.


 

Chánh Giác Tông

(Buddhavamsa)

Hòa thượng Bửu Chơn

Tam Bảo Tự, Đà Nẵng
In lần thứ nhất: 1954
In lần thứ hai: 1966

--- o0o ---

[01]

CHÁNH GIÁC TÔNG

NAMATTHU RATANA TAYASSA
Xin nghiêm Thân, Khẩu, Ý trong sạch để làm lễ Tam Bảo.

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMÀSAMBUDDHASSA (3 lần)
Tôi xin thành kính làm lễ Đức Thế Tôn, Ngài là bậc A-la-hán Vô thượng,
đã đắc quả Chánh Biến Tri, Tam-miệu Tam-bồ-đề.

PHẬT NGÔN

DHAMMO HAVE RAKKHATI DHAMACÀRIM
DHAMMO SUCINNO SUKHAMÀ VAHATI ESÀNISAMSO
DHAMMESUCINNE NA SUGGATIM GACCHATI DHAMMACÀRÌ

Người thực hành theo Pháp Bảo, thì Pháp Bảo hộ trì.
Người hằng tích trử Pháp lành thì được đến sự an vui và lợi ích .
Người thực hành theo Pháp Bảo, thì không sanh vào cảnh khổ.

--- o0o ---

 THẬP ĐỘ BA-LA-MẬT

Trước khi giải về pháp Chánh giác tông tôi xin giải tóm tắt về pháp Thập Độ tín dụng (DASAPÀRAMÌ) là pháp của chư Bồ-tát (chúng sanh mà giác ngộ hơn chúng sanh; BODHISATTA) quá khứ, vị lai và hiện tại nguyện thành một bậc Chánh Biến Tri (SAMMÀ SAMBUDDHA) đều phải thực hành theo cho tròn đủ và cho đúng thời kỳ nhất định mới chứng quả vị được.

DASAPARÀMÌ: Mười pháp Ba-la-mật hay Thập Độ là:

1. DÀNA PÀRAMÌ: Bố thí Ba-la-mật (Đáo bỉ ngạn tới bờ bên kia Niết Bàn).

2. SÌLA PÀRAMÌ: Trì giới Ba-la-mật.

3. NEKKHAMMA PÀRAMÌ: Xuất gia Ba-la-mật

4. PANNÀ PÀRAMÌ: Trí tuệ Ba-la-mật

5. KHANTÌ PÀRAMÌ: Nhẫn nhục Ba-la-mật

6. VIRIYA PÀRAMÌ: Tinh tấn Ba-la-mật

7. SACCA PÀRAMÌ: Chân chánh Ba-la-mật

8. ADHITTHÀNA PÀRAMÌ: Nguyện vọng Ba-la-mật

9. METTA PÀRAMÌ: Bác ái Ba-la-mật.

10. UPEKKHÀ PÀRAMÌ: Xả Ba-la-mật

Trong mỗi pháp trên đây đều chia làm 3 bực là: hạ, trung, thượng, thành ra 30 pháp. Mỗi pháp chia làm 3 bực là:

1. DÀNA PÀRAMÌ: Bố thí bực hạ.

KARUNOPÀYA KOSALLA PARITAHITÀ PUTTA DÀRASSA PARICÀGO DÀNA PÀRAMÌ NÀMA.

Người rành mạch trong lúc tâm minh phát sanh vì lòng bi mẫn thương xót đến kẻ khác rồi bố thí của cải, vợ, con, gọi là bố thí Ba-la-mật bậc hạ.

2. DÀNA UPPA PÀRAMÌ: Bố thí bậc trung.

KARUNOPÀYA KOSALLA PARITAHITÀ ANGA PARICÀGO DÀNA UPPAPÀRAMÌ NÀMA.

Người rành mạch trong lúc tâm minh phát sanh vì lòng bi mẫn thương xót đến kẻ khác rồi bố thí tay, chân, thịt, mắt, mũi, mình gọi là bố thí Ba-la-mật bậc trung.

3. DÀNA PARAMATTHA PÀRAMI: Bố thí bậc thượng.

KARUNOPÀYA KOSALLA PARITAHITÀ JIVITA PÀRICÀGO DÀNA PARAMATTHA PÀRAMÌ NÀMA.

Người rành mạch trong lúc tâm minh phát sanh lòng bi mẫn thương xót đến kẻ khác rồi bố thí mạng sống (là cắt đầu hoặc mỗ lấy tim mình mà cho kẻ khác) gọi là bố thí Ba-la-mật bậc thượng.

Còn 9 pháp kia khi thực hành cũng mường tượng như trên.

Chỗ nói đúng thời kỳ nhất định là: Phải biết chư Bồ-tát (là chúng sanh mà giác ngộ hơn chúng sanh, chớ không ai gọi là Phật Bồ-tát bao giờ), chia làm 3 bậc:

1- PANNÀDHIKA BODHISATTA: Chư Bồ-tát thuộc về huệ lực, phải tu trong 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp quả địa cầu.

2- SADDHÀDHIKA BODHISATTA: Chư Bồ-tát thuộc về tín lực là có nhiều đức tin, phải tu trong 8 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.

3- VIRIYÀDHIKA BODHISATTA: Chư Bồ-tát thuộc về tấn lực và nhiều sự tinh tấn, phải tu trong 16 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp quả địa cầu.

Nói về sự nguyện vọng của mỗi vị Bồ-tát chia ra làm 3 thời kỳ:

1. Chư Bồ-tát thuộc về Huệ lực:

a. Thời kỳ nguyện trong tâm không nói ra lời, là 7 A-tăng-kỳ.
b. Thời kỳ phát nguyện ra lời mà chưa gặp Phật nào thọ ký là 9 A-tăng-kỳ .
c. Thời kỳ gặp một vi Phật thọ ký cho tới khi thành tròn đủ 30 pháp Ba-la-mật và thành đạo là 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.

2. Chư Bồ-tát thuộc về Tín lực:

a. Thời kỳ nguyện trong tâm là 14 A-tăng-kỳ
b. Thời kỳ phát nguyện bằng lời nói mà chưa gặp Đức Phật thọ ký là 8 A-tăng-kỳ.
c. Thời kỳ gặp một vị Phật tổ thọ ký cho tới ngày thành đạo quả là 8 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.

3. Chư Bồ-tát thuộc về Tấn lực:

a. Thời kỳ nguyện trong tâm là 28 A-tăng-kỳ.
b. Thời kỳ phát nguyện bằng lời nói mà chưa gặp một vi Phật thọ ký là 36 A-tăng-kỳ .
c. Thời kỳ gặp 1 vị Phật tổ thọ ký cho tới ngày thành đạo quả là 16 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.

-oOo-

Tất cả chư Bồ-tát trên đây nếu nói tóm lại thì chỉ còn có hai bậc là:

1/ ANIYATA BODHISATTA: Bất Thường Bồ-tát là chư Bồ-tát chưa thành tựu được nguyện vọng, là chư Bồ-tát nào đã nguyện trong tâm hoặc nói ra nhưng mà chưa gặp được một vị Phật tổ nào thọ ký cho thì chưa chắc sẽ thành một bậc Chánh giác được.

2 / NIYATA BODHISATTA: Thường trụ Bồ-tát là chư Bồ-tát đã thành tựu được nguyện vọng là Bồ-tát đã được truyền hoặc một vị Phật tổ thọ ký, chắc chắn sẽ thành Chánh giác trong ngày vị lai.

-oOo-

SAMODHÀNA DHAMMA: 8 pháp tròn đủ.

Chư Bồ-tát phải có tròn đủ 8 pháp:

1- MANUSSATTAM: Phải là loài người chớ không phải trời hay thú.

2- LINGA SAMPATTI: Phải là nam nhơn chớ không phải là phụ nữ hay là bán nam bán nữ.

3- HETU: Có đủ duyên lành để đắc quả Alahán trong kiếp ấy (ví dụ như đạo sĩ Sumedha là Bồ-tát tiền thân Phật tổ Thích Ca)

4- SATTHÀRA DASSANAM: Gặp được Đức Phật ra đời và được làm một điều phước thiện nào tới Đức Phật ấy.

5- PABBAJJÀ: Phải là người xuất gia.

6- GUNA SAMPATTI: Phải đầy đủ những pháp của bậc cao nhơn là có ngũ thông và bát thiền.

7- ADHIKARO: Đã được làm phước báu cao thượng là bố thí mạng sống mình và vợ con mình do tâm nguyện cho thành Chánh giác.

8- CHANDATÀ: Phải có ý nguyện đầy đủ quyết cho thành một bậc Chánh giác dầu cho khó khăn, khổ sở thế nào cũng không nao núng và thối chuyển.

Chư Bồ-tát nào có tròn đủ 8 pháp trên đây, thì mới được chư Phật thọ ký cho và từ ấy mới gọi là NIYATA BODHISATTA, là Bồ-tát chắc chắn sẽ thành Chánh giác không sai.

-oOo-

BUDDHA BHÙMI: 4 Pháp căn cứ của chư Bồ-tát đã được thọ ký.

1) USSÀHA: Rất siêng năng dõng mãnh trong sự làm điều thiện.

2) UMMAGGA: Có trí tuệ phân biệt thiện ác, để xa lánh điều dữ và hành theo điều lành.

3) AVATTHANA: Có chí quả quyết và cứng rắn là khi đã làm một điều thiện nào không hề thối chuyển và ráng làm cho tới thành tựu.

4) HITACARIYÀ: Khi làm một việc nào toàn là việc hữu ích cho mình và cho kẻ khác.

Chư Bồ-tát đã được thọ ký một khi làm một việc chi đều lấy 4 pháp trên để làm căn cứ cho tâm mình.

-oOo-

AJJHÀSAYA: 6 khuynh huớng của Bồ-tát

Chư Bồ-tát đã được thọ ký đều có 6 khuynh hướng.

1) ALOBHAJJHÀSAYA: Có khuynh hướng không tham, và luôn luôn có tác ý muốn dứt bỏ của cải mình để làm việc hữu ích cho kẻ khác.

2) ADOSAJJHÀSAYA: Có khuynh hướng không sân, và luôn luôn có tâm từ bi đối với kẻ khác.

3) AMOHAJJHÀSAYA: Có khuynh hướng không si, và có trí tuệ suy xét rõ rệt rồi mới tin.

4) NEKKHAMMAJJHÀSAYA: Có khuynh hướng muốn xuất gia, và có ý dứt bỏ các sự quyến luyến.

5) PAVIVEKAJJHÀSAYA: Có khuynh hướng ở nơi thanh vắng, và có ý muốn xa lánh các bè bạn và nơi hội hợp đông đảo.

6) NISSARANAJJHÀSAYA: Có khuynh hướng muốn giải thoát khỏi ái dục, phiền não và sự khổ não của cõi thế gian.

Chư Bồ-tát đã được thọ ký rồi thì luôn luôn có những tư cách và nết hạnh đã kể trên.

-oOo-

ACCHARIYA DHAMMA: 7 pháp xuất chúng của chư Bồ-tát đã được thọ ký.

1) PÀPPATIKUTHA CITTO: Có tâm gớm ghê điều xất xa tội lỗi, là tâm của Bồ-tát đã được thọ ký rồi thì hổ thenï và ghê sợ điều tội lỗi cũng như người bị phỏng lửa thấy lửa ghê sợ vậy.

2) PASÀRANA CITTO: Có tâm vui thích theo điều thiện, là tâm của Bồ-tát lúc nào cũng vui tươi thỏa thích đến điều lành việc phải, một khi đã làm điều thiện nào thì sốt sắng vui vẻ làm cho đến khi được thành tựu không bao giờ bỏ dỡ.

3) ADHIMUTTA KÀLAKIRIYÀ: Tâm nguyện ngưng tuổi thọ đã nhứt định, là khi Bồ-tát sanh về cõi trời làm cho ngưng trệ sự tạo pháp Ba-la-mật để độ chúng sanh ở thế gian, ngài bèn nguyện cho tuổi thọ ở cõi trời ấy cho giảm đi để sanh xuống trần gian độ đời, liền khi ấy tuổi thọ giảm bớt và sanh liền xuống cõi thế gian.

4) VISESAJANATTAM: Là một bậc khác thường hơn tất cả chúng sanh khi ở trong bụng mẹ, vì tất cả chúng sanh khi ở trong bụng mẹ thì ngồi chồm hổm, hai tay nằm lại đở càm, mặt day vào lưng mẹ, đầu đội đồ mẹ mới ăn vào, mình ngồi trên vật thực cũ dơ dáy gớm ghê, còn Bồ-tát thì ở trong bụng mẹ rất sạch sẽ, mặt day ra phiá trước ngồi xếp bằng như vị pháp sư.

5) TIKÀLANNÙ: Có sự nghi nhớ và biết rõ 3 thời kỳ, khi kiếp chót sẽ thành đạo thì: khi đầu thai vào lòng mẹ, biết rõ ta đầu thai vào lòng mẹ, khi ở trong bụng mẹ cũng biết rõ đương ở trong bụng mẹ, lúc sanh ra khỏi lòng biết rõ đương sanh ra khỏi lòng. Còn chư Phật Độc Giác và hai Thượng Thinh văn thì chỉ biết trong hai thời kỳ, trừ lúc ra khỏi lòng mẹ thì không biết, còn 80 vị đại A-la-hán thì chỉ biết có một thời kỳ là lúc vào thai bào mà thôi.

6) PASÙTIKÀLO: Khi sanh ra thì Phật mẫu đứng sanh. Lúc ấy Bồ-tát xuôi hai tay xuống và tuột ra, cũng như vị pháp sư từ trên pháp tọa đi xuống vậy.

7) MASSUNA JATIYO: sanh ra trong loài người là tất cả chư Bồ-tát khi kiếp cuối cùng sẽ thành Chánh Giác thì sanh ra làm người, chớ không phải trời hoặc là súc sanh. Nếu sanh làm trời mà thành đạo thì loài người lại thối thoát kiếm cớ cho là trời mới tu thành Phật được, còn nếu sanh làm súc sanh thì loài người cho thấp hèn hơn mình cũng không chịu tu theo, nên chư Bồ-tát mới sanh ra làm người để độ chư thiên, loài người và súc sanh cũng được. Hơn nữa khi làm người lúc nhập Niết Bàn mới có Xá Lợi lại cho chư thiên và nhân loại lễ bái cúng dường.

7 pháp trên đây là xuất chúng (lạ thường) của chư Bồ-tát đã được thọ ký.

Tất cả chư Bồ-tát đã giải trên đây đều phải thực hành theo 10 pháp Ba-la-mật đúng theo khuôn khổ nhất định của thời kỳ và đã được một vị Phật tổ thọ ký, tiên tri cho biết trước rằng còn bao nhiêu năm, tháng, ngày v..v... sẽ thành môt vị Phật tổ, chừng ấy mới gọi là "Thường trụ Bồ-tát" và thế nào cũng đắc quả Chánh Biến Tri "A-nậu-la tam-miệu tam-bồ-đề" không sai vậy.

-oOo-

GIẢI VỀ A-TĂNG-KỲ: ASANKHÀYA

Một hôm có vị Tỳ khưu bạch với Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, 1 A-tăng-kỳ là bao lâu? Phật giải rằng: Không thể nói là bao nhiêu năm được, chỉ ví dụ cho hiểu thôi.

Theo trong Tam tạng (quyển 32 chương 86): Ví dụ như có 1 khối đá vuông vức 1 do tuần (16 cây số) trong 1 trăm năm có 1 vị Chư thiên xuống, lấy tấm lụa thật mõng quét khối đá ấy, rồi cách một trăm năm sau cũng quét như thế, cho tới khi nào khối đá ấy bằng mặt đất thì mới gọi là 1 A-tăng-kỳ. Hoặc ví dụ như 1 cái thùng vuông vức 1 do tuần đầy hột cải, trong 1 trăm năm mới có 1 vị Chư thiên tới lấy ra 1 hột, rồi cách 1 trăm năm sau lấy ra 1 hột nữa, lần lượt như thế cho đến khi lấy hết những hột cải trong thùng ấy mới gọi là A-tăng-kỳ.

Hay là viết 1 con số 1 rồi thêm 140 con số không (zéros) nữa cũng gọi là 1 A-tăng-kỳ, đây là A-tăng-kỳ của kiếp trái đất chớ không phải làm năm.

KIẾP (KAPPA): 1 thời gian

Chổ nói kiếp có 4 là : Thành, Trụ, Hoại, Không

1) Bắt đầu từ khi quả địa cầu cấu tạo đầu tiên như bọt nước rồi dần dần đặc lại như bột và cứng như đất thật lâu, không thể kể là bao nhiêu năm tháng nhưng chưa có ai ở (sanh) trên mặt địa cầu gọi là kiếp Thành.

2) Bắt đầu từ khi có 1 người đầu tiên sanh vào quả địa cầu cho tới khi người ta sanh ra vô số như hiện nay gọi là kiếp Trụ.

3) Bắt đầu từ khi trên mặt địa cầu không còn ai ở (sanh) nữa cho tới khi nước bể cả khô khan vì sức nóng của ánh thái dương rồi cháy luôn quả địa cầu đi gọi là kiếp Hoại.

4) Bắt đầu từ khi quả địa cầu đã tiêu hoại chỉ còn khí hư, u u, minh minh, không không vô cùng vô tận tạo nên quả địa cầu khác gọi là kiếp Không.

4 kiếp kể trên đây nhập lại thành 1 đại kiếp, mà chư Bồ-tát phải thực hành pháp Ba-la-mật cho đúng thời kỳ nhất định của những đại kiếp ấy.

--- o0o ---

Mục Lục | 1 2  | 3 |

--- o0o ---

Chân thành cảm ơn Ðạo hữu Bình An Son đã gởi tặng phiên bản này.
Trình bày : Nhị Tường

Cập nhật ngày: 1-2-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

cáo 仏壇のお祝いセット tức má Ÿ Chất tạo ngọt có tác dụng giúp giảm 佛教中华文化 长寿和尚 Lá Ÿ 曹洞宗布教師養成所 Cho sanh tâm vô trú Trà biet song thi thanh tho tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 履职总结 地风升 Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 研究生奖学金自我总结 净名言警句摘抄 æ žä ç 那是一次成功的尝试素材初中 bÃ Æ nghiệp 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 云南省拆除水箱套什么定额 华藏法门 寺院 募捐 lua Mộc người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 曹村村 阿彌陀經教材 デイスク回入と回出の意味 phap mon tinh do la phap mon dua tren nen tang tu vu lan báo hiếu hóa thân của lạt ma yeshe duong