Thông qua 20 vị Bồ tát (như các ngài Văn
Thù, Phổ Hiền v. v...)theo thứ lớp thỉnh hỏi về các pháp
môn tu học trong Kinh kim cang, đức Phật giảng về không tuệ
bát nhã,tức là vận dụng cái trí tuệ để quán cái lý không,
quán cái chân lý siêu việt đưa chúng sanh thoát ra khỏi ngã
chấp và phápchấp.Ðối
với Kinh viên giác, mục đích là chỉ cái giaùc tánh viên mãn,cái
lý tánh cụ túc vạn hạnh, viên mãn đầy đủ mà Ðức Như
Lai đã chứng ngộ.Giác tánh ấy chính là chân tâm, bản giác
của các loài hữu tình.Do từ vô thuỷ đến nay tánh viên giác
(cũng gọi không tánh,chaân như,phật tánh,pháp giới,niết bàn,bồ
đề v.v..)tuy vẫn thường hằng,thanh tịnh, nhưng do chúng sanh
bị màng vô minh che lấp nên không thể nào nhận chân được
bản lai diện mục có sẵn nơi chính mình.Bởi vậy, đức
Phật rất chú trọng đến việc phá mê hiển ngộ,phá tà
hiễn chánh, để dần dần đạt đến chỗ trung đạo vô sở
đắc, nhận rõ chư pháp thật tướng, lúc này chân lý sẽ
tự nhiên hiển bày. Vì lẽ đó, đức Như Lai thường dạy:“các
Thầy Tỳ kheo phaûi biết:giáo pháp của ta cũng như chiếc đò
đưa người qua sông,các ông không nên trụ chấp nơi giáo pháp,chánh
pháp còn không trụ chấp huống chi là phi pháp”(Kinh kim
cang)(1),đồng
thời Kinh viên giác cũng nhấn mạnh:“Tất cả Kinh giáo
của Như Lai đều như ngón tay để chỉ mặt trăng Viên giác
(chơn lý).”
(2)
Ðối
với “NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG”(nguyệt chỉ),“ngón
tay”dụ cho những lời dạy của đức Phật,“mặt trăng”
chỉ bản thể chân lý.Mục đích việc dùng “ngón tay”
chỉ “mặt trăng” là khuyên răn chúng sanh không nên chấp
rằng dầu ngón tay là mặt trăng .hay cố chấp những lời
dạy của Ngài là chân lý, mà phải nhận chân được cái chân
lý đó.Còn ở “ví dụ chiếc bè”, đức Phật khuyên nên
tạo chiếc bè để qua sông,nhưng một khi đã qua đến bờ bên
kia rồi cần phải bỏ nó.Ở đây hình ảnh chiêc bè được
hiểu là Phật pháp,nó dùng làm phương tiện trên buớc đường
tu tập nhằmå đạt niết bàn,nhưng khi đã đến nơi rồi thì
cho dù nó là chánh pháp đi nữa cũng phải xả bỏ.Vì
vậy,tất cả giáo pháp của Ngài cũng đều chỉ là chiếc bè,chúng
ta không nên chấp trước lấy nó.Hình ảnh chiếc bè được
Kinh A lợi tra ngũ đại phẩm (thuộc Trung a hàm) chỉ dạy rõ
ràng:
“Nơi
sông núi thậm thâm,không có đò,cầu. Có người muốn từ
bờ bên này sang bờ bên kia.họ đành kết bè mà qua, đến nơi
rồi liền nghĩ theá này:chiếc bè này rất có ích với ta,không
thể để nó lại đây,nên đem nó theo. Ý các đệ tử thế nào?
Làm vậy có ích lợi gì không?
Các
thầy Tỳ kheo đáp: chẳng có ích gì
Ðức
Phật hỏi tiếp:khi người ấy đang còn ở trên sông,hoặc
gần sát tới bờ thì cái bè dối với họ thế nào?
—Rất có ích.
Phật
dạy: cũng như thế...Các đệ tử biết chánh pháp mà Như Lai
thường ẩn dụ ấy còn có thể bỏ huống hồ phi pháp?”(3)
“Pháp”
chỉ quy phạm,giáo pháp...Như những lời dạy của đức
Phật gọi là Phật pháp,giáo pháp hoặc chánh pháp. Cái chân
lý thường tồn bất biến cũng gọi là PHÁP,mục đích
những lời dạy của Ngài đều nhằm xiển dương chân lý này.PHÁP
được định nghĩa là“nhậm trì tự tánh,quỹ sanh vật
giải”. “nhậm trì tự tánh” là bảo trì
được tự tánh để không thay đổi,tức chỉ cái tự tánh
tồn tại của tất cả các pháp; ø“quỹ sanh vật giải”
chỉ cái tự tánh ấy có khả năng làm quy phạm để mọi người
dựa theo đó mà lý giải mọi sự vật.Nhưng nếu cho rằng
mọi sự vật đều có thực thể cố định cũng bị kẹt vào
“pháp chấp”.Cho nên Hiển dương thánh giáo luận nói do
biến kế sở chấp nơi vọng tâm, chấp có các pháp tồn
tại liền bị rơi vào hai thứ điên đảo mê lầm,bị mê
lầm nơi thể của các pháp mà sinh sở tri chướng,còn mê
lầm nơi dụng của nó cũng bị vướng vào phiền não chưóng.Ví
như con người là do ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành,
thức)giả hợp,nên biết nó là giả danh hư huyễn,thế mà không
nhận ra được như thế,tức bị sở tri chướng. Từ đó,đối
với nó sinh ra tham ái,cũng vướng vào phiền não chướng.Một
khi được giác ngộ rồi biết thể của ngũ uẩn chỉ giả
danh, hư huyễn không thực, lúc này tham ái sẽ không khởi lên.Do
vậy, có thể nói rằng do có pháp chấp mới có ngã chấp;do
có sở tri chướng mói có phiền não chướng.
Hàng
phàm phu,do chưa đạt được trí tuệ vô lậu, xa lìa thực tướng
viên dung mà chấp lấy cái hiện tượng sai biệt nên bị
kẹt trong vòng đối đãi của hữu vô,bỉ thử,sinh diệt v.v...(mê
lầm về kiến giải).Ngược lại,hiểu được các pháp đều
do duyên sanh, vì tính không nên duyên khởi,vì duyên khởi nên
tính không,các pháp do duyên hợp mà sanh,do duyên tán mà
diệt.Các pháp do duyên tụ mà sanh nên nó không có tự thể và
cũng không có tự tướng.Nó là huyễn có,như nhà aûo thuật
giả biến ra các vật,thật là “như huyễn tức không”,,“chẳng
phải có mà có”, nên Kinh kim cang nói tất cả sự vật trong
thế gian đều như huyễn không thật,ví như hư không,nó chỉ
có cái giả danh mà không có thực thể (Nhứt thiết hữu vi
pháp,như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diêc như điển,ưng tác
như thị quán) (5).
Các
pháp không có tướng cố định,,thật tướng của nó chỉ là
huyễn tướng không thật, nên đức Phật day:“Pháp
khó hiểu ít có thứ nhất màPhật trọn nên đó,chỉ có
Phật cùng phậtmới có thể thấu tột tướng chân thật
của các pháp”(Kinh pháp hoa )(6)
Từ
đây có thể hiểu được các nghĩa sâu xa của” thật tướng”:1.THẬT
TƯỚNG VÔ TƯỚNG: là không có một tưóng nào vì nó xa lìa
tất cả các tướng hư vọng;2.THẬT TƯỚNG VÔ BẤT TƯỚNG:
tuy thật tướng vô tướng nhưng hằng hà sa số giả tướng
cũng từ đây mà ra;3. THẬT TƯỚNG VÔ TƯỚNG VÔ BẤT TƯỚNG:
nghĩa thật tướng tuy xa
lìa tất cả tươùng nhưng bản thể nó không phải là không,tuy
hàm chứa tất cả mà tự tánh vẫn tịch, do vậy “chân không”
không chướng ngại “diệu hữu”, “diệu hữu” không chướng
ngại “chân không”.Nếu nói về “có”,diệu hữu chẳng
phải có; .Neáu nói về “không”,chân không chẳng phải khôngù;
một khi xa lìa tất cả tướng tức có được tất cả pháp.
Thật
tướng ấy cũng gọi là chân không, vì nó rời tất cả tướng
hư vọng.Chân không thì “vốn không có hoa đốm,cho nên nó
không có sanh ra hoa đốm hay diệt hoa đốm vậy”(Bản vô
hoa,phi khởi diệc cố)(7).Chân
không là bản thể của vạn pháp, nó không có thay đổi,tăng
giảm,tuy không tạo tác mà không phải không tạo tác, Chân không
ấy đối với các chỗ,các pháp đếu chiếu soi bình đẳng,
tại nơi nhiễm-tịnh, tính nó vẫn khoâng thay đổi,tính ấy
chính là chân như,chân không.Chân không chính là diệu
hữu,diệu hữu cũng chính là chân không,chân như vậy.Lại
nữa, chân như thì bất biến mà tuỳ duyên,tuỳ duyên biến
tạo các pháp nhưng tính chân như vẫn không biến đổi theo.Ví
như nước biến thành sóng nhưng tánh của nó vẫn là ướt.Hiểu
được vậy,cho dù vu õtrụ vạn hữu sanh sanh diệt diệt không
ngừng,cảnh trần có thay đổi thế nào đi nữa,hành giả cũng
phải nhận ra được “maët trăng chân như”,cũng phải
“qua đến bờ bên kia”.Muốn vậy đối với mọi hoạt động
đều không lìa sự chỉ đạo của trí tuệ, có vậy tâm
mới viên thông, tự tại vô ngại, giải thoát sanh tử thống
khổ. Căn nguyên của sự sanh tưû là vô minh tham ái, rồiø
sinh ra ngã chấp pháp chấp. Chính vậy cần nên sống
với“trí tuệ quán không”,“trí viên giác” .Ðây là cách
tu của hàng thượng trí.Ðối với hàng hạ căn chúng ta,sự
tu tập bắt đầu từ đoạn phiền não, sau đó tiếp tục
dứt sạch tập khí của phiền não.Tập khí của phiền não
tuy không phải là phiền não nhưng nó là cái hạt
giống(chủng tử) còn đang ẩn tàng trong “mảnh đất tàng
thức” để rồi từ đó sẽ gây ra biết bao phiền não khổ
đau. Do vậy, trước tiên tu tập nhằm đoạn dứt phiền não
để chuyển phàm thành thánh,sau dứt sạch chủng tử của nó, lúc này mới thật “bước lên” cảnh giới Phật.
Tóm
lại, bằng hai ẩn dụ “THÍ
DỤ CHIẾC BÈ”
(trong Kinh kim cang) va Ø“NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG” (trong
Kinh viên giác) đã nói lên mục đích của đức Phật là
muốn cho chúng sanh thấu triệt Phật pháp một cách chân
thật rốt ráo,đối với bất kỳ một pháp nào (cho dù đó là
thiện pháp hoặc ác pháp) cũng không nên cố chấp,nhân, vì
tất cả đều do duyên hợp mà sanh,duyên ly mà diệt, tất
cả mọi sự vật trên thế gian này đều như huyễn không
thật có .Thật tướng của nó là “không tánh”,là “chân
như”,cái dụng của chân như thì tuỳ duyên hiển hiện ra
vạn tượng. Hiểu rõ bản tánh của vạn pháp là không phải
một cũng không phải khác, nó ly tất cả tướng,tất cả phân
biệt chấp trước nơi vọng tâm.Thể tính ấy tịch nhiên
vắng laëng,không tăng không giảm,không dơ không nhiễm. Nói
đến phúùc lạc thì đây là chỗ an lạc nhất,hạnh phúc
nhất.Ðề cập đến tự do thì đây là nơi tự do nhất, đồng thời nó cũng siêu
vượt mọi danh ngôn sắc tướng.Như thế chúng ta sao lại không nỗ lực tu
tập,nương theo“chiếc bè”, “ngón
tay”để
dứt trừ mê hoặc,để thân tâm được tịch tịnh,tự
tại,an lac giải thoát, chứng đắt niết bàn.
CHÚ THÍCH:
(1)Phật hoc phổ thông(quyển 3),Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh ấn hành năm 1992 trang 549.
(2)Phật hoc phổ thông(quyển2),Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh ấn hành năm 1992 trang843.
(3)Xem Kinh A lợi tra ngũ đại phẩm (thuộc Trung a hàm quyển 54,Trung Hoa Ðại tạng kinh quyển 31), Trung Hoa thư cục phát hành năm 1987 trang 530.
(4)Xem Hiển dương thánh giáo luận quyển 16 (thuộc Trung Hoa Ðại tạng kinh quyển 28), Trung Hoa thư cục phát hành năm 1987 trang 559.
(5)Kinh kim cang,chùa Quảng Huệ tỉnh triết Giang (Trung Quốc) ấn hành trang 83.
(6)Kinh diệu pháp liên hoa (bản dịch của Hoá thượng Thích Trí Tịnh) trang 53.
(7)Phật hoc phổ thông(quyển2),Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh ấn hành năm 1992 trang800.
---o0o---
Nguồn: www.quangduc.com