Phật Học - Niệm Phật

.

 
 

Niệm phật
 

Phúc Trung

 

I - Dẫn nhập : Phật Giáo có hai môn phái nhiều người biết, đó là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông.  Pháp môn tu của Thiền Tông là ngồi thiền.  Còn pháp môn tu của Tịnh Độ Tông là Niệm Phật.  Nói đến Niệm Phật, người ta sẽ đạt câu hỏi do đâu mà niệm Phật?  Niệm Phật có lợi ích gì ? Phải niệm Phật njhư thế nào cho đúng ? Đặi loại đó là những câu hỏi quan trọng, chúng ta cần phải biết qua, tránh những sai lầm, cũng để chọn pháp môn tu học thích hợp với mình.

II - Do đâu có pháp môn niệm Phật : Có lẽ cũng nên dẫn một chuyện sau đây:  Thái tử A  Xà Thế là con vua Tần Bà Sa La và hoàng hậu Vi Đề Hy, nghe lời xúi dục của Đề Bà Đạt Đa, đoạt ngôi vua cha, còn Đề Bà Đạt Đa sẽ giết Đức Thích Ca để lên ngôi vị Phật.  A Xà Thế kiếp trước là một vị tu sĩ ở trên núi, vua Tần Bà Sa La chưa có Thái Tử để nối ngôi, vua cầu con, có vị đạo sĩ chỉ cho vua biét có vị tu sĩ ở trên núi kia, sau khi mãn kiếp sẽ đầu thai thành thái tử. Nhà vua vì không con, nóng lòng nên lên núi tìm gặp tu sĩ ấy, yêu cầu ông ta hóa kiếp đi để vua sớm có hoàng tử, vị tu sĩ cho biét rằng 3 năm sau ông mới mãn kiếp, nếu vua bức bách ông ta phải chết, ông ta e rằng kiếp sau sẽ có mối thù và vua phải chịu quả báo.  Vua Tần Bà Sa La vẫn cương quyết bắt ông phải hóa kiếp sớm, ông tu sĩ ấy phải tự tử rồi đầu thai thành Thái Tử A Xà Thế.

Nghe lời Đề Bà Đạt Đa, A Xà Thế bắt vua cha nhốt trong ngục thất, không cho ăn uống để phải chết đói,  Hoàng hậu biết vậy, liền xin A Xà Thế cho vào thăm, bà lén đắp thức ăn vào người, để vào ngục thất cho vua ăn.  A Xà Thế biét được vua cha vẫn còn sống nhờ thức ăn của mẹ, ông liền hạ lệnh giam hoàng hậu.  Trong lúc cực kỳ đau khổ đó, hoàng hậu Vi Đề Hy tưởng niệm đến Đức Phật.  Đức Phật liền hiện ra giảng cho bà biết nhân qủa ngày trước vua Tần Bà Sa La đã bức bách vị tu sĩ kia chết, nay phải chịu quả báo.  Ba VI Đề Hy xin Phật cứu độ bà ra khỏi cõi ta bà.  Phật đã dùng thần lực của ngài, hiện ra nhiều cõi Phật để bà chọn lựa cõi nào bà muốn; cuối cùng bà chọn cõi tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, là nơi cực lạc hơn các cõi khác.  Do đó Phật đã dạy bà phép quán vô lượng thọ là phép quán để sau khi chết được về cõi Phật A Di Đà.  Tưởng cũng nên nói thêm, trong kinh Pháp Hoa, Đức Thế Tôn cho biết, Đề Bà Đạt Đa trong nhiều kiếp trước, là vị đã truyền cho Đức Thế Tôn kinh Pháp Hoa, và Đức Thế Tôn cũng thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa sẽ thành Thiên Vương Như Lai sau nầy.
 Gần đây có quyển Tây Phương Du Ký của Ngài Khoan Tịnh Đại Sư là đệ tử của Hư Vân Hoà Thượng, đã được Đức Quán Thế Âm đưa đi đến cõi cực lạc từ 25 tháng 10 năm Đinh Mùi (1967)  đến khi trở về là ngày mồng 8 tháng 4 năm Qúy Sửu (1973), tính ra 6 năm 5 tháng, nhưng trên cõi ấy, ngài tưởng chừng như chỉ có 20 giờ mà thôi.  Ngài có găạp Hư Vân Hòa Thượng, Đức Di Lặc Tôn Phật, Đức Phật A Di Đà có dạy bảo ngài Khoan Tịnh, nếu ai được nhất tâm bất loạn, chỉ cần niệm 10 danh hiệu của Ngài cũng sẽ được sanh về cõi cực lạc.  Sách do Lư Thế Hoa lược dịch và 2 dịch gỉa Hữu Từ, Tâm Hảo là những bạn đạo của chúng tôi, tu theo pháp môn Tịnh Độ ở Quan Âm Tu Viện, thuộc thành phố Biên Hòa.

Trong kinh điển bổn A Di Đà, chúng ta thường tụng khi cầu siêu độ cho người quá vãng, Đức Thế Tôn có dạy nếu ai trì danh hiệu Phật A Di Đà từ một ngày, hai ngày...bảy ngày, nếu tâm không bị loạn động, khi mất sẽ được Phật A Di Đà và chư Bồ Tát hiện ra trước mắt, nếu người nàuy khi mất, tâm không điên đảo sẽ được sanh về cõi Cực Lạc.  Cõi này có 9 phẩm, do công hạnh tu chứng cầu vãng sanh về cõi cực lạc của mình, sẽ có một cái hoa sen cho mình ở cõi cực lạc.  Sau khi mình lìa cõi ta bà, mình sẽ được Đức Phật A Di Đà hay chư Bồ Tát đón về cõi cực lạc trong cái hoa sen, khi hoa sen nở mình sẽ sinh ra, chớ không có cha mẹ sinh ra như trong cõi ta bà này.

Còn trong kinh Đại A Di Đà, có vị quốc vương Kiều Thi Ca, nghe Phật Thế Tự Tại Vương thuyết pháp, vua xuất gia làm Tỳ kheo Pháp Tạng.  Ngài có 48 lời phát nguyện, về sau công hạnh viên mãn thành Phật A Di Đà.  Trong đó, lời phát nguyện thứ 29 như sau: Nguyện đến khi tôi làm Phật, các Trời và nhân dân ở trong vô lượng thế giới 10 phương hết lòng tín mến, nguyện sanh về nước tôi, mười tiếng niệm danh hiệu của tôi, đều đặng vãng sanh, chỉ trừ người phạm tội ngũ nghịch và khinh dễ chánh pháp, nếu tôi nguyện không đặng như vậy, tôi chẳng làm Phật. 

Cũng trong kinh Pháp Hoa, Phẩm Phổ Môn, chúng ta thường tụng để cầu an, Phật dạy rằng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát luôn luôn quan sát thế gian, ai gặp hoạn nạn, niệm danh hiệu của Ngài, thì tai qua nạn khỏi.  Ngài thường cứu độ cho và nhất là ban cho sự không sợ hãi.

Chúng ta còn biết rằng, khi chúng ta niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát, tức là chúng ta tưởng nhớ đến hạnh nguyện các Ngài để chúng ta tu tập theo, trong khi niệm Phật hay chư Bồ Tát, ba nghiệp của chúng ta được thanh tịnh.  Nếu chúng ta muốn được vãng sanh về Cực Lạc thì niệm danh hiệu Đức A Di Đà.

III - Niệm Phật như  thế nào ?  Có những cách niệm Phật sau đây: 

- Tụng niệm: Qùy trước bàn Phật hay đi kinh hành, niệm lớn tiếng, có chuông mõ.

- Niệm thầm: Niệm ở ngoài đường khi đi lại, chỗ làm việc, trước khi đi ngủ...

- Khẩn niệm: Gặp những khi bệnh hoạn, tai nạn, lo sợ chúng ta niệm danh hiệu Đức Dược Sư, đức Quán Thế Âm.

- Niệm Phật lần chuỗi: Dùng chuỗi tràng (chuỗi 108 hạt), chuỗi tay (18 hạt), chuỗi trung (người Nhật dùng 27 hạt) để niệm một danh hiệu, lần một hạt chuỗi, cũng là cách ghi số lượng niệm Phật, khỏi dùng tâm để nhớ.

- Quán niệm: Nhìn vào tượng Phật, chú tâm chiêm ngưỡng tướng tốt của Phật hay tưởng tượng hình ảnh Phật trước mắt.

- Niệm Phật công cứ : Người ta làm một cuốn sổ tay, cứ niệm được 1000 danh hiệu Phật thì ghi 1 chấm hoặc niệm 1000 danh hiệu Phật thì bõ vào ống một khúc chân nhang.

 - Chuyên niệm: Đi, đứng, nằm, ngồi lúc nào chúng ta cũng niệm Phật.
 Khi chúng ta niệm có tiếng, trong kinh Đại Tập nói :" Niệm lớn thấy Phật lớn, niệm nhõ thấy Phật nhỏ", chúng ta là những người căn cơ còn thấp kém, cần phãi nhờ vào tiêng niệm Phật của mình đẻ chú tâm vào đó, như vậy mới được nhất tâm.

Khi chúng ta niệm thầm, ta cũng phải chú tâm vào từng niệm, không rời một giây phút, không cho nó chạy theo bất cứ hình ảnh, âm thanh, ý tưởng nào để cho tâm chuyên chú vào một việc, gọi là nhất tâm. 

Khi lần chuỗi niệm Phật, ta chĩ chú tâm vào danh hiệu Phật đã niệm Phật, việc lần từng chuỗi hạt để cho tay tự động làm.  Về sâu chuỗi, có một chỗ người ta làm dấu như bình tịnh thủy, một hạt to hơn... nơi đó tượng trưng cho Tam bảo.  Lần hạt bắt đầu từ chỗ đó lần đi, đến khi lần tới chỗ đó là đủ một tràng hạt 108 niệm, nếu chuỗi tay phải 6 lần ( 6x18 = 108), chuỗi trung phải 4 lần (4 x 27 = 108).   Không bao giờ lần qua chỗ làm dấu, khi lần tới đó phải quay xâu chuỗi lần ngược lại, người ta cho rằng lần qua chỗ tượng trưng tam bảo, cũng như tay ta để qua Phật, sẽ bị tội.  Nhưng theo chỗ chúng tôi nghĩ,  có lẻ thiền môn đặt ra lệ ấy để tới đó ta biết rằng được một chuỗi, cũng như tụng kinh lâu lâu thỉnh một tiếng chuông để cảnh tỉnh vậy.  Nhờ lần chuỗi, ta biêt được số lượng, thời gian niệm Phật.

Điều quan trọng nhất , cốt yếu nhất của niệm Phật là phải có Tín, Hạnh, Nguyện.  Tín là chúng ta phải tin chắc cõi ta bà này Sinh, lão, bệnh, tử đều là khổ, pháp môn niệm Phật là kim ngôn của Đức Thế Tôn, niệm Phật ta sẽ được sanh về cõi cực lạc, cõi ấy có thật, trang nghiêm thanh tịnh do Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ.  Hạnh là chúng ta phải từng giờ từng phút niệm Phật.  Nguyện là chúng ta phải thành tâm chí nguyện cầu sau khi lâm chung sẽ được Phật A Di Đà và Thánh Chúng tiếp dẫn về cõi Tây Phương cực lạc.  Nên biết pháp môn niệm Phật lấy Tín, Hạnh, Nguyện làm tông chỉ: Hạnh như cổ xe, nguyện như người phu xe, còn tín như kẻ dẫn đường, đủ ba mới thành tựu sự tấn thối của xe.  Người tu tịnh độ còn phải trì giới, bởi vì nếu không trì giới, phạm giới tức là gieo nhân ác, chúng ta phải chịu luân hồi trở lại cõi ta bà này để trả 1uả, chớ làm sao mà về cõi tây phương được !

IV- Vài chuyện về pháp môn niệm Phật: 

- Tần Thị có chồng họ Vu, làm nghề đánh cá ở sông Tiền Đường.  Con của bà chơi bời theo du đãng, phạm hình luật, bị bắt đến quan, khiến cho sản nghiệp đều tiêu tán.  Tần Thị sầu khổ, đến mé sông muốn tự trầm.  Vừa may đâu bà gặp một vị Tăng ở chùa Tịnh Trụ, hỏi thăm biết duyên cớ, khuyên bảo rằng :" Người đời khi bị những cảnh khổ bức bách, đó đều là nghiệp duyên kiếp trước.  Vậy nên cố gắng an lòng nhẫn chịu.  Nếu quẩn trí mà tự tử, tất gốc tội nghiệp càng sâu.  Muốn giải trừ nghiêp khổ, chỉ có con đường duy nhất là làm lành, niệm Phật."  Tần Thị nghe nói tỉnh ngộ, liền đốt một ngón tay trước bàn thờ Phật để cúng dường, và phát nguyện ăn chay trường, tu tịnh độ.  Bà hành trì  như thế hơn mười năm không biếng trễ.  Khi gặp mọi người đều chắp tay xưng là Phật tử.  Một hôm Tần Thị thỉnh tăng đến nhà tụng kinh Quán Vô Lượng Thọ còn mình thì ngồi lần chuỗi niệm Phật.  Khi tụng đến chương Quán Tượng, bà ngồi yên lặng mà thoát hóa.

- Từ Thị người ở Tòng Giang, gã về nhà chồng là Dương Thất Trai tại bản quận.  Năm 32 tuổi, cô ăn chay trường niệm Phật, kiêm chí thành trì chú Đại Bi cầu sanh Cực Lạc.  Mỗi bữa khuya, cô thức dậy sớm, súc miệng rửa mặt, lên hương đèn, lễ bái tụng chú Đại Bi 21 biến, niệm Phật 1000 câu, rồi mới lo đến việc nhà.  Cô tu hành một mực không đổ thay thiếu sót như thế, trãi vài mươi năm.  Mùa Hạ, niên hiệu Càn Long thứ 35, Từ Thị cảm bịnh nhẹ.  Đến ngày mùng 8 tháng 6, cô theo lệ thường tụng niệm.  Khi vừa trì chú được hơn một khắc, người nhà cảm nghe âm thanh lần thoát ra ngoài cửa.  Tất cả chạy lại xem thì cô ta đã mỉm cười ngồi thoát hóa.  Bấy giờ nhằm thời tiết nóng nực, để quàn ba ngày nhan sắc vẫn tươi như còn sống.  Đến khi thiêu hóa y phục, các ngọn lửa bốc lên, đều hóa thành hình hoa sen năm sắc.  Mọi người trông thấy lấy làm lạ thở than khen ngợi.

- Thích Phật An, tự Thệ Nguyện, người đời Thanh ở Tô Châu, năm ông hơn 30 tuổi, nhà gần bên nhân đám cúng giết heo, khi mổ bụng ra, trên lá phổi con vật có hai chữ Tào Tháo, thấy thế ông kinh hãi, tỉnh ngộ, tin sâu thuyết nhân quả luân hồi, phát tâm vào am Thiên Trúc ở Tân Kiều, xuống tóc làm Tăng.  Sau thời gian xuất gia không bao lâu, Phật An đến chùa Phật Vương ở Bắc Hào, chuyên tâm niệm Phật.  Khi được tiền cúng dường, sư liền mua hương hoa dâng Phật, hoặc phóng sanh các loài chim cá.  Năm Càn Long thứ 41, vào tháng ba, Phật An vướng bệnh, sai đệ tử đến chùa Sư Lâm thỉnh chư tăng lễ tịnh độ, sám ba ngày và lập một đàn Du già thí thực.   Công việc hoàn mãn, sư thiết tiệc chay, mời các tân khách đến giã biệt.  Ngọ trai xong, sư cao tiếng niệm Phật, đệ tử hòa theo.  Khi cây hương vừa tàn, Phật An nói :" Tôi đi đây!"  Liền ngồi ngay thẳng mà hóa.   Bình sanh lúc ngẫu nhiên làm thi, sư đều có ý khuyên mọi người nên niệm Phật.  Có hai bài khi sắp viên tịch như sau:

Tây Phương màu đẹp bảo liên đài
Trong tịnh sáng tươi một đóa khai

Xanh đỏ trắng vàng phô sắc diệu

Tầm tâm chỉ nguyện thấy Như Lai

*
Khảy ngón kim kiều bước đến mau

Ai rằng Cực Lạc cách xa nào ?

Di Đà cười mỉm tay vàng đón

Khen ở Ta Bà giới hạnh cao !

- Cư sĩ Ngô Minh Hồng, tự Thúc Bảo, người đời Minh, quê ở Thái Thương.  Ông gia thế dư gỉa, ưa bố thí, nhưng không thông hiểu Phật pháp.  Đến hơn 60 tuổi, một hôm ông bỗng tắm gội, đi từ biệt mọi người, rồi thỉnh Ấn Sơ pháp sư ở chùa Long Phước đến truyền thọ tam quy ngũ giới cho mình.  Sau khi thọ quy giới xong, ông ngồi xuống chắp tay hô lớn ba lần :" Mau thoát ly !" Rồi nhắm mắt mà qua đời.  Khi người nhà còn đang vây quanh, cùng hàng xóm hay tin chạy tới thăm, cư sĩ bỗng mở mắt ra bảo :" Tôi vừa phát nguyện thoát ly trần thế, dõng mãnh thầm niệm A Di Đà Phật thì cảnh Liên Hoa thế giới đã hiện ra trước mắt.  Tự xét mình bình sanh không có tu hành chi, nay chỉ niệm Phật mấy câu, tại sao lại được quả báo thắng diệu như thế ?  Vậy xin khuyên các vị nẻn cố gắng tu hành! "  Nói xong bảo người nhà đem một chậu nước lại, soi mặt nhìn chăm chú vào trong.  Giây phút bỗng như tỉnh ngộ, bảo :" Đời nầy là Ngô Thúc Bảo, kiếp trước là Từ Hòa Thượng, lành thay! Vui thay! "  Rồi chắp tay niệm Phật mà mãn phần.  Lúc ấy mùi hương lạ phát đầy nhà.

Chư Tổ của Tịnh Độ Tông không có truyền thừa như Thiền Tông, sở dĩ có chư Tổ là do đời sau chư tăng tục tu môn Tịnh Độ suy tôn, trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục ghi 11 vị Tổ, nơi đạo tràng Linh Nham, Ấn Quang đại sư họp các liên hữu tăng tục suy tôn chư tổ thứ 10, 11, 12.  Sau khi Ấn Quang đại sư vãng sanh, chư liên hữu nhận thấy ngài hạnh đức trang nghiêm có công hoằng dương tịnh độ, mới họp lại đồng suy tôn tổ thứ 13.  Theo thứ tự chư vị Tổ tông Tịnh độ như sau:

1- Huệ Viễn Đại sư    2- Thiện Đạo đại sư  3- Thừa Viễn đại sư  4- Pháp Chiếu đại sư  5- Thiếu Khang đại sư  6- Diên Thọ đại sư, tự Xung Huyền, tham học với Thiều Quốc sư ở Thiên Thai, tỏ ngộ tâm yếu, được Quốc sư ấn khả, Trung ý Vương nhà Tống thỉnh trụ trì chùa Vĩnh Minh, lại tôn hiệu là Trí Giác thiền sư.  7- Tỉnh Thường  đại sư, tự Thứu Vi  8- Châu Hoằng đại sư, tự Phật Huệ  9- Trí Húc đại sư, tự Ngẫu Ích  10-Hành Sách đại sư  11- Thật Hiền đại sư, tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am  12- Tế Tỉnh đại sư, tự Triệt Ngộ  13- Ấn Quang đại sư.

Trong 13 vị Tổ Tịnh Độ tông có 7 vị Thiền sư được chánh truyền, sau chuyển tu pháp môn tịnh độ, bảy vị đó là : Thừa Viễn, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích, Hành Sách, Tỉnh Am và Triệt Ngộ.

V - Kết Luận :  Thiền tông hay Tịnh độ tông, chúng ta không nên phân biệt pháp môn cao hay thấp, cần biết rõ pháp môn nào hợp với mình thì nên tu, khi chứng đắc rồi thì thiền hay tịnh chỉ là một, cốt làm sao cho Tâm ta được nhất tâm bất loạn, xin lục lại bài Tứ Liêu giản của Diên  Thọ Đại sư, Ngài so sánh, khuyên giải chúng ta tu.  Xin hãy tu mau kẻo trễ !

Có Thiền không Tịnh độ Có Thiền có Tịnh độ
Mười người chín lạc lộ Như thêm sừng mãnh hổ
Ấm cảnh khi hiện ra Hiện đời làm thầy người
Chớp mắt đi theo nó Về sau làm Phật, Tổ
Có Thiền cóTịnh độ Không Thiền không Tịnh độ
Muốn tu muốn thoát khổ Giường sắt, cột đồng lửa!
Vãng sanh thấy Di Đà Muôn kiếp lại ngàn đời
Lo gì chẳng khai ngộ Chẳng có nơi nương tựa

Louisville, 18-5-1996

---o0o---

Trình bày: Linh Thoại

Cập nhật: 01-12-2003

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

人生是 旅程 風景 åƒäæœä½ Ï chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元 Tấm lòng của mẹ 義交 å BÃi Lửa 栃木県寺院数 TP メス 禅の旋 phan tich ngu uan vo nga làm thế nào để không trở thành nạn Lễ tưởng niệm húy nhật Đức 僧人食飯的東西 大学生贫困证明 义云高世法哲言 ペット僧侶派遣 仙台 Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 即刻往生西方 ä ƒäº ä Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành 淨界法師書籍 ดวยอำนาจแหงพระพ 天计算器 长寿和尚 Cho sanh tâm vô trú biet song thi thanh tho Ð Ð Ð tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 地风升 å æžœ рикна Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛