.
|
Vì sao tin Phật
Hòa thượng K.
Sri Dhammananda
Thích Tâm Quang
dịch Việt,
California,
Hoa Kỳ, 1997
Nguyên
tác: What Buddhists believe , Malaysia, 1987 |
---o0o---
Chương 3
SAU
KHI ĐỨC PHẬT NHẬP DIỆT
-ooOoo-
ÐỨC PHẬT CÓ HIỆN HỮU SAU KHI
NHẬP DIỆT KHÔNG?
Câu hỏi: 'Đức Phật
có hiện hữu hay không hiện hữu sau khi nhập diệt' không
phải là một câu hỏi mới. Câu hỏi này đã được nêu lên
ngay khi Ngài còn tại thế.
Khi một nhóm đạo sĩ
hỏi câu hỏi trên như với một số đệ tử của Phật, họ
không được thỏa mãn. Anuradha (A Nậu Đa La), một đệ tử tìm
đến Phật và tường trình với Ngài về câu chuyện này.
Biết rõ khả năng của những người đặt câu hỏi, Đức
Phật thường im lặng trước những câu hỏi như vậy. Tuy nhiên,
Đức Phật đã giải thích cho Anuradha theo cách như sau:
' Này Anuradha, ngươi
nghĩ thế nào, sắc thường còn hay vô thường?
- 'Vô thường, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Cái gì vô thường
thì đau khổ hay sung sướng?
-'Đau khổ, Bạch Đức
Thế Tôn'
-'Có đúng không khi
cho rằng những gì vô thường đau khổ và bị thay đổi như
: Này là của ta, là ta, là linh hồn ta, là trường cửu?
-'Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Thọ thường còn hay
vô thường?'
-'Vô thường, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Cái vô thường, đau
khổ hay sung sướng?
-'Đau khổ, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Có đúng không khi
cho rằng những gì vô thường đau khổ và bị thay đổi như:
Này là của ta, là ta, là linh hồn ta? '
- Không đúng, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Tưởng, Hành và
Thức thường còn hay vô thường?'
-'Vô thường, Bạch Đức
Thế Tôn'
-'Cái vô thường đau khổ hay sung sướng?
-'Đau khổ, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Có đúng không khi
cho rằng những gì vô thường đau khổ, bị thay đổi như: Này
là của ta, là ta, là linh hồn ta?
-'Không đúng, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Cho nên bất cứ cái
gì, dù là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, liên quan đến mình
hay người khác, thô hay tế, thấp hay cao, xa hay gần, tất
cả sắc, tưởng, thọ, hành và thức phải được hiểu đúng
đường lối như sau: 'Cái này không phải của ta, cái này không
phải là Ta, cái này không phải là linh hồn ta. ' Hiểu như trên,
một môn đồ cao quý, có tu học sẽ không còn ảo tưởng gì
với sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Khi không còn ảo tưởng,
người ấy kiểm soát được tham đắm của mình và loại
bỏ chúng.
Không còn đam mê, người
ấy giải thoát và có tuệ giác sanh khởi : 'Ta đã được
giải thoát'. Người ấy chứng nghiệm được là ' (Tái) Sanh
bị đoạn trừ, nay ta sống một đời thánh thiện, và đã làm
cái gì cần phải làm. Ta sẽ không còn tái sanh nữa.'.
-'Này Anuradha, con nghĩ
thế nào, sắc (thân) có phải là Như Lai không?
- 'Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'.
-'Này Anuradha, theo quan
điểm của con, con có nhìn thấy Như Lai trong sắc (thân) này
không?
-'Thưa không, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Con có nhìn thấy Như
Lai trong thọ, tưởng, hành và thức không?
-'Thưa Không, Bạch Đức
Thế Tôn'
-'Này Anuradha, con nghĩ
sao cái gì không có sắc, thọ, tưởng, hành và thức có
phải là Như Lai không?
- ' Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Này Anuradha, vì Như
Lai không tìm thấy trong chính đời sống này, con có thể nói
như thế này không: Người cao quý và tối thượng này đã
nhấn mạnh và giải thích bốn mệnh đề sau đây:
Một Như Lai hiện
hữu sau khi nhập diệt ;
Một Như Lai không hiện hữu sau khi nhập diệt;
Một Như Lai hiện hữu và không hiện hữu sau khi nhập
diệt;
Một Như Lai chẳng có mà cũng chẳng không có sau khi nhập
diệt?
-'Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Được và tốt
lắm, Anuradha. Trước đây và bây giờ cũng vậy, ta chỉ
giải thích và nhấn mạnh chân lý của Khổ đau và sự chấm
dứt Khổ đau. (Anurudha Sutta - Samyutta Nikaya)
Câu chuyện đối đáp
giữa Đức Phật và Anuradha không thỏa mãn nhiều người, vì
nó không thỏa mãn đầu óc thích tò mò của con người.Chân
lý như trên không thoả mãn cho xúc cảm và trí năng. Chân lý
là một điều khó khăn nhất cho con người có thể hiểu được.
Nó chỉ có thể được hiểu biết tư?ng tận bằng Tuệ Giác.
Phật quả chẳng là gì cả mà chỉ là hiện thân của tất
cả những phẩm hạnh cao cả và giác ngộ tối thượng. Đó
là lý do tại sao số các vị Phật có thể giác ngộ được
người khác quả là hiếm hoi trên thế gian này.
NGƯỜI
NỐI NGHIỆP ĐỨC PHẬT
Phật quả là thành tích
cao nhất trong tất cả các thành tích.
Nhiều người hỏi
tại sao Đức Phật không chỉ định một người nối nghiệp
Ngài. Nhưng ai có thể chỉ định một người khác thay thế
Đấng Giác Ngộ Tối Thượng? Đạt được Phật quả là
một thành tích cao nhất mà chỉ một người trí tuệ nhất
mới có thể đạt được. Người đó là đóa hoa của nhân
loại. Muốn đạt được vị thế tối thượng này, ta phải
có những điều kiện như tự tu tập, kỷ luật, tự giác, quá
trình tinh thần, kiến thức tối thượng, và lòng từ bi vô lượng
đến tất cả mọi chúng sanh. Cho nên, chính mình phải chấp
nhận khó khăn để xứng đáng tiêu chuẩn hầu đạt được
Phật quả. Thí dụ, một vị bác sĩ không thể chỉ định đứa
con của mình làm bác sĩ, trừ phi chính đứa con đó phải
tự học hành để thành bác sĩ. Một luật sư không thể
chỉ định một người khác làm luật sư, trừ phi người đó
đã hội đủ điều kiện là một luật sư. Một khoa học gia
không thể chỉ định một người khác làm khoa học gia, trừ
phi người này đã hội đủ kiến thức của một khoa học
gia.
Cho nên Đức Phật không
chỉ định người nối nghiệp Ngài. Mặt khác, cho dù Đức
Phật có làm như vậy, người nối nghiệp Ngài không có đủ
những đức tính thực sự của Đức Phật và có thể lạm
dụng quyền thế và hướng dẫn quần chúng vào con đường
lầm lạc.
Quyền hành trong tôn
giáo phải được thực thi bởi một người hay những người
có tâm ý trong sạch, hiểu biết thấu đáo, phẩm tính toàn
hảo và sống một cuộc đời thánh thiện. Quyền hành không
nên để trong tay người có tâm địa trần tục, nô lệ cho
lạc thú thế gian, tham đắm vật chất và quyền uy trần
thế. Nếu không, tính chất thiêng liêng, tự do và chân lý
trong tôn giáo có thể bị lạm dụng.
ĐỨC
PHẬT TƯƠNG LAI
'Ta
không phải là Đức Phật đầu tiên đến trên trái đất này;
ta cũng chẳng phải là Đức Phật cuối cùng. Trước đây đã
có nhiều Đức Phật xuất hiện trên thế gian. Trong tương
lai, một Đức Phật khác sẽ xuất hiện trên thế gian trong
chu kỳ thế giới này.'
Khi Đức Phật sắp
nhập diệt, Đức A Nan và một số đệ tử khóc than. Đức
Phật nói: 'Đủ rồi A Nan, các ông không nên tự mình vương
mắc vào khó khăn. Đừng khóc than. Phải chăng ta đã từng
dạy các ông là trong chính bản chất của mọi sự vật, chúng
đều phải hoại diệt. Chúng ta phải chia ly với tất cả
những gì thân cận và yêu quý của chúng ta. Người ngu dại
chấp nhận ý tưởng về cái Ta; người khôn ngoan không có
một lý do gì để xây đắp cho cái Ta. Cho nên người khôn
ngoan có một quan niệm chính xác về thế gian. Người đó đi
đến kết luận là mọi sự vật duyên hợp sẽ bị tan rã;
nhưng Chân Lý chẳng bao giờ thay đổi.'
Ngài tiếp: 'Tại sao
ta phải gìn giữ cái thân này khi pháp thân vẫn tồn tại? Ta
đã quyết tâm. Ta đã hoàn tất mục đích của ta và đã làm
công việc dành cho ta. Này A Nan, con đã từ lâu gần gữi ta
từ tư tưởng, lời nới đến việc làm trong niềm thương yêu
vô bờ bến. A Nan, con đã làm tròn nhiệm vụ. Hãy nghiêm
chỉnh tinh tiến lên, con sẽ giải thoát khỏi các ràng buộc!
Con sẽ thoát khỏi tham dục, ảo tưởng, và vô minh'. Gạt nước
mắt, A Nan thưa với Đức Phật: 'Ai là người sẽ dạy dỗ
chúng con khi Đấng Thế Tôn đi rồi'? Đức Phật dạy hãy
lấy Giáo Pháp của Ngài làm Thầy.
Ngài lại tiếp: 'Ta không
phải là vị Phật đầu tiên đến trên trái đất này, và cũng
chẳng phải là Vị Phật cuối cùng. Vào đúng lúc, sẽ có
một Vị Phật khác thị hiện, Một Vị Thánh Thiện, Một
Bậc Đại Giác, đầy đủ trí tuệ, đạo đức, biết rõ vũ
trụ, một vị lãnh đạo không ai sánh bằng, một vị Thầy
của trời và người. Vị Phật tương lai đó sẽ khám phá
cho các ngươi Chân Lý Bất Diệt như ta đã dạy cho các ngươi.
Vị Phật đó chỉ dạy đời sống đạo hạnh, toàn hảo và
thanh tịnh, giống như Như Lai chỉ dạy ngày nay'.
-'A Nan hỏi: 'Làm sao
chúng con biết được là Vị Phật tương lai?' . Đức Phật
trả lời: 'Đức Phật đó là Di Lạc, có nghĩa là từ bi và
thân ái'.
Người Phật Tử tin
rằng đời nay những ai tạo công đức và sống một cuộc đời
đạo hạnh, có thể tái sanh vào thời Đức Phật Di Lạc ra
đời, và cũng đạt Niết Bàn giống như Niết Bàn thời Đức
Phật Thích Ca. Họ sẽ được cứu độ bằng giáo lý do Ngài
hướng dẫn. Giáo Lý của Ngài sẽ là ngưồn hy vọng cho
mọi người trong tương lai xa xăm. Tuy nhiên, theo Đức Phật,
người đạo hạnh có thể đạt Niết Bàn bất cứ lúc nào dù
có Đức Phật thị hiện hay không thị hiện. '
Chừng nào mà các đệ
tử của ta sống một cuộc đời thanh tịnh đạo hạnh, thì
thế gian này không bao giờ lại thiếu vắng các bậc A-La-Hán'.
(Kinh Đại Bát Niết Bàn)
-ooOoo-
Ðầu
trang | Mục lục | 01
| 02 | 03 |
04
| 05a | 05b |
06
| 07 | 08 |
09
| 10 | 11 |
12
| 13 | 14 |
15
| 16 | 17
--- o0o ---
Trình bày:
Chân Đức & Nguyên Thảo
Cập
nhật
ngày:
01-11-2002
|
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục