.

 

Cây Giác-Ngộ
The Tree of Enlightenment.

Nguyên tác: Peter Della Santina, Ph.D.
Việt dịch: Minh Thiện Trịnh Chỉnh
Melbourne 2002
---o0o---

Chương 35 

(Trang 306 - 312)

Siêu thức

Supramundane consciousness.

~~~~~~~

Dựa vào tập sách Luận Tạng đầu tiên ‘Phân loại các Pháp’ (Dhammasangani), trong chương kết thúc này, tôi xin phân tích các loại thức thuộc về ‘siêu thức’ (alokiya chitta). Ðây là cách phân loại cuối cùng của 4 cách phân loại các thức (xin xem từ đầu Chương 32).

Có hai cách phân biệt các loại thức siêu thế gian với các loại thức thế gian (dục giới, sắc giới và vô sắc giới). Hướng phân biệt đầu tiên là dựa vào sự quyết định và phương hướng. Thức thế gian thì đã bị định nghiệp, không định hướng, thuộc vào nghiệp lực và cơ duyên, trong khi siêu thức có tính cách đang được quyết định, có thể hướng về một mục tiêu và không tùy thuộc vào các lực bên ngoài nó. Siêu thức là đang được định hướng, chính yếu là ở trí huệ chứ không phải ở định nghiệp.

Cách phân biệt thứ hai: trong khi đối tượng của các loại thức thế gian là những hiện tượng đã bị tác động, thì các đối tượng của các loại thức siêu thế gian là những hiện tượng không bị ảnh hưởng gì cả, đó là niết bàn. Ðức Phật nói đến niết bàn là một tình trạng vô sanh và vô tác. Một tình trạng như vậy là điều cần thiết để thoát ra khỏi thế giới đau khổ và bị tác động. Với ý nghĩa này, đối tượng của siêu thức là vô tác và không còn bị ảnh hưởng nữa.

Một cách tổng quát, chúng ta có thể chia ra các loại thức siêu thế gian thành 4 loại chủ động và 4 loại thụ động. Thường thì các loại thức hoặc chủ động hoặc thụ động. Loại thụ động có thể gây ra kết quả (reactive, resultant) hoặc bất động hay thực dụng (inactive, functional). Trong siêu thức không có các loại thức bất động bởi vì ở đây các loại thức là ‘đang được quyết định’ chứ không phải là ‘đã bị định sẵn’.

Trang 307. Tám loại căn bản siêu thức này, 4 chủ động và 4 thụ động, tương đương với Tứ Thánh Quả: Tu đà hoàn (Sotapanna), Tư đà hàm (Sakadagami), A na hàm (Anagami), và A la hán (Arhat, Vô sanh). Ở đây tôi phải phân biệt rõ thêm giữa thức thế gian và thức siêu thế gian. Trong thức thế gian, các loại chủ động, gây kết quả có thể bị gián đoạn qua một thời gian tương đối dài: nó phải đợi đến một thời gian khá lâu sau đó trong hiện tại và có thể cả kiếp sau mới có thể gây ra quả. Chẳng hạn, trong trường hợp của thức sắc giới và vô sắc giới, phải đợi đến một đời sau đó, thức kết quả mới xảy ra. Còn trong các loại thức siêu thế gian, thức kết quả (hay thành tựu) theo ngay sau thức chủ động (hay con đường đạo) ngay sau đó.

Tám loại thức siêu thế gian có thể trở thành 40 bằng cách kết hợp từng cái một trong 8 cái với từng cái một trong Ngũ Ðịnh sắc giới. Bốn loại siêu thức chủ động (tức các thức tu cho quả Tu đà hoàn, v.v...) kết hợp cùng với thức thuộc định đầu tiên..., nhờ thế có 20 loại siêu thức chủ động cùng với quả Tứ thánh và 5 định sắc giới. Cũng vậy, 4 loại siêu thức gây kết quả (thức quả của Tu đà hoàn...) kết hợp với thức thuộc về định đầu tiên..., nhờ thế có 20 loại siêu thức gây kết quả và tất cả là 40.

Trang 308. Ðiều này xảy ra như sau: dựa vào định đầu tiên của sắc giới, con đường đạo và thành quả thức của các vị Tu đà hoàn xuất hiện. Cũng vậy, căn cứ vào các định thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm, con dường đạo và thành quả thức của các vị Tu đà hàm, A na hàm và A la hán xuất hiện. Vì vậy thức thuộc về thức siêu thế gian được phát triển dựa vào các định khác nhau.

Chúng ta hãy tiếp tục định nghĩa thêm 4 giai đoạn giác ngộ Sơ quả Tu đà hoàn, Nhất Lai Tu đà hàm, Bất Lai A na hàm và Vô sanh A la hán. Sự tiến bộ của một bậc thánh qua bốn giai đoạn giác ngộ được đánh dấu bởi khả năng khắc phục một số kiết sử (kiết là trói buộc, sử là sai khiến; fetters) của người ấy. Có tất cả 10 kiết sử (samyojana.P) ‘trói buộc sai khiến’ ta vào thế giới này. Ta cần phải đoạn diệt để có thể hoàn thành giải thoát.

Ðắc Sơ quả đánh dấu việc trừ được 3 trói buộc sai khiến (kiết sử). Cái trói buộc sai khiến ta đầu tiên là sự tin vào một cái ta hiện hữu độc lập, thường hằng (sakkaya ditthi) tức là, lấy sắc và tâm (thọ tưởng hành thức) của cái ta làm cái ngã. Vì thế không phải là ngẫu nhiên khi nói rằng các loại thức thế gian bị ảnh hưởng bởi 5 uẩn, trong khi các loại siêu thức lại không bị. Khắc phục được kiết sử thứ nhứt đánh dấu con đường đi của một người từ tình trạng người trần tục lên quả vị thánh.

Kiết sử thứ hai được khắc phục bởi Vị Tu Ðà Hoàn là nghi hoặc (vichikichchha). Chủ yếu là nghi hoặc Phật, Pháp, Tăng, nghi cả về giới luật và thuyết duyên khởi.

Kiết sử thứ ba là tin về luật lệ và nghi thức (silabbataparamasa,P., Giới thủ kiến). Kiết sử này thường bị hiểu lầm, đặc biệt nói đến các sự hành trì của những người ngoại đạo; họ tin rằng chỉ cần gắn bó vào các qui tắc của giới luật và các nghi thức khổ hạnh cũng đủ dẫn họ đến giải thoát.

Trang 309. Khi ba điều trói buộc sai khiến này được khắc phục, ta bước vào dòng thánh (nhập lưu) và sẽ hoàn thành giải thoát không quá bảy kiếp người. Con người sẽ không bị tái sinh vào các hoàn cảnh khổ sở, bất hạnh (tức các cõi địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh), và được bảo đảm lòng tin tuyệt đối vào Phật, Pháp và Tăng.

Sau khi hoàn thành giai đoạn giác ngộ đầu tiên, bậc này tiếp tục làm yếu đi 2 kiết sử nữa, đó là tình dục và không thân thiện, nhờ vậy đạt được quả vị Nhất Lưu Tu đà hàm. Các kiết sử này rất mạnh, vì vậy nên ngay cả giai đoạn nầy, chúng chỉ được làm yếu đi, chứ không dứt bỏ được. Nhục dục và tính không thân thiện có thể vẫn thỉnh thoảng nổi lên, mặc dầu không khởi lên dưới hình thức thô tục mà ta thường thấy nơi những người trần tục.

Khi hai kiết sử này được diệt trừ, ta đạt được giai đoạn Bất Lưu A na hàm. Ở giai đoạn ba này người ta không còn tái sinh trong vòng sinh tử luân hồi mà chỉ ở các nơi sinh sống dành cho các vị Bất Lưu và A la hán.

Khi năm ràng buộc sai khiến còn lại được diệt trừ, người ta hoàn thành được đỉnh cao của các loại thức siêu thế gian, cái quả của siêu thức cho A la hán. Năm kiết sử đó là sự vướng mắc vào cõi sắc (rupa raga), vướng mắc vào cõi vô sắc (arupa raga), lừa dối (mana), kích động (uddahachcha), và vô minh (avijja).

Bốn giai đoạn này có thể được chia ra thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm 3 giai đoạn đầu là của người đang được huấn luyện, và nhóm 2 tức giai đoạn cuối là của người không còn cần được huấn luyện. Vì lý do này, ta có thể ví quả vị A la hán là một tiến trình của sự tốt nghiệp, giống như trong chương trình của các môn học trên đại học. Vào mỗi giai đoạn người ta khắc phục một vài hàng rào vô minh và vì thế tốt nghiệp lên một giai đoạn cao hơn trong tiến trình huấn luyện.

Vào thời điểm này, có một sự tiến bộ về phẩm: từ một hoàn cảnh không định hướng và đã bị định nghiệp tăng lên một hoàn cảnh có định hướng và đang được quyết định. Làm sao mà người ta tạo được niết bàn từ một vật của thức, nhờ chuyển hóa một thức thế gian mà vật đó đã bị điều kiện hoá, thành một thức siêu thế gian mà vật đó lại không bị điều kiện hoá? Làm sao mà người ta nhận ra được niết bàn? Ðiều này được hoàn thành qua sự hiểu biết đang được phát triển, hay trí tuệ (panna,P; prajna,S).

Trang 310. Ðể phát triển mức hiểu biết bát nhã ba la mật, chúng ta áp dụng hai phương pháp phân tích và tổng hợp của Vi diệu pháp (xem Chương 32). Chúng ta áp dụng phương pháp phân tích trong việc khảo sát thức và các đối tượng của nó, tức tâm và sắc. Qua sự phân tích này, chúng ta đi đến việc thừa nhận rằng những gì chúng ta trước đây xem nó là một hiện tượng đồng nhất, có nhiều thành phần thì thực ra nó bao gồm các yêu tố cá nhân, tất cả những cái này là vô thường và trong một tình trạng thay đổi liên tục. Ðiều này đúng sự thật cho cả tâm và sắc.

Cũng giống như vậy, chúng ta áp dụng phương pháp tổng hợp bằng cách xem xét các nhân và duyên tạo ra sự hiện hữu của mình. Ta liên hệ với những yếu tố nào để thành một thực thể tâm sinh lý? Sự xem xét này cho ta thấy rằng cá tính hiện hữu được là tùy thuộc vào 5 yếu tố: vô minh, ái, thủ, nghiệp và sự ăn uống dinh dưỡng.

Mức hiểu biết bát nhã ba la mật nói chung được phát triển qua việc áp dụng hai phương pháp phân tích nội tại và ngoại vi của Vi diệu pháp (Abhidharma), các hiện tượng tinh thần, vật chất và xem xét chúng liên hệ đến các nhân và duyên của chúng. Các sự điều tra phân tích và liên hệ cho thấy 3 đặc tính hiện hữu hỗ tương và phổ biến: vô thường, đau khổ và vô ngã. Bất cứ cái gì vô thường là đau khổ, vì khi ta thấy những yếu tố của kinh nghiệm tan rã ra thì sự phân hủy và sự vô thường của chúng là một cơ hội cho đau khổ. Ngoài ra, bất cứ cái gì vô thường và đau khổ thì không thể nào có cái ngã, bởi vì ngã không thể vừa là nhất thời vừa là đau khổ.

Hiểu thấu được 3 đặc tính này dẫn đến sự dũng cảm, sự tự do ra khỏi thế giới bị điều kiện hoá. Qua sự hiểu biết đặc tính này, người ta nhận thấy rằng 3 cõi thế gian giống như một cây chuối tức không có bản thể. Nó dẫn đến lònh dũng cảm, hay sự thoát ra khỏi cõi bị điều kiện hoá, và giúp cái thức hướng thẳng tới một đối tượng không bị điều kiện hóa, tức niết bàn.

Trang 311. Bất cứ một trong ba đặc tính đều có thể phục vụ như là chìa khóa cho việc chuyển hướng này. Bất cứ một trong ba đặc tính có thể được xem là một vật để quán tưởng hầu phát triển sự hiểu biết con người. Chúng ta có thể thấy điều này trong các tiểu sử kể lại của các Ðại Ðệ tử của Phật. Khema, chẳng hạn, đã hoàn thành giải thoát qua việc quán tưởng vô thường (xem Chương 22).

Một khi ta đã phát triển sự hiểu biết bát nhã ba la mật thành một trong ba đặc tính phổ biến này, ta có thể chứng nghiệm trong thoáng qua hình ảnh của niết bàn. Sự làm quen đầu tiên về niết bàn có thể được xem giống như một lằn chớp còn lại trong một thời gian lâu vào tâm thức của ta, và có thể giúp ta tiếp tục trên con đường mà ta biết rằng mình đang đi đúng hướng.

Cái nhìn lướt qua về niết bàn được hoàn thành bởi vị Tu đà hoàn có tác dụng như sự định hướng, nhờ đó ông hướng sự tiến bộ của mình về phía niết bàn. Người ta có thể nói nó giống như sự phát triển sự hiểu biết dần dần để đạt được một kỹ năng. Sau khi điều khiển xe đạp chạy được vài chục thước mà không ngã, ta có thể tốn thêm một thời gian nữa trước khi thành một tay chuyên nghiệp trong việc lái xe đạp. Sau khi lái thành công không ngã trong vài chục thước đầu tiên, người ta không bao giờ quên cái kinh nghiệm ấy và có thể tự tin tiến đến mục tiêu của mình.

Chính trong ý nghĩa này mà sự quán tưởng 3 dặc tính dẫn đến 3 cửa giải thoát: cửa không dấu hiệu, cửa không mong cầu, và cửa không. Quán đặc tính của vô thường dẫn đến cửa không dấu hiệu; quán đau khổ dẫn đến cửa không mong cầu hay không tham dục; và quán vô ngã dẫn đến cửa không. Ba cửa giải thoát này là sự kết thúc của việc quán tưởng vào 3 đặc tính phổ biến trên.

Trang 312. Vì thế người ta dần dần tiến lên qua 4 giai đoạn của giác ngộ và sau đó hoàn thành quả vị A la hán, giai đoạn chiến thắng các phiền não trong đó các gốc rễ bất thiện như tham, sân, si hoàn toàn được tẩy trừ. Sau khi diệt phiền não, A la hán thoát khỏi vòng sanh tử và không còn tái sinh.

Mặc dầu có vài mưu toan muốn làm hoen ố quả vị A la hán với sự kết tội là ích kỷ, nhưng mục tiêu của quả vị A la hán là một mục tiêu có lợi lạc và từ bi. Người ta chỉ cần xem xét những lời chỉ dạy của Phật cho các các đệ tử A la hán xuất chúng và nhìn vào các sư nghiệp của các đệ tử này, ta thấy rằng trong thời của đức Phật, quả vị A la hán không phải là một tình trạng thụ động và ích kỷ. Xá Lợi Phật, Mục Kiền Liên và những vị khác đã tham gia tích cực vào việc hoằng pháp cho cả hai giới cư sĩ và tăng sĩ trong Giáo hội Phật giáo. Chính Phật cổ vũ các đệ tử A la hán đi làm lợi ích cho chúng sanh. Mục tiêu của A la hán là mục tiêu huy hoàng và xứng đáng mà chúng ta không được coi thường dưới bất cứ cách nào vì rằng tín ngưỡng Phật giáo cũng thừa nhận mục tiêu Phật riêng tư hay cá nhân (tức Phật Ðộc giác, Phật Duyên giác, Phật Bích chi, Pachchekabuddha) và mục tiêu của quả vị Phật.

---o0o---

Chương 34 | Mục lục | Chương 36 


| Mục lục tác giả | Tủ sách Phật Học |
---o0o---

Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật : 01-03-2002


 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

天计算器 ï¾ å cáo 仏壇のお祝いセット tức má Ÿ Chất tạo ngọt có tác dụng giúp giảm 佛教中华文化 长寿和尚 Lá Ÿ 曹洞宗布教師養成所 Cho sanh tâm vô trú Trà biet song thi thanh tho tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 履职总结 地风升 Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 研究生奖学金自我总结 净名言警句摘抄 æ žä ç 那是一次成功的尝试素材初中 bÃ Æ nghiệp 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 云南省拆除水箱套什么定额 华藏法门 寺院 募捐 lua Mộc người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 曹村村 阿彌陀經教材 デイスク回入と回出の意味 phap mon tinh do la phap mon dua tren nen tang tu vu lan báo hiếu