Phật Học - Thập Bát La Hán

.

 

 

THẬP BÁT LA-HÁN

 

Trước tác:  Lâm Thế Mẫn.

  Việt dịch: Thích Ðạo Luận.

 

--- o0o ---
 

Mục Lục

 Tôi viết Thập Bát La-hán

I. A-la-hán là gì ?

II. Ảnh hưởng của A-la-hán đối với Trung Quốc

III. Xuất xứ mười sáu vị La-hán

IV. Nguyên nhân đưa đến mười tám vị La-hán

V. Tượng thập bát La-hán nổi tiếng xưa nay

VI. Giai thoại về mười tám vị La-hán

 

Mười tám vị La-hán

 

Phần 1

1. Tân-đầu-lô-phả-la-đọa

2. Ca-nặc-ca-phạt-sa

3. Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà

4. Tô-tần-đà

5. Nặc-cự-la

 

Phần 2

6. Bạt-đà-la

7. Ca-lý-ca

8. Phạt-xà-la-phất-đa-la

9. Thú-bác-ca

10. Bán-thác-ca

 

Phần 3

11. La-hỗ-la

12. Na-già-tê-na

13. Nhân-yết-đà

14. Phạt-na-bà-tư

15. A-thị-đa

 

Phần 4

16. Chú-trà-bán-thác-ca

17. Nan-đề-mật-đa-la

18. Ca-diếp

19. Quân-đồ-ba-thán

20. Ðạt-ma-đa-la

Phụ trương về “Thập bát La-hán” 

 

 

TÔI VIẾT THẬP BÁT LA-HÁN

Thập bát La-hán là căn cứ vào sách Pháp trụ ký, từ mười sáu vị La-hán diễn biến thành. Mười sáu vị La-hán mặc dù có danh tánh rõ ràng trong kinh điển nhưng thường người ta không nêu ra; còn về hai vị được thêm vào thì mỗi người lại đưa ra mỗi ý kiến, chủ trương khác nhau, khiến mọi người không biết nên giữ ý nào bỏ ý nào.

Thánh tích có liên quan đến cuộc đời trụ thế, hoằng pháp của mười sáu vị La-hán thì bị thất lạc lung tung rất khó thu thập lại; còn theo truyền thuyết dân gian thì không đáng tin lắm. Cho nên, để viết quyển sách này, chúng tôi phải lặn lội khắp “thâm sơn cùng cốc” tìm kiếm tư liệu. Song thiết nghĩ, kết quả thu được chắc chắn  chưa làm hài lòng độc giả lắm.

Không thể không thanh minh rằng tôi không phải là người lập truyện thay các vị La-hán, mà tôi chỉ viết truyện La-hán cho thiếu nhi. Tìm sử liệu khảo cứu chẳng phải sở trường nên tôi ít hứng thú. Ðiều tôi quan tâm ở đây là chỗ thần thông biến hóa, muôn màu muôn vẻ của các ngài.

Tuy nhiên, tôi mong sao cuốn sách này xuất bản có thể gây thêm sự chú ý của nhiều người hữu tâm. Rất vui mừng đón nhận những ai chỉ ra chỗ thiếu sót hoặc cung cấp thêm tư liệu, để quyển sách này được hoàn bị hơn trong lần tái bản.

 Cao Hùng 30- 4. PL 2527.

   Lâm Thế Mẫn.

 

I. A-la-hán là gì?

Trong các tự viện Phật giáo ở Trung Quốc, rất nhiều nơi tôn thờ tượng mười sáu hoặc mười tám vị La-hán. Tướng mạo những vị này kỳ lạ khác thường, chẳng ai giống ai: có vị bụng to, có vị gầy như que củi, có vị lông mày dài đến tận đầu gối, có vị mặt đầy vết nhăn, có vị tai to mũi nhọn, có vị môi dày răng ít, có vị phong thái  đoan trang, có vị ngây ngây dại dại, có vị cầm chuỗi hạt, có vị cầm gậy trúc.... Nhưng nói chung, hình dáng các ngài đều mang đậm sắc thái Ấn Ðộ, không giống những người tu ở Trung Quốc. A-la-hán gọi tắt là La-hán, nghĩa là “Bậc đáng được tôn kính”, hay còn gọi là “Tôn giả” ý nói bậc đầy đủ cả tánh đức và trí tuệ. Trong kinh, La-hán có ba nghĩa:

1. Sát tặc: là bậc đã diệt trừ sạch bọn giặc phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, phẫn hận, tật đố, thân kiến, biên kiến, hư ngụy, vị kỷ, hẹp hòi ... làm phương hại đến sự thanh tịnh an lạc của nội tâm và gây cản trở cho chúng ta tu hành.

2. Ứng cúng: ý nói A-la-hán là bậc đáng được mọi người tôn kính cúng dường. Vì sao? Vì các ngài thật chân tu, phạm hạnh, thành tựu vô lượng công đức, phước huệ trang nghiêm, xứng đáng làm bậc mô phạm cho những hành xử và ngôn hạnh của chúng ta.

3. Bất sanh: qua thời gian tu khổ hạnh, bậc A-la-hán đã tận trừ tất cả phiền não lậu hoặc, chấm dứt gây tạo ác nghiệp và không còn chuyển kiếp đầu thai thọ khổ luân hồi.

 

II. Ảnh hưởng của A-la-hán đối với Trung Quốc:

Từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, những bậc thánh tăng La-hán đạo hạnh cũng dần dần đi vào tín ngưỡng dân gian, sống gần gũi với nhân dân. Lúc đầu, mọi người chỉ thấy hiếu kỳ và yêu thích hình tướng kỳ lạ khác thường của các ngài. Nhưng sau đó, thấy khả năng phi hành biến hóa pháp lực vô biên thì ca ngợi tán thán tỏ lòng ngưỡng mộ. Cuối cùng, cảm được tấm lòng Từ bi, vị tha, cứu nhân độ thế của các ngài thì tỏ niềm cung kính. Do đó, A-la-hán mặc nhiên được nhân dân tiếp nhận. Nhất là trong hội họa, điêu khắc, thơ ca, tiểu thuyết Phật giáo đều dùng La-hán làm nhân vật và đề tài cho rất nhiều câu chuyện. Ðến nay, Trung Quốc còn có không ít núi non, thực vật, thức ăn, vật dụng... vẫn lấy La-hán để đặt tên như: núi có động La-hán; cây có tùng La-hán; ẩm thực có rau La-hán, cơm chay La-hán; trang phục có áo La-hán, giày La-hán.

 

III. Xuất xứ mười sáu vị La-hán:

Y cứ theo kinh điển ghi chép thì ban đầu chỉ có mười sáu vị La-hán. Ngày nay, chúng ta thường nói mười tám vị La-hán là do sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc được thêm vào hai vị. Ðiểm này chúng tôi sẽ bàn lại ở phần sau.

Mười sáu vị La-hán xuất hiện sớm nhất trong Pháp trụ ký1, quyển kinh thư do vị đại A-la-hán Nan-đề-mật-đa-la (Hán dịch là Khánh Hữu) nói tại Srilanka. Dưới đây, tôi xin nói sơ lược về nội dung Pháp trụ ký:

Sau khi đức Phật Niết-bàn tám trăm năm, tại nước Sư Tử (nay là thủ đô của Srilanka) có một vị La-hán tên Nan-đề-mật-đa-la đạo hạnh trang nghiêm, biện tài vô ngại, có thể lý giải tất cả các nghi vấn để mọi người được an vui. Vì thế, nhân dân trong nước đó rất tôn kính ngài.

Nhưng một hôm, ngài nói với mọi người:

- Này các vị! Trách nhiệm hoằng dương Phật pháp ở thế gian của tôi đã tạm xong, không bao lâu nữa tôi sẽ xa các vị. Ai có thắc mắc gì thì cứ hỏi, tôi sẽ giải đáp cho.

Nghe vậy, ai cũng thương tiếc, tủi khóc sụt sùi. Thấy thế, ngài an ủi:

- Này các vị! Vạn sự vạn vật trên đời có sanh ắt có diệt, có hợp ắt có tan, chẳng vật gì thường trụ cả, xin chớ quá bi thương. Chỉ cần các vị nương theo Phật pháp tu hành thì tự nhiên sẽ có kết quả. Tôi có sống trên đời này hay không cũng có gì khác đâu!

Nghe ngài nói, lúc này họ mới chịu nín khóc, hỏi:

- Thưa tôn giả! Ngài sắp xa chúng con rồi, không biết còn có vị La-hán nào tiếp tục lưu lại thế gian không?

- À, đương nhiên là có! Cách đây tám trăm năm, trước lúc đức Thế Tôn sắp niết-bàn, Ngài đã đem chánh pháp vi diệu phó chúc cho mười sáu vị La-hán cùng với đệ tử của họ, bảo họ tiếp tục lưu lại nhân gian, dốc sức hộ trì hoằng dương để Phật pháp được trường tồn mãi trên thế gian.

- Thưa tôn giả! Ðó là mười sáu vị La-hán nào? – Mọi người thúc giục hỏi.

 Thấy thế, Nan-đề-mật-đa-la nêu rõ danh tánh và trú xứ của mười sáu vị La-hán. Ngài nói:

1. Tân-nộ-la-bạt-la-nọa-xà (còn gọi là Tân-nầu-lô-phả-la-đọa), vị Tôn giả này trú tại Tây-cù-đà-ni Châu.

2. Ca-nặc-ca-phạt-sa, vị Tôn giả này trú tại nước Ca-thấp-di-la.

3. Ca-nặc-ca-ly-nọa-xà, vị Tôn giả này trú tại Ðông Thắng Thần Châu.

4. Tô-tần-đà, vị Tôn giả này trú tại Bắc-câu-lô Châu.

5. Nặc-cự-la, vị Tôn giả này trú tại Nam Thiệm-bộ Châu.

6. Bạt-đà-la, vị Tôn giả này trú tại Ðam-một-la Châu.

7. Ca-lý-ca, vị Tôn giả này trú tại Tăng-già-trà Châu.

8. Phạt-xà-la-phất-đa-la, vị Tôn giả này trú tại Bát-thích-noa Châu.

9. Thú-bát-ca, vị Tôn giả này trú tại núi Hương Túy

10. Bán-thác-ca, vị Tôn giả này trú ở cõi trời Ðao-lợi.

11. La-hỗ-la, vị Tôn giả này trú tại Tất-lợi-dương-cù Châu.

12. Na-già-tê-na, vị Tôn giả này trú tại núi Bán-độ-ba.

13. Nhân-yết-đà, vị Tôn giả này trú tại núi Quảng Hiếp.

14. Phạt-na-bà-tư, vị Tôn giả này trú tại núi Khả Trụ.

15. A-thị-đa, vị Tôn giả này trú tại Thứu Phong.

16. Chú-trà-bán-thác-ca, vị Tôn giả này trú tại núi Trì Trục.

 Có người hiếu kỳ hỏi:

- Thưa tôn giả! Nhưng sao tám trăm năm nay không ai thấy hình dáng các Ngài?

- Mười sáu vị đại A-la-hán này cùng chư đệ tử thường tham dự pháp hội khắp các tự viện. Có điều, khi các ngài quang lâm, toàn bộ cách ăn mặc giống hệt như người thường nên hàng phàm phu mắt thịt chúng ta không biết các ngài là đại A-la-hán đó thôi. – Nan-đề-mật-đa-la đáp.

  - Thưa ngài, đến khi nào thì mười sáu vị La-hán ấy mới xa thế giới của chúng con?-  Mọi người khẩn thiết hỏi.

 - Mười sáu vị La-hán phải ở mãi đến khi nào thọ mạng con người sống đến bảy mươi ngàn tuổi, khi Phật pháp đã hưng thịnh ở nhân gian thì các Ngài mới ra đi. Lúc ấy, mười sáu vị La-hán sẽ vân tập lại một chỗ, vận thần thông dùng kim ngân, trân châu, lưu ly, pha lê, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách các món bảo vật của thế gian kiến tạo một bảo tháp, rồi thỉnh Xá-lợi của Phật an trí vào bên trong. Sau đó, các ngài cùng chúng đệ tử bay lên hư không nhiễu quanh tháp, xưng tán Như lai, rải các thứ hương thơm, hoa báu cúng dường rồi thưa với đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Nhiệm vụ Ngài giao, chúng con đã hoàn thành viên mãn. Bây giờ, chúng con muốn chuyển sanh đến quốc độ khác để hoằng dương Phật pháp”. Nói xong, các ngài dùng chơn hỏa tam muội thiêu thân giữa hư không, nhục thân cháy không còn mảy may. – Nan-đề-mật-đa-la tận tình trình bày để mọi người hiểu rõ việc lưu lại thế gian của mười sáu vị La-hán.

 

IV. Nguyên nhân đưa đến mười tám vị La-hán:

Sau khi Pháp trụ ký được pháp sư Huyền Trang dịch ra Hán văn, mười sáu vị La-hán được đông đảo Phật giáo đồ Trung Quốc hân hoan đón nhận, ca tụng nồng nhiệt. Nhưng trong kinh điển chỉ có mười sáu vị La-hán, không có danh xưng Thập bát La-hán. Thế thì xuất hiện thêm hai vị nữa là do đâu? Tên các ngài là gì? Lai lịch thế nào? Hành tung ra sao? Vì sao các ngài được Phật giáo đồ đời sau chọn đưa vào hàng mười tám vị La-hán?

Thật ra, mười tám vị La-hán là do từ mười sáu vị diễn biến phát triển, dần dần thêm vào thành mười tám vị. Nguyên nhân chủ yếu là từ khi bắt đầu có hội họa, tiếp đến là điêu khắc, sau cùng là văn học.

Vào thời Ngũ đại, cách đây khoảng hơn một ngàn năm, tại Trung Quốc có họa sĩ Trương Huyền vẽ tượng mười tám vị La-hán. Ðây là tượng mười tám vị La-hán sớm nhất mà chúng ta được biết.

Ðến triều nhà Tống, đại văn hào Tô Ðông Pha phát hiện những bức tượng đó ở đất Ðam Nhĩ (tức Nam Hải sau này) nên cao hứng làm mười tám bài tán ca ngợi (Tán là một thể văn cổ sau truyện ký, dùng văn tự ngắn gọn để ca tụng hay phê bình thiên nhiên và con người), nhưng Tô Ðông Pha không ghi rõ tên từng vị. Do đó, chúng ta chẳng biết hai vị La-hán mười bảy và mười tám trong bức họa chung qui là ai.

Sau đó không lâu, Hòa thượng Quán Hưu2 cũng vẽ tượng mười tám vị La-hán. Khi Tô Ðông Pha từ Nam Hải trở về, lúc đi ngang qua chùa Bảo Lâm ở Thanh Hiệp thì nhìn thấy bức họa này. Nhân tiện, ông lại viết tiếp mười tám bài tán nữa. Ðiểm khác nhau giữa lần này và lần trước là ở trước mỗi bài tán, Tô Ðông Pha đều chú thích rõ ràng tên từng vị. Ông cho rằng vị thứ mười bảy là Tôn giả Nan-đề-mật-đa-la, vị thứ mười tám là Tôn giả Tân-đầu-lô. Ở đây, Tô Ðông Pha mắc phải một sai lầm không nhỏ, đó là ông ta không biết “Tân-đầu-lô” chính là tên gọi tắt của “Tân-độ-la-bạt-la-nọa-xà”, vị La-hán đầu tiên trong mười sáu vị. Như vậy hóa ra chỉ một người mà lập lại hai lần, sơ suất này không thể chấp nhận được.

Còn tượng mười tám vị La-hán của Trương Huyền và Hòa thượng Quán Hưu vẽ thì vị thứ mười bảy được thêm vào là Tôn giả Nan-đề-mật-đa-la, người nói Pháp trụ ký giới thiệu danh tánh, sự tích mười sáu vị La-hán; vị thứ mười tám là pháp sư Huyền Trang, vị cao Tăng đời Ðường sang Ấn Ðộ thỉnh kinh và là người phiên dịch Pháp trụ ký, làm như vậy cũng không có gì là vô lý quá đáng. Sai là ở chỗ Tô Ðông Pha đã bỏ ngài Huyền Trang mà trùng lập lại Tân Ðộ La Bạt La Ðọa.

Ðến đời Tống niên hiệu Hàm Thuần năm thứ năm (CN 1269), ngài Chí Bàn3 viết quyển Phật Tổ Thống Ký4, ngài không tán thành việc đưa Tôn giả Nan-đề-mật-đa-la vào hàng mười tám vị La-hán, vì Tôn giả là người giới thiệu mười sáu vị La-hán, thời gian cách nhau giữa các ngài đến tám trăm năm, thì làm sao có thể kết hợp ngài với các  nhân vật trong tranh được. Hơn nữa lại còn thêm vào Tôn giả Tân-đầu-lô tạo nên sự trùng lập càng làm mất đi ý nghĩa. Do đó, ngài đề xuất nên đưa hai vị Tôn giả Ca-diếp và Quân-đồ-bát-thán vào hàng mười tám vị La-hán. Ngài Ca-diếp là một trong mười vị đệ tử lớn của Phật, và ngài Quân-đồ-bát-thán cũng là vị đệ tử được đức Phật  rất quý trọng. Lúc tuổi xế chiều, đức Phật  từng dặn:

  - Ta nay đã tám mươi tuổi rồi, sống cũng không còn bao lâu. Ca-diếp, Quân-đồ-bát-thán, Tân-đầu-lô và La-hầu-la, bốn vị hành đạo giáo hóa sau ta nên lưu lại ở đời một thời gian nữa, thay ta hoằng dương Phật pháp hóa độ chúng sanh.

Ðến khi mười tám vị La-hán được truyền vào Trung Hoa, Tây Tạng thì ngoài mười sáu vị La-hán vốn có, người ta còn thêm vào cư sĩ Pháp Tăng (Ðạt-ma-đa-la) và Bố Ðại hòa thượng. Pháp Tăng là người núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc. Thường ngày, ngài tôn thờ mười sáu vị La-hán và luôn được cảm ứng, ngày nào cũng thấy Phật giữa mây phóng quang. Hình vẽ của ngài là lưng mang hòm kinh, bên cạnh có con hổ nằm. Bố Ðại Hòa thượng tương truyền là hóa thân của Bồ-tát  Di Lặc.

Trong Bí điện châu lâm tục biên, quyển 4 cũng có tượng mười tám vị La-hán. Vào đời nhà Thanh, vua Cao Tông từng viết lời ca ngợi vào bức họa, nhưng vua thay Tôn giả Ca-diếp bằng Hàng Long La-hán và Tôn giả Di Lặc bằng Phục Hổ La-hán, làm như vậy khác xa với những ý kiến ở phần trước. Mặt khác, việc vua Cao Tông đưa hai vị Hàng Long, Phục Hổ thay ngài Ca-diếp và ngài Di Lặc cũng có người không tán thành vì long và hổ là hai con vật tượng trưng của Ðạo giáo, không quan hệ gì mấy đến Phật giáo.

Tổng hợp những ý kiến trên, ta thấy sự xuất hiện của mười tám vị La-hán hoàn toàn không có căn cứ trong kinh điển, chỉ do các họa sĩ ngoài mười sáu vị La-hán lại vẽ thêm vào hai vị và được quần chúng tiếp nhận rộng rãi mà thôi. Từ đó, mỗi khi nhắc đến La-hán là mọi người đều nói mười tám vị La-hán, không ai nói mười sáu vị La-hán. Còn về hai vị được thêm vào là hai vị nào thì do mỗi người mỗi ý kiến nên không ai tìm tòi nghiên cứu làm gì.

 

V. Tượng thập bát La-hán nổi tiếng xưa nay

Họa sĩ các triều đại vẽ tượng mười tám vị La-hán nổi tiếng có: Tả Lễ đời Hậu Ðường; Quán Hưu đời Tiền Thục; Lý Công Lân, Cù Nhữ Văn, Cổ Sư Cổ, Tăng Hải Luân đời Tống; Triệu Mạnh Phủ, Phương Phương Hồ đời Nguyên; Cừu Anh, Ngô Bân, Ðinh Vân Bằng, Tiền Cống, Lý Lân, Trần Phạm v.v... đời Minh.

Về phương diện điêu khắc, sớm nhất có tượng mười sáu vị La-hán tại động Yên Hà ở Hàng Châu do Ngô Diên Sảng nước Ngô Việt5 tạc, gồm trong vách phải hai vị, vách trái mười vị, phía trước bốn vị. Ngô Diên Sảng là em vợ của Tiền Nguyên Quán – vua nước Ngô Việt. Vào triều nhà Tống, cũng tại động này, ông ta đã tạc thêm hai vị: một là Bố Ðại Hòa thượng và một vị nữa không rõ tên, nhưng kỹ thuật vụng về không bằng mười sáu vị La-hán trước.

 Trên toàn Trung Hoa đại lục cũng có nhiều nơi có phù điêu Thập bát La-hán nổi tiếng như: chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, chùa Ngọc Phật ở Thượng Hải, chùa Vạn Niên trên núi Nga My ở Tứ Xuyên v.v... Trong các tự viện tại Ðài Loan cũng thường thấy như: chùa Kim Sơn ở Tân Trúc, thiền viện Linh Tuyền ở Cơ Long. Phù điêu Thập bát La-hán hai bên trong chùa Kim Sơn rất sinh động giống hệt như thật.

 

VI. Giai thoại về mười tám vị La-hán

Tóm lại, mười tám vị La-hán là do từ mười sáu vị diễn biến thành; hai vị được thêm vào sau thì có nhiều ý kiến bất đồng. Hơn nữa, mười sáu vị La-hán, ban đầu cũng có một số vị trong kinh điển hoàn toàn không có tư liệu nào rõ ràng để tham khảo, thậm chí có vị chỉ có tên, ngoài ra chẳng biết gì thêm. Dưới đây là những giai thoại rất sống động, thú vị về các vị La-hán được căn cứ theo truyện ký của lịch đại các bậc cao Tăng, truyền thuyết dân gian và ghi chép của các loại dã sử tổng hợp rồi cải biên thành. Hy vọng, nó sẽ làm vui lòng quý độc giả.


 

1 Pháp Trụ Ký: Ðại 49 n 2030, tr. 12c.

2 Hòa thượng Quán Hưu: Sư ở Ðông thiền viện, phủ Thành Ðô đời Hậu Lương rất nổi tiếng về thư họa và thơ văn. Mỗi lần vẽ một vị La-hán, sư nói phải cầu mộng để thấy được chân thân mới vẽ xong, nên tranh của sư rất khác thường. Sư viên tịch năm Càn Hóa thứ hai đời Lương, thọ tám mươi mốt tuổi.

3 Chí Bàn: Tăng nhân thời Nam Tống, quê quán, năm sinh, mất không rõ. Sư hiệu Ðại Thạch ở chùa Phước Tuyền tại Tứ Minh, chuyên học Thiên thai giáo quán.

4 Phật tổ thống kỷ: Ðại 49 n 2035, tr.129a.

5 Nước Ngô Việt: Là một trong mười nước thời Ngũ đại, ngày nay gồm toàn tỉnh Triết giang, đông bắc bộ tỉnh Phước Kiến và tây nam bộ tỉnh Giang Tô.

 

 

--- o0o ---
 

Mục Lục | Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4


--- o0o ---

 

Mục Lục Pháp Tạng- 20

 

--- o0o ---

 

Trình bày:  Nhị Tường

Cập nhật:  01-04-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

义云高世法哲言 ペット僧侶派遣 仙台 Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 即刻往生西方 ä ƒäº ä Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành 淨界法師書籍 ดวยอำนาจแหงพระพ 天计算器 长寿和尚 Cho sanh tâm vô trú biet song thi thanh tho Ð Ð Ð tÃƒÆ di 永代 墓 净空老法师临终遗言 tản mạn nghìn mắt nghìn tay 地风升 å æžœ рикна Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门 người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 护法 ç ºä ç Ÿå æœ å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap