.


Con đường hạnh phúc

Viên Minh & Trần Minh Tài

--- o0o ---

Tấm gương người con hiếu

Nhân mùa báo hiếu chúng tôi xin cống hiến quý vị một gương hiếu thảo sống thực, đúng theo tinh thần Phật giáo, đầy ý vị không kém gì Nhị Thập Tứ Hiếu ngày xưa. Đó là chuyện một nhà chính khách lỗi lạc, một nhà lãnh đạo thế giới có uy tín: Ông cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc U Thant, người Miến Điện.

Nếu chúng ta viện lẽ vì chiến tranh, vì ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị mà lắm lúc phải lãng quên bổn phận làm con đối với cha mẹ, thì trái lại ông Thant trong khi phải dàn xếp vô số công việc chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa... vẫn không hề xao lãng bổn phận của mình đối với mẹ già.

Chúng tôi rất cảm động khi thấy bức hình ông cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đang quỳ lạy và dâng cơm nước cho bà mẹ, đăng trong một tờ báo tại Kuala Lumpur, Mã Lai. Quý vị có thể bảo rằng cử chỉ đó quá giản dị, ai mà chẳng làm được. Vâng, giản dị thật, nhưng không phải ai cũng thực hiện đựơc, vì nó phản ảnh một tấm lòng hiếu thảo được các bậc thánh hiền ca ngợi trong nền văn hóa truyền thống Á Châu.

Bưng cơm cho cha mẹ thì dễ, nhưng hầu hạ với lòng cung kính thành thực và biết ơn thì thật là hiếm có. Nhiều thanh niên thi đại đã xem cử chỉ khiêm cung đối với cha mẹ như là một cổ lệ, lạc hậu, không phù hợp với cao trào tiến bộ của văn minh cơ giới. Họ sợ bạn bè cười chê khi phải quỳ lạy, chắp tay hay cúi đầu trước song thân. Thậm chí chúng ta còn nghe họ gọi cha mẹ là "ông già khó tính" hay "bà già trầu"! Một người con không hiếu kính, không biết ơn, không yêu thương cha mẹ, thì tất nhiên đối với xã hội có thể anh ta là một người vô ân bạc nghĩa, vô lễ, ngang ngạnh và ích kỷ, nói chung là một người hư hỏng.

Cũng lắm người khi được nuôi nấng nên danh phận, họ không dám nhìn cha mẹ của mình chỉ vì cha mẹ của mình xuất thân từ giai cấp nghèo hèn, thợ thuyền, quê mùa hay là người tàn tật. Trong một xã hội như thế, cử chỉ hiếu kính của ông U Thant dĩ nhiên phải nổi bật như một gương sáng cho mọi nguời.

Ông Thant sinh ra tại Miến Điện, một nước lấy Phật Giáo làm Quốc Giáo, và được thấm nhuần giáo lý Phật Đà nên ông đã tỏ ra là một Phật tử thuần thành gương mẫu. Mặc dầu nắm giữ vai trò quan trọng nhất trên chính trương quốc tế và được nhân loại tôn trọng, kính nhường như một nhà lãnh đạo thế giới, nhưng về nhà ông vẫn là một người con hiếu thảo, vẫn lo săn sóc, hầu hạ cha mẹ đúng theo lời Phật dạy. Hẳn ông đã không quên sở dĩ ông có được địa vị cao trọng ngày nay là nhờ công lao sinh thành dưỡng dục, nhờ tình thương vô bờ bến và tấm lòng hy sinh cao cả của người mẹ, vì thế ông sẵn sàng gác qua một bên những công tác lớn lao và nặng nhọc của một nhà chính khách vĩ đại trên thế giới để có thì giờ làm tròn bổn phận của một người Phật tử ngoan đạo, một người con hiếu thảo trong gia đình. Mẹ của ông hẳn phải hãnh diện và sung sướng không phải vì thấy con mình là một nhà lãnh đạo thế giới hay một chính khách lỗi lạc mà chính vì bà có một người con ngoan đạo và hiếu thảo.

Đây là một bài học cụ thể cho tất cả Phật tử chúng ta. Một gương hiếu thảo không siêu quần bạt chúng nhưng đủ để làm mẫu mực cho mọi người noi theo, để luôn ghi nhớ rằng: Trong bất cứ trường hơp nào, dù danh vọng cao sang, địa vị quý trọng hay có uy tín lớn lao đến đâu cũng phải khiêm cung, hiếu kính đối với bậc sinh thành.

Trong Mangala Sutta (Kinh Hạnh Phúc), Đức Phật dạy: Phụng sự cha mẹ là một điều hạnh phúc cao thượng.

Chính Đức Phật cũng đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ bằng một hành động siêu phàm. Ngài đã độ cho vua cha trở thành một bậc thánh nhân trước khi lià đi, và kinh điển có chép rằng suốt mùa an cư kiết hạ thứ bảy, Ngài đã dùng hầu hết thì giờ để thuyết pháp cho hoàng hậu Ma Gia ở trên cung trời Đao Lợi.

Theo đạo Phật hướng dẫn cha mẹ sống đúng theo chánh đạo là một thái độ hiếu thuận có ý nghĩa nhất trong những bổn phận của con đối với cha mẹ.

Những bổn phận này được Đức Phật đề cập đến trong Kinh Sigala (Lễ Sáu Phương) như sau:

1- Phụng dưỡng cha mẹ bằng phương tiện vật chất và hướng dẫn người trên bước đường tinh thần.
2- Làm những công việc nặng nhọc thay cha mẹ.
3- Gìn giữ gia phong.
4- Chi dụng gia sản của cha mẹ một cách hơp lý.
5- Hồi hướng công đức cho cha mẹ khi người đã lià đời.

Một người con có thể xem là bất hiếu nếu đi ngược lại năm bổn phận chính yếu kể trên nghĩa là:

1. Không nuôi dưỡng cha mẹ và không hướng dẫn cha mẹ theo chánh đạo khi cha mẹ là người tà kiến.
2. Không đỡ đần những công việc nặng nhọc cho cha mẹ
3- Làm ô uế gia phong.
4- Làm tán gia bại sản của cha mẹ.
5- Không màng tới thâm ân của cha mẹ khi các người đã quá vãng.

Chúng ta có thể so sánh điều này với năm tội bất hiếu mà Mạnh Tử đã dạy:

1- Lười biếng không làm việc để nuôi cha mẹ.
2- Say mê cờ bạc, rượu trà, không nghĩ đến cha mẹ.
3- Ham tiền của, lo vợ con, chẳng đoái hoài đến cha mẹ.
4- Ham vui chơi để cho cha mẹ mang nhục
5- Ham sức mạnh thích đánh nhau làm phiền đến cha mẹ.

Người con nào không phạm đến năm tội bất hiếu trên được xem là hiếu tử.

So sánh hai lời dạy trên của Đức Phật và của Đức Mạnh Tử, chúng ta thấy hai Ngài đều lưu tâm đến cách phụng dưỡng cha mẹ bằng vật chất. Nhưng điểm nổi bật là Đức Phật có đề cập đến phương diện tế nhị hơn: hướng dẫn cha mẹ theo chánh đạo. Như trường hợp cha mẹ không rành đạo lý, ham thích cờ bạc, rượu chè, tham lam, trộm cắp hay độc ác hại nhân... nhưng người con may mắn có dịp đến chùa nghe kinh thính pháp nên biết sống theo đạo đức, hiểu biết đạo lý, trong trường hợp này người con phải tìm cách khôn khéo hướng dẫn cha mẹ trở lại đường ngay nẻo chánh.

Nhiều Phật Tử đã hướng dẫn cha mẹ bằng cách xây chùa, cất tịnh thất cho cha mẹ tu niệm. Họ còn thỉnh chư Tăng đến giảng đạo, thuyết pháp cho cha mẹ nghe. Hoặc chính họ thực hành lời Phật dạy như bố thí, trì giới, tham thiền cho cha mẹ hành theo. Tất cả những cử chỉ đó đều được ca ngợi trong Phật giáo.

Tóm lại, làm con phải nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và phải báo đền ân thâm ấy bằng bất cứ giá nào, vì đó là nghĩa vụ trước tiên trong tất cả nghĩa vụ làm người; đúng như đức Khổng Tử đã dạy: "Hiếu giả bách hạnh chi tiên".

 

--- o0o ---

| Mục lục | | Phần kế

--- o0o ---

Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 01/2002)

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Chất tạo ngọt có tác dụng giúp giảm 佛教中华文化 长寿和尚 Lá Ÿ 曹洞宗布教師養成所 Cho sanh tâm vô trú Trà biet song thi thanh tho tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 履职总结 地风升 Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 研究生奖学金自我总结 净名言警句摘抄 æ žä ç 那是一次成功的尝试素材初中 bÃ Æ nghiệp 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 云南省拆除水箱套什么定额 华藏法门 寺院 募捐 lua Mộc người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 曹村村 阿彌陀經教材 デイスク回入と回出の意味 phap mon tinh do la phap mon dua tren nen tang tu vu lan báo hiếu hóa thân của lạt ma yeshe duong Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe 七五三 広島 Туркестанская область ä å é Žæ 作æ 剃度出家 tu buoi le truyen ngoi cho con cua vua tran nhan