giáo đồ chia thành
chín cấp bậc như sau :
Cận sự nam, cận sự nữ, cận trụ nam,
cận trụ nữ, Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma
na, Tỷ khiêu, Tỷ khiêu ni.
Nam nữ thụ tam quy, ngũ giới (thập
thiện) gọi là cận sự nam, cận sự
nữ. Người tại gia mà giữ tám giới
và ở trong chùa, gọi là cận trụ nam,
cận trụ nữ. Nam nữ xuất gia giữ 10
giới gọi là Sa di và Sa di ni. Nam nữ
xuất gia giữ đầy đủ giới luật (cụ
túc) gọi là Tỷ khiêu và Tỷ khiêu ni.
Thức xoa ma na là cấp trung gian giữa Sa di
ni và Tỷ khiêu ni. Thời gian làm Thức
xoa ma na kéo dài 2 năm. Mục đích là
để xét xem Sa di ni có khả năng trở
thành tỷ khiêu ni hay không và đã quen
với nếp sống xuất gia hay chưa ?
Còn người đã thụ Bồ tát giới thì
không thể xếp loại đẳng cấp được.
Bất cứ người ở đẳng cấp nào và
kể cả loại bàng sinh nữa, đều có
thể thụ trì Bồ tát giới.
Các giáo phái cũ hay mới của đạo
Thiên Chúa đều coi trọng lễ rửa tội.
Có chịu lễ rửa tội mới được trở
thành tín đồ của đạo Thiên chúa.
Cũng tương tự như các ngoại đạo ở
Ấn Độ coi trọng việc tắm rửa ở
sông Thánh (sông Hằng) để xóa bỏ mọi
tội ác.
Muốn trở thành Phật tử, muốn gia nhập
Phật giáo chính tín, thì phải qua nghi
thức "Ba quy y" (tam quy). Tính quan
trọng của nghi thức này cũng giống như
các nghi thức đăng quang của vua, nhậm
chức của Tổng thống, vào đảng của
đảng viên. Là một loại nghi thức bày
tỏ sự trung thành, một sự chấp nhận
tha thiết, một sự mong cầu khao khát,
một sự chuyển đổi mới, một sự quy
ngưỡng chân thành. Vì vậy mà Phật
giáo xem lễ quy y là cực kỳ trọng yếu.
Nếu không có quy y thì tuy là có lễ
Phật tin Phật, nhưng chỉ là một loại
học sinh dự thính, không phải là học
sinh chính khóa. Nghi thức quy y có một
tác dụng rất lớn đối với tâm lý
tín ngưỡng có kiên định hay không kiên
định.
Trong nghi thức tam quy có mời một vị
Tăng hay Ni làm chứng và thuyết minh nội
dung của ba quy y như sau :
Con là
suốt đời xin quy y Phật,
suốt đời xin quy y Pháp, suốt đời xin
quy y Tăng (đọc ba lần).
Con là
quy y Phật rồi, dù có bỏ
thân mạng này, cũng không quy y thiên ma
ngoại đạo.
Con là
quy y Pháp rồi, dù có bỏ
thân mạng này, cũng không quy y ngoại
đạo tà thuyết.
Con là
quy y Tăng rồi, dù có bỏ
thân mạng này, cũng không quy y tà sư
ngoại đạo.
Nghi thức tam quy giản đơn nhưng long
trọng, mục đích chủ yếu là làm cho
người tín đồ mới toàn tâm, ý quy y
Tam Bảo, nương tựa vào Tam Bảo, có
được niềm tin trong sáng và vững
vàng. Phật là Phật Đà, Pháp là lời
dạy của Phật, Tăng là người xuất gia,
hoằng dương Phật Pháp. Nhờ nương tựa
vào ba đối tượng lớn đó mà ngay
hiện tại được thân tâm an lạc, sau
này được chứng quả vô thượng là
giải thoát sinh tử và thành Phật. Vì
vậy gọi là Ba ngôi báu (Tam Bảo), và
tín ngưỡng Phật giáo có nghĩa là quy y
ba ngôi báu.
Đúng vậy, tín ngưỡng Tam Bảo là nội dung rất riêng biệt của Phật giáo. Các tôn giáo thần quyền, hoặc là chỉ tin Thượng đế, (như đạo Do Thái, đạo Hồi), hoặc là tin chúa cha, chúa con và chúa Thánh Linh (như đạo Cơ Đốc) hoặc là sùng bái thêm Thánh Mẫu nữa (như Đạo Thiên Chúa). Phật giáo vì là vô thần, cho nên không sùng bái Phật như Thần linh, cũng không xem Phật là có một không hai, lại càng không xem Phật là chúa sáng tạo vạn vật và xá miễn tội ác cho nhân loại. Phật giáo xem Phật cũng như học sinh đối với thầy giáo. Thầy giáo có thể dạy học sinh, giúp học sinh thay đổi phẩm cách, tăng trưởng tri thức, tu dưỡng thân tâm, nhưng không thể học tập thay cho học sinh, lên lớp, nghe giảng thay cho học sinh được.
Vì vậy, tín ngưỡng Phật giáo mang tính
chất thuần lý tính, thuần luân lý. Sự
sùng bái Phật Đà giống như lòng hiếu
kính của con cái đối với cha mẹ, xuất
phát từ lòng biết ơn. Một Phật tử
chính tín, sùng bái Phật, quyết không
phải là để được phúc tránh họa,
nguyện lực của Phật có thể do sức
mạnh tâm lý của người cầu nguyện mà
phát sinh cảm ứng linh nghiệm, nhưng đó
chủ yếu là do bản thân người cầu
nguyện. Nếu định nghiệp của mình đã
chín muồi và hiện hành thì dù có cầu
nguyện mấy, Phật cũng không làm gì
được. Nếu biết dựa vào chính Pháp
của Phật giảng mà hành động, như bố
thí, giữ giới, nhẫn nhục, nỗ lực, tu
định, phát huệ thì có khả năng thay
đổi nghiệp lực quá khứ, tội nặng
nhưng chịu quả báo nhẹ; tội nhẹ thì
được khỏi quả báo; bởi vì, nghiệp
lực hiện hành thụ báo, cũng giống như
hạt giống nẩy mầm và sinh trưởng,
phải nhờ vào sự hỗ trợ của nhiều
nhân duyên. Một hạt giống nhờ có các
điều kiện thuận lợi như ánh nắng,
không khí, nước, đất, phân bón và
công phu của nhà nông, mà sinh trưởng
nhanh chóng. Trái lại, nếu thiếu những
trợ duyên đó hay thậm chí không có
những trợ duyên đó thì hạt giống sẽ
sinh trưởng chậm, thậm chí không nẩy
mầm được. Phật giáo xem việc tạo
nghiệp thiện, ác và thụ báo cũng theo
một đạo lý như vậy. Tính vĩ đại của
đức Phật không phải ở chỗ Phật tạo
ra vạn vật và xá tội cho chúng sinh. Vì
về căn bản, không có ai xá tội cho ai
được - Quan niệm xá tội của tôn giáo
thần quyền chỉ là sản vật hỗn hợp
của thần quyền và độc tài. Đức
Phật tự mình đã chứng ngộ đạo lý
giải thoát và đem đạo lý giải thoát
đó giảng cho mọi chúng sinh đều rõ,
dựa vào đạo lý ấy mà tu hành và
cũng được giải thoát, đạt tới quả
vị Phật, không khác gì Phật.
Vì vậy mà tín đồ Phật giáo, đôi khi
không ưa gọi mình là Phật giáo đồ,
mà ưa tự xưng là học trò Tam Bảo !
Bởi vì người khai sáng ra Phật giáo tuy
là đức Phật, nhưng điều mà Phật
giáo coi trọng là Pháp chứ không phải
là Phật. Vì Phật không thể giải thoát
thay cho người được, còn Pháp thì có
thể giúp cho người tự giải thoát.
Sùng bái Phật là sùng bái ân đức
của Phật đã chứng ngộ và thuyết
pháp. Đức Phật, trải qua ba vô lượng
kiếp, tu hành đạo Bồ Tát mà chứng
ngộ được đạo lý giải thoát, và sau
khi chứng ngộ, đã thuyết giảng tường
tận đạo lý ấy cho chúng ta. Ân đức
ấy có thể nói là vĩ đại và cao quý
hơn hàng nghìn trăm vạn lần ân đức
thế gian, mà không chỉ là hơn trăm vạn
lần, thực ra ân đức ấy không thể ví
dụ được, nghĩ bàn được.
Thế nhưng, sự truyền bá Phật Pháp,
lại phải dựa vào các cán bộ của
Phật, tức là tăng sĩ. Trong hàng tăng
sĩ có Bồ tát tăng như Văn Thù, Di
Lặc, Quan Âm, Địa Tạng v.v
có Thanh
Văn tăng như các vị A La Hán : Xá Lợi
Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp
v.v
, có phàm phu Tăng như tất cả
mọi Tỷ khiêu, Tỷ khiêu ni, giữ giới
thanh tịnh, tu học chính pháp và thuyết
pháp độ sinh. Vì tăng si có khả năng
đem đạo lý giải thoát của Phật, giảng
giải truyền bá cho chúng ta, cho nên ân
đức của tăng sĩ cũng là vô lượng.
Việc hoằng dương Phật Pháp không phải
là sự nghiệp của riêng tăng sĩ. Phật
tử tại gia cũng hoằng dương Phật Pháp;
trụ trì Phật Pháp thì phải là người
xuất gia, nói trụ trì Phật Pháp có
nghĩa là đại biểu cho Phật Pháp,
tượng trưng cho Phật Pháp, khiến Phật
Pháp an trụ được ở thế gian này.
Người bình thường, gặp một người
xuất gia thì liên tưởng ngay đến Phật
giáo, nhưng nếu gặp một Phật tử tại
gia thì không có ngay ấn tượng đó
(trừ phi là người Phật tử tự mình
nói ra, nhưng ít có trường hợp Phật
tử tự xưng mình là Phật tử, khi gặp
một người lạ).
Vì vậy, khai sáng ra Phật giáo là Phật
Đà. Trọng tâm của Phật giáo là Pháp.
Phật giáo an trụ ở thế gian là tăng
chúng. Chính vì lẽ đó mà Phật giáo
gọi Phật, Pháp, Tăng là ba của báu. Tam
Bảo, chủ yếu là Pháp bảo, giúp cho
người lìa khổ được vui. Pháp bảo do
Phật tự chứng và thuyết giảng, và do
tăng chúng giữ gìn truyền bá, cho nên
đều gọi là Tam Bảo. Khi Phật còn sống,
Phật giáo lấy Phật làm trung tâm, làm
nơi quy ngưỡng. Sau khi Phật diệt độ,
Phật giáo lấy tăng chúng làm trung tâm
làm nơi quy ngưỡng. Quy y Tam Bảo là để
học Pháp bảo. Muốn học Pháp bảo thì
phải được Tăng bảo hướng dẫn, kể
cả 2 mặt trao truyền tư tưởng và nêu
gương sáng trong hành vi. Vì vậy mà sau
khi Phật diệt độ, đối tượng cúng
dường Tam Bảo nặng về Tăng Bảo. Lại
vì Phật giáo chủ trương "Y pháp bất
y nhân" (dựa vào pháp, không dựa
vào người) coi trọng việc truyền bá
và quy y Phật Pháp, cho nên thường xem
hành vi sinh hoạt của tăng sĩ là chuyện
cá nhân của họ. Chỉ miễn là tăng sĩ
có kiến giải đúng đắn, có khả năng
thuyết pháp, thì dù có phạm cấm giới,
cũng vẫn được người thế tục cung
kính cúng dường. Đó là yêu cầu về
mặt đạo đức, cũng như câu "Trong
thiên hạ, không ai là không phải cha mẹ
chúng ta". Cũng như ông thầy dạy
tiểu học, chưa từng học đại học,
nhưng học sinh tốt nghiệp đại học không
thể phủ nhận ông thầy xưa của mình ở
cấp tiểu học.
Vì vậy, đối với một Phật tử chính
tín, sùng bái Phật bảo là vì Pháp
bảo; và để tiếp thu được Pháp bảo
thì phải sùng bái Tăng bảo. Sùng bái
Bồ tát cũng là cung kính đối với
Tăng. Đối với các bậc Thánh tăng
Đại Bồ tát, tất nhiên phải cung kính
cúng dường. Đối với phàm phu tăng
có trì giới thanh tịnh và biết thuyết
pháp cũng phải cung kính, cúng dường.
Ngay đối với những tăng sĩ không giữ
giới thanh tịnh, nhưng có kiến giải
đúng đắn, biết thuyết pháp cũng phải
cung kính cúng dường (vì điều quan trọng
là có kiến giải đúng đắn và biết
nói chính pháp). Sự thực, trong thời
đại cách Phật diệt độ đã xa, Thánh
Tăng rất khó gặp. Đối tượng kính
tăng thường là phàm phu tăng, tỷ
khiêu và tỷ khiêu ni. Trong kinh cũng nói
cúng dường Thánh Tăng và cúng dường
phàm phu Tăng không có khác biệt, đều
có công đức vô lượng, không thể
nghĩ bàn được.
Phật giáo tuy là cao minh vĩ đại, nhưng
hai chữ "Tam Bảo" có thể bao
quát hết. Do đó, tin Phật giáo tức là
tin Tam Bảo, kính ngưỡng Tăng bảo. Vào
thời Phật còn tại thế hay hiện nay, ở
các nước như Thái Lan, Miến Điện, Tích
Lan được xem là chuyện đương nhiên.
Nhưng, ở Phật giáo Trung Quốc, quan niệm
kính tăng trước nay chưa hình thành một
tập tục phổ biến, do phẩm cách của
tăng ni không đồng đều, cao tăng chỉ
chiếm số ít trong tăng chúng mà thôi.
Người lớp trên thì kính trọng đạo
đức và học vấn của cao tăng. Người
lớp dưới thì mù quáng sùng bái cao
tăng như thần linh. Do tập tục kính
ngưỡng cao tăng, cho nên sinh ra tệ nạn
có một số tăng sĩ, giả dối và làm
chuyện bậy bạ, vẫn được sùng bái
như thần linh. Đó là những quan niệm
đòi hỏi phải gấp được sửa đổi,
làm một Phật tử chính tín thì không
được có quan niệm như vậy (chú 2).
Có thể được. Ân đức của Phật
giáo rộng lớn như biển cả. Chỉ cần
có một niềm tín tâm là có thể vào
cửa Phật, trở thành học trò "Tam
Bảo".
Tuy vậy, trong giới nhà Phật, có các
giới cấm : Tà dâm, sát sinh, uống
rượu cho nên các nghề sinh sống nói
trên đều thuộc về các loại nghề
nghiệp ác, tà, bất chính. Thế nhưng,
nhân dân sống ở hải đảo, nếu không
bắt cá thì lấy gì sinh sống ? Thổ dân
sống trên núi, nếu không săn bắn thì
sẽ chết đói. Phụ nữ nghèo, nếu
không múa hát thì cũng không biết làm
gì để có mức sống tối thiểu. Nếu
thế hệ trước làm nghề đồ tể hay
bán rượu, và tự mình cũng chỉ học
được nghề đồ tể và bán rượu để
mưu sinh, và nếu đó là nghề duy nhất
để họ mưu sống thì Phật giáo không
có yêu cầu họ phải bỏ ngay nghề của
họ để tin Phật. Nhưng một khi họ đã
tin Phật rồi và tìm cách đổi nghề, thì
Phật giáo sẽ tích cực khuyến khích họ
đổi nghề. Bởi vì tôn chỉ của đạo
Phật là khuyến khích mọi người sinh
sống bằng nghề nghiệp lương thiện và
chính đáng. Huống hồ, bản thân những
nghề nghiệp của họ là tội ác. Họ tuy
không có thụ giới, và do đó không
có tội phá giới, nhưng bản thân nghề
nghiệp của họ, về bản chất, là tội
ác.
Thậm chí, do tình hình thực tế mà có
những người không có cách gì đổi
nghề được thì Phật giáo cũng không
cho rằng họ phá giới. Bởi vì, bước
đầu tín ngưỡng Phật giáo chỉ là quy y
Tam Bảo. Còn thụ giới, trì giới tuy là
điều hy vọng của đạo Phật, và có
rất nhiều công đức, nhưng không
được ép buộc. Nếu không giữ được
giới thì đừng có thụ giới. Không
có thụ giới thì cũng không có phá
giới, và không có tội phá giới. Nếu
muốn thụ giới, có thể giữ được bao
nhiêu giới thì thụ bấy nhiêu giới.
Không phải thụ tất cả. Thụ giới rồi
mà không giữ được thì xin xả giới.
Xả giới rồi mà có làm ác nghiệp
cũng không phải là phạm giới. Sau khi
xả giới rồi mà muốn thụ giới lại
cũng được. Nếu không xả giới mà
phạm giới thì đó là phạm tội !
Phật giáo bao dung rộng rãi vô cùng. Có
những người tuy không thụ năm giới,
nhưng đối với Tam Bảo sinh ra một niệm
tín tâm hay đôi chút lòng kính trọng
thì đã có công đức rất lớn rồi,
đã trồng thiện căn để tương lai thành
Phật rồi.
Huống hồ là chịu quy y Tam Bảo ! Sau khi quy
y Tam Bảo, chỉ cần đừng có tin theo một
tôn giáo khác, còn không thụ năm
giới cũng được. Vì vậy Phật giáo
không cự tuyệt niềm tin và tín ngưỡng
của bất cứ một người nào.
Có, Phật giáo đích xác tin ở công
dụng của sám hối.
Phật giáo tin rằng, trừ những tội
cực nặng đã phạm như sát sinh, trộm
cắp, tà dâm, đại vọng ngữ (tự xưng
mình là Thánh) phải tùy nghiệp mà thụ
báo, còn các tội khác đều có thể
dựa vào phương pháp do Phật quy định
mà tiến hành sám hối.
Tác dụng của sám hối là hoàn toàn
thành khẩn tự mình phản tỉnh, tự mình
kiềm chế. Với tâm tự giác và tỉnh
táo, với tâm tự trọng để tẩy rửa
sạch sẽ thân tâm mình, phát nguyện từ
nay về sau không còn tái phạm nữa. Chỉ
miễn là có quyết tâm sửa chữa lỗi
lầm và trở thành con người mới, thì
sẽ không còn nhắc tới chuyện cũ
nữa, tâm sẽ được bình tịnh, cởi bỏ
được mặc cảm phạm lỗi lầm. Đó
chính là tác dụng của sám hối. Sau khi
phạm tội cần phải chân thành bộc lộ
(tùy theo tình tiết nặng nhẹ mà bộc lộ
với đông người, với ba người, với
một người hay là với lương tâm của
riêng mình), bộc lộ lỗi lầm của mình,
tha thiết hối lỗi, quyết tâm không còn
tái phạm. Nếu không thì bóng dáng của
tội ác sẽ vĩnh viễn in tận trong tâm
khảm, trở thành hạt nhân dẫn tới
quả báo trong tương lai. Sau khi sám hối,
hạt giống phát sinh ra quả báo tương lai,
cũng sẽ bị tiêu diệt.
Bất quá, mục đích của sám hối là
làm cho tâm mình được trong sạch, không
còn phạm lại tội ác nữa. Nếu cứ
thường xuyên phạm tội, lại thường
xuyên sám hối, rồi thường xuyên phạm
tội lại, như vậy sẽ làm mất công
dụng của sám hối.
Sám hối của Phật giáo không giống
việc cầu thượng đế xá tội của Gia
Tô giáo. Phật giáo tin rằng không có
vị thần linh nào có thể xá tội cho
người. Công dụng của sám hối chỉ là
tẩy sạch nội tâm, khiến nội tâm trở
lại thanh tịnh.
Có tin, Phật giáo không hoài nghi có
tồn tại thiên đường và địa ngục,
bởi vì thiên đường, địa ngục đều
cùng nằm trong phạm vi luân hồi, sinh
tử. Phật giáo cho rằng, con người khi
chưa thoát khỏi giới hạn của sinh tử
luân hồi thì vẫn có khả năng thực
nghiệm thiên đường và địa ngục, thậm
chí có thể nói, mọi người đều đã
từng sống qua ở thiên đường và địa
ngục. Sống theo 5 giới và 10 thiện ở
cấp cao thì sẽ sinh ở thiên đường.
Phạm các tội lớn như 10 ác, 5 nghịch
thì đọa địa ngục. Chịu khổ báo hết
rồi, chúng sinh ở địa ngục vẫn có
thể sinh lên thiên đường. Ở thiên
đường, hưởng phúc báo hết rồi,
chúng sinh ở thiên đường lại có thể
xuống địa ngục. Vì vậy, Phật giáo cho
rằng thiên đường tuy là cảnh giới
sung sướng, nhưng không phải là nơi an
lạc cứu kính, địa ngục tuy là cảnh
giới khổ, nhưng cũng có ngày thoát
khổ.
Đồng thời, tu thiện nghiệp có cao thấp
khác nhau, cho nên thiên đường cũng có
thứ bậc. Do ác nghiệp cũng có nặng
nhẹ khác nhau, cho nên địa ngục cũng có
đẳng cấp.
Thiên đường của Phật giáo chi làm 28
cõi Trời, thuộc 3 giới. Có sáu cõi
Trời Dục giới, gần gũi với cõi
người. Cao hơn nữa, có 18 cõi Trời
thuộc Sắc giới. Và ở trên Sắc
giới, có 4 cõi Trời thuộc Vô sắc
giới. Trên sự thực, làm người mà
tu thiện nghiệp chỉ có thể sinh ở 6 cõi
trời và Dục giới. Trong các cõi Trời
thuộc Sắc giới, trừ cõi trời Tịnh cư
thiên ở Sắc giới, còn thì tất cả
các cõi trời khác đều là những
cảnh giới thiền định, do tu thiền mà
đạt được.
Địa ngục trong Phật giáo, lớn nhỏ có
rất nhiều, không kể xiết, do khổ báo
của chúng sinh ở địa ngục có khác
biệt, chủ yếu phân thành 3 loại địa
ngục lớn : Căn bản địa ngục,
cận biên địa ngục và cô độc địa
ngục. Loại địa ngục thường được
nói tới trong kinh Phật là căn bản địa
ngục. Căn bản địa ngục lại chia thành tám
địa ngục đại nhiệt (nóng dữ) và tám
địa ngục đại hàn (lạnh giá). Chúng
sinh, tùy theo tội ác đã phạm mà đọa
vào các cấp địa ngục khác nhau. Người
thế gian nói rằng, người làm ác bị
quỷ sứ ở địa ngục bắt trói nhưng
thực ra, lên thiên đường hay xuống
địa ngục, đều do nghiệp lực thúc
đẩy, dắt dẫn. Nghiệp lực hướng lên
các cõi trời thì được sinh lên các
cõi trời để hưởng phúc. Nghiệp lực
hướng xuống địa ngục, thì đọa xuống
các địa ngục để chịu khổ.
Về đại thể mà nói, Phật giáo tin có
Diêm Vương. Vì trong nhiều kinh Phật, có
nói tới Diêm Vương (như kinh Thiên sứ
quyển 12 Trung A Hàm).
Nhưng Diêm Vương không phải là do Phật
giáo đầu tiên phát hiện ra; Phật giáo
chỉ tiếp thu và "Phật giáo hóa"
quan niệm về Diêm Vương của tôn giáo
Ấn Độ cổ đại.
Trong sách Vệ Đà xưa, vũ trụ được
chia thành 3 giới là Trời, Hư không và
Đất. Thiên giới có Thiên Thần. Hư
không giới có Hư không thần; Địa
giới có Địa thần. Khái niệm tam giới
(dục giới, sắc giới, vô sắc giới)
của Phật giáo có thể đã chịu ảnh
hưởng của thuyết 3 giới của tôn giáo
Ấn Độ cổ đại. Sách Vệ Đà gọi
Diêm Vương là Yama (Dạ Ma). Dạ Ma vốn
là một thiên thần, về sau biến thành
ông tổ đầu tiên của loài người, và
cũng là người chết đầu tiên, nhưng
lại sống ở trên cõi trời. Vì vậy,
sách Rig-veda (Lê Câu Phệ Đà) nói, sau
khi con người chết, phải lên Trời trình
diện với thần Dạ Ma và ông thần Tư
pháp là Baluna. Về sau, sách Atharvaveda (A
Thát Bà Phệ Đà) nói Thần Dạ Ma cải
quản những người chết, và có quyền
phán xử đối với người chết. Thần
Dạ Ma ở trên trời có điểm giống
với thượng đế của Gia Tô giáo; đến
Phật giáo thì có sự phân biệt giữa
thần Dạ Ma ở trên cõi Trời (tức
cõi Trời thứ 3 của Dục giới) với
vua Diêm Vương ở địa ngục.
Diêm Vương có quyền thẩm vấn, xét xử
những người đã chết. Địa vị của
Diêm Vương ở địa ngục tương đương
với địa vị của Thượng Đế ở trên
các cõi Trời. Phật giáo đã không
sùng bái Thượng Đế, tất nhiên cũng
không sùng bái Diêm Vương. Đồng thời,
tuy rằng đạo Phật tùy theo thế tục,
để phương tiện giáo hóa chúng sinh mà
cũng tin có Diêm Vương tồn tại, nhưng
về bản chất, không thừa nhận Diêm
Vương có tính độc lập, cho nên có bộ
phái Phật giáo cho rằng Diêm Vương và
ngục tối đều do cảm ứng của nghiệp
lực chúng sinh mà tồn tại, là do tâm
thức của chúng sinh ở địa ngục hiện
ra (duy thức hiện).
Lại nói, Phật giáo chính tín cũng không
tin rằng, người ta chết rồi, bị Diêm
Vương xử tội; chỉ thừa nhận có các
cõi sống như cõi Địa ngục và cõi quỷ
có quan hệ với Diêm Vương. Còn việc
Diêm Vương sai ngục tốt đến bắt bớ
người sắp chết, chỉ là truyền thuyết
dân gian. Trên quan điểm duy thức, Phật
giáo cũng không bác bỏ truyền thuyết
đó, đó là do tâm thức biểu hiện, cho
nên sách Phật cũng chép những truyện
tương tự như thế.
Đời nhà Thanh, ông Kỷ Hiểu Lam trong
sách bút ký của ông nói rằng, tin
nhưng không hiểu chuyện Diêm Vương và
ngục tối. Ông nói thế giới rất to
lớn, có người ở trong nước ở
ngoài nước, ở phương Đông và phương
Tây, vì sao chỉ có tin tức về người
Trung Quốc từ ở cõi âm trở về,
không thấy có những người khác ?
Phải chăng cõi âm của Trung Quốc và
cõi âm của ngoại quốc là 2 thế giới
khác nhau ? Thực ra, nếu ông Kỷ Hiểu Lam
hiểu được đạo lý "Duy thức biểu
hiện" của Phật giáo thì sẽ hết
nghi. Trong nội tâm của người Trung Quốc,
chỉ tồn tại mô hình cõi âm của
người Trung Quốc mà thôi, làm sao có
thể hiện ra mô hình cõi âm của Liên
hiệp quốc được !
Nguồn: www.quangduc.com