Phật Học - Vài lời dạy thực tiễn của Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA về sự tu tập.

 

 

 

 

Vài lời dạy thực tiễn

của Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA về sự tu tập 

Hoang Phong

 

            Tu tập không phải chỉ thực hiện trong những nơi thờ phượng, mà là cả ở bên ngoài, trong cảnh giới của thế tục, nơi mà chúng ta phải đối đầu với những cảnh huống thật sự của sự sống và là nơi mà những con người có thể tạo ra hận thù, yêu thương, tham vọng...

            Dù tu tập theo một tôn giáo nào cũng thế, không phải đơn giản chỉ có tụng niệm, nhưng phải biết phát huy những xúc cảm tích cực, tức lòng thương người, từ bi, thiện tâm, rộng lượng, biết ý thức trách nhiệm của chính mình, bố thí không đắn đo cho bạn hữu và cho cả kẻ thù mà không chờ đợi sự một sự hồi đáp nào.

 

 

            Nếu muốn vượt lên trên những xúc cảm tiêu cực, cần phải xử dụng đến trí thông minh và khai triển sự hiểu biết để phát huy thật mãnh liệt những xúc cảm tích cực trong ta, chẳng hạn như lòng từ bi, lòng tốt, sự tin tưởng và lòng nhân từ.

            Ngoài việc phát huy những xúc cảm tích cực, còn cần phải khai triển thêm trí tuệ và sự hiểu biết, không những nhắm vào mục đích giúp ta vượt lên trên những xúc cảm tiêu cực, mà còn để giúp ta vĩnh viễn loại trừ chúng.

 

 

            Khổ đau tinh thần có thể bộc phát mãnh liệt hơn nhiều so với khổ đau thân xác. Một người dù đang ốm đau hoặc đang sống trong một hoàn cảnh bấp bênh và bần hàn vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc, nếu họ biết giữ tâm thức an bình và trong sáng.

            Ngược lại, trạng huống sẽ khác hẳn đối với những ai tuy sống trong khung cảnh hài hoà, nhưng tâm thức luôn luôn bị những xung năng thù nghịch làm cho dao động. Như vậy thì để giúp ta sống hạnh phúc, điều quan trọng hơn hết chính là sự an bình trong tâm thức.

 

 

            Hận thù, bám víu, ghen ghét có thể làm cho tâm thức bị đảo điên, làm mất đi sự trong sáng và cách nhìn không phân biệt đối với tất cả chúng sinh. Chọn thái độ không thiên vị và trong sáng không có nghĩa là vô tình hay tự cảm thấy không dính dấp gì với khổ đau của kẻ khác. Trái lại, chọn thái độ như thế chính là cách phát huy lòng từ bi và tình thương đối với tất cả, xem chúng sinh bình đẳng như nhau, không chọn lựa và loại trừ bất cứ một chúng sinh nào, làm tất cả những gì có thể được, không phân biệt chúng sinh, để tất cả cùng nhau bước vào giác ngộ.

 

 

            Thói thường, đối với một kẻ mà ta giúp đỡ, ta chờ đợi họ tỏ lộ sự biết ơn đối với ta, bằng cách này hay bằng cách khác. Nếu người này không biết bày tỏ ơn nghĩa đối với ta, có thể sự giận dữ hoặc hận thù sẽ phát hiện trong lòng ta, và cũng có thể ta sẽ mong muốn làm hại kẻ ấy... Nếu ta biết suy nghĩ và nhìn ngược vào tâm thức, quan sát những gì đang xảy ra trong ta, thì chỉ bằng cách đó ta mới có thể chận đứng được quá trình đang diễn tiến và làm tan biến những xúc cảm bấn loạn có thể đẩy ta vào những phản ứng hung bạo.

            Tốt hơn nữa và lại càng dễ thực hiện hơn nữa, là nếu ta biết xem kẻ đang đối đầu với ta là một vị thầy đang đứng ra thuyết giảng cho ta và tạo cơ hội giúp ta thực thi lòng nhẫn nhục và từ bi. Hãy suy tư như thế và sau này nếu chẳng may khi rơi vào cảnh huống tương tợ, ta chỉ cần cố gắng thực hiện một bước đầu, sau đó mọi việc xử thế sẽ trở nên ít khó khăn hơn, và sẽ giúp ta phát huy dễ dàng hơn sự an bình trong tâm thức.

 

 

            Giận dữ và hận thù cần có một đối tượng để bộc phát, giống như lửa cần có củi khô để cháy. Khi phải đối đầu với những hoàn cảnh hận thù, chẳng hạn có kẻ muốn khiêu khích hay tìm cách ám hại, ta hãy dùng sức mạnh của nhẫn nhục để chận đứng ngay sự chi phối của những xúc cảm tiêu cực có thể xảy ra. Nhẫn nhục phát sinh từ khả năng chịu đựng, đừng để bất cứ gì làm cho ta dao động, dù trong tình huống nào cũng thế. Nếu biết dựa vào nhẫn nhục thì sẽ không có một kẻ nào đủ sức khuấy động được tâm thức ta.

 

 

            Mỗi khi tham vọng hay bấn loạn hiển hiện trong tâm thức, việc hết sức quan trọng là phải biết quán xét ngay những suy tư và những xúc cảm tiêu cực có thể xảy ra để không rơi vào vòng kiềm toả của chúng. Ý thức được sự hiện hữu của chúng sẽ giúp ta tránh không phạm vào những hành vi tạo ra nghiệp tiêu cực. Thí dụ như có một kẻ nào nguyền rủa ta, tức thời ta phản ứng bằng sự giận dữ, ấy chính là trường hợp ta đang bị « lèo lái » bởi sự giận dữ và ta không kịp suy nghĩ chín chắn để chọn lấy một thái độ thích nghi hơn cho cảnh huống. Trong trường hợp đó, ta không còn chủ động được nữa trong các hành vi của mình.

 

 

            Tự giữ kỷ cương cho chính ta không có nghĩa là tự nhủ : « Tôi không nên làm cái này hay cái kia vì tôi không được phép làm như thế », nhưng phải biết suy nghĩ về hậu quả phát sinh từ những suy tư và những hành vi của chính mình, trong ngắn hạn, trong thời gian sắp tới và cả trong lâu dài, để ý thức rằng một số hành vi nào đó có thể gây ra khổ đau cho chính ta và cho kẻ khác nữa. Muốn ý thức được thứ kỷ cương ấy phải dùng đến lý luận và phân tích, không giống như thứ kỷ luật phát sinh một cách dễ dàng từ sự sợ hãi khi có sự hiện diện của một người lính.

 

 

            Tình mẫu tử buộc chặt người mẹ với người con không phải là một thứ tình cảm bám víu phát sinh từ dục vọng. Người mẹ không bao giờ chờ đợi bất cứ điều gì nơi đứa con mình, một đứa hài nhi trong tay, mà chỉ nghĩ đến bổn phận của chính mình, luôn luôn mong mỏi đem đến niềm vui và sự an lành cho con mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tình thương đó, nếu không bị biến dạng, sẽ rất gần với lòng từ bi đích thực, trong sâu thẳm của lòng từ bi không có một chút bóng dáng nào của sự bám víu. Chính vì thế mà lòng từ bi đích thực phải được phát huy không phân biệt giữa bạn hữu và kẻ thù. Khi đã đạt được cấp bậc tu tập ấy, ta sẽ không còn phân biệt giữa tất cả chúng sinh, ta cầu mong sự tốt đẹp cho tất cả, và ta luôn luôn âu lo cho việc ấy, vô điều kiện và không kỳ thị, ngay cả trường hợp đối với một người đang đứng trước mặt ta và đang tìm cách ám hại ta. Tình huống đó không thể làm cho ta xao xuyến vì ta đã phát huy được sự an bình trong tâm thức. Tuy thế, điều ấy cũng không cấm cản ta thận trọng tìm giải pháp ngăn ngừa, nhưng không được phát lộ hận thù, giận dữ hay oán hờn.

 

 

            Những « Sinh linh giác ngộ »* là những tấm gương cho tất cả những người tu tập noi theo. Các sinh linh giác ngộ khích lệ người tu tập nên cố gắng nhiều hơn nữa để bước theo họ, để thực thi trí tuệ và từ bi giống như họ. Trí thông minh giúp thực hiện mục đích đó, và khi thực hiện được như thế, trí thông minh sẽ không còn là công cụ lèo lái bởi những xúc cảm tiêu cực và độc hại, nguồn gốc của khổ đau. Vì vậy, trí thông minh khi được thúc đẩy bởi những lý tưởng tốt đẹp sẽ trở thành một sức mạnh trợ lực quý giá vô ngần.

 

* (Chú thích thêm của người dịch : Những « Sinh linh giác ngộ » là những vị Thầy đích thực, những Vị chân tu, những Con người đạo hạnh và cao cả đã thành đạt trong việc tu tập.  Dù đang  sinh hoạt trong một bối cảnh nào của  xã  hội, tư tưởng, ngôn từ, hành vi và lối sống của họ cũng đều phù hợp với  Đạo Pháp, không đi ra ngoài Đạo Pháp. Từ bi và yêu thương  phát lộ trong lòng họ, hiển hiện trong đôi mắt, trong từng lời nói  và trong hai bàn tay để ngữa của họ. Những sinh linh ấy đang sống trong cõi dục giới và sắc giới bên cạnh chúng ta, chỉ cần mở rộng lòng  ta để nhìn thấy họ. Những Sinh linh giác ngộ cũng hiện hữu thật nhiều trong cõi vô sắc giới và luôn luôn âu lo cho chúng ta, nhưng cần phải có một tâm hồn tinh khiết để nhìn thấy họ).

 

 

(Trích trong sách « 108 viên ngọc trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giúp đạt được sự trong sáng » (108 perles de la sagesse du Dalai Lama pour parvenir à la sérénité, do nữ ký giả Phật tử Cathérine Barry góp nhặt, nhà  xuất  bản  Presses  de la Renaissance, Paris, 2006) 

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                Hoang Phong, 30.04.08

 

----o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 09-2008

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ดวยอำนาจแหงพระพ 天计算器 长寿和尚 Cho sanh tâm vô trú biet song thi thanh tho Ð Ð Ð tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 地风升 å æžœ рикна Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门 người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 护法 ç ºä ç Ÿå æœ å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍