Người Phật tử với tam quy và ngũ giới
Thích Thiện Bảo
---o0o---
A.KHÁI NIỆM TỒNG QUÁT VỀ TAM
QUY & NGŨ GI ỚI :
Con người muốn có hạnh phúc xa rời khổ đau trong đời sống của
chính mình cho nên đã biết bao nhiêu lao tâm khổ trí xây dựng gia đình,
tạo lập sự nghiệp mong rằng nó sẽ giúp một định hướng tương lai cho mình
cũng như con cháu sau nầy. Nhưng tất cả chỉ là những mơ uớc còn hướng đi
thì không phải lúc nào cũng êm đềm, thoải mái và vinh quang. Chính những
hệ lụy trái y nghịch lòng nầy làm cho con người chán nản, thất chí, mất
niềm tin vào thân thuộc, bạn bè và ngay cả với chính mình!. Đến với đạo
Phật là đến với một niềm tin cơ bản qua Tam quy và một phương pháp giúp
con người thoát khỏi khổ đau, hoàn thiện nhân cách bằng ngũ giới ứng
dụng trong đời sống xây dựng một "con người" thực sự là"người" và một
gia đình có hạnh phúc, một xã hội công bằng bình đẳng giửa người với
người, giửa người với loài vật . Đây chính là yếu tố chính khi người
Phật tử tại gia quy Tam Bảo và thực hành ngũ giới.
I. NGƯỜI PHẬT TỬ VỚI TAM QUY:
Khi con người nhận thức mình phải có một tôn giáo để theo, muốn trở
thành người tín đồ Phật giáo việc trước tiên phải quy y Tam Bảo. Đây là
một nghi thức bày tỏ sự chân thành, tha thiết, sự mong cầu khao khát,
một sự chuyển đổi của một người sau khi nhận thức rõ rệt tôn giáo mà
mình đã chọn. Nếu không quy y thì tuy có lễ Phật, thờ Phật cũng chỉ là
người dự thính, không phải là người chính khóa.Việc quy y có tác dụng
rất lớn đối với tâm lý tín ngưỡng, kiên định hay không kiên định.
1) Quy y nghĩa là gì?
Quy là trở về, Y là nương tựa.Trở về nương tựa nơi Phật, Pháp và Tăng
gọi là quy y Tam Bảo. Từ lâu chúng ta cứ chạy theo những ham muốn của
đời sống thường ngày của con người, không có dịp hướng về tâm mình như
người đi đường không định hướng, không có la bàn. Giật mình nhận ra là
một sự tỉnh thức có ý nghĩa hết sức quan trọng cho nền tảng của trí tuệ.
Chính nhờ nương tựa vào Tam bảo mà ngay trong đời sống hiện tại bản thân
được an vui và tương lai có sự giải thoát, không có một pháp nào khác có
thể nương theo ngoài Tam bảo.
Tại sao người Phật tử phải quy y Tam Bảo?. Trong đời sống mọi sự vật đều"
Vô thường" không tồn tại lâu dài chỉ có Tam bảo và giới luật của
Phật là 4 điều mà người Phật tử có thể nương tựa mà Phật giáo gọi là "Tứ
bất hoại tín"(bốn niềm tin không thể hư hoại ) hay còn gọi là tứ
cụ túc.
a) Vì Phật Bảo là Tuệ cụ túc:
Tín ngưỡng Phật giáo mang tính chất thuần ly,ân lý không phải là sự
sùng bái thần linh mà nó mang tinh thần ban phước, giáng họa mà như một
người con thương kính cha mẹ, phát xuất từ lòng biết ơn đối với đấng
sanh thành, niềm tin Phật cũng thế. Đức Phật là người đạt được trí tuệ
giải thoát đem sự giải thoát đó truyền dạy cho mọi người cũng đạt được
qủa vị như Phật nên gọi là Tuệ cụ túc.
b) Vì Pháp bảo là Tín cụ túc:
Người Phật tử hiểu giáo Pháp của Đức Phật như là một nhà học giả hiểu
chuyên môn của mình một cách rõ rệt tường tận. Hiểu Pháp ở đây có nghĩa
là hiểu Pháp Tứ đế : cuộc đời là vô thường khổ não, nguyên nhân có
khổ, kết quả diệt hết khổ đau, con đường đi đến diệt khổ . Chúng ta
dựa vào niềm tin chân chánh nầy mà ứng dụng Pháp, chế ngự nguyên nhân
gây ra khổ đau và những ác pháp làm cho tâm chúng ta không thanh tịnh.
c) Vì Tăng bảo là Thí cụ túc: Tăng là một đoàn
thể xuất gia tu tập giáo Pháp của Phật ứng dụng vào đời sống thực
nghiệm, Tăng là gạch nối giửa Phật và Pháp. Cho nên Chư Tăng có bổn phận
trách nhiệm hướng dẫn, giảng dạy cho Phật tử đi đúng con đường Chân
chánh của Phật, gọi là thí Pháp. Ngược lại người Phật tử có bổn
phận ngoại hộ trợ duyên về vật chất gọi là tài thí. Đây là mối tương
quan tương duyên gọi là Thí cụ túc.
d) Vì Giới cụ túc: Nếu khi quy y Tam Bảo cũng có
nghĩa là thực hành tu tập, bởi vì trong giáo lý Tứ đế, thực hành tám con
đường (bát chánh đạo) đưa hành giả đạt các thiện pháp. Nhưng nếu chỉ có
thế thì chưa phải là đủ, vì con người sống cõi dục, nếu muốn thực hành
xây dựng nhân cách cá nhân, gia đình và đời sống xã hội thì việc trước
tiên phải thiết lập các quy định thực hành làm tiêu chuẩn, đó chính là
giới luật ( năm giới, xem ở phần B về ngũ giới) mà ở đây trong tứ bất
hoại tín gọi giới cụ túc.
Trong Tam Bảo thì Phật Bảo là đứng đầu vì Đức Phật là người khai sáng ra
đạo nhưng điều quan trọng trong Phật giáo là Pháp chứ không phải Phật,
vì Phật là người đưa ra phương pháp, chứ không thể nào giúp cho con
người thoát khỏi khổ đau mà chỉ có Pháp mới có công năng đưa con người
giải thoát, cho nên đức Phật đã dạy: " Này A Nan, không phải tôn
kính, sùng bái cúng dường là làm vẻ vang Như Lai . Bất luận Tỳ kheo, Tỳ
kheo ni , thiện nam, tín nữ nào thực hành Chánh pháp, sống chân chánh
trong Chánh pháp, giữ gìn phẩm hạnh thanh cao, ấy là người tôn kính sùng
bái, cúng dường và làm vẽ vang Như Lai. Này A Nan, thế nên phải cố gắng
tu tập, thực hành Pháp giữ gìn phẩm hạnh thanh cao"
2. Sự Quy Y Tam Bảo .
Đạo Phật lấy lý trung đạo (con đường giữa) làm nền tảng cho nên từ nhận
định sự vật hiện tượng thế giới và cuộc đời không bị thiên chấp một phía
mà rất khách quan, bên cạnh đó Phật giáo lại là một tôn giáo nội quan
cho nên quan niệm về Tam Bảo cũng thế. Có hai mặt sự và lý, thực hành sự
đễ thấy được lý và hiểu rõ lý để không chấp vào sự, trong nhà thiền gọi
là " lý sự viên dung". Ở đây Tam bảo có vai trò quan trọng
đối với người Phật tử, chúng ta cần phải hiểu rõ nếu không sẽ rơi vào
biên kiến vì do cố chấp lý quy y Tam bảo còn gọi là quy y Tam bảo bên
ngoài.
a) Sự quy Y Phật: Chúng ta sanh ra trong thời kỳ
sau Phật ra đời cho nên càng phải nổ lực hơn nữa theo con đường Phật đã
đi để khỏi lầm lạc, sai đường.
b) Sự quy y Pháp: Cương quyết thực hành
những lời dạy của Phật ghi trong kinh điển, nhằm chuyển hóa tham lam,
sân hận và si mê làm cho Pháp luân lưu trong huyết quản tiêu hoá, biến
thành chất liệu sống trong mỗi con người.
c) Sự quy y Tăng :Nương nơi Chư Tăng để được
hướng dẫn và tu tập. Chúng ta biết rằng khi Phật còn tại thế thì giáo
đoàn nương nơi Phật làm trung tâm nơi quy ngưỡng. Sau khi Phật nhập diệt
thi Phật giáo lấy Tăng làm trung tâm quy ngưỡng.
Quy Y Tam Bảo nhằm mục đích học Pháp bảo,muốn học Pháp bảo thì phải được
Tăng bảo hương dẫn, cho nên Tăng bảo thể hiện hai yếu tố là trao truyền
tư tưởng và gương mẫu trong đời sống Phạm hạnh của Tăng già .
3.Lý Quy Y Tam Bảo:
Lý quy y nầy còn gọi là quy y Tam Bảo của tự tâm vì Tam bảo bên ngoài là
đối tượng, Tam bảo tự tâm là bản chất. Nương nơi Tam Bảo bên ngoài để
phát triển Tam bảo cuả tự tâm. Hệ thống giáo lý Phật giáo là giáo lý nội
quan, việc quay lại chính mình, mới thực là chủ đích của Phật giáo.
a) Lý quy y Phật bảo: Mọi người đều sẵn có tánh
giác, việc trước tiên người học Phật nương nơi Phật bên ngoài nhận ra
được tánh giác của tự tâm đó là phát triển tuệ giác chính mình.
b) Lý quy y Pháp: Khi tham học kinh điển của
Phật, chúng ta nhận ra nơi mỗi người đều có những đức tánh từ bi, trí
tuệ, hoan hỷ....và biết phát triển những đức tánh của Pháp tự tâm, đây
chính là quy y Pháp.
c) Lý quy y Tăng: Nhìn hình bóng Tăng già giúp
chúng ta nhận ra nơi mình cũng có những đức tính hoà hợp, thanh tịnh,
giải thoát...và phát triển những đức tánh đó, như thế gọi là quy y Tăng
bảo.
II.NHỮNG ĐIỀU KIỆN & LẬP
TRƯỜNG ĐỂ TRỞ THÀNH TÍN ĐỔ
1/ Điều kiện và lập trường:
Điều kiện để trở thành tín đồ dĩ nhiên phải quy y Tam bảo: quy y vị giáo
chủ khai sáng là Phật Bảo, quy y giáo pháp của Ngài là Pháp bảo và quy y
những vị Tăng tu theo giáo Pháp là Tăng Bảo, đây là ba ngôi báu mà người
con Phật phải nương tựa tu tập giải thoát .
a/ Tại sao con đường đi đến
giải thoát cần phải quy y Tam bảo?
Cho dù quan niệm của đạo Phật là hoàn toàn tự nguyện khi chọn Phật giáo
làm tín ngưỡng của đời mình, nhưng điều kiện muốn trở thành Phật tử nhất
thiết phải quy y Tam bảo. Theo tinh thần Phật giáo "đạo Phật là đạo
như thật tri kiến" và chỉ có Đức Phật mới là người thực chứng và thể
nghiệm nó một cách "như thật ", cũng thế chỉ có đệ tử Phật là
những người thực hành theo Pháp ấy một cách chân chánh, cho nên ngoài
Tam bảo ra chúng ta không thấy có một Pháp nào có thể đưa ta đến giải
thoát. Những vấn đề được đề cập ở trên cho chúng ta nhận thấy tại sao
phải quy y Tam Bảo.
b/ Nghi thức Quy y
:
Khi muốn quy y được vị Thầy mình chọn là Bổn sư sẽ hướng dẫn đối trước
Đức Phật sám hối và sau đó phát nguyện .
-Con tên là .......xin suốt
đời Quy y Phật, suốt đời quy y Pháp, suốt đời quy y Tăng.
Câu nguyện nầy phát xuất từ tâm thức người quy y, không do một động cơ
ép buộc hoặc xúi giục nào, cho nên lời nguyện đó se 224; hạt giống đời
đời không bao giờ mất. Buổi lễ quy y sẽ có một ấn tượng quan trọng đối
với người Phật tử khi bước chân vào đạo. Có thể nói đạo Phật khơi dậy
tinh thần tự giác, tự nguyện không bao giờ chủ trương bắt buộc hoặc thề
độc để người đó không dám bỏ đạo, vì điều nầy trái với tinh thần tự
nguyện của Phật giáo. Khi nhận chân được giá trị chân thật của đạo Phật
rồi phát nguyện quy y, hiểu rõ rồi mới theo đó là tinh thần giác ngộ của
đạo Phật.
-Con tên là ....... suốt đời Quy y Phật rồi, không quy y thiên thần
quỷ vật.
Đến với Đức Phật là đến với sự giác ngộ, tìm về chân giá trị của đời
sống tâm linh, nương nơi Phật bên ngoài để tìm về Phật cuả tự tâm, thế
nên không vì lẽ gì người Phật tử lại theo thiên thần quỷ vật, một loài
còn sống trong mê mờ, đang chìm đắm trong sanh tử, luân hồi.
-Con tên là ...... suốt đời
Quy y Pháp rồi, không quy y ngoại đạo tà giáo.
Giáo Pháp của Phật là thuốc trị bệnh cho chúng sanh, người Phật tử ứng
dụng Pháp để có an lạc thoát khỏi khổ đau trong đời sống , nay chúng ta
nghe nói có đạo khác và pháp khác y hơn, linh thiêng hơn đó là "ba
phải" tiền hậu bất nhất như vậy thì làm sao học đạo. Nếu thành quyến
thuộc với ngoại đạo thì đời nầy sang đời khác khó ra khỏi luân hồi còn
mong gì gặp lại Phật Pháp.
-Con tên là ........ suốt đời Quy y Tăng rồi, không quy y thầy tà,
bạn ác.
Người Phật tử đã phát nguyện: "nguyện bỏ các điều ác, nguyện làm các
việc lành..." cho nên không bao giờ chúng ta thân cận với những phần
tử xấu ác. Ngạn ngữ Phương tây có câu: "Anh hãy cho biết anh chơi
thân với ai, tôi sẽ nói cho anh biết tímh tình anh thế nào" câu nói
đó cũng đồng nghĩa với tục ngữ Việt Nam: "gần mực thì đen, gần
đèn thì sáng".
2/ Quy y Tam Bảo có ích lợi
gì ?.
Khi người Phật tử quy y Tam bảo và trở thành một tín đồ Phật giáo thì có
những lợi ích như:
a-Không rơi vào địa ngục: Có một hướng đi rõ rệt mà mình đến, chúng ta
thong dong bước vào ngôi nhà Phật, Pháp, Tăng, từ đây khỏi sợ rơi vào
khổ đau do không nhận được lối đi như kinh Sa Di thập giới nói :
"nổi khổ bị thiêu đốt trong ba đường, nổi khổ của con lạc đà, con lừa
phải chở nặng, nổi khổ đói khát bị áp bức của loài quỷ đói chưa phải là
khổ. Si mê không học không biết hướng đi mới gọi là khổ ".
b-Không rơi vào ngạ quỷ: Chọn giáo lý Đạo Phật đễ ứng dụng tu tập thì
đời sống tinh thần của sẽ bao dung, rộng lượng lòng từ đối với mọi người
hơn và không còn bị những kiến chấp sai lầm làm mê mờ sai sử. Khi đã là
người Phật tử thì đời sống tâm linh chúng ta có một nơi nương tựa, không
phải lạc lỏng bơ vơ như thuyền không định hướng, vì không có niềm tin
trong cuộc sống.
c-Không rơi vào súc sanh: Chúng ta có Chư Tăng hướng dẫn trên con đường
tu tập nhờ giáo lý soi sáng trong đời sống, có ý thức về những hành động
của chính mình, được chư Tăng nhắc nhở qua công phu tu tập, chúng ta
không còn bị những khát vọng thấp hèn do không thấy được lẽ thực của sự
vật hiện tương ở thế gian.
B.ỨNG DỤNG NĂM GIỚI VÀO ĐỜI
SỐNG.
Đạo Phật ra đời là vì con người hay nói cách khác đối tượng của Đạo Phật
là con người vì thế cho nên mục đích của đạo Phật :
- Đem lại sự hiểu biết về giá trị của con người làm cho con người nhận
ra được lẽ thực,không ỷ lại vào tha lực và nhận trách nhiệm về những gì
mình làm "con người là chủ nhân ông quyết định về thân phận của chính
mình chứ không ai khác".
- Hướng dẫn con người cải tạo đời sống bằng những phương pháp, ngăn ngừa
dục vọng và làm cho thân tâm thanh tịnh ngõ hầu đem lại một kết quả sống
an lạc và hạnh phúc.
- Chỉ cho con người thấy giá trị của sự tự do chân thật cho mình và mọi
người chung quanh với tâm an lạc, bình đẳng, có đời sống đạo đức trong
cộng đồng xã hội.
Ở đây nền tảng xây dựng cho người Phật tử trong vấn đề tu tập là ngũ
giới, nhằm xây dựng cho con người trong cuộc sống. Nó cũng là giới căn
bản được khai triển rộng hơn đối với giới xuất gia sau nầy. Qua đó chúng
ta có thể thấy tầm quan trọng của ngũ giới.
I. ĐỊNH NGHĨA.
Giới là gì ? .
Giới tiếng Phạn là Sila, Trung hoa dịch âm Thi la, còn gọi la Ba la đề
mộc xoa biệt biệt giải thoát, giới luật của đạo Phật nhằm giúp cho con
người một phương pháp không tạo nhân xấu, để bớt khổ được vui, lợi mình
lợi người. Giới có 6 năng lực:
o
Chế ngự : Ngăn ngừa 3
nghiệp ( thân, khẩu, ý) không cho buông lung.
o
Thanh lương:
Vì ba nghiệp thanh tịnh cho nên không bị thiêu đốt bởi các dục sanh ra,
làm cho tâm được mát mẻ nhẹ nhàng.
o Nghiệp: Ngăn ngừa những lỗi lầm ý xấu tác động để ác nghiệp
đoạn trừ, làm cho thiện nghiệp phát triển. Đức Phật dạy: " Như lai
nói tác ý tức là nghiệp".
o Luật nghi : Những quy định có tính xây dựng đạo đức con người
và hoàn thiện nhân cách.
o Diệu hạnh: Những hành động xứng đáng được mọi người khen ngợi.
o Phòng hộ: Giữ gìn và bảo vệ còn gọi là: "Phòng phi chỉ ác"
(ngăn ngừa những điều xấu, chấm dứt những việc ác).
Qua đó chúng ta thấy rằng năm giới của Phật dạy nhằm mục đích cho mình,
vì hạnh phúc gia đình chớ không phải vì Phật.
II. NĂM GIỚI.
Đức Phật dạy người Phật tử phải tránh những điều dữ và làm các việc
lành. Việc làm lành lánh dữ trong Phật giáo thể hiện qua lòng tư để
đem lại hạnh phúc cho cá nhân và xã hội dựa trên tinh thần thương yêu và
hiểu biết. Người giữ được năm giới thì không bị bị khổ đau. Giới không
phải là người trên, cấm kẻ dưới không được làm, nếu làm thì bị trừng
phạt, mà giới là điều mình tự nguyện làm, vì các điều ấy phù hợp với đạo
lý và khi thực hành chúng ta có được sự an vui về tinh thần và thể chất.
1/ GIỚI THỨ NHẤT : Không được giết hại (không
sát sanh). Giết hại con người là yếu tố chính mà Phật cấm người Phật tử
không được sát sanh, ngoài ra Đức Phật khuyên người Phật tử phải biết
hạn chế giết hại các sinh vật khác với tình thương yêu hướng đến bảo vệ
sự sống của muôn loài. Chúng ta tôn trọng mạng sống của mình thì không
lẽ gì chúng ta lại xâm phạm giết hại sinh mạng người khác. Không sát
sinh còn bao hàm tự mình ra tay giết ( tự sát), xúi giục kẻ khác
giết (giáo tha sát), thấy người khác giết chúng ta phải khởi
thương xót không nên vui theo( kiến sát tùy hỷ). Người Phật tử
phải tìm hiểu chia xẻ những đau thương khó khăn của các dân tộc trong xã
hội, các nước lân cận, các sinh vật sống chung quanh. Từ đó chúng ta có
cái nhìn về sự sống và môi trường sinh thái, loài vật và con người.
2/ GIỚI THỨ HAI : Không được trộm cướp . Không
trộm cướp có nghĩa là không dùng thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của cải
người khác. Tài sản của mình, chúng ta không muốn ai xâm chiếm thì đối
với người cũng thế, không được chiếm đoạt hay lén lấy của người, làm
điều đó tức là chúng ta đi trái lại tinh thần nhân bản của đạo Phật .
Với tâm niệm người Phật tử phải đem công sức làm ra của cải vật chất,
góp phần phát triển xã hội, thương yêu cuộc đời, tôn trọng sinh mạng và
tài sản của mọi người nên không bao giờ trộm cướp, người Phật tử không
được chỉ nghĩ về mình mà quên đi nỗi khổ của kẻ khác. Đây là bức thông
điệp về tình thương yêu mọi người mà đức Phật đã gởi cho nhân loại cách
đây hơn 25 thế kỷ.
3/ GIỚI THỨ BA: Không được tà dâm. Người Phật tử
xây dựng đời sống hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng tôn trọng hạnh phúc
của người khác. Do đó, khi đã là vợ chồng với nhau người Phật tử không
được phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Sự thủy chung là nhân tố
góp phần làm cho đời sống tại gia yên vui hòa thuận . Cho nên người Phật
tử không vì nhu cầu tình dục mà xâm phạm làm đổ vỡ gia đình người khác.
Cổ nhân có dạy:" Những gì mình không muốn, đừng trao cho người "
( kỷ sở bất dục vật thí ư nhân) .
4/ GIỚI THỨ TƯ: Không được nói dối Nói dối là
nói không chân thật để mưu cầu lợi cho mình có 4 (cách ) gọi là nói dối:
- Nói không thật ( vọng ngôn) : Không thấy nói thấy, thấy nói
không thấy, nghe nói không nghe, không nghe nói nghe, làm nói không làm,
không làm nói làm.
- Nói thêu dệt (ỷ ngữ) :
- Nói lưỡi đôi chiều (lưỡng thiệt): Nói đâm thọc hai đầu con gọi
là : " đến người nầy nói chuyện người kia,đến người kia chuyện người
nầy".
- Nói ác (ác khẩu): Chưởi rũa, nhục mạ .
Người Phật tử phải chân thật với mọi người từ lời nóiđến việc làm ,
không điêu ngoa xảo trá, không được tâm nghĩ miệng nói trái nhau , gian
lận trắng đen làm mất tình người.
5/ GIỚI THỨ NĂM : Không được uống rượu ( không
dùng những chất độc hại): Người Phật tử không nên uống rượu, hút cần sa,
ma túy cùng những thứ độc hại khác làm cho cơ thể suy yếu mất hết sáng
suốt . Bởi vì đạo Phật chủ trương giác ngộ, tỉnh thức trong đời sống,
uống rượu hay những chất độc có hại, khiến tâm trí chúng ta sẽ bị quay
cuồng không tỉnh táo, hạt giống trí tuệ sẽ không phát triển . Ngoài rượu
ra, Phật tử không được dùng các thực phẩm có chất kích thích, không xem
phim ảnh sách báo đồi trụy mang tính độc hại về tinh thần . Để trở thành
một Phật tử đầy đủ nhân cách đạo đức, chúng ta phải ý thứránh xa những
loại làm tác hại cho tinh thần và thể chất.
Trong năm giới thì bốn giới trên thuộc về tánh giới là những giới cấm
người Phật tử cần phải xa lánh vì nó là hành động tạo nhân ác, còn giới
thứ năm thuộc về tướng giới là giới mà Phật gọi là vật cám do.㠎gười Phật
tử ngày nay phải coi đó là yếu tố làm cho thân tâm bại danh liệt .
III. LỢI ÍCH CỦA NĂM GIỚI:
Phật tử tại gia có thể nhận năm giới hoặc tuỳ theo hoàn cảnh từ một,
hai, ba... giới một cách tự nguyện mà không có sự ép buộc nào. Nếu giữ
một giới gọi là: nhất phận cư sĩ; giữ hai giới gọi là: thiếu phận cư sĩ;
giữ ba giới gọi là: bán phận cư sĩ; giữ bốn giới gọi là : đa
phận cư sĩ; giữ năm giới gọi là: mãn phận cư sĩ. Do đó
giới luật Phật dạy nhằm mục đích có lợi cho cá nhân mỗi thành viên trong
gia đình cũng như ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội.
1/ Đối với bản thân: Người biết giữ gìn
năm giới Pháp của Phật là con người biết chọn và xây dựng cho mình một
nền tảng căn bản về đạo đức trong hiện tại và tương lai.
- Nếu người Phật tử không giết hại, thì đời sau cũng không bị
người giết, lòng thanh thản nhẹ nhàng không lo âu sợ hãi do thù hận tạo
nên. Một trong những điều kiện sống an lành là không có kẻ thù nghịch.
- Giữ giới không trộm cướp bản thân ta không bị tù tội, đến đâu làm việc
gì cũng được mọi người qúi mến tin cậy, không sợ ai theo dõi, không lo
âu sợ hải thì cuộc sống mới vui tươi.
- Giữ giới không tà dâm mỗi người chúng ta không lo âu sầu muộn khi vợ,
chồng không thuỷ chung, không đứng núi nầy trông núi nọ, chung lo xây
dựng gia đình thì đó chính là một gia đình hạnh phúc đầm ấm.
- Giữ giới không nói dối là nhằm giúp cho ta rèn luyện đức tính chân
thật ở đâu cũng được tín nhiệm, không bị người khác nghi ngờ. Sự thành
công trên đường mưu sinh lập nghiệp ai cũng muốn được tín nhiệm, đây là
yếu tố thành công trên đường đời.
- Giữ giới không uống rượu là
giữ gìn phẩm giá của chính bản thân mình và đem lại hạnh phúc cho gia
đình, đồng thời rượu là yếu tố theo y học nó là nhân sanh ra các bệnh
tim mạch, gan mạch máu không co giản được, dễ bị chứng lưu huyết, thần
kinh ở nảo cũng bị ảnh hưởng làm giảm trí nhớ.
2/ Đối với gia đình & xã hội:
Nếu con người biết ứng dụng tinh thần năm giới là xây dựng một gia đình
hạnh phúc một xã hội công bằng văn minh và bình đẳng. Đức Phật nhắm vào
con người, đem lại cho con người một an lạc, gia đình hạnh phúc, xã hội
bình đẳng có tình yêu thương và hiểu biết. Chính năm giới là nhân tố tạo
nền tảng của đạo đức, xây dựng cho tế bào xã hội thêm tốt đẹp bất cứ
thời đại nào.
- Người biết tôn trọng sự
sống là người đạo đức, nếu sự sống là qúi giá thì xã hội văn minh cần
phải bảo vệ sự sống, trái lại chà đạp lên sự sống của mọi loài là dã man
tàn ác.
- Sinh mạng là quí thì tài sản của con người tạo dựng cũng không phải là
vô nghĩa, cho nên người Phật tử phải biết bảo vệ của mình cũng như tôn
trọng của người. Không ai chiếm đoạt của ai, đó là một sự công bằng của
xã hội.
- Tế bào của đời sống con người trong xã hội là gia đình, đó là tổ ấm mà
con người vun bồi để có hạnh phúc. Nếu mọi gia đình không yên ổn thì làm
sao xã hội an lành, cho nên Phật cấm người Phật tử không được tà dâm vì
tôn trọng hạnh phúc của người khác cũng chính là tôn trọng hạnh phúc của
chính mình .
- Sống trong xã hội loài
người cần phải có sự tin tưởng lẫn nhau, thiếu lòng tin xã hội sẽ xáo
trộn do những nghi kàm sao xã hội có những con người biết yêu thương
gắn bó để chia xẻ và giúp đở cho nhau những vui buồn trong cuộc sống đời
thường .
- An Ninh trật tự được yên
ổn, không gây gổ với nhau làm mất hoà khí trong gia đình, cũng như làng
xóm là do rượu chè, và các chất độc hại mà ra. Nên Phật cấm người Phật
tử không được dùng các chất độc có hại.
KẾT LUẬN:
Cuộc đời còn đầy những khổ đau, bất công, thù hận do con người thiếu
tình thương yêu và sự hiểu biết, đức Phật muốn đem đến cho loài người
một tình thương yêu chân thật và bìng đẳng, nhằm giúp cho con người
thoát khổ được vui. Xây dựng cá nhân, gia đình và xã hội là mục tiêu mà
đức Phật nhắm đến. Chủ yếu là con người vì chính con người là động cơ
thực hiện những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời từ những niềm vui mong muốn
mọi người nhờ đó mà được hạnh phúc.
Nương tựa Tam Bảo và giữ gìn ngũ giới là nền tảng của người Phật tử tại
gia mới bước chân vào đạo, đây là nấc thang đầu tiên nhưng vô cùng quan
trọng, xác định một phương hướng và phương pháp tu tập rèn luyện nhân
cách trao dồi tình thương yêu và sự hiểu biết, làm cho phẩm hạnh đạo đức
của con người càng được nâng cao. Nhân tố con người được Đức Phật xác
lập thì vai trò gia đình, cộng đồng xã hội cũng từ nơi con người mà được
xây dựng tốt đẹp, hạnh phúc an vui. Người Phật tử là người áp dụng lời
Phật dạy trong đời sống, để có hạnh phúc cho mình và mọi người .
-- o0o --
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày:
05-10-2001
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục