|
Danh từ "6 căn thanh
tịnh", đối với người không biết
Phật pháp, thì xem ra rất nông cạn dễ
hiểu, thậm chí cho rằng đáng buồn
cười nữa. Họ cho rằng, đã là Tăng,
Ni xuất gia thì sáu căn phải thanh tịnh.
Nếu có Tăng Ni nào vì thời gian mà
"mắc" ít chút nữ sắc và tiền
tài thì báo chí làm rùm beng một cách
ác ý "vị Tăng hay Ni này sáu căn
không được thanh tịnh !". Nhưng sáu
căn là gì ? Thế nào là sáu căn thanh
tịnh thì các nhà báo cũng không biết
nữa.
Thực ra từ ngữ "sáu
căn thanh tịnh" rất có đạo lý. Sáu
căn là toàn bộ phạm vi của sinh lý
học. Đối với vũ trụ và nhân sinh,
Phật giáo không phải là duy vật luận
cũng không phải là duy tâm luận, mà
chủ trương duyên sinh luận, tức vạn
vật do nhân duyên hòa hợp mà có.
Phật giáo xem con người là sự cấu
thành của ba bộ phân tâm lý, sinh lý
và vật lý. Sáu căn nói trên đây
thuộc về bộ phận sinh lý học, cộng
thêm sáu trần thuộc phạm vi vật lý
học, và sáu thức thuộc phạm vi tâm
lý học, tổng hợp cả ba bộ phận ấy
tạo thành cá nhân một con người. Sáu
căn, sáu trần, sáu thức tổng hợp
lại thành 18 giới. Căn trần thức
giống như cái vạc ba chân, nương tựa
vào nhau mà tồn tại, khuyết một không
được. Khuyết một thì hai bộ phận kia
không tồn tại được. Vì rằng, sáu
trần và sáu thức phải dựa vào môi
giới sáu căn mới có tác dụng. Sáu
trần và sáu căn, phải dựa vào sự
phân biệt của sáu thức mới có giá
trị. Sáu thức và sáu căn phải dựa
vào bóng dáng phản ánh của sáu trần
mới có công dụng.
Hãy dùng một ví dụ : Sáu
căn như cái gương, sáu trần là bóng
dáng phản chiếu trong gương. Thức là con
người phân biệt bóng dáng phản chiếu
trong gương.
Sáu căn, sáu trần và sáu
thức là gì ? Mới nói ra thì rất giản
đơn. Đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân
và ý. Do tác dụng môi giới giữa 2
bộ phận tâm lý và vật lý mà nói
thì gọi chúng là sáu căn. Chúng là
những quan năng thần kinh về mặt sinh lý
học. Mắt có thần kinh thấy, tai có thần
kinh nghe, mũi có thần kinh ngửi, lưỡi
có thần kinh nếm, thân có thần kinh xúc
và ý có thần kinh não. Chúng là cơ
sở của môi giới giữa tâm lý và
vật lý, cho nên gọi chúng là 6 căn.
Đối tượng tiếp xúc của
6 căn là 6 trần, tức là các loại vật
chất thuộc phạm vi vật lý học. Là màu
sắc và hình sắc được con mắt thấy,
âm thanh được lỗ tai nghe, mùi hương
được mũi ngửi, vị được lưỡi
nếm, cảm giác trơn nháp, mềm hay cứng
của thân tiếp xúc, và "pháp"
là đối tượng nắm bắt của ý căn.
Đó là 6 trần. Do 6 căn tiếp xúc với 6
trần mà sản sinh ra 6 thức có công
năng phân biệt và ghi nhớ. Nếu chỉ có
6 căn, 6 trần mà không có thức thì
đó là cái thây ma, không phải là
người sống nữa. Vì vậy, 6 thức là
những ông chủ sử dụng 6 căn; 6 căn
là công cụ tiếp xúc của sáu thức
với 6 trần.
Nếu vậy thì vì sao nói
"sáu căn thanh tịnh ?". Bởi vì
sáu căn là công cụ của sáu thức.
Sáng tạo ra hành vi thiện ác lại do tác
dụng của 6 căn. Người ta sở dĩ quanh
quẩn trong vòng luân hồi sinh tử là do 6
căn không được thanh tịnh. Mọi tội ác
làm ra từ thời vô thủy đến nay, đều
do 6 căn tạo ra. Như, con mắt tham sắc, tai
tham âm thanh, mũi tham hương, lưỡi tham
vị, thân căn tham tiếp xúc với cái êm
dịu và ý căn tham cảnh vui. Đã có tham
thì có sân. Tham và sân là do phiền
não, vô minh mà có. Hợp cả ba loại
thành tham, sân, si, ba
món độc kết hợp nhau, ác nhiều thiện
ít, khiến cho càng xa vời ngày thoát ly
sinh tử.
Công phu tu trì đạo giải
thoát khỏi sinh tử không ở ngoài ba
môn học : "giới, định, tuệ".
Nhưng, gốc chủ yếu của trí tuệ là
giới và định. Do đó, công phu nhập
môn phải bắt đầu từ thân và tâm, tu
thân và tu tâm. Loại bỏ hết niệm ác
gọi là tu tâm. Công phu chủ yếu tu tâm
là tập thiền định. Loại bỏ mọi hành
vi bất thiện gọi là tu thân; công phu tu
thân chủ yếu là giữ giới. Mục đích
giữ giới là hộ trì các căn, không
để cho các chuyện xấu, lọt qua các
căn, vào tới nội tâm, gieo rắc hạt
giống sinh tử luân hồi.
Bởi vì, một người bình
thường, trừ các giờ nhập thiền thì
không thể tránh khỏi vọng tưởng. Vọng
tưởng giống như cái dây dẫn lửa,
thúc đẩy các căn tạo nghiệp. Giới
luật nhà Phật giống như cái thắt lưng
bảo hộ, hay là dụng cụ dập tắt lửa,
đặt giữa vọng tưởng và sáu căn.
Nhờ có giới luật phòng vệ, sáu căn
mới dần dần trở nên thanh tịnh. Một
khi sáu căn đã được thanh tịnh, thì
người tu hành đạt gần tới chỗ siêu
phàm nhập thánh.
Do vậy, đối với những
Tăng Ni bình thường, thì chỉ có thể
dựa vào giới luật để phòng vệ 6
căn, chứ không thể nói sáu căn đã
được thanh tịnh. Quan niệm thông thường
là, một Tăng hay Ni không phạm giới
thứ 5, không tham của không cho, không xen
vào chuyện thị phi của người khác, thì
tức là sáu căn thanh tịnh. Trên sự
thực, còn tham và theo đuổi thụ dụng
vật chất thì đã không thanh tịnh trong 6
căn, dù là xem, nghe, ngửi, nếm, mặc,
chơi chỉ cần tham thích không bỏ thì đã
là sáu căn không thanh tịnh. Vì vấn đề
thanh tịnh hay không thanh tịnh là vấn đề
nhỏ nhiệm khó nhìn thấy (không kể quan
hệ nam nữ và tiền tài v.v
) cho nên
người ta ít chú ý.
Theo sự phán đoán của
tông Thiên Thai, cấp vị sáu căn thanh
tịnh là thập tín vị, thuộc 10 cấp đầu
trong 52 cấp vị của Bồ Tát; phải đoạn
trừ kiến hoặc và tư hoặc, tương
đương với đoạn trừ phiền não
chướng và sở tri chướng của tông Duy
Thức; và với bước chuyển từ địa
vị phàm phu phổ thông (gọi là ngoại
phàm phu) lên địa vị phàm phu hiền trí
(gọi là nội phàm phu hay hiền vị phàm
phu).
Theo kinh Pháp Hoa và kinh
Niết Bàn, nếu thành tựu được 6 căn
thanh tịnh thì tác dụng của sáu căn có
thể thay nhau. Nghĩa là bất cứ căn nào
cũng có đầy đủ tác dụng của 5 căn
kia : Mắt, không những thấy, mà còn có
thể nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc, v.v
tai cho đến mũi, lưỡi, thân, ý đều
cũng như vậy.
Sáu căn thanh tịnh, có tác
dụng thay thế nhau, là chuyện thần kỳ,
quái lạ đối với độc giả bình
thường. Trên sự thực, 6 căn chúng ta
sở dĩ không có được tác dụng như
vậy, là chính vì do tự chúng ta hạn
chế tác dụng của 6 căn. Nghĩa là chúng
ta dùng 6 căn để nắm bắt 6 trần, chấp
thủ 6 trần, trở thành nô lệ của 6
trần, bị sáu trần chiếm lĩnh. Sắc trần
xuất hiện thì con mắt ứng phó ngay. Âm
thanh đối với tai, mùi đối với mũi,
vị đối với lưỡi v.v
cũng đều
như vậy.
Nếu 6 căn không bị 6 trần
chi phối, mê hoặc thì 6 căn được giải
thoát, được tự do. Sáu căn được
tự do thì có thể được sử dụng thay
thế nhau không khó, không có giới hạn.
Đó là sáu căn thanh tịnh. Sáu căn tuy
vẫn tiếp xúc với 6 trần nhưng đã
không bị 6 trần chi phối, mê hoặc, dám
tới tạo nghiệp nữa. Vì vậy mà gọi
là sáu căn thanh tịnh.
Nói rõ ràng hơn, 6 căn
thanh tịnh không có nghĩa là không còn
có 6 căn, mà có nghĩa là các quan năng
sinh lý của chúng ta không còn chuyển
theo cảnh hư huyễn của 6 trần nữa,
không còn bị ngoại trần làm cho nhiễm
ô nữa - Một kết quả không thể tự
nhiên nhàn hạ mà có được.
Để dễ ghi nhớ, chúng tôi
ghi lại 6 căn, 6 trần, 6 thức như sau :
Sáu thức : nhãn
thức, nhĩ thức, t?thức, thiệt thức,
thân thức và ý thức.
Sáu căn : mắt, tai,
mũi, lưỡi, thân, ý căn.
Sáu trần : sắc, thanh,
hương, vị, xúc, pháp trần.
Sáu thức phát động sáu
căn tiếp xúc với 6 trần, 6 trần phản
ánh trong 6 căn và được 6 thức phân
biệt, ghi nhớ lưu lại. Rồi lại từ
trong cái "kho" ghi nhớ, bảo lưu
ấy hiển hiện ra, phát động 6 căn tiếp
xúc lại với 6 trần, chấp thủ sáu
trần. Đó chính là nguyên do của cuộc
vận động sinh tử luân hồi. Mục đích
của tu tập 6 căn thanh tịnh là để đoạn
tuyệt và siêu việt lên trên dòng chảy
sinh tử luân hồi.
Bốn đại đều không
có nghĩa là xóa bỏ bốn đại thành hư
không hay sao ?
Người không hiểu Phật
pháp, sẽ nói : "Bỏ rượu, bỏ sắc,
bỏ tiền tài, bỏ cả hơi thở thì sẽ
xóa không bốn đại".
Kỳ thực, nói như vậy là
lấy râu ông nọ cắm vào cằm bà kia.
Bốn đại mà sách Phật nói là bốn
nguyên tố vật chất lớn : Đất, nước,
lửa, gió (địa thủy hỏa phong).
Khái niệm bốn đại không
phải là phát minh của Phật giáo. Đó
là kết quả của nhân loại bước đầu
tìm hiểu bản thể của vũ trụ. Trong lịch
sử tư tưởng của triết phương Tây và
phương Đông, đều có xu thế tìm hiểu
và nhận thức bản thể của vũ trụ như
vậy, như thuyết ngũ hành (thủy, hỏa,
kim, mộc, thổ) chép trong Kinh Thư Trung
Quốc, kinh sách cổ Veđa của Ấn Độ, có
chép thế giới hình thành trên cơ sở 5
nguyên tố tự nhiên là đất, nước,
lửa, gió, không. Triết học gia Hi Lạp
cổ đại, Empedocle cho rằng có bốn nguyên
tố lớn bất biến là khí hơi, nước,
đất và lửa.
Nói tóm lại, dù là
thuyết ngũ hành hay ngũ đại, hay tứ
đại, chúng đều là những nguyên tố
cơ bản của giới vật lý. Nếu chỉ
dừng ở đây, ách tắc ở đây, thì
đó là duy vật luận, hay là tiền thân
của duy vật luận.
Thuyết bốn đại đều là
không, vốn là tư tưởng vốn có của
Ấn Độ nhưng được phát triển thêm
phần sâu sắc và "Phật giáo
hóa", vì địa, thủy, hỏa, phong là
bốn nguyên tố vật lý lớn của vũ
trụ, như núi non đất đai thuộc về địa
đại, sông biển thuộc về thủy đại,
ánh sáng, sức nhiệt mặt trời thuộc
về hỏa đại, không khí lưu chuyển thuộc
về phong đại. Nếu nói về tính lý của
cơ thể con người thì tóc, xương thịt
thuộc về địa đại; máu, các chất lỏng
bài tiết thuộc thủy đại; sức nóng
trong người thuộc về hỏa đại, khí hô
hấp thuộc phong đại. Nếu đứng về
thuộc tính vật lý mà nói thì cái gì
thô cứng thuộc về địa đại, cái gì
ướt thuộc về thủy đại, cái gì nóng
ấm thuộc về hỏa đại, cái gì chuyển
động thuộc về phong đại. Thế nhưng, dù
có phân tích thế nào thì bốn đại là
thuộc về giới vật chất chứ không
thuộc giới tinh thần. Do đó, phái duy
vật luận cho rằng bốn đại là nguyên
tố cơ bản của vũ trụ. Thế nhưng, Phật
giáo không tán thành một quan điểm như
vậy.
Thuyết bốn đại có điểm
khác biệt giữa Đại thừa và Tiểu
thừa. Đối với Phật giáo tiểu thừa,
bốn đại là những nguyên tố cơ bản
tạo ra hiện tượng vật chất, gọi là tứ
đại chủng (chủng là hạt giống). Ý
tứ là bốn đại là hạt giống của
tất cả mọi hiện tượng vật chất. Nếu
bốn đại mà được phân phối điều
hòa, thì hiện tượng vật lý phồn vinh,
nếu bốn đại mâu thuẫn xung đột, thì
hiện tượng vật lý tiến tới giải
thể, hủy diệt. Hiện tượng sinh lý
cũng như vậy. Người sở dĩ mắc bệnh
là vì bốn đại không điều hòa. Tiểu
thừa nhận thức sắc thân con người
là do bốn đại tạo thành, mục đích là
để chúng ra đừng chấp sắc thân là
ta, rồi tạo ra các nghiệp sinh tử luân
hồi. Nếu chứng được lý ngã không
thì sẽ vào được cảnh giới Niết Bàn
của Tiểu thừa, không còn bị luân hồi
sinh tử nữa.
Còn Phật giáo Đại thừa
thì không xem bốn đại là Nguyên tố
căn bản mà là hiện tượng vật chất,
là hư giả, không phải là thực. Các
hiện tượng sinh lý hay vật lý hình
thành là dựa vào bốn đại làm tăng
thượng duyên chứ không phải là yếu
tố cơ bản và có thật. Tiểu thừa
tuy xem sắc thân là vô ngã, là không
có thực nhưng bốn đại là những pháp
cực vi thực có. Phật giáo Tiểu thừa
tuy không phải là duy vật luận, nhưng là
đa nguyên luận.
Thực ra, Phật giáo không
phải chỉ xem 4 đại là không mà xem cả 5
uẩn cũng đều là không, mà 4 đại
chỉ tạo ra một uẩn mà thôi, tức là
sắc uẩn.
Năm uẩn là gì ? Năm uẩn
là sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Trong
5 uẩn, chỉ có sắc uẩn là thuộc về
giới vật chất.
Năm uẩn là pháp sinh tử
trong ba giới. Chỉ có chứng ngộ năm
uẩn là không thì mới siêu việt
được cảnh giới sinh tử của ba giới.
Cho nên Phật giáo không phải chỉ nói
bốn đại là không mà còn tiến thêm
bước nữa, nói 5 uẩn cũng đều là
không. Trọng tâm của Phật giáo, không
phải lấy 4 đại làm chủ mà lấy thức
uẩn làm chủ, còn ba uẩn tinh thần kia
(thụ, tưởng, hành) chỉ là những kẻ
phụ trợ cho thức uẩn mà thôi, làm
tỏ rõ công dụng rộng lớn của giới
tinh thần mà thôi. Do đó, Phật giáo
không phải là duy vật luận mà là duy
thức luận.
Đúng là ở nước ta, có
một số nhân sĩ thích phê bình Phật
giáo là đạo bất hiếu, vì họ cho rằng
xuất gia làm Tăng Ni, không có con nối
dõi tông tộc, là việc đại bất hiếu.
Suy nghĩ như vậy là do quan điểm và tư
tưởng gia tộc hẹp hòi của họ vì Mạnh
Tử nói : "Bất hiếu hữu tam, vô
hậu vi đại" (Bất hiếu có ba, không
có con là tội lớn nhất). Tuy rằng,
đây không phải là tư tưởng chủ yếu
của Nho gia, nhưng ngay trong thời hiện nay,
cũng có một số nhà Nho thiên chấp,
phê bình Phật giáo là tôn giáo bất
hiếu. Thật ra, trong các kinh Phật Tiểu
thừa và Đại thừa, những lời dạy
về đạo hiếu đối với cha mẹ, có thể
nói là nhiều không kể xiết. Chỉ cần
đọc vài bộ kinh, liền thấy rằng Phật
giáo không những không phải là bất
hiếu, mà còn là một tôn giáo cực
kỳ tôn trọng đạo hiếu. Trong kinh
"bản sinh tâm địa quán" có câu
: "Đối với cha, có ơn về lòng
từ, đối với mẹ có ơn về lòng bi,
ân bi của mẹ, dù ta có ở lại thế
gian này một kiếp, nói cũng không hết
được". Vì vậy lại nói : "Trải
qua một kiếp cứ mỗi ngày, cắt thịt
mình để nuôi dưỡng cha mẹ, cũng không
báo đáp được ân một ngày". Lại
nói : "Vì vậy, các người phải hết
lòng hiếu dưỡng cha mẹ; phúc đức
hiếu dưỡng cha mẹ cũng bằng phúc
đức cúng dường Phật. Các người
phải báo ơn cha mẹ như vậy". Tăng
nhất A Hàm quyển 11 nói rằng : cúng
dường cha mẹ, cũng như cúng dường vị
Đại Bồ Tát sắp thành Phật. Trong sách
Ngũ Phần Luật, cuốn 22, kể câu chuyện :
"Khi Phật còn tại thế, có một A La
Hán, đệ tử Phật, tên là Tất Lăng
Già Bà Sa, vì cha mẹ nghèo muốn đem đồ
ăn thứ mặc cúng dường cha mẹ, nhưng
không dám, bèn hỏi Phật. Phật triệu
tập các Tỳ kheo lại nói rằng : Nếu như
một người, trong một trăm năm, vai bên
phải cõng cha, vai bên trái cõng mẹ, dù
cho cha mẹ có đại tiểu tiện ở trên
mình, và đem đồ ăn thức mặc quý
nhất ở thế gian cúng dường cha mẹ,
thì vẫn không báo đáp được cái ơn
trong giây phút của cha mẹ đã nuôi
dưỡng mình. Từ nay về sau, các Tỳ kheo
hãy chăm lo suốt đời cúng dường cha
mẹ; nếu không cúng dường thì phạm
tội nặng". Kinh Tăng nhất A Hàm cuốn
11 cũng có lời dạy của Phật tương
tự như vậy. Trong kinh "Bề Bà
Lăng Kỳ" kể chuyện : "Có
một công nhân nghèo ở vào thời Phật
Ca Diếp tại thế, tên là Nam Đề Bà La
tin theo Phật giáo, sống hoàn toàn như
xuất gia, nhưng vì để nuôi dưỡng hai cha
mẹ già mù lòa, cho nên vẫn làm nghề
đồ gốm duy trì sinh hoạt mà không xuất
gia".
Sự thực, Phật
giáo tuy cho rằng xuất gia ly dục là
đáng quý, nhưng cũng không cưỡng ép
phải xuất gia. Thậm chí, trong giới luật,
có quy định rõ : "Cha mẹ không đồng
ý thì không được xuất gia; nếu cha mẹ
nghèo, không có ai phụng dưỡng, thì con
cái dù đã xuất gia cũng hết lòng
phụng dưỡng nếu không thì phạm tội
nặng. Kinh Ni Đà Na căn bản quyển 4 cũng
nói : "Nếu xuất gia, ở nơi có cha
mẹ thì vẫn phải cung cấp đầy đủ cho
cha mẹ". Như vậy sao nói được đạo
Phật là bất hiếu ? Đương nhiên, những
người có đầu óc hẹp hòi, ấu trĩ
vẫn nói là phải lập gia đình, sinh đẻ
con cái mới là có hiếu ! Với những
người như vậy thì còn nói làm sao
được ! Không lạ gì ngày nay, người
thế tục nói chung chỉ nuôi được con
cái mình rất ít người nuôi đưỡng
được cha mẹ. Đó cũng là kết quả
của tệ mê tín "vô hậu vi đại"
!
Thực ra đạo hiếu của
Phật giáo là không thể hiểu được
đối với những người còn mê tín
thuyết "vô hậu vi đại". Phật
giáo cho rằng, người ta sống trong vòng
sống chết luân hồi, đời này cố
nhiên là có cha mẹ; trong vô số vô
lượng đời sống quá khứ và vị lai,
đã có và sẽ có vô số cha mẹ. Hiếu
dưỡng đối với cha mẹ đời này,
cũng phải cứu độ cha mẹ, đời quá
khứ và vị lai. Trong con mắt của vị Bồ
Tát thì "mọi người con trai đều là
cha mình, mọi người con gái đều là mẹ
mình, đời này qua đời khác, ta sinh ra
từ họ" (kinh Phạm Võng). Vì vậy,
thực hành đạo Bồ Tát, độ khắp
chúng sinh, tức là hiếu thuận với cha
mẹ. Đương nhiên, Phật giáo không phải
giống như Mặc Tử đã từng bị Mạnh
Tử phê bình là "xem cha người như
cha mình, tức là không có cha". Phật
giáo chủ yếu nói tới cha mẹ của
đời sống này, từ đó suy rộng ra cha
mẹ cả 3 đời. Vì vậy, Phật giáo cho
rằng độ khắp chúng sinh là mở rộng
việc báo ơn đối với cha mẹ, gọi là
báo ân chúng sinh. Đó là từ ở cha
mẹ mà suy rộng ra chúng sinh. Vì vậy,
Phật tử trước hết phải hiếu dưỡng
cha mẹ, rồi sau mới bố thí, phóng sinh
và cúng dường Tam Bảo.
Thói quen thế tục tổ chức
ngày sinh nhật thành một dịp ăn uống
linh đình, xuất phát từ một tư tưởng
không chính xác. Theo quan điểm Phật
giáo, ngày sinh của con cũng là ngày đau
đớn của mẹ. Cho nên, ngày sinh của con
phải là ngày người con bày tỏ lòng
thương đối với mẹ, lòng thông cảm
của người con đối với những nỗi đau
đớn của mẹ, khi con sắp ra đời, lòng
biết ơn của con đối với công sinh
thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, phải tỏ
lòng biết ơn đó gấp bội, gấp trăm
bội lần vào ngày sinh nhật của mình,
thay vì tổ chức sinh nhật thành ngày ăn
uống linh đinh. Nếu cha mẹ đã qua đời
thì nên nhân ngày sinh nhật của mình,
làm các công việc thiện như bố thí,
phóng sinh, cúng dường mẹ, tự mình
cũng được phúc đức. Trái lại, nếu
nhân ngày sinh nhật mà giết thịt gà
vịt, lợn bò, ăn nhậu thì sẽ không
được phúc mà còn giảm phúc, giảm
thọ.
Trong Phật giáo Nam truyền
theo Thượng tọa bộ, vì đặc biệt coi
trọng vị trí của Tỳ kheo, cho nên vô
hình chung, hình thành quan niệm trọng nam
khinh nữ. Phật lại hay răn dạy hàng Tỳ
kheo sắc đẹp đàn bà là đáng sợ;
nữ sắc là ma, là rắn độc. Thực ra,
bản tâm của Phật không phải là trọng
nam khinh nữ, bởi vì sắc dục là thuộc
cả 2 giới tính nam và nữ; đối với
nam giới thì nói nữ sắc là đáng
chán bỏ, còn đối với nữ giới, thì
nam sắc lẽ nào không đáng chán bỏ ?
Do đó, trên quan điểm học
Phật chứng quả, thì nam nữ là bình
đẳng. Chỉ trừ một hạn chế là phụ
nữ muốn thành Phật thì phải chuyển
thành thân nam giới, còn thì không còn
có khác biệt gì hết giữa nam và nữ,
trong việc học Phật chứng quả. Phụ nữ
có thể thành A La Hán, thành Bồ Tát.
Thí dụ như Bồ Tát Quán Thế Âm
thường hiện thành thân phụ nữ. Khi
chất người phụ nữ hết sức gần gũi
với tinh thần từ bi của Bồ Tát. Phật
cũng thường nói : "Lấy từ bi làm
đức hạnh của nữ". Phụ nữ chỉ
thiếu khí phách kiên cường của nam
giới, cho nên trong kinh Phật, phụ nữ
không thể làm chuyển luân Thánh vương
thống trị bốn thiên hạ được.
Không. Phật giáo quyết
không có miễn cưỡng ép phải thay đổi
bất cứ một phương thức sinh hoạt nào.
Xuất gia chỉ là một trong các phương
thức sinh hoạt của Phật giáo, còn gia
đình mới là cái nền tảng để xây
dựng Phật giáo. Nếu phản đối sự
tồn tại của gia đình thì Tăng Ni cũng
không thể sống được.
Ngược lại, đức Phật
vẫn tích cực khuyến khích nếp sống gia
đình hợp lý. Kinh "Thiện sinh"
là bộ Kinh có tác dụng chỉ đạo một
nếp sống gia đình hợp lý, một nếp
sống có đạo đức, chính xác giữa
mọi người trong gia đình "Con cái
phải biết ơn và hiếu thuận với cha
mẹ. Cha mẹ phải nuôi dạy con cái, giúp
con cái tạo lập gia đình. Học trò phải
phụng dưỡng và cung kính đối với
thầy, thầy phải hết lòng dạy dỗ học
trò, phải lựa chọn bạn tốt và thầy
giỏi cho học trò; người vợ phải
thương yêu và phục vụ người chồng,
phải thành thực lo toan việc nhà;
người chồng phải chăm lo nuôi dưỡng
vợ; người chủ phải chu cấp ăn uống,
phải săn sóc người làm công; người
làm công phải hết lòng phục vụ
người chủ. Họ hàng bè bạn đối với
nhau phải biết tôn trọng lẫn nhau; thương
yêu nhau, giúp đỡ nhau, đối đãi nhau
với lòng thành; lấy lời hay mà động
viên nhau; người tại gia đối đãi với
người xuất gia nên cung kính mời ngồi,
bố thí cúng dường; người xuất gia
nên hướng dẫn người tại gia tin điều
thiện, học điều thiện [trên đây là
trích yếu, không phải là lời văn của
kinh]. Ngoài ra, đề nghị xem bài của tác
giả "Làm cư sĩ như thế nào"
đăng trong "Học Phật tri tân"
quyển I.
Đạo khác hay dị giáo, chữ
Anh là Hrathenism, vốn là một từ khinh bỉ
được người theo đạo Do Thái và đạo
Thiên Chúa dùng để chỉ những người
thuộc dân tộc khác. Ở đây, chúng
tôi đổi lại, dùng từ "Ngoại
đạo" và không có ý tứ khinh
miệt.
Phật giáo không giống các
tôn giáo khác bị dân tộc hóa hay là
gia tộc hóa. Phật giáo không có thái
độ kỳ thị chủng tộc và kỳ thị tôn
giáo. Phật giáo không có bắt buộc
Phật tử, trước khi kết hôn với
người nào, phải thay đổi tín ngưỡng
của họ theo mình đã. Thế nhưng, một
Phật tử chính tín có tu dưỡng, sau khi
lập gia đình rồi, phải có khả năng
thuyết phục người yêu theo tôn giáo
của mình. Đây là điều có căn cứ
trong kinh sách Phật giáo. Có em gái một
Phật tử, gả cho một tín đồ theo lõa
thể ngoại đạo (1) người tín
đồ này lúc đầu, kịch liệt bài bác
Phật, thậm chí tìm cách hại Phật. Nhưng
cuối cùng, đã rời bỏ lõa thể ngoại
đạo và quy y theo đạo Phật. [Xem
"Căn bản mục đắc già, quyển 7,
quyển 8]. Ngoài ra có nữ Phật tử Tu Ma
Đề, cũng gả cho một tín đồ Ngoại
đạo là Vê Lan, cô cảm hóa
được chồng mình theo Phật (Tăng nhất A
Hàm quyển 22
).
Vì vậy, một Phật tử chính
tín, sống theo tinh thần "đồng sự
của bốn nhiếp pháp", không những
không bắt buộc người yêu phải thay
đổi tín ngưỡng rồi mới chịu kết
hôn, mà thậm chí, lúc đầu có thể
chịu theo tín ngưỡng của người yêu
(đồng sự), rồi sau dần dần cảm hóa
người yêu tin theo đạo Phật.
Đương nhiên, hôn nhân là
chuyện lớn cả đời, là nền tảng của
hạnh phúc gia đình. Một Phật tử mới
vào đạo, cũng không nên dùng hôn
nhân làm phương tiện truyền giáo, đến
nỗi hạnh phúc gia đình bị tan vỡ. Do
đó, điều kiện chủ yếu của hôn nhân
không nên là tín ngưỡng tôn giáo, mà
là tình đầu ý hợp giữa hai bên.
Vì vậy, nếu không nắm
chắc được có thể cảm hóa đối
tượng, thì tốt nhất nên chọn một
đối tượng cùng một tín ngưỡng với
mình, tổ chức thành một gia đình Phật
hóa. Nếu không do tín ngưỡng bất đồng
mà dẫn tới bi kịch gia đình, là chuyện
bất hạnh lớn không hay.
Có thể nói, tổ chức gia
đình Phật hóa là nhiệm vụ của Phật
tử. Nếu chẳng may, vợ hay chồng không
chịu thay đổi mà vẫn giữ vững tín
ngưỡng cũ của mình thì cả hai phải
biết nhẫn nhục, tôn trọng tín ngưỡng
của nhau. Vợ chồng là vợ chồng, nhà
thờ, chùa chiền là nhà thờ, chùa
chiền; gia đình là gia đình. Nhưng nói
chung, chính tín tốt hơn mê tín; có tín
ngưỡng tốt hơn là không có tín
ngưỡng. Bởi vì Phật giáo không phải
là một tôn giáo dân tộc hóa hay gia
tộc hóa, mà là một tôn giáo tự do
hóa. Đức Phật không có ngăn cấm
người khác tín ngưỡng ngoại đạo,
cúng dường ngoại đạo, thậm chí còn
nói với đệ tử của mình : "Nhà
ngươi nên tùy sức mình mà cúng
dường cho ngoại đạo" [Trung A Hàm,
quyển 32, tr. 133]
__________________
(1) Lõa thể ngoại đạo :
phái ngoại đạo tu hạnh không mặc quần
áo. Lõa thể là ở truồng.
Hôn lễ Phật giáo, không
thấy có căn cứ rõ ràng trong ba Tạng
Kinh điển. Vì vậy, Phật giáo không có
cường điệu tầm quan trọng của việc
tổ chức hôn lễ Phật giáo. Mọi hôn
nhân công khai đều được Phật giáo
thừa nhận. Phật giáo chỉ nghiêm cấm
việc tư thông. Phật giáo gọi tư thông
là tà dâm, xem đó là hành vi phạm
tội.
Nhưng trên cơ sở gia đình
Phật hóa, thì hôn lễ Phật giáo là
tất yếu. Ít nhất, việc cử hành hôn
lễ Phật giáo chứng tỏ nam nữ kết
hôn đều là đệ tử Tam Bảo và sau
kết hôn, gia đình họ cũng sẽ là gia
đình Phật hóa; tức là gia đình giữ 5
giới và 10 thiện; một gia đình hòa
thuận, yên vui.
Vì vậy, các Phật tử chính
tín nên tổ chức hôn lễ Phật giáo và
động viên bạn bè thân thuộc tổ chức
hôn lễ Phật giáo.
Vì hôn lễ Phật giáo không
có căn cứ rõ ràng trong ba tạng Kinh
điển, cho nên, hiện nay, nghi thức của
nó chưa được thống nhất quy định.
Nhưng nghi thức chủ yếu nên là, hai
người cùng quy y Tam Bảo và tuyên thệ
thương yêu tôn trọng nhau, và dưới
ánh sáng hào quang của Tam Bảo, long
trọng kết bạn thành vợ chồng, thương
yêu nhau, tương trợ nhau.
Theo quy định của luật Tỳ
kheo thì người xuất gia không được
làm môi giới hôn nhân, nhưng không quy
định người xuất gia không được làm
chứng cho hôn nhân, hay có thể làm
chứng cho hôn nhân. Nhưng nếu lấy quan
điểm của đạo giải thoát mà cân
nhắc, thì người xuất gia không nên làm
chứng cho hôn nhân; tuy nhiên, nếu lấy
quan điểm của đạo Bồ Tát mà suy xét
thì vì lý do Phật giáo hóa xã hội, vị
Bồ Tát xuất gia vẫn có thể làm chứng
cho cuộc hôn nhân, như là phương tiện
để tiếp dẫn chúng sinh vào đạo.
Vấn đề ly hôn cũng không
dễ gì tìm ra căn cứ rõ ràng trong Kinh
Phật. Bất quá, Phật giáo chủ trương
sự tốt đẹp của hôn nhân và trách
nhiệm của hôn nhân. Sau khi kết hôn,
vợ chồng phải thương yêu nhau, tôn
trọng nhau, mỗi người phải giữ bổn
phận của mình, làm tròn trách nhiệm
của mình. Phật giáo nghiêm cấm tà dâm.
Gia đình tan vỡ, phần lớn là do cả
vợ lẫn chồng đều có tư thông với
một đối tượng khác. Nếu cả hai biết
giữ gìn nghiêm túc, không tà dâm thì
gia đình khó bị tan vợ. Đối với
những cuộc hôn nhân bị tan vỡ, Phật
giáo chủ trương khuyến khích tái hội.
Vì vậy mà tuy Luật cấm Tỳ kheo không
được làm môi giới hôn nhân, nhưng
lại cho phép Tỳ kheo giải hóa những
cặp vợ chồng ly hôn" [Tứ phần
luật, quyển III]. Bởi vì, sự ly hôn
đối với nam cũng như nữ đều có ảnh
hưởng tâm lý không tốt; nhất là
đối với việc giáo dục con cái, cha mẹ
phải có trách nhiệm về mặt đạo
đức; Đứng riêng về quan điểm ấy mà
xét, có thể nói Phật giáo phản đối
ly hôn.
Thế nhưng, Kinh Phật không
có nói ly hôn là phạm tội. Và nếu,
có chuyện tình cảm xung khắc không thể
điều hòa, hoặc có lý do nghiêm trọng
như bị ngược đãi, muốn nhẫn nhục chịu
đựng cũng không thể được thì vẫn
phải ly hôn, nhưng nếu chỉ vì lý do thỏa
mãn tình cảm mà ly hôn thì đó là
điều không đạo đức, Phật giáo không
thể chấp nhận, cho nên cũng là tội
ác, vì cha mẹ ly dị, người đau khổ
thiệt thòi nhất là con cái.
Theo tục xưa Trung Quốc,
người đàn ông góa vợ có thể lấy
vợ khác, gọi là tục huyền, đó
là hành vi hợp với đạo đức. Còn
người đàn bà góa chồng thì phải thủ
tiết cả đời mới được ngợi khen.
Quan niệm "thủ tiết" đó thực ra
xuất phát từ tập quán "trọng nam
khinh nữ". Ở Ấn Độ thì không như
vậy ? Theo Ấn Độ thì người chồng đi
vắng 6 năm liền không có tin tức,
người vợ ở nhà có quyền đi lấy
chồng khác. Theo Kinh Phật khi người đàn
ông muốn xuất gia, trước hết phải để
vợ, cho vợ được tư do. Người đàn
bà "mất" chồng phải được
quyền tác giá. Đó là điều Phật giáo
cho phép và hợp với đạo đức.
Phật giáo không thừa nhận
thuyết tội nguyên thể của đạo Cơ
đốc, vì vậy cũng không cho rằng, trẻ
con là có tội. Nếu trẻ con có tội thì
đó là do ảnh hưởng của nghiệp nhân
đời trước, huân tập vào Thức thứ
Tám của nó. Đó là cái mà Phật giáo
gọi là "nghiệp". Trẻ con, không
thể vì lý do sinh ra ở đời mà phải
thừa kế "nguyên tội" của tổ
tông.
Ở tuổi trẻ con, chưa có
đầu óc phán đoán. Cái nghi thức quy y
của tín ngưỡng Phật giáo, nếu không
xuất phát từ ý muốn thật sự của
người quy y, thì không được gọi là
quy y. Phật giáo chủ trương, trẻ con từ
7 tuổi trở lên mới được xuất gia.
Nếu từ điều ấy suy rộng ra thì lễ quy
y Tam Bảo chỉ có thể cử hành đối
với trẻ con từ bảy tuổi trở lên,
là tuổi đã bắt đầu có ý chí phán
đoán phân biệt.
Nhưng Phật giáo rất tin ở
tác dụng hồi hướng công đức, vì
vậy mà khuyến khích Phật tử, khi con
mới sinh, hay là con đầy tháng đầy
năm, đều nên tổ chức bố thí, trai
tăng, niệm Phật, tụng kinh, cầu cho trẻ
con được phúc thọ và trí tuệ. [Tăng A
Hàm, quyển 25, Ngũ vương phẩm]
Phật giáo là tôn giáo theo
chủ nghĩa trọng ân (biết ơn). Có bốn
ân : ân cha mẹ, ân chúng sinh, ân quốc
gia, ân Tam Bảo. Hiếu dưỡng cha mẹ, độ
khắp chúng sinh, bảo hộ quốc gia, cung
kính Tam Bảo, đều chỉ có một động cơ
là báo ân. Vì vậy một Phật tử chính
tín, phải có ý thức về quốc gia, đó
là điều không thể nào nghi ngờ
được.
Phật Thích Ca, sau khi thành
đạo, thường xuyên đi du hóa khắp nơi,
rất ít cơ hội trở về nước cũ Ca Tỳ
La Vệ. Nhưng khi Phật về già có vị vua
nước Xá Vệ là Lưu Ly đại vương, để
trả mối thù ngày xưa ông bị dòng họ
Thích Ca làm nhục, bèn dùng đạo quân
tiến đánh thành Ca Tỳ La Vệ, thề giết
sạch dòng họ Thích Ca ở Ca Tỳ La Vệ.
Đức Phật biết việc này, bèn một mình
ngồi ở gốc cây khô héo, dưới ánh
mặt trờ nắng chói chang, trên đường
quân đội của vua Lưu Ly đi qua. Vua Lưu Ly
hỏi : "Sao ngài lại không chịu ngồi
trong bóng dâm mát ?". Câu trả lời
của Phật rất cảm động : "Bóng mát
của họ hàng thân thuộc còn hơn bóng
mát của bất cứ người nào khác".
[Tăng nhất A Hàm, quyển 26, phẩm Đẳng
Kiến].
Vua Lưu Ly ba lần tiến quân
gặp Phật, đều phải ba lần lui quân.
Đến lần thứ tư, Phật biết rõ đây
là định nghiệp của dòng họ Thích Ca,
không thể xoay chuyển được, bèn thôi
không còn ngăn cản đoàn quân của Lưu
Ly vương nữa.
Trong lịch sử Phật giáo
Trung Quốc, có sự kiện đại sư Huyền
Trang đi cầu Pháp ở Ấn Độ, và đã
để lại dấu vết huy hoàng của văn hóa
Trung Quốc tại Ấn Độ. Mặc dù đại sư
rất được người Ấn Độ ngưỡng mộ,
trọng vọng, nhưng ông luôn luôn nhớ
tổ quốc, hướng về tổ quốc. Khi đại
sư Pháp Hiển lưu lại xứ Tích Lan, có
người tặng ông một cái quạt lụa
trắng của Trung Quốc. Ở nước ngoài,
thấy được một sản vật Trung Quốc,
ông cảm động đến mức nước mắt
chảy đầm đìa. Lòng yêu tổ quốc như
vậy rất đúng với tinh thần Phật giáo.
Niên hiệu Thiên Bảo đời
Đường, An Lộc Sơn làm phản. Vì quốc
khố cạn tiền, cho nên đại sư Thần Hội
đứng ra, lấy "tiền hương hỏa"
giúp cho Quách Tử Nghi chiêu mộ binh mã,
cuối cùng bình định được cuộc nổi
loạn của An Lộc Sơn.
Vua khai sáng triều nhà Minh
là Châu Hồng Vũ lật đổ nền thống
trị của người Mông Cổ, lập ra chính
quyền người Hán, thực là một vị anh
hùng dân tộc có đại tài thao lược.
Nhưng mọi người đều biết Minh Thái Tổ
là một Phật tử chính tín, khi còn nhỏ,
đã từng xuất gia.
Ở thời cận đại có
pháp sư Tôn Ngưỡng vốn là bạn của
Tôn Trung Sơn. Ông cũng là người cống
hiến nhiều cho cuộc cách mạng dân quốc.
Đương nhiên, nếu đứng trên quan điểm xã hội lý tưởng của Phật giáo mà nói, thì Phật giáo quyết không phải là chủ nghĩa đế quốc hẹp hòi, mà là một chủ nghĩa đại đồng thế giới triệt để, thậm chí một chủ nghĩa đại đồng, bao quát cả vũ trụ vô tận, vì Phật giáo yêu thương toàn thể nhân loại và tất cả chúng sinh. Thế nhưng, chủ nghĩa dân tộc lại là nền tảng của chủ nghĩa đại đồng vũ trụ. Muốn đạt tới mục đích ấy, thì trước hết phải yêu thương dân tộc mình, quốc gia mình, nếu không thì sẽ không có cơ sở.
Nguồn: www.quangduc.com