Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Những hình thức Sanh và Tử
"Mãi
mãi hạng thiển trí tìm đi tái sanh,
Mãi mãi sanh đến, rồi tử đến,
Mãi mãi người khác đưa ta đến mồ."
Tạp
A Hàm
---o0o---
Pháp
Thập Nhị Nhân Duyên dùng những danh từ kỹ thuật tế nhị
để diễn tả tiến trình sanh tử và dạy rằng hiện tượng
chết phát sanh do một trong bốn nguyên nhân sau đây:
1. Sự kiệt lực của Nghiệp Tái
Tạo (kammakkhaya)
Người
Phật tử tin rằng thông thường, các tư tưởng, tác ý, hay
ý muốn thật mạnh lúc sinh tiền, sẽ hồi sinh với một năng
lục mạnh mẽ trong giờ phút lâm chung. Chính tư tưởng cuối
cùng ấy tạo điều kiện cho sự tái sanh sắp đến. Khi năng
lực của Nghiệp Tái Tạo (janaka) đã kiệt thì những sinh
hoạt của cơ thể mà luồng sinh lực nằm trong đó cũng
chấm dứt. Có khi chấm dứt sớm hơn tuổi thọ thông thường
trong cảnh giới ấy. Trong trường hợp nầy thường xuyên
xảy đến cho chúng sanh trong cảnh khổ (apaya) nhưng cũng có
thể xảy ra trong những cảnh giới khác.
2. Hết tuổi thọ (ayukkhaya)
Tuổi
thọ có thể dài hay ngắn tùy vào cảnh giới. Những cái
chết tự nhiên như chết già, chết vì hết tuổi thọ,
thuộc về loại nầy.
Có
những cảnh giới trong ấy kiếp sống dài hơn ở những
cảnh khác. Trong cảnh giới của mình, nếu tuổi thọ đã đến
mức tối đa, kiếp đã mãn, thì dầu nghiệp lực còn mạnh cũng
phải chết. Tuy nhiên, nếu năng lực của Nghiệp Tái Tạo
thật mạnh, nghiệp lực có thể tự hồi sanh, tạo "Sắc"
mới trong cảnh giới ấy hay trong một cảnh giới cao hơn, như
trường hợp chư Thiên.
3. Nghiệp Tái Tạo và tuổi thọ
đồng thời chấm dứt cùng một lúc (ubhayakkhaya).
4. Một nghiệp lực ngược chiều,
thật mạnh, ngăn chận, làm bế tắc thình lình luồng trôi
chảy của Nghiệp Tái Tạo (upacchedaka kamma).
Những cái
chết đột ngột, bất đắc kỳ tử, và những trường hợp
yểu tử đều do nhân nầy.
Một năng
lực thật mạnh có thể đổi chiều hướng một mũi tên bay,
hay ngăn chặn lằn bay, làm cho mũi tên rơi xuống đất. Cũng
dường thế ấy, một nghiệp lực thật mạnh trong quá khứ có
thể đánh tan tiến trình tư tưởng cuối cùng và tiêu diệt
kiếp sống tâm linh của một chúng sanh. Cái chết của
Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) là do nghiệp tiêu diệt mà ông đã
tạo.
Ba trường hợp đầu tiên được
gọi chung là "chết đúng thì" (kala marana). Trường
hợp thứ tư là "chết không đúng thì" (akala marana).
Như ngọn đèn dầu có thể tắt vì
bốn nguyên nhân:
1. Tim lụn.
2. Dầu cạn.
3. Tim lụn và dầu cạn cùng lúc, và
4. Những nguyên nhân khác từ bên ngoài như một cơn gió
mạnh thổi qua.
Theo Phật Giáo cũng có bốn lối sanh
là:
1. Noãn sanh (andaja), sanh
từ trong trứng.
2. Bào sanh (jalabuja), sanh từ trong bào thai.
3. Thấp sanh (samsedaja), sanh từ chổ ẩm thấp.
4. Hóa sanh (opapatika), đột nhiên sanh ra.
Tất cả chúng sanh đều được sanh
ra theo một trong bốn lối ấy.
Chim và những loài bò sát có trứng
thuộc loại noãn sanh. Người, một vài cảnh Trời trên quả
địa cầu, và loài thú thuộc loại thai sanh, hay bào sanh. Có
những mầm giống được sanh ra và trưởng thành từ nơi ẩm
thấp, như vài loại côn trùng, thuộc loại thấp sanh. Những
chúng sanh thuộc loại hóa sanh thường là vô hình đối với
con người, tức mắt người không thể thấy. Do nghiệp quá
khứ, các chúng sanh ấy bỗng nhiên xuất hiện, khởi phải
qua một giai đoạn phôi thai nào. Ngạ quỉ (peta), chư Thiên (deva),
và chư Phạm Thiên (Brahma) đều thuộc loài hóa sanh.
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Nguồn: www.quangduc.com