|
Nhưng, tự do cũng có phạm vi của nó. Tự do của người này không làm ảnh hưởng đến tự do của người khác. Trong một tập thể một xã hội đều có những nguyên tắc, những qui định riêng ràng buộc chúng ta, nên tự do có thể đạt được một mức độ nào đó mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì tự dokhác với phóng túng, cho nên tự do cũng có giới hạn của riêng nó.
Khuynh hướng đòi hỏi tự do, thực ra chỉ là sự phản kháng giữa hai trạng thái chủ quan và khách quan. Ðộng lực phản kháng này hầu như là bản năng của sự sống, bao gồm cả động vật và thực vật; nếu đánh mất bản năng phản kháng này thì chắc chắn sẽ không thể sinh tồn được.
Giống như sự sinh trưởng của cỏ cây, sau khi chúng chống lại lực hấp dẫn của địa cầu mới có thể từ dưới đất vươn lên không trung mà phát triển. Ðộng lực tự cầu phát triển chính là một hình thức phản kháng đòi hỏi tự do.
Ðộng vật, không cần phải nói, các loài cầm thú được nuôi trong vườn động vật, quyết chắc là không do chúng tự nguyện đến ở. Từ những động vật hoang dã cho đến côn trùng, chúng đều có một bản năng tự cầu sinh hoạt và năng lực tự vệ để chống cự lại trong mọi hoàn cảnh. Thậm chí ngay cả gia súc, chúng cũng vì sự sinh tồn của mình mà phản kháng, tìm lẽ sống.
Nhân loại, đối với yêu cầu tự do so với các loài động vật khác thì mạnh mẽ hơn và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, nhờ có văn hóa và giáo dục, nên về phương diện biểu hiện đòi hỏi tự do, loài người không có lộ liễu như loài động vật. Nhưng, phẩm cấp của động vật càng cao thì sự đòi hỏi tự do càng lớn, văn hóa của nhân loại càng văn minh thì sự đòi hỏi tự do cũng càng phức tạp.
Sự tự do của giới sinh vật là chỉ mong được sinh tồn, sự tự do của giới động vật là chỉ mong được thỏa mãn việc ăn uống và sinh sản mà thôi. Ở loài người nguyên thủy, đại khái sự mong cầu nhiều hơn so với động vật bật cao. Nói chung, nhân loại ai cũng biết rằng bên cạnh đời sống vật chất còn có một cái quan trọng hơn đó chính là đời sống tinh thần, cho nên dần dần họ hướng tới một thời đại văn minh tiến bộ.
Khuynh hướng tự do của con người văn minh, là căn cứ vào việc thân thể được sinh tồn (ăn uống), nòi giống càng ngày càng tiếp tục phát triển (sinh sản), và tinh thần được yên ổn (sự gia hộ của thần linh), tất nhiên mong muốn cuối cùng là có được một tinh thần bất diệt. Cái gọi là tinh thần bất diệt ấy chính là điểm nương tựa, hy vọng cuối cùng của con người để rồi sau khi chết đi không còn phải hối hận, nuối tiếc. Một con người văn minh, họ sẽ nói rằng : “không có tự do thà chết đi còn hơn”. Tự do, đó chỉ là tự do của thân thể (sinh tồn) và của tinh thần (tư tưởng), nhưng chưa hẳn bao gồm cả tinh thần bất diệt. Mọi người mong cầutinh thần bất diệt, nhưng không phải ai cũng giống nhau. Song, yêu cầu này tất phải có, nếu ai không như vậy thì cuộc sống của họ sẽ bị tẻ nhạt, ảm đạm, hoang mang, vô vọng, không có lý tưởng, và không có niềm tin.
Ðương nhiên, đòi hỏi tinh thần bất diệt, chưa hẳn là yêu cầu của tín ngưỡng tôn giáo. Tỷ như các nhà học giả, họ không theo tôn giáo đôi khi lại bài xích tôn giáo, họ không tin vào thần thánh, thượng đế và các cõi trời, lại không tin sau khi chết còn có linh hồn. Họ chỉ cho rằng con người sau khi tạo phước, tinh thần của họ sẽ mãi mãi được ghi vào trong lịch sử sinh hoạt của nhân loại, vĩnh viễn dung hoà trong toàn bộ vũ trụ. Họ gọi đây là đem tiểu ngã hóa nhập vào đại ngã. Kỳ thật, họ là người từ vô minh đếncũng từ vô minh mà đi. Nhưng, với những tư tưởng yêu cầu tinh thần bất diệt này, bắt buộc mỗi cá nhân phải thường luôn xung phá (thời gian, không gian) hiện thực; để có thể đạt được giá trị tự do càng lớn càng lâu, đó là điều không thể phủ nhận. Cho nên, sự đòi hỏi ngày càng trở nên vô giới hạn. Ðây cũng thuộc một loại hình tín ngưỡng tôn giáo.
Tuy nhiên, khuynh hướng tự do rất phổ biến thích ứng với nhân loại, lại còn mong muốn có được cái linh hồn bất diệt (Phật giáo cho rằng không có linh hồn cố định, sự sanh tử của chúng sanh, tụ họp hay phân tán hoàn toàn do nghiệp lực dẫn dắt, vấn đề này xin tham khảo ở tiết hai mươi ba trong tác phẩm “Phật giáo chánh tín”: “Phật giáo tin rằng có linh hồn tồn tại hay không?”), ngay sau khi con người chết rồi cái ngã vẫn còn tồn tại, thân xác tuy tan rã nhưng linh hồn vẫn hiện hữu. Theo quan niệm của tín đồ Thần giáo, linh hồn được Thượng đế ân sủng và có thể sanh vào cõi trời của Thượng đế, hưởng thọ khoái lạc đời đời. Theo Phật giáo, nhục thể tuy tan rãnhưng những nghiệp thiện hay ác không bao giờ mất, nó sẽ dẫn dắt chúng ta tiếp thọ một giai đoạn khác trong quá trình sanh tử .
Vì vậy, bất luận sự sanh thiên của Thần giáo hay luân hồi sanh tử theo thiện ác của Phật giáo, tất cả đều do nhân loại mong cầu tinh thần bất diệt mà đưa ra những lời lẽ giải thích thuyết phục. Ðây cũng là con đường tất nhiên của tư tưởng giải thoát. Song, theo quan niệm của Phật giáo, nếu có “ngã” tồn tại, không luận là tiểu ngã hay đại ngã, lên trời hay xuống đất, phạm vi tự do ấy đều có giới hạn, cho nên không thể gọi là cứu cánh giải thoát. Con đường giải thoát của Phật giáo, mục đích là thoát khỏi quan niệm về “ngã” để có được tự tại hoàn toàn, tự do tuyệt đối.
Như phần trước đã nói, giải thoát chính là tự do. Cảnh giới tự do có rộng, hẹp, cao, thấp không đồng. Nhưng, hễ tự do có thứ lớp, có sai biệt thì đó không phải là tự do tuyệt đối, cứu cánh giải thoát, và cũng chẳng phải là giải thoát theo quan niệm của Phật giáo.
Vậy, tư tưởng giải thoát của Phật giáo như thế nào?
Ðương nhiên, tư tưởng giải thoát của Phật giáo không những không tách rời tự do có thứ lớp có sai biệt mà còn bao hàm cả nó, và lại còn phá vỡ cả nó. Ðó chính là sự giải phóng hoàn toàn, tự do tuyệt đối. Ðó là vô ngã.
Tư tưởng vô ngã, không chỉ Phật giáo mà có một số người cũng thực hành theo tinh tần “vô ngã” tương tự, nhưng vô ngã của họ vẫn không thoát khỏi quan niệm “ngã”, và vẫn còn có hy vọng bất diệt. Ðó là những trung thần nghĩa sĩ và những phụ nữ trinh liệt, tinh thần của họ khẳng khái hy sinh, quên đi bản thân mình, nhưng hành vi chủ quan đối với ảnh hưởng khách quan họ không bao giờ quên. Cho nên khảo sát một cách sâu sắc, đây không phải là tinh thần vô ngã, mà là sự khẳng định khuếch đại của “ngã”.
Do đó cũng có người nói, Phật giáo tuy giảng thuyết về vô ngã, nhưng trạng thái vô ngã ấy, thực ra là hình thức của cái ngã vẫn còn hết sức mãnh liệt. Ví như tu thiện thì mới có thể không đọa ác đạo, cố nhiên là do ta đã dự định trước; ngay cả giải thoát cũng vì giải thoát cho ta, dù hành Bồ-tát đạo cũng vì ta muốn thành Phật. Sau khi thành Phật không phải mọi cái hoàn toàn đều không. Chư Phật sau khi thành Phật còn có quốc độ, Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Thế nên, điều này chứng minh Phật giáo tuy giảng thuyết về vô ngã nhưng lại là sự cường liệt hóa quan niệm của ngã.
Trên thực tế, luận điệu này tưởng đúng nhưng lại sai. Vô ngã của Phật giáo quyết chắc rằng không như vô ngã thông thường mà người thế tục đã nói. Mặc dù trong Phật giáo có một số tư tưởng do hỗn tạp với tư tưởng Phạm thiên của Ấn Ðộ giáo mà mang sắc thái chơn ngã, nhưng tư tưởng căn bản của Phật giáo tuyệt đối vẫn là vô ngã. Tánh không1 của Phật giáo là một môn triết học sâu xa khó hiểu, khó lượng, thông qua cái lăng kính của tánh không, thì chúng ta sẽ chẳng tìm được một mảy may sắc thái của ngã. Theo quan niệm Bồ-tát đạo thì đòi hỏi phải coi trọng Tam luân thể không – nghĩa là đối với người làm, người nhận và sự vật đã làm đã nhận không tồn tại một chút tâm niệm công đức. Bởi vì, hành thiện cứu sanh là bổn phận của Bồ-tát, nếu không như vậy thìkhông phải là Bồ-tát. Nếu hành Bồ-tát đạo mà còn có quan niệm ngã, thì vị ấy chắc chắn không phải là Bồ-tát chơn chánh. Thật vậy, nền tảng cơ bản của Phật giáo là không tách rời khỏi nhân gia; cho nên, vô ngã của Phật giáo là từ hữu ngã của nhân gian mà thăng hoa. Nhân vìcon người thông thường, căn bản không dám nghĩ đến cảnh giới vô ngã, nếu như bảo cho họ biết đích xác một tí về cảnh giới giải thoát thì sẽ làm họ thối lui. “Ngã” có thể nói là nó đã ăn sâu vào từng chân tơ kẻ tóc trong tâm trí mọi người, nay đột nhiên nói vô ngã, họ liền rơi vào trạng thái lưỡng lự có hay không. Vì thế, phương pháp giáo hoá nhân gian của Phật giáo lại nói có ngã, giống như nói về quan niệm thiện ác nhơn quả. Ðây là lời giáo huấn mà Phật giáo rất coi trọng. Ðã nói thiện ác nhơn quả thì có quan niệm về ngã, nhưng tác dụng của lời giáo huấn này là mở con đường cho cảnh giới vô ngã. Sở dĩ làmác đều là do tính ích kỷ cá nhân nên trừ việc ác ra, cần phải bắt tay vào việc gây tạo thiện nghiệp. Thiện nghiệp làm càng nhiều thì hành vi lợi tha càng lớn, dần dần tâm lý vì lợi bản thân giảm đi một cách đáng kể. Ðến khi loại trừ hết tâm lý này rồi thì lẽ nào chẳng phải là vô ngã hay sao? Nếu ta chỉ loại trừ ác nghiệp và ác quả mà vẫn giữ lại thiện nghiệp và thiện quả, thì đó là biến tướng của tính vì cá nhân, cũng là công việc đầu tư sinh lợi, chỉ có thể đổi lấy phước báo nhân thiên ở kiếp sau, mà chẳng phải là bổn ý của Phật pháp, cũng không thể nào giải thoát được.
Mọi người đều nói bậc thánh nhân tiểu thừa là hàng tự lợi. Lời nói này không lầm, nhưng những vị ấy đều là người đã đạt đến trạng thái vô ngã. Nếu như còn có một niệm lợi ích cho bản thân mình thì họ không thể chứng được quả vị A-la-hán. Vì còn ngã thì còn phiền não, còn phiền não thì còn tạo nghiệp sanh tử, đã tạo nghiệp sanh tử thì sẽ bị chìm đắm lang thang, trong sa mạc hoang vu vô định của luân hồi sanh tử, không thể giải thoát. Sự giải thoát của các vị La-hán tiểu thừa, trên bản chất thì giống với sự giải thoát của Bồ-tát Thất địa2 (hay Bát địa) của đại thừa, thậm chí còn giống với sự giải thoát của Phật. Nhưng cảnh giới giải thoát Vô dư Niết-bàn3 đó gọi là tịch diệt4, thậm chíbị Phật giáo đại thừa công kích làm cho thân tàn trí kiệt. Bởi vì, đó là một trạng thái không tịch, cố nhiên nó không có hình thái vật chất nhưng cũng không hoàn toàn là tinh thần. Nó là tánh không, không phải có nhưng không phải không có. Ðấy là cảnh giới an lạc vô ngã.
Thực tế, vô ngã của tiểu thừa chỉ là Nhân vô ngã mà chưa phải là cảnh giới Pháp vô ngã. Hay nói cách khác, bậc thánh giả tiểu thừa khéo nương vào Phật pháp tu hành và triệt để buông bỏ các giới hạn đối lập giữa nhân-ngã, yêu-ghét, cũng có thể buông bỏ giới hạn đối lập giữa vật-ta, lấy-bỏ. Cho nên, có thể đang sống trên thế gian này mà vẫn đạt được sự giải thoát hoàn toàn, tuy đã đoạn trừ được chấp thủ tướng thế gian nhưng lại cho rằng bản thân của tất cả các pháp là thật có. Vì vậy, một khi chứng nhập cảnh giới giải thoát Vô dư Niết-bàn thì họ không muốn trở lại cõi đời này nữa. Còn về giải thoát của đại thừa, là ngay cả pháp thế gian và Phật pháp đều buông bỏ. Nếu khi buông bỏ hoàn toàn pháp thế gian thì đó chỉ là Giải thoát đạo của tiểu thừa, còn khi buông bỏ Giải thoát đạo của xuất thế gian thì mới thực sự là Bồ-tát đạo của đại thừa. Bồ-tát không nắm giữ pháp thế gian và giải thoát, gọi là Vô trụ xứ Niết-bàn5. Tuy không đắm trước yêu, ghét, lấy và bỏ của thế pháp, nhưng cũng không thể xa lìa mà phải nương vào thế pháp. Ðây là nội dung Bồ-tát đạo của Phật pháp, nó bao hàm cả Nhân thiên đạo và Giải thoát đạo. Nếu tách rời Nhân thiên đạo thì chỉ là Giải thoát đạo của tiểu thừa, nếu tách rời Giải thoát đạo thì chỉ là Nhân thiên đạo của phàm phu, không phải Bồ-tát đạo chân chánh. Bởi vì, Bồ-tát đạo không chấp trước thế gian, cũng không xa lìa thế gian, cho nên mới hoàn toàn vô ngã. Giải thoát là xả bỏ toàn bộ ngã chấp và pháp chấp; người nào sau khi xả bỏ rồi mới có tự do triệt để. Ðiều kiện tiên quyết là tuyệt đối phải khách quan thì mới có thể kiến thiết thế gian một cách vô điều kiện, và rộng độ chúng sanh một cách tích cực tột đỉnh. Do đó, người thực hành Bồ-tát đạo chân chánh thì không có một quan niệm công – lợi mong cầu thành Phật, giống như đại nguyện “địa ngục vị không thệ bất thành Phật” của Bồ-tát Ðịa Tạng. Con đường Bồ-tát đạo của ngài Phổ Hiền là vĩnh viễn thực hành mười Ðại nguyện vương; Văn Thù Sư Lợi là thầy của ba đời chư Phật. Các ngài vì muốn đem Phật pháp làm lợi ích thế gian, cứu độ chúng sanh, và vì chúng sanh đều có thể thành Phật mà hành Bồ-tát đạo, chứ không phải vì tự mình mong cầu thành Phật mà hành Bồ-tát đạo. Trong kinh, Phật có nói: Bồ-tát đạo là nhân tố để tiến đến Phật quả, đó là vì muốn tiếp dẫn hàng sơ tín phàm phu nên nói như vậy, nhưng đây cũng là chân lý xác thật. Bồ-tát thực hành Bồ-tát đạo, tuy không phải mong cầu thành Phật, song chư Phật thành Phật chắc chắn đều do nơi sự tu trì Bồ-taùt đạo mà được. Sự vĩ đại của Phật giáo là do thật chứng được pháp vô ngã, tức dù cho là chân lý tối thượng đến mấy cũng có thể hoàn toàn buông bỏ, không giống như Thần giáo và các phái triết học khác, họ luôn bám víu vào chân lý của mình không bao giờ rời bỏ. Nếu họ xa lìa chân lý ấy thì thành ra tinh thần của họ vất vưởng không nơi nương tựa. Cảnh giới tối cao của Phật giáo là xả bỏ tất cả mọi thứ, nhưng sau khi xả bỏ triệt để rồi, lại đứng dậy gánh vác một cách tuyệt đối (không phải chấp thủ): sau khi phủ định tất cả là y theo cái bản tánh vốn có mà khẳng định tuyệt đối lại.
Từ điểm này chúng ta có thể nhận thấy: các tín đồ Thần giáo, các triết học gia, họ là những người vô ngã tích cực, họ nỗ lực phát minh, truy cầu, hoằng dương và thực hành chân lý; nhưng nếu nhìn một cách sâu sắc tường tận thì họ đúng là những kẻ tự tư tiêu cực, họ đã bám víu vào sau khi cho đó là chân lý, vậy có ai bằng lòng khi xa lìa nó? Quan niệm tiểu ngã hóa nhập đại ngã của các nhà triết học là đánh mất đi tự do ý chí, đặc biệt là các tín đồ Thần giáo, họ luôn luôn cầu nguyện được sanh về cõi trời hưởng sự an lạc, đó đâu phải là một lý tưởng đời đời kiếp kiếp đem cái thân mình phục vụ lợi ích thế gian ?
Phật giáo, thoạt nhìn thì giống như tự tư tiêu cực, coi trọng việc chỉ cho mọi người biết rõ cách buông xả để được giải thoát, tìm cầu vượt thoát biển khổ bờ bên này đến bờ an lạc bên kia, điều này há chẳng phải là trốn tránh hiện thực hay sao ? Nhưng nếu quán sát cho tường tận thì chỉ có biết rõ sự tụ tán vô thường của thế pháp mới có thể thấu hiểu được sự hư huyễn không thật giữa vật-ta, bỉ-thử, vànhân đó mới có thểbuông xả tất cả ảo ảnh vọng chấp giữa ta-vật, bỉ-thử mà đạt được giải thoát hoàn toàn. Sau khi đã thoát khỏi sự trói buộc đối lập giữa yêu-ghét, lấy-bỏ, cho đến đối với cảnh giới giải thoát cũng cần phải cởi bỏ. Kết quả (của sự thấu rõ và buông xả) là tích cực tột đỉnh tịnh hoá thế gian và siêu thoát khỏi thời gian không gian (đại tự do) để rồi kiến thiết thế gian, cứu giúp thế gian. Ðây chính là bản sắc của Bồ-tát, cũng chính là tinh thần căn bản của Phật giáo. Vấn đề này tuy ngắn gọn nhưng thật là rõ ràng thâm áo, do bản văn giới hạn nên chỉ có thể trình bày đến ngay đây mà thôi.
Phật giáo xuất hiện, là do sự ứng hiện giáo hoá nhân gian của đức Thích Ca. Sự ứng hóa của Ngài có thể tổng quát trong một câu: “làm cho chúng sanh được giải thoát”.
Chúng ta biết rằng hoàn cảnh đản sanh của đức Thế tôn là ở trong vương cung, Ngài xuất gia là sau khi đã thọ hưởng đầy đủ những dục lạc trong chốn cung đình. Năm ấy, Ngài hai mươi chín tuổi. Vì sao Ngài lại xuất gia? Có lẽ mọi người đều biết là chỉ vì một chữ “khổ”. Cái khổ nhận thấy đầu tiên là khổ của sanh, lão, bệnh, tử; kế đến là cái khổ của kẻ mạnh hiếp kẻ yếu; khổ vì mong cầu sinh tồn; khổ vì sự yêu ghét trong quan hệ giữa người với người; là những nỗi khổ về sinh lý, khổ về tâm lý, khổ bên ngoài và bên trong... Vì để giải thoát những đau khổ này, Ngài đã kiên quyết dũng mãnh tìm con đường xuất gia. Ngài nghĩ rằng chỉ có đời sống xuất gia tu hành mới có thể thể ngộ được phương pháp diệt khổ. Cuối cùng, đức Thế tôn đã thành đạo và tìm ra phương pháp giải thoát thống khổ cho nhân sanh. Phương pháp này nếu diễn dịch thì nói không cùng tận, nhưng qui nạp lại thì có thể nói tóm gọn trong bốn chữ “duyên sanh tánh không”6 mà thôi!
Duyên sanh tánh không, có thể dùng hai câu nói này để thuyết minh :
“Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyếttức thị không”.
(Trung Quán Luận)
Tạm dịch:
“Các pháp do duyên sanh,
Ta nói tức là không”.
Cũng chính là nói, phàm có sự vật hiện tượng nào mà nương vào các yếu tố để được sinh ra, thì cái thể tánh vốn có của nó đều là giả có, đều là không. Như vậy thử hỏi :từ vũ trụ đến nhân sanh, vạn sự vạn vật được sinh ra, có một thứ gì mà không nương vào sựï tụ tán của các yếu tố mà xuất hiện? Vì vậy, duyên sanh tánh không mới là chân lý cứu cánh.
Duyên sanh tánh không lại có thể dùng bốn câu để giải thích :
“Thử hữu cố bỉ hữu
Thử vô cố bỉ vô,
Thử sanh cố bỉ sanh
Thử diệt cố bỉ diệt.”
(Kinh A-hàm)
Tạm dịch :
“Cái này có nên cái kia có
Cái này không nên cái kia không,
Cái này sanh nên cái kia sanh
Cái này diệt nên cái kia diệt”.
Ý nghĩa của bốn câu này, là nói tất cả sự vật hiện tượng trong thế gian, bất luận là thành, trụ, hoại, không của vật lý, hoặc sanh, lão, bệnh, tử của sinh lý, hoặc sanh, trụ, dị, diệt của tâm lý; bất luận tự nhiên hay nhân tạo, phàm có thể trở thành một hiện tượng, thì đều do ở nơi các nhaân duyên (quan hệ) tất yếu tụ tập mà thành lập. Cho nên nói “đây có (quan hệ) nên kia cũng có (hiện tượng)”; lại do ở nơi các nhân duyên (quan hệ) tất yếu giải tán mà tiêu mất, nên nói “đây không (quan hệ) nên kia cũng không (hiện tượng).”
Tất cả sự vật từ vũ trụ đến nhân sanh, không có một thứ gì vĩnh hằng bất diệt, vì thế cũng không có một thứ gì đáng nương tựa để tham luyến. Thống khổ của con người là do không hiểu rõ đạo lý duyên sanh tánh không mà có ! Việc tốt lành chưa đến thì mong muốn có được, khi đã có được thì lại sợ mất, điều bất hạnh đến thì sợ nó lâu dài, mà chưa đến lại sợ nó sẽ đến. Người đối với người cũng thái độ ấp ủ như vậy. Vì sao? Bởi vì không nhận rõ bản lai diện mục của sự vật và bản lai diện mục của chính mình nên cái “ngã” ở bên trong nó đối lập với tất cả toàn bộ cảnh giới bên ngoài mà khởi dậy. Vì một cái bản “ngã” này mà “ta” cố sống cố chết ra sức giữ gìn nó, xem nó như của ta, ta có thể yêu, ta ghét, ta muốn v.v...; tóm lại là ta làm trâu ngựa và nô lệ hầu hạ phục tùng cho nó. Ðây chính là nơi tụ hội của tất cả sự phân tranh, tội ác, phiền não và thống khổ. Vì vậy, “đây (ngã) sanh nên kia (khổ) sanh”, gọi là “thuần đại khổ tụ tập”. Có thể thấy, bất luận tự mình cảm thọ thống khổ hoặc khiến người khác cảm thọ thống khổ, đều là do ma đưa lối quỷ dẫn đường của cái “ngã” mà ra. Nếu từ danh lợi quyền lực cùng với vật-ta ở trong thân tâm, nhìn rõ đạo lý duyên sanh tánh không, biết được tất cả là giả có, tạm có, do huyễn mà có, do hư vọng mà có, thì nhận thức nó một cách thật sự như thế nào? Cần phải biết rằng, nếu nhìn chúng từ trên thể tánh do duyên sanh mà không, nhìn từ trên hiện tượng lại là thật có, thì những cái thật có này cố nhiên do quan niệm (hiện tiền) của “ta” mà tồn tại, và do việc tạo nghiệp (trước kia) của “ta” mà cảm nhận. Vì vậy, từ quá khứ đến hiện tại, tất cả thống khổ đều do “ta” tự tác tự thọ. Nếu nhìn rõ tánh không đoạn diệt sự chấp “ngã”, đó chính là vô ngã, là giải thoát, chính là “đây (ngã) diệt nên kia (khổ) diệt”, gọi là “Thuần đại khổ tụ diệt”. Vì vậy, có thể thấy rằng, con đường giải thoát của Phật giáo chính là con đường diệt khổ. Nhưng với lý luận trên thì khó thích ứng trong quần chúng bình dân. Cho nên, căn cứ theo nguyên tắc diệt khổ này, khi còn tại thế, đức Thế tôn đã vận dụng, linh hoạt giáo hóa khắp nơi; tùy theo từng trường hợp, từng đối tượng, Ngài phân biệt rõ ràng. Ngài dùng các phương ngôn (tuỳ theo từng địa phương mà Ngài dùng ngôn ngữ địa phương ấy), lấy các thí dụ,chỉ bày những điểm bất đồng. Ðối với những đệ tử xuất gia thì Ngài nhấn mạnh cái căn bản của Giải thoát đạo là phải xuất thế; đối với những đệ tử có tuệ lực thâm sâu thì Ngài nói phương pháp nhập thế cứu thế của Bồ-tát đạo; đối với những người bình thường thì Ngài nói Nhân thiên đạo sống an ổn hoà hợp giữa thế gian, rồi lấy Nhân thiên đạo làm cơ sở để tiến đến Bồ-tát đạo nhập thế giải thoát. Do đó, nội dung của kinh Phật có rất nhiều sai biệt, có khi nói xuất thế, có khi nói nhập thế; có khi nói về phương pháp trị quốc cho quốc vương đại thần, hay trách nhiệm nghĩa vụ của cha mẹ, con cái hoặc nói về phục vụ xã hội, kinh tế gia đình; có khi đối tượng thuyết pháp là đàn ông, có khi là phụ nữ v.v... Nhưng đều có một nguyên tắc, đó là phổ biếnchánh pháp (phương pháp sống) được lưu xuất từ lòng bi mẫn và trí tuệ của đức Phật, khiến giảm bớt đi nỗi thống khổ cho nhân gian do nơi tà kiến ngu si phát sinh, tạo thành xã hội nhân gian thịnh vượng, an ninh, giàu có, êm ấm và vui vẻ. Ðây là con đường giải thoát của Phật giáo. Bởi vì, Phật giáo hy vọng tất cả mọi người đều xuất ly sanh tử; nhưng việc giải thoát chúng sanh trước mắt còn chưa độ tận , nên vẫn còn trở lại trong sanh tử để hóa độ chúng sanh. Vì thế, sau khi thành đạo, mặc dù đã giải thoát nhưng đức Thế tôn vẫn đem cái mình đã chứng nghiệm được giáo hóa nhân gian. Song, đây chỉ là nguyên tắc và mục đích giải thoát, chứ chưa phải là phương pháp giải thoát.
Nguyên tắc giải thoát là tánh không, mục đích giải thoát là vô ngã7. Còn như muốn chứng nghiệm cảnh giới giải thoát một cách thực tế chính xác, tuyệt đối không phải việc chỉ lý luận suông trên sách vở, hay nói ra đạo lý thì có thể làm được. Bởi vì, lý luận là một việc, thật chứng lại là một việc. Giống như một bộ lịch sử, tuy ghi chép lại những trạng huống sự vật ở thời cổ đại, nhưng những gì được ghi chép không hẳn hoàn toàn giống với trạng huống sự vật lúc ấy; cũng như danh từ “nước Mỹ”, ý nói nước Mỹ là một quốc gia, nhưng danh từ này chỉ là danh ngôn mà thôi, chứ không phải là một quốc gia. Cho nên, bàn về giải thoát thì không khó, nhưng muốn thực chứùng được giải thoát mới thực sự là khó. Vì thế có một số người cứ dựa vào đạo lý nói thao thao bất tuyệt, mà hành vi thân tâm của họ lại trái ngược với những gì họ nói bên ngoài. Ðó chỉ là những lý luận buôn bán tri thức chứ không có chứng nghiệm thực tế – những điều tâm đắc hoặc hiệu quả do gặt hái từ thực tiễn mà có.
Như vậy, phương pháp giải thoát của Phật giáo, cần phải chứng nghiệm như thế nào ?
Theo Phật giáo, thực hiện phương pháp Giải thoát đạo gọi là “tu trì”. Phật giáo tuyệt đối rất coi trọng việc tu trì, nếu như không thực hiện công phu tu trì thì không thể thật chứng được cảnh giới giải thoát. Nếu không thật chứng được cảnh giới giải thoát, thì rốt cuộc bị trầm luân trong cảnh giới sanh tử mà không thể tự chủ; người nào không có tự chủ trong vòng xoáy của sanh tử rồi, thì dù cho học Phật, dù cho xuất gia, dù cho tự mình hành Bồ-tát đạo, cũng chỉ gieo trồng một ít chủng tử giải thoát để chờ đợi thời cơ chín muồi ở vị lai, mà thân phận hiện tiền xét đến cùng vẫn là phàm phu. Ðã là phàm phu thì không phải Bồ-tát chân chánh, tuy hành Bồ-tát đạo nhưng cũng chỉ thuộc hạnh nghiệp nhân-thiên. Cho nên, đại sư Thái Hư nói: “Không lên tổ vị thì không thể hoằng dương đại thừa một cách chân chánh “. Tổ vị nghĩa là địa vị lục căn thanh tịnh, là người sắp dự vào sơ địa Bồ-tát. Do đó có thể thấy, chúng ta là người học Phật nếu không coi trọng việc tu trì, không cầu giải thoát, chỉ lo thu thập một số ngôn ngữ văn cú của các bậc cổ thánh tiên hiền, làm cái vốn khoe khoang, thì chẳng có lợi ích, và chẳng có ý nghĩa gì cả.
Nói đến phương pháp tu trì Giải thoát đạo thì có rất nhiều. Như trong kinh Hoa nghiêm, mỗi vị Bồ-tát đều có phương pháp giải thoát riêng. Những bậc đại Bồ-tát như Văn Thù và Phổ Hiền đều có vô lượng vô số pháp môn.
Nhưng, việc tu trì giải thoát đạo có một nguyên tắc rất quan trọng, đó chính là phải đi qua ba cánh cửa lớn : giới, định và tuệ. Ði qua ba cánh cửa lớn này thì mới có thể tiến vào cảnh giới giải thoát, không còn bị sanh tử trói buộc. Cho nên, ba cánh cửa này còn được gọi là “Tam vô lậu học”. Lậu là phiền não sanh tử, là lổ hỏng rò rỉ nước của con thuyền giải thoát.
Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu về cách tu trì của Tam vô lậu học.
Ðịnh nghĩa của Giới là không được làm những việc không nên làm và nên làm những việc không thể không làm. Tóm lại, đó chính là nội dung bài kệ thường răn dạy của bảy vị Phật trong đời quá khứ :
“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo”.
Dịch nghĩa :
“Không làm các việc ác
Hãy làm các việc lành,
Giữtâm ý trong sạch
Là lời chư Phật dạy”.
Tuy là câu kệ của bảy vị Phật thuộc đời quá khứ nhưng rất thông dụng trong giới luật cho hàng đệ tử hiện tại. Nếu chúng ta làm đúng theo yêu cầu này thì đó là tiêu chuẩn cho một vị Phật tử thanh tịnh. Trên thực tế, điều này một đứa bé ba tuổicó thể nói được, nhưng ngược lại người già tám mươi tuổi không dễ dàng gì làm được. Trong cái giản đơn nó chứa đựng một yêu cầu nghiêm khắc, hàng phàm phu đâu có thể hoàn toàn làm được!
Vì vậy, trong lời giáo huấn của đức Thế tôn, giớiđược phân chia có tầng thứ đẳng cấp. Ðó là những giới thông tục như Ngũ giới, Thập thiện, bán thông tục như Bát giới; còn Sa-di giới và Cụ túc giới là giới của hàng xuất gia, đến Bồ-tát giới là giới nhập thế cứu thế. Nội dung của những giới này, do khuôn khổ bản văn có hạn nên không thể rộng bàn giới thiệu. Nếu ai muốn tìm hiểu thêm thì xin xem tác phẩm “Giới luật học cương yếu”. Ở đây chỉ có thể giới thiệu những giới thông tục như Ngũ giới, Thập thiện. Trên thực tế, Ngũ giới và Thập thiện là cơ sở của tất cả giới. Khéo tu trì Ngũ giới, Thập thiện thì các giới khác cũng rất dễ dàng thực hiện. Ở Ngũ giới và Thập thịên thì Ngũ giới, nó nội hàm trong Thập thiện; nói rõ Thập thiện cũng chính là nói rõ Ngũ giới. Nội dung của Thập thiện phân ra. Làm ba loại :
I. Thân nghiệp có ba :
1.Không sát sanh.
2.Không trộm cắp.
3.Không tà dâm.
II. Khẩu nghiệp có bốn :
1.Không được nói dối.
2.Không nói hai lưỡi.
3.Không nói lời thô ác.
4.Không nói lời ỷ ngữ.
III. Ý nghiệp có ba:
1.Không tham dục.
2.Không sân giận
3.Không tà kiến
Khéo giữ gìn mười điều thiện này thì được gọi là ba nghiệp thanh tịnh. Nếu ba thứ hành vi của thân, khẩu, ý buông lung vô độ, không được thanh tịnh thì không cần nói đến tu trì giải thoát, ngay cả một nhân cách tối thiểu cũng không có được. Vì vậy, các pháp môn tu trì của Phật giáo đều lấy trì giới làm cơ sở. Nếu không thể giữ gìn thanh tịnh thì điều đó không quan hệ gì lắm, cố gắng gìn giữ lâu ngày dần dần trở thành tập quán thì tự nhiên sẽ thanh tịnh. Nếu sợ trì giới, liền không trì giới, cho đến phản đối việc trì giới thì đó là điều bất hạnh vậy.
Ở trong Thập thiện, loại ý nghiệp thay giới uống rượu, hai loại thân; khẩu nghiệp thay bốn giới: sát, đạo, dâm, vọng, thuộc phạm vi Ngũ giới. Phạm giới là khi hành vi được thực hiện hoàn thành, còn chỉ có ý niệm phạm giới thôi thì chưa thật sự thành tội. Nhưng trong Thập thiện, ý nghiệp là chủ tể có sức mạnh rất lớn. Do vậy, tinh thần trì giới của Phật giáo coi trọng sự phát ý nội tâm mà không coi trọng lắm đến sự tinh khiết của thân thể; ví như bị người cưỡng dâm mà không thọ lạc thì không phạm dâm giới. Ðặc biệt nhất là tà kiến, nó là kẻ đầu sỏ gây ra tội lỗi và tai họa phá hoại mười điều thiện. Tà kiến là gì ? Chính là không tin thiện ác nhân quả. Nếu người không tin thiện ác nhân quả thì họ không thể học Phật; không tin nhân quả chưa hẳn là người ác, thậm chí có thể là người thiện, nhưng người ác lớn nhất chắc chắn là người không tin thiện ác nhân quả. Không tin nhân quả thì họ không nghĩ đến vấn đề nghiệp báo ở vị lai. Vấn đề nghiệp báo tuy thuộc phạm vi công lợi bình thường, nhưng nó vẫn tồn tại và có tác dụng ức chế tội ác, khuyến khích hành thiện. Một khi đã không chấp nhận nghiệp báo rồi thì họ là người cường gian đại ác, bất kể việc ác gì họ cũng làm. Vì vậy, chỉ có người thâm tín nhân quả mới có thể trì giới thanh tịnh, thân tâm yên ổn.
Trì giới thanh tịnh, tâm thái bình ổn rồi, sau đó mới nói đến công phu học Ðịnh. Cho nên, đại sư Thái Hư nói: “Giới là “suối nguồn” chung cho cả tam thừa”. Tin Phật, học Phật nếu coi thường việc giữ giới thì họ không phải là người học Phật, dù cho trì chú tập định có thể cảm thông quỷ thần, thìđó cũng chỉ là bàng môn tả đạo mà thôi. (xin xem tác phẩm “Giới luật học cương yếu”).
Ðịnh là thiền định. Nếu nói Giới là bỏ ác hành thiện thì Ðịnh là thu nhiếp tán tâm. Vì thế, thiền định được gọi là thiền na (tịnh lự hoặc tư duy tu) hay tam muội (đẳng trì). Tóm lại, nếu trạng thái của tâm không tán loạn mà trụ vào một cảnh thì gọi là thiền định.
Tu trì định, có thể nói đó là yêu cầu chung cho tất cả tôn giáo. Về phương diện thân tâm,nếu muốn đạt được lợi ích thiết thực của tôn giáo thì cũng chỉ có tu tập thiền định là phương pháp tốt nhất. Các tôn giáo ở Ấn Ðộ – Phật giáo gọi họ là ngoại đạo, họ đều có kinh nghiệm thiền định. Căn cứ vào sự ghi chép trong kinh Phật, có rất nhiều vị ngoại đạo ở Ấn Ðộ chứng đắc được định cảnh rất cao, có thể đạt đến Tứ không xứ định8 của Vô sắc giới. Ðại sư Thái Hư từng nói: “Trong các sách ở Trung Quốc ghi chép, cho rằng chỉ có Lão tử là đạt tới cảnh giới này.” (Phật học khái luận). Tín đồ Cơ đốc giáo ở phương Tây, tuy không có phương pháp ngồi thiền, nhưng trong sự cầu nguyện cúng tế của họ thường thường có kinh nghiệm thần bí; đó cũng được coi là một thứ thiền định. Vì thế có người nói: tín đồ Phật giáo tách rời khỏi thiền định, hoặc tín đồ Cơ đốc giáo tách rời sự cầu nguyện, thì sẽ không đạt được lợi ích thực tiễn của tôn giáo. Ðây tuy chưa hẳn là chơn lý tuyệt đối, nhưng cũng không phải không có đạo lý để nói được. Do vậy có thể thấy, thiền định là tính trọng yếu có giá trị đối với tôn giáo.
Bởi vì tác dụng của thiền đinh, về phương diện tiêu cực, nó có thể ức chế sự phóng khởi mông lung của ngã chấp ngã dục; về phương diện tích cực thì lại có thể tự do mở rộng chân trời đời sống tinh thần của chúng ta. Thiền định là thu nhiếp tán tâm, cho nên không chỉ có thể ngăn chặn sự ham muốn vật dục mà nó còn bài trừ dục niệm tiến đến trạng thái vô dục. Sự thật, tu tập được thiền định cũng cần phải sau khi ly dục. Vì vậy, trong ba cõi (Dục, Sắc và Vô sắc), cõi trời Dục giới là cõi trời của phước báo nhưng không phải là cõi trời của thiền định; cõi trời Sắc giới sau khi ly dục mới bắt đầu là cõi trời thiền. Cho nên, nếu muốn chứng đắc vô ngã thì trước hết cần phải ly dục, nếu muốn ly dục thì tốt nhất là tu định; lĩnh vực tinh thần sau khi ly dục tự nhiên sẽ trở thành một lĩnh vực tự do.
Nhưng, cảnh giới thiền định có rất nhiều. Thông thường nói định có chín bậc, từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền của Sắc giới định, vượt qua Tứ không xứ định của Vô sắc giới, tiến sâu vào Diệt thọ tưởng định (Diệt tận định), thì mới là cảnh giới giải thoát, mới là cảnh giới A-la-hán. Bởi vì, hàng ngoại đạo chỉ biết tu định mà không biết tánh không vô ngã; cho nên, mặc dù đạt đến định thứ tám, tất cả vật chất và vọng niệm đều không nhưng bản ngã vẫn còn, vì thế không thoát khỏi sanh tử trong ba cõi; một khi định lực của họ bị thối thất thì lúc xuất định, họ liền trở lại chìm đắm trong dòng nước xoáy sanh tử.
Tu thiền định không phải là việc giản đơn. Nếu tri kiến bất chính, vọng niệm xen tạp giống như người vì muốn cầu sanh lên cõi trời mà tu thiền định, ở họ có kèm theo cảm tình tín ngưỡng, chán cõi trần, thích cõi trời, thì với định lực ấy chỉ có thể khiến họ sanh thiên, đắm luyến vào cái vui thiền định mà không có hy vọng giải thoát sanh tử. Cho nên, đây không phải là điều mà Phật giáo mong muốn. Thông thường gọi “trước ma” là giống như loại dưới đây cho rằng nó thường dựa vào huyễn cảnh cho là thần tích, cho là đã chứng quả. Bởi lẽ, trong định có khả năng xuất hiện hai hiện tượng huyễn cảnh và định cảnh. Nhưng huyễn cảnh và định cảnh không đồng, từ trong vọng niệm bất tịnh phát sanh là huyễn cảnh, hiện tượng này thường xuất hiện ở người có hệ thống thần kinh không bình thường. Huyễn cảnh mà họ đã thấy là cảnh vật tương đồng với những gì họ suy nghĩ hằng ngày, chỉ có điều là tăng thêm sự kỳ diệu mà thôi. Kỳ thật, nó đã phản ánh đúng với tâm vọng niệm của họ. Lúc chưa tập định, tâm thái tán loạn rất khó phát hiện; mỗi khi tâm có một tí tĩnh lặng, vọng niệm vi tế liền lợi dụng thời cơ hiển hiện; lúc này tâm thái thiếu sự phản tỉnh sẽ cho rằng đó là một cảnh giới của thần tiên. Nó rất nguy hiểm. Nếu không được hướng dẫn và uốn nắn chính xác thì họ sẽ dễ dàng bị rơi vào tình trạng thần kinh căng thẳng, dẫn đến tinh thần không được ổn định hoang mang. Rơi vào trường hợp như thế thì thật là điều rất bất hạnh!
Còn về định cảnh, đó là lúc tâm niệm tập trung vào một điểm, phổ hóa thành một nửa, khuếch đại thành một vòng tròn, tâm lực tập trung không tán loạn, dung hoà ngoại cảnh trở thành nội cảnh của tự tâm. Cho nên tuỳ theo định lực sâu cạn, có thể làm cho tâm lực và khuếch đại và nguồn cảm ứng mở rộng ra, trong quá trình đó chính là định cảnh. Thần thông, là từ định lực hoá hiện, là tác dụng của lực cảm ứng. Nhưng định cảnh không thể phân biệt, chỉ có thểù thể hội chứ không nói ra được, dù cho có nói ra thì chỉ là biến dạng, nếu không thì cũng là huyễn cảnh. Nếu định cảnh mà có hiện tượng tác dụng,thì chắc chắn đó là thần thông do định lực phát sanh. Phương pháp tu định có rất nhiều, nhưng qui nạp lại thì không ngoài sự tu tập nhịp nhàng cân đối giữa “chỉ” và “quán”. Kết quả của “chỉ” là tâm tĩnh lặng, tâm yên ổn, “quán” là căn cứ vào yêu cầu của “chỉ” mà tư duy. Nếu tu “chỉ” mà không tu “quán” thì sẽ rơi vào trạng thái mông lung dễ bị hôn trầm, nếu tu “quán” mà không tu “chỉ” thì cũng dễ bị rơi vào trạng thái tán tâm phân biệt. Vì thế cần phải chủ trương “chỉ quán quân bình”, mới có thể phát sanh hoạt dụng của thiền và tiến nhập cảnh giới của định.
Thiền lâm Trung Quốc có một câu: “Niệm Phật thị thùy ? ” (ai là người niệm Phật?), đây là công phu nhập môn thiền định thông thường. Công phu định, cố nhiên cần có phương pháp tĩnh tọa làm cơ sở, nhưng chứng nhập định cảnh không nhất thiết phải hoàn toàn dựa vào tĩnh tọa. Thế nên không gọi là tọa thiền mà gọi là tham thiền, vì chữ “tham” chính là công phu “quán”. Tham “niệm Phật thị thùy?” chính là quán “niệm Phật thị thùy ?”. Cho nên, nơi tu trì của tông Thiên Thai không gọi là Thiền đường mà gọi là Quán Ðường; tên chùa Quán Tông ở Chiết Giang (Trung Quốc) là một điển hình. Niệm Phật là cách dùng tâm niệm. Vậy ai dụng tâm? Ta niệm Phật đương nhiên là niệm tại tâm của ta, bước quyết định vô cùng quan trọng là ở cái “ta” này. Từ cái “ta” này mà nói thẳng vào vấn đề trọng yếu, hỏi: “Ta ở đâu? Nhục thể tứ chi là ta? Ngũ tạng lục phủ là ta? Hơi thở là ta? Tinh thần là ta? Rồi tiếp tục tìm kiếm, bản thể rốt cùng của ta ở đâu. Tìm đến tận cùng dứt đường bí nẻo, rốt cuộc không thể tìm được, khi đã không tìm được rồi thì vọng tâm liền ngưng bặt. Một khi tâm vọng niệm tĩnh lặng thì thân tâm yên ổn, an lạc, không xa định cảnh bao nhiêu. Nhưng thông thường, tâm tĩnh lặng chưa hẳn là đã nhập định, nếu công phu không xuyên suốt, tâm phân biệt tán loạn dừng nghỉ, dần dần rơi vào trạng thái hôn trầm, thì đó không phải là định mà là khô héo, là sầu muộn. Ðịnh không phải hôn trầm, mà định là siêng năng không biếng nhác giữ gìn tâm cảnh trong sáng vắng lặng. Do đó, sau khi tâm vọng niệm dừng lại rồi, như biết hôn trầm đến, ngay lập tức khởi quán chiếu tư duy: “niệm Phật thị thùy?” liên tục không dứt, khi công phu thuần thục thì tự nhiên sẽ nhập vào định tâm.
Lại có một câu công án của lục tổ Huệ Năng thuộc Thiền Tông Trung Quốc. Khi dạy Huệ Minh tham thiền, Ngài hỏi: “Khi không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính ngay lúc đó, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?”. Ðây cũng chính là nói: tâm cảnh của bạn khi không nghĩ thiện, không nghĩ ác, lúc đó tự tánh bản thể hiển hiện. Thử hỏi, chúng ta xa lìa tất cả tâm niệm tư duy thiện ác, đó chẳng phải là một định cảnh trong sáng vắng lặng hay sao? Ðó cũng là sự hiển hiện một cảnh giới vô ngã. Vì vậy, Thiền tông dạy người tham thiền, lại có một câu minh huấn “lìa tâm, ý, thức tham” không nương tâm thể, không mượn ý tư, không dùng thức biện, chính ngay lúc đó còn có một sự vật gì hiện hữu trong não chúng ta? Ðây đều là những phương pháp đốn ngộ, là phương pháp trực hạ chỉ quy, so với phương pháp chỉ quán quân bình, nó trực tiếp và cao thâm hơn. Ðối với người bình thường, trong thời gian ngắn e rằng không thực hành theo được. Cho nên, dùng phương pháp chỉ – quán tương đối an toàn hơn.
Phương pháp thiền quán còn có rất nhiều. Căn cứ theo sự phân loại của thiền sư Tông Mật (780-841) đời Ðường gồm có năm loại:
1-Ngoại đạo thiền.
2-Phàm phu thiền.
3-Tiểu thừa thiền.
4-Ðại thừa thiền.
5-Như lai thiền.
Nội dung của thiền quán, bản văn không thể giới thiệu đầy đủ, chỉ có thể nêu ra đại khái mà thôi. Thiền tông Trung Quốc tu theo phương pháp Như lai thiền, đây là một loại công phu thiền định biến hóa vô cùng sinh động, dung hòa trong cuộc sống thực tế. Cho nên, trong kinh có nói: “Như lai thường ở trong định, không có lúc nào mà không định”. Các thiền sư Trung Quốc thì nói: “Ðói đến thì ăn, mệt ngủ liền” đều là sự biểu hiện củathiền định vậy. Lại có thể dùng phương pháp tiểu thừa thiền để buông bỏ mọi việc (phương pháp khô tọa9), làm cho toàn bộ đời sống ngày càng khởi sắc. Nhưng, phương pháp Như lai thiền cũng có sự trở ngại. Bởi vì, phương pháp này cùng với cuộc sống sinh hoạt thực tế trở thành một. Nếu không phải người có căn cơ tối thượng thì không bắt kịp. Thử hỏi có mấy ai tâm luôn được “thường tại định?”. Ðịnh là sự thu nhiếp tán tâm, không bị tác động của ngoại cảnh, vậy ai có thể được như thế? Thấy sắc, ngửi hương, nghe âm thanh cho đến xúc chạm v.v... không một chút động tâm hay sao? Công phu này rất khó tu dưỡng, nếu chỉ dùng mấy câu công án của Thiền tông gảy ở “đầu môi chót lưỡi”, thì đâu có thể được coi là tu thiền? Do đó, phương pháp tu định an toàn vẫn là bắt đầu từ phương diện tĩnh tọa và chỉ – quán.
Tĩnh tọa chưa hẳn là tu định. Tu định, tốt nhất là mời người có kinh nghiệm tu dưỡng thiền định trực tiếp trao truyền, nếu không thì rất dễ sai lạc. Tỷ như phép quán bất tịnh, phép quán từ bi, phép quán nhân duyên, phép quán uẩn xứ giới, phép quán sổ tức, đây là Ngũ đình tâm quán của tiểu thừa, đặc biệt là phép quán bất tịnh và quán sổ tức rất được coi trọng. Những pháp quán này ở các nước theo Nam truyền như Thái Lan ... và AÂu Mỹ hiện tại, đều có các vị thầy hướng dẫn tu tập, còn học trên sách vở thì không đáng tin cậy.
Nhưng người tu định tốt nhất trước hết là bắt đầu từ phương pháp tĩnh tọa. Tĩnh tọa, có mấy vấn đề cần chú ý sau đây: Thứ nhất, cần có một khung cảnh vắng lặng. Thứ hai, cần có một tâm cảnh bình tĩnh. Thứ ba, cần có một tư thế ngồi yên ổn thoải mái.
Bất luận ngồi bán già, kiết già hay là hai chân tréo nhau (cạnh bàn chân phải và chân trái chạm đất), trọng tâm chủ yếu là để thân thể cân bằng giữ gìn không lay động. Nếu người tuổi cao không ngồi kiết già hay bán già được thì có thể ngồi một nơi cao đưa hai chân xuống đất; nhưng cách đó không thể ngồi lâu được, một là thường thay đổi, hai là do huyết dịch tuần hoàn bị ách tắc mà dẫn đến khiến chân phát sanh hậu quả không tốt. Còn cách nhìn của hai con mắt, tốt nhất cần tập trung vào một điểm cách chỗ ngồi khoảng hai hoặc ba thước, không chú ý nó, cũng không rời nó, bằng không thì dễ bị hôn trầm hay tán tâm; nếutầm nhìn của mắt không thích hợp thì có thể tạm thời nhắm mắt lại và chỉ hé một tí thôi.
Nếu không có thiền sư sáng suốt hướng dẫn thì dựa vào phương pháp chỉ – quán nói trên mà luyện tập cũng được. Nhưng cần chú y, là dù thế nào cũng không nên hy vọng mong cầu đạt được cảnh giới thần tiên gì từ công phu tu định; nếu trước khi tu mà còn tạp niệm nào đó thì sau khi tu trì chắc chắn sẽ gặp chuyện không may. Nếu không còn tạp niệm nhưng khi có huyễn cảnh xuất hiện thì cần phải đề cao cảnh giác, ngay lập tức hồi tâm phản chiếu quán sát ta đang ở đâu? Khita không tìm kiếm được, thì huyễn cảnh tự tiêu mất; hoặc huyễn cảnh xuất hiện các thứ làm cho ta vui hay sợ, cứ bỏ lơ mặc kệ nó, cho rằng thấy quái mà không quái, thì cái quái tự mất, nhất thiết đừng cho là linh nghiệm, cũng đừng xem là ma chướng.
Có một số người không có thói quen tĩnh tọa, tâm tán ý loạn, khó định tĩnh thì có thể tu các pháp môn lễ bái, tụng kinh, sám hối, trì niệm danh hiệu Phật v.v... Nương vào tha lực của Phật và Bồ-tát, dìu dắt làm cho mình đầy đủ tự lực, có thể lựa chọn một pháp môn hoặc một vài pháp môn có cùng tính chất. Ví như tu tịnh độ thì đảnh lễ và niệm danh hiệu Phật A Di Ðà, tụng kinh tịnh độ, quán các thứ trang nghiêm của cõi tịnh độ. Chỉ cần có lòng tha thiết, nhất tâm toàn ý tu trì liên tục, thì dần dần lâu ngày sẽ tiến vào cảnh giới tốt đẹp. Hay nói rõ hơn, đây cũng là pháp mônphương tiện tu định, phương pháp này đặt tịnh trong động. Tỷ như pháp môn niệm Phật trong kinh Di Ðà cũng là để đạt được nhất tâm bất loạn. Ðây chính là một loại của định. Trong sự tu trì, việc tối quan trọng là tín tâm, kính tâm, quyết tâm và hằng tâm (tâm miệt mài). Tín là quyết chí không thay đổi, kính là thành kính quy mạng, hành là dũng mãnh tiến lên, tu là siêng năng không biếng nhác. Không nên thay đổi, không nên hấp tấp mong muốn có hiệu quả nhanh chóng. Mỗi ngày nên định thời, định số tu trì, bình tâm tĩnh khí mà tu trì, lâu ngày dài tháng tất nhiên sẽ có kết quả. Nếu tu lâu mà khôngcó kết quả thì đólà do công phu không thuần, chứ không phải pháp của Phật không nghiệm. Ngay đây tôi nhân tiện nói tới khóa tụng thông thường của các tự viện thật sự đáng nghiên cứu lại. Vì trong các buổi lễ khóa tụng này, nó chỉ có hình thức xướng niệm mà không có phương pháp huân đúc tu dưỡng nội tâm. Thật rất cần sự thay đổi!
C. TU TUỆ
Tuệ nghĩa là sáng suốt sâu xa. Mục đích tu trì của Phật giáo là mong cầu giải thoát, nếu chỉ tu Giới, Ðịnh mà không tu Trí tuệ thì không thể giải thoát. Tác dụng của Giới giống như thuốc trị bệnh, tác dụng của Ðịnh giống như liều thuốc bổ điều phục cơ thể, tác dụng của Tuệ là tri thức hướng dẫn cách sống. Trị xong tật bệnh, thân thể cường tráng, lại có lý trí hơn người thì mới có thể làm nên sự nghiệp vĩ đại. Vì vậy, công dụng của Tuệ lớn hơn so với Giới, Ðịnh.
Sự phát sinh của Tuệ có liên quan mật thiết với Giới, Ðịnh. Thông thường thì do Giới sanh Ðịnh do Ðịnh phát Tuệ, và Tuệ trở lại hướng dẫn trì Giới và tu Ðịnh. Mối quan hệ này tạo thành một vòng xoáy trôn ốc liên hoàn tiến lên và hướng về giải thoát. Nếu chỉ tu Giới, Ðịnh mà không tu Tuệ thì đó chính là sự tu tập thiếu sót, không thể đạt được yếu lĩnh giải thoát.
Nhưng, sự phát triển của Tuệ không nhất thiết phải nương vào sự tu dưỡng của Giới, Ðịnh. Cho nên, Tuệ được phân làm bốn loại :
1- Văn tuệ
2- Tư tuệ.
3- Tu tuệ.
4- Chứng tuệ.
Từ sự nghe pháp (bao gồm cả xem sách) mà được trí tuệ gọi là Văn tuệ; rồi tự mình tư duy vào sâu hiểu thấu mọi căn lẽ gọi là Tư tuệ; đem cái hiểu biết của mình áp dụng vào cuộc sống thực tế, gặt hái được những kết quả tốt đẹp gọi là Tu tuệ. Nếu tự thân thể nghiệm được bản lai diện mục của chính mình thì gọi là Chứng tuệ. Song, ở đây cần phải chỉ ra, trong bốn tuệ này trừ Văn tuệ còn ba tuệ kia đều có quan hệ với Giới và Ðịnh, đặc biệt là thiền định. Do đó, chứng đắc giải thoát mà không có sự hỗ trợ của ba môn học là điều không thể có. Tuy nhiên, có những hạng người đặc biệt lợi căn lợi trí thì không cần phải trải qua quá trình tu trì thiền định theo cách này, chỉ cần một tiếng kinh, câu kệ cũng có thể hốt nhiên đại ngộ, trong khoảng sát na đó vẫn đạt được lực dụng của định với tốc độ rất phi thường. Cho nên gọi là “Ðiện quang dụ định”. Vì vậy, đôi khi đừng nên phê bình người không tu thiền định giống với không tu trì. Như trước đã nói, Như lai “thường tại định” thì thật sự khi vào sâu đại định rồi, sẽ không hạn chế ở sự tĩnh tọa; đại định mà trong kinh Thủ lăng nghiêm đã nói cũng là dạng này.
Tất cả mọi người xưa nay hầu như đều có một quan niệm ăn sâu vào tâm trí, cho rằng việc tu trì và hoằng dương chánh pháp là công việc dành cho người xuất gia, còn việc bố thí cúng dường là của người tại gia. Kỳ thật, Phật pháp không chỉ riêng cho người xuất gia có quyền tu trì và hoằng hoá, mà Phật pháp thuộc tất cả mọi người. Tu trì không phải là việc bí mật. Người xuất gia cố nhiên cần phải tu trì, người tại gia cũng vậy, cũng cần phải tu trì. Người xuất gia cần phải hướng dẫn người tại gia cách bố thí, cúng dường và phương pháp tu trì đạo giải thoát. Có lòng tin đối với Phật pháp mà lại không chịu tu trì thì lòng tin đó không xác thật cho lắm! Phật pháp không từ bỏ ai cả, vả lại còn phổ biến rộng rãi một cách thực tế trong cuộc sống, cũng không chấp nhận người chỉ giữ lý tưởng giáo hóa thế gian mà không có việc làm thiết thực ích lợi hữu tình.
Do đó, tôi khẩn cấp kêu gọi phải mở rộng Phật pháp làm thành một phòng ăn lớn để cho tất cả mọi người thiếu thốn về mặt tinh thần đến lãnh hội mỹ mãn. Bởi vì, Phật pháp không phải chỉ dùng để trang điểm riêng cho các tự viện mà Phật pháp hiện hữu vì sự đói khát (thống khổ) của chúng sanh.
1 Tánh không ©Ê ªÅ : Tên gọi khác của chân như. Tiếng Phạn là Thuấn-nhã-đa, dịch là Tánh không. Thật tánh nương vào không mà hiển hiện nên gọi là Tánh không.
2 Thất địa ¤C ¦a : Là một địa trong Thập địa của Bồ-tát Ðại thừa: Hoan hỉ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa.
3 Vô dư Niết-bàn µL ¾l ¯I ºn : Tiếng Phạn - Nirupadhisùesïa-nirvānïa. Tân dịch là Vô dư y Niết-bàn, là một trong bốn loại Niết-bàn: bản lai tựtánh thanh tịnh Niết-bàn, hữu dư y Niết-bàn, vô dư y Niết-bàn, vô trụ xứ Niết-bàn.. Y ở đây chỉ cái thân thể là chỗ sở y (chỗ dựa) của mọi nỗi thống khổ. Là tên gọi đối lập với “Hữu dư y Niết-bàn”. Còn có thân làm điểm tựa cho mọi thống khổ thì gọi là Hữu dư y Niết-bàn; Không còn thân làm chỗ dựa cho mọi thống khổ thì gọi là Vô dư y Niết-bàn.
4 Tịch diệt ±I ·À: Tiếng Phạn - Vyupasùama; tiếng Pāli - Vūpasama . Ðây là từ dịch ý của từ tiếng Phạn: “Niết-bàn”. Tức chỉ cho trạng thái vô điều kiện; trạng thái đã vượt thoát sanh tử, nhập vào sự tịch tĩnh vắng lặng. Trạng thái này xa lìa cảnh giới mê hoặc, bao hàm cái ý an lạc, cho nên gọi: tịch diệt là an lạc. Hay đối với sự quấy động bất an của sanh tử, vắng lặng an ổn, không sanh không tử thì gọi là tịch diệt. Bên cạnh đó, “tịch diệt” đặc biệt còn chỉ cho Niết-bàn của hàng tiểu thừa. Tịch diệt có khi còn được gọi giản lược là “tịch” hay “diệt”. Theo Tăng truyện, hàng tăng ni mà chết thì thường được gọi là “tịch”. “Tịch diệt” thông thường được gọi là: thị tịch, nhập tịch, viên tịch.
5 Vô trụ xứ Niết-bàn µL ¦í ³B ¯I ºn : Tiếng Phạn: Apratisïtïhi = ta-nirvānïa hay còn gọi là Vô trụ Niết-bàn, là một trong bốn loại Niết-bàn (theo tông Duy thức). Ðây là loại Niết-bàn không có chỗ để trụ, không trụ vào sanh tử cũng như không trụ vào Niết-bàn. Vô trụ xứ Niết-bàn, tức dựa vào trí tuệ, xa lìa hai chướng: phiền não và sở tri. Bồ-tát do lòng đại bi thương xót loài hữu tình, cho nên không trụ vào Niết-bàn; lại dùng Bát-nhã cứu giúp loài hữu tình, cho nên không trụ vào sanh tử. Vô trụ xứ Niết-bàn ở đây là chỉ cho Niết-bàn của hàng Bồ-tát.
6 Duyên sanh ½t ¥Í : Hết thảy các pháp hữu vi đều do duyên mà sanh ra. Duyên sanh giống với từ Duyên khởi, Nhưng, Duyên khởi là lấy nhân mà gọi tên, còn Duyên sanh là lấy quả mà gọi tên. Tánh không: Xem cht. 1, tr. 158.
7 Vô ngã µL §Ú : Tiếng Phạn Anātman hoặc Nir-ātman, Pāli: Anattan, còn gọi là phi thân hay phi ngã. “Ngã” là cái vĩnh viễn không thay đổi (thường), tự tồn một cách độc lập (nhất), là sở hữu chủ trung tâm (chủ), là cái có năng lực chi phối tất cả (tể), là cái thật có của linh hồn hay bản thể. Ðối với thân người, chấp có cái đó, gọi là Nhân ngã (cái ta của con người); đối với pháp, chấp có cái đó, gọi là Pháp ngã; đối với mình, chấp có cái đó, gọi là Tự ngã; đối với kẻ khác, chấp có cái đó, gọi là Tha ngã. Nhưng, thân thể con người là do sự giả hợp của năm uẩn mà có, không có ngã thể thường nhất; còn các pháp hết thảy đều là do nhân duyên mà sanh ra, cũng không có cái ngã thường nhất. Ðã không có Nhân ngã, không có Pháp ngã, thì tất nhiên cũng không có Tự ngã với Tha ngã. Như vậy cuối cùng không có cái gọi là Ngã. Ðó gọi là Vô ngã.
8 Tứ không xứ định ¥| ªÅ ³B ©w : Là cách gọi khác của Tứ vô sắc định, chỉ cho bốn cảnh giới vượt ra ngoài sự chi phối của sắc pháp (vật chất).
9 Khô tọa ¬\ §¤ : Còn gọi là Khô thiền, Khô kháo thiền tọa. Tức là buông bỏ mọi việc.
Nguồn: www.quangduc.com