Cư
Trần
Lạc
Ðạo
Cư
sĩ
Chính
Trực
1999 - PL 2543
Kính
dâng
Hòa
Thượng
Bổn
Sư
chứng
minh.
Thành
tâm
tri
ơn
các
báo
chí
Việt
Ngữ
và
Phật
Giáo,
đã
giúp
đỡ
phổ
biến
trong
các
năm
qua.
Ðược
chỗ
không.
Không
chỗ
được.
Thực
tu
thực
chứng.
Vô
tu
vô
chứng.
(Cư-sĩ
Chính-Trực)
Như
hà
thị
đạo?
Bình
thường
tâm
thị
đạo.
Thế
nào
là
đạo?
Tâm
bình
thường
là
đạo.
Như
hà
thị
Phật?
Tức
Tâm
Tức
Phật.
Thế
nào
là
Phật?
Phật
tức
Tâm,
Tâm
tức
Phật.
No
gains
without
pains.
Nhân
bất
phong
sương
vị
lão
tài.
Người
không
sương
gió,
khó
thành
công.
Người
không
khổ
đau,
sao
ngộ
đạo.
(Cư-sĩ
Chính-Trực)
-oOo-
San
Sẻ
Phật
Pháp:
Vô
Biên
Phước
Ðức.
Thấm
Nhuần
Phật
Pháp:
Vô
Lượng
Công
Ðức.
Nhằm mục đích hoằng dương Chánh Pháp, các bài viết trong tập sách này được thành tâm dâng tặng các tổ chức, các tập san, các tạp chí, các hoạt động hoằng hóa lợi sanh, hoan hỷ cúng dường chư Phật Tử mười phương tùy nghi xử dụng, được phép in lại, đăng báo, thu băng, phát thanh, từng bài hoặc toàn tập, để phổ biến dưới mọi hình thức, một cách bất vụ lợi, không được bán dưới bất cứ hình thức nào.
Kính chúc quí độc giả cư trần lạc đạo.
Cư-sĩ
Chính-Trực
302
-
2
Dorado
Court,
Toronto,
Ontario
M3M
2E8,
Canada
Thương ghét, phải quấy, đẹp xấu, đúng sai, hơn thua, chính là vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm. Ðó chính thực là con trâu, mà người tu theo Phật phải chăn phải dắt, phải kềm phải chế, phải điều phải khiển, phải thuần phải phục, thúc liễm luôn luôn. Chăn trâu thành công thì Tánh Giác hiển lộ. Ðiều quan trọng là: "Con người hãy chăn dắt con trâu, chớ để con trâu dẫn dắt con người! Nếu để con trâu dẫn dắt, không biết con người sẽ đi về đâu?". Cho nên mới có pháp tu gọi là "Pháp Môn Chăn Trâu", chính là nghĩa đó vậy.
Chăn trâu nghĩa là: áp dụng Chánh Pháp, vào trong cuộc sống, của mình hằng ngày, dẹp trừ vọng tâm, vọng tưởng vọng thức, vọng niệm liên miên, chuyển hóa ba nghiệp, thân khẩu ý mình, bất lương bất thiện, thành ra ba nghiệp, hoàn toàn thanh tịnh. Chăn trâu nghĩa là: không theo sức mạnh, sức kéo sức lôi, của tâm tham lam, sân hận si mê.
Ðây mới chính là ý nghĩa thiết yếu của việc tu tâm dưỡng tánh theo đạo Phật: Trong tâm khởi niệm, nếu giác kịp thời, liền biết không theo, đó là Chơn Tâm. Trong tâm khởi niệm, nếu còn mê muội, không giác kịp thời, liền theo niệm đó, trở thành vọng tâm. Cũng ví như là: Khi có gió thổi, mặt biển nổi sóng, gọi là biển động. Mặc dù có gió thổi, mặt biển vẫn bình yên, đó là biển thái bình, ví như bản tâm thanh tịnh. Tu theo đạo Phật, không phải chỉ có: cúng kiến lễ lạy, van xin cầu nguyện, không còn gì khác!
Nếu con người biết sẵn sàng tha thứ cho người khác, cũng như đã từng nhiều lần trong đời, tha thứ cho chính bản thân mình, thì cảnh giới thiên đàng niết bàn cực lạc chính là đây, ngay trên thế gian này!
Sinh sự thì sự sinh. Nhân nào thì quả nấy. Gieo gió thì gặt bão. Có lửa thì có khói. Cầu nguyện khấn vái chỉ đem lại sự bình an tâm hồn tạm thời mà thôi. Bình an thực sự chỉ có cho người thiện tâm. Thiên đàng hay địa ngục, tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng tất cả thực sự chỉ là các trạng thái ở trong thâm tâm của tất cả chúng ta. Cũng ví như biển động hay biển lặng, tuy khác nhau, nhưng đều là hai trạng thái của biển mà thôi vậy.
Cảnh giới tịch diệt an lạc đó không dành riêng cho bất cứ ai, không thuộc bất cứ tôn giáo nào, không thuộc bất cứ sắc dân nào, không thuộc bất cứ thời đại nào. Bất cứ ai dẹp được một phần các tâm niệm sanh diệt, thì người đó sống được một phần trong cảnh giới an lạc tịch diệt.
(Toronto
-
Canada)
(Trang
nhà
Quảng
Đức,
05-2002)
Nguồn: www.quangduc.com