Bốn mùa hoa giác

 

Tỳ Kheo Ni Huệ Hải  biên soạn 

 

VII. ĐÀN GIỚI TỲ-KHEO-NI

(Tình Lâm Đồng, huyện Đơn Dương, chùa Giác Nguyên) 

9h sáng ngày 24-08 Canh Ngọ ( 1990)

 

Hòa-thượng Giải Nghiêm chùa Hương Sơn chứng minh.

Hoà-thượng Pháp Chiếu Yết Ma Sư

Hoà-thượng Huyền Đăng Tôn chứng sư

Thượng-toạ Như Tấn Tôn chứng sư.

Thượng-toạ Minh Chiếu Tôn chứng sư.

Thượng-toạ Chân Hướng Tôn chứng sư.

 

Đàn giới vừa xong,Hoà-thượng Chứng Minh huấn từ:

Phước đức nhân duyên vun trồng nhiều kiếp, nay mới được dự đàn giới Tỳ-kheo-ni. Cây Bồ-đề bắt đầu nẩy mầm. Đắc pháp rồi phải hết lòng vâng giữ. nay đã là thời mạt pháp. Mạt là ngọn. Đạo Phật tuyên dạy trải mấy ngàn năm, nay đã phai nhòa, chỉ còn chút ngọn. Hết ngọn là đến hư không. Chẳng còn gì nữa. Phật huyền ký:” Sau này các kinh mất hết, chỉ lưu lại bốn chữ Nam mô A Di Đà Phật làm chuyến đò cuối cùng vớt kẻ có duyên. Đò này cũng sắp rời bến”. Mau mau lên gấp, chậm chân là tuyệt phận, không còn chuyển nào nữa. Khuyên chớ buông lung. Phải miên mật niệm phật. Niệm cho tới bao giờ nhìn đâu đâu cũng chỉ thấy toàn tánh A Di Đà, mới thể nhận được tâm chân thật của mình.

Kinh dạy:” Ba nghiệp thanh tịnh là Phật tại thế. Ba nghiệp không thanh tịnh là Phật đã nhập diệt”. Tánh Phật của chúng ta bị phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng che khuất như trăng bị mây phủ. Nay cầu giới phẩm để tiêu ba chướng, giải thoát tâm thức. Sanh tử luân hồi, tuy là hoa đốm ở hư không, nhưng còn sức thiện ác lôi kéo lên xuống thì chưa thể hết. Bao giờ học Bát Nhã Tâm Kinh, rõ nghĩa sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thể nhận được chân tâm thì vọng tâm liền xoá sạch. Chiếu thấy năm uẩn đều không thì cả phận đoạn và biến dịch, 2 sanh tử đều thoát.

 

Hoà-thượng Yết ma nhấn mạnh: Trọn đời nhớ kỹ Tứ Y là 4 điều phải nương tựa để sống:

1. Người đánh mình, mình không được đánh lại.

2. Người mắng mình, mình không được mắng lại.

3. Người giận mình, mình không được giận lại.

4. Người giỡn cợt mình, mình không được giỡn cợt lại.

Vì ngày bố tát không được nhắc đến điểm này nên học chúng dễ quên. Tứ Y vô cùng quan trọng trong sự nghiệp thanh tịnh thân miệng ý. Có diệt ba độc tham sân si, tỳ-kheo-ni mới như pháp, như luật, như lời Phật dạy. Song bốn pháp này chỉ là sự tu biểu lộ hình tướng bên ngoài. Cần học kinh để tỏ rõ lý tánh bên trong, giải thoát thật sạch những phiền não mới hy vọng thánh quả. Sự nghiệp này đòi hỏi công phu tỉ mỉ. Chủng tử hiện hành lại huân tập thành chủng tử, khiến nghiệp thức nặng nề mê ám. giác tỉnh được chỉ có những bậc siêu quần. lắng lòng niệm Phật như người lọc bột. Gạn lấy bột nhất, bỏ nước chua đi. Các con nay như hoa còn trong nụ. Phải cố gắng thuận theo thánh duyên hiện tại để mai đây tới thời tiết, toả đủ năm phần hương Pháp-thân.

 

Khi trao phần thưởng học vấn, Hoà thượng Pháp Chiếu Răn dạy:

Biển học bao la, chớ lấy đây làm thoả mãn. Phần thưởng chỉ là phương tiện khích lệ, để sách tấn. Hiện nay văn hoá loài người đã tiến triển. Khắp 5 châu Âu, Á đều đã biết tôn sùng tín nhiệm đạo phật. Song đó là phần rộng, công đức của đông tây kim cổ liệt vị pháp sư đã khiến cho lợi ích lan xa. Riêng chúng ta, muốn thành cho người, trước phải tự thành. Trong Phật học phải dùng trí quan sát. Sự vật hiện tại đang sống, mỗi mỗi đều là đối tượng tu quán. Tuệ như mắt thấy đường đi. Hạnh như chân tiến bước. Phước trí nhị nghiêm mới kết quả bồ-đề.

 

Khi trao phần thưởng đức hạnh, hoà-thượng Giác Nguyên Huấn từ”

Hạnh đứng đầu trong Tăng là pháp lục hoà. Nhất là bên Ni lại càng cần lắm. Lục hoà là sức mạnh của đoàn thể. Có lục hoà không ai phá được Đạo Phật. Hạnh cần xuất phát từ tâm. Nếu do đè nén thì sáng hiền chiều ác. Nếu xuất phát từ tâm thì trong mọi đối tượng, mọi thời khắc, hạnh đều có mặt. Không phải gò ép hình tướng bên ngoài, khúm núm trước mặt, sau lưng lại khác. hạnh xuất phát từ tâm thì hoàn cảnh càng khó xử, ngã ái càng bị châm chích nặng, thật hạnh càng được phô bày.

Sống trong chúng, gặp trái ý nghịch lòng nên kiên nhẫn để tình huynh đệ đỡ tổn thương, guồng máy Tăng già không bị suy sụp. Một người ở địa vị thấp nhưng có trí tuệ biết tiền và vật là thứ giả tạm, không tham không giận. Người này ai cũng kính nể vì tư cách cao thượng. Còn ở địa vị cao mà gặp cảnh cũng phùng mang trợn mắt như những kẻ tầm thường, thì chỉ được sự cung kính bên ngoài. Người ta không thật lòng trọng phục.

Cần tu sửa tâm niệm. Tâm niệm hay thì hành động đẹp. Ở cảnh não cũng an vui. Thí dụ: Hẹn bạn 2 giờ chiều cùng đi nghe pháp. Đợi đến 2 giờ rưỡi, bạn vẫn không đến. Thế là nhỡ việc. Ta phiền tức, định gặp bạn quở trách. Tình bạn sẽ tan vỡ. Nếu ta nghĩ bạn mình đang khổ sở lê chiếc xe đạp nổ nốp đi tìm tiệm chữa xe. Ta sẽ thương bạn.

Trong cuộc đời trùng trùng duyên khởi, tâm vẫn làm chủ. Hễ tâm niệm lành thì hành động lành. Hành động lành quả báo sẽ lành. Việc này ai cũng biết. Nhưng tỉ mỉ soi xét nội tâm để sáng suất hành động thì ai hết để ý. Năng lực tự trị đã hiếm, tự giác lại càng khó. Thứ trí tuệ này phải tập hàng ngày hàng giờ từng niệm, đức hạnh không phải phút chốc thành được. Đây là tài sản của chúng ta, không châu báu nào sánh kịp.

 

Giáo Thọ Ni bê 22 quyển Luật Tứ Phần Lược Ghi tới trước đại Tăng, cung kính quỳ bạch: 

Nam mô A Di Đà Phật! Đức Thích Tôn dạy đệ tử phải thờ Ba la đề mộc xoa làm thầy. Mười phương Phật lấy đây làm đệ nhất minh hối. tỳ Ni tạng trụ thì Phật Pháp còn. Nơi nào tỳ-ni không được hoằng dương thì Phật Pháp tuỳ diệt. Phật đã diệt độ hơn 2500 năm. Ngôi Tam-bảo vẫn còn hư long ở thế gian. Chính nhờ liệt vị Tăng Ni nghiêm trì giới luật, thanh trừng ba độc tham, sân , si. Biển khổ luân hồi, thuyền từ cứu vớt, Phật trao chèo lái về ngôi Tam-bảo. Ngưỡng mong chư tôn Hoà-thượng giới sư, từ bàn tay trăm phước trang nghiêm, bá thí luật điển, mở cửa cho chúng con vào Thánh đạo.

Các giới sư lần lượt phát sách. Mỗi giới tử lại được thêm một huấn tù. Thí dụ: Phổ minh được câu:” Phật dạy lấy giới luật làm Thầy nhưng phải nhớ sách chỉ là phương tiện. Lời Phật ý tổ phải thấm nhuần vào tạng thức, hình dung trong ba nghiệp khi động khi tĩnh, chớ khư khư ôm suông chữ nghĩa”. Thanh An được câu:” Thanh-văn giới tuy gọi là cụ túc nhưng muốn thật đầy đủ, phải tiến lên đại thừa, cầu Bồ-tát giới”.

Hương Quang mừng rỡ cầm cuốn Luật xá. Hoà-thượng nghiêm sắc mặt:” Khoan, đứng dậy! Đặt cuốn sách lên bàn, chắp tay xá. Luật Sadi có dạy rõ ràng không được cầm kinh xá người”. Hương Qung vội vàng y giáo phụng hành.

 

Phát Luật xong, Hò-thượng Huyền Đăng ngâm kệ:

Khi xưa Phật nhập Niết-bàn

Để lời di chúc rõ ràng chẳng sai.

Ai là đệ tử Như Lai,

Phải lấy giới luật làm Thầy chớ quên.

Giới tử sửa soạn ra xe về, một Lão Tăng trong chùa tiễn chân một câu chuyện, dăn bỏ túi đem về làm quà cho chị em:” hai lái buôn chung vốn chung sức. Đến khi chia lãi, A dành phần hơn, B vui vẻ. C đứng ngoài tức hộ:” Tội gì mình cũng công cũng của mà chịu thiệt”.

-Vì anh tôi có mẹ già nên cần tiêu nhiều

Lời nói cắt đứt soi mói của C, khiến A cảm động, bội phần quí B. Thế là một câu nói đem lợi ích cho cả 3. Thế gian buôn bán, chuyên tâm tính toán hơn thua mà chẳng còn ăn ở với nhau như vậy. Đạo tình phải làm sao cho chị em đối với mình, di thì nhớ ở thì thương”.

Dọc đường xe chạy từ Đơn Dương về Phú An, đại chúng thi nhau Niệm Phật vang trời. Lại thêm chú Thiện và chú Tiến, 2 thị giả của đại lão Hoà-thượng tiếp sức. Tới bến sang Thiện Chí để về Hương Sơn, Hoà-thượng lên đò:” Chúc quý cô thường lạc ngã tịnh”.

 

SỐNG TỈNH THỨC 

Tối rồi sáng!

Tối rồi sáng!

Vui mừng ta đón ngắm ánh bình minh

Trên cành cây chim hót lá rung rinh.

Trời trong mát thanh bình trong nắng mới,

Thương yêu muôn vật chúng ta vun xới.

Mầm từ bi cầu chí sáng vô biên.

Không ngã nhân ảo tưởng với não phiền.

Muôn tướng trạng thảy đều vô sở đắc.

Nương Bát Nhã thuyền, không không sắc sắc.

Thôi từ nay một dạ quyết chuyên tu.

Tánh chân như nào đâu có trí ngu,

Bớt phân biệt, tâm đỡ bao chướng ngại.

Tự tại rồi nào còn khôn với dại.

Ngày tháng qua đâu quản ngại thời gian

Đi trong đời an ổn thật Niết-bàn.

(Ưu-bà-di Viên Không)

 

III. NỒI CƠM NHAN HỒI

 

Đức Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, chư hầu loạn lạc, dân chúng đói khổ. Thầy trò Khổng Tử rau cháo cầm hơi. Nhưng không một ai kêu than thoái chí. Tất cả quyết tâm theo Thầy đến cùng.

 

Ngày đầu tiên đến đất Tề, một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, đem biếu ít gạo. Khổng Tử phân công : Tử lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau. Nhan Hồi đảm nhận việc thổi cơm.

 

Nhà trên cách bếp một cái sân nhỏ. Khổng tử đang đọc sách, bỗng nghe tiếng động mạnh từ bếp vọng lên. Khổng Tử nhìn xuống bếp, thấy Nhan Hồi dùng đũa xới cơm cho vào tay, nắm từng nắm nhỏ, đưa lên miệng ăn. Khổng Tử thở dài, ngửa mặt lên trời than rằng: Chao ôi! Học trò nhất của Khổng Tử mà đi ăn vụng! Chao ôi! bao nhiêu hy vọng ta đặt vào nhan hồi này thành mây khói!

 

Mọi người mang rau về, luộc rau, dọn cơm ở nhà trên, cùng chắp tay mời Khổng Tử.

 

Khổng Tử nói: Trong cảnh hoạn lạc, từ Lỗ sang Tề, đường xa vạn dặm, nắng mưa đói khổ, các Thầy vẫn một dạ theo ta. Hôm nay, bữa cơm đầu tiên trên đất Tề, các Thầy hãy cùng ta hướng về quê hương xứ Lỗ, tưởng niệm cúng dường cha mẹ.

 

Nhan Hồi chắp tay thưa: Cơm đã ăn trước rồi không nên cúng. Bởi vì khi con mở vung ra xem thử cơm đã chín chưa? Chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên mái rơi xuống. Con nhanh tay vội đậy nắp vung lại, nhưng không kịp. Con xới lớp cơm bẩn ra định vứt đi. Nhưng cơm thì ít mà anh em lại đông. Chúng sẽ mất một suất ăn. Con đã mạn phép Thầy và anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy. Như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi. Bây giờ con xin phép chỉ ăn phần rau.

 

Khổng Tủ lại ngửa mặt lên trời, than rằng: Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình nhìn thấy trông thấy rành rành mà vẫn không phải là sự thật.

 

Chao ôi! Suýt tý nữa, Khổng Tử này đã là một kẻ hồ đồ.

 

TÂM TA LÀM PHẬT-TÂM TA LÀ PHẬT

 

Cương lãnh của Quán Kinh, câu này gọi là tông yếu của một đời Bổn Sư thuyết pháp. Chân pháp nhiễm tịnh tuỳ duyên, hiện thành 10 pháp giới. Mười pháp giới toàn thể là chân. Cho nên kẻ tin sâu lý nhân quả, chính là người sẽ đem đại minh tâm tánh. Chúng sanh và Phật vốn ở khắp nơi, tuyệt đãi, viên dung, không thể nghĩ bàn. Hành giả nên tin đây mà vào. Tự tánh hiện tiền của một tâm niệm tức là cái bổn hữu chân tâm. Vô minh hiện hành của chúng sanh tức là cái thể bất động trí của Phật. Trì danh hiệu Phật là lấy duy tâm tức là duy Phật làm tông.

 

Hiểu như trên thì rõ ràng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Việc trước hết của người niệm Phật là tinh nghiêm giới sát sanh. Phóng tâm sát hại, kết oán thâm sâu. Sát tâm mãnh liệt, sát nghiệp nặng nề, chưa góp thành quả báo đại kiếp đao binh. Tin lý nhân quả là hiểu rõ lẽ cảm ứng. ta ác tâm cảm, người sẽ ác tâm ứng. Cảm ứng chẳng những hiện đời mà thông cả quá khứ vị lai. Cảm ứng chẳng những trong loài người mà thông cả sáu đạo. Trong 3 đời 6 đạo này, tất cả chúng sanh đã từng làm cha me anh em lẫn nhau.

 

Pháp môn niệm Phật như trời khắp che, đất khắp chở. Kinh Hoa Nghiêm lấy hai chữ nhân quả gồm suất 54 ngôi thánh. Vạn hạnh trang nghiêm nhất thừa Phật quả thì vạn hạnh há không phải là hạnh niệm Phật hay sao?

 

Kinh Pháp Hoa từ đầu đến cuối, một bề khai thị Phật tri kiến cho chúng sanh ngộ nhập, há không phải là một pháp môn niệm Phật sao?

 

Kinh Lăng nghiêm chỉ cái mật nhân để thành Phật. Nếu hướng về thì giải thoát năm ấm ma, trải 55 thánh vị mà viên mãn Vô-thượng bồ-đề. Nếu không thì trầm luân bảy thú. Kết kinh, Phật minh bạch nói:” Phạm bốn trọng, mười baladi, quả báo đáng đoạ A-tỳ địa ngục. Kiếp hoại, trái đất tan, còn phải đi chịu tội ở các địa ngục vô gián khắp mười phương. Nếu phát tâm đem kinh Lăng Nghiêm khai thị cho thời mạt pháp kẻ chưa học, ứng niệm trọng tội liền tiêu diệt, được sanh về tịnh-độ của Chư Phật”.

 

Như vậy, một đời thuyết pháp, Phật chỉ hiển thị duy tâm tự tánh viên thành vô thượng diệu giác, quy tất cả về một đại pháp môn niệm phật.

 

Tu tịnh nghiệp cần 7 điều:

1.Thật vì sanh tử, phát tâm Bồ-đề( gieo trồng)

2.Tin sâu nguyện thiết trì danh ( chánh tông)

3.Nhiếp tâm chuyên niệm ( phương tiện).

4.Chiết phục các phiền não ( yếu vụ).

5.Nghiêm trì luật nghi ( căn bản)

6.Nhẫn khổ, thiểu dục tri túc ( trợ đạo).

7.Nhất tâm bất loạn ( mục đích). 

 

KHẢI HOÀN CA

kỷ yếu của Sư bà Diệu Ấn

 

Sống hiền thiện, thác bình an.

Thỉnh Thầy về cõi Tây phương hưởng nhàn.

Ở cõi ấy Niết bàn tự tánh

Toàn nhân dân nhập thánh siêu phàm.

Đường đi cây báu thẳng hàng,

Chư thiên chổi nhạc nhịp nhàng khúc ca.

 

Ca thân Phật bao la rộng rãi,

Ca trời quang, đất trải gấm hoa,

Ca mừng hải hội Phật đà,

Ca hoa sen báu là cha mẹ mình.

Trên đài vàng hoá sanh thác chất,

Nghiệp duyên dù chồng chất cũng tiêu.

Vãng sanh đới nghiệp rất nhiều,

Pháp âm thức tỉnh, sớm chiều nhắc răn.

 

Thân tứ đại trả về tứ đại,

Tánh thông minh nhập thể linh minh.

Sang bờ giác chứng vô sanh,

Lên thuyền Bát Nhã, tâm tình nhẹ không.

Thể linh minh muôn hồng ngàn tía

Tuỳ chân như ứng hoá hiện bày.

 

Đức càng rộng, đạo càng cao.

Thỉnh thầy nhẹ gót về ao sen vàng.

Diện kiến Phật, tâm quy y,

Oai nghi quang chiếu từ nay sạch trần.

Rửa sạch hết chướng duyên sanh tử

Nghe Phật âm, thanh tịnh lâng lâng.

Gió gieo chim hót, chuông ngân,

Ngày đêm diễn xướng pháp phần chánh y.

Chánh báo Phật thân vàng sáng rỡ,

Phóng từ quang tiếp đón quần sanh.

Y báo cõi nước nghiêm mình,

Cơm thiền, sữa pháp, chúng sanh đức nhuần.

Bạn Bồ-tát hằng sa vô số,

Bạn Thanh-văn thơm ngát hạnh lành.

Ngũ căn ngũ lực viên thành,

Thần thông quảng đại dụng hành trang nghiêm.

Mười phương Phật đồng thuỳ tiếp độ,

Đồng gia trì khế ngộ tánh chân.

Bấy giờ Thầy sẽ trở về

Việt Nam dìu dắt sinh linh vạn loài.

Chú thích: 

1.Chim quốc: Sách Tàu hay gọi là Đỗ Vũ hoặc Đỗ Quyên. Tương truyền loài chim này là hậu thân vua nhà Thục bị mất nước nên cứ khắc khoải gọi kêu: quốc quốc. 

2.Mộng bướm: Trang tử tu đạo Lão( Tiên), một hôm nằm mộng thấy mình là bướm. Tỉnh dậy phân vân không biết mình là Trang Chu mộng thấy hoa bướm hay chính mình là bướm mộng thấy hoá làm Trang Chu. Ý nói sự hư ảo của thế gian. Thân bướm là chiêm bao ban đêm nhắm mắt. Thân Trang Chu là chiêm bao mở mắt ban ngày. Tản Đà gọi là giấc mộng nhỏ, giấc mộng lớn. 

3.Thuần Vu phần ngủ trưa dưới gốc cây hoè, mộng thấy được vua nước Hoè An gả con gái và phong làm quan Thái thú ở quận Nam Kha. Đang lúc cực kỳ vinh hiển thì công chúa chết. Nịnh thần gièm pha, vua sắc lịnh cách chức. Phần sợ hãi tỉnh dậy, nhìn thấy cảnh Hoè về phía nam có một tổ kiến. Phần lấy giấy bút ghi lại giấc mộng Nam Kha, ý muốn nhắc người đời công danh phú quý chỉ là giấc mộng( kha: là cây, nam kha: là cành cây phía nam). 

4.Nấm là loài cây ký sinh màu sắc rực rỡ nhưng chóng tàn, ví với mạng sống ngắn ngủi của con người. 

5.Mặt trời sắp nặn, ánh sáng vương trên ngọn cây dâu nhắc con người nhớ đến tuổ già đang sắp tới. Cây dâu gợi sự tích : ngày xưa, bên bờ biển có một bãi phù sa đã bị nước cuốn đem đi nơi khác. Tại chỗ trở thành vũng biển, nên có câu: khách tang hải giật mình trong giấc mộng. Tang: cây dâu. hải: biển. hai chữ Tang hải nghĩa là nay biển mai cồn, cuộc đời chìm nổi vô thường không thể cậy trông. 

6.Thiềm: Con cóc. Cung thiềm: Mặt trăng. Hằng Nga uống trộm thuốc bất tử của Hậu Nghệ, hóa làm con cóc sống trên cung trăng. 

7.Chính văn là: Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật. Cửa từ bi công đức biết bao. Càng trông phong cảnh càng yêu. Vì thấy lời kết không cân xứng với toàn văn nên xin phép đổi lại

 

 

---o0o---

 

Mục Lục  > I > II > III > IV > V > VI > VII

---o0o---

Vi tính: Quảng Tuệ Hương & Quảng Trí Lực

 Trình bày: Anna

Cập nhật: 10-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

vì sao vua lương võ đế cả đời xây 崔红元 quen 三年级上册数学应用题 档案管理工作总结 từ thể loại văn bản kinh phật ở ấn anh 放下凡夫心 故事 thiện 少先队大队部工作计划 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม lan mỗi 五痛五燒意思 七五三 小山 thien Hoạ tập 回向文 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap 高級 霊園 仏壇の線香の位置 元代 僧人 功德碑 º æ 仏壇 浄土真宗 大谷派 丢失菩提心的因缘 ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 å æžœ Mùa Vu lan 律的大篆 大悲咒的威力有多强 禅と世界文化のオンライン講座 tong nguồn gốc của khổ đau cổ Gánh çƒ¹ä½ ç テス យក សច ត តអប រ យ Ð Ð Ð ï½ ç å æžœå žå¾