Vì
tầm
quan
trọng
của
bài
này,
tôi
xin
dành
3
chương
phân
tích
(tâm)
thức
trong
ngành
triết
học
Vi
diệu
pháp
(Abhidharma).
Riêng
chương
này,
tôi
xét
đến
vài
hệ
thống
phân
loại
(tâm)
thức
và
đặc
biệt
xét
đến
thức
thuộc
dục
giới. Ðể
hiểu
tại
sao
chúng
ta
bắt
đầu
việc
phân
tích
kinh
nghiệm
Vi
diệu
pháp
với
thức,
tôi
xin
nhắc
lại,
mối
quan
tâm
hàng
đầu
của
triết
học
Phật
giáo
nói
chung
và
của
Vi
diệu
pháp
nói
riêng
là
việc
chữa
bệnh.
Ðiểm
bắt
đầu
của
tư
tưởng
Phật
giáo
là
sự
có
mặt
của
đau
khổ.
Ðau
khổ
là
vấn
đề
của
(tâm)
thức;
có
thức
mới
có
đau
khổ.
Thức
lệ
thuộc
vào
đau
khổ
bởi
vì
vô
minh,
hay
sự
không
biết,
nó
chia
thức
thành
chủ
thể
-
đối
tượng,
ta
-
người
(tức
là
các
đối
tượng
và
những
người
khác
ở
chung
quanh
ta). Trong
Phật
giáo,
vô
minh
được
định
nghĩa
là
quan
niệm
thường
hằng,
độc
lập
của
một
cái
tôi
và
của
các
đối
tượng.
Một
khi
chúng
ta
có
sự
phân
chia
(tâm)
thức
này
thành
cái
tôi
và
cái-khác-tôi
là
chúng
ta
có
đau
khổ,
bởi
vì
sự
căng
thẳng
được
tạo
ra
giữa
2
cái
đó.
Ta
cũng
có
tham
ái
khi
cái-khác-tôi
hổ
trợ
cái
tôi
và
giận
buồn
khi
cái-khác-tôi
không
giúp
cái
tôi. Sự
phân
biệt
giữa
cái
tôi
(chủ
thể)
và
cái-khác-tôi
(đối
tượng)
là
căn
bản
của
nguyên
nhân
đau
khổ.
Một
sự
phân
biệt
như
vậy
có
thể
là
do
vô
minh--lòng
tin
vào
một
cái
ngã
có
thực,
độc
lập
và
tin
vào
sự
đối
lập
với
cái-khác-tôi.Vì
thế
không
ngạc
nhiên
là
đầu
tiên
Vi
diệu
pháp
lại
quay
qua
việc
phân
tích
phạm
vi
chủ
thể
và
phạm
vi
đối
tượng.
Thực
vậy,
khi
xét
đến
điều
dạy
về
ngũ
uẩn
(5
sự
hợp
thành
làm
người),
ta
thấy
rằng
sắc
(rupa)
là
yếu
tố
đối
tượng,
trong
khi
danh
(nama),
thức
và
các
uẩn
tinh
thần
khác
là
thọ,
tưởng,
hành,
là
yếu
tố
chủ
thể. Trang
292.
Trước
khi
xét
đến
việc
phân
chia
này
ảnh
hưởng
như
thế
nào
với
việc
phân
tích
thức,
ta
phải
hiểu
rõ
những
gì
nó
muốn
nói.
Trong
Phật
giáo,
việc
phân
chia
này
không
có
nghĩa
là
cặp
nhị
nguyên
tinh
thần
-
vật
chất
không
giảm
thiểu
được.
Phật
giáo
không
quan
tâm
đến
tinh
thần
-
vật
chất
là
những
sự
kiện
siêu
hình
tuyệt
đối
mà
xem
chúng
là
những
gì
được
kinh
nghiệm.
Tinh
thần
-
vật
chất
là
những
hình
thức
của
kinh
nghiệm
chứ
không
phải
là
bản
thể.
Ðây
là
lý
do
tại
sao
Phật
giáo
là
một
triết
học
hiện
tượng
học
hơn
là
một
triết
học
bản
thể
học
và
tại
sao
sự
phân
chia
tinh
thần
-
vật
chất
trong
Phật
giáo
là
một
sự
phân
chia
có
tính
cách
hiện
tượng. Có
hai
hệ
thống
phận
loại
thức
trong
Vi
diệu
pháp:
khách
quan
và
chủ
quan.
Phân
loại
khách
quan
nói
đến
các
đối
tượng
của
thức,
phân
loại
chủ
quan
nói
đến
bản
thể
của
thức. Phân
loại
khách
quan
chủ
yếu
xem
cái
hướng
mà
thức
đi
tới.
Hệ
thống
khách
quan
chia
ra
4
loại
thức:
1.
thức
dục
giới:
thuộc
phạm
vi
giác
quan,
hướng
về
thế
giới
hưởng
thụ
của
giác
quan
(kamavachara);
2.
thức
hướng
về
cõi
sắc
giới:
thuộc
phạm
vi
sắc
tướng
(rupavachara);
3.
thức
hướng
về
cõi
vô
sắc
giới
(arupavachara);
và
4.
thức
hướng
về
niết
bàn
(lokuttara). Ba
loại
thức
đầu
là
thức
thế
gian
(lokiya)
và
liên
quan
đến
cõi
giới
của
các
sự
vật
có
điều
kiện
hay
tương
duyên
với
nhau.
Loại
thứ
tư
là
thức
siêu
thế
gian
(alokiya
chitta),
nói
đến
hướng
siêu
việt
của
thức
(lokuttara)
và
là
cái
thức
của
Bốn
Quả
Thánh:
Tu
đà
hoàn
(do
âm
Nam
Phạn
là
Sotàpanna,
Nhất
lưu,
The
stream-winner),
Tư
đà
hàm
(Sakadàgàmi,
Trở
lại
làm
người
một
lần,
Once-Returner),
A
na
hàm
(Anàgàmi,
Không
trở
lại
làm
người,
Non-Returner)
và
A
la
hán
(Arahant,
Vô
sanh,
Vị
giải
thoát,
The
Liberated
or
Worthy
One)
(xem
thêm
ở
chương
35). Trang
293.
Ðối
tượng
của
giác
quan
thuộc
cõi
dục.
Nó
là
vật
chất
và
hữu
hạn;
đối
tượng
của
cõi
sắc
thì
không
thuộc
vật
chất
nhưng
vẫn
hữu
hạn;
đối
tượng
của
cõi
vô
sắc
thì
không
thuộc
vật
chất
và
không
hữu
hạn.
Tất
cả
ba
loại
thức
này
đều
hướng
tới
các
đối
tượng
thuộc
thế
gian.
Có
sự
hợp
nhất
và
thuần
nhất
trong
một
đối
tượng
của
mỗi
thức.
Ðối
tượng
của
thức
thuộc
phạm
vi
lạc
thú
giác
quan
thì
sinh
sôi
nẩy
nở
và
phân
biệt
nhất,
còn
những
loại
thức
thuộc
về
sắc
và
vô
sắc
thì
ít
tăng
nhanh
hơn.
Loại
thức
thứ
tư
thì
hướng
về
loại
đối
tượng
siêu
việt. Bây
giờ
chúng
ta
hãy
xét
đến
thức
được
phân
loại
theo
chủ
quan.
Các
thức
này
chính
là
bản
thể
của
chính
cái
thức
chủ
quan
và
cũng
được
chia
thành
4
loại:
thức
thiện
(kusala),
thức
bất
thiện
(akusala),
thức
dị
thục
(vipaka),
và
thức
không
gây
quả
báo
hay
chỉ
vận
hành
thôi
(kiriya). Các
loại
thức
thiện
và
bất
thiện
là
những
loại
thức
năng
động
và
có
tiềm
năng
gây
nghiệp
quả.
Các
loại
thức
dị
thục
và
thức
vận
hành
thì
không
năng
động,
không
gây
nghiệp
quả.
Loại
thức
dị
thục
không
cần
đem
lại
kết
quả
vì
chính
nó
là
kết
quả,
trong
khi
loại
vận
hành
không
gây
quả
báo
vì
tự
nó
cạn
kiệt
trong
chính
hành
động
của
nó. Vì
thế
chúng
ta
có
thể
xếp
các
loại
hành
động
thiện
và
bất
thiện
là
loại
thức
năng
động
tạo
nghiệp
quả,
và
2
loại
còn
lại
là
loại
thức
thụ
động,
không
có
tiềm
năng
gây
nghiệp
quả. Trang
294.
Ta
thử
xét
thêm
ý
nghĩa
và
sau
đó
là
định
nghĩa
các
loại
thức
thiện
và
thức
bất
thiện.
‘Thiện’
có
nghĩa
là
‘những
gì
hướng
về
sự
chữa
lành
bệnh’
hay
‘những
gì
hướng
đến
các
kết
quả
như
ý’.
Ở
đây
một
lần
nữa
ta
lại
được
nhắc
nhở
về
mối
quan
tâm
chữa
bệnh
của
triết
học
Phật
giáo.
‘Bất
thiện’
có
nghĩa
là
‘những
gì
hướng
về
các
kết
quả
không
như
ý’
hay
‘những
gì
hướng
về
đau
khổ
mãi
mãi’.
‘Thiện,
Bất
thiện’
cũng
liên
hệ
đến
các
thức
‘khéo,
không
khéo’,
‘thông
minh,
không
thông
minh’. Ðể
cho
tiện,
đôi
khi
ta
cũng
nói
thiện-bất
thiện
là
tốt-xấu,
đạo
đức-không
đạo
đức.
Thiện
có
thể
xem
như
là
ba
nguyên
nhân
gốc
của
‘không
tham,
không
sân,
không
si’
và
bất
thiện
là
‘tham,
sân,
si’.
Tham,
sân,
si
là
những
hình
thức
của
vô
minh
gốc.
Nó
là
quan
niệm
sai
lầm
của
một
cái
ngã
đối
lập
với
cái
vô
ngã.
Vô
minh
có
thể
ví
như
rễ
cây
mà
tham
sân
si
là
cành
lá
của
nó. Thức
bất
thiện
gây
nghiệp
quả
bất
thiện
vì
bị
ảnh
hưởng
bởi
một
trong
ba
nguyên
nhân
bất
thiện.
Thức
thiện
gây
nghiệp
quả
thiện
vì
được
ảnh
hưởng
bởi
một
trong
ba
nguyên
nhân
thiện.
Các
loại
thức
thiện
và
bất
thiện
thì
năng
động,
gây
ra
nghiệp
quả
và
chúng
được
theo
sau
bởi
loại
thức
thứ
3
gây
kết
quả
do
kết
quả
chín
mùi
của
các
hành
động
thiện
và
bất
thiện
đó.
Loại
thứ
4
không
năng
động
hay
chỉ
vận
hành
thôi
thì
nói
đến
những
hành
động
không
gây
ra
thêm
nghiệp
quả,
đó
là
các
hành
động
của
những
bậc
đã
giác
ngộ--như
chư
Phật
và
A
la
hán--và
những
việc
làm
có
tính
cách
bàng
quan
và
trung
tính. Trang
295.
Ngoài
hai
hệ
thống
tổng
quát
để
phân
loại
thức--khách
quan,
tức
phân
loại
thức
theo
đối
tượng,
phương
hướng,
và
chủ
quan,
tức
phân
loại
thức
theo
bản
thể
của
nó--
chúng
ta
có
một
hệ
thống
thứ
ba
mà
thức
được
phân
biệt
theo
cảm
thọ,
kiến
thức
và
hành
uẩn. Nói
về
phân
loại
theo
cảm
thọ,
mỗi
thức
dự
phần
vào
một
trong
những
cảm
tính
sau:
tán
thành,
không
tán
thành
và
bàng
quan.
Tư
tưởng
tán
thành
có
hai
mặt:
vật
chất
và
tinh
thần;
loại
không
tán
thành
cũng
có
hai
mặt
vật
chất
và
tinh
thần.
Riêng
thức
bàng
quan,
chủ
yếu
thuộc
về
mặt
tinh
thần,
không
có
mặt
vật
chất. Nói
về
phân
loại
theo
kiến
thức,
ta
có
ba
phần:
phần
thức
kèm
theo
kiến
giải
về
bản
thể
của
đối
tượng,
phần
thức
không
kèm
theo
kiến
giải
về
bản
thể
của
đối
tượng
và
phần
thức
kèm
theo
kiến
giải
sai
lầm
về
bản
thể
của
đối
tượng. Cuối
cùng,
nói
về
phân
loại
theo
hành
uẩn,
ta
có
hai
mặt:
loại
một
là
những
lúc
mà
thức
có
chủ
ý
và
loại
hai
là
những
lúc
mà
thức
bị
động. Bây
giờ
chúng
ta
hãy
xét
các
thức
thuộc
phạm
vi
giác
quan
(kamavachara).
Có
54
loại
thức
thuộc
nhóm
này,
lần
lượt
được
chia
ra
3
nhóm: Nhóm
1
bao
gồm
12
yếu
tố
năng
động
gây
nghiệp
quả
và
có
khả
năng
gây
nghiệp
quả
không
lành
mạnh.
Mười
hai
yếu
tố
này
bị
ảnh
hưởng
bởi
1
trong
3
điều
kiện
bất
thiện
là
tham,
sân,
si. Trang
296.
Nhóm
2
gồm
18
thức
phản
ứng
thụ
động.
Chúng
có
thể
được
chia
ra
thành
loại
thức
dị
thục
và
loại
không
quả
báo.
15
trong
số
18
thức
này
là
có
gây
kết
quả
(dị
thục),
ám
chỉ
sự
tán
thành
hay
không
tán
thành,
kết
quả
của
những
yếu
tố
thiện
và
bất
thiện
kinh
nghiệm
qua
ngũ
quan
và
giác
quan
tâm
linh
thứ
sáu
(tức
ý
thức).
Ba
thức
còn
lại
không
gây
quả
báo,
không
gây
hậu
quả
từ
các
thức
năng
động
thiện
hay
bất
thiện
mà
chỉ
vận
hành
thực
dụng
thôi. Loại
thứ
ba
bao
gồm
24
thức
thiện
có
tính
cách
năng
động
theo
nghiệp
quả,
có
khả
năng
gây
nghiệp
quả
và
bị
ảnh
hưởng
bởi
tính
‘không
tham,
không
sân
và
không
si’. Vì
thế,
trong
nhóm
thức
thuộc
phạm
vi
giác
quan,
chúng
ta
có
54
loại
thức
có
thể
phân
tích
theo
chủ
động
và
thụ
động,
thiện
và
bất
thiện,
gây
kết
quả
(dị
thục),
không
gây
quả
báo
(thực
dụng)
và
theo
cảm
thọ,
kiến
thức
hay
hành
uẩn. Trước
khi
kết
luận
tôi
muốn
bỏ
thêm
chút
thời
giờ
nói
về
tính
chất
đa
nghĩa
của
các
từ
trong
Vi
diệu
pháp
nói
riêng
và
trong
Phật
giáo
nói
chung.
Các
thành
phần
của
thức
được
kê
ra
trong
Vi
diệu
pháp,
các
từ
ngữ
được
dùng
để
mô
tả
chúng
đều
có
giá
trị,
ý
nghĩa
và
nhiệm
vụ
riêng.
Không
hiểu
được
việc
này
sẽ
dẫn
đến
sự
mơ
hồ,
mập
mờ
về
sự
phân
loại
của
Vi
diệu
pháp. Vào
những
năm
đầu
tiên
của
Vi
diệu
pháp,
đã
có
những
nhà
phê
bình
không
hiểu
được
rằng
các
thành
phần
của
thức
được
phân
loại
theo
ý
nghĩa
thực
dụng,
không
gây
quả
báo
chứ
không
có
tính
cách
bản
thể.
Nó
có
nghĩa
là,
nếu
quan
sát
các
thành
phần
của
thức
được
nói
đến
trong
Vi
diệu
pháp,
bạn
sẽ
tìm
thấy
cùng
một
thành
phần
xãy
ra
dù
được
phân
loại
khác
nhau.
Cái
kết
luận
đầu
tiên
là
có
sự
lập
lại
nhiều
lần
trong
tài
liệu
Vi
diệu
pháp,
nhưng
đây
không
phải
là
ý
chính.
Việc
có
cùng
một
thành
phần
trong
nhiều
loại
khác
nhau
là
do
sự
vận
hành
khác
nhau
trong
từng
loại
đó. Trang
297.
Một
số
người
phản
bác
tập
‘‘Phân
Loại
các
Pháp’’
(Dhammasangani)
về
việc
lập
đi
lập
lại
các
thức.
Câu
trả
lời
cho
sự
phản
bác
đó
là:
một
vị
vua
thu
thuế
dân
không
căn
cứ
vào
cá
nhân
mà
vào
lợi
tức
của
họ.
(Ðiều
này
đúng
cho
trường
hợp
thế
giới
ngày
nay,
khi
dân
chúng
trả
thuế
tính
trên
căn
bản
là
một
sở
hữu
chủ
bất
động
sản
hay
là
công
nhân
đi
làm
lảnh
lương
hoặc
là
người
kiếm
được
tiền
từ
các
cổ
phần.)
Cũng
vậy,
các
thức
trong
Vi
diệu
pháp
hiện
diện
trong
các
loại
khác
nhau
là
tùy
trường
hợp.
Vai
trò
của
nó
mới
là
quan
trọng
chứ
không
phải
là
bản
thể
của
nó. Ðây
cũng
là
điều
đúng
cho
các
từ
ngữ.
Ta
cần
hiểu
các
từ
ngữ
trong
phạm
vi
bối
cảnh--tức
cách
chúng
được
dùng--chứ
không
phải
do
các
định
nghĩa
cứng
nhắc,
có
tính
cách
bản
thể.
Lấy
thí
dụ
chữ
đau
khổ
(dukkha)
và
hạnh
phúc
(sukha).
Trong
khi
phân
tích
các
thức,
chúng
có
nghĩa
là
đau
khổ
về
vật
chất
và
hạnh
phúc
về
vật
chất.
Tuy
thế,
khi
chúng
ta
nói
về
dukkha
trong
bối
cảnh
của
tập
đế,
nó
không
chỉ
bao
gồm
4
đau
khổ
về
vật
chất
mà
có
cả
4
đau
khổ
về
tinh
thần.
Cũng
vậy,
sankhara
có
nghĩa
là
‘hành’
cho
một
bối
cảnh
nào
đó
mà
còn
có
nghĩa
là
cho
‘tất
cả
những
vật
ức
chế
chung
quanh
nó’
nữa. Vì
thế
khi
nghiên
cứu
Vi
diệu
pháp,
ta
cần
hiểu
các
từ
ngữ
trong
bối
cảnh.
Nếu
luôn
nhớ
được
điều
này,
chúng
ta
sẽ
chấp
nhận
được
tinh
thần
hiện
tượng
học
của
triết
lý
Phật
giáo
và
sẽ
thấy
nó
dễ
dàng
hơn
khi
tiếp
cận
với
những
gì
đã
được
nói.
Nếu
không,
chúng
ta
sẽ
bị
trói
buộc
vào
các
định
nghĩa
cứng
nhắc,
không
hữu
hiệu
của
các
từ
ngữ
cũng
như
vào
các
ý
tưởng
cứng
nhắc,
không
giúp
ích
gì
cho
các
thành
phần
trong
kinh
nghiệm.
Nguồn: www.quangduc.com
Trình bày : Nhị Tường
Cập
nhật : 01-03-2002