Phật Học - Tinh thần cởi mở khoan dung của đạo Phật

.

 

TINH THẦN CỞI MỞ KHOAN DUNG CỦA ĐẠO PHẬT
 

Thích Phước Sơn

---o0o---

Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo đưọc các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Đề Bà Đạt Đa, đức Phật kể lại tiền thân của Ngài từng có mối liên hệ với Đề Bà Đạt Đa. Chính Đề Bà đã là yếu tố trợ duyên để Ngài tinh tấn tu hành, chóng thành chánh quả. Do thế, đối với Đề Bà, đức Phật xem như một ân nhân, một thiện hữu trí thức, nên dù triết hiện tại có ác tâm làm hại Phật, sau khi chết phải đọa vào địa ngục trong một kiếp, Phật vẫn thọ ký cho ông trong tương lai sẽ thành Phật hiệu là Thiên Vương Như Lai.

Đọc qua đoạn này, chúng ta cảm thấy vô cùng thống khoái, bởi lẽ, những gì uẩn khúc giữa đức Phật và Đề Bà Đạt Đa được hóa giải hoàn toàn và khai thông một cách triệt để.

Tấm gương của đức Phật thường được các đệ tử noi theo. Vào đời Đường ở Trung Quốc, Hàn Dũ (768-824) vốn là một nhà Nho bảo thủ, từng có thành kiến với Phật giáo nên đã phản đối việc rước Xá lợi Phật của vua Đường Hiến Tông, và bị Hiến Tông đày đến Triều Châu. Trong lúc ở đây, có thì giờ nhàn rỗi, ông bắt đầu tìm hiểu Phật giáo, rồi thọ giáo với Hòa thượng Đại Điền, được Đại Điền tận tình hướng dẫn và cuối cùng ông đã hướng về chánh pháp, lấy đạo giải thoát làm chỗ nương thân cho đến chung cục cuộc đời.

Tương tự như Hàn Dũ là trường hợp Trương Hán Siêu (?-1314) đời Trần ở Việt Nam. Khi soạn bài Kỳ Tháp Linh Tế ở núi Dục Thùy và bài bia chùa Khai Ngiêm, ông chỉ trích Phật giáo và đề cao Nho giáo, đại ý nói: "Những cảnh u nhã thanh kỳ trong nước, chùa chiền chiếm mất một nữa "...." vả lại ngày nay thánh triều muốn mở mang giáo hóa để sửa đổi phong tục suy đồi thì dị đoan phải trút bỏ, chánh đạo phải được phục hưng v.v..". Thế nhưng, khi cuối đời, ông lại về cất nhà ở núi Dục Thúy và sống nếp sống thanh tịnh u nhàn mà trước kia ông cho là mối dị đoan cần phải trút bỏ. Ông còn làm một bài thơ tả cảnh núi Dục Thúy rất nổi tiếng, và được học giả Trần Văn Giáp dịch như sau:

"Non xanh xanh vẫn như xưa
Du nhân đi mãi vẫn chưa thấy về
Sóng in bóng tháp Bồ Đề
Mở toang cửa động liền kề chân mây
Đời lênh đênh trước khác nay
Thân nhàn mới biết trước ngày lầm to
Mênh mông trời đất năm hồ
Vòm râu cũ, kiếp thăm dò nơi đâu".

Có lẽ về già, Trương Hán Siêu đã thắm thía những nỗi thăng trầm trong chốn hoạn trường như Nguyễn Công Trứ đã phàn nàn:

"Ra trường danh lợi vinh liền nhục,
Vào cuộc trần ai khóc lộn cuời".

Nhờ vậy, ông mới ý thức được kiếp sống thực mỏng manh, thân phận con người vô cùng bé bỏng. Do đó, đứng trước hình ảnh từ bi của đức Phật, qua cuộc sống ung dung bình dị của các Thiền sư, dường như đó là chỗ nương tựa cần thiết cho những ai từng gặp nhiều phong ba bão tố của cuộc đời. Vả lại, bản chất của người trí thức là luôn luôn khát khao tìm đến những giá trị siêu việt. Thế nhưng, trong cuộc sống đời thường, ông và Nguyễn Công Trứ đều là những người tích cực phụng sự đất nước, và chưa ai dám bảo họ là những kẻ trốn đời tiêu cực bao giờ.

Vào khoảng đầu thế kỷ 19, ở miền Nam, có một nhà khoa bản nổi tiếng là thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1972), khi soạn bốn tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên, có đôi chỗ ông bỡn cợt các nhà sư. Thế nhưng, lúc ông qua đời, bài vị của ông lại được mang về thờ ở chùa, và chính các nhà sư là người lo việc hương khói cho ông. Chứng kiến cảnh tượng ấy, hẳn có người sẽ bảo, các nhà sư kia thật là mù mờ lẩn thẩn, không phân biệt được ai là tà chánh, bạn thù. Nhưng họ có biết đâu chính các ngài đã thể hiện đức độ bao dung mở rộng tấm lòng Bồ tát, xử sự theo tinh thần từ bi hỷ xả mà đức Phật đã truyền dạy. Vả lại, nếu như đạo Phật không biểu lộ được tấm lòng bao dung, thì đạo Phật cũng chẳng còn là đạo Phật nữa.

Đến đầu thế kỷ 20, trong lúc dân tộc ta đang tìm đủ mọi cách đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập, các chùa cũng tích cực góp phần vào sự nghiệp chung giải phóng đất nước, xem đó như những bổn phận thiêng liêng của mọi người công dân yêu nước. Tuy vậy, khi bác sĩ Yersin từ trần tại Nha Trang năm 1943,thì chính hai chùa Long Sơn và Long Tuyền đã đem linh vị của bác sĩ về thờ tại chùa, rồi làm lễ giỗ kho ông rất long trọng. Bởi lẽ, họ hiểu rằng Yersin là một nhà nhân bản, một tâm hồn chỉ biết xả thân phụng sự nhân loại, ông từng giúp ích cho dân chúng Nha Trang rất nhiều, và hoàn toàn khác xa với một tên thực dân. Việc làm đó nói lên tinh thần trí tuệ sáng suốt của đạo Phật, cân nhắc chính xác, phân biệt đâu là tà chánh một cách rõ ràng, chứ không có thái độ cực đoan mù quáng, hễ thấy bất cứ thứ gì liên quan đến người Pháp thì liền xóa sổ sạch trơn.

Năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, Phật giáo lâm vào cơn pháp nạn. Các nhà lãnh đạo Phật giáo yêu cầu Chính phủ tôn trọng tự do tín ngưỡng, đối xử công bằng với các tôn giáo, nhưng hoàn toàn vô hiệu. Không có cách nào khác, Bồ tát Quảng Đức đã dùng nhục thân làm đuốc để soi sáng lòng người, thức tỉnh lương tâm những người có trách nhiệm. Nhưng lương tâm đã không đuợc đánh thức mà bóng tối lại bùng lên bằng lời tuyên bố mỉa mai của bà Ngô Đình Nhu: "Họ đã nướng thịt người, và nếu như có thiếu xăng thì tôi sẽ cho thêm". Lời phát biểu ấy đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. Thế mà,hàng giáo phẩm Phật giáo không ai treo giá tính mạng của bà Nhu một đồng nào như một số giáo chủ khác đã làm khi có kẻ xúc phạm đến tôn giáo mình. Có chăng thì chỉ là lời từ con rất cảm động của Đại sứ Trần Văn Chương đối với đứa con ngỗ ngược của mình: "Nó đã dùng những lời lẽ vô lễ xúc phạm đến các bậc tôn túc giáo phẩm Phật giáo, tôi không nhìn nhận nó là con tôi nữa". Thế rồi, việc gì đến phải đến. Và mọi sự đều chuyển biến theo luật nhân quả "thiện ác đáo đầu chung hữu báo" (lành dữ rồi cũng đều có trả).

Năm 1988, giáo sư Nguyễn Tài Thư viết về lịch sử Phật giáo Việt Nam với một ý niệm dễ dãi, có đôi chỗ lệch lạc tinh thần đạo Phật. Vậy mà các bậc tôn túc giáo phẩm Phật giáo không ai than phiền lời nào. Tuy nhiên, cuộc đời cũng không phải hoàn toàn đơn giản, bởi lẽ, hễ điều gì trái với sự thật, xúc phạm đến lương tâm con người thì sẽ có người lên tiếng để bảo vệ sự công bằng và bênh vực lẽ phải. Đó là giáo sư Vũ Ngọc Khánh. Ông chỉ nhân danh lương tri của một người trí thức chính trực mà lên tiếng, chứ không phải lên tiếng với tư cách là một người Phật tử.

Thái độ viết lịch sử Phật giáo của giáo sư Nguyễn Tài Thư thật khác xa với thái độ khiêm tốn của thi hào Nguyễn Du (1765-1820) khi ông nói về lòng ngưỡng mộ kinh Kim Cương của mình đến nỗi đọc hơn nghìn lần mà vẫn chưa hiểu nổi ý kinh:

"Ngã độc Kim Cương thiên biến linh,
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh,
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ,
Tài tri vô tự thị chân kinh"
(Ta từ nghìn bận đọc Kim Cương
Yếu chỉ đa phần chẳng tỏ tường
Đến lúc sắp kề bên mộ huyệt.
Biết kinh không chữ mới chơn thường)

Tinh thần khiêm tốn ấy cũng được thể hiện nơi bậc tiền bối khác là nhà bác học Lê Quí Đôn (1726-1784) khi ông bàn về đạo Phật: "Đạo Phật thanh tịnh vô vi, cao siêu tịch diệt, không hệ lụy đến sự vật, đấy cũng là đạo giáo của bậc cao minh dùng để tu dưỡng bản thân. Đến những lời bàn luận sâu rộng về đạo đức, về tinh thần, không có điều gì là không có ý nghĩa mầu nhiệm. Nhà Nho chúng ta cứ giữ thành kiến nọ kia, thường hay bắt bẻ, như thế có nên chăng?...Không gian bao la, sự vật biến hiện, dù có tài ngang dọc cũng không thể biết hết, huống gì kiến văn còn có nhiều chỗ chưa thấu đáo, thế mà hễ thấy sách có chép về những sự việc ly kỳ, đều nhất thiết không tin, thậm chí chê bai cả Tiên Phật, sao mà hẹp hòi thế? Than ôi! Ngựa trắng chở kinh sang Đông độ, có lẽ đã hơn ngàn năm nay rồi mà giáo hóa huyền vi, pháp thuật mầu nhiệm, thực là cùng trời đất bất hủ. Cho nên đã từng trải qua các vua chúa anh minh, khanh tướng danh vọng không biết bao nhiêu lần bài bác, dẹp trừ, nhưng chung cục vẫn không hủy bỏ được. Thế thì sao chúng ta lại lắm lời chê bai để phải rước lấy vạ miệng?" (Kiến Văn Tiểu Lục, q.9.tr.I)

Qua hai tấm gương của Lê Quí Đôn và Nguyễn Du trên đây, chúng ta có thể học được một bài học về đức khiêm tốn và sự cẩn trọng để ứng dụng mỗi khi phải trình bày về lịch sử của tiền nhân.

Tóm lại, kinh nghiệm cho chúng ta thấy, chỉ có những kẻ đạt nhân, túc học mới biểu lộ tấm lòng khiêm hạ một cách chân thành, cũng như chỉ có những bậc bi trí viên dung mới mở rộng cõi lòng bao dung tất cả.

 

-- o0o --

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật ngày: 05-10-2001


 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元 Tấm lòng của mẹ 義交 å BÃi Lửa 栃木県寺院数 TP メス 禅の旋 phan tich ngu uan vo nga làm thế nào để không trở thành nạn Lễ tưởng niệm húy nhật Đức 僧人食飯的東西 大学生贫困证明 义云高世法哲言 ペット僧侶派遣 仙台 Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 即刻往生西方 ä ƒäº ä Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành 淨界法師書籍 ดวยอำนาจแหงพระพ 天计算器 长寿和尚 Cho sanh tâm vô trú biet song thi thanh tho Ð Ð Ð tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 地风升 å æžœ рикна Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师