.
---o0o---
MỤC
LỤC
Lời Giới Thiệu
Lời Người Dịch
Tiểu Sử Tác Giả
Lời Tác Giả
PHẦN
I: ĐỜI SỐNG VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG 1: ĐỜI SỐNG VÀ THÔNG
ĐIỆP
Đức Phật Cồ Đàm
Từ Bỏ Thế Tục
Con Người của Đức Phật
Phải Chăng Đức Phật là Hóa Thân
Ân Đức của Đức Phật
Bằng Chứng Lịch Sử Về Đức Phật
Giải Thoát Qua Quả Thánh A La Hán
Bồ Tát
Đạt Phật Quả
Ba Thân Phật
CHƯƠNG 2: THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC
PHẬT
Thông Điệp cho Tất Cả
Thần Thông Phép Lạ
Đức Phật Im Lặng
Thái Độ của Đức Phật Với Kiến Thức Thế Gian
Thông Điệp Cuối Cùng Của Đức Phật
CHƯƠNG 3: SAU KHI ĐỨC PHẬT
NHẬP DIỆT
Đức Phật Có Hiện Hữu Sau Khi Nhập Diệt Không?
Người Nối Nghiệp Đức Phật
Đức Phật Tương Lai
PHẦN
II: PHẬT GIÁO: CỐT TỦY - SO SÁNH
CHƯƠNG 4: CHÂN LÝ BẤT DIỆT
CỦA ĐỨC PHẬT
Sư Tử Hống
Phật Giáo là Gì
Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Với Nền Văn Minh
Chân Lý Tối Thượng
Hai Trường Phái Chính Trong Phật Giáo
CHƯƠNG 5: HỌC THUYẾT CĂN
BẢN
(a)
Tam Tạng Kinh Điển
Luật Tạng
Kinh Tạng
Luận Tạng
Vi Diệu Pháp Là Gì?
Danh Và Sắc
Tứ Diệu Đế
Bát Chánh Đạo
Mọi Vật Đều Thay Đổi
(b)
Nghiệp Là Gì?
Tái Sanh
Niết Bàn
Lý Nhân Duyên
Thường Kiến Và Đoạn Kiến
Có Thể Biết Được Nguyên Nhân Đầu Tiên Không?
Có Một Linh Hồn Bất Diệt Không?
CHƯƠNG 6: ĐẠO PHẬT SO VỚI
PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT KHÁC
Đạo Phật Có Giống Giáo Lý Khác Tại Ấn Không?
Đạo Phật Là Một Lý Thuyết Hay Một Triết Lý?
Phật Giáo Có Bi Quan Không?
Đạo Phật Có Vô Thần Không?
PHẦN
III: SỐNG THEO CHÁNH PHÁP
CHƯƠNG 7: NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC
CHO NHÂN LOẠI
Mục Đích Của Đời
Sống Là Gì?
Phật Giáo Với Con người Trong Xã Hội
Người Cư Sĩ Sống Theo Chánh Pháp
CHƯƠNG
8: GIỚI HẠNH VÀ SỰ TU TẬP
Đạo Đức
Luật Là Gì?
Thập Thiện Nghiệp và Thập Ác Nghiệp
Giới Luật
Lòng Từ-Ái
Lòng Nhân Từ Thực Sự
Thái Độ Phật Giáo Với Các Loài Vật
Sự cần thiết Lòng Khoan Dung trong Hiện Đại
Lễ Nghi Tang Chế Phật Giáo
CHƯƠNG
9: PHÁP VÀ NƠI NUƠNG TỰA
Tại Sao Ta Nương Tựa Nơi
Đức Phật
Không Tự Đầu Hàng
Không Có Kẻ Tội Lỗi
Hãy Tự Làm
Con người Chịu Trách nhiệm Mọi Thứ
Con Người Là Cai Ngục Của Chính Mình
Bạn Bảo Vệ Bạn
Bạn Tự Cứu Bạn Như Thế Nào?
CHƯƠNG
10: CẦU NGUYỆN, THIỀN ĐỊNH VÀ TU TẬP
Niềm Tin, Tin Tuởng và Thành
Tâm
Ý Nghĩa của Sự Cầu Nguyện
Thiền Định
Ý Nghĩa về Tụng Kinh Parita
Phật Tử Có Thờ Cúng Thần Tượng Không?
Ý Nghĩa Về Sự Nhịn Ăn
Ăn Chay
Ngày Trăng Tròn Và Các Tập Tục Đạo Giáo
PHẦN
IV: ĐỜI SỐNG TRONG XÃ HỘI
CHƯƠNG 11: ĐỜI SỐNG VÀ VĂN
HÓA
Truyền Thống, Tập Tục Và
Hội Hè
Phật Giáo Và Nữ Phái
Phật Giáo Và Chính Trị
CHƯƠNG
12: HÔN NHÂN, HẠN CHẾ SANH ĐẺ, VÀ CÁI CHẾT
Quan Điểm Phật Giáo về Hôn Nhân
Tại Sao Dân Số Thế Giới Lại Tăng?
PHẦN
V: MỘT TÔN GIÁO CHO SỰ TIẾN BỘ THỰC SỰ
CHO NHÂN LOẠI
CHƯƠNG
13: BẢN CHẤT, GIÁ TRỊ VÀ VIỆC LỰA CHỌN NIỀM TIN
Con Người Và Tôn Giáo
Tôn Giáo Nào Thích Hợp?
Phát Triển Đạo Đức Và Tinh Thần
Quan Niệm Về Thượng Đế
Đổi Đạo Trước Khi Chết
Con Đường Tắt Dẫn Đến Niết Bàn
CHƯƠNG
14: NGƯỜI ĐỀ XƯỚNG NỀN VĂN HÓA NHÂN BẢN
Tôn Giáo Hiện Đại
Tôn Giáo Trong Thời Đại Khoa Học
Tôn Giáo của Tự Do
Sứ Mạng Phật Giáo
CHƯƠNG
15: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Tại Sao Không Có Hòa Bình?
Ta Có Thể Giải Thích Chiến Tranh Được Không?
Người Phật Tử Có Thể Gia Nhập Quân Đội Được
Không?
Giết Để Chấm Dứt Đau Đớn
PHẦN
VI: THẾ GIỚI NẦY VÀ CÁC THẾ GIỚI KHÁC
CHƯƠNG
16: CÁC CẢNH GIỚI
Nguồn Gốc Thế Giới
Hệ Thống Các Thế Giới Khác
Quan Niệm Phật Giáo về Thiên Đường Và Địa
Ngục
Niềm Tin Vào Các Chư Thiên
Thế Giới Quỷ Thần
Ý Nghĩa sự Hồi Hướng Công Đức
CHƯƠNG
17: BÓI TOÁN VÀ MỘNG MỊ
Chiêm Tinh Học Và Thiên Văn
Học
Bói Toán Và Bùa Ngải
Đồng Cốt
Mộng và Ý Nghĩa của Mộng
Dị Đoan Và Giáo Điều
|
-ooOoo-
LỜI GIỚI THIỆU CỦA HÒA-THƯỢNG
THÍCH HỘ GIÁC
Đức Phật truyền dạy giáo pháp
nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là
những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật
đã không có khả năng tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, trải
rộng trên nhiều phần đất khác nhau.
Dịch phẩm này có hai giá trị to
lớn đối với người Phật Tử Việt Nam trong việc tu học:
Thứ nhất Hòa-Thượng K. Sri
Dhammananda đã khéo trình bày những đề tài của thời đại
theo giáo lý căn bản truyền thống của Đức Phật. Đây là
một việc làm đòi hỏi kinh nghiệm cao độ cả hai lãnh vực
đạo và đời. Một người mới vào ngưỡng cửa Đạo Phật
sẽ dễ dàng làm quen với những lời dạy đã được Đức
Phật nói cách đây hai mươi lăm thế kỷ khắp lưu vực sông
Hằng mà đến nay vẫn trực tiếp liên hệ đến mỗi cá nhân
trong cuộc sống hàng ngày.
Giá trị thứ hai phải nói đến là
công trình dịch thuật. Dịch giả đã không làm tổn hại
mảy may tinh thần trong sáng, bác lãm của nguyên tác. Trái
lại bản dịch khiến chúng ta tăng thêm niềm thích thú để
đọc trọn tác phẩm này.
Thầy Thích Tâm Quang vốn không
phải là một dịch giả xa lạ. Nhìn những công trình chuyển
dịch ngày một quy mô của thầy khiến chúng ta nức lòng
chờ đợi các dịch phẩm công phu khác tiếp nối sau này.
Cảm nhận giá trị giáo khoa lớn
lao của tác phẩm và với cả tấm lòng quý mến đối với tác
giả lẫn dịch giả, chúng tôi trân trọng giới thiệu dịch
phẩm này đến độc giả xa gần.
Chùa Pháp Luân, Houston,
Hoa Kỳ,
Đầu Hạ 1997
Tỳ-Kheo THÍCH HỘ GIÁC
-ooOoo-
LỜI NGƯỜI DỊCH
"What Buddhists
Believe" của Đại Lão Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri
Dhammananda được tái bản đến lần thứ năm và dịch ra
nhiều thứ tiếng, đã trả lời xác đáng hầu hết những câu
hỏi thực tiễn nhất của những ai muốn hiểu và học
Phật.
Đồng thời quyển sách
này cũng đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách cần phải có
một phương cách giải thích Phật Pháp với quan niệm hiện
đại để có thể làm sáng tỏ một cách khách quan và rốt ráo
những ngộ nhận hay diễn dịch sai lầm về Đạo Phật từ
bấy lâu nay.
Nhằm vào người đọc có
kiến thức mới làm quen với Phật Pháp, "What Buddhists
Believe" bao quát tất cả khía cạnh cốt tủy của Phật
Giáo được trình bầy theo một hệ thống chặt chẽ, khúc
chiết và trên một quan điểm khoa học chính xác. Ngoài ra tác
giả còn lồng vào rất nhiều đề tài tế nhị và hiện đại
mà các nhà nghiên cứu hệ thống kinh sách thường ít khi đề
cập đến.
Nhận thấy đây là một
tác phẩm hết sức hữu ích và cần thiết, người dịch không
ngại tài hèn trí thiển, lại một lần nữa, mạo muội đem
tất cả tấm lòng thành ra dịch soạn, chỉ với tâm nguyện
mong đưa giáo pháp chân thật đến cho những người muốn
học Phật mà chưa có duyên đọc được nguyên bản.
Do số lượng trang của
bản Anh và bản Việt nên sách được chia làm 3, mỗi kỳ
khoảng chừng 400 trang.
Chúng tôi xin chân thành
cảm tạ chư Tôn Đức đã khích lệ và góp nhiều ý kiến
bổ ích. Đặc biệt chúng tôi xin cảm tạ Như Lai Thiền
Viện các Đạo Hữu Nguyên Cung Trần Đại Khâm - Nguyên Khiêm
Lương Thị Thanh Kiệm, Trần Văn Khâm, Nguyễn Nam Hải, Thiện
Bửu, Viên Minh Phạm Đình Khoát, Lê Van Phụng - Đặng Kim Sa,
Quách Danh - Nguyễn Thị Túy Sương, Quách Thị Thùy Linh,
Nguyễn Thành Tài - Nguyễn Thị Thúy Phượng, Nguyễn Bảo Châu,
Nguyễn Bảo Quốc, Thanh Hoàng Huỳnh Thu Trang, Quảng Lâm Châu
Ngọc Tòng, Quảng Hải Ngô Thanh Hùng, Nguyễn Triệu - Trần
Hiệp, Crystal Nguyễn, Christopher Nguyễn, Diệu Tâm Dương Thị
Thùy Linh, Kitty J. Creech, Nguyễn Thị Mai Hương, Diệu Chơn Luơng
Thị Mai, Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Thị
Mai Trinh, Nguyễn Mạnh Cương, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Cung
Thị Hỷ và Nguyễn Hữu Nhung, Nguyễn Thi Bạch Yến - Nguyễn
Thiện Lục, và Đặng Văn Phan đã góp phần công đức trong
việc ấn hành dịch phẩm này.
Chúng tôi xin hồi hướng
công đức hoằng pháp này lên Ngôi Tam Bảo và cầu nguyện
Hồng Ân Tam Bảo thùy từ gia hộ Như Lai Thiền Viện thành công
trong việc hoằng truyền Chánh Pháp và Quý Đạo Hữu cùng
Bửu Quyến thân tâm thường an lạc và hạnh phúc.
Cũng như các lần trước,
do giới hạn của loại sách song ngữ nên chắc chắn có rất
nhiều sơ sót, kính mong Chư Tôn Thiền Đức, các bậc thức
giả cao minh, các bậc thiện trí thức, các bạn đạo ân nhân
hoan hỉ bổ chính những sai lầm thiếu sót để cuốn sách
được hoàn chỉnh hơn trong kỳ tái bản.
Phật Đản 2541, Ngày
15-5-1997
Tỳ-Kheo Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo
California, Hoa Kỳ
-ooOoo-
TIỂU SỬ
ĐẠI-LÃO HÒA-THƯỢNG
TIẾN SĨ K. SRI DHAMMANANDA MAHÀ NÀYAKA THERA
Đại Lão Hòa-Thượng
Tiến sĩ K. Sri Dhammananda, Trưởng Lão Tăng Già Mã Lai Á,
phục vụ Phật Giáo Mã Lai trên 42 năm trong các chức vụ như
một vị lãnh đạo tinh thần, một học giả, một cố vấn và
một thiện hữu. Ngài sanh ngày 18 Tháng Ba Năm 1919 tại làng
Kirinde , Tỉnh Matara phía nam Sri Lanka (Tích Lan).
Ngài khởi đầu việc
học hành theo nền giáo dục thế tục khi Ngài được 7 tuổi
và tuy còn nhỏ Ngài đã phát triển mối quan tâm đặc biệt
đến Phật giáo. Được sự giúp đỡ của một người cậu
là Sư Trưởng tại ngôi chùa địa phương và người mẹ
tận tâm của Ngài, Ngài thọ Sa Di giới vào năm 12 tuổi. Ngài
được đặt pháp danh là "Dhammananda" có nghĩa là
"Người chứng nghiệm hạnh phúc qua Phật Pháp"
(Pháp Hỷ) .
Sau mười năm tu học
chuyên về giáo lý Đức Phật, năm 26 tuổi Ngài tốt nghiệp
văn bằng Ngôn Ngữ Học, Triết Lý, và Quy Tắc Pali Viện Đại
Học Vidyalankara Pirivena.Ngài tốt nghiệp Cao Học Triết Lý
Ấn Độ năm 1949 tại Viện Đại Học Beneres (Ba-Lã-Nại).Sau
khi phục vụ 3 năm tại Sri Lanka, Ngài được tuyển chọn đi
hoằng Pháp tại Mã Lai.
Vào các thập niên 50 và
60, Phật Giáo bị giới trí thức Trung Hoa tại Mã Lai coi rẻ
và nghĩ rằng Đạo Phật chỉ là mê tín dị đoan. Qua Hội
Truyền Bá Giáo Lý Phật Đà, Ngài đã phát hành các tài
liệu, các loại sách về mọi phương diện của Phật Giáo và
kết quả một số đông đã nhận thức được giáo lý chân
chính của Đức Phật. Ngài đã phát hành các cuốn sách rất
phổ thông như "Người Phật Tử Tin Gì", "Làm
Thế Nào Để Sống Khỏi Sợ Hãi và Lo Lắng", "Hạnh
Phúc Lứa Đôi", "Nhân Loại Tiến Về Đâu" và
"Thiền Định - Con Đường Duy nhất".
Tuy không phải là một
nhà truyền giáo hùng biện, nhưng Ngài đã thành công cảm hóa
tư tưởng của cả giới thanh niên lẫn trí thức với một
lối trình bầy Giáo Pháp của Đức Phật một cách r‚ ràng,
đơn giản và khoa học. Ngài nhận được các Văn Bằng Tiến
Sĩ Danh Dự của nhiều Đại Học trên thế giới và cũng được
ân thưởng Tước Vị Johan Setia Mahkota bởi Hoàng Đế Mã Lai.
Ngài cũng có, như Đức Phật mô tả, bảy Đức hạnh cao quý
của một Đại nhân trong Kinh Sakha Sutta (A.N. 4:31):
"Ngài là người đáng
yêu, đáng kính trọng, học thức, là một cố vấn, một người
nhẫn nại chịu nghe, thâm trầm trong đàm luận, và không
bao giờ cổ xúy một cách vô căn cứ."
BENNY LIOW WOON KHIN
-ooOoo-
LỜI TÁC GIẢ
Với số sách Phật quá
nhiều hiện nay, câu hỏi đặt ra là có cần thêm một cuốn
nữa hay không. Mặc dù có rất nhiều sách Phật Giáo, nhưng
đa số đều được viết nhằm cho những người đã có căn
bản Phật Pháp. Một số được viết theo văn chương lối
cổ, dịch nghĩa theo nguyên bản. Loại viết như vậy không lôi
cuốn được các độc giả hiện đại, vì khiến họ có
cảm nghĩ Phật Giáo là một vấn đề khô khan. Cũng có
những sách do những học giả sưu tầm, trình bày giáo lý ở
cấp đại học, bút pháp thâm thúy. Ngoại trừ một số độc
giả có kiến thức có thể hiểu được, những sách này
tạo nhiều khó khăn cho đại chúng vì họ cho rằng Phật Giáo
quá phức tạp không thực tế. Có một số sách nêu những
dị biệt giữa những trường phái trong Phật Giáo, kết quả
làm cho một số độc giả không được hướng dẫn càng
thấy hoài nghi nhiều về cái gọi là sự "tranh chấp
giữa các hệ phái" mà không nhận thức được rằng
thực ra có nhiều tương đồng hơn là dị biệt giữa những
hệ phái này. Cũng có những sách do những người không phải
là tín đồ Phật Giáo viết, trong đó vì hữu ý hay thiếu
kiến thức, đã bóp méo và xuyên tạc giáo lý chân chính
của Đức Phật.
Cuốn sách này được
viết ra với mục đích chính là giới thiệu giáo lý Phật Pháp
nguyên thủy một cách rõ ràng, không diễn tả quá mức, không
một ẩn ý, hay coi rẻ các trường phái Phật Giáo, để độc
giả có thể hiểu Phật Pháp theo quan niệm hiện đại. Thế
giới ngày nay chú ý rất nhiều đến Phật Giáo vì đại đa
số quần chúng càng ngày càng hiểu biết, chán ngán những giáo
điều và dị đoan, và mặt khác, những tật xấu của con người
như tham lam và ích kỷ càng ngày càng tăng trưởng vì chủ
nghĩa vật chất. Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường
Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu
biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc
sống dồi dào bình an và hạnh phúc .
K. Sri Dhammananda,
18-03-1987
-ooOoo-
Ðầu
trang | Mục lục | 01
| 02 | 03 |
04
| 05a | 05b |
06
| 07 | 08 |
09
| 10 | 11 |
12
| 13 | 14 |
15
| 16 | 17
Nguyên
tác:
What Buddhists believe , Malaysia, 1987
(Online)
Nguyên
tác: What Buddhists believe
, Malaysia, 1987 (CD-Rom)
--- o0o ---
Source :
BuddhaSasana Home
Page
--- o0o ---
Trình bày:
Chân Đức & Nguyên Thảo
Cập
nhật
ngày:
01-11-2002
|
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục