.
LUẬT NHÂN QUẢ
Tâm Bình
Trong giáo lý của đạo Phật có rất nhiều trọng tâm để
tham học và tu tập như là: Từ - bi - hỷ xả; Phật tánh; vô minh tứ đế; bát
chánh đạo; ngã; ngũ uẩn; bát nhã; Bồ Đề..v..v.. nhưng chỉ có trọng tâm
NGHIỆP là tinh yếu nhất, quan hệ nhất cho đời sống cá nhân nói riêng, cho
đạo pháp chúng ta nói chung. NGHIỆP là nền tảng mà trên đó giáo lý căn bản
của PHẬT GIÁO được xây dựng nên. Cho nên phải biết NGHIỆP đóng một vai trò
quan trọng như thế nào trong đạo Phật.
Vậy hễ TU PHẬT - bất luận theo pháp môn nào - cần phải thấu triệt và hoàn
toàn tin tưởng vào NGHIỆP BÁO tức là LUẬT NHÂN QUẢ.
Đức Phật có dạy rằng: "...Thuở xưa từ đời quá khứ cách đây rất xa chúng ta
đã tạo ra Nhân quả rồi. Những Nhân quả ấy dồn dập như sóng biển, dẩu cho
trải qua bao nhiêu kiếp cũng không hề thất lạc. Đúng kỳ, chúng hiện ra cho
chúng ta hoặc thưởng hoặc phạt tùy theo chúng ta đã làm lành hay làm dữ,
làm phải hay làm quấy.
Về
Nhân quả báo ứng, ai làm nấy chịu, chẳng trốn tránh hay san sớt cho người
khác được..." (Soạn tập bá duyên kinh).
Có
người cho rằng: nếu đã gọi là "luật" thì tất phải có một đấng thiêng liêng
nào, người nào hay xã hội nào đặt ra. Quan niệm như thế có nghĩa hơi nông
cạn. Luật ở đây là "luật thiên nhiên", luật tự nhiên nó bao trùm cả vũ
trụ, vạn vật chứ nó không nằm trong phạm vi của loài người hay một xã hội
nào đó. Người ta có thể khám phá ra luật ấy chứ không thể nào đặt ra luật
ấy được. ĐỨC PHẬT - Ngài chỉ là người đã dùng TRÍ HUỆ sáng suốt của Ngài
để vạch cho mọi người thấy rõ ràng cái "luật Nhân quả" đang điều hành
trong vũ trụ mà thôi.
NHÂN QUẢ: Nhân là nguyên nhân; quả là kết quả. Quả là cái quả do mầm mống
phát sinh, Nhân là nhân lực phát động, quả là sự thành hình của năng lực
phát động ấy. Nhân quả là một định luật của tất cả mọi sự vật. Nhân quả -
tuy ngó thấy đơn giản nhưng nếu đi sâu vào sự vật để mà nghiên cứu thì lại
càng thấy rất phức tạp và khó khăn bởi vì trong vũ trụ, mọi sự vật không
phải đơn thuần, tách rời từng mòn mà có sự liên quan mật thiết với nhau,
xoắn kết lấy nhau, đan lát vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương phản lẫn
nhau, thừa tiếp với nhau... hãy gọi đó là trạng thái chằng chịt giữa sự
vật, đạo Phật thường dùng từ NHÂN DUYÊN nghĩa là mọi sự vật có ra là nhờ
nhân duyên với nhau, nương tựa vào nhau hay tương phản nhau mà thành chứ
không có một cái nào đứng biệt lập được. Trong sự phức tạp của sự vật ấy
mà tìm ra cái Nhân chính của QUẢ hay cái QUẢ chính của NHÂN không phải là
việc dễ. Do đó mà nhiều người không dụng công suy nghĩ, tìm tòi sâu xa mà
đâm ra sanh lòng nghi ngờ thuyết Nhân quả. Ta thử tìm hiểu xem: hạt lúa có
thể là cái NHÂN cho những hạt lúa vàng là QUẢ trong mùa gặt sau nhưng nếu
ta đem hạt lúa ấy nấu ăn, như thế cái NHÂN chính có thể thành ra QUẢ này
hay QUẢ khác nếu nhân sự khác nhau; muốn hạt lúa giống của mùa này thành
hạt lúa vàng của mùa sau thì cầ phải có đất, nước, ánh sáng, không khí,
thời gian, phân tro... muốn cho hạt lúa giống ấy thành máu huyết thì phải
nấu, phải ăn, phải có bộ máy tiêu hoá. Cho nên nói NHÂN QUẢ tách riêng sự
vật ra khỏi cái chung cùng toàn thể vũ trụ lấy một khía cạnh nào đó để
quan sát nghiên cứu chứ muốn nói cho đúng thì phải dùng hai chữ NHÂN
DUYÊN, cũng như một nhà khoa học khi muốn nghiên cứu một bộ phận nào bên
trong cơ thể thì thường cắt xén bộ phận ấy ra khỏi cơ thể để nghiên cứu
cho dễ chứ thật ra bộ phận ấy không phải biệt lập mà trái lại nó có liên
quan mật thiết đến toàn bộ cơ thể.
Cho nên khi chúng ta muốn có ccái kết quả như thế nào đó thì phải hội đủ
các nhân duyên thì kết quả mới như ý muốn. Có người muốn kết quả như vậy
nhưng lại không hội đủ nhân duyên như thế nên kết quả không đạt do đó họ
đâm ra nghi ngờ sự đúng đắn của "luật Nhân quả"; trong Nhân có quả, trong
quả có Nhân. Chính trong NHÂN HIỆN TẠI đã có chứa cái QUẢ VỊ LAI và trong
cái QUẢ HIỆN TẠI đã có hình bóng NHÂN QUÁ KHỨ cho nên Phật nói "NHÂN QUẢ"
thông cả ba đời".
Một sự vật mà ta gọi là Nhân là khi nó chưa biến chuyển hình thành ra cái
quả mà ta quan niệm; một sự vật mà ta gọi là quả khi nó biến chuyển hình
thành ra trạng thái mà ta đã quan niệm. Mọi vật đều có Nhân và quả: đối
với quá khứ thì nó là quả nhưng đối với tương lai thì nó lại là Nhân. Nhân
và quả đắp đổi nhau, tiếp nối nhau không bao giờ dứt. Nhờ sự liên tục ấy
mà trong một hoàn cảnh nào người ta cũng có thể đoán biết quá khứ và tương
lai của một sự vật hay một con người. Kinh Phật có dạy: "...Muốn biết cái
Nhân thì cứ coi cái quả đời này đang thọ, muốn biết cái quả về sau như thế
nào thì cứ xét cái Nhân đang tác động trong hiện tại..."
Sự
phát triển mau hay chậm từ Nhân đến quả của mỗi người, sự vật không tiến
triển trong cùng một thời gian; vì lý do mau chậm trong sự phát hiện của
cái quả mà chúng ta không nên nóng nảy cho rằng cái luật Nhân quả không
hoàn toàn đúng khi thấy cái Nhân mà ta đã gieo chưa hình thành nên cái
quả. Vậy mỗi chúng ta phải kiên nhẫn mà gieo cái Nhân lành trước để một
ngày kia chúng ta đón hưởng cái quả tốt mà chúng ta đã có công trình đặt
hạt giống ngay từ bây giờ.
Mỗi Phật tử chúng ta đã thấu triệt luật Nhân quả tức là đã hiểu và tin;
hiểu rõ ràng; tin sâu đậm rằng tất cả những vui, buồn, sướng, khổ... ở
kiếp sau là quả của những Nhân (nghiệp) từ kiếp này.
Mặt khác, những điều mà thế tục gọi là hạnh phúc hay bất hạnh đều do duyên
sanh hoặc những liên hệ giữa người và cảnh, người và người, người và
vật...cũng do duyên sanh.
Phật nói : "Chư pháp duyên sanh" mà nói duyên tức nói nghiệp: cha - con;
vợ - chồng; anh em; bè bạn..., nếu không phải là "duyên" thì là "nợ". Theo
thế tục mà nói: "duyên" tức là hạnh phúc, là "thiện duyên" - theo Phật
giáo mà nói: "nợ" tức là bất hạnh theo thế tục mà nói, còn theo Phật giáo
mà nói: "nợ" là "ác duyên" (như Axà Thế vương là nợ của vua Tần Bà-Sa-la).
Nếu hiểu biết triệt để điều này thì dù bất cứ ở trong hoàn cảnh nào, người
Phật tử chơn chánh vẫn bình thản họăc tưởng quả lành hoặc thọ quả dữ,
hưởng hay thọ cho xong kiếp này và đừng gieo Nhân ác thì mới hy vọng kiếp
sau được "rảnh rang trọn vẹn" "Bồ Tát sợ Nhân-chúng sanh sợ quả": Bồ Tát
sợ Nhân nên không gây Nhân ác; chúng sanh sợ quả chớ ít sợ Nhân nên vô
tình hay cố tình mà gây Nhân ác. Nhân ác hiện ra quả ác. Một khi quả ác đã
hiện ra liền lo sợ, chẳng khác nào "kẻ muốn trốn nắng lại chạy ra dưới ánh
mặt trời".
Trong khắp cõi Ta bà thế giới này chẳng có một nơi nào để cho ta trốn được
luật Nhân quả được. Nên biết "trông sâu khó bứng" chẳng khác nào tung quả
bóng, tung mạnh dội mạnh, tung nhẹ dội lại nhẹ.
Vì:
-
Sân hận, oán ghét, tà dâm là Nhân; điạ ngục là quả.
-
Tà kiến, ám muội, làm ác là Nhân; súc sanh là quả.
-
Tham lam, bỏn xẻn là Nhân, ngạ quỷ là quả.
-
Ngã mạn, cống cao là Nhân; A tu la là quả.
-
Giữ tròn năm giới là Nhân; thân người là quả.
-
Tu hành thập thiện là Nhân; thân trời là quả.
-
Chứng ngộ "CHƠN KHÔNG" là Nhân; thinh văn là quả.
-
Thấu pháp "Thập nhị Nhân duyên" là Nhân; Duyên giác là quả.
-
Tu tròn sáu độ là Nhân; Bồ Tát là quả.
-
Bình đẳng (vô thượng - chánh đẳng - chánh giác) là Nhân; Phật là quả.
* Niệm Phật Adiđà là Nhân; Tây
phương cực lạc là quả.
Cho nên nếu tin mà không tin sâu đậm, còn khởi lòng nghi thì không bao giờ
đạt tới CỬU CÁNH được cả.
Khi nói rằng người Phật tử đã tin sâu đậm vào luật Nhân quả thì người Phật
tử ấy phải biết chắc rằng: chết không phải là hết vì chết đây liền sanh
kia, chết kia liề sanh đây, sanh dưới một hình thể khác hoặc xấu hơn hoặc
tốt hơn hình thể cũ tùy theo NGHIỆP LỰC của mình (Cũng gọi là SINH TỬ BIẾN
THỨC -kinh Kiến Chính) - tức là tùy theo sức dẫn dắtcủa cái mghiệp do THÂN
KHẨU Ý tạo ra trước đây; sức dẫn dắt này đưa ta vào một trong saú lục đạo
(Trời -người - A tu la - ngạ quỷ - súc sanh - địa ngục) trong kinh gọi là
PHÂN ĐOẠN SANH TỬ nghĩa là sanh ra và chết đi có từng phần, từng giai đoạn
một, khi thì làm người, khi thì làm thú. Đó là nói về hạn phàm phu không
tu hành hoặc có làm dữ, hoặc có làm lành. Bằng như có tu hành mà vẫn chưa
liễu sanh tử tức là chưa ra khỏi TAM GIỚI như bực nhi thừa và quyền thừa
Bồ Tát khi thì sanh lên trời, khi thì trở lại trần gian thì gọi là BIẾN
DỊCH SANH TỬ. Quyết tâm tu hành mà vẫn không hiểu thế nào là "phân đoạn
sanh tử" hay "Biến dịch sanh tử" thì vẫn còn triền miên lăn trôi trong Tam
giới. Có rất nhiều sự tích chứng minh là luật Nhân quả là bất di bất dịch
(Sự tích Tỳ kheo ni Bảo Liên Hương cáo đồng thoái hoá; ông lão đắc quả A
la hán) và đến như đức Phật - một đấng đại từ đại bi, công đức vô lượng vô
biên, một bậc thầy cuả Trời và người mà còn phải trả quả thay! huống hồ là
ai! chuyện kể rằng:
"Một thời gian nọ, khi Phật đang ngụ ở Trúc Lâm tịnh xá gần thành Sa
duyệt, bỗng đâu một mũi kim thương hiện ra sừng sững trước mặt Ngài. Ngài
hiện hình lên không trung, mũi kim thương cũng bay lên theo; Ngài trở
xuống tịnh xá; mũi kim thương cũng bay xuống theo. Thấy thế Phật bèn nói
với mọi người hiện diện tại đó cùng với Thiên long Bát Bộ rằng:
-
Kim thương này là quả báo đời trước của ta. Vậy mọi người hãy an lòng để
ta trả quả.
Phật bèn đưa chân mặt ra, kim tương đâm xuống chân Phật, lún xuống đất,
rung động cả vũ trụ. Mọi người thấy thế lấy làm ngạc nhiên và xin Phật
giải rõ. Phật nói: "trong một tiền kiếp xa xưa, thật là xa ta là một vị
Chúa tàu chở 500 người đi buôn, ra biển để tìm báu vật. Bỗng nhiên đang đi
ngoài khơi, có một kẻ trong bọn ấy sanh tâm muốn giết hết tất cả để đoạt
sản vật, ta liền đâm nó chết. Nay ta phải trả cái quả ấy".
(QUY NGUYÊN TRỰC
CHỈ)
Và
để nói rõ hơn về luật Nhân quả, ngài pháp sư Ấn Quang - một bậc cao tăng,
danh đức trong Tăng giới - đã từng nói: "... Nên biết sự tu trì củ hành
Nhân quả thật chí thành không giả dối thì có thể chuyển hậu báo thành hiện
báo tức là chuyển báo nặng của những đới sau thành báo nhẹ ở đới này. Nười
phàm mắt thịt chỉ thấy sự kiết hung trước mắt chớ đâu biết được Nhân quả
đời trước, Nhân quả đời sau. Bà họ Trương (1) ấy nhiều năm tinh tu một sớm
chết thảm: hoặc giả do sự khổ đó mà tiêu được ác báo Tam đồ sanh về cõi
Trời. Nếu trong hiện đời bà ấy có Tín sâu và Nguyện thiết thì bà cũng có
thể vãng sanh về Tây phương. Bởi chúng ta không có tha tâm, đạo nhãn nên
không dám ức đoán hay quyết đoán chắc rằng bà có vãng sanh hay không.
Nhưng có một điều mà chúng ta dám quả quyết là: làm lành tất được quả
lành, làm dữ phải mang quả dữ. Đây là quả báo của nghiệp ác đời trước-nếu
ta làm lành mà mang quả dữ-chứ chẳng phải là quả báo của nghiệp lành đời
này. Còn làm dữ mà được quả lành - đó là quả báo của nghhiệp lành đời
trước; còn nghiệp ác đời này nếu hiện đời chưa trả kịp thì chắc chắn đời
sau sẽ phải trả chớ có mất mát đi đâu.
Các người thấy bà lão chết khổ như thế liền nghĩ lầm rằng: việc lành không
dám làm, bởi làm lành chẳng những không được phước mà lại còn mang lấy
khổ. Nghĩ như thê các người mới nghi ngờ, sợ hãi. Sự nhận thức đó đâu có
khác gì các người chưa nghe, chưa hiểu Phật pháp. Nếu các người tin lời
Phật dạy, quyết các người không vì việc ấy mà tỏ vẻ sững sốt kinh hoàng.
Việc Nhân quả trùng trùng điệp điệp không ngừng, có khi Nhân này chưa trả
mà quả nọ đã chín muồi; ví như gieo giống sớm thì gặt lúa sớm, nhưng lại
thiếu nợ, chủ nợ nào mạnh thì lôi kéo con nợ trước nhứt..." (Lá thơ Tịnh
Độ - Ấn Quang pháp sư).
Vậy nếu tỏ rõ được lý thì dù cho cảnh ngộ có ra sao đi nữa là quyết không
nghi ngờ rằng Nhân quả sai lầm, lời Phật hư dối. Ngày xưa, vua Nghiêu là
vị vua hiền đức lại sanh ra con hun dữ nên mới tìm ông Thuần để nhường
ngôi và ông Thuầ là một đại hiền, một đại hiếu chi tử mà lạ là con của một
kẻ bất Nhân là ông Cổ Tẩu.Thật là:
"Cổ Tẩu mấy hiền mà sanh đại hiền chi tử, vua Nghiêu mấy dữ mà sanh bất
hiếu chi nhi: có khi cây đăng lá the mà trổ sanh hoa thơm trái ngọt!"
Thật thế! Về nguồn gốc hay ngọn ngành của Nhân, của quả chỉ có Phật mới
biết được mà thôi; ngoài ra, chẳng có ai biết nổi kể cả bực Đẳng giác Bồ
Tát.
Căn cứ vào những sự tích do Phật kể ra về tiền thân của Phật hoặc của các
đệ tử Phật hoặc của những người đồng thời có dịp gặp Phật trong những kinh
như là: Soạn tập bá duyên kinh, kinh Vị tăng hữu, kinh Hiền ngu..v..v..thì
luật Nhân quả không có ứng nghiệm trong sự khấu trừ ác và thiện như một số
người thường nghĩ; họ cho rằng có thể "hối lộ" được Phật, Trời, Thánh,
Thần nên cùng một lúc vừa làm ác vừa làm lành như cho vay ăn lời "cắt cổ";
làm nghề sát sanh mạng vật, mua cân già bán cân non, tham nhũng... rồi lấy
đồng tiền đó đi cúng chùa, cất miếu tưởng rằng làm như vậy sẽ được hết tội
vì lành dữ bù qua chế lại. Nếu không hiểu còn có chỗ giảm chế; bằng như đã
hiểu rồi nếu muốn thật sự tu hành để Giải thoát thì Nhân ác cần phải giảm
thiểu dần dần Nhân lành tăng gia mãi mãi và phải thật sự ăn năn sám hối.
Sám hối không phải là lễ lạy, tụng kinh, trì chú vào những đêm 15 hay 30.
Đích thực của sám hối là ăn năn tội trước, lánh ngừa tội sau.
Phật có nói: "Chỉ có hai hạng người quân tử: một là hạng người không bao
giờ lầm lỗi (Thánh Nhân) hai là những người đã lầm lổi rồi nay biết ăn năn
sám hối".
Và
thiết tưởng đối với chúng ta - những người con Phật - nếu đã thấu triệt
luật Nhân quả thì dù cho trong hiện đời có một đại bất hạnh nào xảy ra, ta
vẫn an nhiên tự tại, không nên buồn rầu, thối thất đạo tâm nên lấy đó làm
một đề mục để minh quán xét: hễ là nợ, nếu trả được món nào thì mừng món
đó chẳng khác nào rút được một trong vô số những mũi kim ra khỏi người và
bởi vì điều bất hạnh ấy đáng lý ra là trọng báo của những đời sau nhưng
nay nó chuyển ra thành khinh báo ở đời này; đó là do chỗ ta chơn thành,
chí kính và tha thiết tụ niệm nên mới được "dồn quả" như vậy.
Với niềm tin vững chắc này, ta càng hoan hỷ và càng hăng hái tiến tu hầu
mau có Giải thoát, mau trở về với mái nhà xưa-nơi có Mẹ chờ Cha trông
ngóng từng ngày từng giờ. Đây có phải là điều đáng quý và tối quan trọng
không ư?!
(1) Bà Trương Thái Thái là người rất tin Phật, ăn chay trường đã 20 năm,
thường đến cư sĩ Lâm nghe giảng kinh pháp. Bà ấy hiền hậu Nhân đức ưa làm
lành, gặp ai nấy bà cũng khuyên ăn chay, niệm Phật. Không ngờ một hôm đang
đi đem đồ ăn chay cho một vị sư huynh, bà bị xe hơi cán chết, vì không có
ai nhận mặt nên nhân viên tuần phòng chuyển đi. Đến 3 ngày sau con cháu
mới hay và đến xin xác bà về chôn.
---o0o---
Trình bày: Linh Thoại
Cập
nhật: 01-12-2003
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục