Con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Có ba câu trả lời có thể giải đáp câu
hỏi này. Nhiều người tin vào một Thượng đế hay thần linh thì cho
rằng trước khi một con người được sinh ra, con người không hiện
hữu, rồi người ấy được sinh ra qua ý định của Thượng Đế.
Trong đời sống con người tùy theo tín ngưỡng và hành động mà
người ấy sẽ được lên thiên đàng vĩnh hằng hay đọa lạc nơi
điạ ngục vĩnh viễn. Các nhà nghiên cứu khoa học và nhân văn đã tuyên bố rằng con người xuất hiện từ những
nguyên nhân tự nhiên, sống rồi chết, sự hiện hữu ấy không
ngừng. Phật giáo không thừa nhận những lối giải thích này. Lời
giải thích thứ nhất gặp nhiều vấn đề về đạo đức. Vì nếu có
một vị Thượng Đế tốt tạo ra mỗi chúng ta, điều đó thật khó
giải thích tại sao có quá nhiều người khi mới sinh ra bị dị dạng
đến ghê tởm, hay tại sao có quá nhiều đứa trẻ sẩy thai trước
khi sinh. Những vấn đề khác với lời giải thích của thuyết hữu
thần dường như rất bất công, rằng một người sẽ phải chịu đau
khổ vĩnh viễn trong địa ngục do vì những tội lỗi anh ta đã tạo ra
trong vòng sáu mươi hay bảy mươi năm trên đời này. Sáu mươi hay
bảy mươi năm của một đời người không có tín ngưỡng và vô
đạo đức thì không đáng để chịu những hình phạt vĩnh viễn như
vậy. Cũng thế, sáu mươi hay bảy mươi năm của một người có tín
ngưỡng và đạo đức chỉ là một kết quả nhỏ đâu thể có một
cuộc sống sung sướng vĩnh viễn ở trên thiên đàng. Cách giải
thích thứ hai khá hơn cách thứ nhất và có nhiều chứng cứ khoa
học hơn để hỗ trợ cho điều đó, nhưng vẫn chưa có câu trả lời
cho câu hỏi quan trọng trên. Làm sao một hiện tượng quá phức tạp
đến ngạc nhiên khi ý thức có thể phát triển từ một cuộc tiếp
xúc đơn giản của hai tế bào, tinh trùng và trứng? Và hiện nay theo
khoa cận tâm lý được thừa nhận là một phần của khoa học, hiện
tượng đó giống như thần giao cách cảm tạo ra khó khăn để thích
hợp với khuôn mẫu thiên về tư tưởng duy vật.
Phật giáo đã cung cấp lời giải thích thỏa đáng
nhất về việc con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu. Khi
chúng ta chết, thần thức, với tất cả những khuynh hướng sở
thích, tài năng và tính tình có sẵn và tùy thuộc vào đời sống
này, chính nó sẽ tái thiết lập ở trong trứng thụ tinh. Như vậy,
một cá nhân trưởng thành, là sự tái sinh và sự phát triển
nhân cách, được quy định bởi hai yếu tố tính chất tinh thần trong
quá khứ và môi trường sống mới. Nhân cách sẽ thay đổi và sẽ
được bổ sung bởi những nỗ lực của ý thức và những yếu tố
trong sinh hoạt như giáo dục, ảnh hưởng của cha mẹ và xã hội và
một lần nữa cái chết xảy ra, rồi chính nó lại tự tái lập trong
một trứng thụ tinh mới. Tiến trình sinh tử, tử sinh này sẽ tiếp
tục lặp đi lặp lại cho đến khi tham ái và vô minh đoạn diệt. Khi
một người làm được như thế, thay vì tái sinh thì tâm của họ
đạt được một trạng thái, được gọi là Niết bàn và đó
là mục đích tối hậu của đạo Phật và cũng là mục tiêu của
cuộc sống.
|
Where do beings come from
and where are they going?
There are three possible
answers to this question. Those who believe in a god or gods usually claim
that before an individual is created, he/she does not exist, then he/she
comes into being through the will of a god. He/she lives their life and
then, according to what they believe or do in their life, they either go
to eternal heaven or hell. There are others, humanists and scientists, who
claim that the individual comes into being at conception due to natural
causes, lives and then at death, ceases to exist. Buddhism does not accept
either of these explanations. The first gives rise to many ethical
problems If a good god really creates each of us, it is difficult to
explain why so many people are born with the most dreadful deformities, or
why so many children are miscarried just before birth or are still-born.
Another problem with the theistic explanation is that it seems very unjust
that a person should suffer eternal pain in hell for 60 or 70 years of
non-belief or immoral living. Likewise, 60 or 70 years of good living
seems a very small outlay for eternal bliss in heaven. for what he/she did
in those years on Earth The second explanation is better than the first
and has more scientific evidence to support it but still leaves several
important questions unanswered. How can a phenomenon so amazingly complex
as consciousness develop from the simple meeting of two cells, the sperm
and the egg? And now that parapsychology is a recognised branch of
science, phenomena like telepathy are increasingly difficult to fit into
the materialistic model of the mind.
Buddhism offers the most
satisfactory explanation of where beings come from and where they are
going. When we die, the mind, with all the tendencies, preferences,
abilities and characteristics that have been developed and conditioned in
this life, re-establishes itself in a fertilised egg. Thus the individual
grows, is re-born and develops a personality conditioned both by the
mental characteristics that have been carried over. And by the new
environment, the personality will change and be modified by conscious
effort ;and conditioning factors like education, parental influence and
society and once again at death, re-establishing itself in a new
fertilised egg. This process of dying and being reborn will continue until
the conditions that cause it, craving and ignorance, cease. When they do,
instead of being reborn, the mind attains a state called Nirvana and this
is the ultimate goal of Buddhism and the purpose of life. |
Làm thế
nào thần thức có thể đi từ thân xác này đến một thể xác
khác?
Cứ nghĩ là nó giống như làn sóng của máy
radio. Làn sóng máy phát thanh không phát đi không bằng lời nói và
âm nhạc mà từ năng lượng theo những tần số khác nhau và
được truyền đi qua không gian, rồi được tiếp nhận bởi máy thu
thanh với lời nói và âm nhạc như ở nơi nó được phát đi.
Điều này ví như tâm thức vậy. Khi chết, năng lực tinh thần của
con người đi qua không gian, rồi bị cuốn hút và được đón nhận
bởi một trứng thụ tinh. Khi bào thai phát triển, chính thần thức
tập trung ở não bộ nơi mà về sau "đài phát thanh"này
được xem như một cá nhân mới.
|
How does the mind
go from one body to another?
Think of it being like
radio waves. The radio waves, which are not made up of words and music but
energy at different frequencies, are transmitted, travel through space,
and attracted to and picked up by the receiver from where they are
broadcast as words and music. It is the same with the mind. At death,
mental energy travels through space, is attracted to and picked up by the
fertilised egg. As the embryo grows, it centres itself in the brain from
where it later broadcasts itself as the new personality.
|
Có phải con người thường tái sinh trở lại kiếp
người không?
Không. Có nhiều cõi giới mà con người sẽ
có thể tái sinh. Có người tái sanh lên cõi trời, có người tái
sanh xuống địa ngục, có người tái sanh làm quỷ đói..v.v... Cõi
trời không phải là nơi chốn nào đó mà là một trạng thái
hiện hữu trong con người mang thân xác và tâm hồn phần lớn trải
qua sự vui sướng. Một số tôn giáo cố gắng để được đầu thai
vào cõi trời (thiên đàng) và thật là lầm lẫn tin rằng đó là
nơi vĩnh hằng. Kỳ thật không phải vậy. Giống như tất cả điều
kiện nhân duyên, thiên đàng vẫn phải chịu sự đổi thay và thọ
mạng người ấy sẽ chấm dứt, vị ấy có thể tái sinh trở lại
kiếp người. Địa ngục cũng thế, không có một chỗ nào đó rõ
ràng mà chỉ là một trạng thái hiện hữu nơi mỗi con người mang
hình dạng vi tế và tư tưởng chủ yếu luôn trải qua trong sầu khổ
và lo âu. Ngạ quỷ, một lần nữa cho ta thấy cũng chỉ là một trạng
thái hiện hữu với thân xác và tâm thức liên tục bị cấu
xé bởi những tham ái và không như ý.
Như vậy, chúng sanh ở thiên đàng phần lớn trải qua
sự vui sướng, chúng sanh ở địa ngục và ngạ quỷ thường trải qua
sự khổ đau cùng cực, và cõi người thì lẫn lộn với hai trạng
thái này: khổ và vui. Như thế, chỗ khác nhau chính yếu giữa cõi
người và cảnh giới khác là ở chỗ hình dạng thân xác và tính
chất thọ báo.
|
Is one always reborn as a
human being?
No, there are several
realms in which one can be reborn. Some people are reborn in heaven, some
are reborn in hell, some are reborn as hungry ghosts and so on. Heaven is
not a place but a state of existence where one has a subtle body and where
the mind experiences mainly pleasure. Some religions strive very hard to
be reborn in a heavenly existence mistakenly believing it to be a
permanent state. But it is not. Like all conditioned states, heaven is
impermanent and when one’s life span there is finished, one could well
be reborn again as a human. Hell, likewise, is not a place but a state of
existence where one has a subtle body and where the mind experiences
mainly anxiety and distress. Being a hungry ghost, again, is a state of
existence where the body is subtle and where the mind is continually
plagued by longing and dissatisfaction.
So heavenly beings
experience mainly pleasure, hell beings and ghosts experience mainly pain
and human beings experience usually a mixture of both. So the main
difference between the human realm and other realms is the body type and
the quality of experience.
|
Cái gì
quyết định cho việc tái sinh?
Đó là yếu tố tối quan trọng nhất, nhưng
không phải cái duy nhất ảnh hưởng nơi ta sẽ được tái sinh và
cuộc sống ta sẽ có thuộc loại nào, đó là nghiệp (karma). Nghiệp
nghĩa là hành động có liên hệ tới những hành động có tác ý.
Nói cách khác, những gì chúng ta đã quyết định là do chúng ta đã
nghĩ và hành động trong quá khứ. Cũng thế, bây giờ chúng ta nghĩ
và hành động thế nào thì nó sẽ ảnh hưởng đến ta như thế ấy
trong tương lai
Hạng người hiền lành, từ ái thì có khuynh hướng
tái sinh vào thiên đàng hoặc cõi người có ưu thế được
hạnh phúc. Hạng người hay sầu lo, đau khổ và độc ác có xu
hướng rơi vào địa ngục hoặc tái sinh vào kiếp người trong hoàn
cảnh khổ đau. Hạng người bị ám ảnh về tham ái, thèm khát mãnh
liệt có khuynh hướng tái sinh vào loài ma đói hoặc sinh làm người
luôn thất vọng bởi sự thèm muốn và khát vọng của họ. Nói
chung, bất cứ một thói quen tinh thần nào phát triển một cách mạnh
mẽ ở đời này, sẽ tiếp tục có mặt ở đời sau, tuy nhiên,
phần lớn người ta đều tái sinh vào kiếp người.
|
What decides where we will
be reborn?
The most important factor,
but not the only one, influencing where we will be reborn and what sort of
life we shall have, is karma. The word karma means action and refers to
our intentional mental actions. In other words, what we are is determined
very much by how we have thought and acted in the past. Likewise, how we
think and act now will influence how we will be in the future.
The gentle, loving type of
person tends to be reborn in a heaven realm or as a human being who has a
predominance of pleasant experiences. The anxious, worried or extremely
cruel type of person tends to be reborn in a hell realm or as a human
being who has a predominance of painful experiences. The person who
develops obsessive craving, fierce longings, and burning ambitions that
can never be satisfied tends to be reborn as a hungry ghost or as a human
being frustrated by longing and wanting. Whatever mental habits are
strongly developed in this life will continue in the next life. Most
people, however, are reborn as human beings.
|
Như thế
chúng ta không bị nghiệp chi phối, chúng ta có thể thay đổi được
nó chăng?
Cố nhiên chúng ta có thể. Đó là một trong
những tầng bậc củaBát Chánh Đạo, là Chánh Tinh Tấn. Nhưng còn
tùy thuộc vào sự nhiệt tâm, nghị lực và thói quen của chúng ta
nữa. Quả thật, có một số người đơn giản đã trải qua cuộc
sống của họ dưới sự ảnh hưởng nặng nề của thói quen quá
khứ, mà không cố gắng để chuyển hóa chúng nên trở thành nạn
nhân cho những hậu quả khổ đau. Người như vậy sẽ tiếp tục khổ
đau cho đến khi nào họ chịu thay đổi những thói hư tiêu cực của
họ. Bao lâu những thói quen tiêu cực còn tồn tại thì việc thay
đổi chúng càng khó bấy nhiêu. Người Phật tử biết rõ điều
này và tận dụng mọi cơ hội để loại bỏ những thói quen tiêu
cực của tinh thần và phát triển những thói quen tinh thần thuộc về
kết quả hạnh phúc. Thiền định là một trong những kỹ thuật làm
giảm bớt những thói quen đã định hình trong quá khứ của ta như
nói năng hay chế ngự nói năng hoặc hành động hoặc chế ngự
hành động. Đời sống của người người Phật tử là rèn luyện,
thanh lọc tâm, và giải thoát. Chẳng hạn, nhẫn nhục và từ bi là
một phần rõ ràng trong cá tính của bạn ở kiếp trước, những cá
tính ấy sẽ tái xuất hiện ngay trong đời này. Nếu nó mạnh mẽ
và được phát triển trong đời này thì chúng sẽ có mặt, thậm
chí còn mạnh hơn và rõ rệt hơn ở những kiếp sau. Điều đó căn
cứ trên sự kiện đơn giản và dễ dàng quan sát rằng những thói
quen hình thành lâu đời thì có khuynh hướng khó thay đổi..
Hiện tại, nếu bạn là một người nhẫn nhục và từ
bi, rõ ràng và chắc chắn là bạn sẽ không dễ bị người khác
quấy nhiễu, bạn không có ác cảm với người, mọi người đều
thích bạn và như thế bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.
Bây giờ xem xét một ví dụ khác, hãy cho là bạn sinh
ra với cá tính nhẫn nhục và tử tế, vì đó là thói quen tinh thần
của bạn có từ kiếp trước. Nhưng trong đời này, bạn lãng quên
việc phát triển những thói quen ấy. Chúng sẽ dần dần yếu đi, mất
hẳn và có lẽ hoàn toàn không còn nữa trong tương lai. Kiên nhẫn
và tử tế trong trường hợp này đã yếu đi, có thể hoặc đời
này hoặc đời sau, nóng tánh, sân hận và độc ác, có thể
được hình thành và phát triển trong bạn mà chính nó sẽ mang đến
cho bạn những sầu muộn và khổ đau.
Ta hãy xem một ví dụ khác, vì thói quen tinh thần từ
kiếp trước nên trong đời sống hiện tại bạn có khuynh hướng hay
cáu gắt, nóng giận và khi bạn nhận ra những thói quen ấy chỉ làm
cho bạn khổ đau và như thế bạn cố gắng hóa giải chúng. Bạn thay
thế chúng bằng những cảm xúc tích cực . Nếu bạn có thể loại
bỏ chúng hoàn toàn thì có thể với nỗ lực bạn có, bạn
sẽ tự tại trước những cơn nóng giận và thất
vọng. Nếu bạn chỉ có thể làm cho những khuynh hướng ấy yếu đi
thì chúng sẽ tái xuất hiện trong đời sau, nếu bạn nỗ lực hơn
nữa thì chúng có thể bị đoạn tận và bạn sẽ được giải phóng
khỏi những hậu quả bất an của chúng.
|
So if our lives are
determined by our karma, can we change it?
Of course we can. That is
why one of the steps on the Eightfold Path is Right Effort. It depends on
our sincerity, how much energy we exert and how strong the habit is. But
it is true that some people singly go through life under the influence of
their past habits, without making an effort to change them and falling
victim to these unpleasant results. Such people will continue to suffer
unless they change their negative habits. The longer the negative habits
remain, the more difficult they are to change. The Buddhist understands
this and takes advantage of each and every opportunity to break mental
habits that have unpleasant results and to develop mental habits that have
pleasant and happy results. Meditation is one of the techniques used to
modify the habit patterns of the mind as does speaking or refraining to
speak in certain ways, and acting or refraining to act in certain ways.
The whole of the Buddhist life is a training to purify and free the mind.
For example, if being patient and kind was a pronounced part of your
character in your last life, such tendencies will re-emerge in the present
life. If they are strengthened and developed in the present life, they
will re-emerge even stronger and more pronounced in the future life. This
is based upon the simple and observable fact that long established habits
tend to be difficult to break.
Now, when you are patient
and kind, it tends to happen that you are not so easily ruffled by others,
you don’t hold grudges, people like you and thus your experiences tends
to be happier.
Now, let us take another
example. Let us say that you come into life with a tendency to be patient
and kind due to your mental habits in the past life. But in the present
life, you neglect to strengthen and develop such tendencies. They would
gradually weaken and die out and perhaps be completely absent in the
future life. Patience and kindness being weak in this case, there is a
possibility that in either this life or in the next life, a short temper,
anger and cruelty could grow and develop, bringing with them all the
unpleasant experiences that such attitudes create. We will take one last
example. Let us say that due to your mental habits in the last life, you
came into the present life with the tendency to be short-tempered and
angry, and you realise that such habits only cause you unpleasantness and
so you make an effort to change them. You replace them with positive
emotions. If you are able to eliminate them completely, which is possible
if you make an effort, you become free from the unpleasantness caused by
being short tempered and angry. If you are only able to weaken such
tendencies, they would re-emerge in the next life where with a bit more
effort, they could be eliminated completely and you could be free from
their unpleasant effects.
|
Bạn đã
nói nhiều về tái sinh, nhưng có bằng chứng để biết là chúng ta
tái sinh khi chúng ta qua đời?
ĐÁP: Không những chỉ có chứng cứ khoa học xác
minh cho tín ngưỡng Phật giáo về tái sinh mà còn có lý thuyết về
đời sống sau khi chết và có bằng chứng để hỗ trợ việc này.
Không có một dấu hiệu nào để chứng minh sự hiện hữu của
thiên đàng và cố nhiên chứng cứ hủy diệt vào lúc chết cũng
không có. Tuy nhiên trong suốt 30 năm qua, các nhà nghiên cứu về
tâm đã xem xét một số người có trí nhớ sâu xa về kiếp trước
của họ. Chẳng hạn như ở Anh quốc, một bé gái năm tuổi, nói
rằng em có thể nhớ đến "cha mẹ khác"của em và em nói
chuyện một cách sống động về một đời sống của một người
khác. Các nhà nghiên cứu tâm lý được mời đến và họ hỏi em
hàng trăm câu hỏi và được em trả lời hết tất cả. Em đã nói
về cuộc sống ở một ngôi làng đặc biệt thuộc nước Tây Ban Nha,
em cho biết tên ngôi làng và tên đường phố nơi em sống, tên của
những người láng giềng và nhiều chi tiết khác về cuộc sống hàng
ngày ở đó. Em đã rơi nước mắt khi cho biết em đã bị xe
đụng, bị thương và qua đời hai ngày sau đó . Những chi tiết này
sau đó được kiểm chứng, người ta thấy sự kiện rất chính xác.
Quả thật có một ngôi làng như thế ở Tây Ban Nha với cái tên
mà em bé năm tuổi đã cung cấp. Có ngôi nhà mà theo kiểu em bé
đã mô tả nằm trên con đường mà em bé đã cho biết tên. Người
ta còn tìm ra ngôi nhà của một phụ nữ 23 tuổi đã chết vì tai nạn
xe hơi cách đó năm năm. Làm sao một em bé năm tuổi đang sống ở
Anh quốc, chưa từng đến Tây Ban Nha mà lại biết hết tất cả những
chi tiết ấy? Và tất nhiên, đó không phải là trường hợp duy
nhất về tái sinh. Giáo sư Ian Stevenson thuộc phân khoa tâm lý trường
đại học Virginia, Hoa Kỳ, đã mô tả hàng chục trường hợp tái
sinh trong cuốn sách (1) của ông. Ông Ian Stevenson, một nhà khoa học uy tín với
hơn 25 năm nghiên cứu về những người có trí nhớ về đời sống
quá khứ là một chứng cứ rất vững chắc cho những lời đạo
lý Phật giáo về vấn đề tái sinh.
|
You have talked a lot
about rebirth but is there any proof that we will be reborn when we die?
Not only is there
scientific evidence to support Buddhist belief in rebirth, it is the only
after-life theory that has any evidence to support it. There is not a
scrap of evidence to prove the existence of heaven and of course evidence
of annihilation at death must be lacking. But during the last 30 years
parapsychologists have been studying reports that some people have vivid
memories of their former lives. For example, in England, a 5 year old girl
said she could remember her other mother and father and she talked vividly
about what sounded like the events in the life of another person.
Parapsychologists were called in and asked her hundreds of questions to
which she gave answers. She spoke of living in a particular village, in
what appeared to be Spain. She gave the name of the village, the name of
the street she lived in, her neighbours’ names and details about her
everyday life there. she also tearfully spoke of how she had been struck
by a car and died of her injuries two days later. When these details were
checked, they were found to be accurate. There was a village in Spain with
the name the child had given. There was a house of the type she had
described in the street she had named. What is more, it was found that a
23 year old woman living in the house had been killed in a car accident
five years before.
Now how is it possible for
a five year old living in England who had never been to Spain to know all
these details? And of course, this is not the only case of this type.
Professor Ian Stevenson of the University of Virginia’s Department of
Psychology has described dozens of cases of this type in his books. He is
an accredited scientist whose 25 year study of people who remember former
lives is very strong evidence for the Buddhist teaching of rebirth.
|
HỎI: Một số người cho rằng khả năng nhớ về kiếp
trước là công việc của ma quỷ?
ĐÁP: Bạn không thể đơn giản bỏ qua những gì không
phù hợp với đức tin của mình như chuyện của ma quỷ.
Nếu bạn muốn phản bác điều đó, bạn phải dung lý lẽ hợp lý để hỗ trợ tư
tưởng khi đưa ra những dữ kiện khó - vấn đề ma quỹ không phải không hợp lý
và mê tín
|
Some people might say that the so-called ability to remember former lives
is the work of devils
You simply cannot dismiss everything that doesn’t fit into your
belief as being the work of devils. When cold, hard facts are produced to
support an idea, you must use rational and logical arguments if you wish
to counter them - not irrational and superstitious talk about devils.
|
HỎI: Bạn nói
bàn thảo về ma quỷ là mê tín, còn nói về tái sinh không phải là
mê tín sao?
ĐÁP: Từ điển định nghĩa từ "mê tín"là
"một niềm tin không được
đặt trên sự kiện hay trên lý trí mà chỉ là sự kết hợp của
các ý tưởng, như là phép lạ". Nếu
bạn có thể chỉ rõ cho tôi thấy từ một cuộc nghiên cứu thận
trọng về sự hiện hữu của ma quỷ được một nhà khoa học ghi
chép thì tôi sẽ thừa nhận rằng tin vào ma quỷ không là mê tín.
Nhưng tôi chưa bao giờ nghe thấy bất cứ một cuộc nghiên cứu nào
về ma quỷ cả, đơn giản là các nhà khoa học không bận tâm nghiên
cứu những việc như vậy. Vì thế tôi xin nói không có bằng chứng
nào cả về sự hiện hữu của ma quỷ. Tuy nhiên như chúng ta được
biết, đã có chứng cứ xem như ủng hộ cho thuyết tái sinh . Vì vậy,
nếu tin tưởng có việc tái sinh ít ra nó cũng căn cứ trên vài
dữ kiện, nên không thể xem là mê tín được.
|
You say that talk about
devils is superstitious. Isn't talk about rebirth a bit superstitious too?
The dictionary defines
superstition as a belief which is not based on reason or fact but on an
association of ideas, as in magic. If you can show me a careful study of
the existence of devils written by a scientist I will concede that belief
in devils is not superstition. But I have never heard of any research into
devils; scientists simply wouldn’t bother to study such things, so I say
there is no evidence for the existence of devils. But as we have just
seen, there is evidence which seems to suggest that rebirth does take
place. So if belief in rebirth is based on at least some facts, it cannot
be a superstition.
|
Thôi
được, vậy đã có nhà khoa học nào tin vào thuyết tái sinh không?
Có, ông Thomas Huxley, người có công đưa khoa
học vào hệ thống giáo dục của Anh ở thế kỷ thứ 19 và là nhà
khoa học đầu tiên bảo vệ luận thuyết của Darwin, ông tin rằng tái
sinh là một khái niệm hợp lý. Trong cuốn sách nổi tiếng "Sự Tiến Hóa, Đạo Đức học và những bài luận khác", ông nói:
Trong học
thuyết luân hồi, bất kể nguồn gốc nó là gì, theo sự nghiên cứu
Phật giáo và Bà La Môn giáo, đã cung cấp những dữ kiện để
chứng minh hợp lý về hoạt động của vũ trụ đến con người....
Tuy lý lẽ này không đáng tin hơn những lý thuyết khác và
không ai ngoài những người suy nghĩ vội vàng sẽ phản bác vì cho
đó là chuyện vô lý . Giống như học thuyết tiến hóa, thuyết tái
sinh có nguồn gốc từ thế giới hiện thực; và điều đó có thể
xác thực như là một lý luận mạnh mẽ có đủ khả năng đáp
ứng.
Thêm nữa, Giáo sư Gustal Stromberg, một nhà thiên văn học và vật lý học, người Thụy Điển và là bạn thân của nhà khoa học Einstein cũng tìm thấy khái niệm về tái sinh:
Có
nhiều quan niệm khác nhau về linh hồn con người hoặc có thể tái sinh
trên đời hay không. Vào năm 1936, một trường hợp thú vị đã
được những viên chức của chính phủ Ấn Độ kiểm tra và được
báo cáo lại. Một bé gái (tên Shanti Devi ở Delhi) có thể mô tả
chính xác về đời sống trước đây của em (ở Muttra cách Delhi
khoảng năm trăm dặm). Em đã qua đời tại nơi đó rồi tái sinh lần
thứ hai. Em cho biết tên của người chồng, người con và mô tả
ngôi nhà cũng như lai lịch về cuộc đời em. Một ủy ban điều tra
đã đưa em đến thăm người thân trong kiếp trước để xác minh
lại lời trình bày của em. Trong số những người tái sinh ở
Ấn Độ được xem như chuyện bình thường, nhưng trong trường hợp
này đã làm cho người ta ngạc nhiên vì bé gái này đã nhớ rất
nhiều về những sự kiện đã qua. Trường hợp này và còn nhiều
chuyện tương tự khác có thể thêm vào bằng chứng cho học thuyết
ký ức không thể hủy diệt.
Giáo sư Julian Huxley, một khoa học gia
nổi tiếng người Anh, là tổng giám đốc tổ chức UNESCO (2) tin rằng tái sinh hoàn toàn phù hợp với quan điểm của khoa học:
Không
có gì ngăn cản sự thường còn của một linh hồn cá nhân sau khi
chết giống như một thông điệp vô tuyến được truyền đi trong một
hệ thống truyền thông đặc biệt. Nhưng phải nhớ rằng thông điệp
chỉ trở thành một thông điệp khi nó tiếp xúc với một cơ cấu
phù hợp mới ở nơi nhận . Vì thế với sự phát ra linh hồn của ta
có thể cũng như thế. Việc này không bao giờ cảm nhận hay nghĩ
đến trừ khi được "hiện thân"trong một vài trường
hợp. Nhân cách của ta dựa vào thân xác mà có nên không thể
nghĩ rằng sự sống còn sẽ là những cảm giác thuần túy mà không
cần có thân xác. Tôi có thể nghĩ rằng linh hồn được thoát ra
chịu đựng sự liên hệ giữa nam và nữ như bức thông điệp
truyền đi tới máy thu thanh. Nhưng trong trường hợp đó "cái
chết"hãy còn xa để có thể thấy được, như không có gì
nhưng sự rối loạn của những mô thức khác lang thang trong khắp vũ
trụ đến khi
họ
trở lại với thực tại của ý thức để
tiếp xúc với sự vận hành như bộ máy thu của tâm thức.
Ngay cả những người thực tế hiện nay như nhà công nghiệp Mỹ, Henry Ford đã chấp nhận quan niệm về tái sinh. Ông Ford bị thuyết tái sinh lôi cuốn vì nó không giống như quan niệm hữu thần hay thuyết duy vật, tái sinh cho bạn thêm cơ hội thứ hai để tự thăng hoa chính mình. Ông Henry Ford nói:
Tôi
chấp nhận thuyết tái sinh lúc tôi hai mươi sáu tuổi.Tôn giáo không
giúp tôi được gì cả. Ngay cả công việc cũng không làm tôi hài
lòng. Công việc sẽ trở nên vô vị nếu chúng ta không thể dùng
kinh nghiệm được tích lũy trong đời này cho đời sau. Khi tôi khám
phá thuyết tái sinh dường như tôi đã tìm thấy một kế hoạch phổ
quát. Tôi thấy mình có cơ hội để thực hiện những dự án của
mình. Thời gian không còn giới hạn nữa. Tôi không còn lệ thuộc
vào thời gian nữa.... Thiên tài là kinh nghiệm. Dường như có
người nghĩ đó là thiên phú hay tài năng, nhưng nó chỉ là kết
quả của kinh nghiệm dài lâu từ nhiều kiếp. Linh hồn của vài
người già hơn những người khác, nên họ hiểu biết nhiều hơn....
Việc khám phá ra thuyết tái sinh làm cho tôi yên tâm ... Nếu bạn
gìn giữ bản ghi chép cuộc đàm thoại này, hãy viết nó ra để làm
cho tâm trí mọi người được thoải mái. Tôi muốn truyền đạt
tới mọi người sự an lạc mà tầm nhìn lâu dài của cuộc sống
đã trao cho chúng ta.
Như vậy giáo lý Phật giáo về tái
sinh có chứng cớ khoa học hỗ trợ. Thuyết này trước sau đều
hợp lý và nó đủ giải tỏa những nghi vấn mà các thuyết hữu
thần và duy vật không làm được. Ngoài ra thuyết tái sinh cũng an
ủi ta. Có gì tệ hơn một học thuyết sinh tồn mà không cho bạn
có cơ hội thứ hai, không có cơ hội để sửa chữa những sai lầm
bạn làm trong kiếp này và không có thời gian để phát triển năng
khiếu và kỷ năng nhiều hơn mà bạn đã được giáo dục trong
đời này. Nhưng theo Đức Phật, nếu bạn không chứng đắc Niết
bàn trong kiếp này, thì bạn sẽ có cơ may cố gắng ở kiếp sau. Nếu
bạn phạm sai lầm trong đời này thì bạn có thể sửa chữa trong
đời sau. Bạn có thể sẽ thành thật xem lại những sai lầm của
mình. Điều bạn không thể làm hay đạt được trong kiếp này thì có
thể hoàn tất trong đời kế tiếp. Thật là một giáo lý tuyệt
vời.
|
Well, have there ever been
any scientists who believe in rebirth?
Yes. Thomas Huxley, who
was responsible for having science introduced into the 19th century
British school system and who was the first scientist to defend Darwin’s
theories, believed that reincarnation was a very plausible idea. In his
famous book "Evolution and Ethics and other Essays", he says:
"In the doctrine
of transmigration, whatever its origin, Brahmanical and Buddhist
speculation found, ready to hand, the means of constructing a plausible
vindication of the ways of the Cosmos to man....yet this plea of
justification is not less plausible than others; and none but very hasty
thinkers will reject it on the ground of inherent absurdity. Like the
doctrine of evolution itself, that of transmigration has its roots in the
world of reality; and it may claim such support as the great argument from
analogy is capable of supplying".
Then, Professor Gust
Stromberg, the famous Swedish astronomer, physicist and friend of Einstein
also found the idea of rebirth appealing:
"Opinions differ
whether human souls can be reincarnated on the earth or not. In 1936 a
very interesting case was thoroughly investigated and reported by the
government authorities in India. A girl (Shanti Devi from Deli) could
accurately describe her previous life (at Muttra, five hundred miles from
Deli) which ended about a year before her 'second birth'. She gave the
name of her husband and child and described her home and life history. The
investigating commission brought her to her former relatives, who verified
all her statements. Among the people of India reincarnations are regarded
as commonplace; the astonishing thing for them in this case was the great
number of facts the girl remembered. This and similar cases can be
regarded as additional evidence for the theory of the indestructibility of
memory".
Professor Julian Huxley,
the distinguished British scientist who was Director General of UNESCO
believed that rebirth was quite in harmony with scientific thinking:
"There is nothing
against a permanently surviving spirit-individuality being in some way
given off at death, as a definite wireless message is given off by a
sending apparatus working in a particular ways. But it must be remembered
that the wireless message only becomes a message again when it comes in
contact with a new, material structure - the receiver. So with our
possible spirit-emanation. It would never think or feel unless again
"embodied"in some way. our personalities are so based on body
that it is really impossible to think of survival which would be in any
true sense personal without a body of sorts. I can think of something
being given off which could bear the same relation to men and women as a
wireless message to the transmitting apparatus for mind".
Even very practical and
down-to-earth people like the American industrialist Henry Ford found the
idea of rebirth acceptable. Ford was attracted to the idea of rebirth
because, unlike the theistic idea or the materialistic idea, rebirth gives
you a second chance to develop yourself. Henry Ford says:
"I adopted the
theory of Reincarnation when I was twenty six. Religion offered nothing to
the point. Even work could not give me complete satisfaction. Work is
futile if we cannot utilise the experience we collect in one life in the
next. When I discovered Reincarnation it was as if I had found a universal
plan I realised that there was a chance to work out my ideas. Time was no
longer limited. I was no longer a slave to the hands of the clock. Genius
is experience. Some seem to think that it is a gift or talent, but it is
the fruit of long experience in many lives. Some are older souls than
others, and so they know more. The discovery of Reincarnation put my mind
at ease. If you preserve a record of this conversation, write it so that
it puts men’s minds at ease. I would like to communicate to others the
calmness that the long view of life gives to us".
So the Buddhist teachings
of rebirth does have some scientific evidence to support it. It is
logically consistent and it goes a long way in answering questions what
the theistic and the materialistic theories fail to . It is also very
comforting. What can be worse than a theory of life that gives you no
second chance, no opportunity to amend the mistakes you have made in this
life and no time to further develop the skills and abilities you have
nurtured in this life. But according to the Buddha, if you fail to attain
Nirvana in this life, you will have the opportunity to try again next
time. If you have made mistakes in this life, you will be able to correct
yourself in the next life. You will truly be able to learn from your
mistakes. Things you were unable to do or achieve in this life may well
become possible in the next life. What a wonderful teaching!
|