Phật Học - Đời sống ngục tù

 

 

 

 

 

ĐỜI  SỐNG  NGỤC  TÙ 

Tâm Không dịch

 

ĐỜI  SỐNG  NGỤC  TÙ 

Tâm Không dịch

Hôm nay chúng ta nói về vấn đề “nhà tù”. Điều này giúp chúng ta hiểu về cái được gọi là “đời sống” rõ hơn. Rồi chúng ta sẽ hiểu Phật Pháp tốt hơn, nó giúp chúng ta sống cuộc đời không có khổ não ( dukkha : dissatisfaction, pain, stress, suffering : bất mãn, đau đớn thân & tâm, khổ sở.) Vì thế hôm nay chúng ta nói về cái gọi là “ ngục tù”. Xin vui lòng chú ý lắng nghe. 

Bất cứ nơi nào có những điều kiện và dấu hiệu của sự giam cầm, ngay ở đó có sự đau khổ ( dukkha ). Quý vị nên quan sát những hình thức và những thứ đau khổ đều có tính chất giam cầm trong đó. Bị bắt giữ, giam hãm, kiềm chế và phải chịu những sự khó khăn, quấy nhiễu là những đặc tính của đau khổ. Nếu hiểu được điều nầy, rồi bạn sẽ thấu hiểu rõ ràng ý nghĩa của điều chúng tôi gọi là “upadana” ( clinging : dính mắc, attachment : ràng buộc, quyến luyến ). Ở đâu có sự ràng buộc, ở đó có nhà tù. Sự dính mắc buộc ràng nầy tự nó đem lại những điều kiện của sự giam cầm. 

Ở đâu có sự dính mắc là ở đó có sự trói buộc. Sự trói buộc này có thể tích cực hay tiêu cực, nhưng cả hai đều ràng buộc như nhau. Đối với những việc nầy và sự chấp vào cái “tôi” và “của tôi”cũng sinh ra ràng buộc. Khi đã bị cột vào việc nào đó, chúng ta bị mắc kẹt vào nó giống như bị bỏ tù vậy. 

Tất cả nguyên tắc cơ bản của Phật giáo có thể tóm tắt: Tham chấp là nguyên nhân của đau khổ, đau khổ là do tham chấp, Chúng ta phải hiểu rõ sự tham chấp. Để hiểu nó dễ dàng, chúng ta phải thấy rõ ràng nó giống như là nhà tù- một sự giam cầm trí óc hay tinh thần. Chúng ta đến đây để học Phật pháp, phát triển trí tuệ và an tịnh ( samadhi = thiền định ), phát triển (vipassana = thiền minh sát)  khả năng sáng suốt thông hiểu mọi sự vật để có thể diệt trừ sự tham chấp. Hoặc là chúng ta nói một cách ẩn dụ rằng học Phật pháp mở mang trí tuệ để phá bỏ ngục tù đang giam giữ chúng ta.

Chúng ta đang nói về một nhà tù trí óc hay tinh thần, nhưng nó cũng có nghĩa như một nhà tù thật sự. Nó giống như những nhà tù vật chất giam cầm con người ở khắp nơi. Bây giờ chúng ta chỉ nói về cái nhà tù tinh thần. Nhà tù nầy hơi lạ và khác thường, chúng ta không thể thấy nó bằng mắt. Bất thường hơn nữa là con người tự nguyện bị giam trong nhà tù nầy. Thực sự người ta thích vào và bị giam trong nhà tù nầy. Đây là một điều quái lạ của nhà tù tinh thần. 

Tự do là thoát khỏi nhà tù. 

Các bạn nên nhớ lại danh từ “cứu rỗi”( salvation) và “tự do”( liberation) thường dùng trong các tôn giáo. Mục đích cuối cùng của mọi tôn giáo là cứu rỗi hay giải thoát, hoặc là danh từ nào thích hợp nhất trong mỗi ngôn ngữ. Nhưng tất cả những danh từ nầy đều có nghĩa là - được cứu vớt.

Tất cả tôn giáo đều dạy cứu rỗi. Tuy nhiên, được cứu khỏi cái gì ? Chúng ta được cứu ra khỏi ngục tù tinh thần. Điều mà tất cả các bạn muốn và cần ngay trong lúc này là “tự do” hay “tự quyết”, điều nầy đơn giản là ra khỏi nhà tù. Hoặc nhà tù vật chất hay nhà tù tinh thần, ý nghĩa cũng như nhau. Trong mọi trường hợp chúng ta đều cần tự do. 

Những người thiếu trí chỉ có thể thấy và sợ nhà tù vật chất. Nhưng những ai có trí tuệ quan sát sâu sắc sẽ thấy ngục tù tinh thần thật là đáng sợ và rất nguy hiểm. Quả thật chúng ta thấy ít có người bị giam trong những nhà tù bình thường, trong khi mọi người trên thế giới đều bị giam giữ trong ngục tù tinh thần. Thí dụ, mọi người ngồi đây đều thoát khỏi nhà tù bình thường, nhưng tất cả đều bị giam trong nhà tù tinh thần. Nó khiến chúng ta thích Phật pháp, đến học Phật pháp và thực tập phát triển tâm linh, nó là sự áp bức và sức mạnh cầm giữ chúng ta trong nhà tù tinh thần nầy. Các bạn có cảm thấy hay không, điều đó chẳng quan trọng. Bất kể thế nào,nó buộc chúng ta phải chống lại và tìm cách thoát ra khỏi sự giam hãm tinh thần. Tuy nhiên, nó đang thúc bách các bạn dù bạn có biết hay không, phải tìm kiếm tự do tinh thần. Vì vậy các bạn đến đây hay những nơi như thế nầy để tìm kiếm nó. 

Mặc dù cái ràng buộc chúng ta tự nó chỉ có một tên là Tham luyến ( upadana ), mà nhà tù nầy lại có nhiều hình thức khác nhau. Có hàng chục kiểu , loại nhà tù. Nếu chúng ta dùng thời gian để nghiên cứu mỗi loại nhà tù, nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hiện tượng nầy hơn.

Rồi chúng ta cũng hiểu rõ về sự ràng buộc cũng như tham dục và sự ô nhiễm, theo lời Phật dạy đó là nguyên nhân của đau khổ ( dukkha ). Nếu hiểu thấu một cách rõ ràng nguyên nhân của sự giam cầm, chúng ta sẽ hiểu được nguyên nhân của sự đau khổ. 

Tôi muốn khuyên các bạn dùng chữ upadana thay vì chữ “attachment” tham luyến dính mắc hay một tiếng Anh nào khác để dịch ra. Vì những tiếng Anh này thường bị hiểu lầm. Có thể bạn không hiểu đầy đủ vào lúc nầy, nhưng cố gắng dùng chữ upadana cho miệng , trí óc và ý tưởng của bạn quen với nó. Chúng ta phải hiểu rằng trọng tâm của Phật giáo là tận trừ, dứt bỏ hay cắt đứt upadana cho hết sạch đi. Như vậy mới không có nhà tù và không có đau khổ (dukkha.) 

Các bạn phải dùng ý nghĩa của những tiếng Anh là quyến luyến, tham lam và bám chặt, gom lại để có nghĩa của chữ upadana ( tham chấp ). Tốt hơn là chúng ta nên dùng chữ upadana. Ý nghĩa nó rộng hơn làm cho chúng ta có thể quán sát vấn đề một cách sâu sắc và bao quát hơn.  

Điểm cốt yếu duy nhất của Phật giáo.

Có thể nó chỉ là một từ đơn giản thôi, nhưng upadana là điều quan trọng nhất. Trọng tâm của đạo Phật là nhổ tận gốc rễ hay là chặt đứt upadana ( tham chấp ), rồi dukkha (đau khổ ) sẽ chấm dứt. Xin vui lòng hiểu rằng đây là điểm cốt yếu của đạo Phật, nó được thấy trong mọi môn phái. Phật giáo nguyên thủy, đại thừa, Phât giáo Tây Tạng, bất cứ tông phái Phật giáo nào bạn thích, chỉ khác nhau về danh từ, hay về những nghi lễ, hình thức thực hành bên ngoài. Nhưng bên trong tất cả đều giống nhau là dứt trừ upadana ( tham chấp). 

Không nên buồn rầu, chớ thất vọng hay lo lắng, đừng tự làm cho mình phải lo nghĩ rằng bạn đã không thể học tập tất cả mọi tông phái đạo Phật. Chớ lo lắng nếu bạn đã không thể học Phật pháp ở Tây Tạng, Tích Lan, Miến điện, Trung Hoa hay ở bất cứ nơi nào khác. Điều ấy chỉ phí thời giờ thôi. Chỉ có một điều cốt tủy đơn giản hay trọng tâm của tất cả, ấy là tận trừ upadana  ( tham chấp ). Những nhãn hiệu Nguyên Thủy, Đại Thừa, Thiền, Tây Tạng hay Trung Hoa, chỉ phản chiếu cái mặt ngoài của những điều hình như là những tông phái khác nhau của đạo Phật mà thôi. Nếu có vài điều khác nhau đó chỉ là cái bên ngoài nông cạn, chỉ là những nghi thức , lễ lạc được gom góp lại. Trung tâm đích thực của vấn đề, trọng tâm của Phật giáo là giống nhau ở mọi nơi : - nhổ gốc rễ và chặt đứt upadana. Bởi thế chỉ cần học một điều nầy. Đừng phí thời gian mà buồn rầu và nghĩ rằng mình đã không được học tất cả những pháp môn khác nhau của đạo Phật. Hãy học một việc đơn giản là cắt đứt upadana, thế là đủ. 

Nếu anh thực sự có nguyện vọng muốn học Phật giáo đại thừa, thì anh sẽ phải đi và học chữ Sanskrit ( tiếng phạn, Ấn Độ ). Anh có thể dùng hầu hết cuộc đời cố gắng học Sanskrit mà thật sự vẫn chưa hiểu gì cả. Nếu anh muốn hiểu biết về thiền, anh phải học tiếng Trung Hoa. Trải qua suốt cả cuộc đời để học tiếng Hoa và cuối cùnh anh vẫn không hiểu được thiền. Để hiểu mật tông của Phật giáo Tây Tạng, anh phải học tiếng Tây Tạng. Chỉ học tiếng Tây Tạng thôi cũng mất hết cả đời, tuy nhiên anh vẫn chưa học được cái gì hết. Anh vẫn không đạt được trọng tâm đạo Phật. Đây chỉ là những bề mặt cần có như là những sự phát triển mới. Hiểu được trọng tâm của tất cả và chỉ học một điều thôi là - chặt đứt upadana. Rồi bạn sẽ hiểu được cốt tủy của Phật giáo, cho dù nó mang nhãn hiệu nào đại thừa, nguyên thủy, thiền hay mật tông. Dù nó từ Trung Hoa, Nhật Bản hay Triều Tiên, hay một nơi nào khác, tất cả chỉ có một điểm – chặt đứt upadana. 

Ngay trong một tông phái nguyên thủy thôi cũng có nhiều hình thức khác nhau. Cũng có nhiều cách khác nhau để rèn luyện tâm trí. Có cách tu thiền của Miến Điện, họ quan sát   sự phồng lên và dẹp xuống của bụng. Có những cách dùng các câu thần chú “Samma Araham” và “Buddho Buddho”, cũng như những thứ khác nhau. Nhưng nếu nó là đúng đắn, thì trọng tâm của mỗi thứ luôn luôn chính xác là cùng một điểm : - Sự cần thiết là tận trừ upadana. Nếu không đạt được sự dứt trừ upadana thì nó chưa phải là pháp chân chính. Nó sẽ không có giá trị và không lợi ích gì. Tại sao không quan tâm đến vấn đề chặt đứt upadana, hay nói chúng ta nói cách thí dụ là phá hủy ngục tù ? Như thế tốt nhất là chúng ta nói thêm về cái nhà tù nầy. 

Khám phá nó ở bên trong.

Nói một cách chính xác, thực sự chúng ta không thể học từ kinh sách, phương pháp hay những lời dạy khác nhau, nếu chúng ta muốn thật sự được thành công. Để gặt hái thành công bất cứ ích lợi nào, chúng ta phải học chính điều đó, gọi là cái nhà tù thật sự. Nghiên cứu ngay chính cái dukkha thực sự, chính là nhà tù. Bởi vậy, tốt hơn là chúng ta tìm cho thấy cái ngục thất nầy. 

Đến đây chúng ta đứng trước hai sự chọn lựa : Các bạn sẽ học từ bên ngoài hay từ bên trong ? Sự phân biệt thật quan trọng. Đức Phật dạy rằng chúng ta phải học từ bên trong. Việc học bên ngoài là từ sách vở, lễ nghi, rèn luyện hay những thứ khác như vậy. Những việc mà chúng ta phải học, Đức Như Lai đã dạy trong lúc thân thể đang còn sống. Có nghĩa là một thân xác còn sống và một tâm trí còn sống, không phải là một vật đã chết. Đó là nơi mà việc học thật sự xảy ra, vậy hãy học ở đó. Học từ bên trong, nghĩa là học trong chính bản thân bạn lúc còn sống, trước khi bạn chết. Những nghiên cứu bên ngoài, học từ sách vở và những nghi lễ và tập tục khác nhau, thật sự không có giá trị gì cả. Bởi vậy , chúng ta hãy học từ bên trong. Xin vui lòng nhớ những chữ này “Hãy học từ bên trong”. 

Tập luyện samadhi và vipassana ( thiền định và trí tuệ ), ấy là phát triển ý thức về hơi thở, làm như vậy là việc học từ bên trong. Thực hành việc học nội tâm nầy cần phải có sự kiên nhẫn và chịu đựng, nhưng không nên quá sức. Thật sự đem so sánh với một vài việc người ta đang luyện tập như những môn thể dục, thể thao và môn nhào lộn đu bay, thì việc tập luyện thiền định và phát triển trí tuệ là ít khó khăn hơn. Tuy nhiên người ta có đủ sức chịu đựng và kiên tâm để có thể làm những việc đó. Trong khi chỉ cần có sự kiên nhẫn bình thường là chúng ta có thể luyện tập thiền định và trí tuệ, qua sự tỉnh thức về hơi thở. Một số người không thể làm được và hoàn toàn tránh xa. Chúng ta có đủ kiên tâm để tiến xa hơn, nếu tiếp tục thêm nữa, rồi chúng ta sẽ có thể thực hành và sẽ nhận được những ích lợi xứng đáng. Bởi vậy, xin vui lòng tự mình áp dụng việc tu tập với đầy đủ kiên nhẫn và chịu đựng. 

Đời sống chính là nhà tù. 

Dùng phép ẩn dụ ( metaphors) để làm cho vấn đề chúng ta đang thảo luận dễ hiểu hơn. Chúng ta sẽ áp dụng hôm nay tại đây. Nhà tù đầu tiên mà bạn phải tìm thấy là chính đời sống nầy. Nếu bạn nhìn cuộc đời như là một nhà tù và thấy nhà tù chính là nó, như thế chúng ta phải nói rằng bạn hoàn toàn hiểu sự thật của bản chất tự nhiên. Tuy nhiên , hầu hết mọi người nhìn cuộc đời là thú vị và cơ hội để có sự vui vẻ. Họ muốn sống để hưởng sự vui thú ở đời. Rồi họ trở nên mê mờ và ràng buộc vào cuộc sống, điều nầy biến cuộc đời thành nhà tù. 

Nếu chúng ta thấy đời là nhà tù, chúng ta phải thấy sự tham chấp ở đời. Nếu không thấy sự tham chấp thì chúng ta sẽ không thấy rằng cuộc đời là nơi giam cầm và chúng ta hài lòng nghĩ rằng đời sống là thiên đường. Bởi vì có rất nhiều thứ ở đời làm thỏa mãn chúng ta, nó đánh lừa và làm chúng ta mê muội; tuy nhiên đối với bất cứ điều gì mà chúng ta thấy hài lòng, dễ chịu, hấp dẫn và ham mê thì cũng sẽ có  upadana . Điều này trở thành nhà tù. Cho nên những điều mà chúng ta yêu thích càng nhiều thì bị giam cầm càng nhiều bởi vì upadana. Ngay khi chúng ta ghét hay không thích điều gì thì nó trở nên  sự tham chấp tiêu cực, nó cũng là một nhà tù. Bị đánh lừa và mê hoặc bởi sự tích cực hay tiêu cực , cả hai đều là nhà tù. Những loại nhà tù ấy biến đời sống thành dukkha.  

Thêm vào đó, người ta sẽ có khả năng nhìn thấy rằng khi nào có upadana trong cuộc đời, thì cuộc đời trở thành nhà tù. Cũng như thế, khi không có tham chấp, thì cuộc đời không còn là nhà tù. Các bạn có thể thấy điều này ở đây, ngay bây giờ. Hoặc có hay không có  upadana  trong đời sống của bạn. “Đời tôi có phải là một nhà tù hay không ? Tôi có đang sống trong nhà tù của upadana hay không ?” Mỗi bạn phải nhìn thật kỹ vào trong tâm mình và thấy một cách rõ ràng tuyệt đối cuộc đời phải là một nhà tù đối với bạn hay không ? Các bạn có phải đang sống trong nhà tù hay không ? Nói cách khác, tại sao chúng ta đến đây để tu thiền, để phát triển trí tuệ ?

Thực chất của mục đích thật  sự và chủ tâm của sự phát triển trí tuệ là để tiêu trừ những nhà tù của chúng ta. Hoặc là việc học và thực hành của các bạn có kết quả, hoặc là bạn có thể phá hủy được nhà tù hay không, đó là câu hỏi khác. Tuy nhiên, mục đích và chủ tâm thật sự của chúng ta là phá bỏ cái nhà tù của cuộc đời. 

Hãy xem xét vấn đề nầy một cách cẩn thận. Nếu không nhận thức được  upadana, chúng ta bị bắt vào tù cho dù không chấp nhận đó là nhà tù. Chúng ta bị mắc bẫy vào nhà tù mà chẳng hiểu gì là nhà tù. Hơn nữa, chúng ta còn hài lòng và mê đắm nhà tù, như là chúng ta đã say mê và thỏa mãn với cuộc sống. Chúng ta bị giam cầm trong nhà tù cuộc sống. Chúng ta sẽ làm gì để không bị cầm tù ? Đây là một câu hỏi mà chúng ta phải trả lời một cách cẩn trọng và đứng đắn. 

Chúng ta sống thế nào để đời sống không phải là một nhà tù ? Câu hỏi nầy hàm ý rằng bình thường và tự nhiên , cuộc đời không phải là một nhà tù, mà chỉ vì chúng ta làm cho nó thành nhà tù qua  upadana. Bởi vì chính sự ngu si, dại dột, sự thiếu hiểu biết đứng đắn, chúng ta có  upadana  trong đời sống. Cho nên cuộc đời trở thành tù ngục đối với chúng ta. Ở Thái Lan có một câu vừa thô thiển vừa nghiêm trọng “som nam na man”, có nghĩa là “ thật đáng đời anh”. Đời không phải là nhà tù hay là một thứ nào như thế, nhưng vì do sự ngu mê chúng ta tạo ra upadana, bởi vô minh nên mới có nhà tù. Chúng ta không thể nói gì khác hơn là “ som nam na man, thật đáng đời anh”. 

Nếu anh thực hành thiền minh sát ( anapanasati-bhavana ) có kết quả tốt, anh sẽ hiểu rõ cuộc đời hơn. Anh sẽ hiểu rõ upadana  và anh sẽ không có bất cứ tham chấp nào trong “cuộc sống”. Rồi bất cứ nhà tù nào hiện ra, cũng tan rã và biến mất, những nhà tù mới không nảy sanh ra nữa. Lối sống nầy có giá trị nhất, nhưng ai có đuợc nó hay không lại là một vấn đề khác. Bạn hãy vui lòng cố gắng hiểu rõ vấn đề nầy. Điều nầy thúc đẩy bạn tự mình áp dụng với năng lực và kiên nhẫn để có thể phá tan ngục tù. 

Có một cách để xem xét những sự kiện nầy là quán sát cuộc đời phải diễn tiến theo luật tự nhiên, hoặc chính chúng ta phải sống theo quy luật thiên nhiên. Chúng ta phải tìm kiếm thực phẩm, phải hoạt động, phải nghỉ ngơi và thư giản, phải làm việc để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống của chúng ta : chúng ta phải làm những điều nầy và tất cả những việc khác mà bạn biết rõ. Không làm những việc đó là không thể được. Chúng ta bắt buộc phải làm. Đây cũng là một nhà tù. Vấn đề là chúng ta phải luôn luôn tuân theo luật tự nhiên là một thứ nhà tù. Làm sao chúng ta thoát khỏi nhà tù đặc biệt nầy được ? 

Tại sao chúng ta bị bắt vào tù phải sống theo luật tự nhiên ? Nhà tù nầy đến từ upadana của chúng ta về chính mình, hay là đối với cuộc đời của chúng ta. Khi có sự tham chấp đối với mình, thì cái “Tôi”, cái bản ngã sinh ra. Cái “Tôi” nầy lo âu, sợ hãi, những bổn phận tự nhiên nầy, chúng tạo ra sự bất hạnh. Những điều khó khăn nầy đến từ tham chấp. Nếu chúng ta không có tham chấp đối với cái Tôi, thì những bổn phận cần thiết nầy sẽ không  giống như một nhà tù. Chúng ta sẽ tìm kiếm những nhu cầu, có được đời sống, sử dụng và săn sóc thân thể, không bị khổ sở, nếu chúng ta không có tham chấp đối với đời sống. Điều nầy rất vi tế, nó là một điều bí mật đối với hầu hết mọi người. Đây là điều huyền bí của chân lý tự nhiên. Chúng ta phải sống thế nào để không có upadana liên hệ với sự kiện mà mọi vật trong đời sống nầy phải diễn biến theo luật tự nhiên. ? 

Bản năng là nhà tù.

Xem xét đến nhà tù tiếp theo là chúng ta sống theo ảnh hưởng của những bản năng. Chúng ta ở trong quyền lực của bản năng. Tất cả mọi sinh vật, hoặc là con người, thú vật hay cây cỏ đều có bản năng. Những bản năng nầy thường xuyên áp lực chúng ta đi theo những lợi ích và nhu cầu của chúng . Đây là một sự thật đặc biệt đối với bản năng giới tính hay sinh sản. Nó điều khiển, làm phiền, tạo thành và làm phức tạp đời sống chúng ta rất nhiều. Cảm giác về ái dục và sinh sản thúc ép, áp lực và quấy rầy chúng ta quá nhiều, chúng bắt ép chúng ta trải qua tất cả mọi sự khó khăn. Nhưng chúng ta không thể dừng lại được ! Đôi khi chúng ta còn thích thú nữa. Trẻ em  lớn lên đến tuổi trưởng thành lúc bản năng giới tính đã đầy đủ, rồi chúng cũng bị bắt vào nhà tù của bản năng tính dục.

Cuối cùng, ngay cả bản năng của sự phô trương cũng điều khiển đời sống của chúng ta. Nhiều người không nghĩ đây là một bản năng, nhưng tất cả mọi loài vật đều có nó. Sự cần thiết phô trương, khoác lác, biểu lộ bản ngã là một bản năng. Ngay cả thú vật cũng có căn bịnh muốn khoe khoang rằng chúng là đẹp, khỏe mạnh hay lanh lợi. Dù đây là bản năng điên khùng nhất, lố lăng nhất, nó là một nhà tù. Chúng ta muốn khoe khoang và khoác lác. Nếu nó không phải là nơi giam cầm thì nó sẽ không cưỡng bức và đàn áp chúng ta tí nào cả. Tuy nhiên, bây giờ nó ép chúng ta mua áo quần tốt, châu báu đẹp, giày dép xinh xắn, và mua thật nhiều nữa ! Tại sao chúng ta phải mua nhiều áo tốt và nhiều đôi giày đẹp ? Tại sao chúng ta cần hết thảy chúng nó ? ( Xin lỗi, ở đây chúng tôi phải đặc biệt đề cập đến  phụ nữ ). Có bản năng muốn phô trương nầy, và nó là một loại nhà tù. Bởi vì người ta không thể chịu đựng nó được, họ bị buộc phải theo bản năng nấy, tiêu xài tất cả tiền bạc vào đủ thứ việc. Cái bản năng khoe khoang thật là buồn cười và lố lăng hơn hết. Nó thật sự là một nhà tù. Người ta không bao giờ có đủ tiền bạc là do cái nhà tù nầy. Xin vui lòng xem xét và phản tỉnh một cách thận trọng về những thí dụ của những bản năng mà chúng tôi đã nêu ra. Chúng nó cũng là những nhà tù. 

Nếu chúng ta suy nghĩ về điều nầy, nếu chúng ta làm một bảng thống kê về tất cả những tiêu pha của chúng ta, chúng ta sẽ thấy rằng một số người tiêu xài nhiều tiền cho quần áo, châu báu, và giữ gìn cho chính họ luôn luôn xinh đẹp hơn là họ dùng cho thực phẩm. Hơn nữa, họ nhất định phải trang hoàng và làm đẹp nhà cửa việc nầy làm gia tăng sự tiêu pha của họ. Cả hai thứ này họp lại phí tổn nhiều hơn họ dùng để mua thức ăn là thứ cần thiết cho đời sống. Chúng ta đã dùng nhiều tiền bạc vào những việc không cần thiết cho đời sống hơn là dùng vào những thứ cấn thiết cho đời sống như là thực phẩm. Đây là một con đường nữa dẫn đến sự giam cầm trong hệ thống nhà tù. 

Những giác quan là nhà tù.

Tiếp theo đây, chúng ta đến một nhà tù vui thú nhất, nhà tù gần nhất với chúng ta. Đây là sáu căn (six senses)( aytaana ) : mắt , tai, mũi, lưỡi, thân và ý, sáu giác quan trung gian hay môi giới. Chúng nó cũng là những nhà tù. Hãy từ từ , cẩn thận nhận xét chúng nó. Hãy lắng nghe thận trọng để hiểu những mắt , tai, mũi, lưỡi, thân và ý của chúng ta - tất cả sáu giác quan - trở thành những nhà tù như thế nào.  

Trong tiếng Pali chúng ta gọi chúng nó là “ayatana” lục căn. Nguồn gốc của chữ nầy trong văn chương có nghĩa là “ những dụng cụ hay phương tiện để giao thông với thế giới bên ngoài. Chúng ta gọi là lục căn “ayatana”. Nếu các bạn muốn, thì dùng chữ Pali nầy “ayatana”. Chúng tôi không chắc chắn gọi chúng là gì trong Anh ngữ, có thể là “giác quan trung gian” hay “những vật môi giới”. Tất cả sáu giác quan này là những nhà tù. 

Chúng ta có tham chấp “upadana” đối với cuộc đời, đối với tự thân chúng ta, thì có sáu trung gian để cảm giác, kinh nghiệm, truyền thông, hay để cảm xúc, và tiếp nhận ngoại vật. Khi có tham chấp đối với sáu giác quan này, chúng ta phục vụ và trở nên nô lệ của chúng nó. Chúng ta phục vụ làm hài lòng cho đôi mắt. Chúng ta phục vụ làm hài lòng đôi tai. Chúng ta phục vụ làm cho mũi hài lòng. Chúng ta phục vụ làm cho lưỡi hài lòng. Chúng ta phục vụ làm cho da thịt và cơ thể dễ chịu. Chúng ta phục vụ cho tâm ý, giác quan trí óc, để cho làm nó yêm dịu và thoải mái. Đây có nghĩa là tất cả hành vi của chúng ta chỉ để giải trí cho sáu giác quan. Mọi việc chúng ta làm là vì sáu giác quan này. Chúng ta đầu hàng và trở thành nô lệ chúng nó. Rồi chúng nó nắm chặt và điều khiển chúng ta, không thể nào trốn thoát được. Chúng ta gọi đây là “bị giam vào tù của sáu giác quan”.

Giả thử hoặc người nào, hoặc có ai trong các bạn, chưa từng nô lệ cho sáu giác quan. Và các bạn tự nguyện phục vụ chúng, có phải không? Bạn chịu đựng những sự khó nhọc và cúi mình để phục vụ chúng, luôn luôn tìm những cách làm cho mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý hài lòng và vui vẻ trong tư cách của một người nô lệ. Vì thế chúng ta phải tự nhận là những kẻ nô lệ. Những người thiếu thông minh sẽ chắc chắn làm nô lệ cho sáu giác quan, sẽ tiếp tục bị giam vào nhà tù của giác quan. Nhờ sự tập luyện đúng và có kết quả của thiền minh sát, chúng ta có thể thoát khỏi cái nhà tù này. Nếu chúng ta tập thiền minh sát không đúng cách và không hoàn hảo, chúng ta sẽ bị giữ trong nhà tù của giác quan không biết đến bao lâu. 

 

Mê tín là nhà tù

Đối với nhà tù sau đây, chúng tôi muốn kể đến chuyện bị lừa đảo bởi một việc gọi là “saiyàsatr”. Saiyà là ngủ. Sàtr là khoa học. Kết lại có nghĩa là “sleepy science” khoa học ru ngủ. Tất cả các hình thức mê tín và tín ngưỡng là saiyàsatr. Càng có nhiều ngu dốt, càng thiếu sự hiểu biết đứng đắn,  thì càng bị lún sâu vào bẫy của những nhà tù mê tín. Bây giờ giáo dục và khoa học đã tiến bộ, đưa đến sự hiểu biết những sự thật của tự nhiên và tất cả mọi việc. Vẫn còn quá nhiều cạm bẫy trong những nhà   tù mê tín. Đó là vấn đề cá nhân, một số người bị mắc kẹt rất nhiều, một số khác ít hơn. Con người bị mắc kẹt theo nhiều mức độ và cách thức khác nhau, nhưng chúng ta có thể nói rằng vẫn còn người bị mắc vào nhà tù của khoa ru ngủ, bị sập bẫy bởi mê tín. 

Mặc dầu tổng quát mê tín đã có giảm bớt nhiều nhờ tiến bộ khoa học, nhưng vẫn còn một ít khoa ru ngủ trong các nơi thờ cúng (temples), và trong những nơi thuộc loại như thế. Cho dù sự mê tín có giảm đi một cách tổng quát, vẫn có một số tồn tại trong những nơi như thế. Bất cứ ở đâu có những bàn thờ (altars), có người lễ lạy và tôn thờ, được gọi là nơi huyền bí (sacred) và thiêng liêng (holy), đó  là nơi hiện hữu “học thuật của người mê ngủ” (science of the sleeper). Mê tín là khoa học ru ngủ dành cho người đang muốn ngủ, cho những người không hiểu biết đứng đắn, họ là những kẻ si mê. Chúng ta được dạy những điều này khi còn nhỏ, trước khi có trí khôn và khả năng để suy luận về việc nầy. Trẻ em tin tưởng vào những gì chúng được dạy bảo, và “người lớn” dạy chúng nhiều điều mê tín. Nếu bạn còn tin rằng số 13 là một con số xui xẻo, đó là khoa học ru ngủ. Bạn vẫn còn đang mê ngủ. Có nhiều thí dụ về mê tín khác nữa nhưng chúng ta không nên nêu tên ra ở đây. Một số người có thể bực mình khó chịu ! Những thứ nầy đều là nhà tù. Tại sao không xem xét cẩn thận để thấy chúng thật sự như vậy. Ngay cả con số 13 cũng trở thành một nhà tù, khi chúng ta dại dột !

Những nơi thiêng liêng là nhà tù.

Chúng ta có nên tiếp tục với những nơi mà được  mệnh danh là thiêng liêng và huyền bí, hay danh tiếng và được ca tụng tôn vinh, hay được đồn đãi là rất tuyệt vời và có uy tín mà bất cứ ai trở thành hội viên cũng có thanh thể không ? Có một số nơi như vậy và những chi nhánh chung quanh. Ngay khi có vài người ghi tên làm hội viên của đoàn thể hay tổ chức này, của chi nhánh hay cơ sở kia, họ bắt đầu có tư tường và ý nghĩ về nó. Họ cảm thấy rằng “Chúng ta tốt hơn những người khác” hoặc là “Chúng ta là đúng, còn những người khác là ngu dốt”. Họ bám chặt và dính mắc vào mà không có một chút suy xét hay suy nghĩ phê phán. Theo cách này, cơ sở này hay ngay cả nơi thờ phụng (church) ấy – chúng tôi không thể nói khác được - trở thành một nhà tù. Chúng tôi xin lỗi các bạn, đừng nghĩ rằng tu viện Suan Mokk là nơi thiêng liêng huyền diệu, nếu không thì Suan Mokk sẽ trở thành một nhà tù. Xin đừng biến Suan Mokk thành nhà tù của bạn. Bạn phải suy nghĩ tự do, xem xét cẩn thận và đánh giá chính xác. Hiểu biết và tin tưởng những gì thật sự có ích lợi. Chớ để bị cầm tù trong bất cứ cơ sở nổi tiếng hay có thanh thế nào cả. 

Đạo sư là những nhà tù

Bây giờ chúng ta đến với nhà tù gọi là “ajahn” thầy giáo, giáo sư hay đạo sư. Ở Miến Điện có “Sayadaw This” nhà Sư nầy, ở Tích Lan có “Bhante That” vị Sư kia, ở Tây Tạng có “Lama So and So” đức Lạt Ma nọ, ở Trung Hoa có “Master Whoever” vị Pháp Sư nào đó. Mỗi nơi có vị thầy nổi tiếng của họ tên tuổi được loan truyền ra khắp nơi. Hoặc là một nước, một vùng, một tỉnh hay một địa phương, mỗi nơi đều có vị đạo sư lớn của họ. Rồi người ta bị dính mắc và lôi cuốn bởi những vị thầy của họ dường như chỉ có vị thầy nầy là đứng đắn; thầy của họ mới phải và tất cả những vị thầy khác đều hoàn toàn sai lầm. Họ từ chối lắng nghe những vị thầy của người khác. Họ không suy nghĩ hay xem xét lại những lời dạy của thầy họ. Họ bị giam vào “nhà tù sư phụ”- “Teacher Prison”. Họ biến ông thầy thành nhà tù, rồi bị giam vào trong đó. Nó là một sự ràng buộc phi lý thật buồn cười. Một vị thầy hoặc lớn hay nhỏ cũng chỉ là sự tham chấp như nhau. Họ tiếp tục xây dựng những nhà tù bên ngoài các vị thầy và các bậc đạo sư của họ. Xin chớ nên bị giam vào chính cái nhà tù nầy. 

Những vật thiêng liêng là những nhà tù.

Nhà tù tiếp theo là những kinh sách thiêng liêng, chúng ta có thể tìm thấy khắp nơi. Trong số những người ít trí tuệ, càng bám chặt vào những vật nầy lại càng “linh thiêng” (holy). Chúng có thể trở nên vật đại diện hay thay thế cho Thượng Đế ( God). Dường như chỉ mang vào mình những kinh điển linh thiêng là giống như nhận được sự gia hộ thật sự. Điều nầy khiến sinh ra nhiều thứ những vật linh thiêng như : những xá lợi thiêng liêng, nước thánh, và những loại thiêng liêng như thế. Hãy rất cẩn thận với danh từ “linh thiêng” (holy) nầy. Nó sẽ trở thành nhà tù trước khi bạn hiểu được nó. Vật gì càng thiêng liêng nó càng giam hãm nhiều bấy nhiêu. Hãy coi chừng cái gọi là “linh thiêng” hay “thánh thiện”. 

Các bạn nên biết rằng không có gì linh thiêng hơn Luật Nhân Duyên “ Law of Idappaccayata`”, là sự thiêng liêng tối thượng, cao hơn tất cả mọi thứ.

Bất kể một thứ linh thiêng nào bởi tập quán hay do người ta bịa đặt ra, đều là do tham chấp. Bất cứ nơi nào có sự linh thiêng do tham chấp (upadana), thì linh thiêng ấy là một nhà tù. Luật Nhân Duyên tự nó là thiêng liêng không cần một sự ràng buộc nào. Không cần có tham chấp. Nó sẵn sàng điều hành mọi thứ và chính tự nó là thật sự linh thiêng. Xin chớ để bị giam cầm vào nhà tù của những vật thiêng liêng. Đừng làm những vật thiêng liêng thành nhà tù của bạn.

 Việc thiện là nhà tù.

Một nhà tù khác nữa rất quan trọng, nó là nguyên nhân của các vấn đề khó khăn. Nhà tù này được gọi là “việc thiện” (goodness). Mọi người thích điều “thiện” và dạy bảo nhau làm thiện. Rồi họ sùng bái điều thiện. Nhưng ngay khi có sự tham chấp xen lẫn vào điều mà họ gọi là thiện, thì điều thiện ấy trở thành nhà tù. Bạn phải có lòng thiện, có tính tốt, không có lòng tham chấp. Như thế điều thiện không thành nhà tù. Nếu có tham chấp (upadana) thì nó thành nhà tù. Như chúng tôi đã nói, người ta quá say mê điều thiện, họ say sưa và tan biến trong điều thiện, cho đến khi nó biến thành vấn đề khó khăn. Bởi vậy nên tuyệt đối cẩn thận đừng biến điều thiện thành nhà tù. Nhưng giờ đây chúng tôi không thể làm gì để giúp đỡ cả, mọi người đều bị giam trong nhà tù việc thiện, hiển nhiên bị sập bẫy một cách mù quáng trong nhà tù từ thiện. 

Nếu bạn là người theo đạo Cơ Đốc (Christian), chúng tôi đề nghị các bạn hãy suy nghĩ cẩn thận và cân nhắc nhiều về lời dạy trong sách Sáng Thế ( Genesis) ở đó điều thiện ngăn cấm Adam và Eva ăn trái Cây Hiểu Biết về Thiện và Ác ( The Tree of the Knowledge of Good and Evil). Đừng đi đến và ăn nó, hay là sẽ dẫn đến việc hiểu biết để phân biệt giữa thiện và ác. Rồi nó sẽ ràng buộc với sự tham chấp đối với điều thiện và ác. Rồi thì thiện và ác trở thành những nhà tù. Lời dạy này rất sâu xa và tốt lành, thông minh và khôn ngoan nhất, nhưng hình như không có ai hiểu. Người ta không chứng tỏ sự quan tâm nhiều về việc nầy và như vậy không thể là những người Cơ Đốc đứng đắn. Nếu họ đích thực là những người Cơ Đốc thì không nên dính mắc với tham chấp đối với thiện hay ác. Chúng ta không nên làm cho thiện hay ác trở thành những nhà tù. Đây có nghĩa là không bị bắt nhốt vào nhà tù của điều thiện. 

Chúng ta đã nuốt trái cấm và trở nên biết điều thiện ác, rồi bị bắt giữ và mắc kẹt vào điều thiện và ác. Chúng ta gặp phải khó khăn liên tục từ đó, thế nên nó được gọi là “tội tổ tông” hay đôi khi gọi là “tội vĩnh hằng”. Nó trở thành nhà ngục căn nguyên, một nhà tù vĩnh viễn. Xin hãy coi chừng : hãy cẩn thận đừng để bị giam vào ngục căn nguyên , cái nhà tù vĩnh viễn nầy. Đừng bao giờ để tự mình bị nhốt vào nhà tù nầy. 

Bị giam giữ vào trong việc thiện , hay điều lành, ngay lúc người ta bị bắt vào nó tiếp tục kéo đi xa hơn, suốt cả con đường đến chỗ tốt lành nhất, đến nơi tối thiện. Rồi điều tối thiện sẽ biến thành nhà tù tối cao. Nếu phát triển theo lối này, Thượng Đế sẽ trở thành cái nhà tù tối thượng. Mong các bạn hiểu và nhớ rằng sự tham chấp xây dựng nhà tù theo cách này. 

Tri kiến là nhà tù.

Nhà tù sau đây là tri kiến của chính chúng ta. Tiếng Pali ditthi thật khó phiên dịch. Ditthi là tất cả những kiến thức, tư tưởng, ý niệm, học thuyết, quan điểm, đức tin và sự hiểu biết. Ditthi nghĩa là tất cả những tư tưởng, quan điểm, học thuyết và đức tin của cá nhân chúng ta. Nó không phải chỉ là một số quan điểm và một ít đức tin, nó là tất cả mọi tri kiến . Mọi thứ chúng ta dùng để quan sát và kinh nghiệm gọi là “ditthi” tri kiến. Chúng ta bị giam vào nhà tù tri kiến của chúng ta. Chúng ta không nghe lời bất cứ ai ngoại trừ tri kiến của mình. Đây là nhà tù đáng sợ nhất, bởi vì chúng ta tiến hành theo tri kiến riêng của chúng ta một cách mạnh mẽ, vội vàng và nóng nảy. Chúng ta quây lưng lại và đánh mất những điều có lợi cho chúng ta, bởi vì đầu óc chúng ta khép kín trước mọi sự trừ những ý kiến, tin tưởng và tri kiến của mình. Bởi thế, những tri kiến trở nên cái nhà tù kinh khủng nó bắt giữ và khóa chúng ta vào trong sự hiểu biết chỉ một chiều. Hãy đề phòng nhà tù tri kiến của ta. 

Trong sạch là nhà tù tối cao.

Tiếp theo, chúng ta đến với một nhà tù thật sự lạ lùng và kì diệu; bạn có thể gọi nó là “nhà tù tối cao”. Nhà tù tối cao được người ta gọi là “không có tội” hay “trong sạch”. Thật khó mà hiểu chính xác ý nghĩa của nó qua danh từ này. Chúng ta nghe đủ loại chuyện trò về vô tội và trong sạch, nhưng hình như người ta không hiểu họ đang nói về cái gì. Sự trong sạch bám chặt và ràng buộc, được đánh giá như thế nầy thế nọ, được tôn thờ, dùng để phô trương và tranh giành, để khoác lác “ Tôi là” trong sạch như thế nào. Nhưng nếu có sự “tham chấp” (upadana), tất cả chỉ là trong sạch trong tham chấp, không thật sự là trong sạch. Có nhiều hình thức trong sạch được chấp nhận ngoài sự dính mắc, như là cần tắm rửa. Niệm bùa chú, xức dầu thánh, rưới nước hay tẩy tịnh với người biết nghi thức; hay bất cứ vô số nghi thức và lễ lạc nào được thực hành để làm cho “trong sạch.” Loại trong sạch nầy chỉ là tham chấp, và trong sạch có sự ràng buộc là nhà tù. Xin đừng đi lạc đến nơi mà được gọi là nhà tù “trong sạch”.

Thấy thật đáng thương. Sự bám chặt vào bản ngã quá nhiều, rồi ràng buộc với sự trong sạch cũng nhiều như vậy. Một số tín điều tôn giáo còn đi xa hơn dạy về sự trong sạch suốt đời như một số linh hồn bất diệt sống trong cõi vĩnh hằng. Toàn thể việc nầy do sự bám chặt và dính mắc vào sự trong sạch qua tham chấp cho đến khi người ta bị giam vào nhà tù vĩnh viễn. Nó chỉ đưa đến nhà tù vĩnh viễn nầy. 

Trống rỗng không phải là nhà tù.

Tôi có thể bảo với các bạn đây là cái cuối cùng, nhà tù cuối cùng. Thoát khỏi nhà tù trong sạch tối cao, ra khỏi nhà tù trong sạch nhất, vào nơi trống rỗng giải thoát khỏi linh hồn và bản ngã. Không có một chút Ta nào, sống thoát khỏi cái Ta, sự trống rỗng của cái Ta- của bất cứ cảm giác nào về cái Ta, không có tất cả tư tưởng, ý niệm về Ta- ấy mới là trong sạch thật sự. Bất cứ sự trong sạch nào thật sự vĩnh hằng không thể là một nhà tù trong bất cứ sự ngưỡng mộ nào, trừ phi người ta hiểu lầm và bám chặt vào nó như là bản ngã hay linh hồn, trường hợp nầy nó lại trở thành nhà tù. Hãy dứt khoát, hoàn toàn thoát khỏi bản ngã- đó là trong sạch thật sự. Đó không phải là nhà tù. Trống không là trong sạch, nó không phải nhà tù.

Sưu tầm tất cả những thứ nhà tù chúng ta đã đề cập đến, như vậy cái nhà tù đích thực là cái người ta gọi là “atta” ( theo tiếng Pali ) Ngã, “bản ngã” hay “linh hồn.” Tự ngã là nhà tù. Ở đây ngã là nhà tù. Mọi thứ nhà tù đều chứa đựng và bao gồm chữ “bản thân” và “ chính tôi”. Chấp chặt vào cái Tôi như là bản ngã, rồi lệ thuộc theo nó, trói buộc vào cái “ Ta” và “Của Ta”, đây là nhà tù thực sự, trung tâm và linh hồn của tất cả các nhà tù. Tất cả nhà tù đều tập trung trong chữ “ Ngã”  ( Atta ). Loại bỏ sự ngu xuẫn tạo ra cái Ngã, cùng với chính cái ngã đó, và tất cả những nhà tù sẽ không còn. Nếu bạn thực hành thiền minh sát ( anapanasati ) một cách đứng đắn cho đến lúc có kết quả thật sự, bạn sẽ tiêu diệt hoàn toàn mọi nhà tù. Đó chính là tiêu diệt Ngã (atta), rồi tất cả nhà tù chấm dứt và bạn sẽ không còn xây dựng thêm nhà tù nào nữa. Mong tất cả các bạn thực nghiệm được sự thành công trong việc tiêu trừ những nhà tù, đó là cái Ta hay bản ngã. 

Mục đích của thiền minh sát là gột bỏ mọi dấu vết của sự tham chấp xem như bản ngã. Dứt bỏ hoàn toàn sự ràng buộc đối với bản ngã là đích cuối cùng và dập tắt hoàn toàn đau khổ, nó mang lại ý nghĩa của tự do và giải thoát. Mục tiêu tối thượng của mọi tôn giáo là sự giải thoát, giá trị và ích lợi của nó ở ngoài ngôn từ. Vì vậy xin vui lòng thử tập thiền minh sát, khi thực hành đúng , nó đưa đến sự giải thoát khỏi cái Ngã ( atta ). Tôi đã cố gắng hết mình trong nhiều năm và tôi luôn luôn làm bất cứ điều gì tôi có thể giúp đỡ mọi người hiểu thiền minh sát, để tất cả chúng ta có thể thoát khỏi mọi hình thức nhà tù của nhân loại. Mong các bạn thực tập khéo léo cho đến lúc tất cả mọi nhà tù đều tan biến. ( May you practice skillfully until all the prisons disappear).

Seattle, cuối Thu 2003.

Tâm Không

 

 The Prison of Life

Buddhadasa Bhikkhu.

Today, we’ll talk about the thing called “prison”. This should help us to understand the thing called “life” better. Then, we’ll know Dhamma better, which will help us to live life without dukkha (dissatisfaction, pain, stress, suffering.).So today we’ll talk about the thing called “prison”. Please prepare your minds to listen carefully.

Wherever the conditions and signs of prison exist, right there is dukkha. You should observe that all the form and types of dukkha have a quality of prison about them. Being captured, incarcerated, enchained, and put through difficulties and hassles are characteristics of dukkha more clearly the meaning of what we called “upadana” (clinging, attachment). Wherever there is upadana, right there is a prison. This thing upadana itself brings about the conditions of imprisonment.

Wherever there is an upadana, right there is bondage. The bondage may be positive or negative, both are equally binding. By regarding things and clinging to them as “I” or “mine”, bondage occurs. When bond to something, we get stuck in it, just like being stuck in prison.

 All of the Dhamma principles of Buddhism can be summarized: upadana is the cause of dukkha; dukkha is born out of upadana. We all must understand this matter of upadana well. To make it easy to understand, we all must see it clearly as being just like a prison, a spiritual prison-a mental prison, a spiritual prison. We come to study Dhamma and develop samadhi (mental stability and calm) and vipassana (insight) in order to destroy the prison that now traps us.

We’re speaking about a mental or spiritual prison, but it has the same meaning as a concrete prison. It’s just like the physical prisons that people are caught in everywhere, but now we’re speaking of a purely spiritual prison. This prison’s bit odd, or extraordinary, in that we can’t see its substance with your eyes. What’s even more extraordinary is that people volunteer to get locked up in this prison. People are actually delighted to go and get locked up in spiritual prison. This is a very queer aspect of the spiritual prison.  

 

Freedom Is Salvation From Prison

You must recall the words “salvation” and “liberation” that are used in all religions.  The final goal of all religions is salvation, or emancipation, or whatever word is most suitable in each language. But all these words have the same meaning—getting saved. All religions teach salvation. Yet, from what are we saved? We are saved from spiritual prison. The thing that all of you want and need even right at this moment is the thing called “freedom” or “liberty,” which is, simply, escape from prison. Whether a physical (material) prison, or a mental (spiritual) prison, the meaning is the same. In all cases, we want freedom.

Those who lack wisdom can see and fear only the physical (material) prisons. But those who have the wisdom (panna) to look more deeply, will see how much more terrifying and dangerous the spiritual prison is. Really, we can see that hardly anybody is locked up in the ordinary jails, while everyone in the world is caught in the spiritual prison. For instance, every one of you sitting here is free of the ordinary prison, but you all are incarcerated in the spiritual prison. That which drives us to be interested in Dhamma, to come to study Dhamma, and to practice mental development, is the oppression and force of being caught in this spiritual prison. Whether you feel it or not isn’t important. It forces us, no matter what, to struggle and search for a way out of spiritual imprisonment. Nonetheless, it’s forcing all of you, whether you realize it or not, to find spiritual freedom. So you come looking for it here and in other such places.

Although that which imprisons us is only one thing, namely, upadana all by itself, this prison takes on many different forms. There are dozens of styles and kinds of prisons. If we take the time to study every type of prison, it will help us to understand this phenomenon much better. Then we will understand upadana better, and we also will better understand tanha (craving) and kilesa (defilements of mind) which, according to the Buddhist teachings, causes dukkha.  We will understand the issue of dukkha if we understand the issue of prison clearly and thoroughly.

I’d like to advise that you use this word upadana instead of “attachment” or any other English translation. Those English words are constantly being misunderstood. You may not understand it fully at this time, but try to use this word upadana to accustom your mouth, your mind, and your feelings to it. We must realize that the heart of Buddhism is to wipe out upadana. The heart of Buddhism is that which gets rid of upadana, or cuts it out. Then there is no prison, and then there is no dukkha.

You must take the meaning of the English words attachment, grasping, and clinging, then combine them to get the meaning of upadana. It’s much better for us to use the word upadana. Its meaning is broader and it will enable us to look into this matter more deeply and extensively. 

The Single Essence of Buddhism

It may be just one simple word, but upadana is the most important thing. The heart of Buddhism is just to uproot or cut out this upadana. Then dukkha will be finished. Please understand that this is the heart of all Buddhism, it is found in every sect and school.  Theravada Buddhism, Mahayana Buddhism, Zen Buddhism, Tibetan Buddhism, whatever kind of Buddhism you like, they’re different only in name or in the external ceremonies and practices. But inside they’re all the same thing—the cutting out of upadana.

Don’t be sad, don’t be disappointed or anxious, don’t make trouble for yourself thinking that you haven’t been able to study all the schools of Buddhism. Don’t worry if you haven’t been able to study Buddhism in Tibet, in Sri Lanka, in Burma, in China, or anywhere. That’s a waste of time. There’s just a single essence or heart of it all, namely, to eliminate upadana. The labels Theravada, Mahayana, en, Tibetan, and Chinese, reflect only the outer covers of what seems to be different kinds of Buddhism. If there are any differences, they are merely surface or superficial ones, just a bunch of accumulated rites and rituals. The true heart of the matter, the heart of all Buddhism, is the same everywhere: the uprooting and cutting out of upadana.  So, just study this one thing. Don’t waste time being sad or thinking that you haven’t studied all the different kinds of Buddhism. Study this single matter of cutting out upadana, that is enough.

If you really want to know Mahayana Buddhism like an expert, then you’ll have to go and learn Sanskrit. You can spend almost your entire life trying to learn Sanskrit and still not really know anything. Or if you want to know Zen well, then you’ll have to learn Chinese. Spend your whole life learning Chinese and in the end you still won’t know Zen. To know Vajrayana, the Buddhism of Tibet, you’ll have to learn Tibetan. Just learning the languages will cost almost your whole life, yet you won’t really have learned anything. You still haven’t gotten into the heart of Buddhism. These are just superficialities conjured up as new developments. Understand the heart of all of it all and learn just this one thing—the cutting out of upadana. Then you’ll know the essence of upadana. Then you’ll know the essence of Buddhism, whether it is labeled Mahayana, Theravada, Zen, or Vajrayana.  Whether it’s from China, Japan, Korea, or anywhere else, it’s all in one place—cutting out upadana.

Even in the single school of Theravada Buddhism there are many different forms. There are many different ways of mental cultivation, too. There’s the kind of meditation from Burma, where they watch the rising and falling of the abdomen. There are the kinds based on the mantras “Samma Araham” and “Buddho, Buddho,” as well as all other kinds of different things. But, is it’s correct, the heart of each is always in exactly the same place: the need to eradicate upadana. If it hasn’t gotten to the elimination of upadana, it isn’t the real thing yet. And it won’t be of any use or benefit either. Why not be interested in the matter of cutting off upadana, or, if we speak metaphorically, destroying the prison? So it’s best if we speak more about this prison.

 

Discover It Inside

To speak most correctly, we really can’t learn from scriptures, from techniques, or from those various teachings if we are to be truly successful. To successfully reap any real benefits, we must learn in the thing itself, namely, the actual prison. Study the actual dukkha itself, that prison itself. So we’d better look for and find this prison.

At this point, we are confronted by two choices: are you going to learn from the outside or are you going to learn from the inside? The distinction is crucial. The Buddha said that we must study from the inside. The external learning is from books, ceremonies, practices, and things like that. Everything that we must learn, the Tathagata has explained in terms of the body which is still alive. That means a living body, with a living mind, not a dead one. That’s where real learning takes place, so learn there. Learn from that inside, which means learn within yourself while still alive before you die. External studies, learning from books and all those different ceremonies and rituals, hasn’t really accomplished anything of value. So let’s study inside. Please remember these words, “learn inside.”

Training in samadhi and vipassana (concentration and insight), that is, developing mindfulness with breathing (anapanasatibhavana) as we have been doing here, is this learning inside. To do this inner study takes a fairly good amount of patience and endurance, but not too much. Actually, in comparison with some of the things other people are practicing, such as high level sports, gymnastics, and acrobatics, training in samadhi and vipassana is less difficult. Yet people have enough endurance and perseverance to be able to do such things. Just have moderate endurance and we will be able to train with samadhi and vipassana, through mindfulness with breathing. Some people can’t take it, and have run away already. We have had enough endurance to get this far, and if we continue a bit more, then we’ll be able to do it and we’ll receive the proper benefits. So, please, apply yourself to this inner study and do so with sufficient patience and endurance.

 

Life Itself Is Prison

Using metaphors makes it easier for us to understand the matter we’re discussing. So we will make use of them here today. The first prison which you must look for and see is life itself. If you look on life as a prison, and see the prison that it is, then we must say that you know the truth of nature quite well. Most people, however, look on life as something enjoyable, as an opportunity to have fun, they are willing to live for the enjoyment of life. They then become infatuated with and engrossed in life, which is what turns it into prison.

If we see life as a prison, we must have seen the upadana into his life. If we haven’t seen the upadana in life, we won’t see that life is a prison and we’ll be content to think that this life is heaven instead. This is because there are so many things in life that satisfy us, that trick us and engross us; however, in anything that we find satisfying, agreeable, attractive, and infatuating there will be upadana as well. That thing becomes a prison. However much we love something, it becomes at least that much a prison because of upadana. This is a positive kind of upadana. As soon as we hate something, or dislike something, that becomes a negative kind of upadana, which is a prison just the same. To be beguiled and misled, either by the positive or by the negative, is a prison both ways. And such prison turns life into dukkha.

In addition, one will be able to see that when there is upadana in life, then life becomes a prison. And so, when there is no upadana, then life is no prison at all. You can see this right now, here, whether or not there is upadana in your life. “Is my life a prison or not?” Each of you must look very carefully into your own hearts and see absolutely clearly whether life is a prison for you or not. Have you got a prison or not? Are you living in a prison or not? Otherwise, why are we coming here to meditate, to cultivate the mind? In essence, the true goal and purpose of mental development is the destruction of our prisons. Whether your studies and practice are unsuccessful, whether you can destroy the prison or not, is another question. Nonetheless, our real aim and purpose is to destroy the prison in life.

Consider this carefully. If we don’t recognize the upadana, we are caught in prison without even recognizing the prison. We are trapped in prison without knowing the prison at all. What’s more, we are satisfied and infatuated with that prison, just as we are infatuated and satisfied in life. Because we are infatuated and satisfied in life, we get caught in the prison of life. What are we going to do that it won’t be a prison? This is the question that we must answer most carefully and correctly.

How are we to live so that life is not a prison? This question implies that ordinarilly, or naturally, life is not a prison, that we only make it into a prison through upadana. Because of our own ignorance, our own stupidity, our own lack of correct understanding, we have upadana in life. Life then becomes a prison for us. In Thai, we have a phrase which is both crude and critical: “som nam na man,” which means something like “it serves you right.” Life isnt a prison or any such thing, but through our own stupidity we make upadana with ignorance (avijja) and then there’s the prison. What can we say but “som nam na man, it serves you right.”

If you are successful in practicing anapanasati-bhavana (mindfulness with breathing mind cultivation),  you will understand life well. You will know upadana well and you won’t have any upadana in this thing called “life.” Then, any prison that is happening, dissolves and disappears, and new prisons don’t occur. This kind of life has the most value, but who gets it or does not get it is another matter. Please try to understand these facts as you ought to. This will motivate you to apply yourselves with energy and patience to be able to destroy the prison.

One way to look at these facts is to observethat life must carry on according to the law of nature; or that we ourselves must arry on in line with natural law. We must search for food, must exercise, must rest and relax, must work to maintain and support our lives: we must do these and all the other things that you know so well. Not to do them is impossible. We’re forced to do them. This is a prison, too. The fact that we must always follow the law of nature is a kind of prison. How are we going to break out of this particular prison?

Why have we gotten caught in the prison of having to live the subject to the law of nature? The prison comes from our upadana regarding ourselves, or regarding our lives. When there is upadana toward ourselves, then “I”, the self is born. This “I” is anxious about, it worries over, it is frightened and afraid of, these natural duties, and so is made miserable by them. These difficulties come from upadana. If we has no upadana regarding “I” then these necessary duties would not be like a prison. We would be able to hunt for our needs, earn a living, and exercise and care for the body, without being miserable, if we didn’t have any upadana toward life. This is very subtle; it’s a mystery for most people. This is the subtlety of natural truth. How are we going to live so that there’s no dukkha connected with the fact that everything in this life must be performed in line with the law of nature?

 

The Instincts Are Prisons

The next prison to consider is that we live under the influence of the instincts. We are under the instincts’ power. All living things, whether people, animals, or plants, have instincts. These instincts contantly force us to follow their concerns and needs. This is ecpecially true for the sexual or reproductive instinct. How much does it control, hassle, activate, and complicate us? Sexual feelings, and reproductive urges squeeze us, and disturb us so profoundly; they force us through all kinds of difficulties. But we can’t stop. Sometimes we prefer it this way. Our children grow and mature to the stage where the sexual instinct ripens completely; then the child is caught in the prison of this sexual instinct.

Finally, even the instinct of showing off can run our lives. Many people wouldn’t think of this as an instinct, but all animals have it. The need to show off, to brag, to display oneself is an instinct. Even animals have the ondition of wanting to show off that they are beautiful, or strong, or agile, or whatever. Even this craziest, most ridiculous instinct, is a prison. We want to show off and boast. If it wasn’t a prison, it wouldn’t force and oppress us in the least. Now, however, it forces us to buy beautiful clothing, beautiful jewelry, beautiful shoes even, and lots of them, too! Why must we have many beautiful shirts and many pairs of bueatiful shoes? Why do we need them all? (And forgive me, we must mention the women in particular here). There is this instinct to show off and it is one kind of prison. Because people can’t endure it, they are forced to follow this instinct, spending all kinds of money on all kinds of things. The instinct to show off is the funniest, most ridiculous of them all. Still it truly is a prison. People never have enough money because of this prison. Please consider and reflect carefully about these examples of instincts which we have raised. They are prisons, too.

If we think about this, if we make an account of all our expenses, we’ll discover that some people spend more money onclothing, jewelry, and keeping themselves always beautiful, than they spend on food. Further, they insist on decorating and prettying up their houses, which piles uptheir expenses. Taken together, the two are more than they spend on food, which is necessary for life. We put more money into things which are unneccessary in life than we put into the necessities of life, like foof. This is one more way of getting caught in the instinctual prison.

The Senses Are Prisons

Next, we come to the most amusing prison; the prison that’s closest to us. There are these eyes, ears, nose, tongue, body, and mind: the six ayatana, the six sense media or bases. They are prisons, too. Take a slow, careful look at them. Listen carefully in order to undertand how our eyes, ears, nose tongue, body, and mind –all six of them-become prisons.

In Pali we call them the “ayatana”. The root of this word literqlly means “tools or means for communicating with the external world”- places, mechanisms, means, or whatever, for contacting or communicating with the external world. We call tehm “ayatana”. If you’re willing, to use this Pali word “ayatana”. We aren’t sure what to call them in English, maybe “sense media” or “connectors”. All six ayatana are prisons. 

We have upadana toward

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 2-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ペット僧侶派遣 仙台 Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 即刻往生西方 ä ƒäº ä Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành 淨界法師書籍 ดวยอำนาจแหงพระพ 天计算器 长寿和尚 Cho sanh tâm vô trú biet song thi thanh tho Ð Ð Ð tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 地风升 å æžœ рикна Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门 người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 护法 ç ºä ç Ÿå æœ å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò