Tam Minh
Thích An Hải
I.- Tam minh là ba trí của tâm
siêu việt căn trần thức, tự thân an tịnh soi
sáng các loại chúng sanh an vui, đau khổ trong ba đường sáu nẻo một cách rõ
ràng như thấy trái xoài trong lòng bàn tay. Bồ tát Thích Ca sau khi rời
khỏi hoàng cung thành Ca Ty La Vệ tu theo hướng dẫn của các vị thầy Bà la
môn, sáu năm khổ hạnh nơi rừng già
tham vấn, học đạo, hành
đạo cuối cùng vẫn chưa tìm ra con
đường giải thoát cho mình và cho toàn
thể nhân loại. Nhớ lại thời thơ ấu trong buổi lễ hạ
điền dưới đường cày của vua cha có
nhiều sinh vật chết, xót thương ngài đến cây
trâm cổ thụ, ngồi tham thiền quán niệm hơi thở chứng được sơ thiền ly sanh
hỷ lạc...sau đó ngài phát minh lý Trung
đạo xuống sông Ni Liên Thiền tắm, xong
đi trì bình
độ ngọ, năm người bạn cùng tu với ngài
cho rằng ngài đã thối chí tu hành khổ
hạnh, nên chán nản bỏ đi. Sau đó ngài
đến gốc cây bồ đề lấy cỏ làm toà ngồi
tham thiền nhập định. Ngài
đã tuyên thệ sẽ không rời bỏ nơi này,
cho đến khi tìm thấy con
đường giải thoát, dù thân có bị hư
hoại đi chăng nữa thì vẫn không thay
đổi ý định. Sau 49 ngày
đêm ròng rã thiền
định, cuối cùng ngài chiến thắng
được ma vương va diệt trừ tất cả phiền não,
chứng được tam minh, thành tựu quả vị
Bồ đề chánh đẳng chánh giác, không còn
trở lui sanh tử, luân hồi nên cũng gọi là Tam
đắc: ba điều chứng đắc của một vị đại thánh giả cao quý đáng được xưng
tôn. Chữ Minh Hạnh Túc trong mười danh hiệu Phật, chính là tam
minh. Tam minh cũng là ba trong sáu thần thông của Phật. Ba thông còn lại
là Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Thần túc thông. Từ tâm của vị thánh giả
chứng đắc tam minh có thể phát triển vô lượng
trí tuệ ba la mật thần thông quảng đại.
II.- Tam minh gồm có Túc mạng
minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh.
- Túc mạng minh: tuệ giác
sáng suốt biết rõ các kiếp sống đã
qua của mình và của tất cả chúng sinh .
- Thiên nhãn minh: tuệ giác
sáng suốt biết rõ các kiếp sống tương lai của mình và của tất cả chúng
sinh diễn biến sinh diệt như thế nào.
- Lậu tận minh: tuệ giác sáng
suốt nhận biết các pháp đoạn trừ phiền não
mê lầm của mình và của tất cả chúng sinh để
được an lạc.
Đây là quả chứng kỳ diệu
của Đức Thế Tôn về trí tuệ siêu thế
trên cơ sở thiền định theo con đường Trung
đạo, nhận thức thấu đáo các pháp duyên sanh vô ngã, siêu thoát khổ
đau sinh tử. Về sau ngài khai thị cụ
thể qua Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên,
trong đó Vô minh – Ái và Thủ
được lưu ý như là nguyên nhân chủ yếu
của ngã chấp rơi vào ảo kiến phát sinh phiền não kiết sử.
Vậy người muốn chứng
đắc tam minh phát triển thần thông Như Lai
lực vô sở uý như Phật phải làm sao? Trong Kinh Kandara, Trung bộ
tập 2, Đại tạng kinh Việt Nam, Đức Phật dạy
du sĩ Kandara con trai người huấn luyện voi noi tiếng tại Campa, trên
bờ hồ Gaggara cùng với đại chúng Tỳ kheo
thiền quán về tứ niệm xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp, nhiệt tâm tỉnh giác để
nhiếp phục tham ưu ở đời, thành tựu giới uẩn,
đoạn trừ năm triền cái tham dục, san hận, hôn
trầm dã dượi, trạo cử và thùy miên, kinh qua tứ thiền với tiến
trình chuyển hoá tâm lý. Từ thiền thứ tư với tâm
định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu
nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc bất
động, như vậy vị ấy hướng tâm đến tam minh.
Vị ấy tuệ tri như thật về Tứ diệu đế, diệt sạch các lậu hoặc, giải thoát
mọi hệ luỵ khổ đau, vị ấy khởi lên hiểu biết: "Sanh
đã tận, phạm hạnh
đã thành, việc cần lam
đã làm; sau
đời hiện tại không còn trở lui cõi
đời này nữa".
Trong Kinh 42 chương, chương 8,
có vị Sa môn hỏi Phật: - Kính bạch Đức Thế
Tôn, do nhân duyên gì biết được túc
mệnh, đến được chỗ chí đạo? Phật dạy: - Lóng sạch tâm mình, giữ
vững ý chí thì đến được chỗ chí đạo. Ví như
lau gương trừ bụi còn lại ánh sáng. Dứt lòng tham dục, không sự
mong cầu thì sẽ biết được túc mệnh.
Rõ ràng muốn biết
được túc mệnh phải lóng sạch tâm mình,
dưt lòng tham dục. Tức phải thọ trì giới pháp. Giữ
được giới pháp phải là người có lý
tưởng phát bồ đề tâm hướng thượng, ý chí dõng
mãnh thực hành thiền định cho phát sinh trí
tuệ vô lậu.
Có người nói,
Đức Thế Tôn khi chưa thành tựu chánh
đẳng chánh giác, Ngài có
đến giới đàn thọ giới
đâu, Ngài chỉ tu thiền
định vẫn biết được túc mệnh. Ngày nay
báo chí đưa tin có một số người vừa sinh ra
vừa biết nói đã nhớ lại đời trước!
Những người ấy chỉ biết một số đời, không biết được tất cả đời trước của
bản thân và tất cả chúng sinh; cái biết ấy cũng không duy trì
được suốt đời nếu không tu thiền định. Giới
pháp Phật áp dụng cho người loạn tâm tạp nhiễm thiếu chúc định, đức Bồ tát
Thích Ca từ khi xuất gia đến thành
đạo; tu theo ngoại đạo thiền đến tu thiền theo pháp trung đạo, Ngài
phát minh tâm lý luôn chú định, Ngài
luôn hướng tâm đến giác ngộ giải thoát khổ
đau sinh tư cho bản thân và cho nhân loại chúng sinh, thì thọ trì
giới làm chi, giới đàn
đâu để thọ!
Người muốn
đắc thiền nhãn minh phải làm sao?
Trong Kinh 42 chương, chương 15, có vị Sa môn hỏi Phật: - Kính bạch
Đức Thế Tôn, những gì rất mạnh, rất
sáng? Đức Phật dạy: - Nhẫn nhục là rất
mạnh, vì chẳng ôm lòng ác, lại thêm khang kiện; kẻ nhẫn nhục không làm ác,
tất được người tôn quý. Tâm cấu diệt hết
sạch, không còn vết nhơ, ấy là rất sáng, bao nhiêu sự vật trong
mười phương, từ khi chưa có trời đất đến nay,
không có vật nào không thấy, không biết.
Trí Phật
được ví như vầng hào quang soi chiếu
khắp cùng pháp giới vô ngại, việc biết được
bản thân ngài và tất cả chúng sinh đến
tận cùng mai sau là lẽ đương nhiên.
Ngày nay khoa ngoại cảm, văn chương, triết
học, chính trị cũng đoán định được ngày mai của thế giới nhân sinh,
nhưng không quá một trăm năm, không hiểu biết
tường tận từng chúng sinh như Phật. Ngài hiểu rõ mình và mỗi chúng
sinh sẽ sinh về nơi đâu, dòng họ nào,
tính cách, học thức, đạo đức, sống chết ra
sao!
Người muốn
đắc thiên nhãn minh nhẫn nhục trong
mọi trường hợp cho tâm lý trong sáng mạnh mẽ vươn lên
đỉnh cao chân thiện mỹ. Trong Kinh Hoa nghiêm,
Phật cũng dạy đệ tử dùng tư tưởng xuất
thế gian dung hoá các tư tưởng tốt của thế gian trang nghiêm vũ trụ. Tâm
xuất thế gian là tâm không còn vết nhơ, vẫn
đuc, thanh khiết, trong sáng như mặt nước hồ thu phản chiếu cảnh vật. Đức
Phật từng nhẫn nại chịu đói khát, nắng mưa và tiếng mai mĩa, suy
tôn hạ bệ của người đời, không than van oán
trách. Ngài luôn giữ vững lập trường tu thân, hành
đạo, kết quả cứu độ chúng sinh qua các cách
truyền tâm pháp yếu từ kinh nghiệm tự thân không biết mỏi. Theo gương
Phật, người muốn đắc thiên nhãn minh phải nhẫn nhục, trì giới,
thiền định cho trí tuệ siêu thế phát
sáng.
Người muốn
đắc lậu tận minh phải làm sao? Trong
Kinh 42 chương, chương 16, Đức Phật dạy:
Người ôm lòng ái dục chẳng thấy được
đạo, ví như nước được lắng trong, lại lấy tay khuấy nó, mọi người cùng
đến xem không thay được bóng mình.
Người vì ái dục thay nhau không dứt, mà cấu trọc trong tâm nổi dậy, nên
chẳng thấy đạo. Sa môn các ông phải dứt bỏ ái
dục, cấu trọc. Ái dục hết rồi mới thấy được đạo.
Qua ý văn
kinh này, Đức Phật dạy rằng, người
muốn thành đạo phải tu thiền định diệt
trừ tâm tán loạn và ái dục; khi tâm ái dục hết rồi tâm trí chiếu
sáng sẽ đắc được lậu tận minh thấy được đạo.
Cấu trọc: cấu là phiền não,
trọc là vẫn đục. Phiền não vẫn
đục tâm tính làm cho trí tuệ siêu thế
không phát sinh, Phật tánh ẩn tàng, ví như nước ao hồ trong trắng bị người
quay đảo cặn cáu nổi lên ngầu
đục không phát ra tác dụng chiếu soi cảnh
vật.
Qua ý văn
kinh này, Đức Phật dạy người muốn có
tuệ giác như Phật an lạc tự tại hãy tu thiền
định diệt trừ tâm rối loạn vì ái dục
từ thô đến tế. Ái dục hết rồi tâm trí sáng tỏ
an ổn sẽ đắc lậu tận minh thấy được đạo.
Thiền
định do chữ Dhyana, Tàu dịch Thiền na
hay Thiền định, nghĩa là chuyên chú
tâm vào một chỗ, tức nhập tâm vào đề tài
thiền quán, tư duy, tĩnh lự, kiến đế đắc.
Thiền định có nhiều loại, trong và ngoài
đạo Phật. Nơi đây chỉ nói đạo Phật thiền, gồm
có Thiền Nam Tông, Thiền Bắc Tông và Tổ sư Thiền. Thiền Nam Tông
dùng Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên
làm pháp tu căn bản, thực hành 37 phẩm
trợ đạo rút gọn lại Bát chánh đạo. Thiền Bắc
Tông chủ trương phát tâm Bồ đề, hành lục
độ vạn hạnh chăm chỉ. Thiền tổ sư truyền ngoài
giáo điển, chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành
Phật. Thiền này nổi tiếng kiến tánh khởi tu là chủ yếu, cũng có nhiều
trường hợp khởi tu mới kiến tánh. Bất cứ chủng loại thiền nào của Phật
giáo cũng phải có chánh kiến mới đi đến xuất
thế gian.
Ái dục:
Đức Phật giải thích trong kinh Chuyển pháp
luân (Dhammacakkàppa vattana sutta): "Chính ái là nguyên nhân của
sự tái sinh. Ái kết hợp với tâm tha thiết, khao khát, bám víu cái này hay
cái kia (đời sống). Chính là ái
đeo níu theo dục vọng ngũ trần. Ái đeo níu
theo sự sinh tồn, sanh ái, luyến ái trong ý tưởng cho rằng vạn vật là
trường tồn vĩnh cửu và ái đeo níu theo ý
tưởng không sinh tồn, vô sinh ái, luyến ái trong ý tưởng cho rằng sau cái
chết là hư vô" (Mahavagga tr. 10, Samyutta Nikàya, quyển V).
Tâm ái dục ví như biển
động sóng trào nước xoáy ngầu
đục (rối loạn), từ đó chúng sinh bị luân hồi
sinh tử. Người thiền định diệt sạch ái dục tâm như biển lặng, nước trong
soi chiếu (chánh định), lúc bấy giờ lậu tận minh xuất hiện trong tâm thiền
giả.
Tóm lại, người muốn
đắc tam minh như Phật, phải có lý tưởng tìm
cầu hướng thượng, thọ trì giới pháp thủ hộ các căn,
nhẫn nhục, thiền định đúng theo pháp Phật, không thể đi con đường khác mà
đắc được tam minh.
III.- Qua trình bày sơ lược tam
minh và pháp tu chứng tam minh theo kinh nghiệm tự thân của
Đức Thế Tôn và lời truyền thuyết của
ngài trong một số kinh điển tiêu biểu,
chúng tôi thấy Phật như người đào
giếng tìm mạch nước, đắc được tam minh rất
khó. Đệ tử đời sau tu hành như người gia công múc nước giếng có
sẵn, việc tu chứng tam minh rất dễ. Người chứng
đắc tam minh sẽ trở nên vị thánh cao
quý siêu thoát tử sanh lợi ích cho đời, cho
đạo.
Trích: Nội San CHUYỂN PHÁP LUÂN, 01-2004, GHPGVN.
---o0o---
Source:
http://www.budsas.org/
Cập
nhật: 01-3-2004
|
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục