Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với
chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình,
tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu
mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của
Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng
của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm,
chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó,
các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được
ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có
vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và
với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng
chung. Nhằm giữ được các mục tiêu độc đáo của các
bài giảng, quyển sách này cố giữ không có nhiều từ khó hiểu.
Nó nhắm vào đại chúng không quen nhiều với các môn học hay các
loại ngôn ngữ kinh điển Phật giáo. Vì thế, các từ ngôn ngữ
gốc được giữ ở độ tối thiểu và các phụ chú đã được
tránh dùng. Các tên của kinh điển đôi khi được để nguyên không
dịch ra, đó là vì các chữ dịch tiếng Anh nghe không ổn và không
làm đề tài được rõ ràng hơn. Nói chung tôi hy vọng rằng quyển
sách này sẽ được xem như là bước đầu của việc giáo dục về
Phật giáo của các độc giả và đòng thời cũng không phải là
bước cuối. Quyển sách này có thể cung cấp như là một sự làm
quen tổng quát về các tông phái chính của Phật giáo, nhưng tôi
cũng không có ý cho nó là toàn bộ và dứt khoát. Tôi cũng
không dám xác quyết là không còn lỗi. Vì thế tôi xin lỗi trước
nếu có lỗi dù rằng tôi đã cố gắng hết sức mình. Một số từ ngữ và tên riêng thuộc ngôn ngữ gốc
mà hiện nay đã trở thành ngôn ngữ Anh như Pháp (Dharma), nghiệp
(karma), Niết bàn (Nirvana) và Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) đã được
dùng trong suốt quyển này đưới hình thức của tiếng Bắc Phạn
Sanscrit. Phần còn lại, các từ ngữ gốc Nam Phạn Pali, tựa sách và
các tên riêng đã được giữ lại trong phần I và IV được dựa
vào nguồn tài liệu Pali; trong khi đó các từ chuyên môn gốc Bắc
Phạn, các tựa sách và danh từ riêng đã được dùng trong phần II
và III hầu hết đều dựa vào nguồn tài liệu Bắc Phạn và Tây
tạng. Thỉnh thoảng, luật chung này đã được bỏ qua khi tên sách và
người muốn nói đến trong một tài liệu nhất đ?h lại xãy ra vào
các ngôn ngữ kinh điển khác. Trong nhiều trường hợp cả hai tiếng
Bắc Phạn Sanscrit và Nam Phạn Pali đều tương đối giống nhau, tôi tin
rằng độc giả trung bình sẽ không có sự khó khăn trong việc tìm
hiểu với sự sắp xếp này. Tôi chịu ơn rất nhiều một số lớn bạn bè cho việc
thực hiện quyển sách này. Trên và trước nhất, tôi xin cảm ơn
H.H. Sakya Trizin. Nếu không nhờ vị này, sở thích của tôi về Phật
giáo vẫn còn nông cạn và chỉ là tri thức mà thôi. Kế đến tôi
xin cảm ơn Yeo Eng Chen và nhiều thành viên của cộng đồng Phật giáo
Singapore. Nếu không có sự giúp đỡ và khuyến khích, các bài pháp
này sẽ không bao giờ được giảng và những bài viết gốc mà
quyển sách này dựa vào sẽ không bao giờ thực hiện được. Kế
đến nữa, tôi cũng xin cảm ơn rất nhiều bạn và học viên khắp
Á, Âu và Mỹ châu đã khuyến khích tôi nghĩ đến việc các bài
giảng pháp này có thể đem lợi lạc cho một giai tầng độc giả
nhiều hơn và cao hơn. Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn tất cả những
người nào đã liên hệ đến việc thực hiện thực sự quyển
sách này. Những người này bao gồm, các thành viên của nhóm
nghiên cứu Pháp Phật vùng Chico (California), đặc biệt, Jo và Jim
Murphy, Victoria Scott cho việc giúp đỡ soạn bản thảo của cô, L. Jamspal
cho việc giúp đỡ của anh về các từ nguyên ngữ, vợ tôi Krishna
Ghosh cho việc nàng bỏ ra hằng giờ kiểm lại bản thảo, và con trai
tôi Siddharta Della Santina cho việc vẻ bìa và sắp xếp chương trình
thành bản in. Sau cùng, tôi xin được cống hiến quyển sách này cho
đại chúng. Cơ sở Học hỏi Pháp Phật Chico hy vọng khởi xướng
được một chương trình, qua đó các tài liệu Nghiên cứu các Vấn
đề Phật giáo có thể có được cho các học viên Phật giáo qua
một số lớn phương tiện truyền thông mà khỏi phải qua sự trả
công có lợi nhuận. Hiện nay, quyển sách này đang có dưới hình
thức bìa cứng và trên mạng lưới toàn cầu. Trong tương lai, Cơ
sở Nghiên Cứu Pháp Phật Chico dự định in ra nhiều tài liệu quan
trọng trong các lãnh vực triết lý, thực hành và dân gian Phật
giáo, bao gồm tài liệu cho trẻ em và thanh thiếu niên. Chúng tôi sẽ
vui mừng có sự giúp đỡ của bất kỳ quí vị nào muốn đóng góp
dưới bất cứ hình thức nào cho những hoạt động giáo dục của
Cơ sở và chúng tôi mời các bạn tiếp xúc với chúng tôi cùng
với những lời đề nghị của bạn.
7.7.1997 Chico, California, USA.
Chico Dharma Study Foundation
26 Kirkway, Chico, CA. 95928
U.S.A.
E-mail: Dsantina@ecst.csuchico.edu
WWW: http:/ /www.ecst.csuchico.edu/~dsantina/
Trình bày : Nhị Tường
Cập
nhật : 01-03-2002
Nguồn: www.quangduc.com