.


Kinh lời vàng

Tác giả: Dương tú Hạc

Dịch giả: HT Thích Trí Nghiêm

---o0o---

PHẦN THỨ NHẤT

QUY Y

CHƯƠNG I

TÍN NGƯỠNG

 

Quay về nương dựa nên gọi là quy y. Hành tướng quy y như con theo cha mẹ, nương dựa phục tùng; như dân nương nhờ vua, như người yếu nương nhờ kẻ mạnh. Nương Phật như thầy, nên gọi là quy y Phật. Nhờ pháp như thuốc, nên gọi là quy y Pháp. Nương Tăng là bạn, nên gọi là quy y Tăng.

Kinh Đại Thừa Nghĩa

 

Như người có tay, vào trong núi báu, tự do lấy ngọc; người có lòng tin cũng vậy, vào trong Phật pháp, tự do lấy của báu vô lậu.

Kinh Hoa Nghiêm

 

Như người không tay tuy đến núi báu, không lấy được gì. Người không lòng tin, dầu gặp Tam bảo cũng không ích gì.

Kinh Tâm Địa Quán

 

Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được.

Luận Trí Độ

 

Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền.

Kinh Tiểu Địa Quán

 

Ví như nhà vua, tạo lâu đài nơi bên thành, xây đắp chắc chắn, khiến không thể hư nát; bề trong quốc gia yên ổn, bề ngoài ngự phòng oán địch. Phật tử cũng vậy, phải kiên cố lòng tin tưởng đức Như Lai, khi lòng tin đã vững vàng thì quyết không theo những kẻ sa môn ngoại đạo phạm chí ác ma và ác thế gian. Ấy là đã xây dựng được lòng tin như lâu đài bền chắc. Là Phật tử phải bỏ điều ác, điều xấu mà tu các pháp lành.

Kinh Trung A Hàm

 

Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành.

Kinh Niết Bàn

 

Tin chơn lý thường trú gọi là lòng tin.

Kinh Lăng Nghiêm

 

Vì muốn đến niết bàn, nên tin Phật pháp, cần phải nghe mới được trí huệ, chẳng phải buông lung mà thông suốt; được như vậy thì lo gì đời nầy không vào được cảnh giới cao tột.

Kinh Tăng Nhứt A Hàm (văn Ba lị)

 

Lòng tin làm nhơn cho nghe pháp, nghe pháp làm nhơn cho lòng tin.

Kinh Niết Bàn

Đến bạn lành, được nghe pháp mầu nhiệm là được pháp các bậc thánh tôn yêu quí. Đức Như Lai trí tuệ hơn hết, trùm khắp hư không, nói ra giáo pháp, duy có Phật mới có thể hiểu thấu được. Vậy nên các ngươi cần phải nghe nhiều hiểu rộng chánh pháp, mới tin nổi lý chơn thiệt chánh pháp của Ta. Được làm thân người trong cõi người rất khó, mà được gặp giáo pháp Như Lai lại càng khó hơn. Vậy nên nghe được giáo pháp phải tinh tấn tu trì.

Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai Hội

Nhơn duyên được nghe chánh pháp, là gần gũi bạn lành; nhơn duyên gần gũi bạn lành đó là lòng tin vậy. Phát được lòng tin có hai nhơn duyên là: nghe pháp và suy nghĩ nghĩa lý của pháp.

Kinh Niết Bàn

Nói lòng tin có 4 món: một là lòng tin cội gốc, nghĩa là ưa nghĩ pháp chơn như; hai là tin đức Phật có vô lượng công đức, thường nhớ gần gũi, cúng dường, cung kính phát khởi căn lành để cầu xin nhất thế trí; ba là tin Pháp có nhiều lợi ích, thường nhớ tu hành cho rốt ráo; bốn là tin Tăng hay tu hành hạnh lợi mình và người, thường ưa gần gũi các vị Bồ tát cầu học hạnh như thật.

Luận Khởi Tín

Lòng tin lại có 2 món: một là từ nghe mà sanh, hai là từ nghĩ mà sanh. Những người từ nghe sanh mà chẳng từ nghĩ sanh, thì gọi là lòng tin chẳng đầy đủ. Còn có 2 món nữa: một là tin có Đạo, hai là tin có chứng Đạo. Lòng tin người nào chỉ tin có Đạo mà chẳng tin có các người chứng Đạo, ấy gọi là lòng tin chẳng đầy đủ.

Kinh Niết Bàn

 

Nếu có chúng sanh rõ tin Phật trí cho đến thắng trí, rồi tu các công đức để hồi hướng lòng tin. Những chúng sanh này ở trong hoa bảy báu, tự nhiên hóa sanh: xếp bằng mà ngồi trong chừng giây lát, thân thể sáng rực, trí tuệ công đức như các Bồ tát đầy đủ trọn vẹn.

Kinh Vô Lượng Thọ

Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin.

Kinh Bảo Tích

Nếu cầu Bồ đề để làm lợi ích chúng sanh, ấy là những kẻ vì chúng sanh hơn hết vậy; hạng nầy còn không thể so sánh huống là bậc trên nữa. Vậy nên đã được nghe các pháp này, kẻ trí thường sanh tâm vui pháp sẽ được đại phước không lường và mau được chứng đạo vô thượng.

Kinh Xuất Sanh Bồ Đề Tâm

 

Hoặc có người nói: Quả vô thượng chánh đẳng chánh giác, do lòng tin làm nhơn. Thật ra chánh nhơn của bồ đề (tức chánh đẳng giác) tuy còn nhiều vô lượng, nhưng nếu nói lòng tin, tức đã bao quát hết rồi vậy.

Kinh Niết Bàn

Bồ đề Tâm là con đường lớn, vì có thể đưa người được vào cõi Nhất thế trí.

Bồ đề Tâm là con mắt sáng, vì có thể xem thấy hết thảy đường chánh nẻo tà.

Bồ đề Tâm là mặt trăng sáng, vì soi rõ các tịnh pháp đều viên mãn.

Bồ đề Tâm là nước sạch, vì rửa sạch tất cả dơ bẩn phiền não.

Bồ đề Tâm là ruộng tốt, vì nuôi dưỡng chúng sanh trong sạch.

Bồ đề Tâm
là hạt giống tất cả đức Phật, vì có thể sanh tất cả pháp các đức Phật.

Kinh Hoa Nghiêm

Đại tín tâm tức là Phật tánh, Phật tánh tức là Như Lai.

Kinh Niết Bàn

Trăng Bồ đề trong mát, soi rốt ráo hư không, chúng sanh tâm nước sạch, bóng Bồ đề hiện ngay.

Kinh Hoa Nghiêm

(Văn Ba-lị): Đức Phật biết mở giây sanh tử cho tất cả chúng sanh: Ngài đích thân đối với thần nhơn, chỉ rõ pháp hiểu biết, khiến họ thấy hoặc nghe, đều được an tâm. Đức Phật thật là bậc Đạo nhơn, là Thiện nhơn, là Quyết định nhơn, là Vô lậu nhơn, vì Ngài thấu suốt thân mệnh, chính là bậc Đại nhơn trí tuệ cao cả vậy.

Kinh Tăng Nhứt A Hàm

(Cũng kinh này) Tỳ kheo nương Phật pháp mà sanh lòng tin: tin Đức Như Lai là: Thế Tôn, đẳng Chánh giác, Minh hạnh Túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng Phu, Thiên nhơn sư. Ngài chứng quả an lành không bệnh; tu nhẫn nại và tinh tấn mức trung đạo, chứng quả chẳng hư ngụy, chẳng mê hoặc. Đúng như thật đối trước các bậc sư chủ: Chỉ rõ đạo nghĩa, an trụ tinh tấn, bỏ pháp bất thiện, phát khởi thiện pháp, nương thiện pháp mà quyết định gắng gỗ bền chắc. Thế mới thành tựu bậc trí huệ chứng Vô thượng trí vậy.

(Văn Ba lị) Ta, tuy trong một nháy mắt, cũng chẳng rời trí lực sâu sắc của Phật Đà mà tỏ rõ nói pháp; nói pháp không ái và không phiền não của Phật Đà; với kẻ khác không còn so sánh. Ta chẳng phân biệt ngày, đêm, lấy con mắt tâm xem thấy hết. Ta tự tin rằng thoạt qua là hết đêm, cho nên trong giây lát chẳng bỏ rời. Ta tin và thích, tâm và niệm, khiến ta quy y Phật giáo vậy. Những người trí huệ cao cả như thế chẳng luận là nơi chỗ nào ta cũng vẫn đến quy y. Dầu cho thân ta già, sức ta yếu, không thể đi đến chỗ ấy được, nhưng tâm ta quyết định thường đi đến chỗ ấy. Thế thì tâm ta và tâm kẻ ấy phù hợp vậy.

Kinh Tiểu A Hàm

 

Hết lòng muốn thấy Phật, chẳng tiếc gì thân mạng, khi Ta và chúng Tăng, đồng đến núi Linh Thứu.

Kinh Pháp Hoa

Phật dạy: Nếu có Bồ Tát đem vui thắng ý, đến chỗ Ta phát khởi ý nghĩ như gặp cha, người kia sẽ được vào trong hàng ngũ Như Lai, như Ta không khác gì.

 Kinh Bửu Tích

(Văn Ba lị) Thưa Thế Tôn: Nếu pháp này chỉ có Thế Tôn thành tựu, mà Tỳ kheo chẳng đặng thành tựu, hay Tỳ kheo đặng thành tựu mà Tỳ kheo ni chẳng đặng thành tựu; hoặc Tỳ kheo ni đặng thành tựu mà các người tại gia Ưu bà tắc, Ưu bà di và các người còn dục lạc chẳng đặng thành tựu, thời pháp ấy chẳng được hoàn toàn. Nhưng pháp này đức Thế Tôn được thành tựu, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni đều được thành tựu. Hơn nữa, những người tại gia nam nữ và các kẻ còn dục lạc thảy đều được thành tựu, cho nên ta tin pháp này là hoàn toàn.

Kinh Trung A Hàm

 

(Văn Ba lị) Vì muốn đến Niết Bàn, tin, vâng các Thánh pháp, nghe, cầu được trí huệ, tinh tấn hay thông suốt.

Kinh Tạp A Hàm

Đứng đầu tất cả hạnh là đức tin, vì cội gốc các đức vậy.

Kinh Phạm Võng

Tất cả các công đức, đức tin là sứ mạng; trong các của báu, của đức tin đứng đầu.

Kinh Đại Trang Nghiêm

Tin là nguồn Đạo, mẹ công đức, nuôi lớn tất cả các pháp lành, dứt trừ lưới nghi, thoát dòng ái, mở chỉ Niết Bàn, đạo Vô thượng; tin lòng trong sạch không dơ bẩn, dứt trừ kiêu mạn gốc cung kính, là của thứ nhất trong kho Pháp, là tay trong sạch lãnh các hạnh; tin hay huệ thí tâm không tham; tin hay vui mừng vào Phật pháp; tin hay thêm lớn trí công đức; tin hay quyết đến cõi Như Lai; tin khiến các căn lành sáng suốt; tin sức bền chắc không thể hư; tin hay dứt hẳn gốc phiền não; tin hay hướng về Phật công đức; tin đối cảnh giới không tham lam, xa lìa các nạn, được không nạn; tin hay vượt khỏi các đường ma, thị hiện đạo Vô thượng giải thoát; tin chẳng phá hư giống công đức; tin hay nuôi lớn cây Bồ đề; tin hay thêm ích trí tối thượng; tin hay thị hiện tất cả Phật.

Kinh Hoa Nghiêm

Nếu có chúng sanh nào, chưa phát tâm Bồ đề, một khi nghe tên Phật, quyết định thành Bồ đề.

Kinh Hoa Nghiêm

Nếu người trồng căn lành, nghi thời hoa chẳng nở; lòng tin được trong sạch, hoa nở liền thấy Phật.

Luận Thập Trụ Tỳ BàSa

Bồ tát đối sanh tử, khi đầu tiên phát tâm, một bề cầu Giác đạo, bền chắc chẳng khá lay. Kia một niệm công đức, sâu rộng không ngằn mé, Như Lai phân biệt nói, trọn kiếp không thể hết.

Kinh Hoa Nghiêm

 

Tất cả tâm chúng sanh đều phân biệt hết, tất cả cõi vi trần hãy còn tính được số; mười phương cõi hư không, mảy lông cũng lường được, Bồ Tát sơ phát tâm, rốt ráo chẳng lường được.

Kinh Hoa Nghiêm

Như đấng Đại Phước rất cao kia, chẳng bằng phần mười sáu Đạo tâm; nếu muốn cầu phước như Tu Di, như cát sông Hằng ở cõi Phật, thảy đều tạo chúa, xây các tháp chẳng bằng Đạo tâm mười sáu phần.

Kinh Xuất Sanh Bồ Đề Tâm

Công đức Bồ Đề tâm, nếu có chất hẳn hỏi, khắp cả cõi hư không, không thể dung chứa hết.

Kinh Bảo Tích

Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới.

Kinh Hoa Nghiêm

 

Đức Phật bảo Ngài Di Lặc rằng: Nghe danh hiệu Đức Phật kia, vui mừng nhảy nhót, cho đến một niệm. Phải biết người ấy ắt được lợi lớn. Ấy là đủ công đức cao tột.

Kinh Vô Lượng Thọ

Đức Phật dạy: Nghe pháp hay chẳng quên, thấy kinh được rất mừng, ấy bạn lành ta vậy.

Kinh Vô Lượng Thọ

 

Ví như vàng Diêm phù đàn, chỉ thua ngọc Như ý, hơn tất cả các ngọc. Bồ Đề tâm như vàng Diêm phù đàn, cũng như vậy, chỉ thua Nhất thế trí, hơn tất cả các công đức.

Kinh Hoa Nghiêm

Ví như chim Ca lăng tần già, khi còn nằm trong trứng, đã có thế lực mạnh, các loài chim chẳng bằng. Vị Đại Bồ tát cũng in như vậy. Còn ở trứng sanh tử, đã phát tâm bồ đề, công đức rất thế lực, hàng Thanh văn Duyên giác làm gì so sánh kịp.

Kinh Hoa Nghiêm

Ví như hoa cây Ba Lợi Chất Đa, xông áo một ngày, hoa Chiêm Bồ, hoa Bà Sư, tuy xông ngàn năm, chẳng hay sánh nổi. Hoa Bồ đề tâm cũng lại như vậy, đem công đức xông một ngày, mùi thơm thấu mười phương cõi Phật, hàng Thanh văn Duyên giác, dùng trí vô lậu xông các công đức đến trăm ngàn kiếp cũng chẳng làm sao kịp được.

Kinh Hoa Nghiêm

Nghe Pháp khởi lòng tin, vui mừng không nghi ngại, chóng thành Đạo vô thượng; ngang hàng các Như Lai.

Tâm trong sạch như đồ đựng nước, hình bóng thường hiển hiện. Nhưng tâm chúng sanh nhơ bẩn như đồ bị nứt, thì chẳng thấy hình bóng Như Lai Pháp Thân.

Nếu hay tin, biết trừ kiêu mạn, phát tâm liền được thấy Như Lai, nếu còn dua vậy tâm chẳng sạch, ức kiếp tìm cầu khó gặp thay.

Kinh Hoa Nghiêm

Kiêu mạn, si tệ, biếng nhác, khó tin nổi pháp nầy, nhờ đời trước thấy Phật, như vậy ưa nghe Pháp.

Kinh Vô Lượng Thọ

Vua Di Lan hỏi ngài Na Tiên Tỳ Kheo rằng: "Người chưa chứng đạo Niết bàn làm sao biết Niết bàn là vui?" Na Tiên đáp: "Người sống chưa từng chặt tay, chân, mà có thể biết được nỗi đau khổ là vì thấy người bị chặt tay chân họ rên la; các vị Tiền Thánh, đã chứng được đạo Niết Bàn họ bảo thật vui. Do đó ta tin thật có vui vậy."

Kinh Na Tiên Tỳ Kheo

Hết nghi được chánh trí, Chúa cứu đời cao tột, Thế Tôn nói giã danh: tính, hạnh, trụ bồ đề.

Kinh Hoa Nghiêm

 

CHƯƠNG II

NIỆM PHẬT

 

Đức Phật bảo Ca Diếp Bồ tát: "Nếu có trai lành gái thiện naò, thường hay chăm lòng chuyên cần niệm Phật, hoặc nơi núi rừng, hoặc nơi xóm làng, hoặc ngày đêm, hoặc ngồi nằm, các đức Phật Thế Tôn thường thấy người này như hiện trước mắt.

Kinh Niết Bàn

 

Đức Phật bảo A Nan và bà Vi Đề Hy: "Các Phật Như Lai lấy pháp giới làm thân, cho nên vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh; vậy nên các ngươi mỗi khi tâm tưởng Phật, tâm nầy tức là 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Tâm này phải làm Phật vì tâm này là Phật. Các đức Phật là biển chánh biến tri, từ tâm tưởng mà sanh ra.

Nếu ai biết niệm Phật, thì phải biết người naỳ là hoa sen báu trong loài người, Đức Quan Thế A? Bồ tát, Đức Đại Thế Chí Bồ tát là bạn thù thắng của người ấy, và thường ở đạo tràng sanh trong nhà các đức Phật.

Kinh Quán Vô Lượng

 

Nếu ai hay chăm lòng niệm Phật luôn, thẳng ngồi chánh định, quán tưởng sắc thân Phật, nên biết người này lòng như lòng Phật cùng Phật không khác. Tuy còn ở trong phiền não mà chẳng bị các điều ác che lấp, sang qua đời sau họ sẽ rưới những trận mưa đại pháp.

Kinh Quán Phật

 

Nếu người trì Phật danh, chẳng sanh tâm khiếp sợ, có trí huệ mà chẳng dua vậy, thường ở ngay trước các đức Phật.

Kinh Thập Nhị Phật Danh

 

Nếu có người, ngày ngày xưng tụng danh hiệu Như Lai, những chúng sanh ấy có thể xa lìa chốn tối tăm, lần lữa đốt được các phiền não. Như vậy xưng niệm nam mô Phật, thì ngữ nghiệp chẳng luống công. Như vậy ngữ nghiệp gọi là tay cầm cây đuốc lớn hay soi phá các phiền não tối tăm.

Kinh Bảo Tích

 

Quy y, cung kính nhớ tưởng Phật chắc được ra khỏi sanh tử, đến Niết bàn. Cho đến, hoặc có trai lành gái thiện, ít nhất một phen xưng: "nam mô Phật đà đại từ bi" thì trai lành gái thiện này hết ngằn mé sanh tử, căn lành không cùng tận, sanh ở trong cõi trời thường hưởng quả giàu vui. Cuối cùng vào cảnh giới Niết bàn.

Kinh Bát Nhã

 

Vua Tịnh Phạn đại vương thưa Phật rằng: "Công đức niệm Phật tướng trạng ra sao?" Đức Phật thưa lại vua cha rằng: "Như đám rừng cây y lan, chu vi rộng chừng 40 do tuần mà chỉ có một cây ngưu đần chiên đàn tuy đã có rễ, mộng mà chưa mọc khỏi đất. Loại y lan chỉ có hôi thúi mà không mùi thơm; nếu ai ăn phải hoa, trái nó thì phát cuồng mà chết mất. Về sau mộng rễ chiên đàn dần dần sanh trưởng thành cây, mùi thơm ngào ngạt liền át mùi thúi rừng y lan thảy đều thơm đẹp. Chúng sanh nghe thâ? đều cho là hiếm có.

Đức Phật lại thưa với Phụ vương rằng: "Tất cả chúng sanh còn ở trong sanh tử, thành tâm niệm Phật cũng chính như thế. Chỉ hay chăm niệm luôn chẳng dứt, quyết định sanh ngay cõi Phật. Đã được vãng sanh tức có thể cải biến tất cả điều ác trở thành đại từ bi như gỗ trầm hương chiên đàn biến cải mùi hôi rừng y lan."

Kinh Quán Phật Tam Muội

 

Vua Di Lan hỏi ngài La Hớn Na Tiên Tỳ Kheo rằng: "Nói người làm ác đến trăm năm, đến khi sắp chết nếu biết niệm Phật, chết rồi sanh về cõi trời. Lời nói này tôi không tin nổi.

Lại nữa, một lâ? sát sanh, chết đọa vào địa ngục, tôi cũng không tin nổi." Ngài Na Tiên trả lời: "có người cầm cục đá nhỏ để trên mặt nước, đá ấy nổi hay chìm?" Vua trả lời: "Chìm." Ngài nói: "như đem trăm cục đá lớn để trên thuyền, chiếc thuyền ấy chìm hay không?" Vua nói: "chẳng chìm." Ngài nói: "trăm hòn đá lớn trong thuyền, nhờ thuyền nó chẳng chìm. Người tuy có tội lớn, nếu một khi biết niệm Phật, thì nhờ Phật chẳng đọa địa ngục, lại được sanh lên trời, sao lại chẳng tin nổi? Hòn đá nhỏ chìm ngập như người làm ác chẳng biết niệm Phật, chết đọa điạ ngục sao lại chẳng tin?" Nhà vua khen: "Hay quá, ngài nói hay quá."

Kinh Na Tiên Tỳ Kheo

 

Ví như có người được món thuốc bất khả hoại, tất cả kẻ oán địch không thể làm hại được, bực đại Bồ tát cũng lại như vậy. Được Bồ đề tâm là món pháp dược bất khả hoại, tất cả phiền não và các thứ ma là kẻ oán địch đều chẳng làm gì. Ví như có người được viên ngọc trụ thủy, dùng làm chuỗi đeo thân, mang đi vào trong nước sâu không thể bị chìm ngập; được bồ đề tâm là viên ngọc trụ thủy bửu châu, vào trong biển sanh tử không bị chìm đắm. Và ví như vàng kim cương, chìm nằm trong nước lâu trăm ngàn kiếp cũng không thể bị hư hoại biến khác. Tâm bồ đề cũng như vậy, ở trong sanh tử lâu vô lượng kiếp, cũng không thể bị các nghiệp phiền não làm tổn giảm hay tiêu diệt được.

Ví như món thuốc hay, chữa lành tất cả bệnh, tâm bồ đề diệt hết các bệnh phiền não của chúng sanh. Ví như các thứ sữa trâu, ngựa và dê đựng chung một bát, rồi cho trộn sữa sư tử vào, thì các thứ sữa kia lọt chun ra ngoài bát và tan biến mất hết. Đức Như Lai dùng sữa sư tử bồ đề tâm trộn hòa vào trong các thứ sữa phiền não nghiệp chướng đã chứa lâu từ vô lượng kiếp tức khắc đều tiêu diệt mất.

Kinh Hoa Nghiêm

 

Đức Phật bảo A Nan: Thợ bắt cá vì muốn được cá nên gắn mồi lưỡi câu thả vào ao nước cho cá nuốt mồi: cá đã nuốt mồi, tuy còn ở dưới ao nhưng chẳng bao lâu sẽ bị bắt lên. Nầy A Nan, tất cả chúng sanh đối với các đức Phật được sanh lòng kính tin trồng các căn lành, tu hạnh bố thí, cho đến phát tâm được một niệm kính tin, tuy còn bị các nghiệp ác bất thiện ngăn che đọa trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Các Đức Phật Thế Tôn lấy Phật nhãn xem các chúng sanh nầy vì đã phát tâm thù thắng, nên cứu vớt ra khỏi địa ngục. Đã cứu vớt xong, đem để trên bờ Niết bàn.

Kinh Đại Bi

 

Người tu nhứt hạnh tam muội, nên ở chỗ vắng lặng, bỏ các loạn ý, buộc tâm nơi Phật lý, tưởng niệm một đức Phật, niệm niệm nối nhau, chẳng cho trễ nãi, chừng trong một niệm tức hay thấy mười phương Phật, được đại biện tài.

Kinh Văn Thù Bát Nhã

 

CHƯƠNG III

SÁM HỐI

 

Gây điều ác rất nặng, hối lỗi lần mòn mỏng, thường hối chẳng trễ nãi, nhổ hẳn được gốc tội.

Kinh Tăng Nhứt A Hàm

 

Người có nhiều lỗi, mà chẳng tự hối, mau dứt lòng ác, tội dồn đến thân, như nước về biển, lần thành sâu rộng. Nếu người có lỗi, tự biết tội lỗi, cải ác tu thiện, tội tự tiêu dứt, như bịnh xuất hạng, lần bớt mạnh vậy.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

 

Như áo bẩn trăm năm, đem ngâm một ngày, giặt là sạch sẽ. Cũng như thế đã nhóm chứa các nghiệp bất thiện lâu trăm ngàn kiếp, vì nhờ sức Phật pháp khéo thuận suy nghĩ một ngày một thời đều tiêu diệt hết.

Kinh Đại Tập

 

Phạm lỗi mà chẳng phải ác, hay ăn năn làm lành, là sáng soi thế gian như mặt trời không mây.

Kinh Pháp Cú

 

Tiền tâm làm ác như mây che trời, hậu tâm làm lành như đuốc tiêu tối.

Kinh Vị Tằng Hữu

 

Có tội biết quấy, cải lỗi được lành, tội ngày tiêu diệt, sau gặp được đạo.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

 

Nếu người gây tội nặng, gây rồi rất tự trách, sám hối chẳng tái phạm, la nhổ được gốc tội.

Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt

 

Ví như có hoa vàng ngàn cân, chẳng bằng một lượng vàng thật, gây tội tuy nhiều chẳng bằng chút đức. Đối với Phật làm điều giả dối, đồng như người mù vì mình chẳng thấy, tưởng người ta cũng chẳng thấy mình làm việc ác. Cho nên đối trước Phật và đại chúng mà sám hối, vì tội vốn không có tự tánh, được gặp duyên lành quyết tiêu diệt vậy.

Kinh Niết Bàn

 

Tât cả biển nghiệp chướng, đều bởi vọng tưởng sanh, nếu người muốn sám hối, vững ngồi niệm thiệt tướng, các tội như sương mù, huệ nhật năng tiêu tan.

Kinh Quán Phổ Hiền

 

Nếu ai sám hối đúng như pháp, bao nhiêu phiền não đều tiêu trừ, in như kiếp hỏa phá thế gian, cháy hết tu di và đại hải, sám hối hay đốt cháy củi phiền não, sám hối được vãng sanh đường trời; sám hối hay được vui Tứ thiền, sám hối mưa ngập ma ni bảo, sám hối được sống lâu Kim cang, sám hối được vào cung thường vui, sám hối được ra ngục tam giới, sám hối được nở hoa Bồ đề, sám hối được Phật kiến đại viên, sám hối khiến người đến chỗ báu.

Kinh Tâm Địa Quán

 

Người muốn sám hối phải cầu thỉnh chư Phật và tụng kinh, chăm lòng thành khẩn và phát nguyện, nguyện cầu tiêu trừ tất cả các nghiệp chướng nơi thân và tâm, với trong mỗi niệm, các tội được tiêu trừ.

Kinh Quán Phổ Hiền

 

Nhờ bốn pháp hoằng thệ, gây dựng đạo bồ đề. Ta xưa đã gây các ác nghiệp, đều do vô thỉ tham, sân, si, từ thân, miệng, ý phát sanh ra, tất cả ta nay đều sám hối.

Kinh Hoa Nghiêm

 

--- o0o ---

Mục Lục | 1 | 2-1| 2-2 | 2-3 | 2-4 | 3-1 | 3-2 | 3-3 | 4

--- o0o ---


Trình bày : Nhị Tường

Cập nhật ngày: 1-9-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

华藏法门 寺院 募捐 lua Mộc người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 曹村村 阿彌陀經教材 デイスク回入と回出の意味 phap mon tinh do la phap mon dua tren nen tang tu vu lan báo hiếu hóa thân của lạt ma yeshe duong Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe 七五三 広島 Туркестанская область ä å é Žæ 作æ 剃度出家 tu buoi le truyen ngoi cho con cua vua tran nhan ç ºä ç Ÿå æœ å œæ lien tri canh sach ç¾ thai Thân trung ấm lý お寺との付き合い 檀家 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 nhân vía bồ tát quán thế âm 19 ด หน ง 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 phÃƒÆ thu rÑi phát làm thế nào để vẹn toàn lễ nghĩa Đọc lam the nao de thuyet phuc bo me cho con di tu ThẠy 貪 嗔 癡 慢 สโตร ส รา モダン仏壇 激安仏壇店 phật giáo lễ 首座 vì sao vua lương võ đế cả đời xây 崔红元