.


Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không

(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)

淨空和尚法

Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

--- o0o ---

 

Quyển 3

 

Quy Y Tam Bảo

(Giảng tại Singapore 1992)

 

 

 

Các  bạn đồng tu thân mến, hôm nay chúng ta sẽ làm lễ quy y Tam bảo Phật, Pháp, Tăng. Tôi muốn làm sáng tỏ ý nghĩa của quy y Tam bảo, vì đã có nhiều hiểu lầm trong thời đại này. Ðể đạt lợi ích thực sự, chúng ta phải giải quyết những sự hiểu lầm này.

Phật Giáo là gì? Phật Giáo có phải là một tôn giáo hay không? Phật Giáo không phải là một tôn giáo, mà là một nền giáo dục thâm diệu và tốt nhất, dựa trên bốn mươi chín năm giáo hóa chúng sinh của Ðức Phật. Tôi nhớ là vào năm 1923, Ông Jing-Wu-Ou-Yang đã diễn thuyết ở Ðại Học  Trung Sơn với đề tài "Phật Giáo không phải là một Tôn giáo hay Triết lý mà là một sự thiết yếu cho thế giới ngày nay" (Buddhism is Neither a Religion, nor a Philosophy, but the Essential of the Modern World). Bài diễn thuyết này là một sự xuyên phá đầy ý nghĩa làm chấn động giới Phật Giáo Trung Hoa lúc ấy.

Phật Giáo là một nền giáo dục, nhưng mục tiêu, phương pháp, và nguyên tắc của nền giáo dục này chính xaùc là gì? Mục tiêu giáo dục của Phật Giáo là giúp chúng sinh hiểu sự thật của Pháp, tức Dharma, vốn được định nghĩa là (1) lời dạy của chư Phật, (2) nhiệm vụ, quy luật và chủ thuyết, hay (3) sự vật hiện tượng, vạn vật. Nói một cách đơn giản, Pháp là chỉ cho những nguyên nhân tạo ra mọi hiện tượng của đời sống và vũ trụ. Ðời sống là nói về bản thân chúng ta, còn vũ trụ là môi trường sống của chúng ta. Vậy, nội dung giáo dục của Phật Giáo hướng dẫn chúng ta hiểu rõ chính mình và môi trường sống của mình.

Ngày nay, hệ thống giáo dục phổ thông chỉ tạo một sự hiểu biết không trọn vẹn về vũ trụ, vốn vẫn là một bí mật. Hơn nữa chúng ta vẫn còn thảo luận và nghiên cứu phần được hiểu biết giới hạn này, chưa thể rút ra những kết luận chính xác. Có điều không may mắn là các tôn giáo cũng không thể cung cấp những lời giải thích bao quát và thỏa đáng về cuộc đời như moät toàn thể, mà chỉ giới hạn vào một phần của chân lý. Vì vậy, nội dung giáo dục thâm diệu và rộng lớn của Phật giáo là điều thiết yếu cho toàn thể chúng sinh.

Không gian sống của chúng ta không giới hạn trong một thành phố, một xứ sở, hay cả trái đất. Ở ngoài không gian vũ trụ là những thiên hà bao gồm vô số những hành tinh có những sinh vật cao cấp thông minh hơn loài người rất nhiều. Tất cả những thiên hà này cũng là môi trường sống của chúng ta. Thêm nữa, ngoài chiều không gian còn có chiều thời gian, kéo dài từ quá khứ, qua hiện tại, tới tương lai. Vậy, môi trường mà chúng ta sống bao gồm một cấp không gian và thời gian bất tận.

Nền giáo duïc phổ thông hiện tại không xét tới không gian và thời gian sống bất tận này. Triết lý Khổng giáo đáng kính trọng cũng chỉ nói về đời sống trong một kiếp, từ lúc sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời và sau cùng đến liên hệ giữa cá nhân và tổ tiên. Giáo lý Khổng giáo rất ít nói đến quỹ thần tức sinh linh thuộc những cõi khác mà chỉ chú trọng cách hành xử của người có danh dự. Tương phản với Khổng giáo, Phật Thích Ca trình bày một cách rõ ràng và chính xác về bốn cõi thánh :Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, và Thanh Văn, và sáu cõi phàm: Thiên, Nhơn, Atula, Ðịa ngục, Ngạ quỹ và Súc sanh. Mười cõi này là những mức độ giác ngộ khác nhau. Thí dụ, các vị Phật có tâm giác ngộ tối thượng, còn chúng sinh trong địa ngục thì vô minh tận cùng. Mười cõi này là không gian sống của chúng ta nên ta cần phải hiểu rõ.

Khi đã hiểu sự thật của đời sống và vũ trụ, thì ý nghĩ, quan điểm, lơøi nói và hành vi của chúng ta sẽ tự nhiên khác trước. Trước kia tâm vô minh và tà kiến đã làm cho chúng ta hành động sai lầm, tạo nghiệp ác qua thân, khẩu, ý, và sẽ chịu quả xấu trong tương lai. Theo luật nhân quả thì sưï tạo nghiệp sẽ sinh ra hệ quả tất yếu, nghiệp tốt sinh ra quả tốt, nghiệp xấu sinh ra quả xấu. Không phải bất cứ một thần linh nào, mà mỗi cá nhân đã tạo ra phần số của chính mình; không có ai khác có thể nhận gánh duøm nghiệp quả của mình.

Chúng ta có thể thấy rằng sự thông hiểu chân lý đời sống và vũ trụ sẽ mang lại lợi ích vô tận cho chúng ta. Khi hiểu và tin tưởng vững chắc vào luật nhân quả, chúng ta sẽ không tạo nghiệp xấu nữa. Nếu không tạo thêm nghiệp nào nữa thì chúng ta sẽ không phải chịu nghiệp quả bất hạnh và do đó sẽ chứng đạt được điều mà Ðức Phật thường nói trong các kinh là vượt thoát mười cõi. Xét theo luật nhân quả thì bốn coõi thánh là kết quả của quá trình tinh tấn tu tập và thành tựu, còn sáu cõi phàm là hệ quả của quá trình tạo nghiệp thiện và nghiệp ác. Sáu cõi luân hồi có thể được chia thành ba cõi tốt là các cõi của Trời, Người và Atula,  ba cõi xấu của chúng sinh là ở địa ngục, quỷ đói và súc sinh.

Khi hiểu về nghiệp và nghiệp quả, chúng ta sẽ không tạo nghiệp nữa, hay ít nhất thì cũng không tạo những nghiệp xấu. Do ứng dụng những ý niệm nói trên, trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ đạt được những gì mà mọi người hằng mong ước: đời sống hạnh phúc, gia đình hòa thuận, sự nghiệp thành công, xã hội yên ổn, quốc gia thịnh vượng, và thế giới hòa bình. Chỉ có neàn giáo dục của Ðức Phật mới có thể cung cấp trọn vẹn giải pháp cho việc mưu cầu chân hạnh phúc của loài người. Khi hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ nhận thấy rằng nền giáo dục Phật giáo là thiết yếu cho tất cả mọi người, vì nền giáo dục này bao gồm không gian và thời gian vô tận nên nó vượt lên trên những sự dị biệt giữa quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, và quan điểm chính trị. Nói cách khác, nền giáo dục này dành cho chúng sinh trong chín cõi ở dưới cõi Phật.

Trong kinh điển có một số thí dụ về những tín đồ của các tôn giáo khác nhau học giáo lý của Ðức Phật trong thời của ngài. Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Ðịa Tạng kể về một người Bà La Môn và con gái của một người Ba La Môn do tin theo Phật Giáo đã đắc quả Bồ Tát. Từ những thí dụ này chúng ta thấy rằng quả nhiên nền giáo dục của Ðức Phật vượt lên trên những tín ngưỡng tôn giáo và bất cứ tín đồ của tôn giáo nào cuõng có thể thọ hưởng lợi ích của Phật Giáo.      

Hệ thống giáo dục do Ðức Phật thiết lập tương tự nền giáo dục của chúng ta ngày nay. Thí dụ, quả La Hán tương đương với bằng cấp cử nhân, Bồ Tát tương đương với tiến sĩ.... Tín đồ của bất cứ tôn giáo nào cũng có thể đạt được những cấp độ giác ngộ này. Có cần phải bỏ tôn giáo của mình để học Phật Học và đạt giác ngộ hay không? Chắc chắn không cần, vì cũng giống như một người đi tới trường học hay học ở nước ngoài để theo đuổi kiến thức và thăng tiến không cần phải thay đổi quốc tịch hay tôn giáo. Nói cách khác, mục đích của sự học không tương tranh với quốc tịch, tôn giáo, v.v...

Vậy Phật Giáo là một nền giáo dục. Những danh hiệu như La Hán, Bồ Tát, không là gì khác hơn những danh hiệu "bằng cấp". Không xét tới những khác biệt giữa mọi người, chúng ta sẽ đều đạt được những đẳng cấp này nếu tinh tấn thực hành giáo lý. Vậy, lễ quy y Tam Bảo là sự ghi danh chính học ở một trường học nơi Ðức Phật dạy mục tiêu, phương pháp, và nguyên tắc đạt giác ngộ.

Vì Ðức Phật là người thiết lập Phật giáo nên chúng ta công nhận ngài là Thầy Bổn Sư của mình. Sự thật là tất cả Phật tử chỉ có một vị thầy là Ðức Phật. Các vị Bồ Tát như Văn Thù (tượng trưng trí huệ), Phổ Hiền (tượng trưng đại nguyện), và Quan Âm (tượng trưng từ bi) đều là những đệ tử lúc ban đầu của Ðức Phật. Các vị Bồ Tát này là bạn đồng môn của chúng ta, là những huynh trưởng đã theo học trước chúng ta, còn chúng ta thì là những người mới theo học. Các vị Phật, Bồ Tát, và La Hán là những huynh trưởng có khả năng dạy chúng ta. Các ngài không phải là những đối tượng để thờ phụng mà là những người đáng kính trọng và xứng đáng cho chúng ta noi gương.

Mục tiêu tối hậu của nền giáo dục Phật Giáo là gì? Kinh điển dạy rằng đó là Anutara-Samyah-Sambodhi, được phiên âm là A nậu đa la Tam miệu Tam Bồ Ðề, một từ ngữ Sanskrit có nghĩa là Vô Thượng Chắng Ðẳng Chánh Giác, hay sự giác ngộ trọn vẹn và cao nhất. Nói một cách đơn giản thì đây là trí huệ hoàn hảo tối hậu. Ai đạt được trí huệ này có thể nhận biết mọi phương diện của chân lý đời sống và vũ trụ vạn vật. Mục tiêu tối hậu của tất cả những đệ tử của Ðức Phật là đạt trí huệ và khả năng này.

Ðức Phật dạy raèng trí huệ hoàn hảo tối thượng là cái sẵn có ở bên trong mỗi người. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Chúng sinh đều có trí huệ và đức năng như chư Phật" (Every being possesses the same wisdom and virtuous capabilities as Buddha). Nhưng tại sao hiện tại chúng ta không có trí huệ này? Ðó là vì chúng ta có nhiều vọng niệm và chấp thủ. Chúng ta tạm thời mất khả năng nguyên thủy của mình vì vọng niệm và chấp thủ, vốn là những điều không có ở trong chân tính cuûa chúng ta, và cũng vì vậy mà chúng ta có thể giải trừ được chúng. Giống như phá tan những đám mây để cho ánh sáng mặt trời chiếu qua, chúng ta loại bỏ những vọng niệm và chấp thủ ra khỏi tâm trí và trưởng dưỡng đức hạnh để làm hiển lộ Phật Tánh (Buddha nature),khôi phục trọn vẹn những khả năng vốn có của mình.

Chúng ta bắt đầu tu tập như thế nào? Một cách chính thức, ta phải Quy y Tam Bảo (Taking refuge in the Triple Jewels) là bước đầu tiên và tượng trưng cho việc thỉnh cầu chư Ðại Ðức Tăng Ni truyền dạy Phật Pháp cho mình. Quy y nghĩa là trở vềnương tựa, nhưng chúng ta trở về đâu và nương tựa cái gì? Chúng ta trở về với Phật giáo và nương tựa vào Tam Bảo, Phật, Pháp, và Tăng. Tham dự lễ quy y và thọ nhận lời dạy của Ðức Phật là những bước đầu tiên của sự thức tỉnh vì chúng ta được biết đến sự quan trọng của nền giáo dục Phật giáo.  

Lục Tổ Huệ Năng có một cách giải thích khác về Tam Bảo. Ngài không dùng những từ ngữ "Phật", "Pháp" và "Tăng" để tránh gây hiểu lầm về Tam Bảo cho những thế hệ tương lai. Ngài sợ rằng khi Phật giáo được truyền từ thế hệ này tới thế hệ khác, nếu ngài dùng những từ ngữ này, người ta sẽ nghĩ rằng Phật Bảo là tranh tượng Phật; Pháp Bảo là kinh sách; và Tăng Bảo là các tăng sĩ. Ðó là những đối tượng mà chúng ta quy y trên mặt sự, còn trên khía cạnh lý, chúng ta quy y Phật, có nghĩa là ta quay về với Phật tánh của chính mình. Một vị Bồ Tát nói: "Tự tính Giác Ngộ là cái vốn có". Vì vậy, khi Ðức Phật nói "quy y Phật", không có nghĩa là đến an trú nơi ngài, mà là từ bỏ tâm vô minh mà quay về nương tựa Tự Tánh Phật vốn có của mình. Chúng ta cần phải hiểu sự quan trọng của việc quy y tự tánh này. 

Bước đầu tiên này, chúng ta Quy y Phật Bảo, "Phật" là tiếng Sanskrit, có nghĩa là Bậc đã giác ngộ. Khi quy y Phật, chúng ta quay lưng với trạng thái tâm vô minh và nương tựa vào tâm giác ngộ. Chúng ta không nương tựa những bức tranh hay những bức tượng Phật, mà nương tựa tinh thần giác ngộ vốn là ý nghĩa đích thực của những tranh tượng đó. Là những người tu theo pháp môn Tịnh Ðộ, chúng ta phải biết nương tựa vào những bài học về từ bi và trí huệ của Phật A Di Ðà: Danh hiệu "A Di Ðà" có nghĩa là Ánh Sáng Vô Lượng và Tuổi Thọ Vô Lượng. Khi thực hành giáo lý của ngài, chúng ta sẽ đạt được trí huệ, phúc lạc, và trường thọ. Ðó là quy y Phật. 

Bước thứ hai, chúng ta Quy y Pháp Bảo, từ tà kiến quay lại quy y chánh kiến. Pháp Bảo là sự hiểu biết đúng về cuộc đời và vũ trụ, là trí huệ nội tại, vô hạn của tự tánh, cũng được gọi là trí Bát Nhã. Quy y Pháp Bảo có nghĩa là nương tựa trí Bát Nhã để sửa đổi những hành vi thân, khẩu, ý sai lầm. Trong Tam Bảo, Pháp Bảo là đối tượng chính yếu mà chúng ta nên quy y. Trong thời đại này, trí Bát Nhã sẽ là điều quan tâm chính yếu của chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta không thể khôi phục trí huệ vốn có của mình trong một thời gian ngắn. Nếu vậy chúng ta phải làm sao? Kinh điển là những cuốn sách ghi lại lời dạy của Ðức Phật nói về sự thật của vũ trụ vạn vật. Trước khi trí Bát Nhã của mình được khôi phục trọn vẹn, chúng ta làm theo những lời dạy trong kinh sách. Nếu lối nghĩ của chúng ta phù hợp với kinh sách thì như vậy có nghĩa là chúng ta đã hiểu đúng giáo lý. Thí dụ, Ðức Phật dạy chúng ta tôn kính và phụng dưỡng cha mẹ và các vị thầy của mình, từ bi không sát sinh, và thực thi mười đieàu thiện. Có thể người ta sẽ thắc mắc là tại sao trong thời đại này chúng ta lại phải làm theo những lời dạy dã có từ mấy ngàn năm trước. Chúng ta làm theo những giáo lý của ngài vì Tự tánh Bát Nhã Trí là trường tồn bất biến. Người nào đạt được trí huệ này sẽ có khả năng biết tất cả mọi sự vật trong quá khứ, hiện tại, và tương lai ở trong vũ trụ.

Tuy nhiên, chúng ta phải cảnh giác với những kinh sách giả mạo. Chúng ta rất dễ gặp loại kinh sách này, đặc biệt là trong thế giới ngày nay đề cao quyền tự do xuất bản sách báo. Bất cứ người nào cũng có thể in và xuất bản sách. Ngày xưa, khi kinh sách mới được du nhập vào Trung Quốc, mỗi cuốn kinh phải được các nhà chuyên môn, kiểm soát kỹ, sau đó phải được chứng thực bằng ấn ký của hoàng đế rồi mới được xem là kinh điển đích thực. Ngay cả những tác phẩm của các vị luận sư nổi tiếng cũng phải chịu sự kiểm soát của các tu sĩ và các học giả thời đó trước khi được hoàng đế chấp thuận cho phát hành. Ngày nay, không có ai quy định hay thi hành những việc kiểm soát đó. Vì vậy, chúng ta cần phải cẩn thận kiểm chứng sự xác thực của một cuốn kinh, bằng cách tìm tên của cuốn kinh đó trong danh sách kinh điển của Ðại Tạng Kinh Càn Long (Chien-Long Tipitaka) hay là không. Ðại Tạng Kinh này có ba mươi tám bộ kinh và được in xong vào năm 1738, theo lệnh của Hoàng Ðế Càn Long. Những tạng kinh có trước đó đã được kiểm nhận kỹ càng bởi các tăng sĩ và học giả đương thời, do đó cũng được dùng làm nguồn tham khảo đáng tin cậy. 

Là hành giả tu học theo pháp môn Tịnh Ðộ, chúng ta nên nương tựa năm bộ kinh và một bộ luận của Tịnh Ðộ Tông để được hướng dẫn thực hành: 1.- Phật Nói Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm, Thanh Tịnh, Bình Ðẳng, Và Giác Ngộ Của Ðại Thừa; 2.- Kinh A Di Ðà; 3.- Kinh Quán Vô Lượng Thọ; 4.- Phẩm "Hạnh Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền" trong Kinh Hoa Nghiêm; 5.- Phẩm "Bồ Tát Ðại Thế Chí Ðắc Quả Bằng Pháp Niệm Phật" trong Kinh Lăng Nghiêm; 6. Tịnh Ðộ Luận của Bồ Tát Thế Thân (Vasubandhu). Ðó là quy y Pháp. 

Bước thứ ba là Quy y Tăng Bảo. Ở đây, Tăng Bảo có nghĩa là một đoàn thể tăng già.  Tăng Bảo tượng trưng hai điều: sự thanh tịnh tâm trí và sự hòa hợp trong đời sống. trước hết Tăng Bảo hàm ý lối sống với tâm trí xa cách những sự cám dỗ, giữa sự thanh tịnh của sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đối với sáu trần. Trong thế giới hiện đại, người ta chịu sự ô nhiễm tâm trí, tinh thần , và thể xác. Ngay cả hệ thống sinh thái của trái đất cũng mất cân bằng. Tầng ozone có lỗ thủng, khí quyển bị "ô nhiễm". Hầu như mọi vật từ bầu trời, trái đất cho tới các sinh vật đều bị ô nhiễm cách này hoặc cách khác. Ngày nay, mọi người đều có ý thức về sự ô nhiễm môi trường. Chính phủ các nước cũng đang hô hào việc bảo vệ môi trường để đời sống được bảo đảm tốt đẹp hơn. Nhưng những chương trình bảo vệ môi trường này có hiệu quả tới mức độ nào thì không ai biết. Ðiều này rất đáng thắc mắc. Vấn đề này đưa chúng ta trở lại với những gì Ðức Phật đã nói, rằng môi trường hay ngoại vật biến đổi theo tâm trí, còn tâm trí thì tự thay đổi. Nếu những ô trược trong tâm trí không được thanh lọc thì môi trường cũng không thể đạt được sự trong sạch. Vì vậy, nếu muốn phát triển môi trường bên ngoài thì chúng ta phải trước hết bắt đầu từ bên trong, thanh lọc tâm trí của mình. Vậy, quy y Tăng Bảo có nghĩa là quay khỏi tâm ô nhiễm, nương tựa vào tâm thanh tịnh. Thứ hai là Tăng Bảo tượng trưng sự hòa hợp trong đời sống. Do quan sát những đau khổ, hậu quả của những bất hòa giữa các dân tộc, các quốc gia, và cả các tôn giáo, Ðức Phật dạy sáu điều hòa hợp tức lục hòa (six principles of harmony). Sáu nguyên tắc sống hòa hợp này là những điều hướng dẫn thiết yếu mà mỗi Phật tử đều cần phải tuân theo. Khi quy y Tăng Bảo, chúng ta thoát ra khỏi nhiễm ô và bất hòa để nương tựa tâm thanh tịnh và lục hòa.  

Là những đệ tử của tu theo Tịnh Ðộ, chúng ta dựa vào trí huệ và từ bi làm phương cách đối nhân xử thế. Bồ Tát Ðại Thế Chí tượng trưng cho trí huệ. Do có trí huệ mà ngài đã chọn pháp môn niệm Phật làm pháp tu tập. Bồ Tát Quan Âm tượng trưng từ bi, là phẩm tính mà chúng ta thi triển khi giới thiệu cho người khác biết về Tịnh Ðộ Học. Ðó là quy y Tăng. 

Ðó là những giới điều chính yếu trong việc thực haønh Phật giáo từ lúc bắt đầu tu tập cho đến khi đắc Phật Quả. Mục đích chính của việc quy y Tam Bảo là để tu tập đạt sự thức tỉnh ý kiến chân chính, và sự thanh tịnh. Từ nay trở đi, nếu người hỏi chúng ta tu tập cái gì, chúng ta có thể trả lời là mình đang tu theo pháp Quy Y Tam Bảo. Nhưng chúng ta học cái gì? Chúng ta học cách đạt đến trí huệ vô thượng do hoàn thiện ba sự quy y này. Chúng ta dùng những phương pháp nào để tu tập? Có vô số pháp môn hợp với khả năng và điều kiện của mỗi hành giả. Phương pháp thực hành không cố định mà mềm dẻo, nhưng chúng ta phải nhớ là mục tiêu ta học luôn luôn là giác ngộ, chánh tri kiến và sự thanh tịnh. 

Ðối với các hành giả Tịnh Ðộ thì pháp tu tập chính yếu là niệm danh hiệu Phật A Di Ðà. Pháp môn này được Bồ Tát Ðại Thế Chí tuyên dương trong Kinh Lăng Nghiêm và Bồ Tát Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm. 

Thêm vào với pháp niệm Phật A Di Ðà, chúng ta làm theo Năm Sự Hướng Dẫn trong việc tu tập hằng ngày. Trước hết chúng ta thực hành năm đức hạnh do Ðức Khổng Tử đề ra: hiền từ, tử tế, cung kính, tiết kiệm, và khiêm tốn. Chúng ta dùng năm đức hạnh này đeå tu tập thân thể và tâm trí, làm nền móng cho việc tu tập chính. Cấp thứ nhất là Ba Ðiều Kiện được kể trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Ðiều Kiện Thứ Nhất là (a) có hiếu với cha mẹ và tôn kính các bậc sư trưởng, (b) từ bi không sát sinh, và (c) thực hành Mười Ðiều Tốt. Ðiều Kiện Thứ hai là (a) Quy Y Tam Bảo, (b) trì giới, tuân theo luật pháp và phong tục, và (c) cư xử nghiêm chỉnh đúng đắn. Ðiều Kiện Thứ Ba là (a) phát Bồ Ðề Tâm, (b) thâm tín luật nhân quả, (c) tụng đọc và đề cao kinh sách Ðại Thừa, và (d) khuyến khích người khác tu tiến trên con đường Giác Ngộ. Ðức Phật dạy rằng Ba Ðiều Kiện này là nguồn gốc mang lại giác ngộ cho chư Phật ba đời ở khắp mươøi phương. Vậy, chúng ta không thể thiếu những điều quan trọng này trong việc thực hành tu tập.

Từ Ba Ðiều Kiện trên chúng ta tiến lên cấp thứ hai đó là sáu nguyên tắc sống hòa hợp, tức Lục Hòa. Ðiều thứ nhất của Lục Hòa là có cùng ý kiến hay mục tiêu tức kiến hòa đồng giải. Nếu mọi người có cùng ý kiến thì thế giới này sẽ không có tranh chấp nào cả. Nguyên tắc này tạo sự hiểu biết chung cho toàn thể chúng sinh. Sự hiểu biết chung này dựa trên chân tính của chúng ta chứ không phải là ý kiến riêng của Phật Thích Ca. Ngài dạy chúng ta cách tu tập và khám phá, trí huệ, đức tính và khả năng nội tại của mình. Chúng ta không bắt chước ngài, mà tự tái khám phá tiềm năng vốn có của mình. Nền giáo dục của ngài thật là siêu diệu.

Ðiều thứ hai là cùng tuân theo những giới luật, tức Giới Hòa đồng tu. Việc trì giới bao gồm tạo thói quen chấp hành luật pháp và phong tuïc của xã hội. Khi mọi người có cùng ý kiến và biết tôn trọng luật pháp, xã hội sẽ ổn định và thịnh vượng, và tự nhiên thế giới sẽ hòa bình.

Nguyên tắc thứ ba là cùng hưởng tài lộc một cách đồng đều, tức Lợi Hòa đồng quân. Trong xã hội hiện đại, sự phân cách lớn giữa người giàu và người nghèo là điều không tốt, vì vậy chúng ta nên lấp hố sâu này giữa mọi người. Sự chia sẻ đồng đều tài sản sẽ giải quyết những tranh chấp về của cải vật chất. Chia sẻ lợi lộc một cách hòa hợp với người khác là việc làm của người có trí huệ và sẽ mang lại phước báo. Giữa mọi người có sự giàu nghèo khác nhau là do những nguyên nhân khác nhau mà họ đã gieo trồng trong quá khứ. Nếu người ta tạo nghiệp khác nhau thì họ cũng hưởng kết quả khác nhau. Ðức Phật dạy rằng những người được hưởng nhiều tài lộc nên chia xẻ với những người được hưởng ít. Việc chia xẻ với người khác là thiện nghiệp sẽ mang lại cho mình thêm phước báo. Theo luật nhân quả, nghèo nên tạo dựng nhân duyên tốt để được hưởng quả tốt trong tương lai. Người giàu nên chia xẻ tài sản của mình để vẫn được giàu có ở mai sau. Khi mọi người làm như vậy thế giới sẽ hòa bình, và do học giáo lý của Ðức Phật mà con người tiếp tục tu tạo công đức vô lậu.

Ðể tạo nền móng cho công trình tu tập của mình, các hành giả Tịnh Ðộ thực hành năm đức hạnh của Khổng giáo vốn là căn bản cho tất cả mọi người. Sau đó chúng ta tiếp tục với Ba Ðiều KiệnLục Hòa vốn là những việc quan trọng trước khi thực hành Phật Giáo. Kế tiếp, Tam Học giới, định, huệ là căn bản trước khi tu tập theo Phật Giáo Ðại Thừa với Sáu Ba La Mật. Sau cùng, chúng ta thực hành Mười Ðại nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền để đắc Phật quả. Ðó là năm sự hướng dẫn mà chúng ta có thể nhớ một cách dễ dàng. Khi phối hợp nền móng vững chắc này với pháp niệm Phật A Di Ðà, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được tất cả những gì mà mình vẫn tìm kiếm, đó là đời sống gia đình hòa thuận, sự nghiệp thành công, và xã hội an lạc. Bây giờ, khi đã hiểu rõ những điều mình đang học và thực tâm muốn làm theo giáo lý, chúng ta cần phải tinh tấn thực hành để có thể thành tựu mục tiêu cao thượng của mình. Như vậy là chúng ta quy y Tam Bảo chân tánh của mình.

Ngoài pháp Tam Bảo Tự Tánh bên trong còn có Tam Bảo sắc tướng bên ngoài như tranh tượng Phật, kinh sách, và các tăng sĩ. Việc dâng cúng và kính lễ hình tượng Ðức Phật có hai mục đích. Thứ nhất là để tỏ lòng tôn kính Phật Thích Ca, Ðức Bổn Sư của chúng ta. Mỗi lần ngắm tranh hay tượng của ngài, chúng ta nhớ lại những giáo lý cao siêu mà ngài đã truyền dạy. Thứ hai là để nhắc nhở mình làm theo gương ngài. Khi thấy hình tượng Ðức Phật, chúng ta tự nhắc mình ra sưùc giải trừ vô minh, đạt giác ngộ. Kinh sách cũng có mục đích nhắc nhở chúng ta rằng mình đã quy y Pháp bảo và cần phải suy ngẫm về quan kiến và mức hiểu biết của mình. Tương tự, khi gặp Tăng Ni, được coi là đại diện của Tăng Bảo, chúng ta sẽ nhớ là mình phải giữ sự thanh tịnh của sáu căn và phải sống hòa hợp với mọi người. Vậy, việc tiếp xúc với hình thức vật chất của Tam Bảo mang lại lợi ích lớn cho chúng ta, vì tranh tượng, kinh sách, và các tăng sĩ luôn luôn làm cho chúng ta nhớ là mình đang đi trên con đường giác ngộ.

Có những hành giả dùng hình thức vật chất của Tam bảo làm phương tiện tu tập ở tại nhà của mình. Tranh tượng Ðức Phật tượng trưng Phaät Bảo, còn tranh tượng Bồ Tát thì tượng trưng Tăng Bảo. Khi chúng ta tu theo pháp môn Tịnh Ðộ thì Phật A Di Ðà tượng trưng Phật bảo, còn Bồ Tát Quan Âm và Bồ Tát Ðại Thế Chí thì tượng trưng Tăng bảo. Kinh sách Phật giáo là biểu tượng của Pháp bảo. Những hình thức này nhắc nhở chúng ta về những điều quý báu của Tự Tính ở bên trong bản thân.

Trong tất cả kinh điển Phật Giáo, Kinh Vô Lượng Thọ là cuốn kinh mà tôi thường đề nghị nhất. Cuốn kinh này không quá dài, nhưng lại hàm chứa tất cả những giáo lý của Ðức Phật, vì vậy mà thích hợp cho các hành giả ngày nay. Tên gọi đủ của kinh này là "Phật Nói Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm, Thanh Tịnh, Bình Ðẳng, Và Giác Ngộ Của Ðại Thừa"(The Buddha Speakers of the Infinite Life Sutra of Adornment, Purity, Equality and Enlightenmnet of the Mahayana School). Tựa đề đầy đủ này cho thấy mục tiêu, nguyên tắc, và phương pháp tu tập của Phật giáo. "Vô Lượng Thọ" là điều quan trọng nhất trong tất cả những  sự vô lượng khác, như trí huệ vô lượng, quyền năng vô lượng, đức hạnh vô lượng, của cải vô lượng, v.v... Nếu không có tuổi thọ vô lượng thì người ta không thể hưởng được tất cả những sự vô lượng khác. Hành giả Tịnh Ðộ tìm tiềm năng tự nhiên vô lượng của mình, và những khả năng của Tự Tính là vô lượng. Thêm nữa Giáo Pháp vô lượng phát xuất từ Tự Tính. Vì vậy, sự hiện hữu vô lượng, vô biên của Mười Cõi là do Tự Tính tạo ra.

Từ ngữ "Trang Nghiêm" trong tên kinh này hàm ý chân, thiện, mỹ, và trí huệ, là những phẩm tính không tuyệt đối có thật ở thế gian này, mà chỉ có ở trong Tự tính và sẽ được khám phá khi người ta tìm ở bên trong bản thân.

"Thanh Tịnh, Bình Ðẳng Và Giác Ngộ" là những nguyên tắc của việc tu tập. Thanh Tịnh tượng trưng Tăng bảo; Bình Ðẳng tượng trưng Pháp bảo; và Giác Ngộ tượng trưng Phật bảo. Ba ý niệm này cũng đồng nghĩa với ba môn học giới, định, huệ, và bao trùm bốn mươi chín năm hoằng pháp của Ðức Phật. Thanh Tịnh bao hàm sự trì giới và luật tạng; Bình Ðẳng bao hàm thiền định và kinh tạng; Giác Ngộ bao hàm trí huệ và luận tạng.

Nếu đời sống bận rộn, không có thì giờ để nghiên cứu kinh sách Phật giáo nhiều vô số, chúng ta có thể bắt đầu với Kinh Vô Lượng Thọ này. Khi đã thông hiểu kinh này, hành giả sẽ hiểu không chỉ lời dạy của Phật Thích Ca mà còn cả giáo lý của chư Phật nữa, vì tất cả những giáo lý này đều phát xuất từ tự tánh.

Tựa đề đầy đủ của Kinh Vô Lượng Thọ biểu lộ cốt tủy của tất cả kinh điển. Thực hành theo những lời dạy của cuốn kinh này tức là đã thực hiện điều kiện quy y Tam Bảo.

Hôm nay, tôi đã trình bày với mọi người về ý nghĩa của việc quy y tam bảo. Chúng ta sẽ bắt đầu lễ quy y bằng cách thành tâm và kính cẩn phát nguyện ba lần trước Ðức Phật xin làm đệ tử và học giáo lý của ngài. Tôi, Hòa Thượng Tịnh Không, sẽ là người làm chứng và là vị thầy truyền giới. Xin nhớ rằng hành giả không quy y vị tăng sĩ chủ lễ, mà quy y Phật, Pháp, Tăng, trơû thành đệ tử của Tam Bảo.

 

Sau đây là lễ truyền Tam Quy Ngũ Giới đơn giản mà trang nghiêm. Mọi người sẽ nhận một Chứng Ðiệp Quy Y với một lời phát nguyệt thọ trì tam quy và năm giới. Chúng ta dùng lời phát nguyện này vì tính cách  kỷ niệm và sự đơn giản của nó. Mọi người hãy đứng trước tượng chư Phật, Bồ Tát, với lòng chân thành, thanh tịnh, từ bi, và thành kính nhất của mình. Lập lại theo tôi: "Con xin  chí thành phát nguyện làm đệ tử của Tam Bảo Phật Pháp Tăng. Từ nay, con  sẽ tu tập theo giáo lý của Ðức Phật, nguyện được sinh về Tịnh Ðộ và sẽ giúp đỡ chúng sinh thông hiểu chân lý của Chánh Pháp".

 

  

Taking Refuge in the Triple Jewels

Dear fellow practitioners, today we are going to conduct the Initiation Ceremony of the Triple Jewels, which are the Buddha, the  Dharma and   the Sangha. I would like to clarify what taking refuge in the Triple Jewels means since there have been growing  misunderstandings in modern times. In order to reap the true benefits, we must first settle these misunderstandings. 

What is Buddhism? Is it a religion? Buddhism is not a religion but rather the most profound and wholesome education based on  forty-nine  years of Buddha Shakyamuni's teachings for all sentient beings. As I recall, in 1923, Mr. Chin-wu O-Yung spoke at the  University of Zhong-Shan. The title of his lecture was "Buddhism is Neither a   Religion, nor a Philosophy, but the Essential of the  Modern World."  This lecture was an insightful breakthrough that shook the contemporary Chinese Buddhist world. 

Since Buddhism is an education, what exactly are its objectives,  methods and principles? Its educational objective is to help  sentient  beings understand the truth of the Dharma which is defined as (1) the  teachings of the Buddhas (2) duties, laws and  doctrines or (3) things,  events, phenomena, everything. Simply put, the truth of the Dharma  addresses the causes that initiate all  the phenomena of life and the  universe. Life refers to ourselves while the universe refers to our living environment. Therefore, the  educational content of Buddhism directs us to gain clear understanding of our living environment and  ourselves.  

Nowadays, the formal educational system only subscribes to a partial understanding of the universe, which has yet to be proven. Moreover, we are still discussing and investigating this limited part, not yet knowing enough to draw the correct conclusions.  Unfortunately, even religions cannot provide comprehensive and satisfactory explanations of life as a whole, and are only confined  to a limited area of the truth. Therefore, the profound and extensive educational content of Buddhism is essential for every  sentient being. 

The boundary of our living space is not restricted to a city, a region or even just the planet earth. There are galaxies in outer space, comprised of innumerable planets, on which exist advanced life forms that are much more intelligent than human beings. All  these galaxies are also our living environment. Furthermore, apart from the space dimension, there is also a time dimension, which  extends from the past through the present and into the future. Thus, the environment in which we live consists of an infinite  magnitude of space and time. 

Our current formal education does not cover such an extensive discussion of this infinite living space and time. Even the  well-respected Confucianism only involves a single lifetime, ranging from birth to death and ultimately to a strong relationship  that links us to our ancestors. The teachings of Confucius barely touch on the heavenly beings or ghosts but instead focus on how to  behave as an honorable person. In contrast, Buddha Shakyamuni clearly and precisely described the Four Sage Realms, which are  Buddha, Bodhisattva, Pratyekabuddha and Sound-hearer. Apart from the Four Sage Realms are the Six Realms of Reincarnation of  heavenly beings, Asuras, humans, animals, hungry ghosts and hells. Levels of awakening rank these Four Sage Realms and the Six  Realms. For example, Buddhas have the most awakened minds while beings in the hells have the most deluded minds. By combining the  Six Realms and the Four Sage Realms, we have the Ten Realms. These comprise our existing living space and it is essential for us to  clearly understand them.  

After we understand the truth of life and the universe, our thoughts, viewpoints, speech and behavior would naturally differ from before. In the past, our deluded mind and erroneous viewpoints led to incorrect actions, thereby creating bad karma, which is the  future retribution resulting from one's thoughts, speech and action. According to the fundamental Law of Cause and Effect,  unavoidable consequences will result from creating karma, as good results come from good karma and bad results come from bad karma. One creates one's own destiny; no one can step in to bear the consequences of our actions. 

As we can see, thoroughly understanding the truth of life and the universe will bring us infinite benefits. Once we understand and deeply believe in the Law of Cause and Effect, we will not create any more bad karma. If we do not create any more karma, then we  will not have to bear the consequences or fruits, thus achieving what the Buddha frequently referred to in the sutras as surpassing  the Ten Realms. From the Cause and Effect point of view, the Four Sage Realms are the results of diligent cultivation and  attainment, while the Six Realms are the consequences of good or bad deeds. The Six Realms can be further categorized into the Three  Good Realms of humans, Asuras and heavenly beings and the Three Bad Realms of hells, hungry ghosts and animals. 

After understanding karma and its consequences, we will refrain from creating any more karma or at least not any bad ones. By  applying the above concepts to our daily lives, we will obtain what everyone wishes for: a happy life, pleasant family, successful  career, harmonious society, prosperous nation and peaceful world. Only the Buddha's education completely provides the solution to  humanity's search for true happiness. Clearly understanding this, we realize that this education is essential for everyone. Since  this education encompasses infinite space and time, it surpasses differences in nationality, race, political affiliation and  religion. In other words, it is for all sentient beings in the Nine Realms below that of Buddhas. 

There are several examples in the sutras about different religious followers who learned the Buddha's teachings during Buddha Shakyamuni's time. The Flower Adornment Sutra and the Earth Store Sutra, tell respectively of a Hindu priest and a daughter of a Hindu priest who, by adhering to the Buddha's teaching have attained the level of Bodhisattva. From these examples, we understand  that the Buddha's education indeed transcends religious beliefs and that any religious followers can benefit from it. 

The educational system founded by the Buddha is similar to our contemporary educational system. For example, becoming an Arhat is equivalent to earning a University Bachelor's degree and becoming a Bodhisattva is equivalent to earning a Master's degree.  Buddhahood, the highest degree, is equivalent to a Ph.D. Followers of any religion can attain these stages of enlightenment. Is it  necessary to abandon one's religion and learn the Buddha's education to obtain enlightenment? Definitely not. If one were to go to  school or study abroad to pursue knowledge and advancement, one need not change nationality or religion. In other words, the purpose  of studying does not conflict with nationality, religion, etc.  

Therefore, Buddhism is an education. Titles such as Arhat, Bodhisattva and Buddha are nothing but "degree" names. Regardless of our differences, we shall achieve these degrees equally as long as we diligently follow the teachings. Thus, the Initiation Ceremony of  the Triple Jewels is to formally enroll one into a school where Buddha Shakyamuni teaches the objective, methods and principles of  attaining enlightenment.  

Since Buddha Shakyamuni established Buddhism, we acknowledge him as our original teacher. Actually, there is only one teacher,  Buddha Shakyamuni, for all Buddhists. Bodhisattvas such as Manjusri (symbolizing wisdom), Samantabhadra (symbolizing great vows) and  Avalokiteshvara (symbolizing compassion) were all the Buddha's earlier students. Today, we too are the Buddha's students. These  Bodhisattvas are our schoolmates, seniors who studied before us while we are freshmen. As they are seniors and have the ability to teach us, Buddhas, Bodhisattvas and Arhats are not objects for worship but rather someone we can respect and learn from. 

What is the ultimate goal of the Buddha's education? The sutras teach us that it is Anuttara-Samyak-Sambodhi. This very important  and well-respected phrase is transliterated from Sanskrit in order to keep its original pronunciation. It means the highest, proper  and complete enlightenment. Simply said, it can be interpreted as the ultimate, perfect wisdom. Whoever obtains it will be able to  intuitively know and sense every aspect of the true reality of life and the universe. Obtaining this wisdom and ability is the  ultimate goal of all the Buddha's students. 

The Buddha teaches us that the ultimate perfect wisdom is innate. The Avatamsaka (Flower Adornment) Sutra states, "Every being  possesses the same wisdom and virtuous capabilities as Buddhas." Why do we not have this wisdom now? It is because of "wandering  thoughts and attachments." This statement clearly reveals the two causes of how we temporarily have lost our original capabilities.  Wandering thoughts and attachments are not within our basic nature; therefore, they can be discarded. Like dispersing the clouds to  let the sun shine through, we remove wandering thoughts and attachments from our mind and cultivate virtue to restore our Buddha  Nature, thus completely recovering our innate abilities.  

In practice, how do we cultivate? Formally taking refuge in the Triple Jewels is the initial step as it symbolizes asking  Venerables, monks or nuns, to pass on ways of Buddhist cultivation. Taking Refuge means to find a shelter that we can return to and  rely on or what Buddhists call "Return to the other shore." In practice, from where do we return and upon what do we rely? We return  to and rely upon the Triple Jewels of the Buddha, the Dharma and the Sangha.  

In the first step, we return to and rely on the Buddha. "Buddha" is a Sanskrit word meaning awareness and understanding. When we  take refuge in the Buddha, we are returning from our deluded state of mind and relying upon an awakened, understanding mind.  Participating in the Initiation Ceremony and accepting the Buddha's teachings are the first steps of the awakening in becoming aware  of the importance of learning his education.  

The Sixth Patriarch of Zen, Master Hui-Neng, used a different approach in explaining the Triple Jewels. He did not use the words  "Buddha, Dharma and Sangha" for fear of promoting misconceptions in the Triple Jewels for future generations. He was afraid that as  Buddhism was passed from generation to generation, if he used these words, people would form erroneous views, automatically thinking  of a statue for the Buddha Jewel, a sutra for the Dharma Jewel and a Buddhist monk or nun for the Sangha Jewel. These are not what  we should return to.Actually, we should take refuge in our Self-Nature Buddha. A Bodhisattva stated, "The Self-Nature Awareness is  innate." Therefore, what Buddha Shakyamuni meant in taking refuge in the Buddha is not to seek protection under his wing, but to  return from our delusive mind and rely upon the innate Self-Nature Buddha. It is essential for one tounderstand the importance of  returning to one's Self-Nature.  

In the second step, we take refuge in the Dharma, returning from deviant views by relying upon proper views and understanding. Dharma is the proper comprehension and viewpoint of life and the universe. The Dharma Jewel is the infinite, innate wisdom of  Self-Nature also referred to as the Prajna Wisdom. Relying upon our Prajna Wisdom to correct our erroneous thoughts, speech and  behavior is the meaning of taking refuge in the Dharma Jewel. Among the Three Jewels, the Dharma is the primary one we should rely  on. In this day and age, Prajna Wisdom will be our primary concern.  

However, our innate wisdom cannot be restored in a short time. Then what should we follow? Sutras are records of the Buddha's  teachings that describe the truth of the universe. Before our Prajna Wisdom has been fully recovered, we follow the teachings in the  sutras and use them as a guideline. If our thinking coincides with the sutras, then our comprehension is correct. For example, the Buddha teaches us to respect and take care of our parents and teachers, to be compassionate by not killing and to practice the Ten  Good Conducts. People may wonder in this modern age why we should be following what the Buddha taught three thousand years ago. We  do so because the Self-Nature Prajna Wisdom is everlasting and unchanged; those who obtain it have the capability to know everything  in the past, present and future within the infinite universe. 

However, we must beware of fraudulent sutras. It is easy for us to encounter fake sutras, especially in a modern world that  promotes freedom of publication. Essentially anyone can publish books. In ancient times when sutras first came to China, each sutra  had to undergo a strict examination by experts, followed by the emperor's official seal to prove its authenticity. Even the sutra  commentaries of ancient patriarchs underwent scrutiny from highly accomplished monks and scholars of that time before receiving the  Emperor's approval for distribution. Nowadays, no one regulates or enforces this process. Therefore, we need to be careful in  verifying the authenticity of a sutra by checking for its listing in the Dragon (Chien-Long) Canon of the Sutras. This Canon of  thirty-eight volumes was compiled under the decree of Emperor Chien-Long in 1738. Previous canons were meticulously certified by the  most accomplished monks and scholars of their time and thus also serve as reliable references.  

In the third step, we take refuge in the Sangha Jewel. Used here, Sangha does not mean a group of monks or nuns. There are two representations, purity of mind and harmony in life. First, Sangha refers to living in a way that keeps our minds far away from temptations while maintaining the purity of our six senses of sight, sound, taste, smell, touch and mind object. In the modern  world, people suffer from pollution of mind, spirit and body. Even the earth's ecological system is off-balance. There are holes in  the ozone layers that are "pollution" of the skies. Almost everything from the skies and the earth to their inhabitants are  contaminated in one way or another. Today, everyone is aware of environmental pollution. Governments are also promoting  environmental protection to ensure better living conditions. However, how effective are these protection programs? It is questionable. The problem comes back to what the Buddha revealed, that the environment, the dependent variable, changes with our  minds, the independent variable. If the impurities in our mind cannot be eradicated, our environment will never reach a state of  purity. Therefore, if we want to improve the external environment, we first start internally by purifying our mind. Taking refuge in  the third Jewel, the Sangha, thus means returning from pollution and relying upon purity of mind. 

Second, the Sangha represents harmony in living. Having observed the sufferings resulting from the disharmony between peoples, countries and even religions, the Buddha taught us the Six Principles of Harmony. The Six Principles are the essential guidelines  that all Buddhists need to observe. When we take refuge in the Sangha, we are returning from pollution and disharmony and relying  upon Purity of Mind and the Six Principles of Harmony. Thus, the guidelines for cultivation are:  

(1) Taking refuge in the Buddha - awareness without delusion,

 

(2) Taking refuge in the Dharma - proper viewpoints without deviation,

 

(3) Taking refuge in the Sangha - purity without pollution.  

These are the primary disciplines in practicing Buddhism from the beginning of cultivation to the attainment of Buddhahood.  

The main purpose behind taking the Three Refuges is to cultivate practicing awakening, proper thoughts and viewpoints, and purity.  From now on, if people ask us what we are cultivating, we can answer that we are cultivating the Three Refuges. What are we  learning? We are learning to achieve the ultimate, perfect wisdom that comes from perfecting these Three Refuges. What are the  methods we use for cultivation? There are innumerable methods available depending on the ability and condition of each individual  practitioner. Methods are not fixed, but flexible. However, we must remember that our learning objective always remains the same;  awakening, proper thoughts and viewpoints, and purity.  

For Pure Land practitioners, the main cultivation method we use is chanting Buddha Amitabha's name. This method is advocated by Mahasthamaprapta (Great Strength) Bodhisattva in the Surangama Sutra and by Samantabhadra (Universal Worthy) Bodhisattva in the  Avatamsaka (Flower Adornment) Sutra

In addition to chanting Buddha Amitabha's name, we follow the Five Guidelines to help us in our daily cultivation. First, we advocate Confucius' Five Virtues of Gentility, Kindness, Respectfulness, Thriftiness and Humility. We use these Five Virtues to  cultivate our body and mind. Practicing them provides the foundation for our cultivation. The first level is comprised of the Three Conditions that are described in the Visualization Sutra. The First Condition includes (a) being filial and respectful to one's  parents and teachers, (b) being compassionate and not killing any living beings and (c) practicing the Ten Good Conducts. The second  Condition includes (a) following the Three Refuges, (b) observing precepts, laws and customs and (c) behaving in a proper and  dignified manner. The Third Condition includes (a) generating our Bodhi-Mind, (b) deeply believing in the Law of Cause and Effect,  (c) reciting and upholding Mahayana Sutras and (d) encouraging others to advance on the path to Enlightenment. The Buddha told us  that the Three Conditions are the causes that brought all the Buddhas of the three times and the ten directions to Enlightenment.  Therefore, we cannot do without this important step in our practice.  

Proceeding upward from the Three Conditions, we advance to the second level which is the Six Principles of Harmony. The First  Principle of  Harmony is to share the same viewpoints or goals. There will be no conflict in the world if we all share the same  thoughts and viewpoints. This principle tries to create a common understanding for all sentient beings. This common understanding is  based on our Self-Nature and not on Buddha Shakyamuni's opinion. He taught us how to cultivate and explore our own innate wisdom,  virtues and capabilities. We are not imitating him; rather we are rediscovering our inborn potential. His education is truly  extraordinary.  

The second principle is to observe the same precepts. Practicing the precepts includes cultivating an attitude of following  society's laws and customs. Once everyone shares the common viewpoints and is able to follow the law, society will be peaceful and  prosperous and world peace will naturally ensue. 

Another important principle is to share benefits equally. In modern society, it is beneficial not to have a big difference in  wealth between people but to try to close the gap between the "have's" and the "have-nots." Equal sharing of wealth consequently  settles the conflicts over wealth. Sharing benefits equally with others is a deed of wisdom and a real cultivation of good fortune.  The reason people do not have equal wealth comes from the different seeds that they have previously planted. If people did not plant  the same seeds, how can they expect to harvest the same fruits? The Buddha taught that those who harvest more should share with  those who harvest less. Then, the sharing behavior becomes the seeds that will benefit one more later. According to the Law of Cause  and Effect, poor people need to cultivate more good fortune to receive better harvests in the future. In addition, the wealthy need  to share their possessions in order to remain wealthy in the future. Only by doing so will the world become peaceful. This true  merit comes from learning the Buddha's teachings. 

Pure Land practitioners, as a foundation, cultivate the Confucian Five Virtues that are basic for all humanity. From here, we  advance to the Three Conditions and the Six Principles of Harmony that are the important basis before practicing Buddhism. Then the  Three Learnings are the foundation before practicing Mahayana Buddhism that includes the Six Paramitas. Finally, we practice the Ten Great Vows of Samantabhadra (Universal Worthy) Bodhisattva to attain Buddhahood. It is not difficult to remember these five  guidelines. Combining this solid foundation with chanting Buddha Amitabha's name will assure us of obtaining what people have always  pursued, a harmonious family life, a successful career and a peaceful society. Now that we have a clear understanding of what we are  learning and sincerely want to follow the teachings, we need to practice diligently toward accomplishing our ideal goal.  Consequently, one returns and relies on one's Triple Jewels of Self-Nature.  

In addition to the abstract form of the Triple Jewels of Self-Nature, there are the physical forms seen as Buddha's images, sutras, monksand nuns. Making offerings to the Buddha's image serves two purposes. First, it honors our original teacher, Buddha  Shakyamuni. Every time we look at the image, we remember the great teachings he passed on to us. Second, it is to remind us to  emulate the Buddha. When we see the Buddha's image, we remind ourselves to strive for awakening and not to be deluded. Sutras serve  the same purpose by reminding us that we have taken refuge in the Dharma and need to reflect upon our viewpoints and comprehension.  Similarly, seeing a monk or nun, representing the Sangha, can remind us of the importance of maintaining purity of the six senses  and harmony with others. Therefore, attending the physical form of the Triple Jewels greatly benefits us because they constantly remind us of the path to awakening. 

Some practitioners attend the physical forms of the Triple Jewels at home. The Buddha's image symbolizes the Buddha Jewel while the Bodhisattva's image represents the Sangha Jewel. When we honor the Three Sages of the Western Pure Land, Buddha Amitabha symbolizes the Buddha Jewel, and Avalokiteshvara and Mahasthamaprapta Bodhisattvas symbolize the Sangha Jewel. Furthermore, Buddhist sutras  symbolize the Dharma Jewel. These three remind us of the treasures of Self-Nature within us. 

Of all the Buddhist sutras, the Infinite Life Sutra is what I recommend the most. Although not too lengthy, the text completely  encompasses the Buddha's teachings. Thus, it is well suited to modern practitioners. The full title of this sutra is The Buddha  Speaks of the Infinite Life Sutra of Adornment, Purity, Equality and Enlightenment of the Mahayana School. This title fully reveals the objectives, principles and methods of cultivation in the Buddha's teachings. "Infinite Life" in this sutra's title embodies the  most important of all the other infinities, including infinite wisdom, abilities, virtues, wealth, etc. Without infinite life, one  could not enjoy all these other infinities. The infinity of our natural potential is what Pure Land practitioners seek and the  virtues and capabilities of our innate Self-Nature are infinite. Furthermore, infinite Dharma originates from Self-Nature. Thus, the immeasurable unbounded existences of the Ten Realms are created by the Self-Nature.  

The word "Adornment" in the sutra's title represents truth, goodness, beauty and wisdom, qualities that are not a true reality in this world. They exist within the Self-Nature and will be found when one seeks within.  

The principles of cultivation are also expressed by "Purity, Equality and Enlightenment." Purity represents the Buddha Jewel; Equality represents the Dharma Jewel; and Enlightenment represents the Buddha Jewel. These three concepts are also equivalent to the  Three Learnings, and cover the Buddha's forty-nine years of teachings. Purity stands for self-discipline and the Vinayas (Precepts);  Equality stands for the Concentration and the Sutras; Enlightenment stands for the Wisdom and the Sastras (Commentaries).  

If we have a busy lifestyle and do not have time to study numerous Buddhist sutras, we can start from this Infinite Life Sutra. Once thoroughly understanding it, not only will one understand Buddha Shakyamuni's teachings but also the teachings of all the  Buddhas, because all these teachings come from the Self-Nature.  

The Buddha Speaks of the Infinite Life Sutra of Adornment, Purity, Equality, and Enlightenment of the Mahayana School expresses the essence of all sutras. Practicing according to the teachings in this sutra fulfills the requirements of taking refuge in the Triple  Jewels! 

Today, I have explained to everyone the meaning of taking the Three Refuges. We will begin the Three Refuges Ceremony by sincerely and respectfully repeating the oath three times in front of the Buddha, vowing to be willing to become Buddha's student and to learn  from him. I, Venerable Chin-Kung, will be the witness and initiation teacher. Please remember that one does not take refuge in the  monk conducting the ceremony, but rather in the Buddha, the Dharma and the Sangha, thus becoming students of the Triple Jewels.  

The following is a simple yet solemn initiation ceremony. Everyone will receive a certificate of the initiation with an oath  extracted from the Book of the Precepts by Dharma Master Hong-I. We use it for commemoration and simplicity. Let us stand in front  of the Buddha's and Bodhisattva's images with our most sincere, pure, compassionate and respectful heart. Repeat after me, "I  solemnly pledge to be a student of the Triple Jewels. From now on, I will cultivate according to the Buddha's teachings, will seek  rebirth into the Pure Land and will help all other sentient beings to understand the truth of the Dharma." 

What is Taking Refuge? 

Taking Refuge means to return and rely. From where do we return  from and upon what do we rely? When we take refuge in the  Buddha, we  are returning from our deluded state of mind and relying upon an  Awakened, Understanding mind. When we take refuge in the  Dharma, we are returning from deviant views and relying upon proper views and understanding. When we take refuge in the Sangha, we  are returning from pollution and disharmony and relying upon Purity of Mind and the Six Principles of Harmony. Taking refuge in the  Triple Jewels restores the complete wisdom and abilities of our Self-Nature. We will attain purity, equality, honesty, contentment,  compassion and overall, true happiness.  

The Buddha Jewel 

Buddha is a Sanskrit word meaning Awareness and Understanding. When we take refuge in the Buddha, we vow to return from blind faith and delusion and rely upon Understanding and Awareness as a way of life. We are not relying upon the statues or  Buddha-images, but rather the spirit of understanding and awareness they represent.  

As students of the Pure Land Teachings, we learn to rely upon Buddha Amitabha's lessons on wisdom and compassion. The name "Amitabha" stands for Infinite Light and Infinite Life. When we follow his teachings, we will attain wisdom, happiness and longevity. 

This is taking refuge in the Buddha. 

The Dharma Jewel

Dharma means Right Understanding and Views. Delusion has obstructed us from seeing the true face of people and the reality behind matters and objects. This has caused us to look at life and the universe in a distorted and deviant way. When delusion is cleared  and our minds are pure to an extent, we give rise to wisdom. With wisdom, we are able to see all people and matters completely and  clearly. When our hearts are pure, we can see the past, present and future. Only when we have clearly seen the whole can our  viewpoint and understanding be considered right. 

The Buddha's mind is pure without the slightest pollution and therefore sees everything clearly and entirely. We can rely upon the sutras, which are the recorded teachings of the Buddha, because they speak entirely of the truths the Buddha has seen. They  teach and show us the way to attain Purity of Mind, to see life and the universe most clearly and become just like the Buddhas. 

As students of the Pure Land Teachings, we should rely upon the five Sutras and one commentary of the Pure Land as guidelines of practice: 

1. The Buddha Speaks of the Infinite Life Sutra of Adornment, Purity, Equality and Enlightenment of the Mahayana School

2. The Amitabha Sutra 

3. The Visualization Sutra 

4. "The Chapter of Universal Worthy Bodhisattva's Conduct and Vows," from the Flower Adornment Sutra 

5. "The Chapter on the Foremost Attainment of Great Strength Bodhisattva through Buddha Recitation,"from the Surangama Sutra 

6. "Vasubandhu Bodhisattva's Report on the Way to Reaching the Pure Land." 

This is taking refuge in the Dharma.  

The Sangha Jewel 

Sangha means purity and harmony. Today's world is full of pollution; pollution of mind, spirit, views and body. Even the  earth and atmosphere are hazardly polluted. The Buddha taught, "The environment changes according to our state of mind." We would do  well to return from all these pollutants and rely upon Purity of Mind, for it is the key to saving our Earth.

 There is also great disharmony in our world today, among spouses, families, friends, societies and countries which has brought us much suffering and many disasters. The Buddha taught us to rely upon the Six Principles of Living in Harmony to establish  harmonious relationships between others and ourselves. 

As students of the Pure Land Teachings, we rely upon wisdom and compassion as our way of treating others and dealing with  affairs.Great Strength Bodhisattva represents wisdom. His choice of the Buddha Recitation method of practice is wisdom in its  highest form. Guan Yin Bodhisattva represents compassion; when we help introduce the Pure Land Teachings to others, we are  practicing the compassion of Guan Yin Bodhisattva. 

This is taking refuge in the Sangha. 

To the Buddha I return and rely, returning from delusions and relying upon Awareness and Understanding. 

To the Dharma I return and rely, returning from erroneous views and relying upon Proper Views and Understanding. 

To the Sangha I return and rely, returning from pollution and disharmony and relying upon Purity of Mind and the Six Principles of Harmony. 

 

 

--- o0o ---

 Mục lục | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3

Quyển 4 Quyển 5 | Quyển 6

 

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-7-2004

 
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

曹村村 阿彌陀經教材 デイスク回入と回出の意味 phap mon tinh do la phap mon dua tren nen tang tu vu lan báo hiếu hóa thân của lạt ma yeshe duong Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe 七五三 広島 Туркестанская область ä å é Žæ 作æ 剃度出家 tu buoi le truyen ngoi cho con cua vua tran nhan ç ºä ç Ÿå æœ å œæ lien tri canh sach ç¾ thai Thân trung ấm lý お寺との付き合い 檀家 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 nhân vía bồ tát quán thế âm 19 ด หน ง 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 phÃƒÆ thu rÑi phát làm thế nào để vẹn toàn lễ nghĩa Đọc lam the nao de thuyet phuc bo me cho con di tu ThẠy 貪 嗔 癡 慢 สโตร ส รา モダン仏壇 激安仏壇店 phật giáo lễ 首座 vì sao vua lương võ đế cả đời xây 崔红元 quen 三年级上册数学应用题 档案管理工作总结 từ thể loại văn bản kinh phật ở ấn anh 放下凡夫心 故事 thiện