.

 

Cây Giác-Ngộ
The Tree of Enlightenment.

Nguyên tác: Peter Della Santina, Ph.D.
Việt dịch: Minh Thiện Trịnh Chỉnh
Melbourne 2002
---o0o---

Chương 1

(Trang 149 - 155.)

Kinh Lăng già

The Lankavatara Sutra.

~~~~~~~

Kinh Lăng già tiêu biểu cho một bộ phận văn học sâu rộng và đặc biệt quan trọng cho sự hiểu biết phái Bắc truyền (Ðại thừa). Giống như kinh (Diệu) Pháp (Liên) Hoa và các kinh Bát nhã Ba la mật, kinh Lăng già là một tác phẩm lớn có rất nhiều tập. Nó phức tạp về ý tưởng và về lối sáng tác văn chương. Các học giả xác định niên đại tác phẩm văn viết này ở vào cuối thế kỷ thứ IV Tây lịch. Mặc dầu về niên đại xuất bản thì có thể được chấp nhận, nhưng về mặt ý tưởng thì nó đã có trong thời kỳ phôi thai và đã được các vị Tổ Bắc truyền như Vô Trước (Asanga0 và Thế thân (Vasubandhu) phân tách và hệ thống hóa. Vì cả hai vị đều sống vào thế kỷ thứ IV Tây lịch, nên chúng ta sẽ phải đặt vị trí việc thành lập các giáo thuyết Kinh Lăng già trước khá xa thời gian đó.

Ðiều này phù hợp với những gì tôi đã nói trước đây về nguồn gốc và tính chất xác thực của văn chương phái Bắc truyền (Ðại thừa) nói chung. Dù sao, chúng ta đã thấy nhiều ý tưởng phôi thai của phái Bắc truyền cũng có trong kinh điển phái Nam truyền (Tiểu thừa) (xem Chương 14). Kinh Lăng già là đại diện căn bản cho văn học kinh điển phái Bắc truyền (Ðại thừa). Ta có Du già tông (Ðại nhựt tông, Mật tông Tây tạng, Chơn ngôn tông Nhật bản, Yogachara), trường phái xác nhận sự hợp nhất của Thiền quán và Hành động; Duy thức tông (Vijnanavada), trường phái cho rằng chỉ có Thức; và Duy tâm (Chittamatra), trường phái cho cái Tâm là độc nhất (Duy Tâm). Văn học Trí huệ Bát nhã Ba la mật nói chung hình thành nền móng kinh điển của trường phái Trung Ðạo (Madhyamaka). Cũng như vậy, kinh Lăng già và một số các kinh khác hình thành nền móng kinh điển của trường phái Du già và Duy thức tông. Cũng xin nhớ rằng, các Pháp của trường phái này cũng có thể tìm thấy trong các Pháp của trường phái kia, và ngược lại.

Trang 150. Giáo lý mà nhờ đó kinh Lăng già nổi tiếng là tính ưu việt của (tâm) thức. Ðôi khi nó được gọi là giáo lý Duy Tâm, hay cái bản thể độc nhứt của thức. Kinh nói với những từ rõ ràng không nhầm lẫn rằng 3 cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới là chỉ do chính tâm mà thôi. Nói một cách khác, tất cả các sự vật có nhiều dạng của thế giới, các danh và các sắc của kinh nghiệm chỉ là những biểu hiện của tâm. Kinh Lăng già nói rằng sự bất lực của chúng ta để thoát ra khỏi sự phân biệt giữa các ý niệm ‘chủ quan - đối tượng’ là nguyên nhân của tái sanh trong luân hồi sanh tử. Ngày nào không giải thoát khỏi sự phân biệt đó, ngày đó ta tiếp tục bị tái sanh trong luân hồi. Vì thế chính cái khả năng làm ta thoát khỏi các ý niệm đối đãi ‘chủ - khách’ là chìa khóa giác ngộ.

Nhưng ‘Duy Tâm’ là gì mà Kinh Lăng già muốn nói đến? Ðó có phải là cái tâm quan sát, thực nghiệm, cái tâm tham dự vào những hoạt động của 6 thức không? Rõ ràng đấy không phải là cái tâm này. Cái tâm mà Kinh muốn nói đều vượt qua và tiêu diệt các ý niệm đối đãi về hiện hữu - phi hiện hữu, giống - không giống, thường - vô thường. Nó vượt qua các ý niệm về ngã, bản thể và nghiệp quả. Nó cũng vượt lên trên ý niệm nhân quả. Theo Kinh, tất cả các ý niệm đều là sản phẩm của sự tưởng tượng giả tạo hay ‘phân biệt sai lầm’ (biến kế, vikalpa). Cái tâm mà Kinh nói không tham dự vào những ý niệm đối đãi. Từ điều này, rõ ràng cái tâm mà Kinh đề cập một cách chính xác là ‘tánh không’ (shunyata) mà kinh văn Bát nhã Ba la mật đã diễn đạt.

Nếu cái tâm mà Kinh Lăng già nhấn mạnh vượt qua các ý niệm đối đãi về hiện hữu - phi hiện hữu, giống - khác, v.v...vậy thì cái thực thể bất nhị của nó biểu hiện như thế nào trong các sự vật đa dạng của thế gian? Kinh Lăng già và cả trường phái Duy Tâm đã trả lời chi tiết bằng hệ thống Tám loại thức. Nó bao gồm sáu thức ta hằng quen thuộc trong tín ngưỡng Phật giáo nói chung (năm thức hiện lên cùng với năm giác quan, và thức thứ sáu, tức ý thức, hiện ra cùng với khả năng của tâm). Hai loại kế là thức chứa hay tàng thức (A lại da thức, alaya-vijnana) và trí phiền não (klishtamanas-- mana=mạn, kiêu căng). Tám thức này tạo thành căn bản triết lý của Du già tông (Yogachara) và Duy thức tông (Vijnanavada).

Kinh này đã dùng thí dụ để mô tả tiến trình phân chia đối nghịch từ một tình trạng tâm không đối đãi, chơn đế thành một tình trạng tâm tách vỡ ra từng mảnh, do bởi 6 thức quan sát mà chúng ta kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày. Thí dụ này là biển, gió và sóng. Dưới biển sâu yên tĩnh thế nào thì tàng thức A lại da sâu kín cũng thế. Bị gió chuyển, mặt đại dương mới khuấy động thành sóng, những sóng này quay tròn và quay cuồng mãi. Cũng vậy, chiều sâu yên tĩnh của tàng thức A lại da bị khuấy động bởi ngọn gió phân biệt, gây ra sóng. Sáu thức quan sát kia cũng vận hành tương tự như vậy.

Thủ phạm chính là ‘trí phiền não’ (klishtamanas, Trí Mạt na) gây khổ sở vì ngọn gió phân biệt. Chính vì phương tiện của trí phiền não này mà sự phân biệt mới xãy ra. Trí phiền não Mạt na là trung gian giữa Tàng thức và 6 thức thực nghiệm. Chúng ta có thể gọi trí phiền não Mạt na là cái tôi nguyên tắc, nguyên tắc của tính cá nhân hiện hữu (individuation) hay phân biệt.

Tàng thức giữ một vai trò đặc biệt quan trọng vì nó không chỉ hiện hữu giống như cái chiều sâu tĩnh mịch của đại dương mà nó còn vận hành như là một ‘kho chứa’ Ðây là lý do tại sao nó được gọi là ‘kho chứa’ bởi vì nó thu thập các hạt giống của các ấn tượng thuộc về cảm giác và hành động. Chúng ta có thể hiểu rõ thêm hệ thống Bát thức được giới thiệu trong Kinh Lăng già nếu chúng ta mường tượng được chúng trong một vòng tròn, giống hệt như các thành phần của thuyết Duyên khởi. Hiểu được vậy, ta sẽ có một biến hoá từ ‘tàng thức không đối đãi’ tiến qua sự vận hành phân biệt bằng phương tiện môi giới của ‘trí phiền ‘ (mạt na) và tiếp tục đi vào ‘sáu thức quan sát’, mà chúng lần lượt cung cấp cho tàng thức các ấn tượng về hành động, hay nghiệp quả. Như vậy là ta đã có một tiến trình vòng tròn, nơi đó tàng thức phát triển qua sự phân biệt cho sáu thức thực nghiệm, mà chúng lần lượt gieo trồng các hột giống cho các hành động tương lai trong mảnh đất phì nhiêu của tàng thức.

Trang 152. Tàng thức đặc biệt quan trọng trong Kinh lăng già và quả thật cho Phật giáo Bắc truyền (Ðại thừa). Trong bản dịch Tây tạng, tàng thức được gọi là thức cơ sở, làm nền tảng cho tất cả thức. Ðiều này có nghĩa là nó có tiềm năng cho cả luân hồi và niết bàn, hiện tượng và giác ngộ. Như vậy vì tính phân biệt mà tàng thức phát triển tuần tự thành sáu thức thực nghiệm, nhưng cũng nhờ diệt trừ tính này, tàng thức trở thành hạt giống của niết bàn.

Ðiều quan trọng là phải xét kỷ sự liên hệ giữa tàng thức và ý niệm Phật tánh (tathagatagarbha, Như lai tạng). Hẵn bạn cũng biết sự liên hệ tự nhiên giữa chúng theo những gì mà tôi đã nói về tiềm năng niết bàn của tàng thức. Kinh Lăng già mô tả cái tâm, hay thức, tự bản chất là thuần khiết. Thuần khiết như thế nào? Nghiên cứu tỉ mỉ Kinh Lăng già, văn học kinh điển và các luận thuyết khác, ta thấy rằng thuần khiết có nghĩa là ‘tâm không’. Vì thế, ‘cái thuần khiết nguyên thủy của tâm’ là cái tâm thuần khiết ngay từ đầu, từ bên trong, không có các đối đãi của hiện hữu - không hiện hữu, giống - khác, v.v.. Sự thuần khiết này tương đương với ‘tánh không’. Sự thuần khiết này chính là bản thể của Phật tánh, của tiềm năng về niết bàn của tàng thức.

Trang 153. Chính trong bối cảnh này mà Phật tánh giống như vàng, như đá quý, hoặc như một bộ đồ dơ bẩn. Sự thanh khiết nội tại (tánh không), thấy được tiềm năng, nhận ra Phật tánh, khi những uế trược của tính phân biệt được diệt trừ. Cái trong sáng của vàng, đá quý hay đồ dơ lộ trần ra qua sự tinh lọc, rửa sạch các uế trược cũng giống như bản chất nguyên thủy, nội tại, trống không và thanh khiết của tâm qua sự diệt sạch thói quen phân ‘chủ thể - khách thể’ bằng lối áp dụng kỷ luật của một vị Bồ tát.

Tánh Phật là tánh của tâm không và thanh khiết. Chính nhờ tánh không và thanh khiết chủ yếu này của tâm, tất cả giống vật hữu tình đều có tiềm năng để đạt Phật quả.

Trang 153. Một khối đồng có thể tạo thành một cái bô, một vật chứa nước ở đài tưởng niệm, hay một tượng Phật, cũng giống như ‘tánh không’ của tâm, tùy nhân và duyên, có thể xuất hiện dưới hình thức của một sinh vật bình thường, một Bồ tát hay môt vị Phật.

Phật Tánh không phải là ngã hay linh hồn. Cũng không phải là một bản thể tịch tĩnh. Nó có thể được so sánh với một dòng nước bởi vì nó luôn luôn thay đổi, có nhiều mặt và rất năng động. Chính vì lý do này mà, trong một Kinh nổi tiếng khác, Kinh Giải thâm mật (Sandhinirmochana), đức Phật có nói rằng tàng thức sâu sắc và tế nhị, chuyển động như một dòng nước với tất cả những hạt giống ấn tượng đầy cảm tính. Ðức Phật nói rằng ông không dạy cái ý tưởng tàng thức cho những người dại, vì sợ rằng họ có thể tưởng lầm nó ra thành một cái ngã. Ðiều thú vị để chú ý rằng trên căn bản, tàng thức tương tự với ý niệm tiềm thức tiệm tiến (bhavanga) của Nam truyền (Tiểu thừa) và được tìm thấy trong Vi diệu pháp. Tiềm thức này mang các hạt giống của những hành động đời trước. Ý niệm này được nới rộng và chi tiết hóa trong Kinh Lăng già và trong triết lý của trường phái Du già tông.

Trang 154. Kinh Lăng già gợi ý thêm một giáo thuyết quan trọng khác trong thời kỳ hình thành: giáo thuyết tam thân của Phật quả: pháp thân tức kích thước siêu việt (dharmakaya), báo thân tức kích thước thần thánh (sambhogakaya) và hóa thân tức kích thước thế gian (nirmanakaya). Tam thân phản ảnh 3 trình độ của thực tướng giác ngộ: 1. kích thước siêu việt đồng nghĩa với trình độ rốt ráo của giác ngộ, nó ra ngoài danh và sắc; 2. kích thước thần thánh, tượng trưng và lý tưởng của Phật quả, chỉ những vị đạt được tình trạng tâm linh cao mới với tới được; và 3. kích thước thế gian là kích thước của Phật quả, dựa vào đó tất cả chúng ta dù chưa giác ngộ có thể với tới được, có thể tham dự vào thế giới hiện tượng bình thường. Chính kích thước thế gian này xuất hiện vô số các hình thức để nuôi nấng dưỡng dục và giải phóng các giống hữu tình.

Bạn có thể nhớ lại bản thể của phái Bắc truyền (Ðại thừa) là lòng đại từ đại bi. Các phương tiện thiện xảo, có được là do lòng đại từ bi, biểu hiện cho việc nghĩ ra các giới luật, các cỗ xe cũng như vô số các hình thức khác nhau của Phật quả mà hóa thân trên thế gian. Theo Kinh Lăng già và những bản văn Bắc truyền khác, hóa thân Phật quả trên thế gian có thể đảm nhiệm bất cứ hình thức nào. Có thể là một hình thức đặc biệt có thể nhận ra được như Phật Thích Ca Mâu Ni rất quen thuộc với chúng ta; có thể là hình thức của một người say rượu, đánh bạc...để giúp đỡ hay giải thoát các giống vật hữu tình. Nếu Pháp Phật không ảnh hưởng được kẻ say rượu, người đánh bạc, cũng không lay chuyển được qua đạo hạnh của một vị Bồ tát thì Phật hay một Bồ tát khác sẽ đảm nhiệm vai trò một trong những người đồng hội đồng thuyền với anh ta, và qua việc thực hiện các phương tiện thiện xảo sẽ giúp giải thoát con người đó. Ngoài việc giữ vai trò các vật sinh động, Bồ tát có thể cũng mang hình thức các vật không sinh động, như đồ ăn, quần áo, thuốc men, cầu đường v.v...Ðiều này được Shantideva viết thật hay trong quyển Bồ tát Hạnh (Bodhicharyavatara) của ông. Ông nguyện rằng ông có thể thành đồ ăn cho những người đói khát, thuốc men cho những người bệnh, chỗ trú ẩn cho những kẻ vô gia cư. Vì thế, qua những phương tiện thiện xảo có được do lòng đại từ đại bi, đức Phật và Bồ tát xuất hiện dưới vô số hình thức mà ta không biết được và không nhận ra được, làm việc cho sự giải thoát các loài hữu tình, từng việc tùy theo nhu cầu và khả năng của các vị đó.

---o0o---

Chương 16 | Mục lục | Chương 18 


| Mục lục tác giả | Tủ sách Phật Học |
---o0o---

Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật : 01-03-2002


 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Và º ดวยอำนาจแหงพระพ 天计算器 ï¾ å cáo 仏壇のお祝いセット tức má Ÿ Chất tạo ngọt có tác dụng giúp giảm 佛教中华文化 长寿和尚 Lá Ÿ 曹洞宗布教師養成所 Cho sanh tâm vô trú Trà biet song thi thanh tho tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 履职总结 地风升 Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 研究生奖学金自我总结 净名言警句摘抄 æ žä ç 那是一次成功的尝试素材初中 bÃ Æ nghiệp 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 云南省拆除水箱套什么定额 华藏法门 寺院 募捐 lua Mộc người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 曹村村 阿彌陀經教材 デイスク回入と回出の意味